Truyền giáo và sống đạo thời cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức

Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 – 2019  
17  
NGUYỄN PHÚ LỢI*  
TRUYỀN GIÁO VÀ SỐNG ĐẠO THỜI CÁCH MẠNG  
CÔNG NGHIỆP 4.0 - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC  
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư  
(cách mạng 4.0), liên tiếp diễn ra trong nửa sau thế kỷ XX,  
những thập niên đầu của thế kỷ XXI, đã làm thay đổi thế giới,  
thậm chí làm “đảo lộn” nhiều giá trị của cuộc sống nhân loại.  
Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự ra đời  
của máy vi tính, công nghệ thông tin, điện tử, Internet và mạng  
xã hội đã tạo ra một thế giới “phẳng”, thúc đẩy quá trình hậu  
công nghiệp diễn ra nhanh hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa, thì  
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự ra đời của công  
nghệ điện toán đám mây, Internet kết nối vạn vật, kỹ thuật số, trí  
tuệ nhân tạo lại càng làm cho thế giới phẳng và “ảo” hơn.  
Chưa bao giờ con người đứng trước những thời cơ lớn lao cũng  
như những thách thức ghê gớm như ngày nay. Cuộc cách mạng  
công nghệ lần thứ ba, lần thứ tư đã và đang len lỏi vào mọi  
ngóc ngách của cuộc sống, làm thay đổi nhiều giá trị, trong đó  
tôn giáo. Bài viết này trình bày những thay đổi về truyền giáo và  
sống đạo của các tôn giáo trong thời đại công nghiệp 4.0.  
Từ khóa: Truyền giáo; sống đạo; cách mạng công nghiệp 4.0.  
1. Truyền giáo thời Internet  
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với cuộc cách mạng công  
nghiệp lần thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền  
thông đại chúng, đặc biệt là Internet đã tạo điều kiện cho các tôn giáo  
đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa với việc sử dụng các phương tiện  
truyền giáo mới, mà giới nghiên cứu tôn giáo gọi là “Phương tiện  
truyền giáo mềm”. Đó là việc truyền bá đức tin tôn giáo bằng tư tưởng,  
* Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.  
Ngày nhận bài: 27/12/2018; Ngày biên tập: 15/01/2019; Duyệt đăng: 24/01/2019.  
18  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
văn hóa, học thuật, nghệ thuật với việc sử dụng công cụ của các phương  
tiện truyền thông đại chúng như xuất bản kinh sách, báo chí, đài phát  
thanh, truyền hình, radio, cassette, Internet và mạng điện tử, chứ không  
phải bằng vũ lực, quân sự như trước đây. Công nghệ thông tin và  
Internet được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực quan trọng như truyền  
giáo, giáo dục tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, sống đạo, quản đạo với  
nhiều hình thức khác nhau. Nhận thức được giá trị to lớn ấy, lãnh đạo  
các tôn giáo đón nhận và khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin và  
Internet phục vụ cho công cuộc truyền giáo phát triển đạo.  
Đạo Tin Lành vốn được xem là tôn giáo của tính hiện đại nên rất tích  
cực trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng hiện  
đại, công nghệ thông tin vào hoạt động truyền giáo, phát triển đạo. Các  
phương tiện thông tin đại chúng sự hòa mạng là một đặc điểm phổ  
biến của dòng truyền giáo Ngũ Tuần Nam Mỹ. Phái Tin Lành Phúc âm  
ở Nam Mỹ rất giàu kinh nghiệm về vấn đề này. Năm 1999, Liên đoàn  
Tin Lành Mỹ Latinh họp đại hội ở Lima (Pêru) khẳng định họ có hơn  
100 kênh phát thanh, 200 trạm truyền hình, 500 tờ báo, 5.000 phóng  
viên và truyền thông viên Phúc âm của Mỹ Latinh. Ở Brazil, tập đoàn  
truyền hình nổi tiếng nhất là đài truyền hình TV Record thuộc về Edir  
Macedo, sáng lập viên Giáo hội phổ quát Nước Trời (EURD). Người ta  
đang nói đến “một Giáo hội điện tử” ở nước này1.  
Giáo hội Công giáo cũng đặc biệt quan tâm đến việc khai thác các  
phương tiện truyền thông đại chúng vào việc truyền giáo phát triển đạo.  
Giáo hội đã có rất nhiều văn bản về việc ứng dụng các phương tiện  
truyền thông đại chúng hiện đại vào việc truyền đạo2. Ngay từ rất sớm,  
Công đồng Vatican II (1962-1965), đã thông qua Sắc lệnh về các  
phương tiện truyền thông xã hội, cho rằng công nghệ thông tin là  
“những phát minh kỳ diệu”, phải “đặc biệt ân cần tiếp đón”3. Bởi vì,  
“nếu được sử dụng đúng đắn sẽ mang lại những lợi ích hữu hiệu cho  
việc mở rộng và củng cố nước Chúa”4. Từ đó, Sắc lệnh yêu cầu: “Mọi  
con cái Giáo hội phải đồng tâm hiệp lực, chẳng những không ngần ngại  
mà còn hết sức hăng say, sử dụng ngay những phương tiện truyền thông  
xã hội cách đắc lực vào công việc tông đồ khác nhau tùy theo những  
đòi hỏi cụ thể của hoàn cảnh và thời gian”5. Khi Internet xuất hiện,  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
19  
Giáo hội đã hồ hởi đón nhận và xem đó là “quà tặng của Thiên Chúa”,  
là cơ hội có “một không hai” để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa  
Kitô cho toàn thể nhân loại”; sẽ “có lỗi trước mặt Chúa” nếu không sử  
dụng công nghệ thông tin, đặc biệt Internet vào truyền bá Tin mừng. Nó  
phải là một công cụ hữu hiệu nhất cho chương trình tái Phúc âm  
hóa tân Phúc âm hóa của Hội Thánh trong thế giới ngày nay”6. Từ  
đó, Giáo hội đưa ra quan điểm thần học mạng, linh đạo mạng7, “làm  
cho không gian mạng thật sự trở thành nơi tìm kiếm Thiên Chúa, một  
nơi cho sự hiệp thông và liên đới. Linh đạo mạng giúp tín hữu cố gắng  
nhập thể vào các phương tiện truyền thông, để thấy, nghe và kết nối”8.  
