Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3: Tương tác giữa con người & môi trường (Phần 2)

11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hoạt động gây suy thoái  
+ Khai thác rừng đến cạn kiệt (chiếm tỷ trọng 37%) (gây xói mòn, làm đá ong hoá, làm mất  
nước, sạt lở...)  
+ Chăn thả quá mức (chiếm 34%) khiến gia súc phải tìm mọi nguồn thức ăn có thể, kể cả rễ  
cây, đồng thời, lượng nước tiểu và phân gia súc quá lớn không kịp biến đổi sang dạng thích  
hợp cho sự phục hồi đất và cây cỏ. Nhiều cây gỗ cũng bị khô héo đi do gia súc chăn thả vặt  
trụi lá và vỏ cây các loài cỏ và đất không kịp phục hồi, đất ngày càng bị nén cứng, sa mạc  
hóa, xói mòn và giảm độ che phủ của cây cỏ trên đất.  
+ Hoạt động nông nghiệp (chiếm 28%) như tưới tiêu không hợp lý, dùng quá nhiều phân bón  
(urea, (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, super photphat) hoặc hoàn toàn không dùng phân bón, dùng  
phân hóa học, phân Bắc, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật, … làm đất bị chua, mặn  
hoá thứ sinh, giảm hoạt tính sinh học, xói mòn, ô nhiễm hóa học và sinh học.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
61  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hoạt động gây suy thoái  
+ Hoạt động công nghiệp (chiếm 1%) như việc sử dụng đất làm bãi thải. Hiện nay nhiều  
nguồn nước thải ở các đô thị, KCN và các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng  
độc hại như: Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg …, cùng các hóa chất độc hại, dầu mỡ, … bị đổ  
thẳng ra môi trường mà không hề được xử lý đất nông nghiệp ven đô thị, KCN và làng  
nghề đã bị ô nhiễm trầm trọng. Bụi và khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu trong công  
nghiệp, bay trong không khí sau đó ngưng tụ và quay trở lại mặt đất gây ô nhiễm đất.  
Nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất còn có thể kể đến:  
. khai thác nước ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm,  
xâm nhập mặn, lún sụt đất;  
. khai thác đất, cát trái phép, thiếu kiểm soát gây sạt lở đất và a/hưởng đến dòng chảy;  
. sự cố tràn dầu có khả năng gây ô nhiễm nước, đất trầm trọng,  
. chất thải rắn, nhất là nước rỉ của các bãi rác chôn lấp ở ngoại thành.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
62  
1
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hoạt động gây suy thoái  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
63  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hoạt động gây suy thoái  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
64  
2
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng  
Theo UNEP (1987), đất không bị phủ băng có d/tích: 13.251 triệu ha (91,53% d/tích lục địa).  
Trong đó:  
.chỉ có 1500 triệu ha (11%) dùng để trồng trọt,  
.24% diện tích đất được dùng làm đồng cỏ chăn nuôi,  
.32% là rừng và đất rừng,  
.32% diện tích đất còn lại được sử dụng với các mục đích khác nhau.  
Hiện nay, theo đánh giá của FAO trong diện tích đất trồng trọt thì đất cho năng suất:  
cao chiếm 14%,  
trung bình chiếm 28% ,  
thấp chiếm 58%.  
Trong tương lai, có thể khai phá và đưa vào sử dụng nông nghiệp khoảng 15 - 20%, tối đa  
khoảng 3200 triệu ha, gấp hơn hai lần diện tích đất đang sử dụng hiện nay.  
Tuy nhiên, mỗi năm lại có khoảng 25 tỉ tấn đất mặt bị rửa trôi, 2 tỷ ha đất canh tác và đất  
trồng bị suy thoái do bị con người sử dụng thiếu khoa học và không có quy hoạch.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
65  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng  
Đất tốt ít,  
đất xấu  
nhiều và  
quỹ đất  
ngày càng bị  
thoái hoá.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
66  
3
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng  
Theo Worldometers, thế giới đã mất hơn 3,6 triệu ha đất canh tác do xói mòn trong bảy  
tháng đầu của năm 2011.  
Tại Mỹ, tốc độ rửa trôi 2,5 cm lớp đất bề mặt nhanh hơn 17 lần tốc độ tạo thành chúng (200  
đến 1000 năm). Tốc độ rửa trôi này còn nhanh gấp nhiều lần ở châu Á, Phi, Nam Mỹ.  
