Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam

Tạ Văn Thành1 - Đặng Xuân Ơn2  
1 Trường Đại học Tài chính - Marketing, 2 Học viện Cảnh sát Nhân dân  
Ngày nhận: 12/05/2021  
Ngày nhận bản sửa: 01/06/2021  
Ngày duyệt đăng: 25/06/2021  
Tóm tắt: Sự phát triển của các kênh truyền thông xã hội cùng xu hướng thương mại  
điện tử đang thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Ở Việt Nam, Thế hệ Z  
đang dần trở thành phân khúc thị trường mục tiêu hàng đầu của các thương hiệu, là  
tương lai của kinh tế Việt Nam. Mục tiêu nghiên cꢀu là xác định, đánh giá tác động  
của các nhân tꢁ then chꢁt ꢂnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của nguời tiêu  
dùng Thế hệ Z. Một nghiên cꢀu định lượng được tiến hành, phân tích độ tin cậy  
thang đo, nhân tꢁ khám phá, hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình. Kết quꢂ  
nghiên cꢀu cho thꢃy có 4 nhân tꢁ (1) nhận thꢀc tính hữu ích, (2) niềm tin, (3) cꢂm  
nhận rủi ro, và (4) tâm lý an toàn có ꢂnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của  
Thế hệ Z. Các kết luận và kiến nghị được đề xuꢃt nhằm góp phần nâng cao hoạt  
động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử.  
Từ khoá: Hành vi tiêu dùng, Ý định mua, Thế hệ Z, Thương mại điện tử, Mua hàng  
trực tuyến  
Factors Influences Z Generation Consumer Purchase Intentions in E-commerce in Vietnam  
Abstract: The development of social media channels and the trend of e-commerce are changing  
the consumption habits of customers. In Vietnam, Generation Z is gradually becoming the leading  
target market segment of brands, the future of Vietnam’s economy. Therefore, the research objective  
is to identify and evaluate the impact of the key factors affecting the online shopping intention  
of Generation Z consumers. A quantitative study was conducted to analyze the degree of online  
shopping: reliability of the scale, discovery factor, regression and test the fit of the model. The research  
results showed that there are 4 factors including (1) cognitive usefulness, (2) trust, (3) perceived risk,  
and (4) psychological safety affect Generation Z’s online shopping intention. Proposed conclusions  
and recommendations to contribute to improving business activities of e-commerce businesses.  
Keywords: Consummer Behavior, Purchasing Intention, Generation Z, E-Commerce, Online Purchasing  
Ta, Van Thanh  
Email: tvthanht@ufm.edu.vn  
University of Finace – Marketing  
Dang, Xuan On  
Email: xuanonhvcs@gmail.com  
People’s Police Academy Portal  
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng  
Số 229- Tháng 6. 2021  
© Học viện Ngân hàng  
27  
ISSN 1859 - 011X  
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z  
tại Việt Nam  
1. Đặt vấn đề  
triệu người (VNETWORK, 2020). Vì lớn  
lên trong thời đại công nghệ thông tin,  
những thứ không thể thiếu trong cuộc sống  
của những người trẻ Thế hệ Z được cho là  
điện thoại di động (45%) và internet (21%).  
Khi các phương tiện truyền thông xã hội trở  
thành một phần thiết yếu trong cuộc sống  
thì họ sử dụng các công cụ này cho các mục  
đích khác nhau như kết nối với bạn bè và  
gia đình (93%), cập nhật những gì đang xảy  
ra xung quanh (73%). Đáng chú ý hơn, họ  
còn sử dụng các kênh truyền thông xã hội  
để bày tỏ ý kiến, niềm tin của mình (55%)  
và tường thuật các hoạt động hằng ngày  
(42%) (VECOM, 2021).  
