Tác động của tính bảo mật, sự riêng tư, nhận thức rủi ro đối với thái độ và ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Vũng Tàu

Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Tác động ca tính bo mt, sự riêng tư, nhận thc rủi ro đối vi  
thái độ và ý đnh mua sm trc tuyến  
ca khách hàng tại Vũng Tàu  
Impact of security, privacy, perceived risk on online shopping  
attitudes and intentions of customers in Vung Tau  
Nguyn Tuấn Đạt  
Trường Đại hc Bà Ra - Vũng Tàu  
Email ca tác giliên h: [nguyentuandat19101994@gmail.com]  
THÔNG TIN  
TÓM TT  
Ngày nhn: 01/08/2021  
Ngày nhn li: 10/09/2021  
Duyệt đăng: 18/09/2021  
Nghiên cu này nhm mục đích mở rộng mô hình ý định mua  
sm trc tuyến ca khách hàng ti TP. Vũng Tàu thông qua  
việc đánh giá nhân tố nhn thc rủi ro tác động tiêu cực đến ý  
định mua sm trc tuyến của khách hàng đối vi các doanh  
nghip hay cá nhân bán hàng trc tuyến. Nghiên cu này sử  
dụng phương pháp định lượng thông qua vic kho sát 358  
khách hàng trc tuyến trên địa bàn TP. Vũng Tàu. Đồng thi  
sdng kết qumô hình cu trúc tuyến tính SEM để kết lun  
sự riêng tư, tính bảo mật có tác động tiêu cực đến nhn thc  
ri ro và nhn thc ri ro lại có tác động tiêu cực đến thái độ  
đi vi mua sm trc tuyến và ý định mua sm trc tuyến ca  
khách hàng tại TP. Vũng Tàu.  
Tkhóa:  
Mua sm trc tuyến, tính bo  
mt, sự riêng tư, nhận thc  
ri ro  
ABSTRACT  
Keywords:  
This study aims to expand the online shopping intention  
model of customers in Vung Tau City through the assessment  
of risk perception factors negatively affect the online  
shopping intention of customers for businesses or individuals  
selling online. This study uses a quantitative method through  
surveying 358 online customers in Ho Chi Minh City. Vung  
Tau. At the same time, using SEM linear structural model  
results to conclude privacy and security has a negative impact  
on risk perception, and risk perception has a negative impact  
on attitude towards online shopping and online shopping  
intention of customers in Vung Tau.  
Online shopping, security,  
privacy, risk perception  
1. Gii thiu  
Ngày nay vi sphát triển vượt bc ca công nghcng vi hình thức thương mại  
điện ttrên thế gii hay hình thc mua sm trc tuyến ngày càng phbiến và được mô tả  
là phát triển vượt bc vquy mô và chất lượng. Điều này ngày càng thu hút người tiêu dùng  
và các nhà sn xut tham gia nhiều hơn vào hình thức kinh doanh này (Tsai và cng s,  
2011). Dường như với thương mại điện tử, người tiêu dùng có thmua mi loi hàng hóa  
từ đơn giản đến phc tp thông qua trang web ca nhà cung cp dch vmua sm trc tuyến.  
Tại Vũng Tàu, các trang web mua sắm trc tuyến ni tiếng như Tiki, Lazada, Shoppe,…  
ngày càng trnên quen thuc với người tiêu dùng tại Vũng Tàu. Đối với thương mại điện  
t, ti bt cứ địa điểm nào nói chung và tại Vũng Tàu nói tiêng thì niềm tin ca khách hàng  
40  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
là mt yếu tquan trng dẫn đến tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Đối  
vi một địa bàn phát triển như Vũng Tàu thì số lượng giao dch mua sm trc tuyến tại đây  
tăng theo mỗi năm. Tuy nhiên người tiêu dùng ở đây vẫn luôn hình thành nhng nhn thc  
ri ro khi giao dch và giảm ý định mua hàng nguyên nhân đến tvic khi mua hàng trc  
tuyến, hn chế ln nht là khách hàng không liên hệ được vi sn phm mình mun mua và  
còn phi tri qua thi gian chờ đợi để nhn hàng nên khách hàng nhn thc ri ro là yếu tố  
rt quan trọng và anh hưởng tiêu cực đáng kể đến ý định mua hàng trc tuyến thông qua các  
kênh thương mại điện t. Ngoài lý do trên thì vic khách hàng tại đây có những thit hi về  
tài chính, thông tin cá nhân bị đánh cp cũng là vấn đề thường xuyên xảy ra do đó ảnh hưởng  
đến uy tín của công ty kinh doanh cũng như giảm doanh smua hàng ca khách hàng. Vì  
vy, vấn đề nghiên cu vcác nhân tố ảnh hưởng đến nhn thc rủi ro và tác động này như  
thế nào đến ý định mua sm trc tuyến của ngưi tiêu dùng là tht srt quan trng.  
2. Cơ sở lý thuyết  
2.1 Các khái nim vcác nhân tố  
Tính bo mt: Bo mt là mối quan tâm cơ bản ca nhng khách hàng mun mua  
sm qua internet, theo Deci và Ryan (2000); Ryan và Deci (2002).Trong hoàn cnh phát  
trin của thương mại điện tti các ng dng mua hàng khách hàng ssdng các tài khon  
cá nhân nhằm đăng nhập và thanh toán, mi tài khoản này đều được thiết lp mt khu hay  
phương thức cá nhân chỉ được cung cấp cho riêng cá nhân đó để tăng tính bo mt hn chế  
vic rò rthông tin và tn hi vtài chính cho cá nhân vì vy không áp dng các bin pháp  
an ninh đầy đủ để đảm bo bo mt dliu khách hàng là rào cn lớn trước sphát trin  
của thương mại điện t, theo Ryan và Deci (2002). Mt khác, trong lĩnh vực mua sm trc  
tuyến, mức độ bo mật được nhn biết phthuộc vào độ tin cy của phương thức thanh toán  
cũng như truyền và lưu trữ dliu hay nói cách khác, bo mật được nhn thc là khách hàng  
nhn thc vchất lượng ca các công cquy trình được sdụng để truyn tải và lưu trữ  
thông tin cá nhân, theo Flavián và cng s(2006); Trung và cng s(2018).  
