Vài giải pháp căn cơ để cải thiện hoạt động của cố vấn học tập ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam
VÀI GIẢI PHÁP CĂN CƠ ĐỂ CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CỐ VẤN
HỌC TẬP Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM
Lê Tuấn Sơn1
1. Thực trạng
Theo lộ trình bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), kể từ sau năm
2010, các trường Đại học-Cao đẳng trong cả nước đã đồng loạt chuyển đổi sang học
chế tín chỉ (HCTC). Gần 5 năm qua, chỉ một số ít trường (phần lớn trong số trường
này đã áp dụng HCTC trước đó vài năm) gọi là đã đạt được một số kết quả khả quan
theo những điểm ưu việt (trên lý thuyết) của học chế này mang lại như: sinh viên (SV)
chủ động và chất lượng hơn trong hoạt động học tập của mình, giảng viên (GV) năng
động hơn trong vai trò chủ đạo - hướng dẫn SV, các cấp quản lý và khối hành chính
trong trường thì buộc phải nâng tính chuyên nghiệp hơn lên để “phục vụ khách hàng”
SV. Còn lại, phần đông các trường đều lúng túng và gặp nhiều khó khăn, do đó vẫn
còn loay hoay với bao nhiêu thứ bất cập cần cải thiện mà một trong những thứ đó là
công tác cố vấn học tập (CTCVHT).
Nhìn chung, các trường đều chỉ ít nhiều dừng lại mức dễ thấy được tầm quan
trọng của CTCVHT (bởi nó là một mắc xích quan trọng giữa nhà trường – SV - xã hội
trong quá trình đào tạo theo tín chỉ) mà chưa thấy được hậu quả rõ ràng khi không làm
tốt CTCVHT. Nên tùy vào tình hình cụ thể mà các trường đều đã sớm hoặc muộn chỉ
trang bị tối thiểu (chứ không đầu tư bỏ công sức vào) một số cơ sở làm nền tảng cho
CTCVHT được hoạt động, chẳng hạn như: Ban hành quy định- quy chế CVHT, xây
dựng đội ngũ CVHT các cấp, phát hành sổ tay CVHT… Do đó, theo chúng tôi, việc
trang bị này chưa thực chất, chưa tương xứng với vai trò vốn có của CTCVHT nên
chưa mang lại kết quả như mong đợi.
Qua tìm hiểu và quan sát thực tế “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” ở nhiều trường,
chúng tôi thấy được một số vấn đề chung như sau:
Thứ nhất, Bộ GD&ĐT đã dꢀng cụm từ “cố vấn học tập” trong Quy chế đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (trang 5, 6). Và tên gọi này đã
được không ít trường “tiếp thu linh hoạt” theo cách riêng và tự quy định chức năng,
nhiệm vụ cũng theo cách riêng.
Về tên gọi, ngoài “CVHT”, một số trường đã dꢀng “giảng viên cố vấn
(GVCV)”, “giảng viên CVHT”, “giáo viên cố vấn”, có trường trước dꢀng “CVHT”
1 TS – Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM
82
sau lại đổi thành “GVCV”, có trường dùng cùng lúc cả hai tên gọi này… những tên
gọi khác nhau như trên xuất phát từ đối tượng được bổ nhiệm làm CVHT khác nhau:
có trường chọn GV, có trường chọn chuyên viên hành chính, có trường chọn cả hai
đối tượng này.
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nói chung, có trường xem công tác CVHT
như công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trước đây, có trường kết hợp công tác cố
vấn/tư vấn với công tác GVCN.
Với tình hình trên, nếu nhìn từ góc độ vĩ mô, một mặt nó thể hiện “tính địa
phương”, tính nội bộ của từng trường; một mặt nó cho thấy sự thiếu chuẩn mực, thiếu
tính nhất quán-liên thông trong một công tác quan trọng cần sự chuyên nghiệp như
CVHT. Bộ GD&ĐT cần phải quan tâm đến hiện trạng này.
Thứ hai, CVHT tại các trường đều là công tác kiêm nhiệm. Mặt khác, có sự bất
hợp lý giữa quy định với hoạt động thực tế của CVHT. CVHT theo quy định tại các
trường thì có quá nhiều đầu việc mà nếu thực hiện đầy đủ thì họ sẽ bị quá tải và bất
khả thi(do vượt quá khả năng, năng lực, kiến thức của người được giao làm CVTH)
trong khi những nhiệm vụ đó lại bị trùng lắp với công việc của cán bộ, chuyên viên
hành chính ở các phòng ban chức năng, văn phòng các khoa trong trường. Điều đó
dẫn đến một thực tế là: nhiều thắc mắc của SV thay vì gặp CVHT (muốn gặp CVHT
phải hẹn trước) để được hướng dẫn chuyên nghiệp hơn thì SV chọn liên hệ với
chuyên viên khoa, phòng, ban để được giải đáp cho nhanh. Từ đó, cộng với nhiều vấn
đề bất cập khác, hình ảnh và vai trò của CVHT dần dần mờ nhạt đi trong suy nghĩ của
SV, trong mắt đồng nghiệp cꢀng lãnh đạo và trong ngay cả chính họ. Đây là một thực
trạng nội tại nan giải ở hầu hết các trường.
Theo chúng tôi, hai hiện trạng trên rất phổ biến, đồng thời cũng chính là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến sự bất cập cần được cải thiện trong CTCVHT hiện nay.
2. Giải pháp
Chúng tôi đưa ra một số giải pháp có thể xem như những gợi ý để các đơn vị
liên quan tham khảo.
Đối với Bộ GD&ĐT, nên nghiên cứu, ban hành văn bản nhằm thống nhất tên
gọi, chức năng, nhiệm vụ cơ bản cho CTCVHT, tiêu chuẩn-quyền lợi-quyền hạn tối
thiểu cho người được giao nhiệm vụ CVHT.
Về tên gọi, theo chúng tôi, nếu không có tên gọi nào hay hơn, phꢀ hợp với tình
hình Việt Nam hiện tại thì nên thống nhất dùng một thuật ngữ “cố vấn học tập”. Bởi
cụm từ này vừa bao hàm được chức năng cố vấn/tư vấn/hướng dẫn đặc trưng của công
83
tác này vừa để ngỏ được đối tượng (có thể là GV, cán bộ quản lý, chuyên viên,
chuyên gia…) làm CTCVHT do các trường, các đơn vị chọn phù hợp với tình hình
nhân lực, vật lực, tài lực của mình miễn sao đáp ứng được yêu cầu công việc hiệu quả.
Về chức năng, nhiệm vụ, nên quy định rõ chức năng chính và quan trọng nhất là
tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, gợi mở cho SV trong quá trình học tập và rèn luyện chứ
không phải làm thay, áp đặt, quyết định thay SV. (đây là điểm khác với vai trò GVCN
trước đây).
Về tiêu chuẩn, tối thiểu phải tốt nghiệp đại học, nhất thiết phải trải qua khóa
huấn luyện CTCVHT.
Về quyền lợi, quyền hạn, phải tương xứng với công sức CVHT, tạo động lực,
tạo điều kiện tốt nhất để CVHT thoải mái làm việc đạt hiệu quả như mong đợi.
Có thống nhất được những thứ cơ bản trên mới mong có được sự đồng loạt-đồng
thời, đồng bộ-đồng lòng một cách có hệ thống mang tính xuyên suốt, liên thông xâu
chuỗi được từ trên Bộ xuống dưới các trường, từ trường này đến trường kia.
Đối với các trƣờng, phải tuân thủ theo quy định của Bộ, vì đó là những v