Trường trung học cơ sở: Ngôi nhà tự nhiên của chương trình học tích hợp
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
Trường trung học cơ sở: ngôi nhà tự nhiên
của chương trình học tích hợp
Từ hai thập kỷ qua, các nhà giáo dục trung học cơ sở đã có những nỗ lực cải cách,
nhưng chương trình học tích hợp liên môn học vẫn còn hiếm.
Jemes Beane*
CN. Võ Thị Tích và TS. Phạm Thị Lan Phượng** dịch
Với các miếng ghép đã cho của trò chơi ghép hình và ghép chúng lại với nhau,
không nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ thấy được hình ảnh mà chúng tạo nên. Xét cho cùng,
đó không chỉ là bức hình mà còn nói lên ý nghĩa của trò chơi và đảm bảo cho chúng ta
biết chắc rằng tất các miếng ghép đã được ghép lại với nhau, không thừa không thiếu. Nếu
không có hình ảnh này, có lẽ chúng sẽ không bận tâm gì đến trò chơi ghép hình cả.
Trớ trêu thay tình huống này lại rất giống với việc ta yêu cầu trẻ em học toàn thời
gian ở trường. Đối với học sinh (HS), một chương trình học điển hình trình bày một dãy
dài vô tận những sự việc, những kĩ năng lẻ tẻ, rời rạc và không liên quan. Những điều này
có thể kết nối với nhau hoặc hướng đến một bức tranh tổng thể là vấn đề phải được chấp
nhận bởi những người trẻ, hoặc chính xác hơn là dựa trên thẩm quyền của người trưởng
thành. Giống như khi chơi trò ghép hình mà không có hình hướng dẫn, người ta chỉ có thể
dựa vào niềm tin rằng những mảnh ghép ghép lại thành một tổng thể, và có một con số
đúng đắn và một sự kết hợp của những mảnh ghép.
Những lĩnh vực kiến thức
Đây là thời điểm ta phải đối diện với sự thật là những môn học hoặc các lĩnh vực
kiến thức mà chương trình học kiểu truyền thống được thiết kế dựa vào đó đã bị các
chuyên gia chia cắt theo những mục đích riêng của họ. Những môn học này hàm chứa
nhiều kiến thức nhưng không phải tất cả. Những ranh giới của chúng hạn chế chúng ta
tiếp cận những ý nghĩa rộng hơn.
Đối với nhiều người không phải là những học giả chuyên ngành môn học, các môn
học như thế chỉ là các phạm trù trừu tượng. Khi chúng ta đương đầu với những tình huống
hóc búa, hay những vấn đề thực tế hấp dẫn trong cuộc sống, chúng ta không đặt câu hỏi
phần nào dùng đến kiến thức toán học, khoa học, lịch sử,.. Thay vào đó, chúng ta dựa vào
hoặc tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng từ một vài hoặc tất cả các nguồn mà có thể giúp
* Bản quyền tài liệu nguyên văn: Beane, James A. (1991). The middle school: Natural home of
integrated curriculum. Educational Leadership 49, 9-13.
** Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
101
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
ích. Tóm lại, các trường học xây dựng và tổ chức một chương trình học mà đó chỉ là một
sáng chế tinh xảo của cuộc sống, và do đó gây cản trở cho giáo dục vốn có tính thống nhất
và đầy ý nghĩa.
Trong khi việc suy luận từ trò chơi ghép hình giúp ta hiểu được nhược điểm của một
chương trình học với các môn học riêng rẽ, nó chỉ tiết lộ phần nào một vấn đề sâu hơn của
cách tiếp cận này. Việc học tập thật sự bao gồm sự tương tác với môi trường như cách mà
chúng ta đã trải nghiệm để biến chúng trở thành một phần trong hệ thống ý nghĩa của
chúng ta. Tích hợp là một thứ gì đó ta làm cho chính bản thân mình; điều này không được
thực hiện bởi người khác. Điều này có nghĩa là toàn bộ bức tranh mà chúng ta bắt đầu
(tình huống, vấn đề hóc búa) là cái mà chúng ta sáng tạo hoặc tưởng tượng ra. Điều này
rất quan trọng với chúng ta, và sự quan trọng này buộc chúng ta thực hiện nó.
Do đó, chúng ta thấy được sự cần thiết của việc tích hợp trong chương trình học.