Sự riêng tư: Dưới sphát trin nhanh chóng ca công nghệ thông tin và Internet đã  
thay đi nhiều đến quyền riêng tư lẫn srò rthông tin cá nhân. Dliu cá nhân có thdễ  
dàng có sn da trên việc sao lưu trên các ứng dng có thể được truyn tay nhau từ người  
này sang người khác ddàng, tự do và được sdng trong giao dch hàng ngày mà không  
cn kim soát nhiu. Ngày nay quá nhiu dliệu cá nhân đã trở thành hàng hóa và tài sn  
có thgiao dch, trm dliu, vi phm dliu, sdng bt hp pháp da trên dliu cá  
nhân ngày càng phbiến và tạo ra xu hướng trao đổi dliu cá nhân (Chen và Barnes, 2007;  
Pavlou, 2003). Quyn riêng tư đóng vai trò quan trọng đối vi shài lòng khi mua sm trc  
tuyến và đặc bit quan trng trong việc đạt được stin cy trong trc tuyến mua sm. Khi  
mọi người sn sàng mua sm trc tuyến khi vấn đề vquyền riêng tư được đảm bo và  
không mt lòng tin tvấn đề này hay nói cách khách quyền riêng tư có tác động tích cc  
đến sự tin tưởng vào mua sm trc tuyến (Đạt, 2020).  
Nhn thc ri ro: Nhân tố này liên quan đến nim tin của người đặt sự tin tưởng  
vào mi liên quan gia khả năng lời hoc lmà không cn phải xem xét đến mi quan hệ  
ca những người đưc y thác cth(Jarvenpaa và cng sự, 2000). Đối vi hình thc mua  
sm trc tuyến thì nhn thc rủi ro đưc xem là mt yếu tcó thgây cn trở đến vic giao  
dch thành công vì khách hàng luôn có nhn thc ri ro mt cách chủ động khi đánh giá sản  
phm hay dch vtmua sm trc tuyến, theo Forsythe và Shi (2003). Trong nhng nghiên  
cu gần đây liên quan về ri ro và skhông chc chn, nếu xảy ra thì thái độ ca khách  
hàng vi mua sm trc tuyến ngày càng tệ đi, điều này to ra mi liên htiêu cc gia ri  
ro và thái độ của khách hàng đối với thương mại điện t(Hsu và Chiu, 2004; Zimmer và  
cng s, 2010). Chiu và cng sự (2014) định nghĩa rủi ro được nhn thc là sự đánh đổi  
41  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
gia chi phí và li ích, tc là tng thể đánh giá của người tiêu dùng vtin ích ca sn phm  
hoc dch vda trên nhng gì nhận được như so với nhng gì phi tr. Nhn thc ri ro  
trong mua hàng trc tuyến có thể được xác định thông qua các kvng chquan vri ro  
tài chính, hiu sut, tâm lý, thi gian và sthun tin ca khách hàng khi mua sm trên  
internet vi kế hoch mua sm trc tuyến cth(Forsythe và Shi, 2003). Nhn thc ri ro  
nó được xem là mt skhông chc chn vkết qutiềm năng của mt hành và chính vì kết  
quả này cũng tạo ra skhó chu cho khách hàng, mt khác cm nhn rủi ro cũng đại din  
cho skhông chc chn vsmất mát hay đạt được của người tiêu dùng trong giao dch cụ  
thể trong tương lai (Forsythe và Shi, 2003; Murray, 1991).  
Thái độ ca khách hàng: Thái độ được định nghĩa một cách tng quát là mức độ  
đo lường cảm xúc theo hướng tích cc khi mua hàng trc tuyến. Người tiêu dùng nếu có  
thái độ càng tích cc thì smua hàng trc tuyến nhiều hơn. Theo lý thuyết về hành động  
được lý lun và lý thuyết vhành vi có kế hoch ca Ajzen và Fishbein, 1980; Ajzen, 1991  
thái độ được xem là yếu chính chính cho ý định chp nhn hành vi. Nói mt cách khác, thái  
độ đối vi mt hành vi có thxem là một đánh giá tiêu cực hoc tích cc của cá nhân đối  
vi hành vi có liên quan, nó bao gm cnim tin ca cá nhân vkết qucm nhận được khi  
thc hiện hành vi đó (Kim và Park, 2005; Al-Debei và cng s, 2013).  
2.2 Mi quan hlý thuyết gia các nhân tố  
Tính bo mt, sự riêng tư đối vi nhn thc ri ro  
Người tiêu dùng khi mua hàng trc tuyến luôn xem internet là mi lo lng ca bn  
thân vì hlo sthông tin cá nhân có thbị đánh cắp; phương tiện truyền thông đã có những  
cnh báo rng rãi và cthvấn đề tiêu cc khi sdng internet ví dụ như tiết lquyn riêng  
tư, bảo mt kém; tạo cơ hội cho các hành vi lừa đo to scn trở, khó khăn cho người tiêu  
dùng khi mua sm trc tuyến.  
Nhiu nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng động lực bên ngoài để các cá nhân sử  
dụng internet đó chính là sự bo mt và quyn riêng tư,... và đó cũng chính là các yếu tố  
được quan tâm nht quyết định đến nhn thc ri ro của người tiêu dùng mua sm trc tuyến  
thông qua internet (Deci và Ryan, 2000; Ryan và Deci, 2002; Chen và Barnes, 2007; Salo  
và Karjaluoto, 2007; Flavián và cng s, 2006).  
