Thư viện trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
THƯ VIỆN TRONG KỶ NGUYÊN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0  
TS Vũ Duy Hiệp  
Trường Đại học Vinh  
Tóm tắt: Giới thiệu những đặc trưng chủ yếu liên quan trực tiếp đến hoạt động thông tin-thư  
viện của cách mạng công nghiệp 4.0: Cyber-Physical Systems (CPS), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu  
Lớn (Big Data). Đối chứng sự phát triển của thư viện qua các cuộc cách mạng công nghiệp, thông  
qua việc phác hoạ mô hình hoạt động của thư viện và các loại sản phẩm và dịch vụ đặc trưng của mỗi  
thời kỳ. Phân tích các đặc điểm cơ bản của nguồn tin trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0,  
đặc biệt là phân tích mối quan hệ dữ liệu đặc biệt phức tạp của các tài liệu cấu thành Dữ liệu Lớn, làm  
cơ sở thiết lập các thuật toán giải quyết các vấn đề liên quan tới trắc lượng thư mục, đánh giá khoa  
học… Nhận diện hình ảnh sơ bộ và một số đặc trưng của thư viện kỷ nguyên cách mạng công nghiệp  
4.0: thư viện số thông minh, khả năng đáp ứng linh hoạt mọi loại nhu cầu tin trên nền tảng nguồn tin  
trực tuyến, các loại dịch vụ đa dạng, khả năng cá thể hóa của dịch vụ, hoạt động của thư viện tích  
hợp với các hoạt động của người dùng,…  
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; thư viện đại học; thư viện số thông minh; Internet vạn  
vật; hệ thống không gian số-thực thể; dữ liệu Lớn; dịch vụ thư viện; nguồn tin trực tuyến.  
Library in the era of Industry 4.0  
Abstract: The article introduces key features of Industry 4.0 that directly impact information-  
library activities, including: Cyber-Physical Systems (CPS), Internet of Things (IoT), Big Data.  
The article also compares the development of library in different industrial revolutions by outlining  
the activity model of library and its typical products and services in each period. It also analyzes  
fundamental characteristics of the information resources in Industry 4.0, especially the complex data  
relationships of the component documents of Big Data in order to establish the algorithm to solve  
problems related to bibliometric, scientific assessment... Moreover, it identifies the preliminary image  
and features of the Industry 4.0 library, including: digital smart library, capacity to respond to all  
types of information demands based on online resource foundation, diversified services, service  
customization, library activity integrated with user activities, ...  
Keywords: Industrial Revolution 4.0; university library; digital smart library; Internet of things;  
entity-digital environment system; Big Data; library services; online resources.  
1. Nhìn nhận khái lược về cách mạng  
công nghiệp 4.0  
đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Cuộc  
cách mạng này đang thâm nhập sâu rộng  
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong  
Từ khóa Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0  
3
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
bối cảnh toàn cầu hóa, sự lan tỏa của nó  
diễn ra lại càng nhanh chóng. Hoạt động  
thông tin-thư viện (TT-TV) cùng với những  
lĩnh vực liên quan mật thiết khác như:  
nghiên cứu, đào tạo, truyền thông, xuất  
bản,… cũng đã tác động đến và chịu sự tác  
động bởi cuộc cách mạng này một cách  
sâu sắc. Xét từ khía cạnh tương tác, có thể  
nhận thấy một số đặc trưng mang tính bản  
chất, cốt lõi nhất của CMCN 4.0 là:  
xuất hiện trước đây như: Sản phẩm thông  
minh (Smart Products), Dịch vụ thông minh  
(Smart Services)- được hiểu để mô tả ứng  
dụng, nền tảng và giải pháp cơ sở hạ tầng  
được cung cấp dưới dạng các dịch vụ qua  
mạng (công cộng hoặc tư nhân) trên cơ  
sở quan hệ thị trường; Community (Cộng  
đồng) được lý giải bao gồm các dịch vụ  
cấp cao nhằm tạo môi trường và kích thích  
sự cộng tác của thành viên (ví dụ, trong  
thư viện), để nâng cao tính năng động, sự  
tương tác lẫn nhau, hoàn thiện sự kết nối  
với bên ngoài (ví dụ, người dùng tin…). Ở  
đây, khía cạnh nhân văn của môi trường  
công nghiệp kết nối mạng được tạo điều  
kiện và nâng cao thông qua cộng đồng,  
[16, p. 1360-1361],... Ngoài ra, các tác giả  
[1, 7], 23]… cũng đưa ra những hình ảnh đối  
với thực thể đang được tạo nên bởi cuộc  
CMCN 4.0- nền công nghiệp 4.0 theo các  
cách tiếp cận khác nhau.  
