Bài giảng Microsoft Excel (Phần 1)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐNG NGHCÔNG NGHVÀ NÔNG LÂM NAM BỘ  
-------  -------  
BÀI GIẢNG  
MICROSOFT EXCEL  
Mã s: MH19  
NGH:  
KHOA CÔNG NGHTHÔNG TIN  
Địa chỉ: QL 1K, Phường Bình An, TX. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương  
[Lưu hành ni b]  
-2018-  
MC LC  
i
ii  
Bài 1.  
TỔNG QUAN VỀ MS EXCEL  
Mục tiêu:  
Sau khi học xong phần này người học có khả năng:  
- Trình bày được một số khái niệm về bảng tính Excel;  
- Thực hiện khởi động và thoát khỏi chương trình ứng dụng, các thao tác đối với ô,  
vùng, WorkSheet và Workbook;  
- Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo.  
Nội dung:  
1.1. KHÁI NIỆM.  
1.1.1. Excel là gì?  
Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi chạy  
chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong  
việc thực hiện:  
- Tính toán đại số, phân tích dữ liệu.  
- Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách.  
- Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau.  
- Vẽ đồ thị và các sơ đ.  
- Tự động hóa các công việc bằng các macro.  
- Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán  
khác nhau.  
Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn làm việc (tính  
toán, vẽ đồ thị, …) và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet (bảng tính), do  
vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với nhau chỉ trong một tập tin  
(file). Một workbook chứa rất nhiều worksheet hay chart sheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính  
của bạn.  
Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn được  
gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành các cột và các  
dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một Worksheet chứa được 16,384 cột và  
1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ chứa được 256 cột và 65,536 dòng).  
Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị. Một  
chart sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị.  
Sheet tabs: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của cửa sổ  
workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột vào tên sheet cần  
đến trong thanh sheet tab.  
1
Hình 1.1: Các thành phần của Workbook  
Excel 2010 dùng định dạng tập tin mặc định là “.XLSX” (dựa trên chuẩn XML giúp  
việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng được dễ dàng hơn) thay cho định dạng chuẩn trước đây  
là “.XLS”.  
Hình 1.2: Giao diện Excel  
Nút lệnh Office chứa các lệnh rất thường hay sử dụng như tạo tập tin mới, mở tập tin,  
lưu tập tin, … và danh mục các tập tin đã mở trước đó. Nút lệnh Office giống như thực đơn  
File của các phiên bản trước.  
Chúng ta có thể chế biến thanh các lệnh truy cập nhanh chứa các lệnh mà ta hay sử  
dụng nhất. Nhấn vào để mở danh mục các lệnh và check  
vào các lệnh cần cho hiện lên  
thanh lệnh truy cập nhanh. Nếu các nút lệnh ở đây còn quá ít bạn có thể nhấn chọn More  
Commands… để mở cửa sổ điều chế thanh lệnh truy cập nhanh.  
2
Hình 1.3: Các lệnh trong thực đơn Office.  
1.1.2. Ribbon là gì?  
Ribbon: Excel 2010 thay đổi giao diện người dùng từ việc sử dụng các thanh thực đơn  
truyền thống thành các cụm lệnh dễ dàng truy cập, được trình bày ngay trên màn hình gọi là  
Ribbon. Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data, Reviews,  
View, Developer, Add-Ins. Để làm ẩn hoặc hiện các Ribbon ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+F1 hoặc  
double click vào menu lệnh.  
Hình 1.4: Thanh công cụ Ribbon.  
1.1.3. Giới thiệu màn hình làm việc của MS Excel.  
1.1.3.1. Thanh tiêu đ(Title bar).  
Thanh tiêu đề (Title bar)  
Hình 1.5: Thanh Tiêu đề (Title Bar).  
1.1.3.2. Thanh cha các lnh th.  
3
- Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm  
việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng hoặc  
cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…  
- Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị, ký  
hiệu, …  
- Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn.  
- Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi công  
thức, điều khiển việc tính toán của Excel.  
- Data: Các nút lệnh đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách, phân tích dữ  
liệu,…  
- Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các ô, các  
thiết lập bảo vệ bảng tính.  
