Bài giảng Phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình - Nguyễn Thị Thu Hảo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
----------
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hảo
Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2015
LỜI MỞ ĐẦU
Phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình là môn học trong
chương trình đào tạo sinh viên hệ cao đẳng chính qui ngành Sư phạm mầm non. Nội
dung môn học gồm có hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong phần lý thuyết, sinh
viên phải tìm hiểu những đặc điểm chung về hoạt động tạo hình trong trường mầm non,
các dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non và phương pháp hướng dẫn các
dạng hoạt động tạo hình đó cho trẻ. Trong phần thực hành môn học (thực hành tập
giảng), sinh viên phải thực hành các nội dung lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn các dạng
hoạt động tạo hình cho trẻ. Bài giảng này giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tìm
hiểu các nội dung về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ.
2
MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Về phẩm chất
- Yêu nghề, yêu trẻ, quan tâm tất cả trẻ, chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ
trong quá trình tạo hình.
- Có tinh thần học hỏi, trau dồi những phẩm chất và năng lực tổ chức hoạt động
tạo hình để thích ứng với sự đổi mới của môn học.
- Yêu thích các hoạt động tạo hình của trẻ, tích cực sáng tạo, ham hiểu biết, áp dụng
những phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tạo hình cho trẻ mầm non.
- Nhận định được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ.
2. Về năng lực
- Có khả năng hiểu về nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.
Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình.
- Có khả năng hiểu nội dung tri thức khoa học về đặc điểm phát triển năng lực
tạo hình của trẻ mầm non, kiến thức khoa học về phương pháp tổ chức hướng dẫn các
dạng hoạt động tạo hình trong trường mầm non.
- Có khả năng đọc và tìm kiếm các thông tin cần thiết về mức độ phát triển khả
năng tạo hình của trẻ, thông tin về hình thức tổ chức hoạt động tạo hình .
- Có khả năng lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn trẻ phân tích các tác phẩm nghệ
thuật tạo hình.
- Có khả năng vận dụng được các phương pháp, hình thức đã học vào việc tổ
chức hoạt động tạo hình và các tiết thực hành.
- Có khả năng phân tích đánh giá được tiết dạy của mình, của bạn.
- Có khả năng lập được kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp với trẻ
từng độ tuổi.
- Có khả năng thiết kế môi trường hoạt động tạo hình và duy trì hứng thú tạo
hình bền vững.
- Có khả năng giao tiếp phối hợp với phụ huynh để tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ tại gia đình
3
Chương 1
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
CỦA TRẺ MẦM NON
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất hoạt động tạo hình
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề
Hoạt động tạo hình (HĐTH) ở trường mầm non được xem là một hoạt động
nghệ thuật, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói chung và tính sáng tạo nói
riêng thông qua việc trẻ tái hiện lại những nhận thức của mình trong cuộc sống.
Chính vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm HĐTH của trẻ mầm non (MN) để đưa ra các
hình thức, các phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi, nhằm
phát triển tối đa HĐTH của trẻ là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết cho những
người làm công tác giáo dục mầm non, cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non.
1.1.2. Nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non
1.1.2.1. Nguồn gốc
- Trẻ em phải hoạt động để hoàn thiện và phát triển về thể chất và nhận thức.
Một trong những hoạt động thường thấy ở trẻ là vẽ, nặn, xé, cắt dán… Hoạt động tạo
hình là một trong những nhu cầu không thể thiếu của trẻ và trẻ hoạt động rất tự nhiên
không hề bị thúc ép từ bên ngoài.
- HĐTH của trẻ ở độ tuổi mầm non là quá trình trẻ miêu tả, phản ánh những gì
trẻ biết, trẻ nhìn thấy, trẻ cảm nhận từ cuộc sống xung quanh. Như vậy HĐTH của trẻ
là một hoạt động có nguồn gốc từ xã hội.
1.2.1.2. Bản chất
- Bản chất HĐTH là một khía cạnh của sự phát triển tâm lí của trẻ em.
- Hiểu theo nghĩa rộng, HĐTH của trẻ được xem là một quá trình lĩnh hội các
kinh nghiệm lịch sử xã hội.
Ví dụ: Trẻ học cách sử dụng các loại vật liệu tạo hình, cách thể hiện các vật trẻ
quan sát qua các hình thức tạo hình.
4
- Xét theo phạm vi hẹp, trong các hoạt động của trẻ mầm non, HĐTH được coi
là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nghĩa là nó diễn ra thông qua sự lĩnh hội và tái
hiện vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh.
Ví dụ: Trẻ tái hiện lại vẻ đẹp của các sự vật qua các mảng màu, qua đường nét
và cách thể hiện bố cục…
- Trẻ em quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh bằng mắt và đối với trẻ mọi
sự vật hiện tượng đều rất mới lạ, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Trẻ xuất hiện nhu cầu tìm
hiểu khám phá và nhu cầu tạo hình.