Với mục tiêu xác định những nhân tố ảnh  
hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của  
Thế hệ Z tại Việt Nam, cụ thể là nhóm Thế  
hệ Z tại các thành phố lớn: Hồ Chí Minh,  
Đà Nẵng, Hà Nội vì có mật độ dân cư đông,  
nhu cầu mua sắm lớn và mức độ sử dụng  
internet cao, nghiên cứu được tiến hành  
từ tháng 12/2020 đến tháng 03/2021. Qua  
nghiên cứu này, tác giả xác định một số  
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực  
tuyến của người tiêu dùng Thế hế Z, từ đó  
đưa ra đề xuất để các cơ quan quản lý nhà  
nước và doanh nghiệp có tham gia vào hoạt  
động TMĐT nhận biết được các yếu tố ảnh  
hưởng, để có những chiến lược kinh doanh  
phù hợp và hiệu quả.  
Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt  
Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung  
bình của thương mại điện tử (TMĐT) giai  
đoạn 2016- 2019 khoảng 30%. Do đó, quy  
mô TMĐT bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu  
dùng đã tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên  
khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Năm 2020  
TMĐT của Việt Nam tăng trưởng khoảng  
15%, đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD và sẽ  
tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm  
2021 cũng như cả giai đoạn tiếp theo tới  
năm 2025 (VECOM, 2021).  
Một mặt, các doanh nghiệp Việt Nam đã  
năng động, thích nghi và quan tâm hơn  
tới kinh doanh trực tuyến. Mặt khác, cộng  
đồng người tiêu dùng mua trực tuyến tăng  
nhanh. Theo VNETWORK (2020), Việt  
Nam có hơn 68 triệu người sử dụng mạng  
xã hội và đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30  
quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn  
đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu.  
Người tiêu dùng (NTD) Thế hệ Z đã trở  
thành một khách hàng tiềm năng hấp dẫn  
đối với các nhà bán lẻ trên toàn thế giới do  
số lượng ngày càng tăng và sự thống trị của  
họ trên các thị trường toàn cầu (Tunsakul,  
2018). Người tiêu dùng Thế hệ Z ít thể hiện  
lòng trung thành với các thương hiệu cụ thể  
và không dễ để thu hút và giữ sự chú ý của  
họ (Priporas và cộng sự, 2017). Người tiêu  
dùng Thế hệ Z là những người có trình độ  
học vấn cao, sáng tạo và hiểu biết về công  
nghệ (Bassiouni & Hackley, 2014; Priporas  
và cộng sự, 2017). Số lượng Thế hệ Z trong  
độ tuổi lao động (từ 15 tới 24 tuổi) vào năm  
2019 là khoảng 13 triệu người. Tới năm  
2025, Thế hệ Z dự kiến sẽ đóng góp vào 1/3  
lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt  
Nam, và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường  
lao động trong nước (Mạnh Hùng, 2021).  
Ở Việt Nam, Thế hệ Z chiếm tỉ lệ khoảng  
1/7 tổng dân số, tương đương hơn 14,4  
2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu  
2.1. Người tiêu dùng Thế hệ Z  
Thế hệ Z (còn được gọi là Post Millennials,  
the iGeneration, hoặc the Homeland  
Generation) là đoàn hệ nhân khẩu học sau  
The Millennials. Không có ngày chính xác  
nào khi nhóm này bắt đầu hoặc kết thúc;  
các nhà nhân khẩu học và các nhà nghiên  
cứu thường sử dụng những năm tháng sinh  
khác nhau, từ giữa những năm 1990 đến đầu  
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 2021  
28  
-
TẠ VĂN THÀNH ĐẶNG XUÂN ƠN  
những năm 2000. Tuy nhiên, thực chất, các  
nhà khoa học xã hội chưa hoàn toàn đồng  
thuận về năm sinh của những thành viên  
Thế hệ Z. Một số người cho rằng Thế hệ  
Z đầu bắt đầu từ năm 1995, một số người  
lại cho rằng thế hệ này bắt đầu từ cuối năm  
2005. Tổng hợp từ rất nhiều nguồn thông  
tin của nhiều nghiên cứu khác nhau, trong  
phạm vi nghiên cứu này, Thế hệ Z chủ  
yếu có thể được phân loại là những người  
sinh trong khoảng thời gian 1995- 2012  
(Bassiouni và Hackley, 2014).  