Giáo hội cũng nhắc nhở: “Internet là phương tiện dẫn đến sự hiện diện  
của Thiên Chúa, chứ không phải thay thế cho sự hiện diện tính bí tích  
của Ngài”. Nhưng, cho dù “chúng ta không sống bằng sự hiện diện ảo,  
sự hiệp thông và sự hiện diện thực sự của Thiên Chúa đang đầy tình yêu  
và thương xót đang hình thành trong và qua Internet. Chính việc mở ra,  
đón nhận sự hiện diện đó phát sinh ra một linh đạo về khả năng đón  
nhận một triều đại Thiên Chúa đang hình thành giữa “thành phố mới  
của con người là Internet”9.  
Huấn thị của Hội đồng Giáo hoàng ngày 23/5/1999, viết: “Chúng  
ta cần phải đưa sứ điệp Tin Mừng vào trong nền văn hóa mới do các  
phương tiện thông tin hiện đại tạo ra”10. Còn Ủy ban Truyền thông  
của Liên Hội đồng các Giám mục Châu Á cũng lập dự án đào tạo và  
dạy giáo lý qua mạng với sự tham gia của nhiều trường đại học ở  
Thái Lan, Hoa Kỳ. Các Giám mục Châu Á cho rằng: “Qua Internet,  
chúng ta có thể giao truyền Đức Giêsu tới bất cứ nơi đâu. Phải coi  
Internet như một công cụ mới của sứ vụ mới và là phương tiện cổ vũ  
cho ơn thiên triệu. Nhờ Internet và thư điện tử, chúng ta có thể dễ  
dàng trao đổi liên lạc, gián tiếp hay chia sẻ ý kiến với nhau, mở ra  
một cơ hội rao giảng Tin Mừng và theo dõi tiến độ của Giáo hội”11.  
Ngày nay, “Internet đang được sử dụng nhiều trong các hoạt động  
của Giáo hội, trong các lĩnh vực luân lý, mục vụ, phụng vụ, Kitô  
học, Giáo hội học, Cứu độ học, Cánh chung học”12. Giáo hội Công  
giáo Việt Nam cũng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Tòa Thánh  
về việc sử dụng công nghệ thông tin, Internet vào hoạt động truyền  
giáo và sống đạo. Ngày 19/11/1997, Giáo hội Công giáo Việt Nam  
20  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
lập website với tên miền: hdgmvietnam.org, hòa vào mạng toàn cầu.  
Đến ngày 15/3/2018 đã thiết lập trang web mới thay thế mang tên  
hdgmvietnam.com và tất cả các giáo phận, các dòng tu, nhiều giáo  
xứ đều có trang mạng riêng.  
Phật giáo xem công nghệ thông tin và Internet là cái “duyên” tối ưu  
và cần thiết để truyền tải Phật pháp đến với mọi người, là phương  
pháp truyền bá đạo pháp hiệu quả nhất của thời đại đa phương tiện.  
Trong bảy nhóm chủ đề hội thảo tại Đại lễ Vesak 2008, chủ đề Phật  
giáo trong thời đại kĩ thuật số đã thu hút được sự quan tâm của nhiều  
người bởi tính hiện đại và thiết thực nó: làm thế nào để đưa tư tưởng  
của đức Phật đến với chúng sinh bằng con đường Internet là nội dung  
quan trọng trong hội thảo. Hay dự án “Anan Đà”-phương pháp truy  
cập thông tin đọc sẵn RREIS, có chức năng như máy niệm Phật trước  
đây nhưng có nhiều tiện ích hơn, gọn nhẹ, dễ sử dụng cho mọi người,  
dùng được ở vùng hẻo lánh, người khiếm thị, không bị virus phá hoại,  
không lệ thuộc vào ngôn ngữ, có thể kết nối máy vi tính”13 được nhiều  
người quan tâm.  
Tại Việt Nam, ngay từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, các  
tôn giáo, như: Công giáo, Phật giáo, nhất là đạo Tin Lành, đã sử dụng  
báo chí, sách vở, nhất là đài phát thanh, truyền hình vào hoạt động  
truyền giáo. Hiện nay, các tôn giáo cũng rất chú trọng và tích cực sử  
dụng các phương tiện truyền thông hiện đại cho công cuộc truyền  
giáo, phát triển đạo. Không một tôn giáo nào không xây dựng được  
Website để phục vụ mục đích truyền giáo14. Không chỉ các tôn giáo đã  
được Nhà nước công nhận, mà cả các hiện tượng tôn giáo mới nảy  
sinh, như: Hoàng Thiên Long, Tâm Linh Việt Nam, Đạo Luật Ơn  
Nghĩa, Nhân Nghĩa,… cũng triệt để sử dụng công nghệ thông tin và  
Internet vào hoạt động truyền giáo, phát triển đạo15. Đặc biệt, hiện  
tượng Thanh Hải Vô Thượng Sư (do bà Đặng Thị Trinh lập ra tại Đài  
Loan (Trung Quốc) năm 1986-1987), có cả một hệ thống truyền thông  
lớn truyền giáo ở Đài Loan. Có thể nói, truyền thông đại chúng hiện  
đại, đặc biệt công nghệ thông tin và Internet, là cánh tay vươn dài của  
các tôn giáo, là phương tiện, công cụ đắc lực cho việc truyền giáo,  
phát triển đạo.  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
21  
Nhiều tôn giáo đã thành công trong việc sử dụng công nghệ thông  
tin và Internet vào công cuộc truyền giáo phát triển đạo. Tại Hàn  
Quốc, vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, đạo Tin Lành đã triệt để  
sử dụng các phương tiện truyền thông như in ấn, xuất bản, báo chí,  
phát thanh, truyền hình, v.v... nhắm vào người dân ở các thành phố,  
những người có điều kiện tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền  
thông hiện tại16. Nhờ vậy, đạo Tin Lành ở Hàn Quốc đã tăng trưởng.  
Năm 1950, ở Hàn Quốc mới có 3% dân số theo đạo Tin Lành, đã tăng  
lên 20% dân số vào năm 2005.  