Hoạt động của các lĩnh vực kể trên được  
diễn ra thông qua một phức thể mới xuất  
hiện: các hệ thống tương tác cùng vận động  
giữa các thực thể và hình ảnh của chúng  
trong không gian số, mà ngày nay người  
ta gọi là Cyber - Physical Systems (CPS)1.  
Môi trường truyền thông tin đóng vai trò hệ  
tuần hoàn của các hoạt động trên là mạng  
Internet kết nối vạn vật (Internet of Things  
-IoT) [7]. Sự xuất hiện khối lượng cực lớn  
các dữ liệu- Dữ liệu Lớn (Big Data) - bảo  
đảm để các hoạt động trên có thể thực hiện  
được, đồng thời hệ quả các hoạt động đó là  
sản sinh ra dữ liệu được tích hợp vào khối  
dữ liệu hiện có - và cứ như thế, nguồn dữ  
liệu đầu vào và đầu ra liên tục tăng trưởng  
với gia tốc lớn, tạo thành một không gian  
thông tin chung.  
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình  
bày một số nội dung chính liên quan tới  
hình ảnh và hoạt động của các cơ quan  
TT-TV (gọi chung là TV), trong kỷ nguyên  
CMCN 4.0.  
2. Sự phát triển của thư viện qua các  
cuộc cách mạng công nghiệp trước đây  
Theo cách tiếp cận khác, Bortolini M. và  
các cộng sự đã xác định Dữ liệu Lớn, IoT,  
Điện toán đám mây, CPS, Học máy,… cấu  
thành nền tảng công nghệ của nền công  
nghiệp 4.0 [1, p 5703].  
ctácgiHTúBo[7],R.Neugebaeur  
[10], F. Rennung, etc [14] đã giới thiệu khái  
lược về trình độ phát triển, mức độ phức tạp  
của 4 cuộc CMCN đã và đang diễn ra trong  
lịch sử nhân loại từ cuối thế kỷ 18 đến nay.  
Trên cơ sở các nghiên cứu đối chứng giữa  
K. Santos và các cộng sự đã chỉ ra 2  
trụ cột chính của nền công nghiệp 4.0 bao  
gồm Mô hình hoạt động và Nền tảng công  
nghệ [16, p. 1360]. Trong đó, đáng chú ý  
trong các trụ cột này, có các bộ phận chưa  
2 và tiến trình các cuộc CMCN từ  
lịch sử TV  
trước đến nay, có thể đưa ra các thông tin  
trong bảng dưới đây.  
1
2
Giáo sư Hồ Tú Bảo,phụ trách phòng thí nghiệm về Khoa học Dữ liệu tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (Japan  
Advanced Institute of Science and Technology), sử dụng thuật ngữ tiếng Việt tương ứng là “ Các hệ kết nối không gian số-thực thể”. Ở  
đây chúng tôi sử dụng thuật ngữ gốc, chưa dịch sang tiếng Việt.  
Trong báo cáo này chỉ giới hạn trong phạm vi các TVĐH, TV trực thuộc các tổ chức R&D hoặc tương tự.  
4
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
Bảng 1. Đối chiếu tiến trình CMCN và sự phát triển thư viện  
THƯ VIỆN  
CÁC CUỘC  
CMCN:  
Thời gian  
TT  
GHI CHÚ  
Mô hình hoạt  
động  
SP&DV đặc trưng  
1
CMCN lần thứ Xuất hiện các TV có Mục lục, Thư mục, Tạp TV gần giống  
1: Sản xuất cơ bộ sưu tập tài liệu chí tóm tắt.  
kho lưu trữ tài  
liệu  
khí sử dụng dạng in lớn: TVĐH,  
nước và động TVQG … Hoạt động  
cơ hơi nước: Từ chủ yếu là thủ công,  
Mượn, đọc tài liệu tại  
TV. Tìm tài liệu trong  
TV  
cuối TK 18  
tự trị.  
2
CMCN lần thứ TVĐH, TVQG có Mục lục, Mục lục liên Xuất hiện biên  
2: Sản xuất tại hầu hết các hợp, Thư mục, Tạp chí mục tại nguồn;  
hàng loạt dựa nước. Đã xuất hiện tóm tắt; Mượn, mượn Tiêu  
trên phân công phương thức cơ khí liên TV, Bảng Chỉ dẫn ISBD,  
chuẩn  
AACR;  
lao động và hóa, tự động hóa trích dẫn. SDI, Sử dụng Chỉ số tác động  
sử dụng điện trong hoạt động TV. phiếu đục lỗ (E 1247…). IF  
năng: Từ đầu  
TK 20  
Ở Mỹ xuất hiện CSDL  
thư mục (TM).  
