Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động của hội đoàn kết sư sãi yêu nước
54
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
BẠCH THANH SANG
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC
Tóm tắt: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước là tổ chức của giới Chư
tăng Phật giáo Nam tông Khmer. Giai đoạn 1964 -1975, Hội hoạt
động như một tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia ủng hộ
các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau năm 1975, Hội
được xác định là tổ chức xã hội của giới Chư tăng Khmer; thể
hiện tinh thần đoàn kết; thống nhất hành động yêu nước. Trong
phạm vi bài viết, chúng tôi xem xét đặc điểm và tính chất hoạt
động của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước. Qua đó, giúp cho các
cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể nắm được tính
đặc thù của tổ chức trong giới Chư tăng Khmer; đồng thời, có
giải pháp lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ Hội tiếp tục phát
huy vai trò của họ đối với cộng đồng người Khmer.
Từ khóa: Phật giáo Nam tông Khmer, Chư tăng, Hội Đoàn kết
Sư sãi yêu nước.
1. Các loại hình tổ chức trong cộng đồng người Khmer
1.1. Tổ chức truyền thống trong cộng đồng
Người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người. Hầu
hết đồng bào Khmer là tín đồ của Phật giáo Nam tông nên được gọi là
Phật giáo Nam tông Khmer (PGNTK). Trước đây, xã hội truyền thống
của người Khmer là sự kết hợp giữa tổ chức tự quản với hệ thống tổ
chức trong tôn giáo, sự kết hợp này đã tạo nên một xã hội mang tính
riêng biệt ở Nam Bộ. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, bộ
máy tự quản ở phum, sóc trong cộng đồng người Khmer còn rất hạn
chế; riêng đối với hệ thống tổ chức trong PGNTK vẫn còn duy trì và
phát huy tính hiệu quả hoạt động.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 12/02/2019; Ngày biên tập: 18/02/2019; Duyệt đăng: 25/02/2019.
Bạch Thanh Sang. Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động…
55
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, cùng với những chính sách
được áp dụng qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam, PGNTK luôn thể
hiện là tôn giáo gắn liền với tộc người Khmer ở vùng đất Nam Bộ; từ
thế kỷ XVIII, khi số lượng người Việt đã chiếm số đông ở Nam Bộ thì
triều đình nhà Nguyễn bắt đầu thiết lập bộ máy cai trị của mình xuống
tận vùng cực Nam của Tổ quốc. Vấn đề này đã gây: “Tác động mạnh
mẽ đến thiết chế tự quản truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Bộ
máy hành chính Nhà nước dần dần thay thế bộ máy tự quản truyền
thống của người Khmer Nam Bộ, phum - sóc không được coi là đơn
vị hành chính chính thức, nó dần bị tích hợp vào cơ cấu làng, xã của
người Việt. Trước những tác động ấy, người Khmer Nam Bộ càng dựa
vào Phật giáo Phật giáo Nam tông để duy trì và bảo vệ cơ cấu tổ chức
xã hội truyền thống của mình”1.
1.2. Tổ chức do Chính quyền Sài Gòn thành lập
Để thống nhất quản lý toàn diện, Chính quyền Sài Gòn cắt đứt mối
quan hệ giữa PGNTK ở Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Vương quốc
Campuchia để thành lập mới hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở
đối với PGNTK ở trong nước với 03 mô hình:
Mô hình thứ nhất, duy trì tổ chức bộ máy truyền thống của PGNTK
vốn có trước đây. Tổ chức Mahanikay vốn là tổ chức truyền thống, có
bộ máy hoạt động từ lâu đời nhưng Chính quyền Sài Gòn không quan
tâm, không công nhận tư cách pháp nhân. Tuy vậy, tổ chức này vẫn
hoạt động thuần túy theo tính biệt truyền của tôn giáo ở 02 cấp.
Mô hình thứ hai, hình thành mới “Giáo hội Phật giáo
Khemaranikay” ở 03 cấp (trung ương, tỉnh, huyện), suy tôn Hòa
thượng Thạch Ngô (Keo Sme) làm Tăng thống và Hòa thượng Thạch
Pếch làm Tổng thư ký.
Mô hình thứ ba, hình thành mới “Giáo hội Phật giáo Theravada”
ở 03 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) do Cư sĩ Sơn Thái Nguyên làm
Trưởng giáo.