Đạo Tin Lành phát triển mạnh mẽ ở châu Mỹ Latinh trong những  
thập niên qua nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là truyền  
hình. Theo trung tâm nghiên cứu Pew, vào thời điểm năm 1910, 90%  
dân số Mỹ Latinh theo Công giáo, nhưng đến năm 2010, số liệu thống  
kê đã giảm xuống 72%, với một số quốc gia thậm chí còn thấp hơn  
của Công giáo17. Ví như ở Brazin, Công giáo giảm từ 79% năm 1990,  
xuống còn 64,6% năm 2010, trong khi đó, Tin Lành tăng từ 10,2%  
(1990), lên 24,1% (2010). Tương tự như vậy, ở El Sanvado Công giáo  
giảm từ 69,5% (1990), xuống còn 43,4% (2010), Tin Lành tăng từ  
6,7% (1990), lên 29,4% (2010); Nicaragua Công giáo từ 81,3%  
(1990), xuống 55% (2010), Tin Lành từ 11,2% (1990), lên 27,2%  
(2010); Guatemala, Công giáo từ 65,2% (1990), xuống 47,1% (2010),  
Tin Lành từ 21,8% (1990), lên 39,9% (2010); Honduras, Công giáo từ  
80,8% (1990), xuống 49,7% (2010), Tin Lành từ 13,8% (1990), lên  
38,8% (2010)18. Lý giải về nguyên nhân của sự phát triển ngoạn mục  
của Tin Lành ở Mỹ Latinh, S. Huntington cho rằng: “Các phong trào  
tôn giáo bao gồm cả những phong trào chính thống sử dụng rất thông  
thạo các kỹ thuật thông tin và tổ chức hiện đại để truyền bá thông điệp  
của họ, mà được minh họa rõ nét nhất là sự thành công của việc truyền  
đạo Tin Lành qua TV ở Trung Mỹ”19.  
Phật giáo cũng thu được thành tựu đáng kể trong việc sử dụng các  
phương tiện truyền thông, nhất là Internet vào hoạt động truyền giáo,  
điển hình là ở Đài Loan và các nước Châu Âu, Bắc Mỹ. Tại Đài Loan,  
từ sau 1950, các giáo hội Tin Lành, đặc biệt là những giáo hội xuất  
phát từ Hoa Kỳ và Giáo hội Công giáo, đã tổ chức nhiều “chiến dịch”  
22  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
truyền đạo với quy mô lớn tại lãnh thổ Đài Loan, tương tự những gì  
mà họ đã làm ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn là một xứ sở Phật  
giáo. Điều diễn ra ở Hàn Quốc đã không diễn ra ở Đài Loan. Tỷ lệ tín  
đồ Tin lành và Công giáo so với tổng dân số Đài Loan vẫn không  
tăng. Đó là nhờ các giới chức Phật giáo Đài Loan đã sớm nhận thức  
được vai trò của các phương tiện truyền thông trong hoạt động hoằng  
pháp và huy động được tổng lực các “phương tiện mềm”, đặc biệt là  
phát thanh và truyền hình. Ngày nay, chương trình đài truyền hình của  
Phật giáo trên tivi (thuộc Giáo hội Phật giáo Phật Quang Sơn) đang  
nhắm đến mục tiêu khôi phục và chấn hưng Phật giáo tại Trung Hoa  
đại lục bằng việc sử dụng công nghệ truyền hình vệ tinh kỹ thuật số,  
một trong những công nghệ truyền hình hiện đại nhất hiện nay, phát  
hình toàn Trung Hoa, Châu Á, châu Đại Dương và Bắc Mỹ20. Đạo  
Phật truyền bá thành công sang Châu Âu và Bắc Mỹ trong giai đoạn  
cuối thế kỷ XX một phần nhờ vào phim ảnh, xuất bản phẩm, báo chí  
và nhờ trang website Phật học từ sau năm 1990. Chùa Phật giáo dành  
cho tín đồ Âu - Mỹ tuy có tăng, nhưng không thể so sánh với số Phật  
tử Âu - Mỹ hành đạo tại gia, tu tập theo kinh sách gia tăng “đại nhảy  
vọt”. Có kết quả này chủ yếu là nhờ vào các “phương tiện mềm”,  
trong đó truyền thông đóng vai trò quan trọng.  
Chính Thống giáo thành công ở Nga từ sau 1991 nhờ họ tận dụng  
được phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là truyền hình. Theo  
thống kê tác giả S. Huntington, năm 1994, 30% số thanh niên Nga  
tuổi dưới 25 đã chuyển sang là tín đồ của đạo Chính Thống Nga. Số  
nhà thờ Chính Thống ở Mátxcơva tăng từ 50 năm 1988 lên 250 vào  
năm 1993. Có được kết quả ấy là do Giáo hội Chính Thống Nga đã  
khéo léo khai thác sự ưu đãi của các hệ thống truyền hình ở Nga, dựa  
trên tình cảm đặc biệt của Tổng thống Nga Yeltsin và của Duma  
Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) dành cho Chính Thống giáo. Các buổi  
lễ của nhà thờ Chính Thống thường xuyên được đưa lên truyền hình,  
các tu sĩ đạo Chính Thống được tạo điều kiện thường xuyên xuất  
hiện trước ống kính tivi và các chương trình truyền hình về văn hóa  
Nga được xây dựng với nội dung gắn liền với truyền thống đạo  
Chính Thống Nga21.  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
23  
Tại Việt Nam, thành công nổi bật nhất trong việc sử dụng phương  
tiện truyền thông vào hoạt động truyền giáo, phát triển đạo phải kể  
đến là đạo Tin Lành truyền bá vào vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh  
miền núi phía Bắc qua đài FEBC22 vào cuối thập niên 80 đầu thập  
niên 90 của thế kỷ XX. Thời kỳ đầu, người Mông biết đến và theo đạo  
Tin Lành dưới tên gọi Vàng Chứ chủ yếu qua đài FEBC. Cũng chính  
đài này đã “hiệu chỉnh” lại (1992), Vàng Chứ là Giêsu và hướng dẫn  
những người theo Vàng Chứ liên hệ với Tổng Hội thánh Tin Lành  
Việt Nam (miền Bắc) ở số 2, Ngõ Trạm, Hà Nội)23. Từ đó tạo nên một  
phong trào người Mông ồ ạt chuyển sang theo đạo Tin Lành và đạt  
được kết quả ấn tượng.  
2. Sống đạo online thời cách mạng công nghệ 4.0: cơ hội và  
thách thức  
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay cách mạng 4.024 diễn ra  
vào đầu thế kỷ XXI với sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây,  
sự kết nối đường truyền Internet, các trang mạng xã hội như facebook,  
youtube, twitter, google flus,… phủ sóng toàn cầu, không chỉ giúp con  
người kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi, làm cho thế giới càng trở nên  
phẳng và ảo hơn. Người ta có thể trò chuyện, tương tác với nhau, nhìn  
thấy nhau, nhờ các thiết bị điện tử được nối mạng như tivi, máy tính,  
Iphone, Ipad, điện thoại thông minh (smastphone) chỉ trong vòng “1  
nốt nhạc” mà không cần gặp trực tiếp. Thực tế “ảo”, không gian “ảo”  
của cuộc cách mạng 4.0 ấy đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời  
sống xã hội, trong đó có đời sống tâm linh tôn giáo. Thậm chí, ngày  
nay mạng xã hội và Internet, đang trở thành “đối thủ cạnh tranh” với  
cả Tòa Thánh La Mã, đến nỗi trong buổi thánh lễ rao giảng trước đám  
đông giáo dân và cả các đấng bậc tại quảng trường Thánh Phêrô (ngày  
8/11/2017), Giáo hoàng Phanxicô đã phải kêu gọi rằng: “Các con hãy  
đặt điện thoại xuống và nâng tâm hồn mình lên”25. Nhưng cũng phải  
thừa nhận, công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội đã đem lại  
những cơ hội lớn cho lối sống đạo của các tôn giáo trong thời đại cách  
mạng công nghiệp 4.0 ngày nay.  
