Khung năng lực cốt lõi dành cho cán bộ thư viện Việt Nam trong thế kỷ 21

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
KHUNG NĂNG LỰC CỐT LÕI DÀNH CHO CÁN BỘ THƯ VIỆN VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ 21  
TS Đỗ Văn Hùng  
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội  
Tóm tắt: Nghiên cứu phân tích tầm nhìn và xu thế phát triển đang đặt ra những cơ hội và thách  
thức mới cho ngành thư viện trên thế giới cũng như Việt Nam trong kỷ nguyên thông tin. Những thách  
thức và cơ hội này đặt ra cho ngành thư viện phải tích cực đổi mới và cùng nhau hợp tác để phát triển,  
trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến tương lai của ngành thư viện. Xây dựng khung  
năng lực cốt lõi là bước đầu tiên trong tiến trình đổi mới và nâng cao năng chất lượng đào tạo nguồn  
nhân lực. Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nhân lực ngành thư viện Việt Nam và tham khảo  
các khung năng lực của IFLA, Hoa Kỳ, Úc và Canada, nghiên cứu đề xuất cách tiếp cận chuẩn đầu  
ra theo phương pháp CDIO và khung năng lực cốt lõi dành cho cán bộ thư Việt Nam trong thế kỷ 21.  
Từ khóa: Khung năng lực cốt lõi; cán bộ thư viện; đào tạo nhân lực; tầm nhìn toàn cầu; thông tin  
thư viện.  
Core competency framework for Vietnamese librarians in the 21st century  
Abstract: The article analyses how new vision and development trends are creating new  
opportunities and challenges for the library industry in the world and Vietnam in the information era.  
These opportunities and challenges promote the active innovation and cooperation in the library  
industry, especially innovation in human resource training since the human factor plays a decisive  
role in the future of the library industry. Building the core competency framework is the first step of  
the process to innovate and improve the quality of human resource training. Based on the analysis on  
the current status of the human resource training in Vietnam and some competency frameworks of  
IFLA, U.S.A, Australia and Canada, the article recommends the application of the outcome standard  
approach based on CDIO methodology in human resource training in the library industry as well as  
the core competency framework for Vietnamese librarians in the 21st century.  
Keywords: Core competency framework; librarians; human resource training; global vision;  
library information.  
1. Tầm nhìn và xu thế mới đặt ra cho  
ngành thư viện  
của mình để hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội  
trong bối cảnh công nghệ thay đổi không  
ngừng như hiện nay? [Coghill & Russell,  
2017]. Các thư viện ngày nay không còn  
là một thực thể riêng biệt trong một cộng  
đồng hay địa phương mà nó đang phục vụ,  
thay vào đó, trong bối cảnh xã hội thông  
tin số và kết nối trực tuyến thì thư viện phải  
tham gia vào cộng đồng chung để quay trở  
lại phục vụ cho cộng đồng riêng của mình  
tốt hơn.  
Năm 2017, IFLA (Liên đoàn Quốc tế của  
các Hội và Cơ quan thư viện) đã khởi động  
chương trình “Xây dựng tầm nhìn toàn cầu”  
cho ngành thư viện trên toàn thế giới [IFLA,  
2017]. Cơ sở để IFLA đưa ra chương trình  
này là sự thay đổi của khoa học và công  
nghệ (KH&CN), kinh tế-xã hội trên toàn  
cầu đang tác động mạnh mẽ đến ngành  
thư viện, các thư viện cần hợp tác để xây  
dựng cho mình một sứ mệnh chung dựa  
trên một giá trị phổ quát trong kỷ nguyên  
thông tin. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để  
cán bộ thư viện và thư viện duy trì sứ mệnh  
Tầm nhìn toàn cầu mà IFLA đưa ra cho  
ngành thư viện trong thế kỷ 21 là: một  
ngành thư viện lớn mạnh và hợp tác thống  
nhất trên toàn cầu để thúc đẩy một xã hội  
3
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
học tập không có nạn mù chữ, ai cũng có  
thể tiếp cận giáo dục, một xã hội mà với  
giá trị cốt lõi là tự do, công bằng và phát  
triển, và một xã hội thông tin mà ở đó mỗi  
cá nhân đều có đủ các nguồn lực, giáo dục  
và kỹ năng để tự do tiếp cận miễn phí đến  
nguồn thông tin đáng tin cậy và có giá trị,  
qua đó hỗ trợ quyền tự quyết của cá nhân  
về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị.  
Các vấn đề về bản quyền số, truy cập số  
đang đặt ra cho thư viện một thách thức  
trong cách tiếp cận mới về thu thập, lưu trữ,  
tổ chức và chuyển giao thông tin theo một  
phương thức hoàn toàn mới.  
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng  
nổ thông tin với lượng thông tin khổng lồ  
được tạo ra hàng ngày, do vậy, việc lựa  
chọn thông tin phù hợp trong biển dữ liệu  
này thực sự là thách thức đối với mỗi cá  
nhân. Mỗi ngày có 2.5 Exabytes dữ liệu  
được tạo ra, tương đương gấp 250.000  
lần độ lớn của Thư viện Quốc hội Hoa  
Kỳ [Khoso, 2016]. John Naisbitt khẳng  
định rằng, chúng ta đang chết đuối trong  
thông tin, nhưng chết đói về tri thức [NLB,  
2017]- đó chính là vấn đề mà mỗi công  
dân số (digital citizen) phải đối mặt trong  
kỷ nguyên thông tin số. Cán bộ thư viện sẽ  
làm gì để hỗ trợ công dân số thích nghi với  
môi trường mới này? Điều đầu tiên họ phải  
là một công dân số thực sự với nền tảng  
năng lực thông tin số tốt.  