Các mối đe dọa bo mật nó có liên quan đến những điều kin tim n gây ra thit  
hi hoặc thay đổi tài nguyên internet sdẫn đến gian ln, li dng hoc mất mát. Đồng thi  
vic bo vquyền riêng tư của người tiêu dùng lại liên quan đến khả năng kiểm soát vic  
thông tin btiết ltrong các giao dch trên thị trường hay các thông tin riêng tư sẽ được cung  
cấp trái phép cho người khác thông qua li dng những sơ hở ca khách hàng hay có sự  
thông đồng (Bauman và Bachmann, 2017). Vì vy nhng bin pháp an ninh, cơ chế bo vệ  
và bo toàn thông tin cá nhân không bị rò rĩ đã được các trang web htr, nlc cung cp  
cho người tiêu dùng môi trường mua sm thun lợi, tin tưởng, an toàn, hn chế về suy nghĩ  
ri ro khi giao dch ( Kim và cng s, 2008; Lu và cng s, 2013; Forsythe và Shi, 2003;  
Weisberg và cng s, 2011; Bauman và Bachmann, 2017, Trung và cng sự, 2018, Đạt,  
2020). Bo mật và tính riêng tư rất quan trọng trong môi trường mua sm trc tuyến vì thế  
bn githuyết đxuất như sau:  
H1: Cm nhn vtính bo mt của trang web có tác động tiêu cực đến nhn thc ri  
ro khi mua sm trc tuyến.  
H2: Cm nhn vsự riêng tư của cá nhân có tác động tiêu cực đến nhn thc ri ro  
khi mua sm trc tuyến.  
42  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Nhn thc rủi ro đối với thái độ của người tiêu dùng và ý định mua sm  
trc tuyến  
Trong giao dch mua hàng trc tuyến thì người tiêu dùng không có cơ hội kim tra  
hay thnghim sn phm hay dch vngay lúc mua chính vì vy he ngi hay lo lng vì  
không được như kì vng vì vy cm nhn ri ro là mt yếu tquan trọng đhình thành nên  
hành vi và ý định mua sắm, đồng thi các nghiên cu gần đây cảm nhn ri ro có mi quan  
htiêu cực đến ý định mua hàng (Park và cng s, 2005). Vì vy khách hàng luôn có nhng  
cân nhc nếu họ đưa ra quyết định không đúng hoặc thiếu sphù hp thì hu qukhi nhn  
được hàng có thsnm trong khả năng lựa chn ca h? Nói mt cách khác, cm nhn ri  
ro của người tiêu dùng đối vi các ca hàng, nhà cung cp kinh doanh qua hình thc bán  
hàng trc tuyến càng cao thì stha mãn hay hài lòng của người tiêu dùng ngày càng suy  
gim dẫn đến ý định mua hàng cũng sẽ gim theo (Hunter và cng s, 2004; Pires và cng  
s, 2004). Ariff và cng s(2014) kết lun rng cm nhn ri ro có mt ảnh hưởng đến ý  
định mua hàng trc tuyến, trong khi Almousa (2011) chng minh rng cm nhận ro tác động  
tiêu cực đến ý định mua hàng trc tuyến. Hơn nữa, nghiên cu ca Chiu và cng s(2014)  
v782 Các khách hàng ca Yahoo-Kimo nhn thấy tác động tiêu cc ca cm nhn ri ro  
gia những người hưởng th, giá trthc dụng và ý định mua hàng . Ri ro cm nhn ca  
người tiêu dùng chyếu là bị đánh cắp thông tin hay tn hại tài chính điều này làm suy gim  
thái độ tích cc ca họ đi vi các nhà bán lẻ trên Internet đồng thi nó làm giảm đi ý định  
của người tiêu dùng đối vi mua sm trc tuyến theo Choi và cng s(2018). Xut phát từ  
tính quan trng ca cm nhn rủi ro đối vi mua hàng trc tuyến nên tác giả đề xut hai giả  
thuyết sau:  
H3: Cm nhn ri ro của người tiêu dùng có tác động tiêu cực đến thái độ ca người  
tiêu dùng.  
H4: Cm nhn ri ro của người tiêu dùng có tác động tiêu cực đến ý định mua sm  
trc tuyến của ngưi tiêu dùng.  
Thái đcủa người tiêu dùng đối với ý định mua sm trc tuyến  
Nhng nghiên cứu trước đây đã cho thấy thái độ đóng một vai trò rt quan trng  
trong việc hình thành ý định mua hàng hay mua nhiều hàng hơn theo nghiên cứu ca Pavlou  
và Fygenson (2006). Mặt khác, cũng có rất nhiu tài liu nghiên cu liên quan vmng  
thương mại điện t, hệ thông thông tin cũng đã cung cấp nhiu bng chng thc nghim nói  
vquan htích cc giữa thái độ và sự chú ý để mua hàng (Jarvenpaa và cng s, 2000; Li  
và cng s, 2008; Tsai và cng sự, 2011). Do đó, với hình thc mua sm trc tuyến hin  
nay, người tiêu dùng tin rng nếu có thái độ tích cực hơn thì smua sm trc tuyến nhiu  
hơn vì vy githuyết được đề xut:  
H5: Thái độ của người tiêu dùng có tác động tích cực đến ý định mua sm trc tuyến  
của người tiêu dùng.  
H6: Thái độ của người tiêu dùng là nhân tố trung gian cho tác động tiêu cc  
ca nhn thc rủi ro và ý định mua sm trc tuyến.  
