Giáo trình Nghiệp vụ vận tải

TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM  
GIÁO TRÌNH  
NGHIỆP VỤ VẬN TẢI  
Dùng cho các lớp đào tạo lái xe ô tô  
HÀ NỘI, NĂM 2018  
1
CHỦ BIÊN :  
TỔNG CỤC ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM  
BIÊN SOẠN SỬA ĐỔI :  
Ths. VƢƠNG TRỌNG MINH  
HIỆU ĐÍNH :  
KS. NGUYỄN THẮNG QUÂN  
KS. TRẦN QUỐC TUẤN  
Ths. LƢƠNG DUYÊN THỐNG  
GIÁO TRÌNH  
NGHIỆP VỤ VẬN TẢI  
DÙNG CHO CÁC LỚP ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ  
2
MỤC LỤC  
Lời nói đầu  
7
CHƢƠNG I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬN TẢI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ  
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ  
1.1. Vị trí của vận tải bằng xe ô tô trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội,  
an ninh quốc phòng  
9
9
1.2. Phân loại xe ô tô theo mục đích sử dụng  
11  
15  
1.3. Nội dung công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô  
CHƢƠNG II. KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ  
18  
2.1. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô  
2.2. Vận tải hàng hóa  
18  
20  
38  
2.3. Vận tải hành khách  
CHƢƠNG III. CÁC THỦ TỤC TRONG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ  
3.1.Ý nghĩa của các thủ tục giấy tờ trong vận tải bằng xe ô tô  
3.2. Các thủ tục trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô  
47  
47  
47  
50  
3.3. Các thủ tục giấy tờ cần thiết để thực hiện vận tải bằng xe ô tô  
CHƢƠNG IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI LÁI XE KINH DOANH VẬN TẢI  
53  
BẰNG XE Ô TÔ  
4.1. Công tác chuẩn bị  
53  
56  
58  
59  
4.2. Thực hiện nhiệm vụ vận tải  
4.3. Kết thúc quá trình làm việc  
Tài liệu tham khảo  
3
LỜI NÓI ĐẦU  
Giáo trình khung Nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô đƣợc biên soạn sửa đổi trên cơ sở Luật  
Giao thông đƣờng bộ đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ  
họp thứ 4 thông qua ngày 13-11-2008, có hiệu lực từ ngày 01-07-2009 và chƣơng trình đào tạo lái  
xe ô tô theo quy định của của Bộ Giao thông vận tải.  
Nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô là một trong những môn học quan trọng của chƣơng trình  
đào tạo lái xe ô tô. Môn học này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Pháp luật  
của nhà nƣớc, đối với kinh tế vận tải và tổ chức vận tải bằng xe ô tô.  
Giáo trình đƣợc biên soạn cho ngƣời học để dự sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng B2  
và C. Khi đào tạo nâng hạng Giấy phép lái xe, các cơ sở đào tạo căn cứ vào chƣơng trình đào tạo lái  
xe cơ giới đƣờng bộ và thời gian phân bổ cho các chƣơng, mục để giảng dạy cho phù hợp.  
Giáo trình này là tài liệu chính thức cho học viên và giáo viên của các cở sở đào tạo lái xe ô  
tô trong phạm vi cả nƣớc.  
Để giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn cho những lần xuất bản sau, mong bạn đọc tham  
gia góp ý.  
Ý kiến đóng góp xin gửi về Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, Ô D20 đƣờng Tôn Thất Thuyết,  
Q.Cầu Giấy, Hà Nội.  
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM  
4
CHƢƠNG I  
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬN TẢI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC  
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ  
1.1. VỊ TRÍ CỦA VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ TRONG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ,  
XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÕNG  
1.1.1. Phân loại các phương thức vận tải  
Hệ thống giao thông vận tải nƣớc ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với  
mức tăng trƣởng nhanh. Phát triển vận tải theo hƣớng hiện đại, chất lƣợng cao với chi phí hợp lý, an  
toàn, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng.  
Về tổng thể, hình thành một hệ thống vận tải hợp lý giữa các phƣơng thức vận tải : Vận tải  
bằng xe ô tô; vận tải đƣờng sắt; vận tải biển; vận tải thủy nội địa; vận tải hàng không và vận tải  
đƣờng ống, vận tải cáp treo, vận tải băng truyền, v.v…  
1.1.1.1. Vận tải bằng xe ô tô  
Vận tải đƣờng bộ, trong đó chủ yếu là vận tải bằng xe ô tô, là hình thức vận tải phổ biến  
nhất, đƣợc sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân ở tất cả các quốc gia. Vận tải bằng xe ô tô có  
một số ƣu điểm cơ bản là: Tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận tải đối với  
khoảng cách ngắn hạ hơn so với vận tải đƣờng sắt và vận tải đƣờng thủy nội địa.  
Vận tải bằng xe ô tô chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận tải hàng hóa,  
hành khách với cự ly ngắn và trung bình. Ngoài ra vận tải bằng xe ô tô còn đóng vai trò then chốt  
trong việc trung chuyển cho các ngành vận tải khác, vận tải đa phƣơng thức và hoạt động Logistics.  
1.1.1.2. Vận tải đường sắt  
Vận tải đƣờng sắt là một trong những hình thức vận tải phổ biến nhất. Vận tải đƣờng sắt chủ  
yếu đảm nhận vận tải hàng hóa, hành khách với cự ly trung bình và dài, khối lƣợng vận tải lớn, vận  
tải hành khách giữa các thành phố, khu đô thị và vận tải hành khách công cộng tại các thành phố  
lớn.  