Đối với Phật giáo, việc sử dụng công nghệ thông tin và Internet  
không phải là một trở ngại với quan điểm Phật học, ngược lại, nó lại  
24  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
rất phù hợp với chủ trương hoằng pháp của tôn giáo này26. Họ cho  
rằng, “Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước nên và cần vận dụng  
đúng mức vai trò và chức năng của truyền thông của mình để công  
cuộc hoằng pháp có hiệu quả cao nhất, rộng khắp đến với toàn xã hội.  
Chúng ta có thể truyền thông các giáo lý nhà Phật, các thông điệp của  
Đức Phật, những hiểu biết chung và những câu chuyện về Phật giáo...  
để truyền thông được đa dạng, phong phú và hiệu quả. Các thông điệp  
và nội dung hướng thiện, từ bi hỉ xả, luân hồi, nhân quả... vốn đã được  
quan tâm nếu chúng ta quyết tâm và biết cách truyền thông sâu rộng  
thì kết quả lớn lắm”27. Chính vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam  
không những tạo ra các trang mạng xã hội để giới thiệu đạo pháp, phổ  
biến kinh sách, hướng dẫn cách hành đạo mà còn chủ động tạo lập  
môi trường sống đạo trực tuyến ảo. Đó là việc lập trang mạng chùa  
online trên cổng thông tin tuvien.com28, với mục đích làm “nơi để các  
Phật tử thành tâm hướng đến Phật thắp hương niệm Phật khi chưa có  
điều kiện đến chùa”29.  
Đối với Công giáo, lối sống đạo online, ảnh hưởng và thách thức  
trực tiếp đến nền tảng thần học, nhất là đối với Thánh lễ. Tuy nhiên,  
Giáo hội không cấm hoàn toàn việc thực cử hành thánh lễ trực tuyến,  
thậm chí một số nơi đã chủ động, tìm cách “lách luật”, giải thích lại  
giáo lý, giáo luật cho phù hợp với thời đại công nghệ 4.0. Theo đó,  
nhiều mô hình sống đạo mới xuất hiện như nhà thờ Internet (Internet  
church), nhà thờ trực tuyến (online church)30 hay nhà thờ không gian  
mạng (cyber-church), có mặt trên khắp thế giới. Ngày nay, sống đạo  
online diễn ra vô cùng sôi động dưới nhiều hình thức, như cầu nguyện  
online31, rửa tội online, xưng tội online, xưng tội qua điện thoại di  
động32, thậm chí có cả Thánh lễ online. Theo giải thích của những  
người tổ chức thánh lễ online rằng, mặc dù giáo luật hiện hành (1983),  
quy định các tín đồ phải tham dự thánh lễ đầy đủ và có ý thức, tức là  
họ phải có mặt tại nhà thờ, nhưng cũng miễn chuẩn cho một số trường  
hợp có thể không trực tiếp phải đến nhà thờ như người già, người bị  
bệnh. Những người tham dự thánh lễ online sẽ được các thừa tác viên  
đến nơi cho rước lễ. Hình thức này hiện nay diễn ra phổ biến trên thế  
giới và ở Việt Nam33.  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
25  
Không chỉ các tôn giáo lớn, cả các tôn giáo truyền thống cũng bị  
cuốn hút vào lối sống đạo online, điển hình như dịch vụ cúng giỗ  
online. Dịch vụ tâm linh này do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và  
thương mại Toàn Cầu-Lạc Hồng Viên cung cấp ra thị trường vào tháng  
10/2011. Đây là dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam và duy nhất trên thế giới,  
nhằm hỗ trợ những khách hàng không có điều kiện thường xuyên đến  
Lạc Hồng Viên chăm sóc, hương khói cho người thân của mình34. Đến  
nay, dịch vụ cúng giỗ online đã những người ở xa, không có nhiều điều  
kiện chăm lo mộ phần của người thân đón nhận tích cực. Đặc biệt, dịp  
Tết nguyên đán, Tết Thanh minh, lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng Bảy, số  
lượng đơn hàng cho dịch vụ này đã gia tăng khá mạnh35.  
Mặc dù đem lại những cơ hội lớn cho hoạt động truyền giáo phát  
triển đạo và sống đạo, song công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet và  
các trang mạng xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các tôn giáo.  
Đối với Kitô giáo, đặc biệt Công giáo, lối sống đạo trực truyến-ảo  
gặp phải những trở ngại lớn, nhất là việc cử hành các bí tích, như phải  
xưng tội trực tiếp với giáo sĩ hay phải tham dự Thánh lễ36 tại nhà thờ.  
Giáo hội Công giáo vẫn khẳng định rằng, không thể có thực bí tích  
trực tuyến hay Thánh lễ trực tuyến. Thậm chí họ còn cho rằng việc cử  
hành hay tham dự bí tích hoặc thánh lễ trực tuyến chẳng khác gì “dự  
tiệc trực tuyến” vậy!  
Mặt khác, nó cũng đặt ra cho vấn đề kiểm soát những thông tin  
đăng tải trên mạng xã hội. Giáo hội khẳng định: “thế giới truyền thông  
có thể đôi khi thờ ơ hay ngay cả thù địch với đức tin và luân lý Kitô  
giáo. Ðiều này một phần do bởi văn hóa truyền thông tiêm nhiễm quá  
đậm một ý tưởng tiêu biểu của thời hậu hiện đại theo đó sự thật duy  
nhất tuyệt đối là không có sự thật tuyệt đối hay, nếu có những sự thật  
như thế, thì chúng không thể tiếp cận với lý trí nhân loại”37. Những  
thông tin trên mạng xã hội có hai mặt tồn tại song song. Có những  
thông tin đi đúng đường hướng của Giáo hội, có những thông tin đi sai  
đường hướng của Giáo hội. Ví dụ, gần đây những thông tin được đăng  
tải trên mạng xã hội về khiêu dâm của một số linh mục, hay hiện  
tượng đồng tính, lạm dụng tình dục… Giáo hội cũng đang phải đối  
mặt với những vấn đề kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội.  