Sa mạc Sahara hiện nay đang tiến dần về phía nam với tốc độ 45 km/năm.  
Ô nhiễm đất là 1 vấn nạn nghiêm trọng tại Trung Quốc:  
. Hiện nay nước này có gần 2.000 vạn ha đất canh tác bị ô nhiễm kim loại nặng, chiếm gần  
20% tổng diện tích đất canh tác – ng.nhân thông thường là do tưới tiêu bằng nước ô nhiễm.  
. Sau mỗi đợt lũ lụt, đất ruộng và lưu vực sông ở các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đều bị ô  
nhiễm nặng do kim loại nặng nồng độ cao tràn xuống từ các khu khai khoáng.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
67  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng  
Nguyên tố  
Các nguồn gây ô nhiễm KLN trong đất (tại Pháp, 1998):  
nào là KNL?  
Năm 1998  
8300 tấn  
68 tấn  
3200 tấn  
5300 tấn  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
68  
4
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng – Việt Nam  
Thống kê năm1999, nước ta có diện tích tự nhiên gần 33 triệu ha, trong đó:  
. diện tích đang sử dụng là 22.226.830 ha (68,83% tổng quỹ đất)  
.10.667.577 ha đất chưa sử dụng, (33,04% diện tích đất tự nhiên)  
. đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, (26,1% diện tích tự nhiên)  
. có trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13  
triệu ha) ở miền núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất.  
Do đặc điểm đất đồi núi chiếm ¾ toàn lãnh thổ, độ dốc cao lại nằm trong vùng nhiệt đới,  
mưa nhiều và tập trung 4 – 5 tháng trong mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa năm,  
nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hoá diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi,  
xói mòn, nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hoá đất.  
Ngoài yếu tố địa hình tự nhiên, việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền  
vững qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quãng canh…) đã làm đất bị thoái hoá  
nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng SX và khả năng hoang mạc hoá ngày càng phát triển.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
69  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng – Việt Nam  
Các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận là nơi  
có diện tích sa mạc hóa lớn nhất cả nước.  
Mất trên 100.000 ha đất nông nghiệp loại tốt/năm, chủ yếu là đất lúa ở các tỉnh đồng bằng  
c gia có ít đất nông nghiệp nhất trên thế  
giới (đứng thứ 159 thế giới từ năm 2002).  
Tại TP. HCM, kết quả phân tích hiện trạng ô nhiễm KLN trong đất vùng trồng lúa khu vực  
phía Nam thành phố cho thấy hàm lượng đồng, kẽm, chì, thuỷ ngân, crôm trong đất trồng lúa  
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải công nghiệp phía nam thành phố đều tương đương  
hoặc cao hơn ngưỡng cho phép (TCVN 7209:2002) đối với đất sử dụng cho mục đích nông  
nghiệp. Trong đó hàm lượng cadimi vượt quá TCCP 2,3 lần; kẽm vượt quá 1,76 lần.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
70  
5
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng – Việt Nam  
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL những năm gần đây trở nên gay gắt hơn.  
Đường ranh giới xâm nhập mặn ngày càng lùi sâu vào trong đất liền:  
. Ở tỉnh Bến Tre, trên sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Cửa Đại, ranh  
mặn 4‰ vào sâu trong đất liền 30 - 40km.  
. Tại Kiên Giang, mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông từ 10 – 40  
km với độ mặn đo được là: 0,9‰ trên sông Cái Lớn (huyện Gò  
Quao), 13,5‰ tại Rạch Giá, 4,7‰ tại Tắc Cậu (huyện Châu  
Thành)…  
Độ mặn t.bình  
của nước biển?  
nước ngọt?  
. Sông Tiền và sông Hậu (đoạn qua tỉnh Trà Vinh), nước mặn xâm  
nhập vào đất liền hơn 30 – 40 km. Ranh mặn 3 - 4‰ đến cống Cần  
Chông (huyện Tiểu Cần) và cống Láng Thé (huyện Càng Long),  
tại TX Trà Vinh là 4,9‰, xã Định An (huyện Trà Cú) là 13,4‰  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
71  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.1 Suy thoái đất  
Hiện trạng – Việt Nam  
TP.HCM có hơn 200.000 giếng khoan (~100 giếng/km2) với tổng c.suất khai thác > 1 triệu  
m3/ngày đêm, gấp 5 lần so với quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.  