Nhưng chúng ta phải cẩn thận nhận thức rằng chương trình học tích hợp có hai khía cạnh
quan trọng. Đầu tiên, tích hợp hàm ý một sự toàn thể và thống nhất hơn là sự riêng biệt và
rời rạc. Thứ hai, một chương trình học tích hợp thực thụ xảy ra khi cá nhân người trẻ
đương đầu với những câu hỏi có ý nghĩa và dấn thân trong những trải nghiệm liên quan
đến những câu hỏi đó, những trải nghiệm họ có thể tích hợp vào trong hệ thống ý nghĩa
của mình. Khi chúng ta tìm kiếm để tích hợp chương trình học, chúng ta cần tìm hiểu
những câu hỏi và ý nghĩa mà người trẻ sáng tạo hơn là những môn học mang tính học
thuật đã được thiết kế sẵn.
Vấn đề chương trình học ở trường trung học cơ sở
Hơn hai thập kỷ qua, các nhà giáo dục ở cấp trung học cơ sở (THCS) đã có những
nỗ lực nghiêm túc để cải cách trường học của họ. Trọng tâm của sự biến chuyển này là
những mỹ từ về sự cần thiết phải suy nghĩ về những đặc tính của đầu giai đoạn vị thành
niên. Nhiều trường THCS (middle school) đã có những bước tiến ấn tượng trong việc
hướng đến một môi trường học đường tích cực và tái cấu trúc sự sắp xếp tổ chức như xếp
lịch học theo khối kiến thức và cộng tác liên môn giữa các giáo viên. Tuy có nhiều bước
biến chuyển đáng kể, nó vẫn không trả lời được câu hỏi cơ bản quan trọng là: Chương
trình học THCS nên như thế nào?
Để hiểu vì đâu mà câu hỏi quan trọng này lại bị bỏ quên, chúng ta phải nhìn lại một
chút thời điểm bắt đầu của xu hướng trường THCS kiểu cũ (junior high school). Trường
THCS kiểu cũ bắt đầu xuất hiện ở Mỹ vào khoảng năm 1910 để đáp lại quan niệm cho
rằng chương trình sơ cấp mở rộng của học sinh lứa tuổi từ nhà trẻ tới lớp 8 không phù hợp
với giai đoạn đầu vị thành niên. Những người biện hộ cho cách tổ chức mới này cho rằng
cách mới có thể mang lại những chương trình hỗ trợ cho các trường đại học, cũng như
định hướng nghề nghiệp và những môn học kinh điển nhập môn cho số HS bỏ học vào
cuối khối lớp 8 đang gia tăng. Nói cách khác, trường THCS kiểu cũ được dự định là một
phiên bản cấp dưới của trường trung học phổ phông (high school), một chương trình
tương tự được chỉnh sửa để trở nên thích hợp hơn cho giai đoạn đầu vị thành niên.
Trong những năm 1930, những bộ luật giới hạn lao động trẻ em và việc mở rộng
giáo dục bắt buộc về lý thuyết đã làm cho những lập luận như thế này lỗi thời. Cho đến
102
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
lúc đó, các nhà giáo dục THCS kiểu cũ đã không nhanh chóng suy tính lại những mục
đích của trường học của họ hoặc chương trình học mà những mục đích này phải gắn vào.
Tuy nhiên, như một phần của một sự vận động rộng lớn hơn, một vài đề xuất cho sự thay
đổi đã xuất hiện. Một chủ đề kiên định là ý tưởng về việc phát triển một chương trình bao
gồm các kiến thức chung cho tất các HS giai đoạn đầu vị thành niên mà sẽ lấy trải nghiệm
làm trung tâm và được tổ chức xung quanh các vấn đề cá nhân và xã hội. Do đó, nhiều
trường THCS kiểu cũ đã tạo ra cái gọi là giờ học khối hay các chương trình cốt lõi lấy vấn
đề làm trung tâm.
Mặc dù đã có các báo cáo về sự thành công, những chương trình này chỉ được áp
dụng cho khoảng 12% các trường THCS kiểu cũ cho tới những năm 1950, những bằng
chứng dùng để kìm hãm được duy trì bởi quan điểm GD hàn lâm, lấy môn học làm trung
tâm. Trong bối cảnh đó, việc phải thay mới lại sức mạnh sau sự kiện phóng tên lửa
Sputnik giúp giải thích tại sao sự tiến triển của trường THCS có thể đã bỏ sót vấn đề về
chương trình học như nó đã được tiến hành vào đầu năm 1960. Trong khi một vài đề xuất
cho việc cải tổ chương trình học một cách nghiêm túc đã xuất hiện trong những năm gần
đây, trường "trung học"(secondary), một cách tổ chức lấy môn học làm trung tâm vẫn tiếp
tục chiếm ưu thế ở các trường THCS.