- View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia màn  
hình, …  
- Developer: Tab này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình viên,  
những người có hiểu biết về VBA. Để mở nhóm này nhấn vào nút Office Excel Options  
Popular Chn Show Developer tab in the Ribbon.  
Add-Ins: Tab này chỉ xuất hiện khi Excel mở một tập tin có sử dụng các tiện ích bổ  
sung, các hàm bổ sung,…  
1.1.3.3. Thanh trng thái.  
Hình 1.6: Thanh trạng thái.  
1.1.3.4. Thanh cun (Scroll bar).  
Thanh cuốn dọc và thanh cuốn ngang được gọi chung là các thanh cuốn (scroll bars).  
Bởi vì màn hình Excel chỉ có thể hiển thị (cho xem) một phần của bảng tính đang thao tác,  
nên ta phải dùng thanh cun dc để xem phn bên trên hay bên dưới bng tính và dùng thanh  
cun ngang để xem phn bên trái hay bên phi ca bng tính.  
- Thanh cuốn dọc là thanh dài nhất, nằm dọc ở bên lề phải; hai đầu có hai mũi tên lên  
và mũi tên xuống; ở giữa có thanh trượt để cuốn màn hình lên xuống.  
- Thanh cuốn ngang là thanh nằm ngang, thứ hai từ dưới màn hình đếm lên. Có hình  
dạng giống thanh cuốn dọc, chỉ khác là nằm ngang.  
Hình 1.7: Thanh cuốn ngang.  
- Cách sử dụng thanh cuốn.  
+ Nhấp chuột vào mũi tên sang trái để cuốn màn hình đi sang trái.  
+ Nhấp chuột vào mũi tên sang phải để cuốn màn hình sang phải.  
1.1.3.5. Thanh thước k(Ruler).  
4
1.2. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT, PHÓNG TO, THU NHỎ CỬA SỔ.  
1.2.1. Khởi động.  
Có 3 cách khởi động chương trình ứng dụng Excel:  
- Cách 1:  
Bước 1: Tmàn hình (ca s) chính ca Windows nhp chut nút Start ở góc dưới bên  
trái.  
Bước 2: Di chuyn chuột lên trên đến chAll Programs, ri di chuyn chut sang phi  
chn Microsoft Office, sau đó di chuyển chuột đến chMicrosoft Office Excel 2010 thì dng  
li.  
Bước 3: Nhp chut vào biểu tượng  
- Cách 2: Di chuyển chuột đến biểu tượng chương trình Microsoft Office Excel 2010  
trên desktop.  
để khởi động Excel.  
- Cách 3: Di chuyển chuột đến biểu tượng chương trình Microsoft Office Excel 2010  
trên thanh công vic ở phía dưi nang hình.  
1.2.2. Thu nhỏ.  
Hình 1.8: Các nút điều khiển cửa sổ Excel.  
Thao tác này chỉ thực hiện được khi cửa sổ đang mở to, nhấp chuột chuột vào nút  
góc trên cùng bên phải. Khi đó cửa sổ Excel sẽ được thu gọn lại thành một biểu tượng trên  
thanh Taskbar của Windows bên cạnh nút Start.  
1.2.3. Phóng to.  
Thao tác này chỉ thực hiện được khi cửa sổ đang bị thu nhỏ.  
Nhấp chuột vào biểu tượng  
thu gọn của Excel trên thanh  
Taskbar bên phía dưới màn hình.  
1.2.4. Thoát.  
Nhấp chuột vào nút  
ở góc trên cùng bên phải để thoát khỏi Excel. Hoặc cũng có thể  
thoát Excel bằng cách nhấn nút Office chn Exit Excel.  
1.3. THAO TÁC VI Ô VÀ VÙNG.  
1.3.1. Chọn vùng.  
- Nếu dùng chuột, trước tiên bạn dùng chuột di chuyển ô hiện hành đến góc trên bên  
trái của vùng cần chọn, sau đó giữ trái chuột kéo xuống dưới qua phải đến vị trí ô cuối cùng  
của vùng và thả chuột.  
- Nếu dùng phím thì sau khi chọn ô đầu tiên bạn giữ phím Shift trong khi nhấn phím  
để đến ô cuối của vùng và thả các phím. (Bạn cũng có thể làm ngược lại là chọn ô cuối  
của vùng trước và kéo chọn đến ô đầu tiên).  