Hai mô hình, tổ chức tôn giáo “Giáo hội Phật giáo Khemaranikay”
và “Giáo hội Phật giáo Theravada” do Chính quyền Sài Gòn thành
lập và việc đặt PGNTK trực thuộc Viện Hóa đạo Trung ương Giáo hội
56
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
Phật giáo Việt Nam Cộng hòa là nhằm mục đích giành dân, giành đất
với Chính quyền cách mạng, chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc,
tôn giáo và làm suy yếu phong trào đấu tranh cách mạng của người
Khmer ở Nam Bộ - Việt Nam.
1.3. Tổ chức được thành lập theo chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam
Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính quyền cách
mạng chủ trương thành lập nhiều tổ chức yêu nước trong vùng đồng
bào Khmer như: Hội Isarắk, Ban Khmer vận, Ban Sãi vận, v.v…
nhằm vận động Chư tăng và Phật tử Khmer tham gia, ủng hộ phong
trào cách mạng. Ngày 20/12/1962, Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ
thị về đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng trong vùng đồng bào Khmer. Chỉ thị nhấn mạnh: “Đồng bào
Khơme là một cộng đồng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam... Cần giữ các tổ chức quần chúng như hiện nay, chưa nên đề ra
các tổ chức riêng cho người Khơme, đồng thời phải nghiên cứu các
hình thức tổ chức thích hợp với đặc điểm của đồng bào dân tộc, không
nên tổ chức rập khuôn tổ chức như vùng đồng bào người Việt” 2.
Với tinh thần đó, trên cơ sở kế thừa tổ chức Ban Sãi vận, Khu ủy
Tây Nam Bộ chủ trương thành lập Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước ở 03
cấp (huyện, tỉnh, khu) nhằm đối trọng với tổ chức: Giáo hội Phật giáo
Khemaranikay và Giáo hội Phật giáo Therravada do Chính quyền Sài
Gòn thành lập trước đó. Hiện nay, toàn vùng có 08 tỉnh, thành phố đã
kiện toàn, tái lập và thành lập mới Hội ĐKSSYN; tuy chưa có sự
hướng dẫn chung về mô hình hoạt động nhưng nhiệm vụ của Hội ở
các địa phương về cơ bản đều có chung các mục tiêu:
Một, tập hợp, đoàn kết, động viên Chư tăng và Phật tử Khmer thực
hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
Hai, chăm lo quyền lợi chính đáng của hội viên; hướng dẫn Chư
tăng và Phật tử Khmer thực hành tôn giáo truyền thống với phương
châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội;
Ba, tăng cường tham gia phát triển giáo dục, xóa mù chữ Khmer
Bạch Thanh Sang. Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động…
57
cho thanh thiếu niên; bồi dưỡng, nâng cao trình độ dân trí, trình độ
nhận thức về mọi mặt cho Chư tăng và Phật tử Khmer;
Bốn, tích cực tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
cải tiến, đơn giản hóa các nghi lễ trong tôn giáo, phong tục tập quán
trong cộng đồng dân tộc, xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu;
Năm, vận động Chư tăng và Phật tử Khmer phát huy truyền thống đoàn
kết, tinh thần yêu nước; nâng cao ý thức cảnh giác và ngăn ngừa mọi
hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật;
Sáu, phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tại địa phương thực hiện
công tác quản lý tăng sự và cơ sở thờ tự của PGNTK theo Hiến
chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm và tính chất hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước
vùng Tây Nam Bộ
2.1. Đặc điểm hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước
2.1.1. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước đồng hành cùng dân tộc xây
dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống hộ quốc an dân,
đồng hành cùng dân tộc, luôn gắn bó với vận mệnh của đất nước. Lịch
sử đã cho thấy, khi đất nước hùng cường thì Phật giáo hưng thịnh; khi
Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo luôn sẵn sàng đứng lên tham gia chống
giặc ngoại xâm, góp phần giành lại độc lập cho dân tộc. Từ khi được
củng cố, tái lập và thành lập; Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước (Hội
ĐKSSYN) đến nay, Hội đã tích cực ủng hộ, tham gia các phong trào
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận,
cụ thể như sau:
Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang tham gia vận động giải quyết có
hiệu quả các vụ việc phức tạp liên quan đến Chư tăng và Phật tử
Khmer, điển hình như: vụ tranh chấp đất ở chùa Láng Cát (Rạch Giá),
chùa Sóc Xoài (Hòn Đất), chùa KhLang Mương (Châu Thành), chùa
Kinh 2 (Vĩnh Thuận).
Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với các ngành chức năng
giải quyết có hiệu quả các vụ việc phức tạp xảy ra tại Trường Bổ túc
58
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
Văn hóa - Trung cấp Pali Nam Bộ (8/02/2007), tại chùa Prây Chóp và
chùa Tà Sết (5/2013).