1.1.1.3. Vận tải đường biển  
Việt Nam có hơn 3.260 km bờ biển, có tiềm năng rất lớn, có điều kiện hết sức thuận lợi  
trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển, đóng vai trò quan trọng  
nhất trong hoạt động Logistics, với hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu.  
Vận tải đƣờng biển chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa viễn dƣơng, các tuyến ven biển, nhất  
là vận tải Bắc - Nam, vận tải than xuất, nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận tải dầu thô  
phục vụ các nhà máy lọc hoá dầu và đặc biệt là hàng hóa công-ten-.  
Ngoài ra, vận tải đƣờng biển Việt Nam cũng đang phát triển tuyến vận tải hành khách ven  
biển và hải đảo.  
5
1.1.1.4. Vận tải đường thủy nội địa  
Việt Nam có bờ biển dài và có đến 2.360 sông, kênh (dài trên 10 km), có tổng chiều dài hơn  
42.000 km và hàng nghìn km đƣờng từ bờ biển ra đảo, tạo thành một hệ thồng vận tải thủy nội địa  
thông thƣơng giữa mọi vùng đất nƣớc, góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hóa và hành  
khách.  
Vận tải thuỷ nội địa chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lƣợng lớn (than, ximăng, phân  
bón, vật liệu xây dựng,v.v…) với chi phí thấp, hàng siêu trƣờng, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp  
phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Vận tải thủy nội địa còn là một mắt xích lớn trong việc phát  
triển vận tải đa phƣơng thức, hoạt động Logistics ở Việt Nam.  
1.1.1.5. Vận tải hàng không  
Vận tải hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đƣờng dài, quốc tế và hàng hóa có  
giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) cho  
phép mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vận tải hàng không, theo hƣớng thị trƣờng mở, gắn  
liền với thị trƣờng vận tải hàng không khu vực và thế giới, mở mới các tuyến bay quốc tế tầm trung  
và tầm xa, tăng tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách quốc tế đi/đến Việt Nam của các hãng hàng  
không trong nƣớc, giúp hành khách có thể đƣa ra lựa chọn thực sự, định hƣớng phát triển vận tải  
hàng không trở thành phƣơng thức vận tải an toàn, phổ thông và thuận tiện.  
1.1.1.6. Vận tải đường ống, vận tải cáp treo, vận tải băng truyền  
Vận tải đƣờng ống, vận tải băng truyền và vận tải cáp treo là hình thức vận tải đặc biệt.  
Vận tải đƣờng ống dùng để vận chuyển hàng hóa chủ yếu là dầu mỏ, hơi đốt và nƣớc  
sạch,v.v… Trong những năm gần đây, phƣơng thức vận tải này phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, vẫn  
tồn tại một số nhƣợc điểm:  
- Tốc độ vận tải dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thấp, khoảng 3-6 km/h;  
- Việc xây dựng đƣờng ống sẽ kém hiệu quả nếu không có khối lƣợng vận tải lớn, thời gian  
khai thác không lâu dài và không bảo đảm sự hoạt động liên tục của đƣờng ống;  
- Chỉ thích hợp với một số loại hàng hóa.  
Vận tải băng truyền dùng để vận chuyển hàng hóa chủ yếu là vật liệu xây dựng, quặng, có  
khối lƣợng vận tải lớn, quãng đƣờng vận tải ngắn.  
Vận tải cáp treo chủ yếu hiện nay dùng để vận chuyển hành khách, phục vụ du lịch. Thƣờng  
xây dựng tại các nơi có địa hình khó khăn nhƣ: núi cao, eo biển…  
1.1.2. Vận tải đa phương thức  
Vận tải đa phƣơng thức là việc vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phƣơng thức vận tải khác  
nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phƣơng thức trong đó có sử dụng vận tải đƣờng bộ.  
Hoạt động vận tải đa phƣơng thức ở Việt Nam bao gồm vận tải đa phƣơng thức quốc tế và  
vận tải đa phƣơng thức nội địa.  
- Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phƣơng thức từ nơi ngƣời kinh doanh vận  
tải đa phƣơng thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam, đến một địa điểm đƣợc chỉ định giao trả hàng ở  
nƣớc khác và ngƣợc lại.  
6
- Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phƣơng thức đƣợc thực hiện trong phạm vi  
lãnh thổ Việt Nam.  
Hình1-1: Vận tải đa phƣơng thức (Logistics)  
1.1.3. Hoạt động Logistics  
Logistics là một hoạt động thực tiễn cần thiết nhằm thực hiện một hoặc nhiều công đoạn, bao  
.
gồm nhận hàng, vận tải, lƣu kho, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tƣ vấn khách hàng, đóng  
gói, giao hàng hoặc thu gom hàng hóa, thông quan nội địa, các dịch vụ logistics giá trị gia tăng và  
các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hƣởng phí thù lao. Hiểu theo cách đơn giản,  
Logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan từ nơi  
hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Yêu cầu phải đáp ứng là : “Sản phẩm  
phải được cung cấp đúng hình thái, đúng thời gian và đúng địa điểm.  