Mặt đất đang bị biến dạng  
nhiều khu vực tại TP đang bị lún cục bộ, tốc độ  
tr.bình 10 mm/năm. Những khu vực đô thị hóa  
nhanh thuộc các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Phú,  
Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình  
Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè có tốc độ lún trên 15  
mm/năm. Điển hình như Q.6 (lún 5-20  
cm/năm), Q.Bình Tân (14 cm/năm), thị trấn An  
Lạc - Q.Bình Tân (12 cm/năm).  
Nhà dân tại đường liên ấp 1, 2, 3, xã Vĩnh Lộc  
A, huyện Bình Chánh bị sụt lún vào đầu năm  
2012. Khu vực này toàn bộ người dân sử dụng  
nước ngầm  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
72  
6
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.2 Cạn kiệt khoáng sản  
Tài nguyên khoáng sản  
Khoáng sản là nguồn tài nguyên không tái tạo, và trung bình trữ lượng của nó  
chỉ có thể đáp ứng cho con người 40 năm  
Giá trị tài nguyên luôn gắn với mức độ khan hiếm của nó.  
Tài nguyên khoáng sản gồm:  
Khoáng sản kim loại  
Kim loại đen: Fe, Mg, Cr, Ti, Co, Ni, Mo, W.  
Kim loại màu: Cu, Zn, Pb, Sn, As, Hg, Al  
Nhóm kim loại quý: Au, Ag, Bạch kim (Pt)  
Nhóm nguyên tố phóng xạ: Ra, U  
Kim loại hiếm và đất hiếm: Zr, Ga, Ge…  
Khoáng sản phi kim: Kim cương, Đá quý, thạch anh kỹ thuật, sét…  
Khoáng sản cháy: Than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí đốt, đá dầu.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
73  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.2 Cạn kiệt khoáng sản  
Hoạt động gây cạn kiệt  
Nhu cầu sử dụng kh/sản ngày càng tăng cao dẫn đến tốc độ khai thác quá ồ ạt của các  
thành phần kinh tế, các quốc gia.  
Ví dụ: Trung Quốc đang muốn chuyển đổi nhanh nên có khát khao không giới hạn về các  
nguồn t/nguyên và đang dần thôn tính nguồn kh/sản của các nước khác. Hiện tại, các DN  
Tr.Quốc tiến hành thu mua chủ yếu TNTN (chiếm 97% trong chiến dịch đầu tư của Tr.Quốc).  
Ở Việt Nam xuất hiện nhiều  
“danh từ” mới: quặng tặc, thiếc  
tặc, cát tặc, …  
Cấp giấy phép khai thác khoáng  
sản tràn lan hiện nay dẫn đến tình  
trạng lãng phí tài nguyên và tàn phá  
môi trường  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va m
7
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.2 Cạn kiệt khoáng sản  
Hoạt động gây cạn kiệt  
Chưa có một chiến lược dài hạn, xuyên suốt nhằm bảo vệ, quản lý, khai thác, chế biến và  
xuất khẩu khoáng sản với hiệu quả tối ưu cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên;  
chưa có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để ngăn chặn việc phung phí tài nguyên.  
Ví dụ: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nhiều lần yêu cầu chấn chỉnh việc khai thác  
khoáng sản, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, nhưng thực tế diễn ra ngược lại. Việc  
khai thác, chế biến cũng như xuất khẩu khoáng sản vẫn diễn biến theo chiều hướng xấu.  
Cuối năm 2009, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Thủ tướng cho xuất khẩu  
400.000 tấn tinh quặng sắt, 84.000 tấn magnetit, 18.000 tấn mangan, 44.000 tấn kẽm...  
