Bài giảng Tin học - Vũ Việt Dũng (Phần 2)

PHẦN 2: SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD 2003  
CHƯƠNG 4  
TỔNG QUAN VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN  
Mc tiêu:  
Sau khi học xong chương 4, người hc sẽ:  
- Hiểu được tầm quan trọng của chương trình soạn thảo văn bản Word  
ứng dụng trong công tác văn phòng  
- Biết được các bộ gõ và bảng mã tiếng Việt để từ đó gõ được tiếng Việt  
trên máy tính  
- Hiểu rõ các thành phần trên màn hình soạn thảo, các nút chức năng,  
các thanh công cụ và thành thạo các thiết lập ban đầu của soạn thảo văn bản  
như: khởi động chương trình soạn thảo, tạo tài liệu mới, lưu tài liệu, đóng tài  
liệu, thoát khỏi soạn thảo văn bản đồng thời biết được các thao tác thiết lập  
khổ giấy, lề văn bản của tài liệu  
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG  
Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản cao cấp chạy dưới môi  
trường Windows gọi tắt là Word, chuyên dùng để soạn thảo các loại văn bản,  
sách vở, tạp chí,... phục vụ cho công tác văn phòng. Word có các tính năng  
mạnh như: giao diện đồ hoạ thông qua hệ thống Menu và các hộp thoại với hình  
thức thẩm mỹ rất cao, có khả năng giao tiếp dữ liệu với các ứng dụng khác, có  
các bộ chương trình tiện ích và phụ trợ giúp tạo các văn bản dạng đặc biệt, có  
các chương trình kiểm tra, sửa lỗi chính tả, gõ tắt, Macro,... giúp người sử dụng  
soạn thảo các văn bản nước ngoài và tăng tốc độ xử lý văn bản: chức năng tạo  
biểu bảng mạnh và dễ dùng,...  
4.1.1. Các khái niệm cơ bản  
- Ký tự (Character): Là một phím in ra giấy được và được nhấn từ vùng  
phím ký tự ngoại trừ các phím Ctrl, Alt, Shift và Cap Lock.  
58  
- Từ (Word): Là tập hợp các ký tự được đặt giữa hai ký tự trắng (dấu cách)  
- Câu (Sentence): Là một tập hợp gồm các từ đặt giữa hai dấu chấm câu  
(dấu chấm (.))  
- Dòng (Line ): Là một tập hợp gồm các từ, bắt đầu từ lề trái đến lề phải  
trên màn hình.  
- Đoạn (Paragraph): Là một tập hợp gồm các từ, các câu, được đặt giữa  
hai dấu phân đoạn (dấu Enter)  
- Trang (Page ): Là tập hợp gồm các dòng, đoạn, các đối tượng khác được  
hiển thị trên màn hình.  
- Chương (Section): Là tập hợp gồm các đoạn, các trang được đặt giữa hai  
dấu ngắt chương (End of Section)  
- Tài liệu (Document): Là tập hợp gồm các chương và được lưu trên đĩa  
với một tệp tin  
4.1.2. Cách gõ tiếng Việt theo chế độ Telex  
Gõ chữ cái  
Gõ dấu  
oo = ô aa = â  
Huyền: f Sắc: s  
ee = ê  
dd = đ  
Hỏi: r  
Ngã: x  
aw = ă ow = ơ  
uw=ư  
Nặng: j  
Xoá dấu: z  
4.1.3. Cách gõ tiếng Việt theo chế độ VNI  
- Phím số 1 = Dấu sắc  
- Phím số 2 = Dấu huyền  
- Phím số 3 = Dấu hỏi  
- Phím số 4 = Dấu ngã  
- Phím số 5 = Dấu nặng  
- Phím số 6 = Dấu mũ của chữ â, ê và ô  
- Phím số 7 = Dấu râu của chữ ơ và ư  
- Phím số 8 = Dấu trăng của chữ ă  
- Phím số 9 = Dấu gạch ngang của chữ đ  
- Phím số 0 = Khử dấu (xoá dấu)  
59  
4.1.4. Giới thiệu bộ gõ vietkey  
- Chạy Vietkey, chọn Kiểu gõ. Hộp thoại xuất hiện:  
Chọn chế  
độ gõ  
tiếng Việt  
kiểu Telex  
hay VNI  
Chọn  
ngôn  
ngữ cần  
Nhấn vào  
đây để kích  
hoạt trợ giúp  
Nhấn vào  
đây để thoát  
chương trình  
Đặt chương  
trình Vietkey  
hiển thị trên  
Desktop  
Đặt chương  
trình Vietkey  
hiển thị trên  
Taskbar  
- Chọn Bảng mã, hộp thoại xuất hiện:  
Chọn bộ mã  
để gõ tiếng  
Việt  
Chọn chế độ  
gõ giữa các  
ngôn ngữ  
Chọn cơ chế  
bỏ dấu kho  
gõ tiếng Việt  
60  
4.1.5. Khởi động Word  
Trước khi khởi động Word, ta phải khởi động Windows. Trên màn hình  
của Windows ta luôn thấy một mũi tên hay con trỏ nhỏ, đó chính là con chuột để  
điều khiển con trỏ này, di chuyển chuột sẽ làm cho con trỏ tương ứng trên màn  
hình di chuyển theo.  