3
CMCN lần thứ Ra đời và phổ biến CSDL TM, OPAC  
Sự  
tích  
hợp  
3: Điện tử và các loại CSDL:  
CNTT được CSDL TM, CSDL  
với xuất bản  
online; Xuất hiện  
MARC, Doublin  
Core  
Sao chụp, truyền dữ  
liệu, Tim tin online, truy  
cập mạng; CSDL TM  
tích hợp với CSDL toàn  
văn, CSDL trích dẫn  
khoa học…  
sử dụng để tự dữ kiện, CSDL toàn  
động hóa sản văn, các website  
xuất: Từ đầu TV, TV số sử dụng  
những  
năm PC, Internet trong  
các TV. Khai thác tài  
liệu qua mạng  
1970  
4
CMCN lần thứ THEO BẠN???  
4: dựa trên  
CPS: HIỆN TẠI  
THEO BẠN???  
???  
Từ những đối chứng ở Bảng 1, có thể  
nhận thấy hoạt động TV có những thay  
đổi rất rõ nét. Chỉ riêng đối với phương  
pháp tìm tin tự động hóa, kể từ khi ra đời  
(khoảng đầu những năm 1980) cho đến  
nay, đã có những bước cải tiến rõ rệt.  
Trong thời kỳ đầu, tìm tin trên các máy  
tính cá nhân, chỉ giới hạn trong việc tìm tin  
trong CSDL, trong thư mục, trong các tệp,…  
được lưu giữ ngay tại máy tính đó. Sang  
giai đoạn đầu tìm tin trên Internet thông  
qua các trang web, thì ở thế hệ Web 1.0  
(the WorldWideWeb), người dùng tìm tin  
theo danh mục, sử dụng từ khóa để thực  
hiện việc tìm kiếm thông tin. Bước sang  
giai đoạn Web 2.0 (the Social Web), việc  
tìm tin được thực hiện qua các thẻ - nguồn  
tin được gắn thẻ để chuẩn bị cho việc tìm  
tin. Trong thế hệ Web 3.0, tức là loại web  
ngữ nghĩa (the Sematic Web) thì việc tìm  
tin được thực hiện thông qua ngôn ngữ tự  
nhiên, tìm tin theo ngữ nghĩa. Bước vào thế  
hệ Web 4.0 (đang bắt đầu diễn ra) - the  
Smart Web, thì việc tìm tin dựa trên cơ sở  
5
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
các phép suy đoán (Reasioning) [23, p.  
789]. Ví dụ trên cho thấy, hoạt động của  
TV nói chung luôn chịu sự chi phối của các  
điều kiện bên ngoài và cần phải đổi mới  
để đáp ứng.  
3. Nguồn tin - thành phần cốt lõi của  
thư viện trong kỷ nguyên cách mạng  
công nghiệp 4.0  
Chúng tôi cho rằng, về bản chất, hoạt  
động của TV luôn gắn liền tới thông tin và  
có tác động vô cùng to lớn với việc tổ chức  
cung cấp thông tin đáp ứng được mọi loại  
nhu cầu của Người dùng tin một cách có  
hiệu quả và lâu dài. Như vậy, một trong  
số các thành phần cốt lõi của TV chính là  
nguồn tin - nền tảng thiết yếu để triển khai  
hoạt động của TV [2]. Trong kỷ nguyên  
CMCN 4.0 thì nguồn tin có những điểm  
tương đồng cũng như khác biệt đáng kể so  
với các kỷ nguyên đã qua.  
Điểm tương đồng có thể nhận thấy rõ  
nét đó là, nguồn tin của TV chính là sản  
phẩm, kết quả của các hoạt động nghiên  
cứu, đào tạo. Đặc tính này là xuyên suốt  
đối với TV ngay từ cuộc CMCN lần thứ  
nhất (cuối thế kỷ 18) cho đến các TV hiện  
nay - các TV trong kỷ nguyên CMCN 4.0.  
Điểm khác biệt căn bản của nguồn tin  
hiện nay là chúng tạo thành một khối Dữ  
liệu Lớn - BIG DATA - chúng tạo thành một  
không gian thông tin thống nhất, bao trùm  
đối với mọi tài liệu khoa học [11]. Trong  
khối Dữ liệu Lớn, tất cả các tài liệu được  
hình thành không hoàn toàn biệt lập với  
các tài liệu khác: giữa chúng đều có mối  
liên kết dữ liệu, phản ánh các quan hệ trích  
dẫn qua lại với nhau. Với một tài liệu khoa  
học (luận án, báo cáo khoa học, sách, bài  
tạp chí,…) cùng thông tin về tác giả, ngôn  
ngữ, nơi xuất bản, năm xuất bản,.. trong  
khối Dữ liệu Lớn đó, có thể xây dựng được  
thuật toán để thực hiện việc tìm tin thông  
thường. Ngoài ra, còn cung cấp các thông  
tin liên quan đến nguồn tài liệu trích dẫn:  
nó đã trích dẫn những tài liệu nào? các tài  
liệu có cùng chủ đề với từng tài liệu mà nó  
đã trích dẫn? có những tài liệu nào đã trích  
dẫn đến nó? ….  