Hội ĐKSSYN tỉnh Bạc Liêu giải quyết tốt mâu thuẫn nội bộ giữa
Phật tử và Ban Quản trị chùa Cù Lao (xã Hưng Hội) trong việc di dời
06 tháp cốt nhỏ vào một tháp cốt lớn; việc đền bù, giải tỏa hàng rào
chùa Mới (thị trấn Hòa Bình). HT. Lý Sa Muoth (Chủ tịch Hội) đã
tích cực tham gia xây dựng được mô hình Tổ tự quản dòng tộc, với
1.253 hộ, có 7.249 người tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh,
trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư, khóm ấp.
Đặc biệt, qua kết quả công tác phát huy vai trò người có uy tín
trong phong trào Toàn dân bảo vệ Tổ quốc khu vực Tây Nam Bộ giai
đoạn 2008 - 20143, Bộ Công an đã có đánh giá: Trong phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã xuất hiện nhiều tấm gương người có uy
tín gương mẫu, tiêu biểu như: HT. Đào Như, HT. Tăng Nô, HT.
Thạch Sok Xane, HT. Thạch Hà, HT. Danh Nhưỡng, HT. Danh Đổng,
HT. Trần Nhíp, TT. Danh Dỗ, TT. Danh Nhuôl, v.v… đã nhiệt tình hỗ
trợ cơ quan Công an và các ban ngành thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động Chư tăng, đồng bào dân tộc thực hiện chính sách của
Đảng, Nhà nước, giáo dục quản lý tăng sinh tu học, tham gia bài trừ
mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự tại
địa phương.
Đáng chú ý, Đại đức Hữu Trung, (chùa Cao Dân, Tân Lộc, Thới
Bình, Cà Mau) đã phát hiện và chủ động đấu tranh, vận động đồng
bào Khmer không tin vào lời kích động, lôi kéo của đối tượng xấu
tuyên truyền, kích động tư tưởng hận thù dân tộc giữa người Khmer
và người Kinh.
Mặc khác, với phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã
hội thông qua các vị Chư tăng Khmer góp phần làm cho Phật tử có
nhận thức đúng đắn và thái độ tích cực đối với chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước. Kết quả khảo sát cho thấy: “có 92,3% tín đồ
và 90,4% Chư tăng PGNTK cho rằng họ thường xuyên được các chức
sắc tôn giáo tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có 90,3% tín đồ và 94%
Chư tăng PGNTK cho rằng các chức sắc tôn giáo tuyên truyền, vận
Bạch Thanh Sang. Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động…
59
động cảnh giác trước sự lợi dụng và xúi giục của kẻ xấu; có 96,3%
cho rằng, cần phải chấp hành tốt chủ trương, chính sách của nhà nước;
có 86,9% cho rằng là tham gia các phong trào thi đua yêu nước; có
86,7% cho rằng là tham gia các hoạt động từ thiện và có 80,8% cho
rằng là không nghe kẻ xấu xúi giục và lợi dụng”4.
2.1.2. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước đồng hành cùng gia đình và xã
hội giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên Khmer
Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ rất quan tâm đến việc giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; thường xuyên quan tâm hướng
dẫn, phối hợp vận động các chùa xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tổ chức
dạy chữ Khmer cho thanh, thiếu niên.
Giai đoạn 2011 -2016, Hội ĐKSSYN tỉnh Cà Mau đã tổ chức được
125 lớp dạy chữ Khmer với 4.260 học viên5. Nhiệm kỳ 2012-2017, Hội
ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các chùa mở lớp Pali Roong cho
2.165 tăng sinh và Thommaviny cho 1.030 tăng sinh và tổ chức được
1.651 lớp Ngữ văn Khmer, có trên 50.546 vị tăng sinh và con em đồng
bào Phật tử theo học6. Từ năm 2009 đến 2014, Hội ĐKSSYN tỉnh Vĩnh
Long đã tổ chức giảng dạy được 34 lớp Sơ cấp Phật học, với 927 học
viên; 93 lớp ngữ văn Khmer, với 3.162 học viên7. Hội ĐKSSYN tỉnh
Hậu Giang (nhiệm kỳ 2006-2015) đã kết hợp với các chùa tổ chức lớp
xóa mù chữ Khmer cho hơn 400 con em người Khmer8.