Xu thế thứ hai là giáo dục trực tuyến sẽ  
dân chủ hóa và phá vỡ kết cấu của hoạt  
động học tập trên toàn cầu. Giáo dục trực  
tuyến (MOOC, OCW) và miễn phí đang là  
xu thế mới hiện nay. Giáo dục mở tạo ra cơ  
hội học tập cho tất cả mọi người. Giáo dục  
mở là con đường hữu hiệu và khả thi để  
thỏa mãn những ai muốn có được trình độ  
đại học mà không tạo thêm gánh nặng cho  
giáo dục đại học. Người học tham gia những  
khóa học mọi lúc, mọi nơi với giá rẻ hoặc  
thậm chí là miễn phí để phục vụ các nhu  
cầu đặc thù trong công việc. Các khóa học  
được đóng gói theo cá nhân hóa, các nguồn  
học liệu chất lượng cũng được truy cập mở  
miễn phí (tài nguyên giáo dục mở - OER).  
Theo Cerny (2015) các trường đại học  
trở thành trung tâm của cộng đồng, nơi  
kết hợp sức mạnh tổng hợp của đào tạo  
chính thức và phi chính thức. Các trường  
ứng dụng công nghệ để thay đổi hệ thống  
giáo dục truyền thống nhằm đáp ứng tốt  
hơn nhu cầu của một xã hội học tập trong  
kỷ nguyên thông tin.  
Theo IFLA (2018), để hoàn thành sứ  
mệnh trên, ngành thư viện cần tập trung  
vào 10 vấn đề cốt lõi, đó là: (1) tập trung  
thúc đẩy việc cung cấp thông tin và tri thức  
một cách bình đẳng và miễn phí, cán bộ  
thư viện phải là những người dẫn đầu trong  
việc thúc đẩy tự do tri thức; (2) cam kết  
sâu sắc với vai trò cốt lõi trong việc hỗ trợ  
xóa mù chữ, tăng cường việc học và đọc  
của người dân; (3) phục vụ cộng đồng một  
cách cụ thể và hiệu quả, thư viện phải thực  
sự hiểu nhu cầu của cộng đồng mình đang  
phục vụ và xây dựng những dịch vụ phù  
hợp; (4) ứng dụng và đổi mới trong lĩnh vực  
kỹ thuật số; (5) tìm kiếm sự ủng hộ mạnh  
mẽ cho ngành thư viện ở cấp quốc gia  
và khu vực; (6) tìm kiếm tài trợ cho hoạt  
động của thư viện, đây là thách thức lớn  
nhất, do vậy thư viện cần phải khiến cho  
các bên liên quan hiểu được giá trị và tác  
động của mình đối với cộng đồng; (7) thúc  
đấy sự hợp tác và phát triển quan hệ đối  
tác mạnh mẽ hơn, xây dựng một ngành thư  
viện thống nhất (united library field); (8)  
thực sự mong muốn loại bỏ sự quan liêu và  
ngại thay đổi đang tồn tại trong ngành thư  
viện; (9) tự hào là những người bảo vệ tài  
sản trí tuệ và tri thức của thế giới, các thư  
viện thúc đẩy tối đa việc truy cập đến các  
nguồn tri thức của nhân loại; (10) thu hút  
thế hệ chuyên gia thư viện trẻ cùng cam  
kết sâu sắc và mong muốn được dẫn dắt  
xu thế phát triển của ngành. Để làm điều  
này, ngành thư viện cần tạo điều kiện cho  
thế hệ trẻ có cơ hội thực sự trong việc học  
tập, phát triển và dẫn dắt.  
IFLA chỉ ra 5 xu thế hiện nay có tác động  
trực tiếp đến ngành thư viện và thúc đẩy sự  
thay đổi của ngành [IFLA, 2016]. Thứ nhất,  
công nghệ mới vừa mở rộng, vừa giới hạn  
khả năng truy cập thông tin. Câu hỏi đặt ra  
là khi thông tin chia sẻ một cách dễ dàng,  
vậy người thực sự sở hữu thông tin là ai?  
Xu thế này đặt ra thách thức cho các thư  
viện vì với mô hình này thư viện sẽ là một  
thực thể không thể thiếu trong hệ thống  
giáo dục trực tuyến. Thư viện là nhân tố  
tích cực hỗ trợ mỗi người dân tiếp cận đến  
4
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
phương thức giáo dục mở thông qua việc  
cung cấp các kỹ năng cho người học cũng  
như cung cấp cơ sở hạ tầng để họ truy cập  
đến nguồn thông tin có chất lượng, đến các  
khóa học mở. Cán bộ thư viện tham gia vào  
xu thế này với vai trò là một nhà giáo dục,  
trực tiếp tham gia vào tiến trình thúc đẩy  
giáo dục mở tại địa phương cũng như trên  
phạm vi toàn cầu.  
