Quan điểm hẹ thống động trong dạy học Ngữ văn

6
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
Quan điểm hệ thống động trong dạy học  
Ngữ văn  
ThS. NGUYỄN THỊ MỸ VÂN  
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai  
Bài viết phân tích cơ sở và vai trò của việc vận dụng quan điểm hệ thống  
động - một quan điểm dạy học tích cực, gắn với giao tiếp - trong dạy học Ngữ  
văn. Từ đó, góp thêm một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc lĩnh hội, phân tích  
và đánh giá từ ngữ trong hoạt động giao tiếp nói riêng và trong dạy học Ngữ  
văn nói chung.  
Từ khóa: hệ thống động, dạy học, Ngữ văn  
1. Đặt vấn đề  
trong hành chức sẽ trở về với duy, giao tiếp của con người.  
nghĩa trong hệ thống. Tuy  
Yếu tố cốt lõi của các sự  
kiện từ vựng chính là nghĩa -  
nghĩa trong hệ thống và nghĩa  
trong hành chức. Chính vì  
vậy, trong nghiên cứu, giảng  
dạy và học tập từ vựng nói  
riêng, Ngữ văn nói chung, bao  
giờ người ta cũng quan tâm  
đến nghĩa của từ trong hành  
chức, đó chính là quan điểm  
hệ thống động. Có thể tóm  
tắt như sau về quan điểm hệ  
thống động:  
Khi phân tích nghĩa của  
vậy, những biến đổi của nghĩa  
từ trong hành chức, chúng ta  
trong hành chức có thể tích lũy  
cần thiết phảitạm thời cô lập  
lại dần dần, cố định hóa tạo  
hóa hai bình diện ngôn ngữ và  
thành những nghĩa mới cho  
lời nói để xem xét nghĩa của từ  
đơn vị từ vựng.  
trong ngôn ngữ như một hệ  
2. Nội dung  
thống tĩnh[3, 182], còn khi đi  
vào ngôn bản, từ sẽ có những  
biến đổi về nghĩa mà phải đặt  
nó trong ngữ cảnh mới hiểu  
đúng nghĩa và chức năng của  
nó. Nghĩa là, việc nhận diện,  
xác định nghĩa không bắt đầu  
từ trạng thái tĩnh mà phải xem  
xét trong quá trình, trong sự  
xuất hiện, vận dụng, biến đổi  
và phát triển trong hệ thống  
động, trong hành chức của nó.  
Nói cụ thể hơn, “Khi từ đi vào  
hoạt động ngôn ngữ, nghĩa  
Một điều đã được thừa  
nhận trong nghiên cứu ngôn  
ngữ học hiện đại là, mọi ngôn  
ngữ đều tồn tại ở hai trạng  
thái: trạng thái tĩnh và trạng  
thái động. Ở trạng thái tĩnh, tất  
Đơn vị từ vựng có nghĩa cả các đơn vị ngôn ngữ xác lập  
trong hệ thống hoạt động hệ thống ngôn ngữ với nhiều  
theo những qui tắc nhất định. cấp độ lớn nhỏ khác nhau  
Cũng theo những qui tắc nhất và luôn nằm trong các mối  
định, cái nghĩa trong hệ thống quan hệ tương tác, qui định  
đó sẽ chuyển hóa thành nghĩa lẫn nhau. Ở trạng thái động,  
trong hành chức. Nhưng, khi ngôn ngữ được sử dụng vào  
hành chức kết thúc thì nghĩa các hoạt động nhận thức, tư của nó được hiện thực hoá,  
7
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
ngữ nghĩa vốn có của chúng,  
mà chúng có những sắc thái  
bổ sung, khiến cho những từ  
này mang những sắc thái mới  
- chỉ trong những bối cảnh sử  
dụng cụ thể như thế này mới  
có được. Lúc này, các biểu vật  
“sấm, hàng cây, “đứng tuổi”  
không phải chỉ đơn giản là  
sấm, là hàng cây... như được  
giải thích trong từ điển. Hoặc  
các từ “sóng, “đè” trong khổ  
thơ sau cũng không chỉ đơn  
thuần mang nội dung ngữ  
cụ thể hoá và được xác định. đau có dịu đi dần dần” (bay,  
nghĩa vốn có của chúng:  
Lúc đó, các thành phần nghĩa  
trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ  
giảm dần tính trừu tượng và  
khái quát đến mức tổi thiểu  
để đạt tới tính xác định, tính  
cụ thể ở mức tối đa” [3, 182].  
Ví dụ, từ “đi” trong tiếng Việt,  
với tư cách là đơn vị của ngôn  
ngữ, và với tư cách là động  
từ, thì “ đi” có 18 nghĩa khác  
nhau (theo Từ điển tiếng Việt.  
H. 1997, Hoàng Phê chủ biên).  
Các nghĩa của từ “đi” đó được  
xây dựng một cách khái quát,  
và khi tìm hiểu nghĩa của từ  
“đi” với tư cách là từ từ điển,  
người ta cũng hiểu một cách  
khái quát như trong từ điển  
đã giải thích. Chỉ khi nào đi  
vào từng phát ngôn cụ thể  
như: “Ngày mai tôi đi Hà Nội”  
(tự di chuyển đến nơi khác,  
không kể bằng cách gì),Hôm  
nay tôi đi trực(di chuyển đến  
chỗ khác, nơi khác để làm một  
công việc, một nhiệm vụ nào  
đó), “Độ này chị ấy gầy rộc đi”  
(biểu thị kết quả của một quá  
trình giảm sút, suy giảm),“Cơn  
phai, biến mất một cách dần  
dần),... thì một trong 18 nghĩa  
của tđi” mới được hiểu theo  
hướng cụ thể hoá và xác định.  
