Giáo trình Cờ vua - Trường Đại học Phạm Văn Đồng

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI  
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG  
BÀI GIẢNG  
MÔN CỜ VUA  
GV: Dương Lê Bình  
BỘ MÔN: TD - GDQP, AN  
Quảng Ngãi, 2/2017  
1
LỜI NÓI ĐẦU  
Thực hiện thông báo số: 935/TB-ĐHPVĐ của Hiệu trưởng trường Đại học  
Phạm Văn Đồng về việc triển khai đưa bài giảng lên website nhằm tạo điều kiện cho  
sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu học tập, qua đó đáp ứng yêu cầu đổi mới đào  
tạo theo hệ thống tín chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường,  
chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng môn Cờ Vua với thời lượng  
02 tín chỉ, giảng dạy 45 tiết (lý thuyết 15t, thực hành 30t), dùng cho sinh viên ngành  
Cao đẳng Sư phạm Giáo dục thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng.  
Chương trình đào tạo cử nhân CĐSP GDTC yêu cầu phải nắm vững kiến thức,  
kỹ năng thực hành kỹ thuật môn Cờ Vua và ứng dụng nó trong thực tiễn GDTC, huấn  
luyện thể thao ở cơ sở: Đây chính là phần kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ rất quan  
trọng của người giáo viên GDTC.  
Cờ Vua là môn thể thao có tác dụng phát triển tư duy lôgic, luyện trí thông  
minh, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỉ luật, kiên cường, bình  
tĩnh, luyện mưu trí, óc sáng tạo; luyện cách nhìn xa trông rộng, biết cách phân tích  
tổng hợp tình hình một cách khách quan khoa học, rèn luyện cách làm việc có kế  
hoạch, tính quyết đoán và táo bạo trong xử lí tình huống.  
Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống các tri thức cơ bản trong môn cờ  
vua, các phương pháp giảng dạy, tập luyện, luật cờ vua, phương pháp tổ chức thi đấu  
và làm trọng tài môn Cờ Vua.  
Đề cương bài giảng được biên soạn dựa trên giáo trình qui định của Bộ Giáo  
dục-Đào tạo, kết hợp với các tài liệu, sách tham khảo có liên quan, theo hướng tập  
trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh  
viên, nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình.  
Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết hợp  
với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong ôn tập, ngoại khóa, tự học và thảo  
luận nhóm để nắm chắc các nội dung trọng tâm của bài giảng, đồng thời có thể vận  
dụng vào hoạt động rèn luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn công tác  
sau này.  
2
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi chân  
thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của quí thầy cô giáo, các đồng nghiệp  
và các bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng hoàn chỉnh.  
Xin chân thành cảm ơn!  
TÁC GIẢ  
DƯƠNG LÊ BÌNH  
3
DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT  
FIDE  
Liên đoàn Cờ Vua thế giới  
Huấn luyện viên  
HLV  
ĐHPVĐ  
CĐSP  
HSSV  
GDTC  
NXB  
Đại học Phạm Văn Đồng  
Cao đẳng Sư phạm  
Học sinh, sinh viên  
Giáo dục thể chất  
Nhà xuất bản  
TDTT  
VĐV  
Thể dục thể thao  
Vận động viên  
ĐKTQT  
Đại kiện tướng Quốc tế  
4
Chương 1  
NHỮNG TRI THỨC CƠ BẢN TRONG CỜ VUA  
1.1. Nguồn gốc, lịch sphát trin, đặc điểm, tác dụng của môn Cờ Vua  
1.1.1. Nguồn gốc của môn Cờ Vua  
CVua xut hin ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI sau Công nguyên. Cho đến ngày  
nay, người ta vẫn không biết chính xác ngày tháng nào và ai là người khi xướng ra  
trò chơi này, chbiết rng đây là mt trò chơi phc tp về đủ mi phương din: Bàn  
c, hình thc quân, nht là lut chơi, phong cách, đường li, chiến thut và chiến  
lược. Do vy, CVua không phi là sn phm ca mt người nào mà là mt trò chơi  
trí tuca cmt tp thca các dân tc Phương Đông. Trải qua nhiều thế hệ, trò  
chơi này đã phát triển thành môn thể thao cuốn hút hàng triệu triệu người tham gia  
tập luyện và thi đấu như ngày nay. Có thể nói rằng, Cờ Vua xuất hiện là do nhu cầu  
của đời sống loài người nhằm phát triển trí tuệ, luyện cách suy nghĩ, cách tính toán  
và là sự đấu tranh với nhau về mặt lí trí mà bắt đầu cuộc đấu này với nhiều điều kiện  
như nhau, không có yếu tố ngẫu nhiên, trong đó ai là người thông minh hơn sẽ thắng  
cuộc.  
