Giáo trình Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 7: Vật liệu composit

54  
CHƯƠNG 7:  
VẬT LIỆU COMPOSIT  
7.1. Khái niệm cơ bản  
Vật liệu composite là vật liệu được chế tạo từ hai hay nhiều thành phần khác nhau,  
nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn hẳn những vật liệu thành  
phần ban đầu.  
dụ điển hình là bêtông cốt thép: sự kết hợp giữa kim loại (thép) và vật liệu cơ  
(bêtông) tạo cho vật liệu vừa chịu được tải trọng kéo tốt (đặc tính của thép) vừa chịu được  
tải trọng nén tốt (đặc tính của bêtông).  
Kết hợp giữa kim loại với polyme, giữa polyme với ceramic, giữa ceramic với kim  
loại cơ sở để tạo ra các vật liệu composit khác nhau với những tính năng rất hấp dẫn.  
Sơ đồ minh họa các nhóm vật liệu.  
7.1.1. Thành phần của vật liệu composit:  
Như vậy vật liệu composit là vật liệu đa pha. Trong đó gồm có pha nền và pha cốt.  
- Pha nền là thành phần phân bố liên tục trong toàn thể tích vật liệu  
Vật liệu nền thể là polymer, ceramic, kim loại hoặc hỗn hợp.  
- Pha cốt là thành phần phân bố ngẫu nhiên trong vật liệu. Cốt có hai dạng : sợi hạt.  
dụ: sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi Bo, sợi cacbua silic, sợi amide…, hạt silica, CaCO3, vẩy  
mica, vẩy kim loại, bột khoáng, cao lanh, đất sét, bột talc, hay graphite, carbon…Cốt thể  
bằng kim loại (thép không rỉ, oxit kim loại, volfram, nikel…), bằng chất (bo, cacbon,  
thủy tinh, gốm…) bằng chất hữu cơ (polyamit, nylon…)  
Tính chất của các pha thành phần được kết hợp để tạo nên tính chất chung của vật liệu  
composit. Tuy vậy tính chất của composit không bao hàm tất cả tính chất của các pha thành  
phần khi chúng đứng riêng rẽ chỉ lựa chọn trong đó những tính chất tốt và phát huy  
thêm.  
7.1.2. Vai trò của nền cốt trong vật liệu composit:  
Nền là pha liên tục đóng vai trò :  
- Liên kết toàn bộ các phần tử cốt thành khối compozit đồng nhất  
- Che phủ bảo vệ cốt tránh các hư hỏng cơ học và hoá học của môi trường  
- Truyền tải và phân bố tải trọng sang cốt sợi làm giảm ứng suất tập trung  
- Tạo khả năng dễ dàng tiến hành các phương pháp gia công compozit thành các chi  
tiết theo thiết kế .  
55  
Đối với loại composit kết cấu nền cần phải nhẹ và có độ dẻo cao.  
Cốt là pha gián đoạn đóng vai trò tạo nên độ bền cao, modul đàn hồi cao cho  
compozit. Do đó cốt phải độ bền và modul đàn hồi cao và phải khối lượng riêng nhỏ.  
Hình dạng, kích thước, hàm lượng sự phân bố cốt những yếu tố ảnh hưởng đến  
tính chất của composit.  
7.1.3. Phân loại vật liệu composit  
Cơ sở để phân loại Vật liệu composit :  
- Theo bản chất của pha nền: Vật liệu composite nền polymer: Polymer Matrix  
Composite – PMC, Vật liệu composite nền kim loại: Metal Matrix Composite – MMC và  
Vật liệu composite nền ceramic: Ceramic Matrix Composite – CMC  
- Theo hình học của cốt: composit cốt hạt, composit cốt sợi và composit cấu trúc  
7.1.4. Tương tác giữa nền cốt :  
Liên kết trong vật liệu compozit là liên kết giữa nền cốt tại vùng ranh giới giữa hai  
pha ( nền cốt)  
7.1.4.1. Các dạng tương tác giữa nền cốt :  
Nền cốt không hòa tan lẫn nhau và không tạo thành hợp chất hóa học. dụ các  
composit : Al-B, Al-SiC.  
Nền cốt tương tác tạo dung dịch rắn với độ hòa tan rất nhỏ và không tạo hợp chất  
hóa học. Phần lớn các composit nền kim loại cốt là kim loại khác đều thuộc loại này (Nb-  
W, Ni-W)  
Nền cốt phản ứng với nhau tạo hợp chất hóa học. dụ : composit Al-SiO2, Ti-  
Al2O3, Ti-SiC...  