Chính vì không bị ràng buộc  
vào một hoặc một phạm vi  
sự vật nào đó nên các đơn vị  
từ ngữ mới có khả năng hoạt  
động rộng rãi và có tính khái  
quát cao, và nhờ đó, khi hành  
chức - tức khi đi vào hoạt động  
trong văn bản, từ mới trở nên  
cụ thể và xác định.  
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn  
từ biển  
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể  
yên lòng  
Sóng lớp lớp đè lên thềm  
lục địa  
Trong hồn người có ngọn  
sóng nào không?  
(Tổ quốc nhìn từ biển -  
Nguyễn Việt Chiến)  
Chính trong những  
trường hợp như thế, người  
ta cần thiết hướng đến cái  
gọi là nghĩa ngữ cảnh. Và các  
phép ẩn dụ, hoán dụ tu từ học  
cũng được hình thành trên cơ  
sở đó. Ví dụ: trong câu ca dao:  
“Cầu này cầu ái cầu ân/Một  
trăm cô gái rửa chân cầu này”  
thì số từ “một trăm” đã không  
còn mang nghĩa là một con  
số cụ thể, xác định, mà chỉ  
được hiểu là “nhiều” và chỉ  
được nhận thức với ý nghĩa  
đó mà thôi. Tương tự như vậy,  
từ “thập” (với nghĩa là “mười”)  
Xét ở khía cạnh khác,  
“cũng trong hoạt động ngôn  
ngữ, cùng với sự giảm đi đến  
mức thấp nhất tính khái quát  
thì từ lại có thể được gia tăng  
những sắc thái mới, nội dung  
mới do chính sự vật mà nó biểu  
thị đem lại” [3, 183]. Chẳng  
hạn, có thể xét các từ sấm,  
hàng cây, đứng tuổi trong hai  
câu thơ: “Sấm cũng bớt bất  
ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”  
(HữuThỉnh). Ở đây, các từ sấm,  
hàng cây, đứng tuổi không chỉ  
đơn thuần mang các nội dung trong cụm từ “lẩu thập cẩm”  
8
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
cũng không còn mang nghĩa đã được ý niệm hóa thành hành chức, tức nghĩa trong  
làmườimà đã chuyển nghĩa người: Nắng cũng say, cũng văn bản, trong lời nói của các  
thành “nhiều.  
uể oải, cũng có khi rạo rực mê đơn vị từ vựng. Đồng thời với  
say,... Nắng cũng làm duyên và đó là việc cần thiết phải đặt  
gợi cảm trong dáng vẻ “cong từ trong hoạt động ngôn ngữ  
thân, “cựa mình” yểu điệu và của chúng, tức trong hệ thống  
mời gọi. Độc đáo và bất ngờ động, mới nhìn thấy hết sự  
hơn, nhà thơ Vi Thùy Linh còn phong phú, đa dạng và sự tinh  
kết hợp bầy với nắng: “Nhảy tế của ngôn ngữ dân tộc. Đây  
lò cò bầy nắng/Căng dây mưa cũng chính là con đường lí giải  
lảnh lót. Nhà thơ đã quan sát cái hay, cái đẹp của từ trong  
bằng cả tâm hồn - nhìn sâu lời nói, trong văn bản văn học.  
Nghĩa là, khi xét nghĩa  
của từ trong hành chức, và  
tiếp nhận nghĩa của từ trong  
văn bản, nhất là văn bản nghệ  
thuật, nhiều khi chúng ta phải  
chú ý đến nghĩa ngữ cảnh,  
nghĩa lâm thời nhiều hơn là  
nghĩa từ điển của chúng.  
Bên cạnh đó, trong ngôn  
ngữ văn chương, rất nhiều khi  
tác giả sử dụng các ẩn dụ ý  
niệm. Để xác định nghĩa phái  
sinh, nghĩa chuyển, nghĩa lâm  
thời của từ trong tác phẩm,  
cần dựa vào mối quan hệ với  
nghĩa gốc, để phát hiện ra nét  
nghĩa cốt lõi mà từ đã duy trì  
khi đã phát triển nghĩa. Ví dụ,  
từ “nắng” nhiều khi được nhà  
thơ ý niệm hóa như những  
vật thể, có hình hài như lúm  
đồng tiền, sợi chỉ thêu, tấm  
thảm, giọt mật vàng, hay được  
hình dung như hạt (nắng),  
sóng (nắng), thậm chí như  
dòng nước lũ (“Nắng dâng  
làm lụt cả trưa hè” - Nguyễn  
Bính), như thiếu nữ đương  
xuân... cho nên có thể khiêng  
(nắng), gom (nắng), rải (nắng),  
rây rắc (nắng) và nắng cũng  
có thể trở mình, nhảy nhót,  
ngân vang, rung, chuốt nhọn  
mũi gai hoặc có thể lảo đảo và  
cựa mình...Chẳng hạn, nhà thơ  
nữ Phan Huyền Thư đã viết:  
“Nắng lảo đảo/mái hiên say  
nghiêng ngả, còn Lê Đạt thì:  
Hè thon cong thân nắng  
cựa mình. Nghĩa là, nắng  
trong thảm nắng vàng - để  
Vận dụng quan điểm hệ  
mà lọc lấy và thấy từng phần  
thống động trong dạy học  
tử nắng như bầy trẻ hiếu động,  
Ngữ văn ở các cấp học sẽ giúp  
hồn nhiên, ùa nhau xuống mặt  
người dạy và học phát hiện ra  
đất, đầy sức sống, niềm vui.  