Như vy, số lượng khoáng sản xuất khẩu năm 2010 sẽ còn nhiều hơn năm 2009. Theo  
số liệu của Hải quan Trung Quốc, lượng tinh quặng sắt nhập từ Việt Nam năm 2009 là  
1,81 triệu tấn, trị giá trên 100 triệu đô la.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
75  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.2 Cạn kiệt khoáng sản  
Hiện trạng  
Trên bình diện chung toàn thế giới, trữ lượng sắt, nhôm, titan, crôm, magiê, vanadi…  
được đánh giá là còn khá lớn, chưa có nguy cơ cạn kiệt; trữ lượng bạc, đồng, bismut, thủy  
ngân, amian, chì, kẽm, thiếc, molipden… không lớn và đang ở mức báo động, còn trữ  
lượng barit, fluorit, graphit, gecmani, mica…còn rất nhỏ và có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn.  
Hiện nay, để giải quyết nhu cầu sử dụng khoáng sản người ta đã tiến hành khai khoáng ở  
biển, một phần là do ở lục địa 1 số loại khoáng không có hoặc trở nên hiếm (iot, brôm, dầu  
mỏ, khí đốt…), phần khác, người ta đã khai thác khoáng dưới các dạng “đa kim”; một số  
khoáng có hàm lượng tập trung cao (mangan, sắt, niken, côban, đồng và các nguyên tố  
phóng xạ). Chỉ tính riêng dầu mỏ và khí đốt, ở trên thế giới đã có đến hơn 400 điểm và có  
trữ lượng 1400 tỷ tấn đã được phát hiện.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
76  
8
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.2 Cạn kiệt khoáng sản  
Hiện trạng  
Việt Nam  
Do nằm trên bản lề của vành đai kiến tạo và sinh khoáng cở lớn của thế giới: Thái Bình  
Dương và Địa Trung Hải khoáng sản nước ta khá phong phú về chủng loại, đa dạng về  
nguồn gốc.  
Hiện nay chúng ta đã biết có hơn 5000 mỏ và điểm quặng của 80 loại khoáng sản, trong  
đó hơn 32 loại và trên 270 mỏ đã được đưa vào khai thác hoặc thiết kế khai thác.  
Những khoáng có trữ lượng lớn là đá vôi, apatit, cao lanh, than, trong đó than được đánh  
giá khoãng 3 tỷ tấn, bôxít vài tỷ tấn, thiếc hàng chục ngàn tấn. Sắt có trữ lượng khá lớn có  
thể đến hàng trăm triệu tấn (với 2 mỏ lớn nhất nước là Thạch Khê và Quý Xa – đều thuộc  
loại trữ lượng trung bình so với thế giới).  
Những khoáng vật quý như vàng, đá quý, đá ngọc, kẽm, ăngtimoan, các nguyên tố phóng  
xạ… cũng rất có triển vọng.  
Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa, trữ lượng được đánh  
giá vào khoảng 1500 triệu tấn.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
77  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.2 Cạn kiệt khoáng sản  
Hiện trạng  
Việt Nam  
Do điều kiện kinh tế còn thấp, kỹ thuật còn  
lạc hậu công nghiệp mỏ nước ta không chỉ  
gây sự lãng phí về tài nguyên, mà còn hủy  
hoại môi trường một cách nghiêm trọng.  
Ví dụ: khu mỏ Quảng Ninh, trong hơn 100 năm qua đã khai thác hơn khoảng 200 triệu tấn  
than triệt hạ gần như hầu hết rừng tự nhiên + thải ra khoảng hơn 1.600 triệu tấn đất  
đá tạo nên những “núi” chất thải cao hàng trăm mét, những bãi thải rộng hàng nghìn  
ha. Mặt đất bị đào bới nham nhở; các sông suối bị bồi lấp; tắc nghẽn; bãi triều bị xâm lấn;  
rừng ngập mặn bị tàn lụi; nước bị ô nhiễm bởi cám than; nhiều loài động vật trên cạn và  
dưới nước vốn có trong vùng cũng được thay thế bằng những loài khác hoặc biến mất.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
78  
9
11/21/2012  
2.2 Địa quyển  
-
2.2.2 Cạn kiệt khoáng sản  
Hiện trạng  
Việt Nam  
Nếu tiếp tục khai khoáng và xuất khẩu tinh quặng sắt như hiện nay thì các nhà máy luyện  
thép lò cao ở Việt Nam được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng trong  
tương lai gần (chỉ riêng ba công ty sản xuất thép lớn nhất nước ta, mỗi năm cũng cần tiêu thụ  
hơn 2 triệu tấn tinh quặng sắt).  