đang làm thay đổi cách con người tương  
tác với nhau. Người ta kết nối, lập nhóm và  
chia sẻ những vấn đề có cùng mối quan  
tâm một cách dễ dàng. Không thể phủ  
nhận việc tương tác trực tuyến đang và sẽ  
là xu thế chủ đạo trong thời gian sắp tới. Xu  
thế này mang lại những lợi ích thiết thực,  
tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro như  
các vấn đề về an toàn và an ninh khi tham  
gia mạng xã hội trực tuyến. Vai trò của thư  
viện trong bối cảnh mới là tham gia đào  
tạo một thế hệ người dùng internet áp dụng  
một cách tích cực các tiêu chuẩn và hành  
vi văn hóa có giá trị truyền thống vào môi  
trường số trực tuyến. Nói một cách khác là  
cùng nhau xây dựng văn hóa mạng trong  
môi trường kết nối số.  
Xu thế thứ năm, đó là nền kinh tế thông  
tin toàn cầu sẽ bị thay đổi bởi các công  
nghệ mới, như: điện toán đám mây, dữ liệu  
lớn, blockchain, trí tuệ nhân tạo, robot, vạn  
vật kết nối,… Cùng với nền kinh tế chia sẻ,  
các công nghệ này sẽ tác động trực tiếp  
đến nền kinh tế của mỗi một quốc gia,  
trong đó lực lượng lao động đang bị tác  
động mạnh nhất, con người dần bị thay thế  
trong phần lớn các công việc. Thư viện với  
việc ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ  
sẽ bị tác động rất sớm. Câu hỏi đặt ra là  
khi các khâu công việc trong thư viện đã  
tự động hóa, thông tin đã được số hóa,  
người dùng chủ động khai thác thông tin,  
vậy vai trò của cán bộ thư viện ở đâu? Có  
thể khẳng định vai trò cốt lõi của cán bộ  
thư viện không thay đổi, nhưng cách họ  
thực hiện vai trò đã thay đổi. Mô tả một cán  
bộ thư viện trong thế kỷ 21 có thể được  
gói gọn- đó là người môi giới và cung cấp  
thông tin dựa trên nền tảng công nghệ.  
Xu thế thứ ba là ranh giới về quyền riêng  
tư và bảo vệ dữ liệu sẽ được xác định lại  
trong bối cảnh hiện nay. Câu hỏi đặt ra là  
ai là người bạn sẽ tin tưởng - chính phủ hay  
là các công cụ tìm kiếm? Vấn đề về thu  
thập, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân  
đang được đặt ra nóng hơn bao giờ hết khi  
mà mọi sản phẩm, dịch vụ mà con người  
đang sử dụng hiện nay đang dần dần được  
trực tuyến. Wikileaks công bố hàng ngàn  
trang tài liệu về việc chính phủ thu thập  
thông tin của công dân, hay Facebook  
vướng vào việc hỗ trợ hãng phân tích số  
liệu Cambridge Analytica khai thác dữ liệu  
người dùng của mình là những ví dụ thực  
tế về vấn đề riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá  
nhân đang bị xâm phạm. Thư viện đang và  
sẽ triển khai các dịch vụ trực tuyến, kết hợp  
với các đối tác công nghệ, tài chính và dịch  
vụ, tham gia mạng xã hội… sẽ phải cần  
lưu ý đến vấn đề quyền riêng tư của người  
dùng cũng như dữ liệu cá nhân của họ. Với  
2 luật mới vừa ra đời là Luật tiếp cận thông  
tin (2016) và Luật an ninh mạng (2018),  
các thư viện và cán bộ thư viện cần trang  
bị cho mình những kiến thức nền tảng về  
an toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư  
của mỗi cá nhân.  
Xu thế thứ tư, đó là các mạng xã hội  
trực tuyến siêu kết nối sẽ lắng nghe và trao  
quyền cho cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng  
có tầm ảnh hưởng. Internet và mạng xã hội  
Hình 1.Vai trò của cán bộ thư viện trong môi trường thông tin số  
5
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình  
đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đặc biệt là giáo  
dục đại học và đào tạo nghề. Trong đó,  
giáo dục đại học tập trung đào tạo nguồn  
nhân lực chất lượng cao, chú trọng phát  
triển đào tạo nghề, thúc đẩy năng lực tự  
học suốt đời của người học, chú trọng phát  
triển kỹ năng, năng lực của người học thay  
vì tập trung truyền thụ kiến thức. Đổi mới  
nội dung chương trình đào tạo để phù hợp  
với nhu cầu thực tiễn, nhu cầu xã hội và  
hội nhập quốc tế, đồng thời cung cấp nguồn  
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát  
triển đang là mục tiêu ưu tiên của giáo dục  
đại học Việt Nam [MOET, 2014]. Những  
thay đổi này đang đặt ra cho thư viện - đơn  
vị hỗ trợ giáo dục quốc dân một nhiệm vụ  
mới là tham gia vào đổi mới giáo dục và  
thúc đẩy nhu cầu tự học của người dân,  
xây dựng một xã hội học tập và kiến tạo.  
2. Thực trạng đào tạo ngành thông  
tin - thư viện tại Việt Nam  
Hiện nay đang có 2 chương trình được  
Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức công  
nhận là ngành Quản lý thông tin và ngành  
Thông tin-Thư viện (TT-TV), trước năm  
2018 là 2 ngành Thông tin học và Khoa  
học thư viện [MOET, 2017]. Thay đổi này  
cho thấy sự dịch chuyển trong tư duy về  
ngành nghề, trong đó chú trọng đến quản  
trị thông tin trong bối cảnh nền kinh tế Việt  
Nam đang có sự dịch chuyển lớn sang nền  
kinh tế thông tin và tri thức. Cả nước có  
12 trường đào tạo về ngành thư viện với  
đủ 3 bậc đào tạo: cử nhân, thạc sĩ và tiến  
sĩ. Hàng năm đào tạo và cung cấp cho thị  
trường lao động khoảng 1000 nhân lực.  