Da trên các githuyết đề xut thì mô hình lý thuyết nghiên cu vmi quan hca  
các nhân tố được đề xuất như sau:  
43  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Mô hình 1.  
Mô hình nghiên cứu đề xut  
Tính bo mt  
Thái độ người TD  
Nhn  
thc ri  
ro  
H5  
Ý định mua sm  
Sự riêng tư  
3. Phương pháp nghiên cu  
Nghiên cu này sdụng hai phương pháp đó là nghiên cứu định tính và định lượng  
được tiến hành như sau:  
Nghiên cứu định tính: Sdụng phương pháp phng vn sâu và tho lun nhóm vi  
chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh trc tuyến đxây dựng thang đo và thành lập các giả  
thuyết nghiên cứu. Thang đo của các biến trong mô hình đã được phát trin và da trên  
nhng tài liệu trước đó. Đầu tiên, nhng người được kho sát sẽ được yêu cu la chn  
nhng thông tin cá nhân ca họ như giới tính, độ tui, công vic, thu nhập, trình độ hc vn  
và quan trng là kênh mua sm trc tuyến mà họ đang sử dụng thưng xuyên. Tác githiết  
kế bng kho sát vi các biến được đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm (“1” là hoàn toàn  
không đồng ý đến “5” là hoàn toàn đồng ý) trcác biến liên quan đến nhân khu hc.  
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này được thc hin thông qua kho sát 358  
khách hàng tại Vũng Tàu thông qua bng câu hi kho sát, tác gissdng ly mu thun  
tin thông qua vic gi bng kho sát vào các group mua sm trc tuyến có uy tín tại địa  
bàn Vũng Tàu vào các khung giờ tp trung nhiu khách hàng giao dch (11h - 13h00; 18h -  
21h00), ngoài ra tác gistn dụng đối tượng kho sát mà tác gilàm vic. Dliu sẽ được  
phân tích thông qua phn mm thng kê SPSS 22.0 và kiểm định các githuyết thng kê  
thông kết quca mô hình cu trúc tuyến tính SEM và AMOS. Các hskết quả được dùng  
trong nghiên cu này bao gm:  
- Hstin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) là hai công  
cụ được sdng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ. Hstin cậy Cronbach’s alpha được  
sdụng để loi các biến không phù hp khi chúng có hsố tương quan biến - tng (Item -  
total correlation) nhỏ hơn 0,3. Theo Thọ và Trang (2008) tiêu chun chọn thang đo khi nó  
có hstin cậy (Cronbach’s alpha) lớn hơn 0,6.  
- Tiếp theo, phương pháp EFA được sdụng để loại đi các biến quan sát có trng số  
ti (factor loading) nhỏ hơn 0,5. Thang đo được chp nhn khi tổng phương sai trích bằng  
hoc lớn hơn 50% và trọng snhân tln nht t0,5 trlên. HsKMO nm trong khong  
0,5≤KMO≤1 thì có thể xem phân tích nhân tlà thích hp. Kiểm định Bartlett có mc ý  
nghĩa nhỏ hơn 0,05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tng thể  
(Thvà Trang, 2008).  
44  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Để khẳng định sphù hp ca mô hình lý thuyết, phương pháp phân tích mô hình  
cu trúc tuyến tính (SEM) sẽ được sdụng để kiểm định. Mô hình được xem là thích hp  
vi dliu khi các chtiêu CFI từ 0,9 đến 1 (Hu và Bentler 1999), CMIN/df ≤ 2 (một số  
trường hp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines và McIver 1981; Kline 2010) và RMSEA ≤ 0,08  
(Thọ và Trang, 2008), (trường hp RMSEA t0,08 ->0,1: mô hình phù hp mc trung  
bình theo Thvà Trang (2008).  
4. Kết qunghiên cu và tho lun  
4.1. Kết qunghiên cu  
4.1.1. Thng kê mô tmu nghiên cu  
Cuc kho sát trc tuyến đã được nhóm tác gitiến hành để thu thp dliu. Khu  
vực mà để kho sát là tại TP. Vũng Tàu và đối tượng được la chọn để khảo sát đó là người  
tiêu dùng có độ tui t18 tui trở lên, đã mua hàng trực tuyến thông qua các trang web hay  
các trình duyt ca các kênh mua sm trc tuyến như Lazada; Shopee; Tiki; Sendo;...đối  
tượng mà nhóm tác gitp trung nhiều đó là độ tui t18 - 31 tuổi vì đây là nhóm tuổi phổ  
biến trong vic sdng Internet và là nguồn tăng trưởng chính trong tương lai đối vi vic  
mua sm trc tuyến (Temkin, 2009). Mặt khác nhóm đối tượng có đtui t18 - 31 tui là  
nhóm đối tượng chiếm hơn 20% dân số tại TP. Vũng Tàu, đây là nhóm dân số trsdng  
nhiu thiết bcông nghhiện đại, thông minh và có thxem là nhóm đối tượng được sinh  
ra vào thi kì phát trin ca Internet và công nghhay có thnói tt cả lĩnh vực trong cuc  
sng ca họ đều có stham gia ca Internet và công nghthông minh. Phân khúc thế htrẻ  
này được đánh giá sử dng các thiết bcông nghthông minh và các trình duyệt thường  
xuyên, chuyên nghiệp hơn các phân khúc lớn tuổi hơn; đồng thi vic kết ni vi nhau ca  
phân khúc trtui này trên mng xã hội để la chn sn phm trc tuyến ngày càng phổ  
biến theo Temkin (2009).  