“Một nghịch lý là tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã báo động rằng từ năm 2013, Việt  
Nam sẽ phải nhập than đá nhưng cũng chính tập đoàn này trong năm 2009 đã xuất khẩu 29  
triệu tấn than đá và năm 2010 lại đề nghị xuất khẩu tiếp 18 triệu tấn! Có phải vì lợi ích cục bộ  
của chính tập đoàn này?!”  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
79  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Tài nguyên biển  
Chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất  
Chứa đựng rất nhiều tài nguyên quý giá:  
~ 400 tỉ tấn dầu mỏ và khí đốt  
Trữ lượng sắt, magan, vàng, kim cương, các kim loại cao hơn đất liền ~ 900 lần  
Sóng biển thuỷ triều ... là nguồn năng lương vô tận  
Cung cấp nguồn dinh dưỡng, thực phẩm dồi dào cho con người (rong, cá…)  
Chi phối, điều hòa thời tiết khí hậu trên hành tinh.  
Việt nam  
Với 3260 km đường bờ biển, Việt nam có khoảng 1 tr km2 biển.  
Sản lượng đánh bắt hải sản năm 1995 là 1,5 triệu tấn  
Lượng dầu đã x/định được ở biển Đông (khoảng 3,5 tr km2) 1,2 tỉ km3, ~ 7500 tỉ km3 khí.  
Sản lượng dầu trên biển Việt nam: ~ 2,4 tỉ thùng (2005) (hạng 30/thế giới).  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
80  
10  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển:  
- Các hoạt động trên đất liền: chất thải (nước thải và chất thải rắn) do hoạt động sinh hoạt  
và sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ…) của con người theo các dòng chảy  
sông suối ra biển. Ước tính khoảng 80% nguồn ô nhiễm ở các biển và đại dương đến từ các  
hoạt động trên đất liền.  
Ví dụ: khu công nghiệp Vân Phong (Khánh Hòa), Hòn Na (Quảng Bình), Cà Mau (Cà Mau)  
hình thành và đi vào hoạt động trong năm 2004 đã và đang gây sức ép lớn cho môi trường  
biển ven bờ của các tỉnh thành đó.  
Hàng năm có tới 10% trong số 260 triệu tấn chất dẻo sản xuất ra trôi nổi trên các đại dương  
sau khi đã qua sử dụng, phần lớn số này tập trung ở những vùng xoáy rác như vùng rác Đông  
Thái Bình Dương chẳng hạn.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
81  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
- Do hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên (dầu khí, thủy sản…) trên thềm lục địa và  
đáy đại dương.  
Ví dụ: Năm 2000, nước ta có 9766 tàu đánh bắt xa bờ với tổng công suất gần 1,4 triệu mã  
lực. Sang đến năm 2004, số tàu lên tới 20.071 chiếc với công suất hơn 2,64 triệu mã lực.  
Dàn khoan dầu khí và rất nhiều hệ lụy  
tiềm tàng kèm theo  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
82  
11  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
- Thải các chất độc hại ra biển một cách có hoặc không có ý thức: trong nhiều năm, biển  
sâu là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ, đạn dược, bom mìn…của nhiều  
quốc gia trên thế giới.  
Ví dụ: Từ năm 1946 và 1970, ước tính đã có khoảng 47.800 thùng chứa chất thải hạt nhân đã  
đổ ra bờ biển của đảo Farallon (San Francisco, USA)  
Các vị trí thải bỏ chất  
thải hạt nhân trong lòng  
đại dương  
Chuon
83  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
- Hoạt động giao thông vận tải biển: rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển  
thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Bên cạnh đó, các tàu thuyền thường xuyên  
thải dầu cặn trực tiếp xuống biển.  
Ví dụ: Các tàu chở dầu chuyên chở 60% (xấp xỉ 2 tỷ tấn) dầu tiêu thụ trên thế giới. Trong  
thập niên vừa qua, trung bình mỗi năm có 600.000 thùng dầu đã bị đổ ra biển do các tai nạn  
tràn dầu từ các tàu biển, tương đương 12 lần so với mức thảm hoạ tràn dầu từ tàu dầu  
Prestige năm 2002.  