Khi phân tích về Dữ liệu Lớn, có thể đề  
cập tới cách thức liên kết các dữ liệu để sao  
cho các CSDL, như: Thomson Reuters,  
Scopus … luôn có thể cung cấp cho người  
dùng chỉ số tác động (Impact Factor- IF),  
chỉ số trích dẫn cũng như nhiều loại chỉ số  
khác (H-Index..) về các tạp chí khoa học, tài  
liệu khoa học cũng như các chủ thể khoa  
học khác (cá nhân, cộng đồng…). Như đã  
biết, IF là chỉ số phản ánh tỷ lệ giữa các tài  
liệu đã trích dẫn tới các công bố trên một tạp  
chí và tổng số các tài liệu đã được công bố  
trên tạp chí đó trong một khoảng thời gian  
xác định (1, 2, 3,… năm). Chỉ số này được E.  
Garfield - Viện trưởng Viện Thông tin khoa  
học Hoa Kỳ xây dựng năm 1962 với mục  
đích làm công cụ giúp Viện có cơ sở để lựa  
chọn, bổ sung tạp chí khoa học cho mình.  
Sau này, vượt xa mục đích ban đầu, IF trở  
thành đại lượng đo lường giá trị, uy tín khoa  
học của các tạp chí trên thế giới được các tổ  
chức đánh giá, xếp hạng khoa học trên thế  
giới sử dụng. Một tạp chí khoa học hội nhập  
với nguồn tin khoa học chung trên thế giới  
khi và chỉ khi nó đã được xác định chỉ số IF  
và điều đó có nghĩa là dữ liệu của tạp chí đó  
đã gia nhập vào Dữ liệu Lớn của cộng đồng  
khoa học trên thế giới [3], [17].  
Mối quan hệ phức tạp giữa các tài liệu  
được thể hiện qua quan hệ trích dẫn giữa  
các tài liệu và một số loại quan hệ khác.  
Quan hệ trích dẫn bao gồm liên kết thư mục  
(bibliographic coupling)- là sự cùng xuất  
hiện các tài liệu giống nhau trong thư mục  
tham khảo của những tài liệu khác nhau - và  
liên kết cùng trích dẫn (co-citation) - là sự  
xuất hiện của tài liệu này trong danh sách  
tài liệu tham khảo của những tài liệu khác  
nhau [3]. Quan hệ phức tạp giữa các tài liệu  
đã làm cho chỉ từ một tài liệu cụ thể, có thể  
suy ra rất nhiều tài liệu khác từ những mối  
quan hệ này. Ví dụ: Trong CSDL Proquest  
Central, từ bài báo “Libraries as coworking  
spaces Understanding user motivations  
and perceived barriers to social learning”  
của các tác giả M. Bilandzic và M. Foth có  
6
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
thể truy cập tới: 11 tài liệu trích dẫn tới bài  
báo đó; 41 tài liệu được bài báo đó trích  
dẫn; 12.398 tài liệu liên quan tới các tài  
liệu trích dẫn tới và được luận án trích dẫn  
trong tài liệu tham khảo; 184.542 tài liệu có  
liên quan về nội dung đối với bài báo. Như  
vậy, từ một bài báo cụ thể này, trên cơ sở  
các phân tích trích dẫn, có thể truy cập tới  
trên 195.000 tài liệu (đều có trong CSDL  
Proquest Central) có liên quan ở những  
mức độ và theo các cách thức khác nhau3.  
xử lý. Chính các tiêu chuẩn này sẽ mang  
đến cho tài liệu trong Dữ liệu Lớn cấu trúc  
dữ liệu mới. Hệ quả của một trữ lượng dữ  
liệu khổng lồ cùng cấu trúc mới của nó đã  
dần làm cho các TV thế hệ 4.0 không còn  
cần tới các sản phẩm dạng tạp chí tóm tắt  
(Abstract Journal, ra đời từ cuối TK 18),  
cũng như nhu cầu phải xác định danh mục  
tạp chí hạt nhân để bổ sung cho từng TV  
(xuất hiện khoảng những năm 1940); cũng  
như không cần các Bảng chỉ dẫn trích dẫn  
(Citation Index, ra đời từ những năm 1950)  
- những sản phẩm đặc trưng đã tồn tại và là  
ưu thế của nhiều thế hệ TV khác nhau. Đấy  
là sự phát triển của TV dưới tác động trực  
tiếp bởi sự phát triển của công nghệ, yếu tố  
căn bản tạo nên sự thay đổi trong phương  
thức thu thập, bổ sung, lưu giữ, bảo quản  
và cung cấp nguồn tin- thành phần cốt lõi  
của các TV.  