Để khỏi động Word ta làm như sau:  
- Cách 1: Nháy chuột trái vào nút Start, chọn Program, chọn tiếp  
Microsoft Word  
- Cách 2: Nháy chuột trái vào biểu tượng của Word (biểu  
tượng  
) trên thanh công cụ.  
- Cách 3: Vào Start, chọn Run. Sau đó gõ từ khoá Word tại dòng lệnh để  
khởi động chương trình soạn thảo.  
4.1.6. Thoát khỏi soạn thảo văn bản.  
Bước 1: Vào menu File, chọn Exit. Nếu văn bản chưa ghi lại thì xuất hiện  
hộp thoại sau:  
Bước 2: Nhấn chọn các nút chức năng:  
Yes: Nếu muốn ghi lại văn bản và đặt tên tài liệu  
(Trường hợp tài liệu chưa chưa có tên cụ thể).  
No: Không lưu lại văn bản  
Cancel: Không thoát khỏi soạn thảo văn bản.  
61  
4.2. GIỚI THIỆU MÀN HÌNH SOẠN THẢO.  
4.2.1. Thanh tiêu đề (Title bar)  
Thanh chứa tên của tệp văn bản, tên của chương trình đang làm việc.  
Cụ thể: Tên chương trình đang làm việc là Microsoft Word  
Tên tài liệu đang mở là Tổng hợp (trường hợp chưa có tên cụ thể thì Word  
sẽ gán cho một tên ngầm định Document 1 hay Document 2... )  
4.2.2. Thanh menu chính (Main menu)  
Là thanh Menu chứa toàn bộ các chức năng của soạn thảo Word  
File: Chứa các chức năng liên quan đến File văn bản  
Edit: Chứa các chức năng về sửa chữa văn bản  
View: Chứa các năng về chế độ nhìn  
Insert: Chứa các chức năng về chèn các đối tượng vào văn bản  
Format: Chứa các chức năng về định dạng văn bản  
Tools: Chứa các công cụ hỗ trợ soạn thảo văn bản  
Table: Chứa các chức năng về bảng biểu  
Window: Chứa danh sách các File văn bản đang mở  
Help: Trợ giúp người sử dụng  
Lưu ý:  
- Để mở các menu này, ngoài thao tác nháy chuột vào chính menu này có  
thể dùng tổ hợp phím nóng để mở. ở tên mỗi menu có một ký tự được gạch  
chân. Kết hợp hợp tổ hợp phím Alt + ký tự được gạch chân sẽ mở được menu  
tương ứng.  
- Để đóng (thoát khỏi) menu, ngoài cách nháy chuột ra chỗ khác có thể  
dùng cách nháy lại vào tên menu đang mở hoặc nhấn phím ESC từ bàn phím.  
62  
4.2.3. Thanh công cụ (Standard)  
New  
Mở văn bản mới  
Open  
Mở văn bản đã có sẵn trong máy  
Lưu giữ văn bản vào đĩa của máy tính  
In ấn văn bản  
Save  
Print  
Print Preview  
Xem văn bản trước khi in  
Spelling and Grammar Kiểm tra ngữ pháp và chính tả  
Cut  
Cắt văn bản  
Copy  
Sao chép văn bản  
Paste  
Dán văn bản  
Format Painter  
Undo  
Sao chép định dạng (thuộc tính)  
Huỷ thao tác vừa làm  
Insert Table  
Insert Worksheet  
Chèn bảng biểu vào trong văn bản  
Chèn một bảng tính Excel vào trong văn bản  
4.2.4. Thanh định dạng (Formatting)  
Chứa các thuộc tính thường dùng của văn bản.  