- Ô nhiễm không khí: Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm lượng CO2 hòa tan trong  
nước biển tăng, đồng nghĩa với việc tăng tính acid của nước biển. Nhiều chất độc hại và bụi  
kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ không khí do hiệu ứng nhà  
kính sẽ gây tan băng ở 2 cực, làm dâng cao mực nước biển, thay đổi môi trường sinh thái  
biển.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
84  
12  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng  
Các khoa học thời gian gần đây, nhận thấy những hiện tượng thể hiện rằng các đại dương  
trên thế giới ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí trong một số trường hợp, môi  
trường sống nơi biển cả suy thoái tới mức các thủy sinh vật chết dần mòn, chẳng hạn có nơi,  
các loài cá tôm và san hô bị nhiễm rất nhiều thứ bệnh hoặc nơi nhiều giống san hô như ở  
biển Caribbe bỗng biến mất.  
Vấn đề rác plastic trên đại dương đang được quan tâm bởi các nhà khoa học trong những  
năm gần đây. Năm 1997, Charles Moore đã phát hiện sự tồn tại của một vùng biển rộng lớn  
tập trung toàn rác thải plastic và gọi chúng là “Thùng rác lớn Đông Thái Bình Dương”. Mới  
đây, Hiệp hội Giáo dục Biển (SEA) - Mỹ, đã chứng tỏ sự tồn tại của một “thùng rác khổng  
lồ” tương tự ở Bắc Đại Tây Dương. Một bản đồ rác trên biển đã được lập ra, trong đó chỉ ra  
rằng khu vực tập trung nhiều rác nhất ở Bắc bán cầu, kéo dài từ vĩ tuyến 22 đến 38.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
85  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng  
Diện tích của bãi rác ở phía bắc Thái Bình Dương có thể to hơn cả Mỹ, nó dao động từ 700  
nghìn tới 15 triệu km2 và có thể chứa tới hơn 100 triệu tấn rác.  
Chưa thể đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm của hàng trăm triệu tấn nhựa phế thải trên  
các đại dương, bởi nhựa mới chỉ được sử dụng rộng rãi trong khoảng 50 năm. Nhưng trước  
mắt, theo các nhà khoa học, hơn một triệu chim biển và 100.000 động vật có vú cũng như rùa  
biển trên toàn thế giới chết mỗi năm do bị vướng hoặc ăn phải những mảnh chất dẻo.  
Minh họa các hướng đi của rác nhựa (màu vàng)  
Vị trí 5 đảo rác trôi nổi trên các đại dương  
sau khi bị cuốn trôi khỏi đất liền và ra đại dương.  
86  
13  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng  
Đã có khoảng 150 "vùng chết" ven bờ - với diện tích dao động từ 1 tới 70.000km2/vùng do  
sự bùng nổ tảo độc từ hiện tượng phú dưỡng trong môi trường biển (do ni-tơ từ phân bón  
nông nghiệp theo các dòng sông đổ ra biển, tích luỹ với nồng độ lớn sẽ tạo nên hiện tượng  
khử ô-xy trong nước biển).  
Các dải san hô nhiệt đới, bao bọc đáy bờ của 109 quốc gia, phần lớn đã kém phát triển. Sự  
suy thoái rõ rệt của các rạn san hô xuất hiện ở 93 quốc gia. Năm 1998, 75% dải san hô trên  
thế giới bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tẩy trắng san hô (có 16% san hô bị chết).  
Gần 60% các dải san hô còn sót lại trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ biến mất trong  
30 năm tới do sự phát triển ven bờ của con người, do trầm tích, do các hoạt động đánh bắt cá  
mang tính huỷ diệt và hoạt động du lịch, do ô nhiễm, và do cả sự ấm hoá toàn cầu  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
87  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng  
Đại dương hấp thụ:  
Năm 1980s  
2.0 0.6 Pg CO2/năm  
Năm 1990s  
2.4 0.5 Pg CO2/năm  
(1 petagram [Pg] =10 15gram)  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
88  
14  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng  
Nam đại dương:  
Lạnh hơn ~ 0,1oC  
Độ mặn giảm 0,015 ppt  
Những thay đổi này lớn gấp 50 lần  
so với các vùng biển xung quanh.  
Các vùng biển xích đạo:  
Mặn hơn 1 cách đáng kể so với 40  
năm qua.  