Trong phạm vi các thư viện đại học  
(TVĐH), các vấn đề về nguồn tin cần được  
đặc biệt quan tâm bởi lẽ vai trò của chúng  
trong việc tạo sự liên kết, hội nhập của  
nguồn tin khoa học nội sinh (được tạo nên  
từ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo của  
chủ thể) với nguồn tin bên ngoài trên tất  
cả các phạm vi [11]. Chức năng này của  
TVĐH trong kỷ nguyên CMCN 4.0 được  
hiểu chính là việc tạo ra một khối lượng  
dữ liệu cụ thể để gia nhập vào không gian  
khổng lồ của Dữ liệu Lớn chung của nhân  
loại, đồng thời còn mang ý nghĩa TV tham  
gia trực tiếp vào quá trình quản trị tri thức  
tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo nói  
chung. Rất tiếc, cho tới lúc này, ở nước ta  
vấn đề này lại chưa được nhìn nhận và giải  
quyết theo như cách cần phải có4. Vì thế,  
sự cát cứ giữa các bộ phận khác nhau của  
nguồn tin nói chung mà TV phải quan tâm  
vẫn còn là vấn đề chưa có giải pháp thống  
nhất và đồng bộ. Thậm chí, điều này còn  
Có thể khẳng định, mô hình cấu trúc  
dữ liệu của nguồn tin lúc này cần phải có  
những khác biệt căn bản so với các kỷ  
nguyên trước đây thì mới có thể xác định  
được thuật toán trên. Tính chất phức tạp,  
đa dạng của quan hệ giữa các tài liệu được  
phản ánh qua mối quan hệ dữ liệu chằng  
chịt giữa chúng cũng đã được nêu trong  
các nghiên cứu về TV thế hệ 4.0. Ở đây,  
cả dữ liệu của tài liệu chủ và cả các dữ liệu  
có liên quan cùng được thể hiện và chịu  
sự tác động của người dùng tin cũng như  
chuyên gia tạo lập nên thông tin một cách  
có kiểm soát [23, p. 793]. Ví dụ, khi một  
người dùng truy cập và trích dẫn đến tài  
liệu trong một nghiên cứu của mình, thì dữ  
liệu về sự tác động đó trong tài liệu được  
trích dẫn lập tức được thay đổi (bổ sung) để  
chỉ số tác động (IF) của tài liệu chủ được  
cập nhật một cách tự động trong chế  
độ thời gian thực. Như vậy, đương nhiên,  
cùng với sự tồn tại vốn có của các tiêu  
chuẩn như Doublin Core, chắc chắn sẽ  
xuất hiện các phương pháp xử lý thông tin  
mới, các tiêu chuẩn siêu dữ liệu thế hệ mới  
dành cho các hoạt động TT-TV, xuất bản  
trực tuyến… sao cho ngay khi mỗi tài liệu  
khoa học được xuất bản, chúng luôn sẵn  
sàng hội nhập vào khối Dữ liệu Lớn chung,  
vào không gian thông tin chung mà thuật  
toán kể trên xem tài liệu đó là đối tượng để  
3
4
Nguồn:https://db.vista.gov.vn:2352/central/docview/1398001666/fulltextPDF/7C44D88FDF5D4C1BPQ/8accountid=47774.,<13/11/2017>.  
Từ năm 2014, nước ta mới có dữ liệu của 2 tạp chí khoa học của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Nano Sciences and Technologies và  
Mathematics) được tích hợp vào Scopus.  
7
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
tồn tại ngay ở phương diện nhận thức, tại  
nhiều TV, sự cát cứ trên còn chưa được coi  
là vấn đề cần sớm giải quyết.  
4. Thư viện số thông minh - Thư  
viện trong kỷ nguyên cách mạng công  
nghiệp 4.0  
tính định lượng đối với mọi thông tin khi  
cần. Ngoài ra, hoạt động của TV cần phải  
mang các giá trị nhân văn đến NDT, tạo  
nên sự giao thoa, hài hòa giữa các phương  
pháp nghiên cứu, học tập mang tính truyền  
thống với các hoạt động của con người gắn  
chặt với môi trường và thiết bị công nghệ  
hiện đại nhất.  