- Trẻ em có tay để cầm nắm và trẻ hoạt động liên tục (cầm nắm, vứt…) đây là
hoạt động rất cần thiết bởi vì:
+ Phát triển thị giác cho trẻ
+ Nâng cao nhận thức về sự vật và hiện tượng trong cuộc sống mà hàng ngày
chúng được tiếp xúc.
+ Tạo điều kiện cho cơ bắp, khớp hoàn thiện và phát triển
+ Giúp trẻ tự làm ra sản phẩm đa dạng
Như vậy, hoạt động tạo hình đòi hỏi trẻ phải có sự thống nhất của 3 quá trình, tự
giác, cảm giác, tưởng tượng sáng tạo. Vì vậy, khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình
phải có những rung động, hứng thú say mê, tìm hiểu để tìm ra những cái đẹp, ghi nhớ,
tưởng tượng và tái tạo lại.
1.2. Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ MN
1.2. 1. Hình thành và phát triển động cơ tạo hình
- Để hình thành và phát triển động cơ tạo hình của trẻ, trước hết cần hình thành
ở trẻ hứng thú, cảm xúc được chơi và khám phá các loại vật liệu, các thao tác thử
nghiệm.
- Hình thành khả năng xác định mục đích của hoạt động tạo hình
Ví dụ: Trẻ biết xác định trước là mình sẽ tạo hình cái gì.
5
1.2.2. Hình thành và phát triển các biểu tượng tạo hình
- Hình thành và phát triển khả năng tri giác: nhận biết, phân biệt được các sự vật
hiện tượng so sánh với chuẩn cảm giác về hình dạng, màu sắc, độ lớn…
- Hình thành và phát triển tri giác xúc cảm thẩm mĩ, tức là hình thành khả năng
nhận ra vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng dựa vào hình dáng, đường nét.
- Hình thành và phát triển trí tưởng tượng ngay trong quá trình tri giác
1.2.3. Hình thành và phát triển khả năng tạo hình
- Dạy trẻ biết dự tính trước về đối tượng tạo hình: suy nghĩ nội dung, phương
thức thể hiện.
- Dạy trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản để trẻ có thể thể hiện được các ý tưởng tạo
hình của bản thân.
Câu hỏi ôn tập chương
1. Trình bày nguồn gốc và bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.
2. Phân tích nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
3. Theo bạn, làm thế nào để hình thành và phát triển động cơ tạo hình cho trẻ mầm
non?
4. Phân tích nhiệm vụ hình thành và phát triển các biểu tượng tạo hình, từ đó phát
triển khả năng tạo hình cho trẻ.
6
Chương 2: TỔ CHỨC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM
NGHỆ THUẬT
2.1. Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em
2.1.1. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình
Tác phẩm nghệ thuật tạo hình bao gồm:
- Tranh các thể loại: Tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh tĩnh vật, tranh chân
dung, tranh các con vật, tranh dân gian.
+ Tranh được vẽ trên mặt phẳng bằng nhiều chất liệu và kỹ thuật khác nhau. Dưới
mỗi tác phẩm bao giờ cũng ghi tên tác giả, tên tác phẩm, thời gian hoàn thành, chất liệu
và kỹ thuật thể hiện.
Ví dụ: Tô Ngọc Vân, Thiếu nữ bên hoa huệ, Tranh sơn dầu, 1943.
- Tượng và phù điêu.
- Các công trình kiến trúc.
- Sản phẩm mỹ thuật ứng dụng: sản phẩm mây tre đan…
2.1.2. Vai trò của tác phẩm tạo hình đối với đời sống con người
Con người không chỉ làm đẹp bản thân mà còn có nhu cầu thưởng thức cái đẹp,
thể hiện ở việc sửa sang nhà cửa gọn gàng, đẹp đẽ, dùng những vật đẹp để trang trí nơi
ở, nơi làm việc.
Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phản ánh sinh động cuộc sống xã hội. Đó là
hình ảnh con người và mọi hoạt động như lao động, học tập, lao động, vui chơi, chiến
đấu… Con vật và các sự vật. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình là hình ảnh thu nhỏ của
thiên nhiên, cuộc sống và sinh hoạt muôn màu của xã hội, chính vì vậy chúng là món
ăn tinh thần không thể thiếu của con người, chúng gắn bó với con người, thỏa mãn nhu
cầu thưởng thức cái đẹp, làm đẹp và giải trí của con người.