26  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của các thông tin xấu trên phương  
tiện truyền thông, rất nhiều người trẻ đang gặp khủng hoảng niềm tin  
hoặc bị lôi kéo vào lối sống hưởng thụ vật chất. Những ảnh hưởng tiêu  
cực của truyền thông mạng đối với giới trẻ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực  
của đời sống xã hội, bất chấp những lĩnh vực linh thiêng nhất như tín  
ngưỡng, tôn giáo.  
Đối với công tác quản lý, các nhà quản lý đang đau đầu trong quản  
lý các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, các trang mạng xã hội của  
tôn giáo mạo danh. Năng lực yếu kém trong quản lý của các nhà mạng  
khiến làm sai lệch thực tế tôn giáo Việt Nam cũng như đường lối,  
chính sách của nhà nước Việt Nam về tôn giáo. Do kỹ thuật kém, để  
tồn tại nhiều lỗ hổng nên các trang mạng tôn giáo cũng không tránh  
khỏi “Tung tin giật gân” gây rối loạn đời sống, hay nói xấu lẫn nhau,  
mạo danh, đưa tin sai sự thật, thậm chí còn đưa tin trái với quy định,  
lợi dụng mạng xã hội vì mục đích xấu, núp dưới chiêu bài tự do tôn  
giáo để chống Đảng, Nhà nước.  
Nhà nước đã có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để  
quản lý nội dung trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, đây là vấn  
đề rất phức tạp nên rất khó kiểm soát những nội dung sai trái của  
các trang mạng mạo danh hay lợi dụng tôn giáo. Vấn đề quản lý tội  
phạm lợi dụng tôn giáo qua truyền thông mạng cũng đang đặt ra.  
Không gian ảo của Internet hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát; và  
luật pháp ít có hiệu lực đối với mạng Internet. Nhiều người có thể  
hiện diện “ẩn danh” trên mạng. Hiện nay có nhiều trang mạng mạo  
danh tôn giáo, xuyên tạc nội dung đường lối, chủ trương của Đảng  
và Nhà nước. Ví dụ, trang mạng “Thông tấn xã Công giáo Việt  
Nam” lại không liên quan gì nhiều đến Hội đồng Giám mục Việt  
Nam. Nhiều trang web mang tên Công giáo nhưng bên cạnh các bài  
viết tốt vẫn có những bài viết chống đối, chỉ trích Giáo hội, hoặc  
công kích nhau. Có một vài tổ chức và cá nhân không đưa bài lên  
mạng theo những nguyên tắc của truyền thông Công giáo, gây ra  
nhiều xáo trộn trong cộng đồng, xúc phạm đến các cá nhân, ảnh  
hưởng xấu đến uy tín của Giáo hội cũng như hoạt động rao giảng  
Tin Mừng.  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
27  
Tóm lại, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đời  
sống tâm linh tôn giáo đang có sự biến đổi sâu sắc, xuất hiện các loại  
hình sống đạo mới: sống đạo online. Mặc dù các tôn giáo đều cho  
rằng, việc sống đạo online, kể cả đi lễ chùa online, tham dự thánh lễ  
online hay cúng giỗ online không thể thay thế cho sống đạo trực tiếp,  
song các tôn giáo đều không phản đối, thậm chí còn khuyến khích lối  
sống đạo trực tuyến này để thu hút tín đồ thời cách mạng 4.0. Trong  
xu thế phát triển chung, nhất là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã  
đưa đến những loại dịch vụ mới như robot bán hàng, robot dạy học,  
robot phát thanh viên truyền hình, thì việc xuất hiện loại hình robot  
giáo sĩ cũng chỉ còn là vấn đề thời gian, nhất là trong bối cảnh “ơn  
gọi” giáo sĩ hướng dẫn việc đạo đang khủng hoảng thiếu trầm trọng  
như hiện nay.  
3. Một số nhận xét và khuyến nghị  
Sự biến đổi lớn nhất, sâu sắc nhất trong đời sống tôn giáo ở nước ta  
thời gian qua là sự biến đổi về phương thức truyền giáo và lối sống  
đạo nhờ cuộc cách mạng cộng nghiệp lần thứ 3, thứ 4 đem lại. Phương  
thức truyền đạo đã có sự thay đổi cả về nội dung (quan điểm thần  
học), hình thức và phương tiện truyền giáo. Điều đó đòi hỏi có cách  
thức quản lý mới về hoạt động tôn giáo. Công nghệ thông tin và  
Internet trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để các tôn giáo giới  
thiệu, phổ biến và quảng bá hình ảnh của mình đối với xã hội. Trong  
đời sống tôn giáo xuất hiện lối sống đạo mới: sống đạo online, diễn ra  
đối với mọi tôn giáo, tín ngưỡng làm thay đổi đời sống đức tin tôn  
giáo ở Việt Nam hiện nay.  
Những thay đổi của đời sống tôn giáo nêu trên đòi hỏi cần có cách  
thức nhìn nhận, quan điểm mới cũng như chính sách, pháp luật nhằm  
phát huy được mặt tích cực, hạn chế tiêu cực của tôn giáo trong phát  
triển bền vững đất nước. Trước hết, cần phải quán triệt sâu sắc việc  
nhìn nhận tôn giáo là một nguồn lực cho sự phát triển đất nước như  
Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chí trị về tiếp tục thực  
hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng  
khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới đã chỉ rõ, rằng tôn  
giáo không chỉ là một “nguồn lực tinh thần”, một “nguồn lực trí tuệ”,  
28  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
mà tôn giáo còn là một “nguồn lực xã hội”, một “nguồn lực kinh tế”  
dồi dào góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước trong thời đại  
cách mạng công nghiệp 4.0. Vì thế, cần phải tiếp tục hoàn thiện chính  
sách, pháp luật về tôn giáo để phát huy, khai thác tốt nguồn lực tôn  
giáo, nhất là trên phương diện từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội, bảo  
trợ xã hội cũng như trong lĩnh vực giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo  
nguồn nhân lực xã hội, y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp  
phần phát triển bền vững đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách  
mạng công nghiệp 4.0. Muốn vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung chính  
sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo như đất đai, văn hóa, giáo dục,  
y tế,… đảm bảo đồng bộ với luật pháp về tôn giáo và các công ước  
quốc tế mà Việt Nam tham gia.  