Normal  
Font  
Kiểu của văn bản (ngầm định là Normal)  
Tên Font (ngầm định là .VnTime)  
Cỡ của Font (ngầm định là 13 hoặc 14)  
Chữ đậm  
Font Size  
Bold  
Italic  
Chữ in nghiêng  
Underline  
Chữ gạch chân  
63  
Align Left  
Center  
Căn lề bên trái  
Căn giữa  
Align Right  
Justify  
Căn lề bên phải  
Căn hai bên lề  
Numbering  
Bullets  
Đánh số đầu dòng  
Đánh ký hiệu đầu dòng  
Decrease Indent Lùi về bên trái 1 đoạn tương ứng 1 Tab  
Increase Indent Tiến về phải một đoạn tương ứng 1 Tab  
Outside Border Chọn đường viền của bảng  
4.2.5. Thước kẻ (Ruler)  
Dùng để căn chỉnh lề trái lề phải của văn bản, thay đổi khoảng cách cột  
của bảng biểu  
4.2.6. Vùng làm việc (Text area)  
Đây là vùng lớn nhất để nhập văn bản  
4.2.7. Thanh cuốn dọc và ngang (Horizontal &Vertical Scroll bar)  
- Khi di chuyển theo chiều dọc toàn bộ văn bản dùng thanh cuốn dọc.  
- Di chuyển theo chiều ngang để của văn bản dùng thanh cuốn ngang.  
4.2.8. Thanh trạng thái (Status bar)  
Hiển thị tình trạng (trạng thái) của tài liệu như số thứ tự trang (Page), số thứ  
tự của đoạn (Sec), tổng số trang của tài liệu, vị trí của con trỏ như dòng và cột (ln,  
col)  
64  
4.3. CÁC THAO TÁC ĐỐI VỚI FILE VĂN BẢN  
4.3.1. Lưu giữ văn bản  
- Vào menu File, chọn Save, hộp thoại xuất hiện:  
- Save In cho biết tài liệu của mình nằm ở thư mục nào (ngầm định là  
trong thư mục My Documents). Có thể thay đổi thư mục chứa tài liệu bằng cách  
chọn thư mục khác trong ô Save In.  
- Nhập tên tài liệu vào ô File name (Lưu ý: tên tài liệu được phép viết  
cách và gõ ở chế độ không dấu). Sau khi nhập tên văn bản xong, nhấn phím  
Enter từ bàn phím hoặc nháy vào nút Save ở bên phải.  
Chú ý: Muốn lưu lại văn bản với một tên khác Nhấn File, chọn Save as, đặt tên  
mới  
4.3.2. Mở tài liệu  
Bước 1: Vào menu File, chọn Open, hộp thoại xuất hiện  
Bước 2: Chọn tài liệu cần mở trên danh sách tên file. Sau đó nhấn vào nút Open.  
65  
Chú ý: Muốn mở văn bản mới Nhấn menu File, chọn New, chọn Ok hoặc  
nhấn lên biểu tượng New trên thanh Standard, cũng có thể nhấn tổ hợp phím  
Ctrl +N  
4.3.3 Đóng văn bản đang mở  
Nhấn menu File, chọn Close. Hoặc nhấn vào dấu  
4.3.4. Thiết lập trang văn bản  
4.3.4.1. Thiết lập khổ giấy  
Bước 1: Nhấn menu File, chọn Page Setup, chọn tiếp Paper . Hộp thoại xuất  
hiện:  
- Paper Size: Chọn khổ giấy (Thông thường chọn khổ giấy A4)  
+ Width: Độ rộng  
+ Height: Chiều cao  
- First Page: Trang đầu  
- Other page: Trang khác  
Apply to: Phạm vi áp dụng  
+ Whole document: áp dụng toàn bộ văn bản  
+ Selected text: áp dụng với khối văn bản được chọn.  