có khả năng đặc trưng cho Thế hệ Z với  
tư cách là người tiêu dùng: 1) Tập trung  
vào đổi mới, 2) Nhất quyết sự tiện lợi, 3)  
Mong muốn tiềm ẩn về an ninh, và 4) Xu  
hướng thoát ly. Các nghiên cứu của Wood  
(2013), Priporas và cộng sự (2017) cũng đã  
chỉ ra rằng người tiêu dùng Thế hệ Z quan  
tâm đến công nghệ mới, thích sự đơn giản,  
mong muốn cảm thấy an toàn, mong muốn  
thoát khỏi thực tế, kỳ vọng cao và quan tâm  
nhiều hơn đến trải nghiệm. Brown (2017)  
đã đề cập trong báo cáo “AdReaction: Thu  
hút Gen X, Y và Z” rằng không đơn giản  
để tiếp cận người tiêu dùng Gen Z bằng các  
chiến dịch quảng cáo. Họ thích nội dung  
quảng cáo hơn các tác phẩm khác, chẳng  
hạn như người thuyết trình hoặc âm nhạc.  
Ngoài ra, họ có xu hướng tiếp xúc có chọn  
lọc với các chiến dịch quảng cáo mà họ  
quan tâm, chứ không phải các chiến dịch  
xâm phạm quyền riêng tư của họ.  
Tại Việt Nam, tác giả Phạm Văn Tuấn  
(2020) xác định truyền miệng điện tử  
(eWOM) có tác động đến ý định mua hàng  
của người tiêu dùng trên nền tảng thương  
mại trực tuyến. Trong đó, nghiên cứu kiểm  
định tác động trực tiếp từ sự chấp nhận  
eWOM, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận  
thức kiểm soát hành vi đến ý định mua.  
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành  
vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng  
Việt Nam của hai tác giả Bùi Thanh Tráng  
& Hồ Xuân Tiến (2020) được thực hiện  
bằng phương pháp định tính thông qua  
phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia. Kết  
quả nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố có tác động  
đến hành vi mua sắm trực tuyến, trong đó  
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khác  
nhau, đó là: (1) nhận thức lợi ích; (2) động  
cơ thích thú; (3) thiết kế web (thẩm mỹ và  
nội dung); (4) yếu tố tâm lý; và (5) cảm  
nhận rủi ro. Trong 5 nhân tố, duy nhất nhân  
tố cảm nhận rủi ro có tác động ngược chiều  
với hành vi mua sắm trực tuyến và bao gồm  
2.2. Tổng quan nghiên cứu  
Cho đến nay, chủ đề về các nhân tố tác  
động đến ý định mua sắm trực tuyến hay  
TMĐT luôn thu hút rất nhiều sự quan tâm  
của các nhà quản lý, các tổ chức và cả  
những nhà nghiên cứu trên thế giới và tại  
Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu thuộc  
nhiều lĩnh vực khác nhau được thực  
hiện thành công. Ví dụ như, nghiên cứu  
về hành vi chấp nhận và sử dụng hình thức  
mua hàng hoá trực tuyến tại Thái Lan của  
Driedigera và Bhatiasevib (2019); Nghiên  
cứu tại Chile về hành vi NTD mua sắm trên  
di động của Saprikis và cộng sự (2018)…  
Nghiên cứu của Hidvégi và KelemenErdős  
(2016) khám phá thói quen sử dụng mạng  
xã hội và đặc điểm mua hàng trực tuyến của  
Thế hệ Z. Các nguồn thông tin chính được  
cung cấp cho người mua và sở thích của họ  
đối với mua sắm trực tuyến đã được điều  
tra. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ  
cấp từ cuộc khảo sát trực tuyến với 1.055  
người tham gia, nghiên cứu cho thấy nhóm  
Thế hệ Z chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá  
nhân và cân nhắc chất lượng cũng như giá  
cả khi quyết định mua, và hầu như không  
quan tâm đến ý kiến của người khác.  