1.1.4. Vai trò của phương thức vận tải bằng xe ô tô  
Vận tải bằng xe ô tô có chức năng vận tải hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên  
vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, tiêu dùng và vận tải hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu  
đi lại của nhân dân. Nếu thiếu phƣơng thức vận tải này thì bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng không  
thể thực hiện đƣợc, việc giao lƣu hàng hóa giữa các khu vực, các vùng và sự đi lại của nhân dân sẽ  
gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, vận tải bằng xe ô tô luôn cần thiết với tất cả các giai đoạn của quá  
trình sản xuất, với việc lƣu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đi lại của nhân  
dân. Vận tải bằng xe ô tô là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa thành phố với nông thôn, giữa  
miền xuôi với miền ngƣợc. Ngoài ra, vận tải bằng xe ô tô còn làm nhiệm vụ chuyển tải giữa vận tải  
đƣờng sắt, vận tải hàng không, vận tải đƣờng biển, vận tải đƣờng thủy nội địa đến các điểm sản xuất  
và tiêu dùng.  
7
Vận tải bằng xe ô tô còn phục vụ đắc lực cho việc vận tải nhân lực, vật tƣ, thiết bị đến cứu  
trợ các vùng có thiên tai nhƣ hỏa hoạn, bão lũ, động đất…để phòng, chống hay khắc phục hậu quả  
khi có sự cố xẩy ra.  
Vận tải bằng xe ô tô còn góp phần cơ động lực lƣợng vũ trang, khí tài chiến đấu và phục vụ  
hậu cần để trấn áp các vụ bạo loạn của kẻ thù hoặc hoạt động biệt kích thâm nhập qua biên giới,  
trên đất liền hay vùng bờ biển. Vận tải bằng xe ô tô góp phần phân bố lực lƣợng sản xuất, phát triển  
kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.  
Vì vậy, từ trƣớc đến nay việc phát triển ngành vận tải bằng xe ô tô ở mỗi quốc gia đều là  
một nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của đất nƣớc, bảo  
đảm an ninh – quốc phòng và đòi hỏi phải phát triển trƣớc một bƣớc.  
1.2. PHÂN LOẠI XE Ô TÔ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG  
Theo mục đích sử dụng, xe ô tô đƣợc phân loại thành:  
- Xe ô tô chở ngƣời;  
- Xe ô tô tải (xe ô tô chở hàng);  
- Xe ô tô chuyên dùng.  
1.2.1. Phân loại xe ô tô chở người  
Xe ô tô chở ngƣời có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở ngƣời và hành lý mang theo,  
có thể kéo theo một rơ moóc.  
Xe ô tô chở ngƣời đƣợc phân loại thành: Xe ô tô con, xe ô tô khách và xe ô tô chở người  
chuyên dùng.  
1.2.1.1. Xe ô tô con  
Có số chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngƣời lái không nhiều hơn 9 chỗ ngồi.  
1.2.1.2. Xe ô tô khách  
Có số chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngƣời lái từ 10 chỗ ngồi trở lên. Xe ô tô khách có thể có 1  
hoặc 2 tầng.  
Trong vận tải hành khách, căn cứ vào số chỗ ngồi hay số chỗ đứng (xe ô tô buýt, xe ô tô  
khách thành phố thƣờng thiết kế cả chỗ ngồi và chỗ đứng) có thể phân loại nhƣ sau:  
- Xe ô tô khách cỡ nhỏ, có từ 10 đến 25 chỗ ngồi;  
- Xe ô tô khách cỡ trung, có từ 26 đến 46 chỗ ngồi;  
- Xe ô tô khách cỡ lớn, có trên 46 chỗ ngồi.  
Việc thiết kế, sử dụng xe ô tô khách có số chỗ ngồi khác nhau, nhằm đáp ứng yêu cầu, tính  
chất và mức độ đi lại của hành khách, điều kiện đƣờng sá. Ở các thành phố lớn, thƣờng sử dụng xe  
8
ô tô khách ( xe ô tô buýt) loại lớn, ở các vùng nông thôn, miền núi xa xôi thƣờng sử dụng xe ô tô  
khách cỡ nhỏ hoặc cỡ trung.  
1.2.1.3. Xe ô tô chở người chuyên dùng  
Có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt khác với đặc điểm  
của các loại xe ô tô chở ngƣời thông dụng, nhƣ:  
- Xe ô tô cứu thƣơng, có kết cấu và trang bị để cấp cứu bệnh nhân;  
- Xe ô tô chở phạm nhân, có kết cấu và trang bị để chở phạm nhân;  
- Xe ô tô chở ngƣời chuyên dùng loại khác, có đặc điểm khác với các loại xe ô tô đã nêu ở  
trên nhƣ: Xe ô tô chở trẻ em, xe ô tô chở ngƣời khuyết tật, xe ô tô chở bệnh nhân, xe ô tô tang lễ, xe  
ô tô nhà ở lƣu động,v.v…  
1.2.2. Phân loại xe ô tô tải  
Xe ô tô tải có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở hàng, có thể kéo theo một rơ moóc, có  
thể bố trí tối đa hai hàng ghế trong buồng lái (cabin).  
Xe ô tô chở hàng đƣợc phân loại thành: Xe ô tô tải thông dụng, xe ô tô tải đặc tính riêng  
và xe ô tô tải chuyên dùng.  
1.2.2.1. Xe ô tô tải thông dụng  
Căn cứ vào trọng tải thiết kế, xe ô tô tải đƣợc phân loại nhƣ sau:  
- Xe ô tô tải có trọng tải rất nhỏ, đến 0,75 tấn;  
- Xe ô tô tải có trọng tải nhỏ, từ 0,75 đến 2,0 tấn;  
- Xe ô tô tải có trọng tải trung bình, từ 2,0 đến 5 tấn;  
- Xe ô tô tải có trọng tải lớn, từ 5 đến 10 tấn;  
- Xe ô tô tải có trọng tải rất lớn, lớn hơn 10 tấn.  