Bước 2: Nhấn Ok khi đã lựa chọn xong  
66  
4.3.4.2. Thiết lập lề văn bản  
Bước 1: Nhấn menu File, chọn Page Setup, chọn tiếp Margin. Hộp thoại  
xuất hiện như sau:  
+ Top: Khoảng cách từ dòng đầu của trang đến mép trên của trang.  
+ Bottom: Khoảng cách từ dòng cuối cùng của trang đến mép dưới của  
trang.  
+ Left: Khoảng cách từ ký tự đầu tiên của dòng đến mép trái của trang.  
+ Right: Khoảng cách từ ký tự cuối cùng của dòng đến mép phải của  
trang.  
+ Gutter: Khoảng cách gáy của trang in.  
Orientation: Hướng in  
+ Portrait: Đặt dọc khổ giấy  
+Landscape: Xoay ngang khổ giấy  
Apply to: Phạm vi áp dụng  
+ Whole document: áp dụng toàn bộ văn bản  
+ Selected text: áp dụng với khối văn bản được chọn.  
Bước 2: Nhấn OK khi đã chọn định dạng xong.  
67  
CHƯƠNG 5  
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN  
Mc tiêu  
Sau khi học xong chương 5, người hc sẽ:  
- Biết được cách di chuyển con trỏ văn bản bằng bàn phím, cách  
đánh dấu văn bản và sao chép, di chuyển văn bản  
- Hiểu được cách định dạng văn bản để từ đó vận dụng vào trình bày  
văn bản  
5.1. DI CHUYỂN CON TRỎ VĂN BẢN  
5.1.1. Di chuyển con trỏ văn bản bằng bàn phím  
- Sang phải một ký tự:  
- Sang trái một ký tự:  
- Lên trên một dòng:  
- Xuống dưới một dòng:  
- Về bên phải một từ:  
Ctrl +  
Ctrl +   
End  
- Về bên trái một từ:  
- Về cuối dòng đang đứng:  
- Về đầu dòng đang đứng:  
- Về đầu đoạn văn bản hiện hành:  
- Về đầu đoạn văn bản kế tiếp sau:  
- Lên trên một trang màn hình:  
- Xuống dưới một trang màn hình:  
Home  
Ctrl +   
Ctrl +   
Page Up  
Page Down  
- Đến vị trí đầu tiên của trang màn hình hiện tại: Ctrl + Alt + Page Up  
- Đến vị trí cuối cùng của trang màn hình hiện tại: Ctrl + Alt + Page Down  
- Đến vị trí đầu tiên của tài liệu:  
- Đến vị trí cuối cùng của tài liệu:  
- Về bất kỳ trang nào:  
Ctrl + Home  
Ctrl + End  
Ctrl + G (Goto)  
Shift + F5  
- Về vị trí sửa chữa trước đó:  
68  
5.1.2. Di chuyển con trỏ văn bản bằng Chuột  
Muốn di chuyển con trỏ văn bản về vị trí nào thì di chuyên con trỏ chuột  
về vị trí đó, khi đó con trỏ chuột xuất hiện I, nhấn và giữ phím chuột trái, kéo rê  
đến vị trí mong muốn.  
5.2. ĐÁNH DẤU MỘT KHỐI VĂN BẢN (CHỌN VĂN BẢN)  
Khi muốn thao tác định dạng trên một khối văn bản, chúng ta hãy đánh dấu  
chúng (chọn văn bản, bôi đen văn bản).  
5.2.1. Đánh dấu khối văn bản dùng chuột.  
- Di chuyển con trỏ văn bản đến đầu khối văn bản cần chọn.  
- Nhấn và giữ phím trái của chuột, di chuyển đến cuối khối văn bản rồi  
thả tay nhấn chuột.  
Lưu ý: Chỉ nên thả tay nhấn chuột sau khi đã đánh dấu (chọn đúng) văn bản  
cần đánh dấu vì trong quá trình di chuyển chuột có thể lệch chuột nên đánh dấu  
nhầm .  
Ngoài ra, còn có các cách nháy chuột để đánh dấu văn bản một cách  
nhanh chóng và chính xác.  