Như đã biết, trong môi trường IoT, mọi  
thực thể, trong đó có cả các tri thức đều  
được phản ánh trong một không gian số -  
vì thế mới hình thành nên CPS- đòi hỏi các  
TV không thể đứng ngoài nhiệm vụ quản lý  
tri thức, bởi lúc này, quản lý tri thức tức là  
quản lý động thái của nguồn dữ liệu phản  
ánh tri thức. Cũng vì thế, M. Koloniarivà  
K. Fassoulis đã xác định TVĐH giai đoạn  
hiện nay có chức năng quản lý tri thức. Để  
thực hiện chức năng này, TV có thể triển  
khai một số dịch vụ như: dịch vụ phổ biến  
thông tin chọn lọc, các dịch vụ có liên quan  
tới hệ thống dữ liệu về nguồn nhân lực của  
trường đại học, các dịch vụ và phương tiện  
duy trì việc trao đổi thông tin trên mọi phạm  
vi … [8, p. 137-138].  
Điểm then chốt của TV số thông minh  
là khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu  
của NDT (cá nhân, cộng đồng) trên nền  
tảng nguồn tin và các dịch vụ thông tin trực  
tuyến. Ở đây, TV số được phát triển theo  
hướng hỗ trợ tích cực cho quá trình phát  
triển hoạt động nghiên cứu, đào tạo trên  
môi trường số. TV số thông minh lúc này  
chính là một bộ sưu tập trực tuyến được  
kết nối với các nguồn tin khác nhau trong  
một hệ thống liên thông, hầu như không bị  
giới hạn (không gian thông tin chung) và  
các nhà quản lý cung cấp các dịch vụ cho  
NDT theo hướng chú trọng tới các dịch vụ  
cá thể hóa (personalised services), nhằm  
tạo ra các sản phẩm dành riêng cho mỗi  
người (tailored). Mặt khác, ngoài việc phát  
triển các dịch vụ gắn liền với nền tảng là  
nguồn tin trực tuyến, thì các dịch vụ hướng  
Năm 2015, Ban Nghiên cứu và kế hoạch  
của Hiệp hội các thư viện Đại học và Thư  
viện nghiên cứu (ACRL) biên soạn báo cáo  
về các khuynh hướng đặc trưng trong hoạt  
động của TVĐH [15]. Báo cáo phác họa 7  
khuynh hướng nổi bật. Khuynh hướng rõ rệt  
nhất liên quan tới quy mô phát triển cũng  
như mối quan hệ chằng chịt của các dữ  
liệu trong khối Dữ liệu Lớn với tính chất là  
nền tảng duy trì hoạt động của TV, điều đã  
được chúng tôi nêu lên ở phần trên. Một lưu  
ý ở đây là báo cáo nhấn mạnh tới xu hướng  
tăng cường sự phối hợp và liên kết chặt chẽ  
giữa TV với các nhà xuất bản trong việc  
phát triển và quản trị nguồn dữ liệu này.  
Tiếp đó, báo cáo đề cập tới khuynh hướng  
TV sử dụng khai thác hệ thống thiết bị có  
chức năng xử lý, lưu giữ, kết nối, truyền  
dữ liệu để phát triển hoạt động, cung cấp  
dịch vụ thông tin, trong đó phải kể tới các  
thiết bị đặc trưng nhất hiện nay dành cho  
NDT (end user): Smartphone, các Iphone,  
Ipad… - các thiết bị mobile và mạng kết nối  
wifi nói chung.  
Các khuynh hướng thể hiện sự kết nối,  
phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa TV với  
các hoạt động nghiên cứu đào tạo cũng  
được phân tích đầy đủ để qua đó có thể  
thấy được tính chất của loại hình TV số  
thông minh- khuynh hướng thể hiện rõ tính  
mục tiêu trong hoạt động của TV thế hệ  
4.0. Ví dụ, khuynh hướng để hoạt động TV  
có thể giúp NDT có cơ hội học tập, nghiên  
cứu dựa trên năng lực của bản thân, kết  
quả hoạt động của TV phải gắn chặt với  
sự thành công của người học. TV cần chú  
trọng tới việc đưa ra các trắc lượng để giúp  
NDT có cơ sở xây dựng các đánh giá mang  
8
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
tới hỗ trợ người dùng trong việc tiến hành  
việc trao đổi, chia sẻ thông tin trong nghiên  
cứu, đào tạo; các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ  
quá trình giao lưu khoa học cũng đang trở  
thành xu hướng nổi bật của TV [13,15, 23].  
Kết luận  
Trên thực tế, do mới được hình thành  
(khoảng từ 2015) nên chưa tồn tại một định  
nghĩa chính xác, chặt chẽ giúp nhận diện  
rõ chân dung, hình hài của TV thế hệ 4.0.  
Tuy vậy, để gợi mở về bản chất, nội dung  
của TV kỷ nguyên CMCN 4.0, một số nhà  
nghiên cứu cho rằng, gắn liền với TV lúc này  
là các từ khóa: TV số thông minh, Nguồn  
tin mở (Open Source), Dữ liệu Lớn, Các  
dịch vụ đám mây (Cloud Service), Hiển thị  
tức thì (State-of-the-Art Display), Cập nhật  
tức thì (Augmented Reality)7, Công nghệ  
nhận thức cảm ngữ cảnh (Context-Aware  
Technology), TV - không gian kích thích  
sáng tạo (MakerSpace), cán bộ TV thế hệ  
4.0 [23, p. 795].  