Khi sử dụng xe ô tô để vận tải hàng hóa , phải lựa chọn trọng tải của xe ô tô sao cho phù hợp  
với tính chất, khối lƣợng hàng hóa và điều kiện đƣờng sá, điều kiện xếp dỡ, để bảo đảm hiệu quả sử  
dụng phƣơng tiện.  
Thông thƣờng, những loại xe ô tô có trọng tải nhỏ dùng để vận tải những lô hàng lẻ với khối  
lƣợng không lớn, còn các loại xe ô tô có trọng tải lớn dùng để vận tải những loại hàng có kích thƣớc  
và khối lƣợng lớn.  
Hiện nay, phƣơng thức vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều  
nƣớc trên thế giới. Để phƣơng thức vận tải công-ten-nơ đƣợc phát triển và áp dụng rộng rãi, tổ chức  
tiêu chuẩn hóa của ISO đã tiến hành tiêu chuẩn hóa bản thân công- ten-nơ theo Bảng 1.1 nhƣ sau:  
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA 7 LOẠI CÔNG-TEN-THEO TIÊU CHUẨN CỦA ISO  
9
Bảng 1.1  
Trọng lƣợng  
tối đa  
Trọng lƣợng  
Dung tích  
Ký hiệu  
(tên  
gọi)  
Chiều cao  
Chiều rộng  
Chiều dài  
tinh  
(m3)  
(Tấn)  
(Tấn)  
foot  
Mm  
foot  
mm  
foot  
mm  
1.A  
1A.A  
1.B  
1.C  
1.D  
1.E  
1.F  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
2435  
2435  
2435  
2435  
2435  
2435  
2435  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
8.0  
2435  
2435  
2435  
2435  
2435  
2435  
2435  
40.0  
40.0  
29,1  
19,1  
9,9  
12.190  
12.190  
9.125  
6.055  
2.990  
1.965  
1.460  
30  
30  
25  
20  
10  
7
27,0  
27,0  
23,0  
18,0  
8,7  
61,0  
61,0  
45,5  
30,5  
14,3  
9,1  
6,5  
6,1  
4,9  
5
4,0  
7,0  
Khi chuyên chở công-ten-nơ phải bảo đảm đúng quy định về trọng tải của cầu đƣờng, dùng  
xe ô tô sơ mi rơ moóc ( xe ô tô nửa moóc, xe ô tô đầu kéo), có kết cấu sàn phù hợp, có móc, khoá  
công-ten-có trọng tải phù hợp.  
Hình 1-2: Công-ten-nơ  
1.2.2.2. Xe ô tô tải có đặc tính riêng  
10  
Xe ô tô tải, ngoài kết cấu và trang bị chủ yếu để chở hàng còn có kết cấu và trang bị để thực  
hiện một đặc tính riêng, nhằm hỗ trợ cho quá trình bốc, dỡ, bảo quản hàng hóa nhƣ:  
1) Xe ô tô tải tự đổ: Có cơ cấu nâng hạ thùng hàng, có khả năng tự đổ hàng;  
2) Xe ô tô tải có cần cẩu: Có lắp cần cẩu để tự xếp, dỡ hàng;  
3) Xe ô tô tải có thiết bị nâng hạ hàng: Có lắp thiết bị để nâng hạ hàng;  
4) Xe ô tô tải bảo ôn: Thùng hàng có kết cấu dạng hộp kín, có cửa để xếp, dỡ hàng. Thùng  
hàng có lớp vật liệu cách nhiệt, có thể đƣợc lắp thiết bị để xếp, dỡ hàng;  
5) Xe ô tô đông lạnh: Thùng hàng có kết cấu dạng hộp kín, có cửa để xếp, dỡ hàng. Thùng  
hàng có lớp vật liệu cách nhiệt, có lắp thiết bị làm lạnh, có thể đƣợc lắp thiết bị để xếp, dỡ hàng;  
6) Xe ô tô PICK UP chở hàng ca bin đơn: Có khoang chở hàng dạng hở (có thể có mui phủ)  
hoặc dạng kín, có thể liền hoặc không liền thân với cabin, có bố trí cửa để xếp, dỡ hàng. Trong  
cabin có bố trí một hàng ghế;  
7) Xe ô tô PICK UP chở hàng ca bin kép: Có khoang chở hàng dạng hở (có thể có mui phủ)  
hoặc dạng kín, có thể liền hoặc không liền thân với cabin, có bố trí cửa để xếp, dỡ hàng. Trong  
cabin có bố trí hai hàng ghế. Có khối lƣợng chuyên chở (bao gồm cả ngƣời và hàng hóa) từ 950 kg  
trở lên;  
8) Xe ô tô VAN (xe ô tô tải thùng kín có khoang chở hàng liền với cabin): Có khoang chở  
hàng dạng kín và liền với cabin, có bố trí cửa để xếp, dỡ hàng. Có lắp đặt vách ngăn cố định giữa  
khoang chở hàng và cabin. Đối với xe ô tô, trong cabin có bố trí hai hàng ghế thì khối lƣợng chuyên  
chở (bao gồm cả ngƣời và hàng hóa) từ 950 kg trở lên.  