Bng 1  
Thng kê nhân khu hc  
Tn số  
153  
205  
96  
189  
73  
115  
170  
73  
%
Nam  
Nữ  
Dưới đại hc  
Đại hc  
Trên đại hc  
T18 - 25 tui  
T25 - 31 tui  
Trên 31 tui  
Sinh viên ĐH, CĐ, TC,... (còn đi  
hc)  
42,7%  
57,3%  
26,8%  
52,8%  
20,4%  
32,1%  
47,5%  
20,4%  
Gii tính  
Hc vn  
Độ tui  
68  
19,0%  
Kinh doanh  
Văn phòng  
Khác  
Dưới 5 triệu đồng  
T5 - 14 triệu đồng  
T15 - 20 triệu đồng  
T20 triu trlên  
Tiki  
144  
87  
59  
68  
78  
140  
72  
90  
83  
40,2%  
24,3%  
16,5%  
19,0%  
21,8%  
39,1%  
20,1%  
25,1%  
23,2%  
Công vic  
Thu nhp  
ng  
dng/web Lazada  
45  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Tn số  
%
18,7%  
17,6%  
Shopee  
Sendo  
67  
63  
Khác (Facebook; Zalo; Viber;  
Instagram; .....)  
Tng cng  
55  
15,4%  
358  
100,0%  
Da trên kết qubng 1 ta có ththấy trong 358 người được kho sát thì gii tính nữ  
chiếm số lượng đông đảo hơn, trinh độ hc vn phbiến là đại hc chiếm 52,8%. Phân bổ  
mu cho tiêu chí công vic không có khong cách xa trong số lượng điều tra trong đó nghề  
nghip kinh doanh chiếm ttrng cao là 40,2%. Thu nhp chiếm ttrng cao nht là t15  
đến 20 triệu đồng mi tháng chiếm 39,1%. Thc tế vi mu nghiên cứu này đã chỉ ra dường  
như các trang web hay ứng dng mua sm phbiến đều được những người kho sát sdng  
đến và không có quá nhiu cách bit vphần trăm sử dng.  
4.1.2. Hstin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm đnh nhân tkhẳng định CFA  
Bng 2.  
Kết qukiểm định hstin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khẳng đnh CFA  
HS ti nhân  
I
Hsố Cronbach’s Alpha ca Tính bo mt là 0,873  
tố  
BM1 Trang web/trình duyệt bạn sử dụng có trình bày đủ các bo mt trc tuyến.  
BM2 Mua hàng ti các trang web/trình duyt này skhông có thit hi vtài chính.  
0,828*  
0,784*  
Các giao dch trên trang web/trình duyt bn sdng sẽ được bo vbi nhng  
công ctt nht.  
BM3  
0,764*  
0,753*  
0,673*  
Thanh toán khi mua hàng qua các trang web/trình duyệt bạn sử dụng này an  
BM4  
toàn  
Trang web/trình duyệt bạn sử dụng có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan  
đến tcác hacker  
BM5  
HS ti nhân  
tố  
II  
Hsố Cronbach’s Alpha ca sự riêng tư là 0,838  
Thông tin cá nhân bn cung cp cho các trang web/trình duyệt bạn sử dụng  
đều được bo mt.  
Thông tin vthanh toán, ngân hàng ca bn cung cp cho trang web/trình duyt  
để mua hàng đều đưc bo vtt.  
Trang web/trình duyệt bạn sử dụng những phương pháp phù hợp đly thông  
tin cá nhân ca bn.  
Trang web/trình duyt bn sdng không ly nhng thông tin cá nhân không  
cn thiết ca bn.  
RT1  
RT2  
RT3  
RT4  
RT5  
III  
0,761*  
0,749*  
0,722*  
0,680*  
0,675*  
Trang web/trình duyệt bạn sử dụng không dùng thông tin cá nhân bn cung  
cp vi mục đích khác.  
HS ti nhân  
tố  
Hsố Cronbach’s Alpha ca cm nhn ri ro là 0,867  
Nhập thông tin thẻ tín dụng qua trang web/trình duyệt khi sử dụng là không an  
toàn.  
Bạn nghĩ sẽ rất rủi ro khi cung cấp thông tin thẻ ngân hàng cho nhà cung cấp  
thông qua trang web/trình duyệt.  
RR1  
RR2  
0,843*  
0,767*  
RR3 Bạn ngần ngại khi nhập thông tin thẻ tín dụng trên trang web.  
RR4 Bạn nghĩ nhập thông tin cá nhân trên trang web là không an toàn.  
0,721*  
0,688*  
Bạn nghĩ khi nhập một số thông tin liên quan đến thông tin an sinh xã hội của  
cá nhân lên trang web là không an toàn.  
RR5  
0,668*  
46  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Bạn ngại về việc cung cấp cái thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại,... trên  
trang web.  
RR6  
0,655*  
HS ti nhân  
tố  
IV  
Hsố Cronbach’s Alpha ca thái độ của khách hàng là 0,777  
TD1 Bạn thích ý tưởng sử dụng Internet để mua sắm từ trang web/trình duyệt này.  
TD2 Sử dụng Internet để mua sắm từ trang web/trình duyệt này là ý tưởng tốt.  
TD3 Mua hàng hóa từ trang web/trình duyệt này là quyết định sáng suốt.  
0,768*  
0,760*  
0,652*  
HS ti nhân  
tố  
V
Hsố Cronbach’s Alpha ca ý định mua sắm trực tuyến là 0,848  
YD1 Bạn sẽ tiếp tục quay trở lại trang web/trình duyệt để mua hàng ?  
0,856*  
Bạn sẽ cân nhắc việc trong ba tháng tới sẽ mua hàng từ trang web/trình duyệt  
trong ba tháng tới.  
YD3 Bạn sẽ cân nhắc việc sẽ mua hàng từ trang web/trình duyệt trong năm tới.  
YD2  
0,844*  
0,710*  
0,667*  
Đối với giao dịch mua hàng thì khả năng bạn mua hàng từ trang web/trình  
duyệt mà bạn truy cập như thế nào ?  