Mặt khác, việc hoàn thiện luật pháp tôn giáo phải hướng tới xây  
dựng mô hình tôn giáo xã hội trong bối cảnh xã hội Việt Nam đa dạng  
về tôn giáo. Trước mắt, cần giải quyết vấn đề hiện tượng tôn giáo mới,  
theo hướng mọi tôn giáo đều được thừa nhận pháp nhân phi thương  
mại khi hội đủ các tiêu chí do Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định và  
khuyến khích các tôn giáo phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bản  
sắc dân tộc. Đồng thời kiên quyết đấu tranh xóa bỏ những tổ chức lợi  
dụng tôn giáo chống phá cách mạng hay các hiện tượng phản nhân  
văn, phi văn hóa. Về lâu dài, cần xây dựng luật pháp tôn giáo bảo đảm  
sự hài hòa tôn giáo, đồng thuận xã hội theo phương châm mọi tổ chức,  
cá nhân tôn giáo (cũng như xã hội) đều được làm những gì luật pháp  
không cấm, nhằm phát huy một cách tốt nhất nguồn lực tôn giáo cho  
phát triển bền vững đất nước./.  
CHÚ THÍCH:  
1
Đỗ Quang Hưng (2006), “Toàn cầu hóa tôn giáo: Khái niệm, biểu hiện và vấn đề  
đặt ra”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, tr. 13.  
2
Các văn bản đề cao vai trò của truyền thông trong truyền giáo của Giáo hội đã  
ban hành là Thông điệp Miranda prorsus của Giáo hoàng Pi ô XII (1957); Sắc  
lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter Marifica) của Vatican II  
(1963); Huấn thị về các phương tiện truyền thông xã hội (Communio et  
Progressio), (23/5/1971); Thông điệp sứ mạng truyền thông (Redemptoris  
Missio), (8/12/1990); Luân lý trong việc quảng cáo (22/02/1997); Những nguyên  
tắc đạo đức trong việc thông tin (3/2000); Giáo hội và Internet; Đạo đức trên  
Internet (2-2002); Tông thư sự phát triển nhanh chóng (24/10/2005). Từ năm  
1968, Giáo hội tổ chức ngày “Thế giới truyền thông” (13/5).  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
29  
3
4
5
6
7
Thánh Công đồng chung Vaticano II, Hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, sứ điệp, Phân  
khoa thần học Giáo hoàng học viện Thánh Pio X, Đà Lạt, Việt Nam, 1972, tr. 121.  
Thánh Công đồng chung Vaticano II, Hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, sứ điệp,  
sđd, tr. 122.  
Thánh Công đồng chung Vaticano II, Hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, sứ điệp,  
sđd, tr. 122.  
Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông xã hội (2002), Giáo hội và Internet, Trung  
tâm học vấn Đa Minh, truy cập ngày 17/3/2015, số 1, 5.  
Xem: Josky Kunnel Xavier: Giáo hội trước những thách thức của không gian  
mạng, bản dịch của S. J. Thế Vinh và Hữu Hiền, Bản tin Hiệp thông, số 106,  
tháng 5&6/2018, tr. 5-29.  
8
9
Nguyễn Hồng Dương (2018), Truyền bá giáo lý cho tín đồ Công giáo ở Việt  
Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong kỷ yếu hội thảo  
khoa học: Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Học viện Chính  
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, tr. 188-189.  
Xem: Josky Kunnel Xavier: Giáo hội trước những thách thức của không gian  
mạng, bản dịch của S. J. Thế Vinh và Hữu Hiền, Bản tin Hiệp thông, số 106,  
tháng 5&6/2018, tr. 29.  
10 Bản tin Hiệp thông số 5/1999, tr. 62.  
11 Hội đồng Giám mục Việt Nam: Bản tin Hiệp thông, số 7/2000, tr. 24.  
12 Xem: Josky Kunnel Xavier: Giáo hội trước những thách thức của không gian  
mạng, bản dịch của S. J. Thế Vinh và Hữu Hiền, Bản tin Hiệp thông, số 106,  
tháng 5&6/2018, tr. 5.  
13 Nguyễn Nghị Thanh (2009), “Công nghệ thông tin và tôn giáo”, Nghiên cứu Tôn  
giáo, số 10, tr. 18.  
14 Xem thêm: Lê Đức Hùng (2005), “Hoạt động truyền giáo trong bối cảnh bùng nổ  
thông tin của thế giới hiện đại”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 6; Nguyễn Nghị Thanh  
(2005), “Công nghệ thông tin và tôn giáo”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 6; Trần Hữu  
Hợp (2015), “Truyền thông xã hội tôn giáo - trường hợp cổng thông tin điện tử  
của Công giáo Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3; Đỗ Thu Hường, Lưu Thị  
Kim Quế (2016), “Truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên  
cứu Tôn giáo, số 2; Nguyễn Thúy Hà (2014), Truyền thông tôn giáo từ năm 1990  
đến nay: Qua nghiên cứu trường hợp Phật giáo và Công giáo, Luận án tiến sĩ  
Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội; Đỗ Thu Hường (2016), Đời sống tôn  
giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ  
Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội.  
15 Hoàng Thiên Long do bà Nguyễn Thị Điền lập ở Ứng Hòa, Hà Nội năm 2000,  
còn có tên là Đạo Bà Điền, đạo Bác Hồ, sau đổi thành Hoàng Thiên Long, có  
của bà Phạm Thị Xuyến  
ở Chí Linh, Hải Dương có trang mạng  
tamlinhvietnam.com/loi-cha-day-dan-can-biet-tu-den-hoa-binh; đạo Luật ơn  
nghĩa và nhân nghĩa của bà Nguyễn Thị Lương ở Kiến An, Hải Phòng có trang  
điện tử nhannghia.com.vn/16-hoi-xay-dung-dao-luat-on-nghia-va-nhan-nghia-  
tran-trong giới thiệu về tôn giáo của mình.  
16 Minh Thạnh, “Truyền thông: "phương tiện mềm" thế mạnh của Phật giáo”, Pháp  
Luân, số 52.  
30  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
17 Trung tâm nghiên cứu Pew. Dân số Công giáo toàn cầu, ngày 13/02/2013. Truy  
catholic-population/  
18 Clifton L. Holland: Chương trình nghiên cứu tôn giáo-xã hội Mỹ Latinh, Tôn  
giáo ở Mỹ Latinh theo quốc gia, PROLADES, 2011.  
19 Dẫn theo: Minh Thạnh, “Truyền thông: "phương tiện mềm" thế mạnh của Phật  
giáo”, Pháp Luân, số 52.  
20 Minh Thạnh, “Truyền thông: "phương tiện mềm" thế mạnh của Phật giáo”, Pháp  
Luân, số 52.  