nhiều điều mới mẻ cũng như  
Phải thật sự yêu thiên nhiên,  
hiểu và cảm giá trị, ý nghĩa  
yêu lắm cuộc đời này và phải  
của từ trong hành chức một  
có được những rung cảm rất  
cách thuyết phục. Không chỉ  
tinh tế cùng với khả năng ý  
vậy, trong dạy học tiếng Việt  
niệm hóa cực kì phong phú,  
nói riêng, việc vận dụng quan  
nhà thơ mới có thể có một kết  
điểm hệ thống động chính là  
hợp đẹp và lạ như vậy về nắng.  
hướng đến việc dạy học tiếng  
Việt theo quan điểm giao  
tiếp./.  
Từ những phân tích trên  
đây, có thể thêm một lần  
khẳng định rằng, chỉ xem xét  
nghĩa của từ theo quan điểm  
hệ thống động mới thấy được  
những tầng nghĩa mới, bao  
gồm cả sắc thái mới của nó  
trong ngôn bản. Từ đó, người  
học sẽ bị thuyết phục bởi sự  
giàu đẹp của tiếngViệt, để yêu  
hơn tiếng mẹ đẻ, đồng thời  
khơi gợi ở người học ý thức  
và thói quen rèn giũa năng lực  
dùng từ trong giao tiếp cũng  
như trong tạo lập văn bản.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO:  
1. Nguyễn Phan Cảnh (2006),  
Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học.  
2. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở  
ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và  
Trung học chuyên nghiệp.  
3. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức  
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở  
ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo  
dục, H., 1997, trang 182-187.  
4. Nguyễn Đức Dân (1996),  
Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo Dục.  
5. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng  
Việt - Văn Việt - Người Việt, Nxb Trẻ  
thành phố Hồ Chí Minh.  
6. Chu Văn Sơn (2007), Thơ,  
điệu hồn và cấu trúc, Nxb Giáo dục.  
7. Bùi Minh Toán (1999), Từ  
trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt,  
Nxb giáo dục.  
3. Kết luận  
8. Nguyễn ĐứcTồn (2010), Đặc  
trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ  
và tư duy, Nxb Từ điển bách khoa.  
Khi dạy và học Ngữ văn,  
phải dựa vào nghĩa trong hệ  
thống mà lí giải nghĩa trong  
9
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
Kiểm tra đánh giá quá trình theo hướng  
phát triển năng lực học sinh  
trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông  
ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH NGỌC  
Trường CĐSP Gia Lai  
1. Đặt vấn đề  
Kiểm tra đánh giá là hai  
công việc được tiến hành  
theo trình tự nhất định hoặc  
đan xen lẫn nhau nhằm khảo  
sát, xem xét về cả định lượng  
và định tính kết quả học tập,  
đánh giá mức độ chiếm lĩnh  
nội dung học vấn của học sinh.  
Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa  
to lớn đối với học sinh, giáo  
viên và các nhà quản lí giáo  
dục. Vì vậy, kiểm tra đánh giá  
kiến thức, kỹ năng vận dụng là  
một khâu quan trọng không  
thể tách rời trong hoạt động  
dạy học ở nhà trường, là một  
bộ phận hợp thành không thể  
thiếu trong quá trình giáo dục.  
đổi mới kiểm tra đánh giá chỉ là chuyển từ chủ yếu đánh  
phát huy hiệu quả cuối cùng giá kết quả học tập cuối môn  
khi thông qua đổi mới phương  
pháp dạy học. Vì vậy, nghiên  
cứu về thực trạng và đề xuất  
những giải pháp trong kiểm  
tra đánh giá học sinh hiện nay  
ở trường phổ thông là một  
trong những biện pháp góp  
phần vào việc đổi mới phương  
pháp dạy học, từ đó góp phần  
nâng cao hiệu quả dạy học ở  
trường phổ thông hiện nay.  
học, khóa học (đánh giá tổng  
kết) nhằm mục đích xếp hạng,  
phân loại sang sử dụng các  
loại hình thức đánh giá thường  
xuyên, đánh giá định kì theo  
từng chủ đề, từng chương  
nhằm mục đích phản hồi, điều  
chỉnh quá trình dạy học (đánh  
giá quá trình). Trong kiểm tra  
đánh giá học sinh phải chú ý  
đến cả quá trình học tập. Đánh  
giá theo hướng phát triển  
năng lực không chỉ giới hạn  
Đổimiphươngppdạy  
học và đổi mới kiểm tra đánh  
giá là hai mặt thống nhất hữu  
cơ của quá trình dạy học, trong  
đó đổi mới kiểm tra đánh giá  
chính là động lực để thúc đẩy  
đổi mới phương pháp dạy học.  
Đổi mới phương pháp dạy học  
phải dựa trên kết quả đổi mới  
Một trong những hướng  
đổi mới kiểm tra đánh giá kết  
quả học tập của học sinh theo vào khả năng tái hiện tri thức  
kiểm tra đánh giá và ngược lại hướng phát triển năng lực đó mà chú trọng cả khả năng vận  
10  
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
dụng tri thức trong việc giải tác tư duy (phân tích, so sánh, trình đó sẽ nhắm đến mục  
quyết các nhiệm vụ phức hợp.  
tổng hợp...) và chất lượng của tư tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng  
hứng thú học đường, tạo sự  
tự giác trong học tập và quan  
trọng hơn là gieo vào lòng học  
sinh sự tự tin, niềm tin người  
khác làm được mình cũng làm  
được. Điều này vô cùng quan  
trọng để tạo ra mã số thành  
công của mỗi học sinh trong  
tương lai.  
duy (nhanh, sâu, độc lập, sáng  
tạo...). [3; 105].  