Khảo sát 7 chương trình đào tạo ngành  
TT-TV tại 4 trường đại học hàng đầu Việt  
Nam cho thấy, đang còn một khoảng cách  
lớn giữa đào tạo trong nước với yêu cầu của  
IFLA về năng lực cần có của cán bộ thư viện  
trong thế kỷ 21 [IFLA, 2012] (xem Bảng 1).  
Bảng 1. So sánh mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo tại Việt Nam và chuẩn của IFLA  
Nội dung  
LIS1  
LIS2  
LIS3  
LIS4  
LIS5  
LIS6  
LIS7  
Chương trình đào tạo  
Nội dung 1a: Môi trường thông tin, tác Thấp  
động của xã hội thông tin, đạo đức  
nghề nghiệp.  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Nội dung 1b: Chính sách thông tin, lịch Trung  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Cao  
Trung  
bình  
Cao  
Trung  
bình  
sử thông tin thư viện.  
bình  
Nội dung 2: Tạo lập, kết nối và sử dụng Trung  
thông tin. bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Nội dung 3: Đánh giá nhu cầu tin và thiết Trung  
kế dịch vụ đáp ứng nhu cầu tin. bình  
Cao  
Cao  
Trung  
bình  
Cao  
Cao  
Trung  
bình  
Nội dung 4: Quy trình chuyển giao thông tin. Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Nội dung 5: Quản trị nguồn lực thông tin Cao  
bao gồm: tổ chức, xử lý, truy xuất, lưu trữ  
và bảo quản thông tin ở các định dạng và  
trình bày khác nhau.  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Cao  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Nội dung 6: Nghiên cứu, phân tích và Cao  
diễn giải thông tin.  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Cao  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
6
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
Nội dung 7: Ứng dụng công nghệ thông Trung  
tin và truyền thông vào tất cả các khía bình  
cạnh của sản phẩm và dịch vụ thông tin  
thư viện.  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Nội dung 8: Quản trị tri thức.  
Trung  
bình  
Thấp  
Thấp  
Trung  
bình  
Thấp  
Thấp  
Trung  
bình  
Nội dung 9: Quản lý các cơ quan thông tin. Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Trung  
bình  
Nội dung 10: Đánh giá hiệu quả sử dụng Thấp  
thông tin và thư viện bằng phương pháp  
định tính và định lượng.  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Nội dung 11: Hiểu biết về hệ tri thức Thấp  
bản địa: hiểu được nhu cầu và cung cấp  
thông tin và dịch vụ cho một cồng đồng  
cụ thể.  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Thấp  
Ghi chú: Để đảm bảo tính khuyết danh trong nghiên cứu, các chương trình đào tạo của  
các trường đại học được mã hóa từ LIS1 đến LIS7.  
Nghiên cứu chỉ ra một số vấn đề bất cập  
trong đào tạo nghề TT-TV hiện nay:  
mảng đào tạo thường xuyên đang bị bỏ  
ngỏ. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp chưa  
thực sự quan tâm đến vấn đề này. Các hoạt  
động đào tạo thường xuyên thiếu tính định  
hướng và chiến lược chung.  
3. Chuẩn đầu ra và khung năng lực  
cho cán bộ thư viện  
Còn một khoảng cách khá lớn giữa  
nội dung của các chương trình đào tạo  
nguồn nhân lực TT-TV tại Việt Nam với  
thế giới. Các nội dung mang tính ứng dụng  
công nghệ, quản trị tri thức, môi trường  
thông tin, tác động xã hội của xã hội thông  
tin, đạo đức nghề nghiệp, tri thức bản địa  
chưa được các trường quan tâm.  
Các chương trình đào tạo đang  
nặng về lý thuyết, tỷ lệ thực hành, thực tập  
rất thấp. Bên cạnh đó, có sự trùng lặp về  
nội dung giữa các học phần trong chương  
trình đào tạo.  
Tỷ lệ các học phần đại cương không  
liên quan trực tiếp đến chuyên môn còn  
khá cao, điều này dẫn đến việc hạn chế  
thời lượng dành cho các nội dung chuyên  
ngành và những lĩnh vực có liên quan.  
Các chương trình thiết kế còn khá  
cứng nhắc và chưa thực sự linh hoạt cho  
người học, tỷ lệ môn học tự chọn thấp.  
3.1. Tiếp cận mới về chuẩn đầu ra  
theo phương pháp CDIO  
Năm 2010, trong bài phát biểu của mình  
khi được bầu làm chủ tịch danh dự của tuần  
lễ thư viện quốc gia Hoa kỳ, Neil Gaiman  
đã phát biểu: “Google có thể mang đến  
cho bạn 100.000 câu trả lời, chuyên gia thư  
viện chỉ đưa cho bạn duy nhất một câu trả  
lời chính xác”. Phát biểu của Gaiman cho  
thấy vai trò của chuyên gia thư viện trong  
việc cung cấp thông tin chính xác, đúng  
nhu cầu cho người dùng tin là không thay  
đổi theo thời gian cũng như sự ảnh hưởng  
của công nghệ. Vậy làm thế nào để đào  
tạo được một chuyên gia thông tin để có  
thể cạnh tranh với google trong thế giới số?  