2.1.3. Vai trò của tác phẩm nghệ thuật tạo hình trong giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non còn có hoạt động tổ chức cho trẻ xem và
tập nhận xét các tác phẩm tranh, tượng, các tác phẩm nghệ thuật với mục đích:
7
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp nhận thêm kiến thức và kỹ năng tạo hình ở các tác
phẩm, đó là:
+ Giúp trẻ làm quen với cách sắp xếp hình ảnh, họa tiết
+ Cách tạo hình (vẽ, nặn, xé dán)
+ Cách tô màu
- Bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái đẹp về hình dáng, màu sắc. Bồi dưỡng tình
cảm thẩm mỹ thông qua nhận biết cái đẹp ở các hình ảnh, màu sắc của tác phẩm từ đó
góp phần giáo dục trẻ yêu đất nước, con người, có trách nhiệm với cái đẹp…
2.2. Yêu cầu cơ bản về tác phẩm nghệ thuật tạo hình cho trẻ
2.2.1. Tính thẩm mỹ
- Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phải đẹp, thể hiện ở việc sắp xếp các hình
ảnh chính phụ rõ ràng.
- Các hình ảnh phải tiêu biểu, gần gũi với trẻ
- Màu sắc tươi sáng, đậm nhạt phù hợp với nội dung
Ví dụ: Tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh truyện, lễ hội, chân dung…
2.2.2. Nội dung tác phẩm
- Gần gũi, dễ hiểu, có tính giáo dục
2.2.3. Hình thức diễn tả
- Hình thức diễn tả rõ ràng, dễ hiểu ở các hình ảnh và màu sắc. Kích cỡ vừa tầm
nhìn của trẻ.
- Nếu tác phẩm có kích cỡ nhỏ nên tổ chức cho nhóm quan sát, nên sưu tầm với
số lượng nhiều để trẻ quan sát.
2.2.4. Nhận xét tác phẩm nghệ thuật tạo hình cho trẻ mầm non
- Giáo viên giới thiệu tranh, tượng, thủ công mỹ nghệ của họa sỹ, nghệ nhân,
các sản phẩm của trẻ mẫu giáo, gợi ý cho trẻ quan sát và nhận xét qua các câu hỏi,
nhằm mục đích:
+ Nâng cao khả năng quan sát, nhận xét
8
+ Trẻ quan sát, nhận xét theo gợi ý của giáo viên ( hình ảnh trong tranh, cách sắp
xếp hình ảnh, màu sắc)
Ví dụ: Giáo viên cho trẻ quan sát tranh và đặt câu hỏi về tên tác phẩm, các hình
ảnh trong tranh, các hình ảnh chính hình ảnh phụ, màu sắc nào có trong tranh... Trẻ suy
nghĩ và trả lời theo cảm nhận riêng. Giáo viên dựa vào nhận xét của trẻ để bổ sung làm
cho nội dung thêm phong phú.
+ Nhận xét tác phẩm nghệ thuật tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, cách
diễn đạt…
2.3. Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo hình
2.3.1. Phương pháp trình bày tác phẩm
Khi đã có nội dung, giáo viên cần chú ý cách trình bày tác phẩm để bài dạy có
hiệu quả.
- Đối với tranh, ảnh: Cần chọn nền phù hợp với tranh. Nếu tranh nhỏ cần dán nền
để thống nhất khuôn khổ với các tranh có kích cỡ lớn hơn.
- Vị trí của tranh: Treo, dán trên bảng lớp hoặc xung quanh lớp học sao cho phù
hợp với nội dung và trình tự bài dạy. Giáo viên cần quan tâm đến tầm nhìn của trẻ.
- Đối với tượng: Đặt ở vị trí thích hợp có ánh sáng, cao – thấp, xa – gần. Nếu là
tượng, đồ mĩ nghệ nhỏ nên đặt ở giữa lớp trẻ đứng hoặc ngồi xung quanh để quan sát.
2.3.2. Các hình thức cho trẻ xem tác phẩm nghệ thuật
Tùy theo nội dung bài dạy mà giáo viên có các cách tổ chức dạy – học khác nhau:
- Dạy – học trong lớp (như tiết học)
- Dạy học trong lớp theo nhóm
- Dạy học ở ngoài sân trường
2.4. Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm tạo hình
- Cần nắm vững mục đích của loại bài dạy để có thể tổ chức cho trẻ quan sát
hợp lí.
- Để trẻ có thể quan sát tác phẩm hiệu quả và giúp hình thành kiến thức về tạo
hình, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đó là:
9
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp dùng lời
+ Phương pháp chỉ dẫn trực quan
- Thực hiện nhiệm vụ một cách mềm dẻo, có thể tiến hành như sau:
+ Ổn định – Tạo hứng thú
+ Cho trẻ quan sát tranh
+ Đặt câu hỏi cho trẻ trong quá trình quan sát
+ Tên tác phẩm?
+ Các hình ảnh trong tranh?