Để đánh dấu  
Thao tác chuột  
Một từ  
Nháy đúp vào từ đó  
Đưa con trỏ về phía trái dòng, khi nào con trỏ chuột có  
dạng mũi tên màu trắng thì nháy chuột trái một lần  
Một dòng  
Một câu  
Nhấn Ctrl + nháy vào vị trí bất kỳ trong câu  
Nháy chuột 3 lần vào vị trí bất kỳ trong đoạn hoặc nháy  
Một đoạn  
Cả tài liệu  
p chuột vào phía trái của đoạn  
Nháy chuột 3 lần vào phía trái của một dòng nào đó.  
Một khối hộp Nhấn phím Alt rồi rê chuột  
Để huỷ đánh dấu bạn chỉ cần nháy chuột vào vị trí bất kỳ ngoài vùng đánh  
dấu hay nhấn phím mũi tên.  
69  
5.2.2. Đánh dấu văn bản dùng bàn phím  
Mục đích  
Thao tác bàn phím  
Shift +   
Mở rộng vùng đánh dấu sang phải một ký tự  
Mở rộng vùng đánh dấu sang trái một ký tự  
Mở rộng vùng đánh dấu lên trên một dòng  
Mở rộng vùng đánh dấu xuống dưới một dòng  
Từ vị trí con trỏ văn bản về đầu từ đang đứng  
Từ vị trí con trỏ văn bản về cuối từ đang đứng  
Từ vị trí con trỏ văn bản về đầu dòng đang đứng  
Từ vị trí con trỏ văn bản về cuối dòng đang đứng  
Từ vị trí con trỏ văn bản tới đầu đoạn văn bản hiện hành  
Từ vị trí con trỏ văn bản tới cuối đoạn văn bản hiện hành  
Từ vị trí con trỏ đến vị trí đầu tiên của tài liệu  
Từ vị trí con trỏ đến vị trí cuối cùng của tài liệu  
Toàn bộ văn bản  
Shift +   
Shift +   
Shift +   
Ctrl + Shift +   
Ctrl + Shift +   
Shift + Home  
Shift + End  
Ctrl + Shift +   
Ctrl + Shift +   
Ctrl + Shift + Home  
Ctrl + Shift + End  
Ctrl + A (All)  
5.2.3. Sửa và xoá văn bản  
Trong quá trình soạn thảo văn bản, có thể bạn gõ sai hoặc phát hiện ra các  
lỗi ở các vị trí khác trong văn bản, bạn cần chỉnh sửa chúng cho đúng.  
- Muốn xóa những ký tự bên phải con trỏ văn bản dùng phím Delele  
- Muốn xóa những ký tự bên trái con trỏ văn bản dùng phím Back space  
- Khôi phục lại đoạn văn bản vừa xoá hoặc một thao tác vừa làm dùng  
phím Ctrl + Z (hoặc vào menu Edit, chọn Undo)  
Lưu ý: Nếu khối lượng văn bản định xoá nhiều có thể đánh dấu đoạn văn bản đó  
sau đó nhấn phím Delete hoặc phím Back space.  
70  
5.3. SAO CHÉP VÀ DI CHUYỂN VĂN BẢN.  
5.3.1. Sao chép văn bản.  
Bước 1: Đánh dấu khối văn bản cần sao chép  
Bước 2: Nhấn Menu Edit, chọn Copy (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C,  
hoặc nhấn vào biểu tượng  
trên thanh công cụ, biểu tượng Copy)  
Bước 3: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần sao chép văn bản  
Bước 4: Nhấn Menu Edit, chọn Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V,  
hoặc nhấn vào biểu tượng  
trên thanh công cụ, biểu tượng dán)  
5.3.2. Di chuyển văn bản  
Bước 1: Đánh dấu khối văn bản cần di chuyển  
Bước 2: Nhấn menu Edit, chọn Cut (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X,  
hoặc nhấn vào biểu tưg  
trên thanh công cụ, biểu tượng cắt)  
Bước 3: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần di chuyển văn bản  
Bước 4: Nhấn Menu Edit, chọn Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V,  
hoặc nhấn vào biểu tượng  
trên thanh công cụ, biểu tượng dán)  
5.4. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN  
5.4.1.Thay đổi kiểu chữ  
5.4.1.1. Dùng menu  
Bước 1: Chọn khối văn bản cần  
thay đổi.  