Trước tiên sẽ là thay đổi về phương pháp  
đào tạo với việc xác định rõ chuẩn đầu ra  
cho người học trong các chương trình dào  
tạo chính quy cũng như đào tạo thường  
xuyên. Học tập tích hợp và trải nghiệm chủ  
động theo phương pháp CDIO (Conceive  
Đào tạo thường xuyên, hay còn gọi  
là đào tạo nâng cao trình độ cho người  
đi làm chưa thực sự được chú trọng. Các  
trường mới chỉ đầu tư triển khai cho các  
hoạt động đào tạo mang tính chính quy,  
7
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
- Design - Implement - Operate: hình  
thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện  
và vận hành) đang là xu thế hiện nay được  
các trường đại học áp dụng [Gunnarsson,  
2017]. Đây chính là một quy trình đào  
tạo căn cứ vào chuẩn đầu ra (learning  
outcome-based), trong đó đề cao tính sáng  
tạo, chú trọng đến phát triển kỹ năng và  
thái độ của người học, gắn kết khả năng  
làm việc của sinh viên với yêu cầu của nhà  
tuyển dụng, giúp người học phát triển toàn  
diện với các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm  
để nhanh chóng thích ứng với môi trường  
làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu  
trong việc thúc đẩy thay đổi đó.  
đặc biệt là các kỹ năng giúp họ phối hợp  
tổ chức và hợp tác trong công việc. Và thái  
độ, thói quen hay hành vi là những giá trị  
cá nhân mà người đó cần tích lũy theo năm  
tháng, dĩ nhiên là hoạt động giáo dục có vai  
trò xây dựng và hình thành giá trị nền tảng  
này. Thái độ sống, thái độ làm việc của một  
người có ảnh hưởng mang tính quyết định  
đến thành công của người đó.  
85%  
T
1. Chính trực  
2. Chăm chỉ  
3. Cam kết  
4. Cẩn thận  
5. Lạc quan  
6. Nhạy cảm  
7. Điềm tĩnh  
H
Á
I
Đ
THÁI ĐỘ  
Biết tại sao = năng lực kiểm soát  
hành vi cá nhân  
KỸ NĂNG  
1. Nghe  
2. Đặt câu hỏi  
3. Giao tiếp  
4. Phản hồi  
5. Quan sát  
6. Đặt mục tiêu  
8. Không phê phán  
9. Say mê  
10. Thấu cảm  
Mục tiêu  
Cam kết  
15%  
Năng lực  
Đảm bảo sự  
thành công  
Các kiến thức chung cơ bản, khoa học,  
học thuyết, thông tin, con số, số liệu, biểu đồ, mô tả…  
KỸ NĂNG  
Biết cách làm = thực thi  
một công việc cụ thể  
KIẾN THỨC  
KIẾN THỨC  
Biết cái gì = hiểu về  
thông tin  
Hình 3. Mức độ đóng góp của kiến thức, kỹ năng  
Quá trình  
và thái độ vào thành công của mỗi cá nhân  
Do vậy, các chương trình đào tạo phải  
được thiết kế với việc chú trọng vào phát  
triển năng lực nào cho người học. Theo  
nghiên cứu mới nhất, kiến thức không phải  
là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công  
trong công việc, nó chỉ chiếm 15%, trong  
khi đó thái độ sống, kỹ năng cá nhân đóng  
vai trò 85% trong thành công của mỗi cá  
nhân. Đây chính là vấn đề đặt ra cho giáo  
dục của chúng ta hiện nay, khi đang đặt  
nặng về vấn đề truyền dạy kiến thức theo lối  
hàn lâm. Điều này cũng đang đặt ra thách  
thức đối với việc đào tạo ngành TT-TV khi  
các trường đào tạo ngành này đang có hạn  
chế ở yếu tố thực hành nghề nghiệp và phát  
triển năng lực tư duy sáng tạo cá nhân.  
Hình 2. Chuẩn đầu ra theo Kiến thức - Kỹ  
năng - Thái độ  
Năng lực tích lũy của mỗi người học sau  
khi tốt nghiệp được thể hiện qua ba khía  
cạnh đánh giá, đó là: kiến thức, kỹ năng và  
thái độ. Từ kiến thức chung được cung cấp,  
người học hiểu được thông tin mình đang  
tiếp nhận, chuyển hóa thông tin đó thành  
kiến thức riêng của mình để phản ánh và  
hiểu thế giới quan mình đang sống, hiểu  
lĩnh vực mình sẽ làm việc. Trong khi đó, kỹ  
năng giúp người học triển khai, hoàn thành  
các công việc cụ thể một cách tốt nhất,  
8
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
3.2. Khung năng lực cho cán bộ thư viện  
* Kiến thức nền tảng (Foundational  
Knowledge)  
Trên cơ sở tham khảo các khung năng  
lực dành cho cán bộ thư viện của Hoa Kỳ  
[ALA, 2009], Canada [CARL, 2010], Úc  
[ALIA, 2014] và IFLA, kết hợp với khảo sát  
thực tiễn tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất  
khung năng lực mới dành cho cán bộ thư  
viện Việt Nam trong thế kỷ 21. Trong đó,  
năng lực của cán bộ thư viện được hình  
thành bởi 7 nhóm lĩnh vực (xem Hình 4).  