Tại Kiên Giang, nhân dịp hè năm 2016, Hội ĐKSSYN đã chỉ đạo
các chùa tổ chức được 211 lớp dạy Ngữ văn Khmer, tăng 10 lớp so
với năm 2015 với 6.245 học viên 9. Trà Vinh, trong nhiệm kỳ 2013-
2018, Hội ĐKSSYN đã tổ chức được 680 lớp Ngữ văn Khmer, với
15.933 học viên; 109 lớp Sơ cấp Phật học, với 2.306 học viên; 15 lớp
trung cấp Phật học, với 386 học viên10. Hàng năm, Hội ĐKSSYN tỉnh
Bạc Liêu (nhiệm kỳ 2013-2018) đều tổ chức lớp Ngữ văn Khmer, với
số lượng biến động hàng năm từ 2.900 đến 3.500 học viên11.
2.1.3. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước đồng hành cùng đất nước trên
các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Sau khi được củng cố, tái lập và thành lập mới; Hội ĐKSSYN tiếp
tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tập hợp đoàn kết rộng rãi Chư tăng
60
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
và Phật tử Khmer đưa hoạt động của PGNTK đi vào ổn định và phát
triển. Hội phối hợp tốt với chính quyền tổ chức các lớp tập huấn,
hướng dẫn đồng bào Khmer áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản xuất; làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
khuyến học, khuyến tài, phòng chống dịch bệnh…
Bên cạnh đó, Hội ĐKSSYN thành phố Cần Thơ đã tham gia tổ
chức lớp dạy múa Aday, Dù kê, các lớp nhạc công sử dụng nhạc cụ
dân tộc; phối hợp thực hiện tốt các dự án văn hóa phi vật thể có nguy
cơ bị mai một như: “Phục dựng dự án Dù kê”,“Truyền dạy kỹ thuật
cắt, may trang phục tu sĩ truyền thống dân tộc Khmer”, “Khôi phục và
truyền dạy nghi thức giúp Achar Yuki trong lễ tang truyền thống dân
tộc Khmer”12. Ngoài ra, Hội còn phối hợp tốt với Ban Trị sự Phật giáo
cùng cấp tại địa phương thường xuyên đôn đốc và hướng dẫn các vị
Trụ trì, Ban quản trị tổ chức các nghi lễ tôn giáo như: Lễ xuất gia, An
cư kiết hạ, Dâng y cà sa, Rằm tháng Giêng, Phật Đản, An vị Phật và
các lễ hội khác trong phum sóc đúng theo truyền thống của tôn giáo và
phong tục tập quán của dân tộc.
Tóm lại, từ năm 1991, hoạt động của các cấp Hội được đánh giá:
“làm tốt công tác tổ chức các lớp học tiếng Khmer, chương trình Pali
và chương trình Vini (Phật học); hoạt động đúng điều lệ theo phương
châm “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, tích cực tham gia
tuyên truyền giáo dục, vận động sư sãi và đồng bào Phật tử thực hiện
tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, hăng hái lao động sản xuất, nâng cao dân trí, giữ gìn văn hóa
truyền thống dân tộc, tham gia các phong trào cách mạng tại địa
phương, góp phần tích cực vào việc xây dựng khối đại đoàn kết tôn
giáo và dân tộc”13.
2.1.4. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước đồng hành cùng đất nước
trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, xóa đói giảm nghèo
Vùng Tây Nam Bộ được xem là vùng giàu tiềm năng nhưng kinh tế
của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ còn chậm phát triển,
ở vùng sâu, vùng xa, vùng ngập lụt, có nơi còn lạc hậu, nhiều khó
khăn thiếu thốn; kinh tế chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, các hộ thuộc
diện nghèo chiếm tỷ lệ cao so với một số vùng khác. Trước tình hình
Bạch Thanh Sang. Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động…
61
đó, từ năm 2011 đến nay; Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ đã tích
cực tham gia và vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, vật
dụng giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn, xây cất nhà tình thương,
giếng nước sạch, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt...với số tiền
khoảng 113,5 tỷ đồng. Qua đó, đã xuất hiện nhiều vị cao tăng trong
PGNTK là tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong công tác từ thiện xã hội.