21 Minh Thạnh, “Truyền thông: "phương tiện mềm" thế mạnh của Phật giáo”, Pháp  
Luân, số 52.  
22 Đài FEBC-Far East Broadcasting Company (Nguồn sống), lập năm 1945, trụ sở  
tại Thượng Hải, Trung Quốc), đến năm 1948 chuyển về Manila (Philippine). Đây  
là cơ quan truyền giáo Tin lành, phát bằng 149 ngôn ngữ, trong đó có tiếng  
Mông.  
23 Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin Lành ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà  
Nội, tr. 142-143.  
24 Thuật ngữ cách mạng công nghệ 4.0 lần đầu tiên được Chính phủ Đức nêu lên  
vào năm 2013 để chỉ về cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như các hệ  
thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet vạn vật (The  
Internet of things-IOT), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI), thực tế ảo  
(Virtual Reality-VR), tương tác thực tại ảo (Virtual Reality interaction-AR),  
mạng xã hội (Social Network-SN), điện toán đám mây (Cloud Computing-CC),  
điện thoại di động, điện thoại thông minh (smartphone), phân tích dữ liệu lớn  
(SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.  
25 Bạch Linh, Đức Phan xi cô: Hãy nâng tâm hồn lên, đừng giơ cao điện thoại,  
Tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 3132.  
26 Xem: Thích Huệ Nghiêm: Hoằng pháp trong thời đại 4.0,  
29572, ngày 8/01/2018.  
27 Phạm Thị Thanh Huyền (2014), Một số đóng góp của Thiên Chúa giáo đối với  
văn hóa Việt Nam (Thế kỷ XVII - Đầu thế kỷ XX), Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt  
Nam học lần thứ III: “Việt Nam- Hội nhập và phát triển”, Đại học Quốc gia Hà  
Nội.  
28 Xem các bài: Lã Xưa, Đi chùa Online, Gia đình Net, ngày 16/8/2012; Mai Thị  
Hạnh (2014), “Chùa Online và vấn đề hiện đại hóa Phật giáo trong bối cảnh xã  
hội Việt Nam đương đại”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 12; An Nhiên, Trào lưu lễ  
chùa trên mạng ảo lan nhanh chóng mặt, ngày 22/02/2016, Lichngaytot.com;  
Tiến Vũ, Thời buổi online, đi chùa cũng có thể đi trên... mạng!, Giáo dục,  
4/7/2018; Đi “chùa online”: Rốt cuộc ngôi chùa nào mới có Phật đây? Đại kỷ  
nguyên, ngày 7/7/2018.  
29 Chùa Online cũng đầy đủ hình ảnh tượng Phật, ban thờ (A Di Đà, Tam thế, Bồ  
Tát Địa Tạng Vương, Bồ Tát Quán Thế Âm), bát hương, nến, bên cạnh đó còn  
có “gian” cúng hậu thờ tổ tiên, phòng cầu an, trợ niệm,... như một ngôi chùa thật,  
chỉ có điều nó được thiết kế 3D gồm 7 ban thờ khác nhau với hình ảnh sống  
động, được đánh dấu thứ tự theo từng trang. Theo đó, các Phật tử online lần lượt  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
31  
click vào từng trang để mở ra những phòng thờ cần làm lễ. Ngoài thắp hương lễ  
Phật, chùa online còn hướng dẫn cách niệm Phật, các dịch vụ hộ niệm cầu an,  
cầu siêu hay lễ, giỗ tổ tiên thông qua việc điền thông tin vào các biểu mẫu online  
có sẵn. Chùa online đang thu hút được khá đông khách hàng truy cập, nhất là dân  
văn phòng.  
30 Năm 2004 được Giáo hội Giám lý (Anh) tài trợ, Randolph Kluver và Yalichen  
đã thử nghiệm chương trình nhà thờ trực tuyến ảo 3 chiều mang tên “Church of  
Fools”, để phục vụ cho những người “thích lang thang trên mạng hơn là đến nhà  
thờ” - tình trạng đang diễn ra phổ biến ở các nước Phương Tây. Chương trình  
muốn tạo ra một không gian tôn giáo (nhà thờ trên mạng) để thu hút tín đồ và  
kiểm nghiệm đời sống tâm linh tôn giáo trên không gian mạng xã hội và intenet.  
Kết quả cho thấy có khoảng 1/3 người Mỹ thường trải nghiệm tâm linh tôn giáo  
qua mạng xã hội. Mô hình nhà thờ trực tuyến hay nhà thờ không gian mạng  
(cyber-church) đang phát triển mạnh mẽ và được coi là “biểu hiện vĩ mô” của  
đời sống tôn giáo trong tương lai. Xem Randolph Kluver và Yalichen (2008),  
“The Church of fools: Virtual ritual and material faith”, Online-Heidelberg,  
Journal of Religions on the Internet 3.1 (2008).  
31 Cầu nguyện online là hình thức do các giáo sĩ Dòng Tên người Tây Ban Nha  
thiết lập lần đầu tiên trên trang web: “Rezando voy” (Cầu nguyện trên mọi bước  
đi) vào Mùa Chay năm 2011. Nó đã được Giáo hội thừa nhận, ủng hộ và khuyến  
khích. Giáo hoàng Benedict XVI ban hành một tuyên bố bày tỏ hỗ trợ Internet và  
mạng xã hội, kêu gọi các tín hữu Kitô giáo hãy “rao giảng Tin Mừng bằng  
phương tiện truyền thông mới”. Từ đó, hình thức này được phổ biến rộng rãi trên  
toàn thế giới và ở Việt Nam, trở thành một “lối sống đạo” thời cách mạng 4.0.  
32 Hãng iPhone và iPad đã tung ra loại điện thoại di động có nút “xưng tội” và qua  
đó có thể giúp các con chiên xưng tội với một “đức cha” ảo trên Internet. Không  
chỉ tín đồ mà các các giám mục Công giáo ở Anh và Mỹ cũng ủng hộ việc xưng  
tội qua điện thoại di động. Khi nhấn nút “xưng tội”, trên màn hình điện thoại sẽ  
hiện ra dòng chữ: “Nhân danh Cha, Con và Thánh thần” rồi sau đó người sử  
dụng có thể “trút” vào đó những lời xám hối của mình. Khi xưng tội xong, họ  
nhấn nút “kết thúc” và màn hình lại hiện ra những đoạn trích lời nói của của một  
vị thánh nào đó như Frances de Sales hay Catherine of Siena. Xem: Xưng tội qua  
điện thoại di động, Thể thao & văn hóa online, 10/02/2011.  