Tiếp cận từ kết quả hoạt động của TV  
mang lại cho người dùng, chúng tôi cho  
rằng, TV kỷ nguyên CMCN 4.0 sẽ tham  
gia/tích hợp vào mọi hoạt động của cộng  
đồng NDT, nhằm đáp ứng được mọi loại  
nhu cầu tin phong phú và đa dạng của họ.  
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và  
truyền thông một cách mạnh mẽ, các TV  
trong kỷ nguyên CMCN 4.0 tạo nên thế  
giới phẳng - một thế giới giúp NDT bình  
đẳng trước các cơ hội, điều kiện tiếp nhận,  
sử dụng thông tin và kết nối lẫn nhau. Hy  
vọng, chúng tôi cũng sẽ nhận được quan  
điểm của các đồng nghiệp về thế hệ TV  
mới này.  
Các dịch vụ của TV số thông minh bao  
gồm: Trích xuất dữ liệu từ các tài liệu số:  
tạo giá trị cho siêu dữ liệu, nhập giá trị và  
kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu5; tạo biểu  
ghi siêu dữ liệu phù hợp; lập chỉ số biểu ghi  
siêu dữ liệu: duy trì chỉ số của siêu dữ liệu;  
quản lý dữ liệu: nhận diện nội dung, lưu  
trữ, bảo quản và xóa dữ liệu; xếp hạng dữ  
liệu: so sánh tài liệu dựa trên trắc lượng6;  
chọn lọc dữ liệu: đối chiếu độ chính xác với  
nội dung tìm; tìm tin: mã hóa và sử dụng tri  
thức ngành, xếp hạng và tìm kiếm; nhận  
diện và sử dụng: nhận diện bản sao, chia  
sẻ và tái sử dụng nội dung; trao đổi, chia  
sẻ...: sao chụp, tải và truyền tải nội dung;  
phân phối, phân đoạn: chuyển dữ liệu từ  
nơi này sang nơi khác; theo dõi bổ sung:  
cung cấp số liệu thống kê như phần mềm,  
mô hình và tính hữu dụng của nội dung; hỗ  
trợ, kích thích: cung cấp các báo cáo đến  
từng chủ thể đóng góp nội dung số, các  
phần mềm ...[9, p. 474].  
Có thể nói, hệ thống dịch vụ đa dạng,  
đủ phủ kín mọi loại nhu cầu của NDT  
đã trở thành hồn cốt của TV kỷ nguyên  
CMCN 4.0. Một trong các phương tiện  
được sử dụng tích cực nhất trong TV kỷ  
nguyên này chính là các thiết bị di động và  
đường kết nối mạng không dây. Các tác giả  
Wei-Hsiang Hung, Lih-Juan ChanLin trên  
cơ sở các thống kê của mình đã chỉ ra:  
ngày nay, hầu hết các sinh viên đều rất  
hài lòng khi sử dụng mạng di động để khai  
thác, truy cập, tìm kiếm, trao đổi thông tin  
[20, p. 264].  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Bortolini M., etc, (2017),  
Assembly  
system design in the Industry 4.0 era: a general  
framework .// IFAC PapersOnLine Vol. 50, Issue  
1, pp. 5700-5705  
2. Breeding M. (2015), “Introduction and  
Concepts: Chapter 1 Library Services Platforms:A  
Maturing Genre of Products”, Library Technology  
Reports, May/June 2015, pp.1-19.  
5
6
7
Các dịch vụ ở nhóm này cho phép khả năng cá thể hóa, chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân người dùng.  
Ở đây có sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong Trắc lượng thư mục (Bibliometrics), Trắc lượng web (Webometrics)  
Ý muốn nói tới sự thay đổi về thông tin diễn ra trong thời gian thực dưới tác động của việc tạo lập, khai thác, sử dụng thông tin của mọi  
chủ thể và hệ thống có kiểm soát.  
9
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
3. Cao Minh Kiểm, Trần Mạnh Tuấn, Nguyễn  
Hữu Viêm (2009). Những thông tin cơ bản về trắc  
lượng thư mục.// Thông tin & Tư liệu. 2009. Số  
2. Tr. 2-20.  
4. Günther S., etc(2014), Collaboration  
Mechanisms to increase Productivity in the  
Context of Industrie 4.0: Robust Manufacturing  
Conference (RoMaC 2014)// Procedia CIRP,Vol.  
19, pp. 51 - 56.  