Bao gồm kiến thức về môi trường xã hội,  
văn hóa, kinh tế, chính trị và thông tin nơi  
họ sống và làm việc: kiến thức cơ bản về  
nghề thư viện như vấn đề đạo đức, giá trị  
và những quy tắc căn bản của nghề thư  
viện; vai trò của thư viện trong việc thúc  
đẩy tự do chia sẻ tri thức thông qua việc  
xây dựng, quản lý và lưu trữ tài liệu khoa  
Kiến thức  
nền tảng  
Công nghệ  
thông tin  
Kỹ năng  
mềm  
Cán bộ  
thư viện  
Lãnh đạo,  
quản lý  
Nghiên cứu  
chuyển giao  
Xây dựng  
và quản trị  
nguồn lực  
thông tin  
Năng lực  
thông tin  
Hình 4. Năng lực cần có của cán bộ thư viện trong thế kỷ 21  
học; hiểu biết về nguồn học liệu học thuật  
chính sách, chiến lược bổ sung, các dịch  
vụ đang cung cấp, các đối tượng bạn đọc  
mà họ phục vụ…; ngoài ra họ còn phải nắm  
được bức tranh tổng quan về tầm nhìn, mục  
tiêu và chiến lược phát triển chung của tổ  
chức họ đang phục vụ. Không những thế,  
những hiểu biết rộng hơn về môi trường  
làm việc bên ngoài tổ chức (trong nước và  
quốc tế) cũng là yêu cầu bắt buộc cán bộ  
thư viện phải biết để họ có thể điều hành  
như các đơn vị chuyên cung cấp học liệu  
học thuật, các tạp chí truy cập mở, các  
nguồn học liệu uy tín; các kiến thức về sở  
hữu trí tuệ, bản quyền tác giả để cung cấp  
thông tin cho người dùng một cách hiệu  
quả và đúng quy định của pháp luật.  
Hiểu biết cặn kẽ đơn vị mà họ đang làm  
việc như: cấu trúc tổ chức, quy trình ra  
quyết định, quy trình công việc, tài chính,  
9
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
hoạt động thư viện được hiệu quả trong bối  
cảnh hội nhập.  
*Xâydựngvàquảntrnguồnlcthôngtin  
(Information Resources and Organization  
of Recorded Knowledge and Information)  
* Kỹ năng mềm (Interpersonal skills)  
Cán bộ thư viện có kiến thức nền tảng  
về tổ chức phát triển và quản lý nguồn lực  
thông tin trong thư viện phục vụ cho nhu  
cầu của người dùng tin. Kiến thức này bao  
gồm: hiểu được vòng đời của một ấn phẩm  
khoa học; phát triển và quản lý các bộ sưu  
tập; kiến thức về tổ chức thông tin số như  
lựa chọn, thu thập, lưu trữ, mô tả, tổ chức  
các tài liệu số với nhiều định dạng khác  
nhau; kiến thức về bảo quản số như các  
quy tắc căn bản, chính sách, quy trình,  
dịch vụ và các hoạt động cần thiết để đảm  
bảo cho việc truy cập lâu dài; kiến thức  
về lưu trữ và bảo quản tài liệu in ấn; hiểu  
thông tin được tổ chức như thế nào để từ  
đó xây dựng và quản trị các loại cơ sở dữ  
liệu trong thư viện. Sử dụng các hệ thống  
và tiêu chuẩn về mô tả thư mục, siêu dữ  
liệu, đánh chỉ mục và phân loại tri thức để  
tổ chức thông tin và tri thức.  
Kỹ năng mềm hay kỹ năng cá nhân  
được coi là một trong những nhóm yếu tố  
quyết định sự thành công của mỗi cá nhân.  
Kỹ năng mềm bao gồm: khả năng thích  
ứng, sự linh hoạt, sự hứng thú với những  
trải nghiệm và kiến thức mới; khả năng  
giao tiếp và tuyên truyền để cộng đồng  
thấy được vai trò và tầm quan trọng của  
thư viện; năng lực đàm phán để đạt được  
sự đồng thuận trong giải quyết vấn đề đặt  
ra, khả năng quản lý các thay đổi với tư  
duy mở và sẵn sàng thích ứng với các tình  
huống khác nhau; khả năng ra quyết định,  
kỹ năng giải quyết vấn đề; có sáng kiến  
mới và tư duy sáng tạo cùng tư duy đổi mới;  
khả năng phối hợp và hợp tác trong công  
việc; kỹ năng marketing để chủ động giới  
thiệu các sản phẩm và dịch vụ của thư viện  
đến người dùng, kỹ năng định hướng và tư  
vấn, kỹ năng viết và kỹ năng thuyết trình.  
Trong nghiên cứu của mình, Hawamdeh  
và Foo (2001) cho rằng, thói quen, hành vi  
ứng xử và thái độ là những năng lực quan  
trọng của cán bộ thư viện.  
* Nănglcthôngtin(InformationLiteracy)  
Năng lực thông tin (NLTT) được coi là  
năng lực thiết yếu của mỗi cá nhân trong  
thế kỷ 21. Hiệp hội Thư viện đại học quốc  
gia và cao đẳng Anh (SCONUL) đề xuất mô  
hình 7 trụ cột về NLTT [SCONUL, 2011].  