Trong một nghiên cứu về “Xu hướng và  
Đổi mới” của người tiêu dùng Thế hệ Z,  
Wood (2013) đã xác định bốn xu hướng  
Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng  
29  
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z  
tại Việt Nam  
Bảng 1. Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định  
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng  
STT  
Yếu tố  
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Nhận thức tính dễ sử dụng  
Nhận thức tính hữu ích  
Nhận thức rủi ro  
Ảnh hưởng xã hội  
Chuẩn chủ quan  
Sự hiển thị  
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Thái độ  
X
X
X
X
X
X
X
Uy tín  
X
X
X
X
Năng lực cá nhân  
10 Sự lo lắng, rủi ro  
11 Sự sáng tạo  
X
X
X
X
12 Sự thích thú  
13 Sự uy tín  
X
14 Nhóm tham khảo  
15 Truyền mệng điện tử  
16 An toàn  
X
X
X
17 Kiểm soát hành vi  
X
Nguồn: Tác giꢂ tổng hợp  
các thành tố rủi ro tài chính, rủi ro sản phẩm,  
rủi ro bảo mật thông tin và rủi ro về sự gian  
lận của người bán hàng trực tuyến. Nghiên  
cứu của Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành  
Độ (2016) thảo luận các yếu tố ảnh hưởng  
đến ý định mua trực tuyến của người tiêu  
dùng Việt Nam dựa trên lý thuyết hành vi  
có hoạch định. Kết quả nghiên cứu cho thấy,  
thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của  
người tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến  
ý định mua trực tuyến. Trong khi đó, rủi ro  
cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định  
mua trực tuyến của người tiêu dùng. Trước  
đó, tác giả Hoàng Quốc Cường (2010) cũng  
đã xác định những nhân tố tác động đến ý  
định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua  
mạng dựa theo mô hình chấp nhận công  
nghệ thông tin hợp nhất bao gồm mong đợi  
về giá, nhận thức sự thuận tiện, nhận thức  
tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận  
sự thích thú, nhận thức rủi ro khi sử dụng.  
Mặc dù có nhiều nghiên cứu liên quan,  
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 2021  
30  
-
TẠ VĂN THÀNH ĐẶNG XUÂN ƠN  
nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết sự phát  
triển của thị trường TMĐT tại Việt Nam.  
Các nghiên cứu trong nước chủ yếu chỉ  
ra các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua  
hàng hoặc hành vi tiêu dùng của khách  
hàng nói chung mà chưa tập trung sâu vào  
ý định mua sắm trực tuyến của Thế hệ Z.  
Bên cạnh đó, các nghiên cứu ở nước ngoài  
về lĩnh vực này tuy nhiều nhưng chủ yếu  
ở các thành phố lớn và các nước đã phát  
triển, chưa có nghiên cứu cụ thể hóa ở thị  
trường mới nổi, đầy tiềm năng như Việt  
Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố  
ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến  
của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam  
vẫn là một đề tài tương đối mới với khoảng  
trống nghiên cứu khá lớn không chỉ đối với  
những nhà nghiên cứu mà cả với những  
nhà quản trị doanh nghiệp.  
định hành vi, nghĩa là hành vi thực tế được  
dự báo và giải thích bởi ý định hành vi. Ý  
định hành vi chịu tác động bởi ba nhân tố,  
trong đó hai nhân tố “Thái độ” và “Chuẩn  
mực chủ quan” kế thừa thuyết hành động  
hợp lý. Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là  
có ảnh hưởng đến ý định của con người là  
“Nhận thức về kiểm soát hành vi”. Nhận  
thức về kiểm soát hành vi phản ánh việc  
con người dễ dàng hay khó khăn khi thực  
hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó  
có bị kiểm soát hay không. Ajzen chứng  
minh rằng nhân tố nhận thức về kiểm soát  
hành vi không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến  
ý định hành vi, mà còn gián tiếp tác động  
đến hành vi thực tế và việc giải thích ý định  
hành vi sẽ đạt kết quả cao hơn, chính xác  
hơn khi bổ sung nhân tố này.  