2. Giải quyết vấn đề  
2.1. Mối quan hệ giữa  
kiểm tra, đánh giá với phát  
triển năng lực học sinh trong  
dạy học Lịch sử ở trường THPT  
Mỗi cá nhân để thành  
công trong học tập, thành đạt  
trong cuộc sống phải sở hữu  
nhiều loại năng lực khác nhau.  
Trong quá trình kiểm tra, đánh  
giá kết quả học tập của học  
sinh, giáo viên sử dụng nhiều  
loại hình, công cụ khác nhau  
để kiểm tra, đánh giá được  
các loại năng lực khác nhau  
của người học, qua đó có tác  
dụng kịp thời phản hồi, điều  
chỉnh hoạt động dạy học và  
giáo dục.  
Năng lực và kiến thức, kĩ  
năng, thái độ có mối quan hệ  
với nhau. Một năng lực là tổ  
hợp đo lường được các kiến  
thức, kĩ năng và thái độ mà  
một người cần vận dụng để  
thực hiện một nhiệm vụ trong  
một bối cảnh thực và có nhiều  
biến động. Để thực hiện một  
nhiệm vụ, một công việc có  
thể đòi hỏi nhiều năng lực  
khác nhau. Vì năng lực được  
thể hiện thông qua việc thực  
hiện nhiệm vụ nên người học  
cần chuyển hóa những kiến  
thức, kĩ năng, thái độ có được  
vào giải quyết những tình  
huống mới và xảy ra trong môi  
trường mới.  
2.2. Kiểm tra đánh giá  
quá trình theo hướng phát  
triển năng lực học sinh  
Đánh giá quá trình “là loại  
đánh giá được thực hiện thường  
xuyên, liên tục trong suốt quá  
trình dạy học, bao gồm kiểm tra  
miệng, kiểm tra viết dưới 1 tiết,  
kiểm tra thực hành dưới 1 tiết,  
quan sát hoạt động học tập của  
học sinh thông qua các bài học  
kiến thức mới, bài thực hành,  
bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, qua  
tự học ở nhà” [1; 69].  
Đào tạo theo hướng phát  
triển năng lực người học đã  
và đang trở thành một xu  
thế tất yếu và phổ quát trong  
nền giáo dục trên thế giới.  
Xu hướng chung của chương  
trình hiện đại là chuyển từ“tập  
trung vào kiến thức” sang tập  
trung vào năng lực. Chiến lược  
đổi mới căn bản toàn diện hệ  
thống giáo dục phổ thông  
hiện nay của Bộ Giáo dục và  
Đào tạo chọn đổi mới kiểm  
tra đánh giá là khâu đột phá  
nhằm thúc đẩy các quá trình  
khác như đổi mới phương  
pháp dạy học, đổi mới cách  
thức tổ chức hoạt động dạy  
học, đổi mới quản lí...Nếu thực  
hiện được việc kiểm tra đánh  
giá theo hướng vì sự tiến bộ  
của người học, như là quá  
trình thúc đẩy phát triển học  
tập bền vững, giúp phát triển  
Mục đích chính của kiểm  
tra đánh giá quá trình nhằm  
sử dụng kiểm tra đánh giá  
như là một phương pháp dạy  
học tích cực, qua đó, giáo viên  
biết rõ hơn về những gì học  
sinh đang học và học như thế  
nào. Đồng thời, là cơ sở để  
giáo viên điều chỉnh việc dạy  
học của mình. Đánh giá quá  
trình cung cấp những thông  
tin phản hồi về hoạt động học  
tập của người học và không  
nhất thiết được sử dụng cho  
mục đích xếp hạng, phân loại.  