+ Các hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
+ Màu sắc nào có trong tranh
Ngoài tổ chức chung cho cả lớp, giáo viên có thể tổ chức cho từng nhóm. Nên
khuyến khích trẻ tự nêu nhận xét của mình trong suốt quá trình quan sát.
Câu hỏi ôn tập chương 2
1. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình cho trẻ mầm non là gì? Phân tích vai trò của tác phẩm
tạo hình đối với trẻ.
2. Trình bày yêu cầu cơ bản về tác phẩm nghệ thuật tạo hình cho trẻ.
3. Hãy lựa chọn một tác phẩm nghệ thuật tạo hình và trình bày cách tổ chức cho trẻ
nhận xét tranh.
4. Bài tập thảo luận: Mỗi tổ sưu tầm một bức tranh và trình bày cách tổ chức cho trẻ
phân tích tranh. Cả lớp thảo luận sau kết quả trình bày của tổ.
10
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA
TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON
3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ vàý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển
của trẻ lứa tuổi mầm non
3.1.1. Mục tiêu tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ mầm non
- Phát triển tính độc lập và năng lực sáng tạo của trẻ: cho trẻ tự tạo ra những sản
phẩm trong các hoạt động vẽ, nặn, thủ công.
- Phát triển khả năng cảm nhận thẩm mỹ cho trẻ. Trẻ mầm non dễ bị lôi cuốn bởi
những khung cảnh hay những bức tranh đẹp. HĐTH của trẻ được tổ chức nhằm phát
triển trí tưởng tượng và khả năng cảm nhận thẩm mỹ của trẻ về thế giới xung quanh,
nghĩa là phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự
nhiên và trong cuộc sống.
→ Mục tiêu tổ chức hoạt động tạo hình là tạo điều kiện phát triển nhân cách trẻ
nói chung và tính sáng tạo nói riêng, đồng thời phát triển khả năng cảm nhận thẩm mỹ
của trẻ trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
3.1.2. Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn HĐTH cho trẻ mầm non
- Hình thành và phát triển động cơ HĐTH của trẻ.
+ Hình thành ở trẻ hứng thú, cảm xúc được chơi và khám phá các loại vật liệu các
thao tác thử nghiệm.
+ Hình thành khả năng xác định mục đích của HĐTH.
- Hình thành và phát triển các biểu tượng tạo hình.
+ Hình thành và phát triển khả năng tri giác: nhận biết, phân biệt được các sự vật
hiện tượng, so sánh với chuẩn cảm giác về hình dạng, màu sắc, độ lớn…
+ Hình thành và phát triển tri giác cảm xúc thẩm mỹ, tức là hình thành và phát
triển ở trẻ khả năng nhận ra vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng dựa vào hình dáng, đường
nét.
+ Hình thành và phát triển trí tưởng tượng ngay trong quá trình tri giác.
- Hình thành và phát triển khả năng tạo hình của trẻ
11
+ Dạy trẻ biết dự tính trước về đối tượng tạo hình: suy nghĩ nội dung, phương
thức thể hiện.
+ Giúp trẻ dần làm chủ các cách thức tạo hình. Hình thành và phát triển hệ thống
các kỹ năng tạo hình.
+ Từng bước hướng dẫn các phương tiện thể hiện khác nhau: đường nét, hình
dáng, màu sắc, bố cục…
- Hình thành và phát triển khả năng tự kiểm tra cách thức tạo hình và nhận xét kết
quả thu được.
3.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ mầm non
3.1.3.1. Hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ
- Trong quá trình tạo hình trẻ nhận thức được tính chất, công dụng của các loại vật
liệu tạo hình.
Ví dụ: Trẻ hiểu bút chì dùng để vẽ, bút màu để tô màu....
- Để tạo hình, trẻ phải huy động tất cả các giác quan, sự chú ý, ghi nhớ, tưởng
tượng, các thao tác tư duy, ngôn ngữ để nhận biết đặc điểm đặc trưng của vật. Tạo hình
làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu tìm tòi, khám phá nhờ đó mà các năng lực hoạt động trí tuệ,
các quá trình tâm lí được phát triển.
3.1.3.2. Hoạt động tạo hình đối với phát triển tình cảm đạo đức
- Trong quá trình HĐTH, tình cảm đạo đức của trẻ được phát triển. Trẻ thể hiện
cảm xúc của mình đối với các sự vạt hiện tượng xung quanh, trẻ thể hiện sự quan tâm
lo lắng đến những người xung quanh…
- Hoạt động tạo hình giúp trẻ khắc họa thêm những cảm xúc về thiên nhiên, về đất
nước.
+ Ví dụ: Qua tạo hình vẽ về các cảnh đẹp của quê hương, trẻ hiểu hơn về quê
hương, đất nước thêm yêu quê hương mình.
- Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có hành vi ứng xử đúng đắn với bản
thân, với mọi người. Trẻ biết phân công công việc, biết chú ý lắng nghe, biết chia sẻ và
12
thống nhất ý kiến với các bạn. Những thái độ, hành vi, cách cư xử không đúng của trẻ
sẽ được uốn nắn kịp thời.
- Tính kiên nhẫn được hình thành và phát triển
- Trẻ biết nhận xét, đánh giá khách quan sản phẩm của mình và của bạn. Biết quí
trọng sản phẩm của người lao động.
3.1.3.3. Hoạt động tạo hình với sự phát triển tình cảm thẩm mỹ
- HĐTH ảnh hưởng đối với sự phát triển năng lực nhận thức cảm giác, tri giác là
điều kiện của hoạt động thẩm mỹ.
- Trong quá trình tích lũy biểu tượng của SVHT trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái
đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên và trong các tác phẩm nghệ thuật.
- Phát triển thị hiếu thẩm mỹ ở trẻ.
- Hình thành ở trẻ xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và mong muốn tái tạo lại tình cảm
của mình.
3.1.3.4. HĐTH đối với sự phát triển thể chất
- Tạo cho trẻ tâm thế sảng khoái trong học tập.
- Phát triển cơ bàn tay, ngón tay và cổ tay và vận động của tay.
3.1.3.5. Vai trò của HĐTH đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông
- HĐTH giúp cho trẻ hình thành yếu tố của hoạt động học tập như: thói quen và
nhu cầu học tập, nề nếp, tư thế ngồi ngay ngắn, biết chú ý lắng nghe và làm theo yêu
cầu của giáo viên, cách cầm bút …
- Hình thành cho trẻ tích cực chủ động trong học tập và khả năng sáng tạo trong
công việc. Bồi dưỡng cho trẻ tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng, tâm lí tự tin
trước khi đến trường phổ thông.
3.2. Đặc điểm phát triển HĐTH của trẻ mầm non
3.2.1. Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ mầm non
3.2.1. 1. Giai đoạn tiền tạo hình
- Giai đoạn này trẻ hành động với đồ vật, rất hứng thú với việc cầm bút vẽ những
nét vẽ không định hình trên giấy, tháo lắp đồ vật xếp cạnh, xếp chồng lên nhau.
13
- Các vận động của tay và mắt đều vô thức trẻ chưa hiểu được công dụng của các
nguyên vật liệu tạo hình.
→Nhiệm vụ của giáo viên:
+ Tạo cho trẻ cơ hội khám phá các nguyên vật liệu khác nhau.
+ Cung cấp các loại vật liệu an toàn, tranh ảnh có nhiều màu sắc.
+ Biểu lộ sự thích thú khi trẻ vô tình tạo ra được những đường nét, hay có những
màu sắc…
+ Mô tả một cách tích cực bằng lời những gì trẻ nhìn thấy hoặc có trong tay.
3.2.1. 2. Giai đoạn tạo hình không chủ định.
- Là giai đoạn trẻ từ 2 - 3 tuổi. Đây là giai đoạn diễn ra sự phát triển về ngôn ngữ,
tư duy, cảm xúc, trẻ phân biệt được các loại vật liệu khác nhau và có những hành động
phù hợp với tính chất của chúng.
- Trẻ đã có thể cầm bút một cách tự tin và cứng rắn hơn, hiểu được công dụng của
các vật liệu tạo hình.
- Trẻ cũng có thể thể hiện một vài đặc điểm, hình dạng cơ bản của vật và đặt tên
cho chúng, tuy nhiên tên gọi không bền vững tùy theo hứng thú của trẻ. Khi tiếp xúc
với các vật liệu tạo hình, trẻ thường kết hợp với âm thanh, trò chơi.
- Quá trình tạo hình của trẻ chưa có mục đích, hình tượng tạo hình còn mang tính
chủ quan. Trẻ không xác định trước dược mình sẽ tạo hình cái gì. Giai đoạn này người
ta gọi là giai đoạn tạo hình sơ đồ.
→Nhiệm vụ của giáo viên: Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tạo hình đơn giản và
làm quen với một số tính chất của nguyên liệu tạo hình.
- Giúp trẻ xác địnhđồ tạo hình bền vững.
- Khuyến khích trẻ lặp lại những gì trẻ đã tạo ra.
- Dẫn dắt trẻ chuyển các vận động từ không chủ định đến có chủ định dưới sự
kiểm tra bằng thị giác.
14
3.2.1. 3. Giai đoạn tạo hình có chủ định
- Giai đoạn này trẻ đã bước đầu có chủ định, biết xác định được đối tượng tạo
hình trước khi thể hiện.