Ở nghiên cứu này, tác giả kiểm tra lại những  
nhận định trên bằng cách sử dụng lý thuyết  
hành vi có kế hoạch là cơ sở lý thuyết và  
kiểm định một phần khung lý thuyết tại thị  
trường Việt Nam. Tác giả mong muốn đưa  
thêm “nhóm tham khảo” là nhân tố mới  
phù hợp cùng với bốn nhân tố khác đã được  
chứng minh ở các nghiên cứu trước, đó là  
nhận thức tính hữu ích của TMĐT, mức độ  
uy tín của người bán hàng trực tuyến, vấn  
đề an toàn, bảo mật khi tham gia TMĐT và  
2.3. Mô hình nghiên cứu  
Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory  
of Planned Behavior - TPB) của Ajzen  
(1991) là một lý thuyết mở rộng, cải tiến  
của thuyết hành động hợp lý được Ajzen  
và Fishbein xây dựng từ những năm 1975.  
Theo thuyết hành vi có kế hoạch, nhân tố  
trung tâm để giải thích hành vi chính là ý  
H1+  
Hữu ích  
H2+  
Uy tín  
Ý định mua sắm  
trực tuyến của  
NTD thế hệ Z  
H3-  
Rủi ro  
H4+  
Nhóm tham  
khảo  
H5+  
An toàn  
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất  
Nguồn: Tác giꢂ tổng hợp và đề xuꢃt  
Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng  
31  
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z  
tại Việt Nam  
nhân tố cảm nhận rủi ro khi tham gia mua  
sắm trực tuyến để đánh giá và đo lường  
mức độ ảnh hưởng đến ý định mua sắm  
trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại  
Việt Nam. Các nhân tố tạo ra động lực thúc  
đẩy người tiêu dùng tham gia mua sắm xuất  
phát từ sự tiện lợi, sự lựa chọn sản phẩm và  
dịch vụ, thông tin phong phú, dễ dàng truy  
cập và dễ dàng mua sắm, thích thú khám  
phá. Ở khía cạnh tiêu cực, duy nhất nhân  
tố cảm nhận rủi ro được xác định cản trở  
ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu  
dùng Thế hệ Z. Mô hình nghiên cứu đề  
xuất được thể hiện ở Hình 1.  
Nhận thức tính hữu ích của TMĐT bao  
hàm sự tiện lợi, sự lựa chọn sản phẩm và  
dịch vụ, thông tin phong phú. Phần lớn các  
nghiên cứu đã chỉ ra sự tiện lợi và tiết kiệm  
thời gian là những lý do chính thúc đẩy  
người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Thực  
tế đã chứng minh, việc tìm kiếm sản phẩm,  
dịch vụ qua Internet nói chung và các trang  
TMĐT nói riêng sẽ nhanh chóng, tiện lợi  
và giảm nhiều công sức cũng như chi phí.  
Cùng một thời gian, có thể khám phá ra  
nhiều loại hàng hóa, nhiều thương hiệu  
khác nhau, đây là điểm khác biệt so với  
mua sắm truyền thống (Tunsakul, 2020).  
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:  
Giꢂ thuyết 1 (H1): Nhận thꢀc về tính hữu  
ích ꢂnh hưởng tích cực đến ý dịnh mua sắm  
trực tuyến của người tiêu dùng.  
tiêu dùng cảm nhận doanh nghiệp đó có  
danh tiếng tốt, có sự uy tín đối với đại  
chúng (Lin và cộng sự, 2010).  
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:  
Giꢂ thuyết 2 (H2): Uy tín của trang web  
TMĐT ꢂnh hưởng tích cực đến ý định mua  
sắm trực tuyến của người tiêu dùng.  
Cảm nhận rủi ro: Bên cạnh những lợi ích  
của mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng  
cũng rất quan tâm đến các rủi ro về sản  
phẩm, sự không trung thực của người bán,  
vấn đề thanh toán, đổi trả hàng. Rủi ro sản  
phẩm trong mua sắm trực tuyến, đặc biệt với  
những người mới tham gia hoặc mới đang  
tìm hiểu do người mua không thể kiểm tra  
và thử nghiệm chất lượng sản phẩm trước  
khi ra quyết định (Hsu và cộng sự, 2013).  
Bên cạnh đó, Lin và cộng sự (2010) còn cho  
rằng, nguy cơ rủi ro mất tiền, không được  
giao hàng, giao hàng sai có tác động tiêu cực  
đến ý định hành vi mua sắm trực tuyến.  