YD4  
Da trên kết qubng 2 ta thy các nhân ttính bo mt, sự riêng tư, thái độ ca  
người tiêu dùng và ý đnh mua sm trc tuyến đu có hsố Cronbach’s Alpha > 0,6 và các  
hsố tương quan biến tng ca các biến quan sát đều ln 0,3. Từ đó ta có thể thy các thang  
đo có độ tin cy cao (Thọ và Trang, 2008). Đồng thi kết qukiểm định nhân tkhám phá  
CFA cho thy dliệu tương thích với mức độ phù hp ca thị trường 2=208,544; df = 199  
(p-value = 0.00); GFI = 0.950; AGFI = 0.937; NFI = 0.937; CFI = 0.997; RMR = 0.024;  
RMSEA = 0.012. Trọng số tải nhân tố của các quan sát đều lớn hơn 0,05 với mức ý nghĩa  
5%, điều này khẳng định tính đơn nguyên và hội tụ của các biến quan sát thuộc thành phần  
của các nhân tố tính bo mt, sự riêng tư, thái độ của người tiêu dùng và ý định mua sm  
trc tuyến (Thvà Trang, 2008).  
4.1.3. Kết qumô hình tuyến tính SEM  
Thái độ người TD  
Tính bo mt  
Nhn thc  
ri ro  
0,15  
Sự riêng tư  
Ý định mua sm TT  
Kết qumô hình cu trúc tuyến tính SEM như sau X2=276,454; df = 204; p-value = 0,00; GFI =  
2
0,935; AGFI = 0,92; NFI = 0,917; CFI = 0,977; RMR = 0,059; RMSEA = 0,032 và X2 (X ) là 1.355. Vi  
df  
kết quca các hsnày thì mô hình cu trúc tuyến tính SEM đủ điều kiện để có thể đưa ra kết lun tác  
động ca các nhân tvi nhau (Thvà Trang, 2008)  
4.2. Tho lun kết qunghiên cu  
Ta thy hsố bê ta tác động ca tính bo mt và sự riêng tư đi vi nhn thc ri ro  
là -0,24 và -0,23 chng trng tính bo mt, sự riêng tư có tương quan âm với nhân thc  
ri ro hay nói cách khác nếu nhà cung cp xây dng trang web hay ng dụng để mua sm  
trc tuyến đảm bo cho khách hàng vtoàn bthông tin cá nhân của khách hàng được bo  
mt, không bcung cp mt cách tùy tiện cho các đối tượng khác nhm làm phin, trc li  
hay tn hi về tài chính cua người tiêu dùng thì slàm giảm đi nhận thc ri ro của người  
tiêu dùng hay nói cách hàng người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào nhà cung cấp hơn (Bauman  
và Bachmann, 2017, Trung và cng sự, 2018, Đạt, 2020). Vì vy githuyết H1 và H2 được  
47  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
chp nhn.  
Khi khách hàng nhn thc ri ro trong quá trình din ra mua sm trc tuyến thì sẽ  
dẫn đến tác động tiêu cc đến thái độ của người tiêu dùng và ý định ca hkhi mun mua  
sm trc tuyến nó thhin qua hsố bê ta tác động ca nhn thc ri ro với thái độ ca  
người tiêu dùng và ý định mua sm trc tuyến lần lượt là -0,27 và -0,11. Điều này gii thích  
cho vic nếu khách hàng cm nhn không thy an toàn trong quá trình giao dch, nhng tn  
tht vtinh thn hay tài chính thì hskhông có một thái độ tt vi Online Shopping và ý  
định mua hàng hay nói cách khác hkhông sn sàng thiết lp mt mi quan hgiao dch  
vi nhà cung cp bán hàng trc tuyến (Choi và cng s, 2018). Vì vy, githuyết H3 và H4  
được chp nhn.  
Cui cùng, ta thy rng nếu thái độ của người tiêu dùng vi mua sm trc tuyến có  
tương quan dương với ý định mua sm trc tuyến do hsố bê ta tác động là 0,15. Điều này  
có nghĩa là khi các nhân tố khác tác động tích cc hay tiêu cực đến thái độ của người tiêu  
dùng squyết định tích cc hay tiêu cực tương ứng đến ý định mua sm trc tuyến (Al-  
Debei và cng s, 2013). Hay nói cách khác, một thái độ tích cc, sự tin tưởng và nim vui  
sẽ làm cho khách hàng gia tăng ý định mua sm hay mua sm nhiều hơn theo Fygenson  
(2006). Vì vy, githuyết H5 được chp nhn.  
Đồng thời, trong mô hình tác động trung gian ca ba yếu t: nhn thc ri ro, thái  
độ của người tiêu dùng và ý định mua sm trc tuyến vi biến thái độ là biến trung gian, do  
đó, nhận thc rủi ro tác động đến ý đnh mua sm trc tuyến vi R2 là 3,42% và hsbeta  
là -0,1115, trong đó tác động trc tiếp là -0,0880 và tác động gián tiếp thông qua thái độ ca  
người tiêu dùng là -0,0235 và giá trp hsố <0,05, do đó có ý nghĩa thống kê. Điều này có  
nghĩa là trong mô hình tác động trung gian ca ba yếu tnhn thc rủi ro, thái độ, ý định  
mua sm trc tuyến, nhn thc rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định mua sm trc tuyến.  
Mt khác, nhn thc rủi ro cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ là yếu ttrung gian cho ri  
ro nhn thc gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua sm trc tuyến. Vì vy, chp nhn  
githuyết H6.  