5. Hệ thống trắc lượng thư mục hỗ trợ nghiên  
cứu khoa học./ Nguyễn Tú Quyên d. Nguồn:http://  
view/29767/25389, <2/11/2017>  
6. Hofmann E., Rüsch M. (2017). Industry 4.0  
and the current status as well as future prospects  
on logistics.// Computers in Industry, Vol. 89, pp.  
23-34.  
15. Research Planning and Review Committee  
(ACRL) (2015). 2014 Top Trends in Academic  
Libraries: A review of the trends and issues  
affecting academic libraries in higher education.  
short?rss =1&ssource =mfr ,truy cập ngày  
20/4/2015.  
16. Santos K., etc (2017). Opportunities  
Assessment of Product Development Process  
in Industry 4.0: 27th International Conference on  
FlexibleAutomation and Intelligent Manufacturing,  
FAIM2017, 27-30 June 2017, Modena, Italy//  
Procedia Manufacturing, Vol. 11, pp. 1358-1365.  
17. Trần Mạnh Tuấn (2015). Trắc lượng thư  
mục: Các chỉ số phổ biến - Việc ứng dụng và vấn  
đề đào tạo ngành thông tin-thư viện.// Thông tin&  
Tư liệu. 2015, Số 1, tr. 13-22.  
7. Hồ Tú Bảo (2017). Hiểu về cách mạng  
công nghiệp lần thứ 4. Nguồn:https://vnexpress.  
net  
tin-tuc/khoa-hoc/hieu-ve-cach-mang-cong-  
18. Tương lai của các thư viện-khởi đầu sự  
dịch chuyển lớn./ Nguyễn Thị Hạnh d. Nguồn:  
view/24948/21342,<2/11/2017>.  
nghiep-lan-thu-4-3574624.html.  
8. Koloniari M.,Fassoulis K.(2017). Knowledge  
Management Perceptions inAcademic Libraries.//  
The Journal of Academic Librarianship , Vol. 43,  
pp. 135-142.  
9. Leidig J.P., Fox E.A., (2014). “Intelligent  
digital libraries and tailored services”, Journal  
of Intelligent Information System, Vol. 43,  
pp. 463-480.  
10. Neugebaeur R., etc (2016). Industrie 4.0  
- From the respective of applied research: 49th  
CIRP Conference on Manufacturing Systems  
(CIRP -CMS 2016).// Procedia CIRP, Vol. 57,  
pp.2-7.  
11. Nguyễn Hữu Hùng (2014). Hình thành và  
phát triển không gian thông tin khoa học và công  
nghệ ở Việt Nam.//Thông tin & Tư liệu. 2014. Số  
1. tr. 4-13  
12. Oliff H., Ying Liu (2017) .Towards Industry  
4.0 Utilizing Data-Mining Techniques: a Case  
Study on Quality Improvement: The 50th CIRP  
Conference on Manufacturing Systems.//  
Procedia CIRP, Vol. 63 ,pp. 167 - 172  
13. Redefining theAcademic Library: Managing  
the Migration to Digital Information Services  
(2011). Advisory Board Company, McMaster  
University, Ontario.  
14. Rennung F., etc, (2016). Service Provision  
in the Framework of Industry 4.0: SIM 2015 /  
13th International Symposium in Management//  
Procedia - Social and Behavioral Sciences , Vol.  
221 , pp. 372 - 377.  
19. Vũ Duy Hiệp (2016). Hướng tới thư viện  
số thông minh.// Kỷ yếu hội thảo khoa học trung  
tâm TTTV Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017, tr32.  
20. Wei-Hsiang Hung, Lih-Juan ChanLin,  
(2015). Development of Mobile Web for the  
Library: 7th World Conference on Educational  
Sciences, (WCES-2015), 05-07 February 2015,  
Novotel Athens Convention Center, Athens,  
Greece.// Procedia - Social and Behavioral  
Sciences, Vol. 197, pp. 259 - 264.  
21. Weyer S,etc,(2015), Towards Industry  
4.0 - Standardization as the crucial challenge  
for highly modular, multi-vendor production  
systems // IFAC-PapersOnLine, Vol.48, Issue 3,  
pp.579-584.  
22. Zezulka F.,etc, (2016). Industry 4.0 -  
An Introduction in the phenomenon ,// IFAC-  
PapersOnLine, Vol 49, Issue 25 , pp.8-12.  
23. Younghee Noh, (2015). Imagining Library  
4.0: Creating a Model for Future Libraries.//The  
Journal of Academic Librarianship, Vol. 41,  
pp.786-797.  
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 24-5-2018;  
Ngày phản biện đánh giá: 10-7-2018; Ngày chấp  
nhận đăng: 15-8-2018).  
10  
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2018  
pdf 8 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_trong_ky_nguyen_cach_mang_cong_nghiep_4_0.pdf