- Khi muốn chọn cả sheet hiện hành thì nhấn <Ctrl+A>, còn muốn chọn cả workbook  
(nghĩa là chọn tất cả các sheet) thì nhấp phải chuột lên thanh sheet tab và chọn Select All  
Sheets.  
5
1.3.2. Sao chép và di chuyển vùng.  
Sao chép (copy) giúp ta nhân bản một vùng nào đó đến một nơi nào đó trong bảng tính  
và dữ liệu gốc còn nguyên, còn di chuyển vùng thì cũng như sao chép nhưng dữ liệu gốc sẽ  
được di dời đến vị trí mới. Để sao chép hay di chuyển trước tiên bạn phải chọn vùng cần sao  
chép hay di chuyển, sau đó có thể dùng nút lệnh, phím tắt hay dùng chuột để thực hiện:  
- Cách 1: Dùng Ribbon.  
Bước 1: Chọn vùng.  
Bước 2: Click vào menu Home.  
Bước 3: Nhấn nút  
hay  
(Copy hay Cut).  
Bước 4: Đặt con trỏ đến nơi đích và click menu Home chọn  
(Paste).  
Lưu ý: Bạn có thể gọi các lệnh trên từ thực đơn ngữ cảnh nhấp phải chuột.  
- Cách 2: Dùng Chut.  
Bước 1: Chọn vùng.  
Bước 2: Giữ trái chuột và giữ thêm phím Ctrl nếu là sao chép (không giữ thêm phím  
Ctrl sẽ là lệnh di chuyển).  
Bước 3: Kéo chuột tới nơi đích cần sao chép hay di chuyển đến và thả chuột.  
1.3.3. Chèn, xoá ô, dòng và cột.  
Chúng ta có thể chèn thêm các ô vào bên trái hoặc bên trên của ô hiện hành trong  
worksheet và dịch chuyển các ô đang chọn qua phải hoặc xuống dưới. Tương tự, ta có thể chèn  
thêm các dòng bên trên, chèn thêm các cột vào bên trái và có thể xóa đi các ô, các dòng và cột.  
- Chèn ô trng.  
Bước 1: Chọn các ô mà bạn muốn chèn các ô trống vào đó  
(muốn chọn các ô không liên tục thì giữ Ctrl trong khi chọn các ô).  
Bước 2: Chọn Home Insert Insert Cells…  
Bước 3: Chọn lựa chọn phù hợp trong hộp thoại Insert.  
Hình 1.9: Chèn ô trống.  
- Chèn dòng.  
Bước 1: Chọn một hoặc nhiều dòng liên tục hoặc cách khoảng mà bạn muốn chèn số  
dòng tương ứng phía trên các dòng này.  
Bước 2: Chọn Home Insert Insert Sheet Rows.  
6
Hình 1.10: Minh họa chèn các dòng trống lên trên các dòng đang chọn.  
- Chèn ct.  
Bước 1: Chọn một hoặc nhiều cột liên tục hoặc cách khoảng mà bạn muốn chèn số cột  
tương ứng phía bên trái các cột này.  
Bước 2: Chọn Home Insert Insert Sheet Columns.  
- Xóa các ô, dòng và ct.  
Bước 1. Chọn các ô, các dòng hoặc các cột cần xóa.  
Bước 2: Chọn Home Cells Delete chọn kiểu xóa phù hợp.  
Xóa ô  
Xóa dòng  
Xóa cột  
Hình 1.11: Minh họa xóa cá ô, dòng cột.  
1.3.4. Thay đổi độ rộng cột và chiều cao hàng.  
Trong worksheet ta có thể qui định độ rộng cột từ 0 đến 255, đây chính là số ký tự có  
thể hiển thị trong một dòng. Độ rộng mặc định của cột là 8.43 ký tự, khi độ rộng là 0 thì cột  
được ẩn đi. Tương tự, chiều cao của dòng qui định từ 0 đến 409, đây là đơn vị đo lường bằng  
điểm (point: 1 point = 1/72 inch). Chiều cao mặc định của dòng là 12.75 point, khi chiều cao là  
0 thì dòng bị ẩn đi. Các bước điều chỉnh dòng cột:  
Bước 1: Chọn dòng hoặc cột cần điều chỉnh chiều cao hoặc độ rộng.  