5. Kết lun & hàm ý qun trị  
Da trên cơ sở lý thuyết vcác nhân tvà việc đưa ra các giả thuyết cho mô hình  
nghiên cu cùng vi vic phát trin thai mô hình nghiên cu thc nghim ca Hsu (2014)  
và Shu và cng s(2016), tác giả đã tiến hành các kho sát với các đối tượng khách hàng  
đã từng mua sm trc tuyến hay có ý định mua sm trc tuyến vi các trang web hay trình  
duyt ca các nhà cung cp tại TP. Vũng Tàu như Lazada; Shoppe; Tiki;... Kết qusau quá  
trình nghiên đã đem lại ý nghĩa nhất định cho ngành bán lẻ đặc biệt là lĩnh vực Online  
Shopping. Theo kết quca nghiên cu này thì hai yếu ttính bo mt và sự riêng tư có  
quan hệ ngược chiu vi nhn thc ri ro ca khách hàng, khi tiến hành mua sm trc tuyến  
nguyên nhân là do bn cht vic mua sm trc tuyến là khách hàng không được trc tiếp  
xem qua sn phm hay có tri nghim thc tế với nó, đó là một nhược điểm ln mà các nhà  
cung cp cn phi làm cho khách hàng thy vic ri ro xy ra là không nhiu. Mt khác,  
trong nghiên cứu này cũng đã chỉ rõ nếu tính bo mt và sriêng tư của khách hàng có thể  
bxâm phm hoc bị đánh cắp đe dọa đến vic hbtn tht vtinh thn, tài chính slàm  
họ gia tăng nhận thc ri ro nhất là vào giai đoạn sphát trin ca công nghvà hoạt động  
ca các hackers (Hunter và cng s, 2004; Pires và cng s, 2004 ). Trong bi cnh hot  
đng Online Shopping dn dn là xu thế ca nn kinh tế hiện đại và các nhãn hiu ln có sự  
cnh tranh khc lit với nhau để to chỗ đứng cũng như mở rng thphn thì vic hn chế  
48  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
được vic nhn thc ri ro ca khách hàng khi giao dch mua sm trc tuyến sgiúp cho  
nhà cung cp hay doanh nghip bán hàng trc tuyến thành công. Vì theo kết qunghiên cu  
nhn thc ca khách hàng vri ro có quan hệ ngược chiu với thái độ đối vi Online  
Shopping (Pavlou, 2003 ; Keh, 2009; Hunter và cng s, 2004 ; Pires và cng s, 2004).  
Hay nói cách khác nhn thc vri ro là nhân tố trung gian để thhin cho sự đánh giá của  
khách hàng vnhà cung cp hay doanh nghip bán hàng trc tuyến trong việc đảm bo về  
tính bo mt, sriêng tư hay chính là danh tiếng, uy tín ca ca tchc. Nếu khách hàng  
có một thái độ tốt đối với Online Shopping thì ý định mua hàng trc tuyến ca khách hàng  
sẽ được nâng cao hay nói cách khách vic ra quyết định mua trnên dễ dàng hơn. Kết quả  
nghiên cu này ca tác giả cũng tương đồng vi kết qunghiên cu ca Hsu (2014) và Shu  
và cng s(2016) trong nghiên cu thc nghim vOnline Shopping.  
Do đó, dựa trên kết qunghiên cu này thì nhng hàm ý qun trị sau được đưa ra để  
đề xut vi các nhà qun trdoanh nghiệp như sau: Bản cht ca việc khách hàng gia tăng  
nhn thc rủi ro đó chính là họ thy không an toàn vtính bo mt và sự riêng tư đối vi  
các tài khoản đăng nhập của mình không được đảm bo, chính vì thế các doanh nghip kinh  
doanh trc tuyến cần đầu tư trang thiết bcông nghệ để ngăn chn nhng khả năng mà các  
hacker có thli dng các khở để ăn cắp thông tin khách hàng. Để đm bo thông tin riêng  
tư của khách hàng được bo mật, trước tiên DN phi công bng, minh bch trong cách ng  
xvà hoạt động ca mình, website phi hin thmc thông tin DN rõ ràng. DN cn thiết lp  
quyền riêng tư cho khách hàng thông qua những tài khon cá nhân để hcó thtự xác đnh  
nhng thông tin cn bo mt, nhng thông tin cho phép hoc không cho phép truy cập, đồng  
thi giúp họ xem đưc quá trình bo mt thông tin của mình để bảo đảm thông tin không bị  
rò r. Mt khác, DN cn có chế độ bo mt phù hp trong giao dch vi khách hàng, thng  
kê được các hoạt động và giao dch bất thường phát sinh trong hthng, có những hướng  
dn cho khách hàng khi cung cp thông tin, chủ động trong vic gii quyết nhng vấn đề  
lm dng thông tin khách hàng. Mt khác, doanh nghip cn nhìn nhn và nhn trách nhim  
nếu có xy ra sai sót khi khách hàng truy cp mua sm ti tchc mình có xy ra thit hi  
vtài chính hay vmt cung cấp hàng hóa. Đồng thi, vic xây dng mi quan hcht chẽ  
vi ngân hàng vtài khon thanh toán trc tuyến để có sbo vkhách hàng vtài chính  
và nhng tn tht liên quan vtài chính.  
Tài liu tham kho  
Tsai, M.T., Cheng, N.C. and Chen, K.S. (2011). Understanding online group buying  
intention: the roles of sense of virtual community and technology acceptance factors. Total  
Quality Management & Business Excellence, Vol. 22 No. 10, pp. 1091-1104.  
Ryan, R.M. and Deci, E.L. (2002). An overview of self-determination theory: an  
organismicdialecticalperspective, InDeci E.L. and Ryan, R.M.(Eds), HandbookofSelf-  
Determination Research. The University of Rochester Press, Rochester, NY, pp. 3-36.  