- Trẻ 3 - 4 tuổi đã có thể xác định được ý định trước khi tạo hình. Tuy nhiên ý đồ
tạo hình dễ thay đổi khi cảm xúc của trẻ không còn. Trẻ 4 - 6 tuổi ý định tạo hình đã
bền vững hơn, khả năng làm việc có kế hoạch, biết phối hợp với bạn và tính kiên nhẫn
cũng được phát triển.
- Thể hiện đặc điểm hình dáng của vật.
+ Tư duy phát triển, trẻ hiểu rõ mối quan hệ của vận động tay với hình dạng được
tạo hình. Trẻ có thể tạo hình một số vật dựa vào một vài dấu hiệu mà trẻ tạo ra có thể
nhận ra được đó là cái gì.
+ Những hình tượng tạo hình đầu tiên của trẻ còn rất đơn giản, thiếu các chi tiết và
các dấu hiệu thể hiện phần chính (do tư duy phân tích, tổng hợp và vận động của tay
trẻ chưa phát triển, chưa có các kỹ năng tạo hình).
Ví dụ: Do thiếu hiểu biết về cấu tạo người mà hình người trong tranh của trẻ
thường chỉ thể hiện đầu và chân.
- Trẻ 4 - 5 tuổi nhờ sự hỗ trợ của giáo viên trẻ tạo ra được vật có nhiều hình dạng
khác nhau dựa vào các hình hình học. Trẻ không chỉ liệt kê những dấu hiệu cụ thể của
đối tượng mà còn diễn tả tất cả tương quan giữa các bộ phận. số lượng chi tiết vật trong
tranh của trẻ nhiều hơn, sắp đặt hợp lýhơn , người có đầy đủ các bộ phận.
- Trẻ bắt đầu vẽ theo trí nhớ. Lúc đầu, những bức tranh của trẻ chưa thể hiện được
sự cân đối giữa các phần. Sự phát triển về khả năng thể hiện sự cân đối giữa các phần
phụ thuộc vào sự phát triển của tư duy phân tích. Đôi khi trẻ còn phá vỡ sự cân đối của
vật khi mong muốn truyền đạt những cảm xúc riêng của trẻ.
Ví dụ. Trẻ vẽ mẹ to hơn người khác.
- Thể hiện sự chuyển động
+ Lúc đầu do tri giác của trẻ chưa phát triển, trẻ không nhận ra được những biến
đổi về hình dáng bên ngoài khi vật chuyển động (khi vật chuyển dộng không những
15
hình dáng bên ngoài thay đổi mà vị trí của của phần cũng thay đổi). Lúc đầu những
chuyển động của vật được thể hiện bằng trò chơi, ngôn ngữ âm thanh, động tác. Dần
dần dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ thể hiện được một vài chuyển động đơn giản .
Ví dụ. Trẻ thể hiện người giơ tay cầm bóng, đang đi.
- Thể hiện bố cục không gian.
+ Lúc đầu, trẻ vẽ lộn xộn các vật trên khắp tờ giấy, mà không chú ý đến những
quan hệ logic giữa các vật, dần dần hình vẽ của trẻ xuất hiện nét gạch ngang thể hiện
mặt đất, phía trên tờ giấy trẻ vẽ mặt trời, mây, chim. Trẻ vẽ vật xếp theo hàng ngang và
không vật nào che khuất vật nào.
- Về khả năng sử dụng màu sắc
+ Lúc đầu trẻ dùng màu tự do mà không chúđến màu sắc đặc trưng của vật. Trẻ 4
- 5 tuổi thích thay đổi nhiều màu sắc khác nhau và tô màu kín hình vẽ. Dần dần trẻ chú
ý đến việc lựa chọn màu. Trẻ thường sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để thể hiện các
bộ phận và các chi tiết khác nhau của vật.
- Trong các tác phẩm tạo hình của trẻ, chúng ta có thể đọc được:
+ Tính chân thực, đầy cảm xúc.
+ Tính nội dung: Trẻ phản ánh chưa đúng những gì trẻ muốn nói. Trẻ liên tưởng
giải thích bức tranh với đầy những nét nguệch ngoạc của mình.
+ Tính dũng cảm, tự tin. Trẻ có thể vẽ tất cả những gì mà trẻ thích hoặc trẻ biết,
không lo sợ hay e ngại
+ Lòng nhân ái, lạc quan, yêu đời: Trẻ thường thể hiện những nhân vật có những
đức tính tốt và dùng các màu sắc tươi sáng.
Ví dụ: Cô Tấm trẻ tô màu sắc tươi sáng như hồng, cam, cô Cám tô màu xám, đen...
→Nhiệm vụ của giáo viên:
- Phát triển khả năng tri giác, các thao tác tư duy, giúp trẻ nhận biết được cấu tạo,
hình dáng, mối quan hệ tương quan giữa các phần và các vật, sự biến đổi về hình dạng
và vị trí các phần khi vật chuyển động.