Bước 2: Chọn Home cell Format Chọn lệnh phù hp.  
7
Hình 1.12: Danh sách Format tùy chỉnh độ cao của dòng, độ rộng của cột.  
- Row Height: Chọn lệnh này để qui định chiều cao của dòng.  
- AutoFit Row Height: Chọn lệnh này Excel sẽ tự canh chỉnh chiều cao dòng cho phù  
hợp với nội dung.  
- Column Width: Chọn lệnh này để qui định độ rộng cột.  
- AutoFit Column Width: Chọn lệnh này Excel sẽ tự canh chỉnh độ rộng cột cho phù  
hợp với nội dung.  
- Default Width… : Chọn lệnh này khi bạn muốn qui định lại độ rộng mặc định cho  
worksheet hay cả workbook. Ta có thể qui định chiều cao dòng và độ rộng cột cho cả worksheet  
hay cả workbook bằng cách chọn cả worksheet hay cả workbook trước khi thực hiện lệnh.  
Ngoài cách thay đổi chiều cao dòng và độ rộng cột như trên, ta còn có thể dùng chuột để thao  
tác nhanh hơn. Muốn thay đổi độ rộng cột nào hãy rê chuột đến phía bên phải tiêu đề cột đó  
cho xuất hiện ký hiệu và kéo chuột về bên phải để tăng hoặc kéo về bên trái để giảm độ rộng  
cột. Tương tự, muốn thay đổi chiều cao dòng nào hãy rê chuột đến bên dưới số thứ tự dòng cho  
xuất hiện ký hiệu và kéo chuột lên trên để giảm hoặc kéo xuống dưới để tăng chiều cao dòng.  
Ta có thể qui định chiều cao dòng và độ rộng cột cho cả worksheet hay cả workbook  
bằng cách chọn cả worksheet hay cả workbook trước khi thực hiện lệnh.  
Ngoài cách thay đổi chiều cao dòng và độ rộng cột như trên, ta còn có thể dùng chuột  
để thao tác nhanh hơn. Muốn thay đổi độ rộng cột nào hãy rê chuột đến phía bên phải tiêu đề  
cột đó cho xuất hiện ký hiệu  
và kéo chuột về bên phải để tăng hoặc kéo về bên trái để giảm  
độ rộng cột. Tương tự, muốn thay đổi chiều cao dòng nào hãy rê chuột đến bên dưới số thứ tự  
dòng cho xuất hiện ký hiệu  
chiều cao dòng.  
và kéo chuột lên trên để giảm hoặc kéo xuống dưới để tăng  
Hình 1.13: Kéo dãn dòng, cột bằng cách dùng chuột.  
8
1.4. DI CHUYỂN TRONG BẢNG TÍNH VÀ SỬ DỤNG PHÍM TẮT.  
1.4.1. Sheet Tab.  
Để di chuyển qua lại giữa các sheet ta nhấp chuột lên tên của sheet trên thanh sheet tab.  
Ngoài ra chúng ta có thể dùng <Ctrl + Page Up> để di chuyển đến sheet liền trước sheet hiện  
hành và <Ctrl+Page Down> để di chuyển đến sheet liền sau sheet hiện hành. Để trở về sheet  
đầu tiên bạn nhấp chuột và nút  
chuột vào nút trên thanh sheet tab. Nếu muốn đến một sheet nào đó trong trường hợp có quá  
nhiều sheet thì bạn hãy nhấp phải chuột vào thanh và chọn tên sheet cần đến.  
trên thanh sheet tab và để đến sheet cuối cùng thì bạn nhấp  
Hình 1.14: Hướng dẫn sử dụng thanh sheet tab.  
1.4.2. Sử dụng các tổ hợp phím tắt để di chuyển.  
Để đến được nơi cần thiết trong bảng tính ngoài việc dùng chuột cuốn các thanh cuốn  
ngang và dọc, các phím mũi tên thì bạn nên nhớ các tổ hợp phím ở bảng bên dưới để giúp di  
chuyển được nhanh hơn.  