1.2.2.3. Xe ô tô tải chuyên dùng  
Xe ô tô tải có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt nhƣ:  
1) Xe ô tô chở ô tô con: Có kết cấu và trang bị để chở xe ô tô con, có thể đƣợc lắp thiết bị  
xếp, dỡ xe ô tô con;  
2) Xe ô tô chở xe máy thi công: Có kết cấu và trang bị để chở xe máy thi công (xe ủi, xe xúc  
gạt v.v…). Có lắp thiết bị để nâng hạ đầu xe hoặc sàn xe dốc về phía sau:  
3) Xe ô tô xi téc: Có lắp xi téc để chở chất lỏng. Có thể đƣợc lắp thiết bị để nạp và xả chất  
lỏng;  
4) Xe ô tô chở rác: Có kết cấu và trang bị để chở rác, phế liệu, v.v…Có thể có hoặc không  
có cơ cấu làm ẩm rác, cơ cấu ép rác, cơ cấu thu gom rác;  
5) Xe ô tô chở hàng loại khác: Nhƣ xe ô tô chở bê tông tƣơi, xe ô tô chở bình ga, xe ô tô chở  
tiền,v.v…  
1.2.3. Phân loại xe ô tô chuyên dùng  
Xe ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt. Xe ô tô  
chuyên dùng cũng có thể kéo theo một rơ moóc nhƣ:  
11  
1) Xe ô tô chữa cháy: Có lắp thiết bị để chữa cháy, có trang bị đèn, còi chuyên dùng;  
2) Xe ô tô quét đường: Có cơ cấu quét và đƣa rác vào thùng chứa. Thùng chứa rác có cơ cấu  
xả rác;  
3) Xe ô tô hút chất thải: Có xi téc chứa bùn, chất thải. Có trang thiết bị để hút và xả bùn,  
phân, chất thải dạng lỏng khác, v.v…;  
4) Xe ô tô trộn vữa: Có lắp thiết bị để trộn vữa;  
5) Xe ô tô trộn bê tông: Có lắp các thiết bị để trộn bê tông. Nguồn động lực của thiết bị trộn  
có thể là động cơ riêng hoặc trích công suất từ động cơ xe ô tô;  
6) Xe ô tô bơm bê tông: Có lắp các thiết bị để bơm bê tông;  
7) Xe ô tô cần cẩu: Có lắp cần cẩu và thiết bị chỉ để thực hiện các công việc nâng, hạ;  
8) Xe ô tô thang: Có lắp thang phục vụ cho ngƣời lên, xuống;  
9) Xe ô tô khoan: Có lắp các thiết bị phục vụ cho việc khoan;  
10) Xe ô tô cứu hộ: Có lắp cơ cấu và thiết bị phục vụ cho việc kéo xe, chở xe;  
11) Xe ô tô chuyên dùng loại khác: Xe ô tô chuyên dùng nhƣng khác với các loại xe ô tô  
chuyên dùng nói trên, ví dụ nhƣ:  
- Xe ô tô truyền hình lƣu động;  
- Xe ô tô đo sóng truyền hình lƣu động;  
- Xe ô tô rải nhựa đƣờng;  
- Xe ô tô kiểm tra và bảo dƣỡng cầu;  
- Xe ô tô kiểm tra cáp điện ngầm;  
- Xe ô tô chụp X quang lƣu động;  
- Xe ô tô phẫu thuật lƣu động, v.v…  
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ  
1.3.1. Nội dung quản lý nnước  
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển hoạt động vận tải bằng xe ô tô phù  
hợp với quy hoạch giao thông vận tải đƣờng bộ và mạng lƣới tuyến vận tải trong phạm vi cả nƣớc;  
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải bằng  
xe ô ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về hoạt động vận tải bằng xe ô tô;  
3. Quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô; Tổ chức quản  
lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng hoạt động vận tải bằng xe ô tô; Tổ chức cứu nạn hoạt động vận tải  
bằng xe ô tô;  
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động vận tải bằng xe ô tô;  
12  
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về hoạt động vận tải bằng xe ô tô;  
đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật hoạt động vận tải bằng xe ô tô;  
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về vận tải bằng xe  
ô tô;.  
7. Hợp tác quốc tế về vận tải bằng xe ô tô..  
1.3.2. Những nội dung trọng tâm quản lý nnước đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô  
1.3.2.1. An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện hoạt động vận tải  
- Ban hành tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với phƣơng tiện giao thông  
cơ giới đƣờng bộ và kiểm tra chất lƣợng theo chu kỳ kiểm định;  
- Ban hành tiêu chuẩn khí thải đối với phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ;  
- Quy định kiểu loại phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ đƣợc phép tham gia giao  
thông;  
- Quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở ngƣời : Không quá 25  
năm đối với xe ô tô chở hàng; không quá 20 năm đối với xe ô tô chở ngƣời; không quá 17 năm đối  
với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở ngƣời trƣớc ngày  
01/01/2002.  
1.3.2.2. An toàn trong quá trình vận tải  
- Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 xác định ngƣời tham gia giao đƣờng bộ phải có ý  
thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho ngƣời  
khác. Chủ phƣơng tiện và ngƣời điều khiển phƣơng tiện phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về  
việc bảo đảm an toàn của phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ;  
- Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao  
thông đƣờng bộ;  
- Quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phƣơng tiện giao  
thông cơ giới đƣờng bộ;  
- Quy định về vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng và lƣu hành xe bánh xích gây hƣ hại  
mặt đƣờng, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đƣờng bộ trên đƣờng bộ;  
- Quy định về tuổi và sức khỏe của ngƣời lái xe;  
- Quy định về thời gian làm việc của ngƣời lái xe ô tô không đƣợc quá 10 giờ trong một  
ngày và không đƣợc lái xe liên tục quá 4 giờ. Ngƣời Vận tải và ngƣời lái xe ô tô chịu trách nhiệm  
thực hiện điều này;  
- Nghiêm cấm điều khiển xe cơ giới không có Giấy phép lái xe theo quy định;  
- Nghiêm cấm điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở  
có nồng độ cồn.  