2.2. Tính chất hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước
Tính chất của mọi sự vật, hiện tượng là sự thể hiện đặc điểm riêng
của sự vật và hiện tượng đó; đồng thời nhằm phân biệt nó với các sự
vật và hiện tượng khác. Nhờ nắm được tính chất mà chúng ta nhận
biết được bản chất của các hiện tượng xã hội là thế nào. Riêng việc
nghiên cứu về Hội ĐKSSYN, chúng tôi nhận thấy Hội có các tính chất
hoạt động như sau:
2.2.1. Tính tự nguyện
Trong thực tiễn, bất cứ hội quần chúng nào được lập ra đều xuất
phát từ sự tự nguyện của quần chúng. Hội ĐKSSYN là tổ chức tự
nguyện của giới Chư tăng và Phật tử Khmer cùng thực hiện mục tiêu,
nguyên vọng, sở thích, sở trường của mình trong một tổ chức. Tính tự
nguyện còn được biểu hiện trong công việc của từng cá nhân hội viên
thực hiện các nhiệm vụ một cách tự nguyện do tổ chức đề ra và tất
nhiên không đòi hỏi điều kiện khi thực hiện nhiệm vụ đó. Tính chất tự
nguyện của Hội ĐKSSYN chính là biểu hiện tính tích cực xã hội của
các hội viên trong xã hội nhằm thực hiện thỏa mãn những nhu cầu và
lợi ích của mình. Tính chất tự nguyện của Hội ĐKSSYN cũng là một
trong những sự khác biệt giữa các tổ chức hội quần chúng với các tổ
chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
2.2.2. Tính xã hội - chính trị
Hội ĐKSSYN có tính xã hội, bởi vì Hội ĐKSSYN là tổ chức xã
hội của giới Chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer, có mối quan hệ mật
thiết với Phật tử Khmer ở Nam Bộ. Hội ĐKSSYN được thành lập khi
người Khmer ý thức được sức mạnh tập thể, sức mạnh của sự hợp tác
với nhau để chống lại sự bóc lột, đàn áp của chế độ chính quyền Việt
Nam Cộng hòa. Ngoài ra, tính chất xã hội của Hội ĐKSSYN còn được
62
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
thể hiện bởi mối quan hệ tổng hòa các mối quan hệ con người trong xã
hội; mọi hoạt động của mỗi cá nhân trong tổ chức hội phần nào phù
hợp với tiến bộ chung của xã hội.
Khi hoạt động của Hội ĐKSSYN càng phát triển cao thì tính xã hội
càng đậm nét và gắn liền với nó là tính chính trị. Bởi lẽ, Hội
ĐKSSYN ra đời trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp; tất
nhiên người Khmer nói chung, Chư tăng Khmer nói riêng không ai
đứng ngoài giai cấp và cũng không có tổ chức quần chúng nào đứng
ngoài đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị-xã hội.
Hai mặt xã hội - chính trị của Hội ĐKSSYN kết cấu chặt chẽ với
nhau trong một tổ chức; từng thời kỳ lịch sử, từng thời kỳ cách mạng
tùy thái độ của giai cấp thống trị, tùy mức độ, mục tiêu tập hợp, cố kết
của tổ chức hội mà hai mặt này chuyển hóa cho nhau, có lúc trội về
mặt này, có lúc trội về mặt kia. Cụ thể là, trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước thì tình chất chính trị của Hội nổi bật hơn, còn
trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì tính xã hội lại chiếm
phần ưu thế.
2.2.3. Tính dân tộc - tôn giáo
Người Khmer ở Nam Bộ gắn với Phật giáo Nam tông để trở thành
Phật giáo Nam tông Khmer. Những hình thức như trên được các nhà
nghiên cứu gọi là cộng đồng dân tộc - tôn giáo. Theo đó, Hội
ĐKSSYN là tổ chức xã hội của giới Chư tăng PGNTK, có mối quan
hệ mật thiết với cộng đồng người Khmer đáp ứng cả hai mặt trong
một tổ chức gồm: dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tông. Do đó, tính
dân tộc - tôn giáo của Hội ĐKSSYN được thể hiện rất rõ nét.
2.2.4. Tính vùng - tộc người
PGNTK là tôn giáo gắn liền với một tộc người cụ thể, tồn tại với
những đặc trưng: cộng đồng đức tin, hệ thống nghi lễ, hệ thống tổ
chức, hệ thống luân lý.... Xét về mặt tổ chức, PGNTK nằm trong
GHPGVN. Mối quan hệ giữa PGNTK với Phật giáo Nam tông và Bắc
tông của người Kinh, người Hoa diễn ra rất hài hòa và tốt đẹp.