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:  
Giꢂ thuyết 3 (H3): Cꢂm nhận độ rủi ro khi  
mua sắm trực tuyến tác động ngược chiều  
đến ý định mua hàng trực tuyến của người  
tiêu dùng.  
Nhóm tham khảo là những “nhóm người  
có ảnh hưởng tới việc hình thành nên thái  
độ, nhận thức và hành vi của khách hàng  
đối với một sản phẩm, thương hiệu hay  
một doanh nghiệp” (Vũ Huy Thông, 2010).  
Nhóm tham khảo bao gồm: bạn bè, gia đình,  
đồng nghiệp, các phương tiện thông tin đại  
chúng… Ý kiến của nhóm tham khảo có  
thể ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu  
dùng vào các nhà cung cấp trực tuyến. Bên  
cạnh đó, Phạm Văn Tuấn (2020) đã xác  
định rằng sự chấp nhận eWOM (truyền  
miệng điện tử) thông qua thái độ chuẩn chủ  
quan và nhận thức kiểm soát hành vi; ảnh  
hưởng của sự tin cậy eWOM, chất lượng  
eWOM có tác động tích cực đến ý định  
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.  
Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu mới được đề  
Mức độ uy tín của người bán hàng trực  
tuyến, của trang web TMĐT cũng tương tự  
như uy tín, danh tiếng của một thương hiệu,  
nó bao gồm: tên, biểu tượng, thiết kế và các  
dấu hiệu để nhận biết sản phẩm giữa các  
nhà cung cấp khác nhau. Uy tín của người  
bán không chỉ liên quan đến các hình ảnh  
của doanh nghiệp mà nó còn phụ thuộc vào  
các đánh giá, cảm nhận của khách hàng.  
Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho  
thấy rằng, người tiêu dùng tin tưởng vào  
các website bán lẻ trực tuyến nếu người  
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 2021  
32  
-
TẠ VĂN THÀNH ĐẶNG XUÂN ƠN  
xuất là:  
dùng trong bảng hỏi, đồng thời kiểm tra  
mức độ hợp lý của từng thang đo, sàng lọc  
các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu  
đề xuất, sơ bộ khẳng định năm nhân tố  
được đề xuất trong mô hình nghiên cứu  
phù hợp với bối cảnh Việt Nam, đủ điều  
kiện đưa vào nghiên cứu định lượng.  
Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua  
hai giai đoạn: (1) nghiên cứu định lượng sơ  
bộ; (2) nghiên cứu định lượng chính thức.  
Trước khi hình thành thang đo chính thức,  
tác giả thực hiện khảo sát định lượng sơ bộ  
(n = 50) để sơ bộ độ tin cậy của thang đo  
và mức độ phù hợp của từng biến quan sát  
trước khi nghiên cứu định lượng chính thức.  
Việc kiểm định mô hình và các giả thuyết  
nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua dữ  
liệu thu thập được bằng phương pháp chọn  
mẫu thuận tiện, có nghĩa là lấy mẫu dựa  
trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp  
cận của đối tượng dưới hình thức bảng câu  
hỏi khảo sát trực tuyến, đối tượng chính là  
sinh viên các trường đại học và đối tượng  
đi làm, sinh năm từ 1995 đến 2012, kích  
thước mẫu 600, kết quả thu về được 511  
(tỷ lệ phản hổi 85,17%), sau khi làm sạch,  
loại bỏ bảng câu hỏi trả lời không hợp  
lệ do thiếu thông tin, trả lời không đầy  
đủ hoặc đáp viên không thuộc đối tượng  
nghiên cứu, kích thước mẫu hợp lệ đưa vào  
phân tích là 488. Bảng câu hỏi định lượng  
được thiết kế với 24 biết quan sát, được đo  
bằng thang đo Likert 5 điểm, từ (1) là “Rất  
không đồng ý”, (2) là “Không đồng ý”, (3)  
Giꢂ thuyết 4 (H4): Nhóm tham khꢂo có ꢂnh  
hưởng tích cực đến ý định mua sắm trực  
tuyến của người tiêu dùng.  