7.1.4.2. Các kiểu liên kết giữa nền cốt:  
Liên kết giữa nền cốt gồm có 6 kiểu cơ bản:  
a. Liên kết cơ học: thực hiện nhờ ma sát do sự mấp bề mặt của cốt nền.  
Compozit loại này kém bền khi kéo ngang và nén dọc  
b. Liên kết nhờ thấm ướt và hoà tan: nhờ sức căng bề mặt, sự thấm ướt kèm theo sự  
hoà tan các cấu tử vào nhau một phần  
c. Liên kết phản ứng : xảy ra phản ứng hóa học trên biên giới phân chia pha, tạo thành  
hợp chất hóa học mới có tính quyết định đến độ bền của liên kết nền cốt  
d. Liên kết phản ứng phân đoạn: xảy ra phản ứng hóa học phản ứng hóa học tổng thể  
xảy ra theo nhiều giai đoạn, trong đó một giai đoạn khống chế tốc độ tạo ra liên kết.  
56  
e. Liên kết oxyt:do sự tạo thành các màng oxyt và dạng đặc biệt của liên kết phản  
ứng đặc trưng cho compozit nền kim loại , cốt là các oxyt  
f. Liên kết hỗn hợp của nền cốt phụ thuộc vào quá trình công nghệ, dụ nền Al cốt  
sợi B nếu tẩm nền Al lỏng vào cốt sợi B thì có thể xảy ra tương tác phản ứng (c) nhưng nếu  
compozit chế tạo bằng pp hàn khuyếch tán thì là tương tác loại (a)  
Để tăng đô liên kết nền cốt thường xử bề mặt cốt bằng các loại chất tẩm để tăng  
cường kết dính các chi tiết trong bản thân cốt hay là chất bắc cầu khả năng phản ứng với  
nền với cốt (chất liên diện)  
Khả năng khai thác và sử dụng của vật liệu composite phụ thuộc trước hết vào đặc tính  
cơ, lý, hóa của các thành phần, cấu trúc, hàm lượng phân bố của vật liệu cốt, cũng như độ  
bền vững liên kết giữa nền cốt.  
7.2. Composit gia cường bằng hạt  
Composit hạt cấu tạo gồm các phần tử cốt dạng hạt phân bố đều trong nền. Các  
phần tử cốt thường là pha cứng bền hơn nền, dụ các oxyt, nitrit, borit, cacbit,… Cũng  
thể hạt cốt là các pha mềm như graphit, mica trong trường hợp chế tạo composit chống  
ma sát.  
Người ta phân loại thành composit hạt thô và hạt mịn.  
7.2.1. Composit hạt thô  
Composit hạt thô rất đa dạng được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công  
nghiệp. Khái niệm thô dùng để chỉ tương tác giữa cốt nền không xảy ra ở mức độ nguyên  
tử hoặc phân tử.  
Một số composit hạt thô thông dụng:  
a. Composit hạt thô nền polyme.  
Người ta đưa hạt cốt với vai trò là chất độn vào polyme để cải thiện độ bền kéo, nén,  
độ chống mài mòn, độ dai, khả năng ổn định kích thước chịu nhiệt…Các hạt độn thường  
thạch anh, thủy tinh, nhôm oxyt, đất sét, steatit, đá vôi.  
b. Composit hạt thô nền kim loại:  
Các composit hạt thô nền kim loại thông thường là các hợp kim cứng tạo bằng phương  
pháp luyện kim bột có thành phần cốt gồm các phần tử cứng như WC, TiC, TaC liên kết với  
nền kim loại Co được dùng phổ biến làm các dụng cụ cắt gọt với năng suất cao.  
c. Composit hạt thô nền gốm  
Bêtông là composit hạt thô nền gốm được sử dụng rộng rãi nhất. Trong composit  
bêtông, cốt chính là tập hợp các hạt rắn (đá hoặc sỏi) được liên kết bởi nền ximăng.  
7.2.2. Composit hạt mịn  
Composit hạt mịn thường là các vật liệu bền nóng và ổn định nóng. Do vậy được dùng  
để thay thế các vật liệu truyền thống nhằm nâng cao hiệu suất hoặc kéo dài tuổi thọ thiết bị,  
công trình.  