Bước 2: Nhấn Menu Format, chọn  
Font. Khi đó trên màn hình xuất hiện một  
Form như sau:  
Font : là các Font chữ cần thay đổi  
Trong hộp thoại Font phải chọn  
một kiểu Font chữ bắt đầu bằng ký tự  
".Vn" để gõ được tiếng Việt  
71  
+ Font style : Kiểu của Font chữ  
- Regular : Kiểu bình thường  
- Italic : Kiểu chữ nghiêng  
- Bold : Kiểu chữ đậm  
- Bold Italic : Vừa đậm vừa nghiêng  
+ Size : Kích cỡ chữ  
+ Underline style : Gạch chân  
:
- Single  
: Gạch đơn  
: Gạch đôi  
- Double  
- Words Only : Gạch từng từ  
+ Color : Mầu chữ  
5.4.1.2. Dùng bàn phím  
Chọn khối văn bản cần thay đổi  
- Ctrl + I : Kiểu chữ nghiêng  
- Ctrl + B : Kiểu chữ đậm  
- Ctrl + U : Kiểu chữ gạch chân nét đơn  
- Ctrl +Shift + W : Kiểu chữ gạch từng từ  
- Ctrl + Shift + D : Kiểu chữ gạch chân nét đôi  
5.4.1.3. Dùng thanh công cụ:  
Kiểu của  
văn bản  
Font  
chữ  
Cỡ  
chữ  
Kiểu  
in đậm  
Kiểu in  
nghiên  
Kiểu  
gạch  
5.4.2. Định dạng đoạn văn bản (Paragraph)  
5.4.2.1. Dùng menu  
Bước 1: Chọn đoạn hoặc các đoạn văn bản cần định dạng  
Bước 2: Nhấn Menu Format, chọn Paragraph. Khi đó trên màn hình xuất  
hiện một Form như sau:  
72  
+ Alignment : Căn biên  
- Left  
: Căn biên trái  
: Căn biên phải  
- Right  
- Centered : Căn giữa  
- Justified : Căn hai bên  
+ Indentation: Lề  
- Left  
: Khoảng cách cách lề trái  
: Khoảng cách cách lề phải  
- Right  
+ Special : Đặc biệt  
- None  
: Không áp dụng chức năng Special  
- First line : Lùi dòng đầu tiên của đoạn vào bên trong một  
khoảng cách, mặc định bằng độ dài của phím Tab  
- Hanging : Lùi tất cả các dòng trong đoạn trừ dòng đầu  
+ Spacing : Khoảng cách  
- Before: Khoảng cách đoạn văn bản đang chọn cách đoạn văn bản trước  
- After: Khoảng cách đoạn văn bản đang chọn cách đoạn văn bản sau  
73  
- Line spacing : Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn  
Single : Đơn (chế độ bình thường)  
1.5 lines : Giãn gấp rưỡi  
Double : Giãn gấp đôi  
At least : Tối thiểu  
Exactly : Chính xác  
Multiple : Tuỳ chọn  
5.4.2.2. Dùng bàn phím  
Chọn đoạn văn bản cần định dạng  
- Ctrl + L : Căn biên trái  
- Ctrl + R : Căn biên phải  
- Ctrl + E : Căn giữa  
- Crtl + J  
: Căn hai bên  
- Ctrl + 5 : Giãn khoảng cách giữa các dòng gấp 1.5 lần  
- Ctrl + 2 : Giãn khoảng cách giữa các dòng gấp đôi  
5.4.2.3. Dùng thanh công cụ  
- Căn biên trái  
- Căn giữa  
- Căn biên phải  
- Căn hai bên  
74  
CHƯƠNG 6  
BẢNG BIỂU  
Mc tiêu  
Sau khi học xong chương 6, người hc sẽ:  
- Biết được các thao tác tạo, sửa, xóa và trình bày dữ liệu trong bảng biểu  
- Vận dụng các kiến thức đã học làm bài tập thực hành  
6.1. TẠO BẢNG  
Bước 1: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần chèn bảng.  