Source:Department of the Environment and Heritage 2005, Southern  
Ocean studies reveal widespread changes, viewed 11 Jul 2006,  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
89  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng  
Màu xanh của các đại dương trên thế giới đã nhạt đi hơn 40% kể từ năm 1950. Tốc độ nhạt  
màu đang diễn ra ngày càng nhanh hơn do biến đổi khí hậu. Nguyên nhân việc màu xanh của  
nước biển nhạt đi do hầu hết sinh vật phù du thường sống trên bề mặt các đại dương, thực  
phẩm nuôi sống của các loài sinh vật biển, đã giảm mạnh do sự nóng lên của lớp nước bề mặt  
các đại dương.  
Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ của các đại dương lên 0,2 C trong thập kỷ qua đã đẩy  
nhanh sự phân tầng nước với quy mô rộng hơn trên các đại dương. Tiến trình này đã làm mất  
dần môi trường sống của các sinh vật phù du ở độ sâu 100-200m dưới mặt nước.  
Hai hiểm họa nữa làm suy kiệt nguồn phù du sinh vật là sự xuất hiện ngày càng nhiều, diện  
tích ngày càng lớn các khu vực chết với lượng oxy hòa tan quá thấp, không thích hợp với sự  
sống trên các đại dương và tình trạng các đại dương ngày càng bị acid hóa do mỗi ngày phải  
hấp thụ tới 30 triệu tấn khí thải CO2.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
90  
15  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng – Việt Nam  
Nhìn chung chất lượng nước ở các vùng biển và ven biển vẫn còn nằm trong tiêu chuẩn  
cho phép, trừ một số vùng cửa sông và vùng ven biển nơi có các khu dân cư đô thị tập trung,  
các cơ sở công nghiệp, các cảng biển.  
Tuy nhiên, nguy cơ bị ô nhiễm biển (với các chỉ tiêu điển hình như chất rắn lơ lửng, nitrit,  
nitrat, coliform, dầu, và kim loại kẽm, …) đang ngày càng biểu hiện rõ nét bởi các hoạt động  
của con người.  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
91  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.1 Biển và đại dương  
Hiện trạng – Việt Nam  
Coliform  
SS  
NO2  
Zn  
Diễn biến hàm lượng các chất tại một số khu vực ven biển từ Bắc đến Nam qua  
các năm 2002 – 2004 (nguồn: Cục bảo vệ môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường)  
Chuong 3 – Tuong
92  
16  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Hiện trạng tài nguyên nước thế giới  
97,4% lượng nước trên trái đất là nước  
mặn (khoảng 1.350 tr km3).  
Nước mặt và nước ngầm = nước lục địa  
1,98% là băng tuyết ở 2 cực (~27,5 tr km3)  
0,62% nước lục địa:  
Nước ngầm  
Hồ  
0,59%  
0,007%  
0,005%  
0,001%  
0,0001%  
0,0001%  
Ẩm đất  
Khí quyển  
Sông  
Sinh vật  
Việt Nam  
Lượng nước tính trên đầu người  
9865 m3/người/năm  
~ rất khác nhau giữa các khu vực.  
- LVS Đnai, các LVS ĐNB đang  
thiếu nước ko thường xuyên và  
cục bộ. S.Hồng, Mã, Côn cũng  
đang dần thiếu nước  
Lượng nước tính trên đầu người  
< 1700 m3/người/năm  
Thiếu nước  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Tài nguyên nước Việt Nam  
Tổng lượng nước mặt trung bình năm của việt Nam là khoảng 830 tỷ m3 và hơn 60%  
lượng nước này phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Sông Cửu Long: ~ 95% tổng lượng nước  
đến trung bình năm là từ các nước thượng lưu sông Mê Công; sông Hồng - Thái Bình: ~ 40% lượng  
nước mặt đến từ phần lưu vực nằm trong tanh thổ Trung Quốc.  
Gần 57% tổng lượng nước của Việt Nam là của LVS Cửu Long, hơn 16% trên sông  
Hồng -Thái Bình và hơn 4% trên LVS Đồng Nai  
Lượng mưa tb: 2000 mm, phân bố không đều, 70-75% trong 3-4 tháng mùa lũ, 20-  
30% tháng cao điểm, 3 tháng nhỏ nhất 5-8%. Tổng lượng nước cấp do mưa: 640 tỉ  
m3/năm, tạo ra một lượng dòng chảy ~ 320 tỉ m3/năm  
Có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km ở Việt nam, mật độ sông suối 0,6 km/km2.  