NLTT bao gồm: nhận dạng (Indentify): có  
khả năng nhận biết nhu cầu thông tin mình  
cần; phạm vi (Scope): có khả năng truy cập  
đến nguồn tri thức khác nhau để lấp đầy sự  
hiểu biết của mình về vấn đề đang quan  
tâm, tức là biết các cách khác nhau để đáp  
ứng nhu cầu tin; lập kế hoạch (Plan): biết  
cách xây dựng chiến lược tìm kiếm, xác  
định thông tin và dữ liệu; thu thập (Gather):  
có khả năng định vị và truy cập đến nguồn  
thông tin và dữ liệu mình cần; đánh giá  
(Evaluate): biết cách so sánh và đánh giá  
thông tin và dữ liệu; quản lý (Manage): có  
khả năng tổ chức thông tin và dữ liệu, đồng  
thời áp dụng được những tri thức thu nhận  
được; thể hiện (Present): có khả năng trình  
bày kết quả nghiên cứu, tổng hợp những  
thông tin và dữ liệu đã có để tạo ra tri thức  
* Lãnh đạo và quản lý (Leadership and  
Management)  
Năng lực lãnh đạo và quản lý được cho  
là nhóm năng lực giúp cán bộ thư viện chủ  
động tổ chức hoạt động của thư viện một  
cách hiệu quả. Năng lực này được thể hiện  
thông qua khả năng gây ảnh hưởng tạo  
động lực cho người khác trong công việc  
và môi trường làm việc của mình. Các kiến  
thức liên quan đến lãnh đạo và quản lý  
bao gồm: quản trị tài chính, quản trị nguồn  
nhân lực, phát triển các dịch vụ và nguồn  
lực thông tin, quản trị rủi ro, quản trị dự án,  
năng lực thẩm định và đánh giá, kỹ năng  
hợp tác và phối hợp đối với các bên liên  
quan. Không chỉ cán bộ quản lý thư viện,  
các nhân viên thư viện cũng cần được trang  
bị tối thiểu những năng lực này để tổ chức  
thực hiện công việc.  
10  
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
mới và phân phối tri thức này dưới nhiều  
hình thức đa dạng khác nhau.  
thư viện nhằm đổi mới hoạt động, giúp thư  
viện bắt kịp với tiến bộ của KH&CN. Có thể  
khẳng định những tiến bộ của công nghệ  
xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, truyền  
dẫn thông tin… đều được áp dụng rất sớm  
vào lĩnh vực thư viện. Cán bộ thư viện cần  
nắm được hệ thống thư viện tích hợp, các  
công nghệ website mới nổi, quản trị nguồn  
lực thông tin điện tử, phát triển web, công  
nghệ lưu trữ, hệ thống quản trị nội dung,  
hệ thống hỗ trợ học tập, quản trị dữ liệu và  
kỹ năng đa phương tiện [Heinrichs & Lim,  
2009]. Họ cũng cần biết cách sử dụng các  
phương pháp đánh giá và thẩm định các  
thông số kỹ thuật, hiệu quả đầu tư của các  
sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ;  
Với vai trò là một chuyên gia thư viện số,  
cán bộ TT-TV phải nắm được các nguyên  
tắc và các kỹ thuật cần thiết để nhận dạng  
và phân tích các công nghệ mới và phát  
minh nhằm thúc đẩy ứng dụng các công  
nghệ tiên tiến có liên quan đến ngành  
TT-TV [Shahbazi & Hedayati, 2013].  
NLTT được chia thành 5 cấp độ, đó là:  
(1) Mức độ bắt đầu: chưa có NLTT; (2) Mức  
độ cơ bản: có NLTT để phục vụ cho các  
công việc cá nhân; (3) Mức độ nâng cao:  
có NLTT, có thể làm chủ mọi nhu cầu thông  
tin của mình và biết cách tìm kiếm, đánh  
giá và sử dụng một cách hiệu quả; (4) Mức  
độ thành thạo: NLTT trở thành một phần  
của năng lực cá nhân để phục vụ cho mục  
tiêu học tập suốt đời; (5) Mức độ chuyên  
gia: có NLTT để trở thành chuyên gia tư  
vấn, đào tạo NLTT cho người khác. Cán bộ  
thư viện cần đạt được NLTT ở mức độ 5.  
Năng lực thông tin của cán bộ thư viện  
được thể hiện qua việc đào tạo và hướng  
dẫn người dùng sử dụng thư viện hiệu quả;  
có kỹ năng sư phạm để giảng dạy về khai  
thác và sử dụng thông tin; khả năng tư duy  
phản biện và năng lực tự học suốt đời; tư  
vấn hỗ trợ dịch vụ thông tin tham khảo;  
tương tác giao tiếp với bạn đọc để hỗ trợ và  
làm thỏa mãn nhu cầu về thông tin của họ.  
4. Kết luận  
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thư  
viện Việt Nam cần tham gia kết nối để có  
tâm nhìn toàn cầu, và thực hiện tốt trách  
nhiệm phục vụ cộng đồng địa phương  
(think global, act local). Vai trò của cán bộ  
thư viện là thúc đẩy tiến trình hội nhập của  
thư viện Việt Nam với thế giới. Để làm được  
điều này, họ cần được trang bị năng lực để  
có khả năng thích ứng với môi trường làm  
việc quốc tế có tính cạnh tranh cao với sự  
thay đổi không ngừng của KH&CN.  