16
- Cung cấp cho trẻ các loại vật liệu tạo hình khác nhau, các loại tranh ảnh nghệ
thuật có nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ, tạo cho trẻ không gian hoạt động và
khuyến khích trẻ tích cực sử dụng các loại vật liệu đó để trẻ tự do thể hiện những ấn
tượng, cảm xúc của mình.
3.2.2. Đặc điểm phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ trong hoạt động
tạo hình
- Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh
những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân, bằng cách xây dựng những
hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có”.
- Theo Vưgotxki “ Hoạt động sáng tạo dựa trên năng lực sáng tạo của bộ não được
tâm lí học gọi là tưởng tượng… Theo ông, trí tượng tượng là cơ sở cho bất kỳ hoạt
động sáng tạo nào, biểu hiện như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa,
nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật và có khả năng thực hiện”.
- Sáng tạo của trẻ mang tính chất tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, ý chí và
đặc biệt là tưởng tượng sáng tạo được hưng phấn với một sức mạnh trực tiếp của cuộc
sống.
- Sáng tạo của trẻ xuất phát từ kinh nghiệm, hứng thú và nhu cầu của trẻ. Trẻ
không bao giờ sáng tạo cái gì mà trẻ chưa biết, không hiểu và không có hứng thú.
+ Ví dụ: sau khi nghe cô kể chuyện “Thạch Sanh” trẻ tưởng tượng ra hình ảnh
chàng Thạch Sanh dũng cảm đánh xà tinh và thể hiện qua tranh vẽ của mình.
- Nét nổi bật của sáng tạo nghệ thuật tạo hình là tạo ra những hình tượng giàu sức
biểu cảm. Tuy nhiên trẻ mầm non chưa xây dựng được hình tượng các sản phẩm của
trẻ thể hiện được những thuộc tính của đối tượng.
Ví dụ: Trẻ thể hiện lại hình ảnh cô Tấm và cô Cám khi nghe xong chuyện Tấm
Cám
- Trong mọi hoạt động của mình trẻ luôn có cảm giác thắc mắc, tò mò cao độ và
có nổ lực tự phát nhằm khám phá, thử nghiệm và thao tác theo kiểu độc đáo mang tính
trò chơi, đó chính là biểu hiện của sáng tạo.
17
- Trong quá trình sáng tạo của trẻ, sự bắt chước đóng vai trò quan trọng. Tuy
nhiên sự tái hiện lại trong quá trình đó không hoàn toàn giống như thực tế, do đó sự
sáng tạo của trẻ mang tính chân thực.
- Tầm nhìn về thế giới xung quanh còn hạn chế, trẻ hầu như chưa biết phân tích
các mối quan hệ khác nhau và sáng tác chúng còn mang tính ước lệ và rất ngây thơ.
- Trẻ thích kể những câu chuyện do chúng tự nghĩ ra.
- Kinh nghiệm ít ỏi, tưởng tượng của trẻ còn nghèo nàn, hứng thú đơn giản và sơ
đẳng hơn do sự mộc mạc và sự dễ dãi của trí tưởng tượng nên trẻ sống trong thế giới
tưởng tượng nhiều hơn.
- Cơ sở xuất hiện trí tưởng tượng của trẻ là thế giới xung quanh (TGXQ). Sáng tạo
của trẻ thể hiện một cách bộc phát, ngẫu nhiên. Người lớn cần động viên trẻ để trẻ tự
tin và mong muốn tạo ra cái mới đối với bản thân trẻ.
- Ý tưởng sáng tạo của trẻ nảy sinh trong quá trình hoạt động vì các quá trình tâm
lí của trẻ chưa phát triển và hoạt động tạo hình đối với trẻ còn mới lạ và phức tạp. Nhu
cầu vận động và hoạt động với đồ vật giúp trẻ khám phá, phát hiện những điều mới lạ
nó kích thích trẻ tác động tới các vật liệu tạo hình, làm lại các động tác. Đây chính là
biểu hiện của động cơ hành động, hướng tới quá trình hành động, dần dần hành động
của trẻ trở nên có mục đích, có ý thức hơn. Trên cơ sở đó những yếu tố của hành động
sáng tạo được hình thành. Trong quá trình tạo hình, sự tưởng tượng và sáng tạo của trẻ
được thể hiện thông qua các đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục, ngôn ngữ…
- Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tạo hình của trẻ. Những cảm
xúc, những ý tưởng làm nẩy sinh ở trẻ những ý tưởng tạo hình và làm tăng sự tưởng
tượng của trẻ. Nhờ có cảm xúc mà trẻ tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong
việc sử dụng các kỹ năng tạo hình mà trẻ lĩnh hội trước đó thể hiện những ý tưởng mới
trong những tình huống mới.