Bên cạnh đó, Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam Bộ vẫn có vị trí, vai trò
nhất định trong cộng đồng người Khmer, vì đây là một tổ chức liên
Bạch Thanh Sang. Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động…
63
kết giữa Chư tăng và Phật tử Khmer ở vùng Tây Nam Bộ khá mật
thiết. Xét về yếu tố tộc người thì dân tộc Khmer sống tập trung ở vùng
Tây Nam Bộ, xét về yếu tố tổ chức thì Hội ĐKSSYN chỉ có ở vùng có
đông đồng bào Khmer. Do đó, tính vùng - tộc người của Hội
ĐKSSYN được thể hiện rất rõ ở vùng Tây Nam Bộ mà các vùng, miền
khác không có loại hình tổ chức này.
2.2.5. Tính cố kết cộng đồng
Dân tộc Khmer là cư dân có lẽ có mặt sớm nhất trên vùng đất Nam
Bộ. Để tồn tại và duy trì truyền thống văn hóa tộc người, người
Khmer đã tập hợp nhau lại thành những khu vực cư trú ổn định; tổ
chức thành những đơn vị tự quản xã hội truyền thống với hai thiết chế
là phum và sóc. Phum là đơn vị xã hội nhỏ nhất, sóc là đơn vị xã hội
hoàn chỉnh của người Khmer do nhiều phum hợp thành. Tôn giáo là
sản phẩm của lịch sử nên trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự
biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó;
PGNTK cũng không ngoại lệ, tôn giáo này với tộc người Khmer luôn
có mối quan hệ liên kết qua lại rất sâu sắc; đồng thời là nền tảng để
cùng tồn lại và phát triển.
Hội ĐKSSYN ra đời với mục đích tập hợp, liên kết cộng đồng; là
nơi quy tụ Chư tăng và Phật tử Khmer nêu cao tinh thần yêu nước, đấu
tranh đòi độc lập dân tộc, chống lại mọi sự xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; luôn sát cánh cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đóng góp
sức người, sức của cho kháng chiến đến ngày toàn thắng. Hiện nay, Hội
ĐKSSYN tiếp tục là tổ chức tập hợp, đoàn kết cùng thực hiện mục tiêu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặc khác,
trong kết cấu tổ chức, Hội ĐKSSYN là tổ chức liên kết hoàn toàn tự
nguyện của Chư tăng và Phật tử Khmer không phân biệt tuổi đời, tuổi
đạo cùng hoạt động vì một mục tiêu do tổ chức đề ra.
2.2.6. Tính thời đại
Mục tiêu hoạt động của Hội ĐKSSYN không đơn thuần ở mục tiêu
cá nhân, tập thể, dân tộc mà bao hàm cả mục tiêu nhân đạo, nhân loại,
quốc tế. Nội dung hoạt động của tổ chức luôn luôn xuất phát từ nhân
tố con người. Do đó, phạm vi hoạt động và quan hệ của Hội trong hiện
64
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
tại và tương lai không chỉ bó hẹp ở phạm vi tộc người ở vùng Tây
Nam Bộ mà trước mắt là mở rộng trong phạm vi quốc gia - dân tộc ở
trong nước; về lâu dài sẽ mở rộng quan hệ ra ngoài nước.
Tóm lại, các tính chất cơ bản của Hội ĐKSSYN, đặc biệt là tính
chất xã hội - chính trị gắn quyện chặt và thể hiện sinh động trong tất
cả các mặt kết cấu tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động. Cụ
thể: Hội ĐKSSYN là tổ chức liên kết hoàn toàn tự nguyện, đáp ứng
nhu cầu và nguyện vọng của của giới Chư tăng PGNTK. Nội dung
hoạt động luôn xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích vật chất,
văn hóa, dân chủ; luôn lấy các mặt của đời sống xã hội để định cho
hoạt động. Phương thức hoạt động luôn lấy chủ thể là hội viên làm
trung tâm. Các vị Chư tăng trong Ban Chấp hành Hội thực sự là người
có uy tín, do hội viên suy tôn giữ các chức vụ lãnh đạo.
3. Một số nhận xét
Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống hộ quốc an dân,
đồng hành cùng dân tộc, luôn gắn bó với vận mệnh của đất nước. Sau
năm 1975, Hội ĐKSSYN tồn tại với tư cách là tổ chức xã hội quần
chúng nhằm tập hợp Chư tăng và Phật tử Khmer đoàn kết khắc phục
hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc khác, do tính
biệt truyền của hệ phái nên Chư tăng và Phật tử Khmer phần lớn sinh
hoạt gắn bó với Hội tại các địa phương. Do vậy, việc duy trì Hội
ĐKSSYN là vấn đề tồn tại của lịch sử, là vấn đề khách quan, là sự lựa
chọn duy lý của cộng đồng người Khmer. Mặc dù, hoạt động của Hội
còn những hạn chế nhất định nhưng nhìn tổng thể, chúng tôi có nhận
xét như sau:
Một, Hội thực hiện tốt công tác giữ gìn và phát huy bản sản văn
hóa dân tộc; phát huy tốt vai trò vận động quần chúng ủng hộ, tham
gia các phong trào giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai, với các hoạt động tuyên truyền, vận động Phật tử Khmer; Hội
đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy công cuộc đổi mới đất
nước một cách toàn diện, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng người
Khmer và của xã hội.