Mối quan tâm của đánh giá  
quá trình là hiệu quả của hoạt  
Trong quá trình dạy học,  
để nắm được những thông tin  
về kiến thức, kĩ năng và thái độ  
của người học đạt được sau  
một quá trình học tập, giáo  
viên phải tiến hành kiểm tra,  
đánh giá để thu thập được  
thông tin về kết quả học tập  
của học sinh. Vì vậy, kiểm tra  
đánh giá và việc phát triển  
năng lực học sinh có mối quan  
hệ mật thiết, tác động qua lại  
lẫn nhau. Kiểm tra đánh giá  
có tác dụng lớn trong việc phát  
triển toàn diện học sinh như: các  
năng lực nhận thức (nhớ, hình  
dung, tưởng tượng và tư duy),  
trong đó đặc biệt là các thao  
năng lực người học thì lúc đó động giảng dạy trong việc phát  
quá trình dạy học sẽ trở nên triển khả năng của người học,  
tích cực hơn rất nhiều. Quá chứ không phải là việc chứng  
11  
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
minh học sinh đã đạt được mức trên lớp hoặc có thể vận dụng bộ, mảng kiến thức, kỹ năng  
độ thành tích nào đó” [8; 28]. các kĩ thuật kiểm tra đánh g nào còn yếu để điều chỉnh quá  
Trong đánh giá quá trình, việc  
thu thập thông tin hoặc dữ  
liệu về hoạt động học tập của  
người học trong lớp được sử  
dụng để cải thiện hoạt động  
dạy và hoạt động học. Đánh  
giá quá trình không nhằm  
mục đích đưa ra kết luận về  
kết quả giáo dục cuối cùng của  
từng học sinh mà tập trung  
vào việc tìm ra những nhân tố  
khác như:  
trình dạy và học.Và khi nói đến  
đánh giá là vì sự tiến bộ của  
học sinh thì đánh giá phải làm  
sao để học sinh không sợ hãi,  
không bị thương tổn để thúc  
đẩy học sinh nỗ lực. Đánh giá  
vì sự tiến bộ của học sinh còn  
có nghĩa là sự đánh giá phải  
diễn ra trong suốt quá trình  
dạy - học, giúp học sinh so  
sánh phát hiện mình thay đổi  
thế nào trên con đường đạt  
mục tiêu học tập của cá nhân  
đã đặt ra. Thứ hai, cần nhận  
thức rằng đánh giá là một quá  
trình học tập, đánh giá diễn  
ra trong suốt quá trình dạy và  
học. Không chỉ giáo viên biết  
cách thức, các kỹ thuật đánh  
giá học sinh mà quan trọng  
không kém là học sinh phải  
học được cách đánh giá của  
giáo viên, phải biết đánh giá  
lẫn nhau và biết tự đánh giá  
kết quả học tập rèn luyện của  
chính mình. Có như vậy, học  
sinh mới tự phản hồi với bản  
thân xem kết quả học tập,  
rèn luyện của mình đạt mức  
nào/đến đâu so với yêu cầu,  
tốt hay chưa tốt như thế nào.  
Với cách hiểu đánh giá ấy mới  
giúp hình thành năng lực của  
học sinh, cái mà chúng ta đang  
rất mong muốn. Thứ ba, đánh  
giá phải lượng giá chính xác,  
khách quan kết quả học tập,  
chỉ ra được học sinh đạt được  
ở mức độ nào so với mục tiêu,  
chuẩn đã đề ra. Sau khi học  
sinh kết thúc một giai đoạn  
học thì tổ chức đánh giá, để  
giáo viên biết được những  
- Quan sát: Quan sát thái  
độ, hành vi, mức độ hoàn  
thành các công việc được giao.  
- Kết hợp quan sát các  
hoạt động học tập trong tiết  
học:Trả lời câu hỏi, hoàn thành  
bài tập, hoạt động nhóm, giải  
quyết vấn đề...  
- Các câu hỏi kiểm tra  
tác động đến kết quả giáo dục nhanh vào đầu giờ, cuối giờ  
của học sinh để có những giải  
pháp kịp thời, đúng lúc, giúp  
cải thiện, nâng cao chất lượng  
dạy học. Đánh giá quá trình  
còn giúp chẩn đoán hoặc đo  
kiến thức và kĩ năng hiện tại  
của học sinh nhằm xác định  
một chương trình học tương  
lai cho phù hợp.  
và giữa giờ: Trả lời nhanh các  
câu hỏi, phiếu trắc nghiệm  
hoặc điền nhanh thông tin vào  
phiếu thăm dò.  
Khi đánh giá quá trình,  
cần tuân theo một số yêu cầu:  
+ Định hướng cho học  
sinh về năng lực mà giáo viên  
mong muốn học sinh sẽ hình  
thành được.  
Đánh giá quá trình cung  
cấp thông tin phản hồi cho  
người học về mức độ nắm  
vững thông tin của họ, đồng  
thời giúp giáo viên thiết kế  
phương pháp giảng dạy phù  
hợp hơn. Việc đánh giá trở  
nên ý nghĩa hơn khi người học  
cùng tham gia đánh giá chính  
bản thân mình.Khi người học  
đảm nhận vai trò tích cực trong  
việc xây dựng tiêu chí chấm  
điểm, tự đánh giá, đề ra mục  
tiêu, điều đó cũng có nghĩa là  
người học sẵn sàng chấp nhận  
cách thức đã được xây dựng để  
đánh giá khả năng học tập của  
họ[8; 29].  
+ Phương pháp đánh giá  
và hình thức đánh giá phải  
phù hợp với nội dung học  
tập, mục tiêu của quá trình  
dạy học, năng lực và mức độ  
cần đạt được, phương pháp  
dạy học.  
+ Kết quả đánh giá được  
thông báo kịp thời, chính xác,  
đúng đối tượng.  
Tác giả Nguyễn Công  
Khanh đưa ra triết lí “kiểm  
tra đánh giá vì sự tiến bộ của  
người học. Theo tác giả, kiểm  
tra đánh giá vì sự tiến bộ của  
người học nghĩa là cung cấp  
Có nhiều hình thức kiểm những thông tin phản hồi  
tra đánh giá quá trình. Giáo giúp học sinh biết mình tiến  
viên có thể thực hiện qua hình bộ đến đâu, những mảng kiến  
thức kiểm tra vấn đáp nhanh thức, kỹ năng nào có sự tiến  
12  
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
kiến thức mình dạy, học sinh trước bạn bè, giáo viên có thể khả năng thành thạo của học  
cho học sinh thảo luận theo  
nhóm và đại diện cho nhóm  
sẽ phát biểu ý kiến chung của  
nhóm. Điều quan trọng là phải  
kích thích được tất cả học sinh  
suy nghĩ và tham gia vào bài  
học, điều này sẽ khiến cho  
quan sát có hiệu quả.  