Bước 2: Nhấn Menu Table, chọn Insert, chọn Table. Hộp thoại xuất hiện  
Number of columns:  
Number of rows:  
Số lượng cột  
Số lượng hàng  
Fixed Column width: Độ rộng của cột  
AutoFit to contents:  
AutoFit to window:  
Độ rộng của cột phù hợp với nội dung  
Độ rộng của cột phù hợp với độ rộng cửa sổ  
Bước 3: Nhập số cột của bảng biểu cần chèn vào ô Number of columns,  
nhập số hàng của bảng vào ô Number of rows. Sau đó nhấn nút <OK>  
75  
6.2. CHỈNH SỬA BẢNG BIỂU  
6.2.1. Di chuyển con trỏ văn bản trong bảng  
- Nhảy đến ô kế tiếp dùng phím:  
- Nhảy đến ô trước dùng phím:  
- Di chuyển sang trái, phải một ký tự:  
Tab  
Shift + Tab  
,  
- Di chuyển lên trên, xuống dưới một dòng: ,  
- Về ô đầu của hàng đang đứng:  
- Về ô cuối của hàng đang đứng:  
- Về ô đầu của cột đang đứng:  
- Về ô cuối của cột đang đứng:  
Alt + Home  
Alt + End  
Alt + Page Up  
Alt + Page Down  
Chú ý: Nếu đang ở ô cuối cùng của bảng mà nhấn Tab thì sẽ thêm 1 hàng mới.  
6.2.2. Nhập văn bản  
- Chọn ô cần nhập, nhập bình thường, không được nhấn Enter nếu không  
bắt buộc xuống dòng  
Chú ý:  
- Để đẩy một bảng nằm ở đầu trang xuống một hàng, chọn ô đầu tiên sau  
đó nhấn Enter  
- Nếu trong bảng muốn dùng nút Tab để di chuyển thì phải nhấn Ctrl +  
Tab (không nhấn Tab như thông thường)  
6.2.3. Chọn hàng, cột, ô  
6.2.3.1. Chọn hàng.  
Cách 1: Di chuyển con trỏ văn bản đến ô đầu tiên của hàng, nhấn phím  
trái (hoặc giữ phím Shift) sau đó di chuyển đến ô cuối cùng của hàng thì nhả tay  
chuột hoặc thả phím Shift.  
Cách 2: Di chuyển đến một ô bất kỳ của hàng, sau đó vào Menu Table  
chọn Select, chọn Row  
76  
Cách 3: Đưa con trỏ chuột về đầu (bên trái) của hàng cần chọn, khi đó  
con trỏ chuột xuất hiện mũi tên màu trắng quay về phía hàng cần chọn thì nhấn  
chuột trái một lần  
Chú ý:  
- Nếu chọn nhiều hàng thì làm tương tự như trên bằng cách kéo chuột qua  
các hàng cần chọn hoặc nháy chuột vào bên trái hàng đầu tiên cần chọn sau đó  
kéo xuống những hàng dưới,  
- Cũng có thể tổng hợp dùng cả bàn phím và chuột bằng cách nháy vào ô  
đầu tiên của hàng đầu tiên, sau đó nhấn Shift và nháy vào ô cuối cùng của hàng  
cuối cùng cần chọn.  
6.2.3.2. Chọn cột  
Cách 1: Di chuyển con trỏ văn bản đến ô đầu tiên của cột, nhấn phím trái  
(hoặc giữ phím Shift) sau đó di chuyển đến ô cuối cùng của cột thì nhả tay chuột  
hoặc thả phím Shift.  
Cách 2: Di chuyển đến một ô bất kỳ của cột, sau đó vào Menu Table chọn  
Select, chọn Column.  
Cách 3: Đưa con trỏ vào phía trên đỉnh của cột cần chọn khi con trỏ có  
hình , nhấn chuột trái một lần.  
Chú ý:  
- Nếu chọn nhiều cột thì làm tương tự như trên bằng cách kéo chuột qua  
các cột cần chọn hoặc nháy chuột vào phía trên đỉnh của cột đầu tiên cần chọn  
sau đó kéo sang những cột bên cạnh.  
- Cũng có thể tổng hợp dùng cả bàn phím và chuột bằng cách nháy vào ô  
đầu tiên của cột đầu tiên, sau đó nhấn Shift và nháy vào ô cuối cùng của cột cuối  
cùng cần chọn.  
6.2.3.3. Chọn ô  
- Chọn ô hiện tại dùng phím Shift + End hoặc nháy chuột vào phía trên  
bên tay trái của ô.  
77  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 81 trang baolam 11/05/2022 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học - Vũ Việt Dũng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tin_hoc_vu_viet_dung_phan_2.pdf