Thậm chí những bài báo cáo được phổ biến một cách rộng rãi về bài học liên ngành
giữa các nhóm ngành điển hình chỉ có rất ít kết hợp giữa các môn học, chẳng hạn như
những câu hỏi như “từng môn học có thể đóng góp vào chủ đề này”, những điều này duy
trì đặc tính chia cắt, vị trí, và sức mạnh của những môn học riêng lẻ liên quan. Theo cách
hiểu này, cái gì được cho là liên môn học thì thực sự đa môn học và đương nhiên không
hợp thành một thể thống nhất. Hơn nữa, những hội viên thường xuyên của những nhóm
này (nghệ thuật ngôn ngữ, toán học, khoa học, nghiên cứu xã hội) tiếp tục phân biệt dai
dẳng vị trí giữa bốn môn khoa học lớn này và những môn học khác như kinh tế, mỹ thuật
công nghiệp, nghệ thuật, âm nhạc. Ngay cả khi các chương trình học cải tiến ở các trường
trung học phổ thông được sửa lại cho hợp với các phiên bản của trường trung học phổ
thông.
Tầm nhìn của chương trình học tích hợp
Một vài nhà giáo dục gần đây đã xem xét vấn đề chương trình học THCS một cách
nghiêm túc. Nội dung của các cuộc đối thoại của họ có sự khác biệt rõ rệt so với các cuộc
tranh luận về tính ưu việt của một hoặc một lĩnh vực bộ môn nào đó hay các cuộc thảo
luận về các liên kết giữa các chủ đề này. Quả thực là, điểm khởi đầu của những cuộc đối
thoại mới là hoàn toàn khác so với những cuộc tranh luận kia.
Điểm khởi đầu bao gồm 3 khái niệm then chốt. Đầu tiên là những trường THCS nên
là trường giáo dục tổng quát, nơi mà các chương trình học tập trung vào việc chia sẻ rộng
rãi các mối quan tâm của trẻ giai đoạn đầu vị thành niên hơn là gia tăng sự chuyên biệt và
khác biệt giữa những môn học. Khái niệm thứ hai là trong khi chương trình học THCS bị
ràng buộc bởi nhiều yêu cầu và áp lực, mục đích cơ bản và rõ ràng của nó là phục vụ cho
trẻ đầu giai đoạn vị thành niên, những người đang học ở cấp học này.
103
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
Khái niệm thứ ba bao gồm việc xem xét lại quan điểm đang ngày càng phổ biến
trong việc mô tả những người đầu giai đoạn vị thành niên, coi họ gần như là nạn nhân của
giai đoạn phát triển của họ, ví dụ giai đoạn “dở hơi”, “não chết”,,... Trong khi những dán
nhãn này có thể xem như hài hước, chúng hạ thấp giá trị của người giai đoạn đầu vị thành
niên, khuyến khích các mong đợi thấp và những mánh thổi phồng như các hệ thống khẩu
hiệu, các phiếu quà tặng… để chỉ việc "giữ hormones cân bằng". Cuộc đối thoại mới về
chương trình học nhìn nhận người giai đoạn đầu vị thành niên như là con người thực thụ,
những người cũng tham dự vào thế giới rộng lớn và có những câu hỏi nghiêm túc và
những mối bận tâm về cả hai điều này.
Ba câu hỏi này cùng với ý niệm về quan điểm tích hợp dẫn tới một phương án thuyết
phục trả lời cho câu hỏi về chương trình học THCS. Quan điểm mới này bắt đầu với hai
loại câu hỏi và mối quan tâm: những người ở đầu giai đoạn vị thành niên biết gì về bản
thân họ cũng như về thế giới của họ và những người trong thế giới xung quanh chia sẻ
những điều đó như thế nào.
Việc nhận diện ra những câu hỏi này là vấn đề được trẻ đầu giai đoạn vị thành niên
và người trưởng thành ở các trường học địa phương quan tâm. Có thể minh họa ý tưởng
này bằng một vài ví dụ. Những trẻ ở giai đoạn này thường có thắc mắc về những thay đổi
về mặt cơ thể mà họ đang trải nghiệm, sự nhận dạng bản ngã, mối quan hệ với những
người bạn cùng trang lứa, với người lớn và suy nghĩ về viễn cảnh tương lai của mình.
Cùng th