đã làm chủ được kiến thức, kỹ  
năng ở phần nào và phần nào  
còn hổng...  
sinh như sẵn sàng chấp nhận  
ý kiến của người khác, đưa ra  
ý kiến mới, khả năng tìm kiếm  
thông tin.  
2.3. Biện pháp kiểm  
tra đánh giá quá trình theo  
hướng phát triển năng lực  
học sinh  
Trong dạy học, giáo viên  
cần theo dõi tất cả các học  
sinh trong lớp. Tuy nhiên, đối  
với những học sinh có những  
nét đặc biệt về cách học hay  
kết quả học tập thì cần có sự  
quan tâm hơn và tìm ra những  
nguyên nhân của những mặt  
hạn chế để giúp các em khắc  
phục.  
2.3.1. Kiểm tra đánh giá  
qua quan sát học sinh học tập  
Ví dụ khi dạy bài 17: Nước  
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ  
sau ngày 2-9-1945 đến trước  
ngày 19-12-1946 (Sgk Lịch sử  
12, chương trình Chuẩn), giáo  
viên cho học sinh thảo luận  
nhóm khi dạy đến mục II- Bước  
đầu xây dựng chính quyền cách  
mạng, giải quyết nạn đói, nạn  
dốt và khó khăn về tài chính.  
Giáo viên có thể chia lớp thành  
4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận  
về một nội dung:  
Giáo viên quan sát từng  
cá nhân học sinh và quan sát  
cá nhân học sinh cùng với các  
học sinh khác một cách có hệ  
thống và có mục đích sẽ giúp  
cho giáo viên theo dõi và giúp  
đỡ học sinh có hiệu quả.Trong  
quá trình giảng dạy, giáo viên  
liên tục quan sát học sinh và  
những gì diễn ra trong lớp học  
như quan sát biểu hiện của nét  
mặt để phán đoán trạng thái  
của học sinh khi tiếp thu bài  
học (thích thú, ngạc nhiên, thờ  
ơ, buồn, chán, lơ đãng...); các  
biểu hiện qua cử chỉ động tác  
để biết được sự thuần thục của  
kĩ năng, biểu hiện của giọng  
nói (nhanh, chậm, lưu loát,  
ngập ngừng, mạch lạc....) để  
đoán mức độ tự tin khi nắm  
kiến thức.  
2.3.2. Sử dụng câu hỏi, bài  
tập để kiểm tra đánh giá học  
sinh trong quá trình học tập  
Đặt câu hỏi cho học sinh  
trong quá trình dạy học nhằm  
mục đích lôi cuốn học sinh vào  
bài học, giúp học sinh tư duy  
và diễn đạt bằng lời những  
suy nghĩ của mình một cách  
khoa học, đồng thời giúp học  
sinh tự đánh giá được mức độ  
lĩnh hội tri thức. Các câu trả lời  
của học sinh sẽ cho giáo viên  
những thông tin cần thiết về  
từng học sinh và tập thể lớp để  
điều chỉnh giảng dạy và giúp  
học sinh khắc phục những  
thiếu sót.  
Nhóm 1: Những biện  
pháp để xây dựng củng cố  
chính quyền cách mạng  
Nhóm 2: Những biện  
pháp giải quyết nạn đói  
Nhóm 3: Những biện  
pháp giải quyết nạn dốt  
Nhóm 4: Những biện  
pháp giải quyết khó khăn về  
tài chính  
Giáo viên cần kích thích  
sự tham gia tích cực của học  
sinhvào bài học để học sinh  
có cơ hội thể hiện mình.  
Trong thực tế, những học  
sinh thường xuyên phát biểu,  
trả lời các câu hỏi của giáo viên  
sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng  
đánh giá được sự tiến bộ trong  
học tập. Tuy nhiên, có những  
học sinh ít khi tham gia phát  
biểu, vì các em ngại mắc lỗi  
Học sinh làm việc nhóm  
trên cơ sở dựa vào sách giáo  
khoa hoàn thành những công  
việc của nhóm mình. Trong  
quá trình các em thảo luận  
nhóm, giáo viên quan sát quá  
Trong dạy học Lịch sử ở  
trường phổ thông, có rất nhiều  
loại câu hỏi, bài tập để kiểm tra  
đánh giá học sinh:  
- Các câu hỏi, bài tập tái  
trình làm việc của học sinh, có hiện được sử dụng trong dạy  
những điều chỉnh, uốn nắn  
phù hợp. Qua quá trình quan  
sát học sinh làm việc, giáo viên  
đánh giá được đặc điểm nhận  
thức, mức độ lĩnh hội tri thức,  
học Lịch sử gợi lại những kiến  
thức đã học để tiếp thu kiến  
thức mới hoặc làm cơ sở cho  
việc khái quát hoá, hệ thống  
hoá kiến thức.  
13  
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
- Các câu hỏi, bài tập phân học sinh trả lời câu hỏi, giáo nhà cho học sinh như sau: Lập  
tích trong dạy học Lịch sử viên đánh giá được mức độ  
nhằm chia tách sự kiện, hiện nắm kiến thức của học sinh,  
tượng lịch sử thành các khía từ đó điều chỉnh quá trình dạy  
cạnh nhỏ, vấn đề nhỏ với các của mình cho phù hợp.  
niên biểu các sự kiện phản ánh  
chủ trương và biện pháp đấu  
tranh của Đảng, chính phủ và  
Chủ tịch Hồ Chí Minh để chống  
thù trong giặc ngoài ở hai thời  
kì (2 - 9 - 1945 đến trước 6-3-  
1946 và từ 6-3-1946 đến trước  
19-12-1946 theo các nội dung:  
dấu hiệu và thuộc tính chung  
Kiểm tra đánh giá việc  
của chúng và các mối quan hệ  
thực hiện các bài tập về nhà.  
của chúng theo một hướng  
Thông qua việc giao bài  
tập về nhà và kiểm tra việc  
học sinh thực hiện bài tập  
như thế nào, giáo viên sẽ có  
nhất định.  