Tính an toàn, bảo mật trong TMĐT là lo  
ngại của người tiêu dùng trong vấn đề bảo  
mật thông tin cá nhân, bảo mật thông tin thẻ/  
tài khoản ngân hàng có thể ảnh hưởng tới  
ý định mua sắm trực tuyến. Trong nghiên  
của của Datta và Acharjee (2018), yếu tố  
niềm tin, an toàn và bảo mật thông tin cá  
nhân được người mua quan tâm lo lắng  
nhất. Thực tế đã chỉ ra nhiều trường hợp  
thông tin cá nhân của người tiêu dùng đã bị  
bán cho bên thứ 3, bị sử dụng cho mục đích  
khác, trong đó có cả những mục đích xấu,  
làm cho người tiêu dùng lo ngại khi cung  
cấp thông tin cá nhân trên các trang TMĐT  
và điều này ngăn cản họ thực hiện các giao  
dịch trực tuyến (Lin và cộng sự, 2010).  
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:  
Giꢂ thuyết 5 (H5): Tính an toàn của trang  
web TMĐT có tác động cùng chiều đến ý định  
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.  
3. Phương pháp nghiên cứu  
Quá trình nghiên cứu được thực hiện gồm  
các bước chính là nghiên cứu định tính,  
nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu  
định lượng chính thức (Bảng 2).  
Kết quả nghiên cứu định tính với các sinh  
viên bằng cách phỏng vấn trực tiếp (n = 10)  
để góp ý hoàn thiện cấu trúc, từ ngữ, được  
Bảng 2. Phương pháp và thời gian nghiên cứu  
Phương pháp Kỹ thuật Thời gian  
Bước  
Địa điểm  
Phỏng vấn sâu và  
thảo luận (n = 10)  
Phỏng vấn qua bảng  
hỏi (n = 50)  
Khảo sát qua bảng  
hỏi (na = 600)  
1
Nghiên cứu định tính  
Tháng 11/2020  
Tháng 12/2021  
TP. Hồ Chí Minh  
Nghiên cứu định  
lượng sơ bộ  
Nghiên cứu định  
lượng chính thức  
2
3
TP. Hồ Chí Minh  
Tháng 01/2021  
đến 03/2021  
Khảo sát trực tuyến  
Nguồn: Nghiên cꢀu của Tác giꢂ  
Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng  
33  
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z  
tại Việt Nam  
là “Bình thường”, (4) là “Đồng ý” và (5)  
là “Rất đồng ý”. Thang đo các khái niệm  
nghiên cứu được tóm tắt ở Bảng 3.  
xem tiếp kỳ sau  
Bảng 3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu  
Các biến quan sát  
Mã  
biến  
Nguồn  
HI - Nhận thức tính hữu ích  
HI1 Tôi có thể mua được hàng hóa với giá rẻ hơn khi mua sắm trực tuyến  
HI2 Tôi có thể so sánh các sản phẩm dễ dàng hơn khi mua sắm trực tuyến  
HI3 Tôi mua được tất cả các loại sản phẩm thông qua mua sắm trực tuyến  
HI4 Mua sắm trực tuyến giúp tôi tiết kiệm thời gian  
Tunsakul  
(2020), Lin  
và cộng sự  
(2010)  
HI5 Mua sắm trực tuyến có cơ hội tiếp cận những thông tin mua sắm hữu ích  
Mua sắm trực tuyến tôi nhận được nhiều ưu đãi và dịch vụ khuyến mãi hấp  
dẫn.  
HI6  
UT - Mức độ uy tín  
UT1 Tôi tin tưởng vào những thông tin và sản phẩm mà trang TMĐT cung cấp  
Tôi tin tưởng khi mua sắm trực tuyến tại trang TMĐT của các công ty lớn và  
có uy tín trên thị trường  
UT2  
Lin và cộng  
sự (2010),  
Ansari và  
cộng sự  
Tôi tin rằng TMĐT đáng tin cậy trong các giao dịch và thực hiện đúng cam  
UT3  
kết  
Tôi tin tưởng khi mua sắm tại một trong những trang TMĐT lớn có yếu tố  
nước ngoài như Lazada, Shopee, Alibaba, eBay…  
UT4  
(2011)  
Tôi chọn lựa mua sắm trực tuyến tại trang TMĐT có uy tín trên thị trường  
UT5 thông qua việc có thương hiệu nhận diện riêng, có văn phòng, có đội ngũ  
nhân viên cơ hữu và làm việc theo quy trình chuyên nghiệp  
RR - Cảm nhận độ rủi ro  
Mua sắm trực tuyến có rủi ro khi hệ thống CNTT thường bị lỗi và ngừng bảo  
trì, ảnh hưởng đến quá trình mua sắm.  