Nền các composit loại này thường là kim loại hoặc hợp kim. Các phần tử cốt có kích  
thước nhỏ (nhỏ hơn 0.1μm), thường là các vật liệu bền, cứng và có tính ổn định ở nhiệt độ  
cao. Ví dụ oxyt, cácbit, nitrit, borit …  
Tương tác nền-cốt trong loại composit này xảy ra ở mức vi mô ứng với kích thước  
nguyên tử hoặc phân tử.  
Một số loại composit loại này, ví dụ SAP (sintered Aluminium Powder)  
hiệu Thành phần %  
b, MPa  
20oC 500oC 20oC 500oC 20oC 500oC  
290 100 200  
0,2, MPa  
, %  
Al  
Al2O3 Fe  
6-9 0.25  
SAP- còn lại  
-
8
2
57  
930  
SAP-  
895  
SAP-  
865  
9-13 0.20  
13-17 0.25  
320  
400  
100  
130  
230  
340  
-
-
4
3
1
1
SAP được chế tạo xuất xưởng ở dạng bán thành phẩm tấm, ống, dây,…  
Người ta sử dụng SAP để chế tạo các chi tiết cần độ bền riêng lớn, làm việc ở vùng  
nhiệt độ 300-500oC và chịu tác dụng của môi trường ăn mòn.  
7.3. Composit gia cường bằng sợi  
Composit cốt sợi loại vật liệu kết cấu quan trọng nhất  
Mục tiêu chủ yếu khi thiết kế chế tạo composit cốt sợi độ bền riêng và môđun đàn  
hồi riêng cao. Do vậy, cả nền sợi đều cần khối lượng riêng nhỏ, nền phải tương đối  
dẻo, còn sợi cốt phải độ cứng vững bền cao. Tính chất của composit cốt sợi phụ thuộc  
vào nhiều yếu tố:  
Bản chất vật liệu cốt nền  
Độ bền liên kết nền cốt trên ranh giới  
Hàm lượng sợi, sự phân bố, định hướng sợi, kích thước, hình dạng của nó.  
7.3.1. Kích thước hình học của sợi  
Độ bền của sợi cốt không chỉ phụ thuộc vào bản chất vật liệu sợi mà còn phụ thuộc  
rất mạnh vào kích thước hình học của nữa.  
Dựa vào độ lớn đường kính và các tính chất, người ta phân cốt sợi thành ba loại: râu  
đơn tinh thể, sợi cốt và dây.  
a. Râu đơn tinh thể:  
Râu đơn tinh thể sản phẩm nhận được bằng kỹ thuật nuôi đơn tinh thể. Đó loại  
tinh thể đường kính rất nhỏ (cỡ vài micromet) và tỷ lệ chiều dài trên đường kính rất lớn  
(khoảng trên nghìn lần). Nhờ khống chế chặt chẽ các thông số kỹ thuật kết tinh định  
hướng theo một chiều, trong mỗi râu tinh thể chỉ chứa một lệch xoắn duy nhất, song song  
với trục của nó.  
Vật liệu để chế tạo râu đơn tinh thể thể là graphit, SiC, Si3N4 hoặc Al2O3….  
b. Sợi cốt  
Sợi cốt được sản xuất bằng kỹ thuật kéo, chuốt. Đó thể đa tinh thể hoặc định  
hình với đường kính tương đối nhỏ (khoảng vài chục micromet) và tỷ lệ chiều dài trên  
đường kính rất khác nhau.  
Vật liệu chế tạo sợi cốt thể chất hữu cơ như polyamit, ceramic như thủy tinh,  
nhôm oxyt, SiC hoặc một số chất khác như Bo và C.  
c. Dây  
Dây là loại cốt sợi đường kính khá lớn (trung bình từ 50 đến 300 micromet),  
thường được chế tạo từ thép cácbon cao, volfram, môlipđen, berili và titan. Loại cốt này  
được dùng để gia bền lốp ôtô, khung tên lửa, các ống dẫn cao áp…  
Một số composit cốt sợi thông dụng:  
Composit nền polymer cốt sợi:  
- Loại cốt sợi thủy tinh.  
Sợi thủy tinh thường làm cốt cho các nền polymer khác nhau, thông dụng là  
polyester. Gần đây có dùng nền nylon thu được composit có độ bền keod và độ dai phá hủy  
khá cao. Nhược điểm chính khi dùng cốt sợi thủy tinh là môđun đàn hồi nhỏ và vùng nhiệt  
độ ứng dụng hạn chế dưới 200oC.  