- Câu hỏi, bài tập khái  
quát là các câu hỏi, bài tập rút  
- Chủ trương đó là gì?  
- Việc thực hiện chủ trương  
đó ra sao?  
ra những nét chung của các  
được nhiều thông tin về kết  
sự kiện, rút ra đặc điểm và các  
quả cũng như thái độ học tập  
- Vì sao Đảng và Chủ tịch  
Hồ Chí Minh lại chọn chủ trương  
đó?  
kết luận, nhận xét về quá trình  
của học sinh. Khi giáo bài tập  
lịch sử.  
về nhà, giáo viên cần thiết kế  
- Câu hỏi, bài tập so sánh, và suy nghĩ cẩn thận, không  
đối chiếu là loại câu hỏi, bài nên giao bài tập một cách vội  
tập so sánh để rút ra cái chung vã, có sự giải thích đối với các  
và cái riêng, giống và khác bài tập, cần lường trước những  
nhau, tiêu biểu và đặc thù các khó khăn của học sinh đối với  
Kiểm tra đánh giá theo  
hướng phát triển năng lực  
của học sinh cần tăng cường  
các bài tập bằng câu hỏi rèn  
luyện kỹ năng thực hành bộ  
môn như: Lập niên biểu, vẽ sơ  
đồ, đồ thị, bản đồ diễn biến  
các phong trào cách mạng.  
Ngoài ra, nên tạo điều kiện  
cho học sinh làm việc với SGK  
(nghiên cứu trước) bằng các  
câu hỏi, bài tập yêu cầu tóm  
tắt nội dung, lập dàn ý các bài  
trong SGK sẽ học. Tập vẽ sơ  
đồ, biểu đồ nghiên cứu và tìm  
hiểu các câu hỏi trong SGK.  
Việc yêu cầu học sinh làm việc  
với SGK cần phải tạo hứng thú  
để các em tìm các tư liệu bổ  
sung (sưu tầm tranh ảnh, các  
mẫu chuyện, số liệu...) hay tìm  
thêm các sử liệu địa phương  
có liên quan.  
sự kiện, thời kỳ lịch sử.  
các bài tập được giao.  
Tùy theo từng đối tượng  
Bài tập về nhà phải chú ý  
học sinh, nội dung bài học mà rèn luyện khả năng vận dụng  
giáo viên lựa chọn loại câu hỏi, kiến thức, thể hiện vai trò tự  
bài tập phù hợp để kiểm tra lực của học sinh. Vì thế bài tập  
đánh giá được mức độ tiếp không nên quá đơn giản, chỉ  
nhận kiến thức của học sinh sao chép lại tài liệu mà nó đi  
từ đó có cách điều chỉnh cho vào chiều sâu kiến thức, đòi  
thích hợp.  
hỏi học sinh phải suy nghĩ, vận  
dụng, liên hệ giữa các đơn vị  
kiến thức. Bài tập có thể được  
ra dưới dạng một câu hỏi tổng  
hợp. Giáo viên cần đầu tư công  
sức để thiết kế các bài tập thật  
hấp dẫn. Những loại bài tập  
này cần mang tính tổng hợp  
cao, nội dung được biến đổi  
để tạo trở ngại nhất định trong  
việc tìm kiếm câu trả lời  
Ví dụ, khi dạy bài 17: Nước  
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ  
sau ngày 2-9-1945 đến trước  
ngày 19-12-1946 (Sgk Lịch  
sử 12, chương trình Chuẩn),  
mục I- Tình hình nước ta sau  
cách mạng tháng Tám năm  
1945, trong quá trình trình bày  
về tình hình nước ta sau cách  
mạng tháng Tám 1945, giáo  
viên đặt câu hỏi: Vì sao sau  
2.3.3. Làm bài kiểm tra  
ngắn  
Khi học xong bài bài 17:  
Cách mạng tháng Tám 1945, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng  
nước ta có 90% dân số bị mù hòa từ sau ngày 2-9-1945  
chữ?.Trả lời câu hỏi này đòi hỏi đến trước ngày 19-12-1946  
học sinh phải liên hệ với kiến (Sgk Lịch sử 12, chương trình  
thức đã học trước đó. Qua việc Chuẩn), giáo viên ra bài tập về  
Các bài kiểm tra ngắn như  
kiểm tra 15 phút thường cung  
cấp những căn cứ tốt để giáo  
viên theo dõi và đánh giá sự  
14  
KHOA HOC XA HOI - NHAN VAN  
tiến bộ của học sinh, giúp giáo hoàn thành tại lớp, tự đánh  
Chú trọng kiểm tra, đánh  
giá quá trình là một nội dung  
trong đổi mới kiểm tra, đánh  
giá theo hướng phát triển  
năng lực của học sinh trong  
dạy học Lịch sử hiện nay.  
Thông qua kiểm tra, đánh giá  
quá trình giáo viên có thể biết  
được mức độ học sinh lĩnh  
hội kiến thức đạt được so với  
mục tiêu mình đặt ra trong  
giảng dạy, tạo điều kiện cho  
giáo viên nắm vững hơn tình  
hình học tập của học sinh,  
từ đó điều chỉnh lại cách dạy  
của mình để hoàn thiện hơn.  