1.3.2.3. Bảo đảm trật tự trong kinh doanh vận tải hành khách  
13  
Để bảo đảm mục tiêu an toàn, trật tự, văn minh, thuận tiện cho hành khách đi xe, Bộ Giao  
thông vận tải công bố các tuyến vận tải liên tỉnh và quốc tế; ủy quyền cho Tổng cục Đƣờng bộ Việt  
Nam “Quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải đƣờng bộ bằng xe ô tô trong phạm vi cả nƣớc,  
trực tiếp quản lý đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly trên 1.000 (một  
nghìn) ki lô mét”; ủy quyền cho các Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố công bố các tuyến  
nội tỉnh, trực tiếp quản lý đối với “Các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly từ 1.000  
(một nghìn) ki lô mét trở xuống, các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, các tuyến xe buýt”.  
Khi mở tuyến mới hoặc hủy bỏ tuyến cũ phải đƣợc cấp quản lý thẩm định và cho phép, đồng  
thời tổ chức lại hoạt động các bến xe khách.  
14  
CHƢƠNG II  
VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ  
2.1. Vận tải hàng hóa  
2.1.1. Phân loại hàng hóa  
2.1.1.1. Phân loại theo trọng lượng hàng hóa  
Hàng hóa là đối tƣợng của sản xuất vận tải. Vì vậy, muốn tiến hành sản xuất vận tải có hiệu  
quả, cần phải hiểu cách phân loại hàng hóa trong vận tải.  
Theo cách phân loại này, hàng hóa được chia thành 5 loại:  
- Loại 1: Là những hàng hóa xếp đầy thùng xe theo thiết kế thì hệ số sử dụng trọng tải của  
xe bằng 1;  
- Loại 2: Là những loại hàng hóa có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,71 – 0,99;  
- Loại 3: Là những loại hàng hóa có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,51 – 0,70;  
- Loại 4: Là những loại hàng hóa có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,41 – 0,50;  
- Loại 5: Là những loại hàng hóa có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,30 – 0,40;  
Qua phân loại hàng hóa theo trọng lƣợng cho thấy, đối với những loại hàng hóa nhẹ, cồng  
kềnh (hàng đã chất đầy xe theo kích thƣớc giới hạn của thùng xe mà trọng lƣợng toàn bộ số hàng đã  
chất lên xe ô tô không quá 1/3 trọng tải thiết kế của xe thì đƣợc coi là hàng cồng kềnh) thì hệ số sử  
dụng trọng tải thấp.  
Vì vậy, trong quá trình vận tải cần quan tâm đến việc xếp hàng lên xe đúng yêu cầu kỹ thuật,  
bảo đảm an toàn hàng hóa, tận dụng tốt thể tích thùng xe khi nhận hàng.  
2.1.1.2. Phân loại theo tính chất hàng hóa  
Theo tính chất hàng hóa, khi vận chuyển đƣợc chia theo các nhóm sau:  
Nhóm 1: Hàng nguy hiểm  
Hàng nguy hiểm là những loại hàng có tên trong “Danh mục hàng nguy hiểm” mà Chính  
phủ quy định.  
Khi vận tải, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn. Các hàng nguy hiểm phải  
đƣợc đóng gói hoặc chở trên các phƣơng tiện chuyên dùng, có ký hiệu hàng hóa là hàng nguy hiểm,  
có biện pháp bảo quản tốt trong quá trình vận tải, có giấy phép vận tải của cơ quan có thẩm quyền,  
ngƣời vận tải phải đƣợc tập huấn về vận chuyển hàng nguy hiểm.  
Nhóm 2: Hàng chóng hỏng  
Hàng chóng hỏng là những hàng thực phẩm tƣơi sống chóng hƣ hỏng theo thời gian và nhiệt  
độ không khí.  
Loại hàng này thƣờng đƣợc bảo quản bằng xe ô tô có thiết bị đông lạnh.  
15  
Nhóm 3: Hàng lỏng  
Hàng lỏng là những hàng chất lỏng nhƣ: Xăng dầu, khí hóa lỏng và các chất lỏng khác.  
Hàng lỏng có nhiều loại, tính chất rất đa dạng.  
Khi vận tải, phải quan tâm đến tính chất lý – hóa, có biện pháp bảo quản hàng hóa. Nếu  
hàng chất lỏng có tính chất ăn mòn cao hoặc han gỉ các thiết bị bằng kim loại, cần phải thực hiện tốt  
các quy định bảo quản khi vận tải và phải cẩn thận khi xếp, dỡ hàng hóa.  
Hàng lỏng đƣợc vận tải bằng xi téc đặt trên xe ô tô, cần tuân thủ nguyên tắc phải chở đầy  
hàng để bảo đảm ổn định trong vận tải, có đủ thiết bị và biện pháp phòng chống cháy.  
Nhóm 4: Hàng có kích thước và trọng lượng lớn  
Là những loại hàng dài, trọng lƣợng lớn nhƣ: Cột điện, dầm cầu, máy biến áp, máy công cụ,  
v.v…Khi vận tải, cần sử dụng xe ô tô và các thiết bị chuyên dùng.  