58  
Composit này được sử dụng trong công nghiệp đóng tàu thuyền, containơ, ống dẫn,  
tấm lợp, lát sàn, công nghiệp chế tạo ôtô, …  
- Các loại cốt sợi khác:  
Sử dụng cốt sợi cacbon có môđun đàn hồi lớn, nhẹ nhưng chịu nhiệt, chống ăn mòn  
cao thay thủy tinh tạo composit có nhiều tính năng ưu việt hơn ứng dụng trong lĩnh vực  
hàng không.  
Sợi polyamit độ bền cao cùng với nền polymer nhẹ tạo ra composit có độ bền riêng  
lớn dùng trong kết cấu của tàu vũ trụ, tàu biển.  
Composit nền kim loại cốt sợi:  
Trong số các kim loại thì Al, Mg, Ti, Ni, Cu được nghiên cứu ứng dụng làm nền  
composit nhiều hơn cả.  
Composit nền nhôm cốt sợi B có các chỉ tiêu tính như độ bền, môđun đàn hồi  
riêng lớn, được sử dụng ở vùng nhiệt độ cao hơn các composit nền polyme có cùng loại cốt.  
Composit nền là siêu hợp kim trên cơ sở Co hoặc Ni với cốt sợi bằng kim loại W có  
khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa tốt vừa độ bền, độ dai phá hủy lớn.  
7.4. Cấu tạo composit dạng lớp dạng sandwich  
7.4.1. Composit cấu trúc dạng lớp  
Composit loại này được tạo thành từ các lớp cơ sở. Các lớp cơ sở này thường gồm  
hai loại: loại thứ nhất là các lớp đóng vai trò liên kết, thường vật liệu đồng nhất loại  
thứ hai là các lớp chịu lực, thường là các băng composit cốt sợi. Sắp xếp lần lượt các lớp  
này và đổi hướng các băng composit sao cho thỏa mãn yêu cầu thiết kế rồi ép dính lại. Kết  
quả nhận được ở dạng bán thành phẩm tấm, thanh, ống..Đó chính là composit cấu trúc  
dạng lớp.  
Gỗ dán, cót ép là các composit cấu trúc dạng lớp rất thông dụng.  
Chẳng hạn các tấm vải bông, vải sợi thủy tinh hoặc cacbon được ép lại nhờ chất kết  
dính là polymer sẽ cho ta các composit dạng lớp độ bền cao theo phương bất kỳ song  
song với mặt tấm.  
Nhược điểm chung của loại composit này là độ bền theo phương vuông góc với lớp  
cơ sở thấp.  
7.4.2. Composit cấu trúc dạng tấm ba lớp (sandwich)  
7.4.2.1. Khái niệm  
Composite có cấu trúc sandwich là một nhóm của vật liệu composite. Nó bao gồm 2  
lớp mỏng cứng bên ngoài bao bọc một lớp lõi dày bên trong. Lớp lõi này thường được làm  
từ những vật liệu độ bền thấp, nhưng nhờ độ dày hơn nên nó cung cấp cho composite  
sandwich độ bền uốn cao với mật độ toàn phần thấp.  
Mô hình trên mô tả composite sandwich (A) và các thành phần của gồm: các tấm  
mặt (B) và lõi có cấu trúc tổ ong (C) (hoặc thể thay thế bằng lõi xốp)  
Các tấm mặt là các lớp độ bền cứng cao, thường chế tạo từ các kim loại hoặc  
hợp kim (nhôm, titan, thép) hoặc các tấm laminate gia cường bằng sợi thủy tinh hay carbon.  
Lõi là các dạng vật liệu xốp cấu trúc hở và kín, thông thường có hai loại  
Loại thứ nhất tổ chức xốp bọt như cao su nhân tạo, polymer bọt, chất dính kết vô  
hay gỗ nhẹ…  
Loại thứ hai cấu tạo theo dạng tổ ong, trong đó các vách ngăn liên kết định hướng  
vuông góc với mặt tấm, ứng dụng làm trần, sàn, tường cách âm, vỏ, thân. cánh máy bay…  
59  
doc 6 trang baolam 27/04/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cơ sở khoa học vật liệu - Chương 7: Vật liệu composit", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_co_so_khoa_hoc_vat_lieu_chuong_7_vat_lieu_composi.doc