33 Tại Singapone, từ năm 2011, nhà thờ Thánh Vinh Sơn Phaolô đã tổ chức các  
Thánh lễ chiều thứ Bảy lên website của giáo xứ cho các giáo dân không thể đến  
nhà thờ tham dự Thánh lễ. Còn tại Việt Nam, năm 2017 Giáo xứ Đa Minh Ba  
Chuông Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều giáo xứ khác tổ chức  
Thánh lễ truyền trên mạng Internet vào chiều thứ Bảy hằng tuần và Lễ Vọng của  
một số Lễ Trọng.  
34 Việt Nga, Cúng giỗ online: Dịch vụ độc đáo dịp Tết Thanh minh, Diễn đàn  
doanh nghiệp, 03/4/2018.  
35 Xem các bài: Cúng giỗ online và chuyện "đạo hiếu" thời nay, Báo Mới  
https://baomoi.com, ngày 01-12-2011; Cúng giỗ online loại hình cúng giỗ mới,  
m.vinhhangvien.vn/cung-gio-online-449.html; Ngọc Anh - Tiêu Phong: Dịch vụ  
cúng giỗ online: “Vuốt ve” tâm linh, Cảnh sát Net. 07/05/2013; Cúng giỗ online:  
Đao hiêu co bị mai môt?, Infonet. 18/02/2015; “Dịch vụ cúng giỗ online 'sốt'  
̣
́
̣
́
32  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
tháng 'cô hồn”, Vietnamnet. 04/09/2017; Dịch vụ cúng giỗ online 'sốt' ngày cuối  
năm, Vietnamnet, ngày 31/01/2018.  
36 Thánh lễ là hoạt động phụng vụ quan trọng nhất của Công giáo, bao gồm hai  
phần phụng vụ lời Chúa và phụng vụ Thánh thể, trong đó yêu cầu các tín đồ  
buộc phải có mặt đầy đủ. Theo Giáo luật hiện hành (1983) Thánh lễ (lễ buộc)  
gồm các ngày Chủ nhật quanh năm và các ngày lễ trọng: lễ Giáng sinh; Phục  
sinh; Chúa Thánh thần hiện xuống; Chúa Giêsu hồn và xác lên trời (25-5); lễ  
Đức Bà Maria hồn và xác lên trời (15-8) và lễ các Thánh (1/11). Tuy nhiên, Giáo  
luật cũng cho phép các giáo hội địa phương xác định ngày lễ buộc. Theo đó,  
Giáo tỉnh Hà Nội, ngoài các ngày Chúa nhật, chỉ buộc giữ “Tứ Quý”, tức là 4  
ngày lễ trọng: lễ Giáng sinh, lễ Chúa thăng thiên, lễ Đức Mẹ lên trời và lễ các  
Thánh nam nữ. Các giáo tỉnh Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các ngày  
Chúa nhật, chỉ buộc giữ lễ Giáng sinh.  
37 Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông Xã hội (2002), Giáo Hội và Internet,  
ngày 4/3/2002, truy cập ngày 17/3/2015.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin Lành ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà  
Nội.  
2. Nguyễn Hồng Dương (2018), Truyền bá giáo lý cho tín đồ Công giáo ở Việt  
Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong Kỷ yếu hội thảo  
khoa học: Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Học viện Chính  
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.  
3. Nguyễn Thúy Hà (2014), Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay: Qua  
nghiên cứu trường hợp Phật giáo và Công giáo, Luận án tiến sĩ Tôn giáo học,  
Học viện Khoa học xã hội.  
4. Hội đồng Tòa Thánh về Truyền thông xã hội (2002), Giáo hội và Internet, Trung  
tâm học vấn Đa Minh, truy cập ngày 17/3/2015, số 1, 5.  
5. Trần Hữu Hợp (2015), “Truyền thông xã hội tôn giáo - trường hợp cổng thông  
tin điện tử của Công giáo Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3.  
6. Lê Đức Hùng (2005), “Hoạt động truyền giáo trong bối cảnh bùng nổ thông tin  
của thế giới hiện đại”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 6.  
7. Đỗ Quang Hưng (2016), “Toàn cầu hóa tôn giáo: Khái niệm, biểu hiện và vấn đề  
đặt ra”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 2.  
8. Đỗ Thu Hường (2016), Đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở  
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội.  
9. Đỗ Thu Hường, Lưu Thị Kim Quế (2016), “Truyền thông mạng Công giáo ở  
Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 2.  
10. Josky Kunnel Xavier, Giáo hội trước những thách thức của không gian mạng,  
bản dịch của S. J. Thế Vinh và Hữu Hiền, Bản tin Hiệp thông, số 106, tháng  
5&6/2018.  
11. Nguyễn Phú Lợi (2018), Đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh mới,  
trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh  
mới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.  
Nguyễn Phú Lợi. Truyền giáo và sống đạo thời Cách mạng…  
33  
12. Nguyễn Nghị Thanh (2005), “Công nghệ thông tin và tôn giáo”, Nghiên cứu Tôn  
giáo, số 6.  
13. Thánh Công đồng chung Vaticano II, Hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, sứ điệp,  
Phân khoa thần học Giáo hoàng học viện Thánh Pio X, Đà Lạt, Việt Nam, 1972.  
Abstract  
PROPAGATION AND RELIGIOUS LIFE IN THE  
INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 - OPPORTUNITIES AND  
CHALLENGES  
Nguyen Phu Loi  
Ho Chi Minh National Academy of Politics  
The third and fourth industrial revolution (4.0 revolution), has  
consecutively took place in the second half of the twentieth century,  
the primary decades of the 21st century, changed the world, even  
“upset” many values of human life. The third industrial revolution  
with the birth of computers, information technology, electronics,  
Internet and social networks has created a “flat” world, promoted the  
post-industrial process in the context of globalization, the fourth  
industrial revolution with the birth of cloud computing technology, the  
Internet connecting all things, digital, and artificial intelligence has  
made the world more “flat” and “illusive”, people do not only connect  
with each other and they can also connect with god. Humanbeings  
have never faced great opportunities as well as formidable challenges  
as today. The third and fourth technological revolution has been  
moving into every dimensions of life, changing many values,  
including religions. This paper presents changes in the missionary  
works and religious life of religions in the industrial age of 4.0.  
Keywords: Missionary works; religious life; industrial revolution 4.0.  
pdf 17 trang baolam 16/05/2022 1440
Bạn đang xem tài liệu "Truyền giáo và sống đạo thời cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftruyen_giao_va_song_dao_thoi_cach_mang_cong_nghiep_4_0_co_ho.pdf