Giáo trình môn Giáo dục thể chất

BỘ QUỐC PHÒNG  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 21  
GIÁO TRÌNH  
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT  
(Dùng cho đào tạo các lớp Cao đẳng)  
Năm 2021  
MỤC LỤC  
1
2
3
BÀI MỞ ĐẦU  
1. Vị trí, tính chất môn học  
1.1. Vị trí  
Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong  
chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.  
1.2. Tính chất  
Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập  
luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.  
2. Mục tiêu môn học  
Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:  
2.1. Về kiến thức  
Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản một số quy định của luật môn thể dục thể thao  
được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.  
2.2 Về kỹ năng  
Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được  
học.  
2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm  
Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo  
đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.  
3. Nội dung chính  
Giáo trình bao gồm Bài mở đầu và 2 chương:  
- Chương 1: Giáo dục thể chất chung bao gồm 2 bài: Thể dục cơ bản Điền kinh.  
- Chương 2: Chuyên đề thể dục thể thảo tự chọn, bao gồm 6 chuyên đề: Môn bơi lội; Môn cầu  
lông; Môn bóng chuyền; Môn bóng rổ; Môn bóng đá; Môn bóng bàn.  
4. Tổ chức dạy học đánh giá kết quả học tập  
4.1. Tổ chức dạy học  
Đối với giảng viên: Khuyến khích giảng viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực, kết hợp  
giảng dạy môn học với các hoạt động thể dục thể thao khác; từng bước hình thành thói quen cho người  
học áp dụng các bài tập được học trong việc rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày.  
Quá trình học tập thể diễn ra với những cách tổ chức đa dạng lôi cuốn người học tham gia  
cùng tập thể với sự dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giảng viên với các hình thức tổ chức tập luyện, phù hợp  
với mục tiêu, yêu cầu đặc điểm của từng môn thể thao: Tập luyện đồng loạt; tập luyện lần lượt; tập  
luyện theo nhóm; tập luyện cá nhân.  
Đối với người học: Cần chú trọng các yêu cầu kỹ thuật phương pháp tập luyện trong học tập  
để rèn luyện, tự rèn luyện, hình thành thói quen thể dục thể thao trong và ngoài giờ học.  
4.2. Phương pháp đánh giá  
Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số  
12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành  
chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình  
độ trung cấp, trình độ cao đẳng.  
4
         
Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG  
Bài 1: THỂ DỤC CƠ BẢN  
1. Giới thiệu về thể dục cơ bản  
Thể dục cơ bản loại hình thể dục nội dung chính của nó bao gồm các bài tập phát triển  
chung liên quan đến hoạt động của các bộ phận cơ thể, như tay, chân, đầu, thân, mình; các kĩ năng vận  
động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném, bắt, leo trèo; các bài tập đội hình, các bài tập trên các dụng cụ thể  
dục (thang gióng, ghế thể dục, cầu…); các bài tập thể dục dụng cụ đơn giản.  
Thể dục cơ bản phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhưng thường được vận dụng trong các  
trường học nhằm phát triển các kĩ năng vận động cần thiết cho cuộc sống, hình thành các tư thế đúng,  
đẹp; phát triển khả năng phối hợp vận động và các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền cho  
người học.  
2. Thể dục tay không liên hoàn  
2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn  
Thể dục tay không liên hoàn giúp cho người tập duy trì và nâng cao sức khỏe, trong đó giúp phát  
triển các bắp thịt ở vai, ngực và chi trên. Ngoài ra, còn giúp hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và nâng  
cao năng lực làm việc.  
2.2. Các động tác kỹ thuật  
Bài thể dục tay không liên hoàn (32 động tác)1  
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, chân đứng tư thế nghiêm,  
mặt nhìn về phía trước.  
Động tác 1: Tay trái đưa ngang, duỗi thẳng, lòng bàn tay  
úp.  
Động tác 2: Hai tay giang ngang, lòng bàn tay úp, các ngón  
tay khép.  
1
Bộ Giáo dục Đào tạo: Tài liệu giảng dạy Thể dục thể thao, dùng cho các trường đại học, cao đẳng và  
trung cấp chuyên nghiệp. Nội, NXB Giáo dục, 1997; Phan Thế Nguyên, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thu .  
Giáo trình Thể dục cơ bản. Nội: NXB Thể dục thể thao, 2005.  