Deci, E.L. and Ryan, R.M. (2000). The ‘what’ and ‘why’ of goal pursuits: human  
needs and the self-determination of behavior. Psychology Inquiry, Vol. 11 No. 4, pp. 227-  
268.  
Flavián, C., Guinalíu, M. and Gurrea, R. (2006). The role played by perceived  
usability, satisfaction and consumer trust on website loyalty. Information & Management,  
Vol. 43 No. 1, pp. 1-14.  
Trung, P.T.; Phuc, T.X.; Sanjay, M.; Rytis, M.; and Robertas, D. (2018).  
Relationship between Convenience, Perceived Value, and Repurchase Intention in Online  
Shopping in Vietnam. Sustainability 2018, 10, 156; doi:10.3390/su10010156.  
49  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Chen, Y.H. and Barnes, S. (2007). Initial trust and online buyer behavior. Industrial  
Management & Data Systems, Vol. 107 No. 1, pp. 21-36.  
Dat T. V. (2020). The Relationship among Product Risk, Perceived Satisfaction and  
Purchase Intentions for Online Shopping. Journal of Asian Finance, Economics and  
Business Vol 7 No 6 (2020) 221-231.  
Pavlou, P.A. and Fygenson, M. (2006). Understanding and predicting electronic  
commerce adoption: an extension of the theory of planned behavior. MIS Quarterly, Vol.  
30 No. 1, pp. 115-143.  
Jarvenpaa, S., Tractinsky, N. and Vitale, M. (2000). Consumer trust in an internet  
store. Information Technology and Management, Vol. 1 Nos 1/2, pp. 45-71.  
Hsu, M.H. and Chiu, C.M. (2004). Internet self-efficacy and electronic service  
acceptance. Decision Support Systems, Vol. 38 No. 3, pp. 369-381.  
Hsu, M.H., Chuang, L.W. and Hsu, C.S. (2014). Understanding online shopping  
intention: the roles of four types of trust and their antecedents. Internet Research, Vol. 24  
No. 3, pp. 332-352.  
Zimmer, J.C., Arsal, R.E., Al-Marzouq, M. and Grover, V. (2010). Investigating  
online information disclosure: effects of information relevance, trust and risk. Information  
& Management, Vol. 47 No. 2, pp. 115-123.  
Murray, K.B. (1991). A test of services marketing theory: consumer information  
acquisition activities. Journal of Marketing, Vol. 55 No. 1, pp. 10-25.  
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behaviour. Journal of Organizational  
Behaviour and Human Decision Processes, Vol. 50 No. 2, pp. 179-211.  
Ajzen, I. and Fishbein, M. (1980). Understanding Attitudes and Predicting Social  
Behaviour. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ.  
Kim, J. and Park, J. (2005). A consumer shopping channel extension model: attitude  
shift toward the online store. Journal of Fashion Marketing and Management: An  
International Journal, Vol. 9 No. 1, pp. 106-121.  
Salo, J. and Karjaluoto, H. (2007). Aconceptual model oftrust in the online  
environment. Online Information Review, Vol. 31 No. 5, pp. 604-621.  
Bauman, A., & Bachmann, R. (2017). Online consumer trust: Trends in research.  
Journal of Technology Management & Innovation, 12(2), 68-79. https://doi.  
org/10.4067/S0718-27242017000200008.  
Kim, D.J., Ferrin, D.L. and Rao, H.R. (2008). A trust-based consumer decision-  
making model in electronic commerce: the role of trust, perceived risk, and their  
antecedents. Decision Support Systems, Vol. 44 No. 2, pp. 544-564.  
Lu, L., Chang, H. and Yu, S. (2013). Online shoppers’ perceptions of e-retailers’  
ethics, cultural orientation, and loyalty: an exploratory study in Taiwan. Internet Research,  
Vol. 23 No. 1, pp. 47-68.  
Park, J., Lennon, S.J. and Stoel, L. (2005). On-line product presentation: effects on  
mood, perceived risk, and purchase intention. Psychology & Marketing,Vol.22No.9,pp.695-  
719.  
Ariff, M. S. M., Sylvester, M., Zakuan, N., Ismail, K., & Ali, K. M. (2014).  
Consumer perceived risk, attitude and online shopping behaviour; empirical evidence from  
50  
Nguyn Tuấn Đạt. Tp chí Khoa hc Trường Đại hc Bà Ra – Vũng Tàu. S01/09-2021  
Malaysia. Paper presentation IOP Conference Series: Materials Science and Engineering,  
Jakarta, Indonesia.  
Choi, M., Law, R., and Heo, C. Y. (2018). An investigation of the perceived value  
of shopping tourism. J. Travel Res. 57, 962-980. doi: 10.1177/0047287517726170  
Thọ, N.Đ. and Trang, N.T.M. (2008). Scientific Research in Business Administration.  
Statistical Publisher.  
Li, X., Hess, T.J. and Valacich, J.S. (2008). Why do we trust new technology? A study  
of initial trust formation with organizational information systems. The Journal of Strategic  
Information Systems. Vol. 17 No. 1, pp. 39-71.  
Sharma, A., & Bahl, S. (2018). Influence of service quality of e-commerce websites  
on customers’ trust, commitment and loyalty: A case of Indian customers. International  
Journal of Research in Engineering, IT and Social Sciences, 8(9), 75-84.  
Suryadi, N., Suryana, Y., Komaladewi, R., & Sari, D. (2018). Consumer, customer  
and perceived value: Past and present. Academy of Strategic Management Journal, 17(4),  
1-9.  
51  
pdf 12 trang baolam 14/05/2022 5420
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của tính bảo mật, sự riêng tư, nhận thức rủi ro đối với thái độ và ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_tinh_bao_mat_su_rieng_tu_nhan_thuc_rui_ro_doi_v.pdf