9
Nhấn phím  
→ hoặc Tab  
Di chuyển  
Sang ô bên phải.  
Sang ô bên trái.  
Lên dòng.  
← hoặc Shift + Tab  
Xuống dòng.  
Home  
Đến ô ở cột A của dòng hiện hành.  
Ctrl + Home  
Ctrl + End  
Alt + Page Up  
Alt + Page Down  
Page Up  
Đến địa chỉ ô A1 trong worksheet.  
Đến địa chỉ ô có chứa dữ liệu sau cùng trong worksheet.  
Di chuyển ô hiện hành qua trái một màn hình.  
Di chuyển ô hiện hành qua phải một mành hình.  
Di chuyển ô hiện hành lên trên một màn hình.  
Di chuyển ô hiện hành xuống dưới một màn hình.  
Mở hộp thoại Go To.  
Page Down  
F5  
End + → hoặc Ctrl + Đến ô bên phải đầu tiên mà trước hoặc sau nó là ô trống.  
End + ← hoặc Ctrl + Đến ô bên trái đầu tiên mà trước hoặc sau nó là ô trống.  
End + ↑ hoặc Ctrl + ↑ Lên ô phía trên đầu tiên mà trên hoặc dưới nó là ô trống.  
End + ↓ hoặc Ctrl + ↓ Xuống ô phía dưới đầu tiên mà trên hoặc dưới nó là ô trống.  
Ctrl + Page Up  
Di chuyển đến sheet phía trước sheet hiện hành.  
Di chuyển đến sheet phía sau sheet hiện hành.  
Ctrl + Page Down  
1.5. THAO TÁC VỚI WORKBOOK.  
1.5.1. Tạo mới workbook.  
- Cách 1: Chọn menu File New, một hộp thoại hiện ra (xem hình bên dưới) cung cấp  
nhiều lựa chọn để tạo workbook như: workbook trống, workbook theo mẫu dựng sẵn, workbook  
dựa trên một workbook đã có. Để tạo workbook trống, bạn chọn Blank workbook và nhấp nút  
Create.  
10  
Hình 1.15: Màn hình khi to Workbox mi  
- Cách 2: Chn biểu tượng  
trên Ribon.  
- Cách 3: Nhn thp phím Ctrl + N.  
1.5.2. Mở workbook có sẵn trên ổ đĩa.  
- Cách 1: Chọn menu File Recent chọn tên tập tin muốn mở (có tối đa là 50 tên  
tập tin được sử dụng gần đây nhất trong danh sách này. Để điều chỉnh danh sách thì nhấn vào  
nút File Options Advance phần Display Show this number of Recent Documents).  
- Cách 2: Dùng trình quản lý tập tin như Windows Explorer, tìm đến nơi lưu trữ tập  
tin và nhấp chuột hai lần lên tên tập tin.  
- Cách 3:  
Bước 1: Chọn nút File Open.  
Bước 2: Tìm ổ đĩa nơi chứa tập tin chọn tập tin cần mở.  
Bước 3: Click Open.  
Các tùy chọn của nút Open trong hộp thoại gồm:  
+ Open (mở bình thường).  
+ Open Read-Only (Không lưu đè được những thay đổi).  
+ Open as Copy (Tạo bản sao của tập tin và mở ra)  
+ Open in Browser (Mở tập tin bằng trình duyệt web mặc định).  
+ Open and Repair (Rất hữu dụng trong trường hợp tập tin bị lỗi).  
Hình 1.16: Màn hình hướng dn mWorkbox có sn.  
11  
1.5.3. Lưu workbook.  
Một điều cần lưu ý khi làm việc trên máy tính là các bạn phải nhớ thực hiện lệnh lưu lại  
công việc đã thực hiện thường xuyên. Việc ra lệnh lưu trữ không tốn nhiều thời gian nhưng nếu  
máy bị hỏng hay cúp điện đột ngột có thể mất tong cả giờ làm việc của bạn. Nhằm an toàn cho  
dữ liệu, bạn nên bật tính năng Auto Recover, Excel sẽ tự động thực hiện lệnh lưu theo thời gian  
qui định (mặc định là 10 phút lưu một lần). Để sử dụng tính năng Auto Recover bạn chọn nút  
Office Excel Options Save, sau đó đánh dấu chọn vào Save AutoRecover information  
every  
minutes.  