5
           
Động tác 3: Tay trái đưa ra trước, lòng bàn tay xoay hướng  
vào trong.  
Động tác 4: Hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay úp.  
Động tác 5: Tay trái đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào  
trong, mặt nhìn chếch lên trên 30o..  
Động tác 6: Hai tay đưa lên cao, tạo thành một góc 300.  
Động tác 7: Hai tay đưa ngang, lòng bàn tay úp, mặt nhìn  
thẳng về trước.  
Động tác 8: Hai tay hạ xuống, về tư thế cơ bản.  
6
Động tác 9: Hai tay đưa ra sau, lòng bàn tay hướng vào  
nhau, chân trái đưa lên trước duổi thẳng (song song mặt  
đất), chân phải đứng trụ làm thẳng.  
Động tác 10: Hạ thấp trọng tâm bằng chân trái xuống, gập  
gối 90o, bàn chân phải hơi xoay một góc vuông với chân  
trái và duỗi thẳng, đầu hơi ngửa.  
Động tác 11: Quay thân sang phải 90o, trọng tâm trên hai  
chân, mặt nhìn thẳng.  
Động tác 12: Khép chân trái, hai tay hạ dọc thân người, về  
tư thế chuẩn bị.  
Động tác 13: Đưa chân phải lên duỗi thẳng (song song mặt  
đất) như động tác 9.  
Động tác 14: Hạ thấp trọng tâm như động tác 10.  
7
Động tác 15: Quay thân sang trái 90o như động tác 11.  
Động tác 16: Khép chân phải về tư thế thẳng như động tác  
12.  
Động tác 17: Ngồi xổm chụm gối, hai bàn chân khép, nửa  
bàn chân trước tiếp xúc đất, hai tay chống bằng vai, cách  
mũi chân 30 cm, đầu cúi.  
Động tác 18: Chuyển trọng tâm lên hai tay, bật nhẹ đưa  
chân trái sang bên duỗi thẳng.  
Động tác 19: Thu chân trái, đưa chân phải sang bên như  
động tác 18.  
Động tác 20: Thu chân về ngồi xổm.  
Động tác 21: Chống hai tay, đẩy hai chân về sau thành  
chống sấp, thân thẳng.  
8
Động tác 22: Gập khuỷu tay, chống đẩy một lần.  
Động tác 23: Thực hiện giống động tác 22 (chống đẩy lần  
2).  
Động tác 24: Thu chân về giống động tác 20.  
Động tác 25: Đứng thẳng dậy, hai tay lên cao chữ V, chân  
khép, lòng bàn tay hướng trong.  
Động tác 26: Gập thân hai tay hướng vào hai mũi chân,  
đầu gối thẳng.  
Động tác 27: Bước chân trái về trước 30o, khuỵu gối, hai  
tay lên cao chữ V lòng bàn tay hướng trong, đầu hơi ngửa.  
Động tác 28: Thu chân trái về, gập thân giống động tác 26.  
9
Động tác 29: Thực hiện giống động tác 27 nhưng bước  
chân phải.  
Động tác 30: Thực hiện giống động tác 28.  
Động tác 31: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai  
tay dang ngang lòng bàn tay úp, gập thân người song song  
mặt đất.  
Động tác 32: Thu chân trái về tư thế chuẩn bị. Kết thúc bài  
tập.  
3. Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản  
Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản hệ thống các bài tập đa dạng, được lựa chọn sử dụng  
theo các phương pháp khoa học nhằm phát triển hoàn thiện thể chất nâng cao năng lực vận động của con  
người. Những động tác có kết cấu từ nhiều loại hình vận động như nhảy múa, nửa nhào lộn, thăng bằng,  
quay chuyển tạo hình với các dụng cụ như: Gậy, dây, vòng, lụa, bóng, chùy. Trong bài này chỉ giới thiệu  
bài tập liên hoàn 32 động tác với gậy thể dục.  
3.1. Tác dụng của thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản  
Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản giúp phát triển thể lực chung, phát triển các tố chất vận  
động cần thiết, nâng cao sức khỏe, giáo dục khả năng diễn tả động tác. Phát triển cơ thể cân đối hài hòa  
cho người tập, tạo dáng đẹp người tập, góp phần nâng cao ý thức tập thể trong các hoạt động chung.  