Bạch Thanh Sang. Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động…
65
Ba, với số lượng các vị Chư tăng Khmer được tín nhiệm bầu vào
Hội đồng nhân dân, đề cử làm thành viên của Mặt trận và đoàn thể các
cấp. Hội hỗ trợ đắc lực cho công cuộc xây dựng và đổi mới hệ thống
chính trị ngày càng phát triển vững mạnh.
Bốn, thông qua các hoạt động trên các phương diện của đời sống xã
hội; ĐKSSYN đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển tổ chức,
phát triển con người mới một cách toàn diện trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “cách mạng là sự nghiệp
cách mạng của quần chúng nhân dân, cho nên ra sức chăm lo và phát
triển các tổ chức quần chúng. Bên cạnh việc phát huy vai trò của các
hội truyền thống đã có, Đảng đã lập ra nhiều hội yêu nước và cách
mạng”14 nên việc chú trọng xây dựng lực lượng cách mạng, tập hợp và
tổ chức quần chúng để phát huy đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh
nội lực để thực hiện mục tiêu chung của phát triển đất nước.
Mặc khác, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các tổ
chức, hội quần chúng, với tư cách là đảng của chủ nghĩa xã hội khoa
học, thì trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng luôn luôn nhận thức
sâu sắc rằng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định, sáng tạo ra
lịch sử; do đó: “Đảng trực tiếp quan tâm vun trồng bằng mọi cách cho
các tổ chức đó, thường xuyên tổng kết và hoàn thiện công tác đó. Các
tổ chức quần chúng mạnh, tức Đảng mạnh và ảnh hưởng của Đảng với
mọi mặt của đời sống xã hội càng sâu rộng và chắc chắn. Các tổ chức
xã hội quần chúng coi sự gắn bó với sự lãnh đạo của Đảng như là
nguồn sức mạnh của chính mình”15.
Hoạt động của các hội quần chúng là một trong những phương thức
tập hợp quần chúng thực thi việc mở rộng và tăng cường nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước. Trong tình hình hiện nay, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước đối với các hội quần chúng nói chung, Hội
ĐKSSYN nói riêng là đòi hỏi cấp thiết từ nhiều phía. Trước nhất là đòi
hỏi từ bản thân của Hội và bản thân của việc giữ vững vai trò lãnh, chỉ
đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước đối với toàn xã hội.
66
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
Riêng Hội ĐKSSYN là tổ chức đặc thù của giới Chư tăng PGNTK,
là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc vẫn giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội và đời sống sinh
hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Khmer nhưng hoạt
động của Hội hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bất cập trong cơ
cấu tổ chức và cơ chế hoạt động. Ngày 10/01/2018, Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa XII) ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW, trong đó yêu
cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong đó có
việc tiếp tục “phát huy vai trò của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước”16.
Do vậy, việc tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động của Hội sẽ giúp
cho các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể nắm chắc tính
chất hoạt động; đồng thời, có giải pháp lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn
giúp Hội khắc phục những tồn tại để tiếp tục phát huy vai trò của mình
đối với cộng đồng người Khmer trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng. /.
CHÚ THÍCH:
1
2
3
Toan Ánh (2003), Phong tục Việt Nam, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh: 149-150.
Trịnh Nhu (2008), Lịch sử Biên niên Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Cục miền
Nam (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 420.
Bộ Công an (2014), Báo cáo tình hình, kết quả công tác phát huy vai trò người
có uy tín trong phong trào Toàn dân bảo vệ Tổ quốc khu vực Tây Nam Bộ giai
đoạn 2008 - 2014, số 486, Hà Nội: 8-9.
4
5
6
7
8
9
Lê Quốc Lý (2017), Chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào
Khmer vùng Tây Nam Bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội: 460-461.