Một số cách lưu workbook:  
1.5.3.1. Lưu tập tin mi.  
Bước 1: chọn 1 trong 3 cách:  
- Cách 1: Chọn nút Office Save.  
- Cách 2: Nhấp chuột lên nút  
trên thanh lệnh truy cập nhanh (Quick Access  
Tollbar).  
- Cách 3: Dùng tổ hợp phím <Ctrl+S> hoặc <Shift+F12>.  
Nếu tập tin đã được lưu trước đó rồi thì Excel sẽ lưu tiếp các phần cập nhật, còn nếu  
là tập tin được ra lệnh lưu lần đầu thì hộp thoại Save As hiện ra.  
Bước 2: Trong hộp thoại Save As, bạn hãy chọn nơi lưu trữ tập tin (tại Look In) và  
đặt tên cho tập tin tại hộp File name, chọn kiểu tập tin tại Save as type và sau đó nhấn nút Save  
để lưu trữ.  
Hình 1.17: Minh họa lưu tập tin.  
Qui tắt đặt tên: Đặt tên tập tin Excel dùng chung qui tắt đặt tên tập tin của Windows.  
Tên tập tin có thể dài tới 255 ký tbao gồm cả khoảng trắng. Tuy nhiên trong tên tập tin  
không được dùng các ký hiệu như: \ ? : * < > |.  
1.5.3.2. Lưu tập tin đã tồn tại dưới một tên mới (vị trí lưu trữ mới).  
Bước 1: Chọn nút Office Save as.  
Bước 2: Trong hộp thoại Save As, bạn hãy chọn nơi lưu trữ tập tin (tại Look In) và  
đặt tên cho tập tin tại hộp File name, chọn kiểu tập tin tại Save as type và sau đó nhấn nút Save  
để lưu trữ.  
12  
1.5.4. Đóng workbook.  
- Cách 1: Chn nút Office Close.  
- Cách 2: Dùng chut chn nút  
góc trên bên phải (trên thanh tiêu đề).  
- Cách 3: Dùng thp phím <Ctrl+F4> hoc <Ctrl+W>. Nếu workbook có sự thay đổi  
ni dung thì Excel snhc bạn lưu lại các thay đổi đó.  
1.5.5. Sắp xếp workbook.  
Chi mnhiu workbook cùng lúc và cn tham kho qua lại, để thun tin ta nên sp  
xếp li: Rê chut nhn vào nhóm lnh View chn nút Arrange All Chn kiu btrí thích  
hp.  
Hình 1.18: Sắp xếp các workbook trong cửa sổ Excel.  
Các kiểu sắp xếp:  
- Tiled.  
- Horizontal: Sắp xếp các cửa sổ dữ liệu đang mở dạng nằm ngang.  
- Vertical: Sắp xếp các cửa sổ dữ liệu đang mở dạng nằm dọc.  
- Casscade: Sắp xếp các cửa sổ dữ liệu đang mở dạng xếp tầng.  
1.6. THAO TÁC VỚI WORKSHEET.  
1.6.1. Chèn thêm worksheet mới vào workbook.  
- Cách 1. Nhấn vào nút  
trên thanh sheet tab  
- Cách 2. Dùng tổ hợp phím <Shift+F11> chèn sheet mới vào trước sheet hiện hành.  
- Cách 3. Nhấn chọn nhóm Home đến nhóm Cells Insert Insert sheet.  
- Cách 4. Nhấp phải chuột lên thanh sheet tab và chọn Insert…, hộp thoại Insert hiện  
ra, chọn Worksheet và nhấn nút OK. Sheet mới sẽ chèn vào trước sheet hiện hành.  
13  
Hình 1.19: Minh họa chèn sheet mới.  
1.6.2. Đổi tên.  