3.2. Các động tác kỹ thuật  
Bài tập liên hoàn 40 động tác với gậy thể dục2  
2
Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Thể dục cơ bản. Nhà xuất bản Thể  
dục thể thao năm 2005.  
10  
     
Tư thế nghiêm: Người đứng ở tư thế nghiêm, tay  
phải cầm đầu gậy dọc theo thân người hướng lên  
trên.  
Tư thế nghỉ: Chân trái bước sang ngang rộng bằng  
vai, tay phải cầm gậy mủi gậy hướng về mủi chân  
trái, tay trái để sau ngang thắc lưng.  
Tư thế chuẩn bị: Người đứng ở tư thế nghiêm, 2 tay  
duỗi thẳng cầm gậy phía trước thân người. Mu bàn  
tay hướng ra ngoài, ngón cái và 4 ngón còn lại nắm  
vòng theo gậy, mắt nhìn thẳng.  
Động tác 1: Từ tư thế chuẩn bị, hai tay đưa gậy ra  
phía trước ngang vai.  
Động tác 2: Gập khuỷu tay sát lườn, đưa gậy chạm  
xương đòn.  
11  
Động tác 3: Chân trái bước lên trước rộng bằng vai,  
chân sau kiễng gót, đồng thời 2 tay duỗi thẳng đưa  
gậy lên cao, ưỡn căng thân. Mắt nhìn gậy.  
Động tác 4: Thu chân hạ gậy về giống động tác 1.  
Động tác 5: Đưa gậy sang trái ngang vai, tay trái  
thẳng, tay phải gập khuỷu tay ngang vai. Mắt nhìn  
gậy.  
Động tác 6: Đưa gậy về giống động tác 4.  
Động tác 7: Thực hiện giống động tác 5 nhưng đổi  
bên, đưa gậy sang phải.  
Động tác 8: Đưa gậy lên cao, 2 tay thẳng.  
12  
Động tác 9: Chân trái đưa sang ngang, kiễng gót,  
nghiêng lườn sang trái đồng thời tay trái hạ gậy.  
Động tác 10: Thu chân trái về đồng thời đưa gậy cao  
ngang vai.  
Động tác 11: Thực hiện tương tự động tác 9, nhưng  
đổi bên, nghiêng lườn sang phải.  
Động tác 12: Thu chân phải, đồng thời đưa gậy về  
giống động tác 10.  
Động tác 13: Chân trái bước sang ngang rộng hơn  
vai, đồng thời đưa gậy lên cao thẳng tay, rồi gập  
thân, hạ gậy đặt sau gáy. Đầu ngửa, thân ưỡn căng.  
13  
Động tác 14: Đứng dậy thu chân trái, đứa gậy về  
giống nhịp 12.  
Động tác 15: Thực hiện giống như động tác 13  
nhưng đổi chân.  
Động tác 16: Đứng dậy thu chân phải hạ gậy về tư  
thế chuẩn bị.  
Động tác 17: Chân trái bước sang ngang, rộng bằng  
vai, đồng thời, 2 tay đưa gậy ra phía trước.  
Động tác 18: Vặn mình đưa gậy qua trái, tay trái  
thẳng, tay phải gập, gậy cao ngang vai và song song  
mặt đất.  
Động tác 19: Đưa gậy về giống động tác 17.  
14  
Động tác 20: Thu chân trái hạ gậy về tư thế chuẩn  
bị.  
Động tác 21: Chân phải bước sang ngang, rộng bằng  
vai, đồng thời, 2 tay đưa gậy ra phía trước.  
Động tác 22: Vặn mình đưa gậy qua phải, tay phải  
thẳng, tay trái gập, gậy cao ngang vai và song song  
mặt đất.  
Động tác 23: Đưa gậy về giống động tác 17.  
Động tác 24: Thu chân phải hạ gậy về tư thế chuẩn  
bị.  
Động tác 25: Đá lăng chân trái sang ngang đổng thời  
2 tay đưa gậy lên cao, ưỡn căng thân.  
15  
Động tác 26: Hạ chân trái rộng hơn vai và khuỵu  
gối, đồng thời 2 tay đặt gậy sau gáy, thân người và  
chân phải thẳng.  
Động tác 27: Xoay mũi chân trái sang ngang, mở  
gối trái theo, đồng thời tay trái đưa gậy chếch thấp -  
ngang, tay phải chếch cao - ngang, thân người thẳng.  