Hội ĐKSSYN tỉnh Cà Mau (2016), Báo cáo Kết quả hoạt động của năm 2011-
2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng (2017), Văn kiên Đại hội, lần thứ VIII (nhiệm kỳ
2017-2022): 09.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long (2014), Văn kiện Đại hội nhiệm kỳ
II (2014-2019).
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang (2015) Văn kiên Đại hội nhiệm kỳ
II (2015-2020).
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (01/2017), Báo cáo công tác hoạt
động năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017.
10 Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh (2018), Văn kiên Đại hội nhiệm kỳ
VII (2018-2023).
11 Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu (2018), Văn kiên Đại hội nhiệm kỳ
VI (2018-2023), Bạc Liêu.
Bạch Thanh Sang. Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động…
67
12 Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ (2016), Văn kiên Đại hội
nhiệm kỳ VI (2016-2021), Cần Thơ.
13 Ban Cán sự Đảng ủy Ban Dân tộc (2017), Báo cáo Tổng kết 25 năm thực hiện
Chỉ thị 68CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI)
về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me, số108, Hà Nội: 07.
14 Thang Văn Phúc (2002), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất
nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 42.
15 Thang Văn Phúc (2002), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất
nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 134.
16 Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ–me trong tình hình
mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (2003), Phong tục Việt Nam, Nxb. Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh
2. Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc (2017), Báo cáo Tổng kết 25 năm thực hiện
Chỉ thị 68CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI)
về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me, số:108, Hà Nội.
3. Bộ Công an (2014), Báo cáo tình hình, kết quả công tác phát huy vai trò người
có uy tín trong phong trào Toàn dân bảo vệ Tổ quốc khu vực Tây Nam Bộ giai
đoạn 2008 - 2014, số 486, Hà Nội.
4. Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me trong tình hình mới.
5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2016), Phật giáo Nam tông Khmer kế thừa, thành
tựu và phát triển, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Kiên Giang.
6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7-8/9/2016), Tài liệu “Hội Nghị chuyên đề Phật
giáo Nam tông Khmer lần thứ VII”, Hậu Giang.
7. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2018), Tài liệu “Hội Nghị chuyên đề Phật giáo
Nam tông Khmer lần thứ VIII”, Cà Mau.
8. Trịnh Nhu (2008), Lịch sử Biên niên Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Cục miền
Nam (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Thang Văn Phúc (2002), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất
nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng (2017), Văn kiện Đại hội, lần thứ
VIII (nhiệm kỳ 2017-2022), Sóc Trăng.
11. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long (2014), Văn kiện Đại hội nhiệm kỳ
II (2014-2019), Vĩnh Long.
12. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang (2013) Văn kiện Đại hội nhiệm kỳ
II (2013-2018), Hậu Giang.
13. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (01/2017), Báo cáo công tác hoạt
động năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017, Kiên Giang.
14. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh (2018), Văn kiện Đại hội nhiệm kỳ
VII (2018-2023), Trà Vinh.
15. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu (2018), Văn kiện Đại hội nhiệm kỳ
VI (2018-2023), Bạc Liêu.
68
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019
16. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước Thành phố Cần Thơ (2016), Văn kiện Đại hội
nhiệm kỳ VI (2016-2021), Cần Thơ.
17. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau (2016), Báo cáo Kết quả hoạt động
của năm 2011-2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Cà Mau.
18. Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (2017), Báo cáo công tác hoạt
động năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017, Kiên Giang.
19. Lê Quốc Lý (2017), Chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào
Khmer vùng Tây Nam Bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
Abstract
RESEARCH ON CHARACTERISTICS AND ACTIVITIES OF THE
PATRIOTIC KHMER MONK ASSOCIATION
Bach Thanh Sang
Ho Chi Minh National Academy of Politics
The Patriotic Monk Association is an organization of the Buddhist
Khmer monks. In the period from 1964 to 1975, the Association
operated as a socio-political organization, actively participated in
supporting the national liberation movement. After 1975, the
Association was identified as a social organization of Khmer monks;
expressing the spirit of solidarity; patriotic activities. In this article,
the author examines the characteristics and nature of the Patriotic
Monk Association’s activities. This research helps the Vietnam
Communist Party and the State, the Vietnam Fatherland Front to
understand the specificity of this organization as well as to have
solutions for leading, managing the Association to promote its role
towards the Khmer community.
Keywords: Khmer Theravada Buddhism; monk; Patriotic Monk
Association.
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt động của hội đoàn kết sư sãi yêu nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
File đính kèm:
tim_hieu_dac_diem_va_tinh_chat_hoat_dong_cua_hoi_doan_ket_su.pdf