Nhấp phải chuột lên tên sheet cần đổi tên ở thanh sheet tab, chọn Rename, gõ tên mới  
vào, xong nhấn phím Enter. Tên sheet có thể dài tới 31 ký tự và có thể dùng khoảng trắng, tuy  
nhiên không được dùng các ký hiệu để đặt tên như: : / \ ? *  
1.6.3. Xoá.  
Muốn xóa work sheet, bạn làm theo các cách sau:  
- Cách 1: Chọn sheet muốn xóa chọn nhóm Home chọn nhóm Cells Delete  
Delete sheet.  
- Cách 2: Nhấp phải chuột lên tên sheet muốn xóa sau đó chọn Delete, xác nhận xóa  
OK.  
1.6.4. Sắp xếp.  
Có nhiều cách thực hiện sắp xếp worksheet như:  
- Cách 1: Nhấp trái chuột lên tên sheet cần sắp xếp và giữ chuột kéo đến vị trí mới và  
thả chuột.  
- Cách 2: Khi có quá nhiều sheet thì dùng cách này, nhấp phải chuột lên tên sheet cần  
sắp xếp, chọn Move or Copy…. hộp thoại Move or Copy hiện ra. Hãy nhấp chọn lên tên sheet  
trong danh sách mà bạn muốn di chuyển sheet đến trước nó, sau đó nhấn OK.  
Hình 1.20: Di chuyển hoặc copy Sheet.  
1.6.5. Sao chép.  
- Cách 1: Nhấp phải chuột lên sheet, chọn Move or Copychọn vị trí đặt bản sao  
trong vùng Before sheet đánh dấu chọn vào hộp Creat a copy nhấn nút OK.  
14  
- Cách 2: Để sao chép nhanh bạn nhấn giphím Ctrl rồi dùng chuột chọn lên tên sheet  
cần sao chép giữ trái chuột rê đến vị trí đặt bản sao trên thanh sheet tab thả trái chuột.  
Để sao chép nhiều sheet cùng lúc cũng làm tương tự nhưng phải chọn nhiều sheet  
trước khi thực hiện lệnh. Để chọn được nhiều sheet bạn hãy giữ phím <Ctrl + nhp chut>  
để chọn sheet.  
Để chép một hay nhiều sheet sang một workbook khác, bạn hãy mỡ workbook đó lên  
sau đó thực hiện lệnh Move or Copy… và nhớ chọn tên workbook đích tại To book (nếu chọn  
workbook đích (new book) thì sẽ sao chép các sheet đến một workbook mới).  
1.6.6. Ẩn/hiện worksheet.  
Khi bạn không muốn ngưới khác thấy một hay nhiều sheet nào đó thì bạn có thể ẩn nó  
đi. Không thể ẩn hết các sheet trong workbook mà phải còn lại ít nhất một sheet không bị ẩn.  
- Muốn ẩn sheet bạn chỉ cần nhấp phải chuột lên tên sheet muốn ẩn chọn Hide thế  
là sheet đã được ẩn.  
- Khi muốn cho hiện trở lại một sheet nhấp phải chuột lên thanh Sheet tab chọn  
Unhide… sau đó chọn tên sheet cần cho hiện và nhấn nút OK.  
Hình 1.21: Ẩn/Hiện các Sheet.  
1.7. SỬ DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ HIỂN THỊ TRONG QUÁ TRÌNH THAO TÁC.  
Trong quá trình thao tác trên bảng tính đôi khi chúng ta cần phóng to hay thu nhỏ các  
cửa sổ để có được góc nhìn tốt hơn, hoặc xem nội dung của cùng một worksheet dưới nhiều  
góc độ khác nhau, hoặc chia cửa sổ worksheet thành nhiều Tab để dễ dàng tham chiếu, hay  
giữ cố định tiêu đề một danh sách dài trong khi cuốn các thanh cuốn,…  
1.7.1. Sử dụng thanh Zoom.  
Excel 2010 bố trí thanh công cụ Zoom dùng để phóng to thu nhỏ khung làm việc của  
bảng tính. Thanh zoom nằm ngay ở góc dưới bên phải màn hình và có thể giúp thu nhỏ và  
phóng to khung làm việc từ 10% đến tới 400%, phóng to thì nhấn và nút dấu cộng còn thu nhỏ  
thì nhấn vào nút dấu trừ.  
Hình 1.22: Thanh Zoom.  
15  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 62 trang baolam 8760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Microsoft Excel (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_microsoft_excel.pdf