Đặc biệt, đối với những kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng thực tế vượt quá giới hạn  
quy định cho phép, gọi là hàng siêu trường siêu trọng.  
a) Hàng siêu trường: Là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ), khi xếp lên phƣơng tiện vận tải  
có một trong các kích thƣớc bao ngoài (của tổ hợp phƣơng tiện và hàng xếp trên phƣơng tiện) đo  
đƣợc nhƣ sau:  
- Chiều dài lớn hơn 20 mét;  
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;  
- Chiều cao tính từ mặt đƣờng trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ công-ten-nơ)).  
b) Hàng siêu trọng: Là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ), có trọng lƣợng trên 32 tấn.  
Vận tải hàng siêu trƣờng, siêu trọng, phải sử dụng phƣơng tiện có trọng tải, kích thƣớc phù  
hợp với kiện hàng vận tải. Trong trƣờng hợp cần thiết có thể gia cố, tăng cƣờng khả năng chịu tải  
của phƣơng tiện nhƣng phải theo thiết kế đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.  
Trong quá trình tổ chức vận tải những loại hàng siêu trƣờng, siêu trọng, bên vận tải phải chủ  
trì và phối hợp với các cơ quan xây dựng phƣơng án vận tải riêng, bảo đảm an toàn cho ngƣời, hàng  
hóa và công trình giao thông.  
Tổ chức, cá nhân khi lƣu hành xe quá tải, quá khổ trên đƣờng bộ phải có Giấy phép lƣu hành  
xe quá tải, quá khổ do cơ quan quản lý đƣờng bộ có thẩm quyền cấp và phải tuân thủ các quy định  
đƣợc ghi trong Giấy phép lƣu hành.  
Nhóm 5: Hàng rời  
Hàng rời là những hàng hóa không có bao bì, đƣợc đổ đống nhƣ đá, cát, sỏi, than, v.v…  
Đối với loại hàng này, nếu khoảng cách vận tải ngắn, nên dùng xe ô tô tự đổ để vận tải, khi  
vận tải phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về vận tải hàng rời: Phủ bạt, không để rơi vãi ra  
đƣờng làm mất an toàn giao thông…  
Nhóm 6: Hàng thông dụng  
16  
Hàng thông dụng là những loại hàng hóa còn lại, không thuộc 5 nhóm hàng đã nêu trên nhƣ:  
Hàng bách hóa, hàng lƣơng thực đóng bao, v.v…Đối với loại hàng này, sử dụng xe ô tô tải thông  
thƣờng để vận tải.  
Hiện nay, các nƣớc trên thế giới có xu hƣớng dùng công- ten-nơ để vận tải hàng rời. Phƣơng  
thức vận tải này ngày càng phát triển. Đặc biệt là ở các nƣớc Đông Nam Á, tốc độ phát triển nhanh  
hơn. Vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ có ƣu điểm là tỷ lệ hao hụt hàng hóa thấp, khoảng 0,5-1%  
và giảm thời gian xếp dỡ.  
2.1.2. Xếp dỡ hàng hóa  
2.1.2.1. Quá trình xếp dỡ hàng hóa  
Xếp dỡ hàng hóa là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất vận tải. Nếu quá trình  
xếp dỡ bị ách tắc thì quá trình vận tải không thể thực hiện có hiệu quả. Nếu khâu xếp dỡ hàng hóa  
không đúng yêu cầu kỹ thuật, sẽ mất an toàn và không bảo đảm chất lƣợng hàng hóa trong quá trình  
vận chuyển.  
a) Quá trình xếp dỡ hàng hóa trong vận tải  
Bao gồm:  
- Thời gian làm giấy tờ thủ tục hàng hóa;  
- Thời gian đƣa xe vào điểm xếp dỡ;  
- Thời gian xe chờ xếp và dỡ hàng hóa;  
- Thời gian xếp và dỡ hàng hóa.  
Trong một ngày làm việc, thời gian xếp dỡ càng ngắn thì thời gian xe lăn bánh càng lớn và  
ngƣợc lại. Do đó, thời gian xếp dỡ có ảnh hƣởng đến năng xuất vận tải.  
Vì vậy, trƣớc khi tiến hành công tác vận tải đối với những tuyến mới, cần tìm hiểu tình hình  
xếp dỡ ở các điểm lấy và trả hàng.  
b) Trách nhiệm của người lái xe trong quá trình xếp dỡ và vận tải  
- Ngƣời lái xe có trách nhiệm thực hiện các khâu trong quá trình xếp dỡ, bảo đảm tiến trình  
liên tục, khắc phục thời gian lãng phí không cần thiết, bảo đảm an toàn cho xe và hàng hóa khi xếp  
dỡ, vận chuyển.  
- Theo dõi, nắm chính xác số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa xếp trên xe theo đúng hóa đơn  
xuất kho và địa chỉ giao hàng.  
- Giấy tờ về hàng hóa phải đầy đủ và bảo đảm cơ sở pháp lý.  
c) Phương pháp xếp hàng hóa trên xe  
Để bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải, hàng hóa phải đƣợc xếp đều, để xe cân bằng.  
Không đƣợc xếp lệch về một phía, đảm bảo trọng tải thiết kế của xe.  
17  
Hàng hóa xếp trên xe phải đƣợc chằng, buộc để tránh rơi, mất mát trong quá trình vận tải.  
Đối với từng loại hàng, chiều cao của hàng hóa phải phù hợp với chiều cao thành xe. Chiều cao xếp  
hàng hóa tối đa trên xe ô tô phải bảo đảm đúng quy định.  