Nghiên cứu này đưa ra các tiếp cận về  
chuẩn đầu ra theo mô hình “kiến thức - kỹ  
năng - thái độ” dựa theo phương pháp đào  
tạo CDIO, trong đó nhấn mạnh đến phát  
triển kỹ năng và thái độ của người học  
nhằm giúp họ thích ứng tốt với môi trường  
làm việc luôn thay đổi và có năng lực học  
suốt đời. Trên cơ sở đó đề xuất khung năng  
lực cốt lõi dành cho cán bộ thư viện thư  
viện Việt Nam trong thế kỷ 21. Khung năng  
lực gồm 7 nhóm lĩnh vực là cơ sở để các  
trường đào tạo ngành TT-TV có thể tham  
* Nghiên cứu và chuyển giao (Research  
& Contributions to the Profession)  
Cán bộ thư viện phải có kiến thức nền  
tảng về nghiên cứu khoa học cũng như có  
sự cam kết hỗ trợ phát triển nghiên cứu  
khoa học và chuyển giao công nghệ. Họ  
đóng góp vào quá trình nghiên cứu và xuất  
bản như: viết bài, hiệu đính, tham khảo và  
đánh giá; hỗ trợ thông tin tham khảo trong  
quá trình nghiên cứu; giảng dạy phương  
thức trích dẫn và xây dựng tài liệu tham  
khảo, cũng như tham gia giảng dạy về  
khoa học thư viện; có phương pháp nghiên  
cứu và hiểu rõ các mô hình nghiên cứu; có  
khả năng viết hồ sơ kêu gọi tài trợ cho hoạt  
động nghiên cứu và triển khai các dự án  
nghiên cứu.  
*Knăngcôngnghthôngtin(Information  
Technology Skills)  
Cán bộ thư viện phải có sự hiểu biết và  
năng lực về CNTT một cách cơ bản để có  
thể ứng dụng CNTT vào hoạt động của  
11  
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI  
age: Vital skills and competencies. Proc.  
International Conference for Library and  
Information Science Educators in the  
Asia Pacific Region (ICLISE 2001), Kuala  
Lumpur, Malaysia, June 11-12.  
khảo trong việc đổi mới và điều chỉnh các  
chương trình đào tạo. Qua đó, góp phần  
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao  
tiệm cận với trình độ quốc tế, đồng thời  
tham gia tích cực vào tiến trình phát triển  
kinh tế-xã hội của đất nước trong bối cảnh  
hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.  
11. Heinrichs, J.H. & Lim, J.S. (2009).  
Emerging requirements of computer  
related competencies for librarians. Library  
& Information Science Research, 31, pp.  
101-106.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. ALA Council, (2009). ALA’s core  
competences of librarianship. Approved  
by the ALA Executive Board, October 25th  
2008. Approved and adopted as policy by  
the ALA Council, January 27th 2009.  
2. ALIA. (2014). The library and information  
sector: core knowledge, skills and  
org.au/about-alia/policies-standards-and-  
guidelines/library-and-information-sector-  
core-knowledge-skills-and-attributes.  
12. Khoso, M. (2016). How much data is  
produced every day? Northeastern  
northeastern.edu/levelblog/2016/05/13/  
how-much-data-produced-every-day.  
13. Luật tiếp cận thông tin. Số 104/2016/QH13,  
ngày 06 tháng 4 năm 2016 bởi Quốc hội  
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  
14. Luật an ninh mạng. Số 24/2018/QH14,  
ngày 12 tháng 6 năm 2018 bởi Quốc hội  
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  
3. CARL. (2010). Core competencies for  
21st century CARL librarians. Truy cập tại  
profile-e.pdf.  
4. Cerny, M. (2015). The way to open  
education through the modern technology.  
Procedia - Social and Behavioral Sciences,  
vol 174, pp. 3194 - 3198.  
5. Coghill, J.G., Russell, R.G. (2017).  
Developing librarian competencies for the  
digital age. Rowman & Littlefield.  
6. IFLA. (2018). Global vision report summary  
top 10 highlights and opportunities. Truy  
GVMultimedia/publications/gv-report-  
summary.pdf  
7. IFLA. (2017). the IFLA Global Vision  
node/11900.  
8. IFLA. (2016). IFLA trend resport 2016  
org/files/trends/assets/trend-report-2016-  
update.pdf.  
9. Gunnarsson, S. (2017). Automatic control  
education in a CDIO perspective. IFAC-  
Papers OnLine. 50(1), pp. 12161-12166.  
15. MOET. 2014. Quyết định số 2653/QĐ-  
BGDĐT: ban hành Kế hoạch hành động  
của ngành Giáo dục triển khai Chương  
trình hành động của Chính phủ thực hiện  
Nghị quyết số 29-NQ/TW.  
16. NLB (2017). Drowning in information  
but starved for knowledge. Truy cập từ  
information-but-starved-for-knowledge  
17. SCONUL (2011). The SCONUL seven  
pillars of information literacy core model  
for higher education. SCONUL Working  
Group on Information Literacy. Truy cập từ  
documents/coremodel.pdf  
18. Shahbazi, R. and Hedayati, A. (2013).  
Identifying digital librarian competencies  
according to the analysis of newly emerging  
IT-based LIS jobs in 2013. The Journal of  
Academic Librarianship, vol 42, pp. 542-550.  
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-9-2018;  
Ngày phản biện đánh giá: 15-11-2018; Ngày  
chấp nhận đăng: 15-12-2018).  
10. Hawamdeh, S.,  
&
Foo, S. (2001).  
Information professionals in the information  
12  
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2019  
pdf 10 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Khung năng lực cốt lõi dành cho cán bộ thư viện Việt Nam trong thế kỷ 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhung_nang_luc_cot_loi_danh_cho_can_bo_thu_vien_viet_nam_tro.pdf