Với ý nghĩa đó, kiểm tra, đánh  
giá quá trình được xem như  
là một phương pháp dạy học  
tích cực./.  
viên đánh giá học sinh đầy đủ  
hơn, kịp thời khuyến khích họ  
nỗ lực học tập. Các bài kiểm tra  
ngắn thường soạn nhanh và ít  
tốn thời gian, đồng thời giúp  
giáo viên phân tích những  
điểm mạnh, điểm yếu của học  
sinh, giúp học sinh tự đánh giá  
để bản thân thấy được sự cần  
thiết cố gắng trong học tập.  
Các bài kiểm tra ngắn giúp  
giáo viên thu được các phản  
hồi nhanh chóng từ học sinh,  
từ đó cải tiến kịp thời việc  
giảng dạy.  
giá bài tập mà mình đã hoàn  
thành sau khi thông qua thảo  
luận trong nhóm. Cách đánh  
giá này không chỉ hình thành  
cho học sinh năng lực tự đánh  
giá mà còn giúp cho giáo viên  
đánh giá được sự tiến bộ của  
học sinh nhanh chóng và có  
hiệu quả.  
Trên đây là đề xuất một  
số biện pháp kiểm tra đánh  
giá quá trình học tập của học  
sinh theo hướng phát triển  
năng lực. Ngoài ra, tùy điều  
kiện giáo viên có thể sử dụng  
nhiều biện pháp và công cụ  
kiểm tra khác ví dụ như kiểm  
tra các hoạt động thực hành  
của học sinh trong quá trình  
học tập, lập hồ sơ học tập của  
học sinh...để rèn luyện và phát  
triển các năng lực tương ứng.  
Khi học xong tiết 1, bài 17:  
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng  
hòa từ sau ngày 2-9-1945  
đến trước ngày 19-12-1946  
(Sgk Lịch sử 12, chương trình  
Chuẩn), giáo viên cho học sinh  
làm bài kiểm tra 15 phút với  
câu hỏi như sau: Em có nhận  
xét gì về chủ trương của Đảng  
trong việc giải quyết những khó  
khăn của tình hình nước ta sau  
cách mạng tháng Tám 1945?.  
Với câu hỏi này, học sinh trình  
bày ý kiến của mình thông qua  
những kiến thức đã được học.  
Trả lời câu hỏi, năng lực đánh  
giá sự kiện lịch sử của học sinh  
sẽ được rèn luyện.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo  
(2014), Tài liệu tập huấn dạy học và  
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo  
định hướng phát triển năng lực học  
sinh môn lịch sử cấp THPT, Vụ Giáo dục  
trung học - Chương trình phát triển  
giáo dục trung học, Hà Nội.  
3. Kết luận  
Giáo dục phổ thông  
nước ta đang thực hiện bước  
chuyển từ chương trình giáo  
dục tiếp cận nội dung sang  
tiếp cận năng lực của người  
học. Để đảm bảo được điều  
đó, chúng ta đang từng bước  
chuyển từ phương pháp dạy  
học theo lối “truyền thụ kiến  
thức một chiều”sang dạy cách  
học, cách vận dụng kiến thức,  
rèn luyện kĩ năng, hình thành  
năng lực và phẩm chất, đồng  
thời thực hiện chuyển cách  
đánh giá kết quả giáo dục từ  
nặng về kiểm tra trí nhớ sang  
kiểm tra, đánh giá năng lực  
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo  
(2014), Chương trình tổng thể giáo dục  
phổ thông, Hà Nội.  
[3]. Nguyễn Thị Côi (2011),  
Các con đường, biện pháp nâng cao  
hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ  
thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.  
[4]. Trần Trung Dũng (2014),  
Tổ chức hoạt động dạy học ở trường  
trung học phổ thông theo định  
hướng phát triển năng lực học sinh”,  
Tạp chí Khoa học và Giáo dục,(số  
106), tr 7-9.  
[5]. Trần Văn Hiếu (2013), Giáo  
trình đánh giá trong giáo dục, NXB  
Đại học Huế.  
2.3.4. Tổ chức cho học sinh  
tự đánh giá và đánh giá theo  
nhóm  
[6]. Đặng Văn Hồ (2011), Tập  
bài giảng chuyên đề Kiểm tra - đánh  
giá trong dạy học Lịch sử ở trường  
trung học phổ thông, Trường Đại học  
Sư phạm, Đại học Huế.  
Giáo viên cho học sinh tự  
đánh giá để các em thấy được  
điểm mạnh, điểm yếu của  
mình, tự nhận thấy sự tiến bộ  
của mình để có động lực phấn  
đấu. Tự đánh giá của học sinh vận dụng kiến thức giải quyết  
tiến hành thông qua việc học vấn đề, phát triển năng lực của  
sinh tự đánh giá các bài tập người học.  
[7]. Nguyễn Công Khanh  
(2013), “Xây dựng khung năng lực  
trong chương trình giáo dục phổ  
thông sau năm 2015”, Tạp chí Khoa  
học và Giáo dục, (số 95), tr 1-4, 8.  
[8]. Nguyễn Công Khanh (Chủ  
biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung  
(2014), Kiểm tra đánh giá trong giáo  
dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.  
pdf 9 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm hẹ thống động trong dạy học Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_he_thong_dong_trong_day_hoc_ngu_van.pdf