Quay đầu sang trái, mắt nhìn gậy.  
Động tác 28: Thu chân trái và gậy về tư thế chuẩn  
bị.  
Động tác 29: Đá lăng chân phải sang ngang đổng  
thời 2 tay đưa gậy lên cao, ưỡn căng thân.  
Động tác 30: Hạ chân phải rộng hơn vai và khuỵu  
gối, đồng thời 2 tay đặt gậy sau gáy, thân người và  
chân phải thẳng.  
16  
Động tác 31: Xoay mũi chân phải sang ngang, mở  
gối phải theo, đồng thời tay phải đưa gậy chếch thấp  
- ngang, tay trái chếch cao - ngang, thân người thẳng.  
Quay đầu sang phải, mắt nhìn gậy.  
Động tác 32: Thu chân trái và gậy về tư thế chuẩn  
bị.  
Động tác 33: Quay trái, chân trái bước lên rộng hơn  
vai, khuỵu gối, chân sau thẳng, đồng thời 2 tay đưa  
gậy ra trước.  
Động tác 34: Duỗi thẳng chân quay phải, đồng thời  
2 tay đưa gậy lên cao, tay phải hạ gậy xuống ngang  
vai, tay trái gập trước ngực. Mắt nhìn gậy.  
Động tác 35: Hạ gậy từ ngang xuống, thu chân trái  
về tư thế chuẩn bị.  
Động tác 36: Quay phải, chân phải bước lên rộng  
hơn vai, khuỵu gối, chân sau thẳng, đồng thời 2 tay  
đưa gậy ra trước.  
17  
Động tác 37: Duỗi thẳng chân quay trái, đồng thời 2  
tay đưa gậy lên cao, tay trái hạ gậy xuống ngang vai,  
tay phải gập trước ngực. Mắt nhìn gậy.  
Động tác 38: Hạ gậy từ ngang xuống, thu chân phải  
về tư thế chuẩn bị.  
Động tác 39: Bước chân trái lên trước rộng bằng vai,  
chân phải kiễng gót, 2 tay đưa gậy lên cao. Căng  
thân, đầu ngửa, mắt nhìn gậy.  
Động tác 40: Thu chân trái về, tay phải cầm gậy  
dựng vuông góc với mặt đất và cao ngang vai, tay  
trái nắm gậy dưới tay phải, 2 tay thẳng.  
Trở về tư thế nghiêm và kết thúc bài tập.  
CÂU HỎI  
1. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, kỹ thuật cơ bản của thể dục tay không liên hoàn và thể dục cơ bản với  
dụng cụ đơn giản.  
18  
BÀI 2: ĐIỀN KINH  
Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy  
cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ nhiều môn phối hợp khác. Điền kinh chủ yếu là môn  
thể thao cá nhân, với ngoại lệ là các cuộc đua tiếp sức và các cuộc thi mà kết hợp biểu diễn vận động viên  
như chạy băng đồng.  
Cơ sở của môn điền kinh chính là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể  
lực tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể  
chất cũng như trong chương trình tập luyện sức khoẻ của mọi người.  
1. Chạy cự ly ngắn  
Chạy cly ngắn bao gồm các cự ly từ 20m – 400m, trong đó các cự ly 100m, 200m, 400m là các  
nội dung thi đấu chính thức trong các đại hội thể thao Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Trong bài này chỉ  
giới thiệu chạy cự ly 100m.  
1.1. Tác dụng của chạy cự ly ngắn  
Ngoài việc giúp nâng cao thể lực chung, chạy cự ly ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo  
léo, khả năng phối hợp vận động đặc biệt sức mạnh tốc độ, giúp cho cơ thể trở nên săn chắc phát  
triển cân đối toàn diện.  
1.2. Các động tác kỹ thuật  
Chạy cự ly 100m được chia làm 04 giai đoạn: Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng  
chạy về đích.  
1.2.1. Xuất phát  
- Giới hạn: Giai đoạn này bắt đầu từ khi người chạy vào bàn đạp đến khi chân rời khỏi bàn đạp.  
- Nhiệm vụ: Tận dụng mọi khả năng để xuất phát nhanh và đúng luật.  
Hình 1 - Bàn đạp luyện tập  
Hình 2 - Bàn đạp dùng trong thi đấu  
19  
       
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 109 trang baolam 04/05/2022 7720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_giao_duc_the_chat.doc