Hình 2-1: Xếp hàng đúng quy cách  
Hình 2-2:  
Hình 2-3:  
Vận chuyển chất lỏng đƣợc đóng vào thùng  
và đƣợc cố định băn dây với thùng xe  
Vận chuyển hàng nguy hiểm đƣợc đóng trong các  
thùng phi và đặt vào công ten nơ  
18  
Hình 2-4:  
Hình 2-5  
Vận chuyển chất lỏng trong các thùng lớn,  
đặt trong Công ten nơ  
Chở chất lỏng khối lƣợng lớn bằng xi téc  
Đối với hàng chất lỏng: Khối lƣợng hàng nhỏ nên đóng vào các chai để vào từng két, hoặc  
đóng vào can nhựa, thùng phi. Khối lƣợng hàng lớn nên sử dụng xe xi téc, xe chở chất lỏng phải  
chở đầy xi téc. Những loại hàng lỏng là hàng dễ cháy nổ, nguy hiểm, chất độc, chất phóng xạ cần có  
ký hiệu hàng hàng hóa, khi xếp dỡ cần tuân thủ các quy định về vận chuyển, xếp dỡ hàng nguy  
hiểm.  
Khi xếp dỡ các loại hàng hòm, kiện, hộp không đƣợc quăng, quật hoặc ném mạnh. Phải  
thực hiện đúng yêu cầu của “Ký hiệu dùng cho bảo quản, xếp dỡ” ghi bên ngoài kiện hàng. Trƣờng  
hợp cùng chủng loại hàng thì xếp thành kiêu, thành dãy để dễ dàng kiểm tra. Trƣờng hợp xếp hàng  
chung với các loại hàng có trọng lƣợng, kích thƣớc khác nhau thì loại hàng có kích thƣớc, trọng  
lƣợng nhỏ phải xếp lên trên. Không đƣợc xếp hàng nặng có kích thƣớc lớn lên trên hòm, kiện hàng  
nhẹ có kích thƣớc nhỏ, không đƣợc xếp các loại hàng kỵ nhau về tính chất.  
Đối với hàng đóng bao (loại 50 – 100 kg) phải xếp theo kiểu bậc thang, từ phía trƣớc về phía  
sau xe theo hàng ngang. Xếp nhƣ thế, bảo đảm các bao hàng tự néo giữ lẫn nhau, khi xe chạy không  
bị xô và rơi hàng ra ngoài. Mặt khác, xếp nhƣ vậy còn giúp cho việc kiểm tra số bao hàng xếp trên  
xe đƣợc dễ dàng.  
Đối với hàng rời khi xếp dỡ, vận chuyển nên sử dụng các phƣơng tiện chuyên dùng để giảm  
thời gian 1 chuyến xe, tăng số chuyến vận chuyển trong ngày, tăng năng suất vận chuyển. Trƣớc khi  
vận chuyển loại hàng này cần kiểm tra kích thƣớc, chiều cao xếp hàng theo đúng quy định, phủ bạt  
kín thùng xe, không để hàng hóa rơi vãi trên đƣờng vận chuyển.  
Đối với hàng dài, hàng nặng khi xếp dỡ cần chú ý về trọng tải, kích thƣớc theo quy định, sử  
dụng các thiết bị xếp dỡ cơ giới để đảm bảo an toàn trong quá trình xếp dỡ.  
19  
Hình 2-6: xe chở hàng siêu trƣờng siêu trọng  
d) Trách nhiệm bảo quản, giao nhận hàng hóa  
Hiện nay, trách nhiệm bảo quản, giao nhận hàng hóa trong quá trình vận tải thực hiện theo  
hai phƣơng thức:  
- Chủ hàng ủy nhiệm cho lái xe bảo quản hàng hóa từ điểm giao đến điểm nhận. Lái xe phải  
chịu trách nhiệm hoàn toàn về số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa và giấy tờ về hàng hóa phải đầy đủ,  
bảo đảm cơ sở pháp lý;  
- Trƣờng hợp quá trình vận tải có ngƣời áp tải hàng hóa đi theo, thì trách nhiệm bảo quản,  
giao nhận hàng hóa và giấy tờ về hàng hóa do chủ hàng chịu trách nhiệm.  
Tuy nhiên trong quá trình vận tải, dù có áp tải hay không có áp tải, ngƣời lái xe vẫn phải nêu  
cao tinh thần trách nhiệm đối với hàng hóa vận tải trên xe, phối hợp với ngƣời áp tải để quản lý an  
toàn hàng hóa trong quá trình vận tải, nêu cao hình ảnh và thƣơng hiệu của doanh nghiệp đối với  
chủ hàng.  
2.1.2.2. Ký hiệu hàng hóa trong bảo quản, xếp dỡ và vận tải  
Hàng hóa đƣợc đóng bao, kiện, hòm hoặc hộp đựng có ghi ký hiệu, mã hiệu bên ngoài bao  
bì. Nhìn vào bao bì của hàng hóa, có thể biết đƣợc: Tên hàng hóa, nơi sản xuất, số lƣợng và phƣơng  
pháp bảo quản trong quá trình xếp dỡ, vận tải.  
Đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu, bên ngoài bao bì còn ghi: Số vận đơn, số kiện hàng  
cùng loại (thiết bị đồng bộ), trạm đi (cảng đi) và ngƣời giao hàng, cảng đến và ngƣời nhận hàng.  
Ngoài những nội dung đã ghi trên bao bì, ở một số hàng hóa, còn ghi một số ký hiệu quy định  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 46 trang baolam 06/05/2022 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghiep_vu_van_tai.pdf