→ Như vậy, ở giai đoạn đầu tiên của quá trình sáng tạo, ý tưởng xuất hiện trong
quá trình hoạt động của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì càng nhanh chóng xuất hiện ý tưởng và
18
thực hiện ý tưởng của mình. Trẻ càng có nhiều kinh nghiệm thì sự liên tưởng và ý
tưởng tạo hình càng phong phú.
3.3. Phương pháp phát triển tưởng tượng và sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình
3.3.1. Các phương pháp, biện pháp hình thành những biểu tượng về thế giới xung quanh
3.3.1. . Tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật trong môi trường tự nhiên
* Mục đích
- Giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng (SVHT) trong môi
trường tự nhiên.
- Cung cấp cho trẻ những biểu tượng chính xác về vật.
- Trẻ hiểu được mối quan hệ giữa vật này với vật khác và thấy được các trạng thái
khác nhau của vật trong môi trường tự nhiên.
- Khi được tiếp xúc với vật ở môi trường tự nhiên vật sinh động tạo cho trẻ hứng
thú và cảm xúc.
êu cầu
- Chọn lựa đối tượng gần gũi với trẻ, phù hợp với chủ đề.
- Không ảnh hưởng đến môi trường, không gây cho trẻ cảm giác sợ hãi.
Cách tiến hành:
- Tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, hồi hộp và tò mò trước khi quan sát.
+ Ví dụ: Mai chúng mình ra công viên chơi các con đoán xem mình sẽ thấy gì?
- Sử dụng các phương pháp xây dựng biểu tượng sinh động như: kể truyện, dùng
từ ngữ mang hình ảnh nghệ thuật. uá trình tri giác cần tiến hành đồng thời với vận
động, trò chơi …
- Sử dụng hệ thống câu hỏi mở và huy động tất cả các giác quan, nhất là thính
giác, xúc giác, thị giác gợi cho trẻ suy nghĩ sẽ tạo hình đối tượng này như thế nào…
- Tổ chức cho trẻ quan sát cần chú ý đặc điểm lứa tuổi.
- Gợi cho trẻ hình thành ý tưởng và lập kế hoạch tạo hình ngay trong hoặc sau khi
quan sát.
3.3.1.2. Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh và các tác phẩm nghệ thuật
19
* Mục đích:
- Cung cấp cho trẻ những biểu tượng mới, những đặc điểm cơ bản mà trẻ không
có điều kiện quan sát trong môi trường tự nhiên.
- Làm sống lại, củng cố và làm r nét lên những biểu tượng về các sự vật hiện
tượng mà trẻ sẽ tạo hình.
- Làm quen với các phương tiện biểu cảm nghệ thuật khác nhau.
- Giúp trẻ cảm nhận vẽ đẹp thông qua các hình thức tạo hình.
- Giúp trẻ nhận ra bố cục không gian trên mặt phẳng.
- Hình thành và phát triển khả năng khái quát của trẻ về các biểu tượng tạo hình
thể hiện khác nhau.
- Tạo cơ hội để trẻ tự bộc lộ các kinh nghiệm hiểu biết và những cảm nhận của trẻ.
êu cầu:
- Nội dung phù hợp với nhiệm vụ giáo dục.
- Thể hiện hình tượng của các sự vật và hiện tượng một cách r ràng và sinh động.
- ố cục đơn giản phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
- Số lượng tranh ảnh và các tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào khả năng của trẻ.
- Địa điểm: Tổ chức tại lớp.
3.3.2. Hình thành nhu cầu và hứng th của trẻ trong hoạt động tạo hình
- Các biện pháp hình thành nhu cầu và hứng thú trong hoạt động tạo hình cho trẻ
được thực hiện nhằm chuyển trạng thái của trẻ từ vui chơi sang hoạt động có chủ đích
là tạo ra sản phẩm, kích thích sự hứng thú của trẻ đối với đối tượng, có thể là các biện
pháp trò chơi, bài hát, bài thơ, câu đố, tạo các tình huống có vấn đề…
Tóm lại ý tưởng tạo hình của trẻ dựa vào kinh nghiệm và hứng thú của trẻ. Để các
sản phẩm của trẻ không phải là những bản coppy khô cứng, giáo viên phải biết kết hợp
các phương pháp trực quan và dùng lời giúp trẻ tích luỹ các biểu tượng một cách phong
phú và khéo léo khơi gợi kinh nghiệm, hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và
sáng tạo của trẻ trong quá trình trẻ tạo hình.
Ví dụ: Cô hỏi trẻ
20
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp giáo dục mỹ thuật và tổ chức hoạt động tạo hình - Nguyễn Thị Thu Hảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
bai_giang_phuong_phap_giao_duc_my_thuat_va_to_chuc_hoat_dong.pdf