RR1  
Mua sắm trực tuyến có thể gây tổn thất về tài chính (do có rủi ro khi thanh  
toán thẻ tín dụng, ví online, internet banking...)  
RR2  
Mua sắm trực tuyến rất ít khi được kiểm tra được sản phẩm trước khi thanh  
Hsu và  
cộng sự  
(2013)  
RR3  
toán  
Sản phẩm khi mua sắm trực tuyến có thể không đáp ứng được mong đợi  
RR4 của tôi về chất lượng, về hình thức do hình ảnh quảng cáo trên trang TMĐT  
với sản phẩm thật khác nhau  
Mua sắm trực tuyến nhiều rủi ro vì có thể giao sai mã hàng, không được chủ  
động thời gian nhận hàng và có thể không nhận được hàng.  
RR5  
TK - Nhóm tham khảo  
Gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu và khuyến khích tôi mua sắm trực  
tuyến  
Tôi đã đọc nhiều thông tin, đánh giá trên trang TMĐT, trên các diễn đàn,  
mạng xã hội trước khi tham gia mua sắm trực tuyến  
Đề xuất  
của tác giả  
từ Phạm  
Văn Tuấn  
(2020),  
TK1  
TK2  
Hà Nam  
Khánh  
Thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng đến ý  
định mua sắm trực tuyến của tôi  
TK3  
Giao và  
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 2021  
34  
-
TẠ VĂN THÀNH ĐẶNG XUÂN ƠN  
Mã  
biến  
Các biến quan sát  
Thái độ phản hồi của các nhà bán hàng và những ý kiến bình luận của  
Nguồn  
Bế Thanh  
Trà (2018)  
TK4 khách hàng khác trên trang TMDDT ảnh hưởng đến quyết định mua sắm  
trực tuyến của tôi.  
AT - An toàn  
Tôi tin rằng thông tin cá nhân sẽ được bảo mật khi tham gia mua sắm trực  
tuyến  
AT1  
Tôi tin rằng trang TMĐT với CNTT hiện đại sẽ bảo mật tuyệt đối các thông  
tin thẻ tín dụng, ví điện tử liên kết tài khoản của tôi khi mua sắm trực tuyến.  
AT2  
Datta và  
Acharjee  
(2018)  
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng xử lí nhanh chóng, rõ ràng và chuyên nghiệp khi  
AT3 có báo cáo phát hiện các sự cố rò rỉ thông tin ở trang TMĐT khiến tôi cảm  
thấy an toàn khi mua sắm trực tuyến  
Dịch vụ hỗ trợ hoàn trả tiền hoặc hoàn trả hàng, bảo đảm quyền lợi người  
AT4 tiêu dùng của các trang TMĐT khiến tôi cảm tấy an toàn khi mua sắm trực  
tuyến.  
YD - Ý định mua sắm trực tuyến  
YD1 Tôi có ý định tham gia mua sắm trực tuyến trong tương lai gần  
Gardner  
và cộng sự  
(2006), Nor  
và cộng sự  
(2012)  
Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn bè và đưa thông tin về việc tham gia mua sắm  
trực tuyến lên các tài khoản mạng xã ội của tôi  
YD2  
Để đảm bảo an toàn cho bản thân do đại dịch Covid, tôi sẽ sử dụng phương  
thức mua sắm trực tuyến thay thế cho hình thức mua sắm truyền thống.  
YD3  
Nguồn: Tác giꢂ tổng hợp và đề xuꢃt  
Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng  
35  
pdf 9 trang baolam 14/05/2022 5020
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_mua_sam_truc_tuyen_cua_nguo.pdf