Sông Hồng và S. Cửu Long có lượng phù sa rất lớn, Sông Hồng cấp ~100 tr tấn/năm.  
Tiêu thụ nước Việt nam: Nông nghiệp 91%, Công nghiệp 5%, sinh hoạt 4% (1990s). Dự  
đoán 2030, NN 75%, CN 16%, SH 9%  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
94  
17  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
+ Khai thác và sử dụng quá mức do nhu cầu tăng cao (dân số tăng nhanh và qua trình  
công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ);  
Khu vực  
Lưu lượng khai thác  
nước ngầm (m3/ngày)  
500.000  
Hà Nội  
Thị xã Hà Đông, Sơn Tây  
27.000  
Khu vực đồng bằng Đông Nam Bộ (thị xã Thủ  
Dầu Một, Bà Rịa, Tây Ninh, Bến Cát …)  
Đồng Hới (Quảng Bình)  
40.000  
> 3.000  
20.000  
Bỉm Sơn (Thanh Hóa)  
(nguồn: báo cáo Quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền, 2004)  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
95  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
+ Thải bỏ trực tiếp nước thải đô thị, nước thải bệnh viện, nước thải các làng nghề và nước  
thải công nghiệp ra kênh rạch, sông suối mà không qua xử lý hoặc xử lý chưa đủ;  
Ví dụ: theo tính toán của TTKT MTĐT&KCN, Đại học Xây dựng Hà Nội, tính đến đầu năm  
2005, hàng ngày có khoảng 3,11 triệu m3 nước thải sinh hoạt đô thị (64%), bệnh viện (4%),  
công nghiệp (32%) xả trực tiếp vào nguồn nước mặt.  
Cống xả nước thải ra sông Hồng ở nhà máy  
giấy Việt Trì, với lưu lượng trên 1000 m3/ngày  
Hằng ngày, Vedan xả 5000 m3 nước thải  
chưa qua xử lý vào sông Thị Vải  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
96  
18  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
+ Chôn lấp rác không đúng quy trình dẫn đến việc nước rò rỉ bãi rác thâm nhập vào các nguồn  
nước lục địa;  
Ví dụ: 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước đều chưa đạt những yêu cầu trong khâu thu gom và  
xử lý nước rỉ rác ô nhiễm nguồn nước giếng và nước mặt của các khu lân cận bãi rác.  
Nước ở kênh Thầy Cai - gần bãi rác Phước Hiệp bị ô nhiễm amoniac (hơn 100mg/l - gấp 10  
lần tiêu chuẩn cho phép), feacal coliform (vi khuẩn gây bệnh đường ruột - vượt chuẩn 60 lần),  
các chỉ tiêu về COD, BOD... đều vượt tiêu chuẩn vài chục lần, các kim loại nặng như chì,  
crôm... cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.  
Hồ chứa nước rỉ rác có màu nâu đỏ  
của bãi rác Đa Phước không có lớp  
lót chống thấm nằm sát bờ sông  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
97  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
+ Các hoạt động nông nghiệp  
Ví dụ: hoạt động nuôi tôm trên cát  
vùng ven biển, đặc biệt là ở các tỉnh  
miền Trung nước ta, ngoài việc gây ô  
nhiễm còn tạo điều kiện cho nước mặn  
xâm nhập vào các tầng nước ngầm.  
Còn ở ĐBSCL, phân tươi được coi là  
nguồn thức ăn cho cá. Phân Bắc và  
phân chuồng tươi đổ trực tiếp xuống ao  
hồ, mương lạch để nuôi cá.  
Việc dùng nước của thế giới năm 2005  
Chuong 3 – Tuong tac giua con nguoi va moi truong  
98  
19  
11/21/2012  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
Chuong 3 – Tuong
99  
2.3 Thủy quyển -  
2.3.2 Nước mặt và nước ngầm  
Hoạt động gây ảnh hưởng  
“The World is Thirsty Because  
We are Hungry”  
100  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 30 trang baolam 29/04/2022 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môi trường và con người - Chương 3: Tương tác giữa con người & môi trường (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_va_con_nguoi_chuong_3_tuong_tac_giua_co.pdf