Ở Ấn Độ người ta gi trò chơi này là "Chatugara" có nghĩa là “04 thành viên”  
phù hp vi bn loi binh chng ca quân đội thi by giờ đó là: Chiến xa, tượng xa,  
kbinh và lc quân. Như vy có thcho rng, CVua ra đời cùng vi shình thành  
và phát trin ca nghthut quân s; nghthuật: “Bài binh bố trận” và “Điều binh  
khin tướng”.  
5
1.1.2. Lịch sử phát triển Cờ Vua trên thế giới  
Từ Ấn Độ trò chơi này được chuyn sang Trung Á, ở Ả rp, nó được mang tên  
là "Satơrăng", sau đó Satơrăng theo nhng cuc chiến tranh buôn bán du nhp vào  
Tây Ban Nha, Italia ri lan rng ra khp châu Âu.  
Châu Âu, SaTơRăng được mang tên mi mi nước như: Schanh (Đức);  
Szchung (Ba Lan), Chess (Anh), E chess (Pháp)…  
Vào cui thế kthXV đến đầu thế kXVI, lut chơi CVua bt đầu được  
hình thành. Đến thế kXVI-XVII các trường phái cbt đầu xut hin vi tư tưởng  
chủ đạo là Phi hp chiến thut (Tạo ra tính năng động ca các quân c, nhng đòn  
phi hp đẹp mắt, nhiều nước đi mang lại hiệu quả bất ngờ, tạo ra những tình thế  
chiếu hết sức chớp nhoáng…).  
Sang thế kthXVIII, CVua đi sâu vào Châu Âu, khi đó Paris trthành trung  
tâm CVua. Vào thi kì này A.Philiđô (1726 -1795) VĐV CVua người Pháp đã  
đưa ra công chúng mt li chơi mi. Li chơi thế trn liên hoàn (Nói đến cách chơi  
bng các Tt, chúng là linh hn ca ván c, chí có chúng mi to ra thế trn công  
hay phòng th, cách btrí ca chúng squyết định sphn ca ván c.)  
Cũng trong thi kì này, nổi lên các quán quân thành nôđôma (Italia) Đenriô,  
Posiani đưa ra lối chơi thoáng và phối hợp, đó là vũ khí chính của cuộc đấu. Những  
nhà chơi cli lc thành Nôđôma đi đến kết luận: “Thành công ca ván ckhông chỉ  
phthuc vào tn công và nghlc mà còn phthuc vào giai đon tàn cuc. Ai là  
người biết chơi khôn ngoan hơn thì sthng cuộc”.  
Thế kthXIX là skết hp hài hoà gia li chơi phi hp chiến thut và li  
chơi thế trn liên hoàn do các VĐV ni tiếng như: Vimhem Xtâynic, Alecxanđơ  
Pêtơrp, Mikhain Trigôrin… đưa ra, và đây cũng chính là nhng trường phái mnh  
ca CVua hin đại. Trong thi kì này Philip Xtamma đã đi vào lch smôn cvua  
vì là người có công nghiên cu để hoàn thin các kí hiu trên bàn c(Hàng, ô, ct)  
Năm 1883, mt thợ đồng hngười Anh tên là Uyxơn đã sáng chế ra đồng hồ  
chuyên dng trong thi đấu cvua.  
Năm 1886, gii vô địch cvua thế gii ln đầu tiên được tchc, ti năm 1927  
gii vô địch dành cho nmi được tchc  
6
Năm 1924, Liên đoàn CVua thế gii được thành lp ti Paris Pháp  
(Féderation Internationale Des Echess Viết tt là FIDE).  
1.1.3. Lch sphát trin CVua Vit Nam:  
Tchc tin thân ca Liên đoàn cVit nam là Hi ctướng Vit nam, được  
thành lp ngày 14/02/1965 ti Nhà khai trí kiến thc, do bác sĩ Đình Thám làm  
Hi trưởng.  
Tháng 8/1976, Vit Nam nhn được thư mi tham dcuc thi đấu CVua do  
Liên đoàn ccác nước rp tchc vi tư cách là quan sát viên.  
Năm 1978, Tng cc TDTT đã ra chths73/CT để hướng dn phong trào cờ  
vua rng rãi trong mi tng lp nhân dân, nht là đối vi thanh thiếu niên, hc sinh.  
Ngày 05/08/1980, BGiáo dc và đào to đã ra văn bn s1787/TDQS vvic  
chính thc đưa cVua vào ging dy trong các trường Cao đẳng, Đại hc sư phm  
và trường Đại hc TDTT trên phm vi toàn quc.  
Ngày 15/12/1980, Hi cờ được thành lp li, lấy tên là Hi cVit nam do ông  
HTrúc, Thtrưởng BGiáo dc và Đào to làm Hi trưởng; Từ đó cvua Vit  
Nam bước đầu phát trin sâu rng mi đối tượng trong xã hi.  
Tháng 10/1984, Hi cVit Nam chính thc là thành viên ca Liên đoàn cờ  
Vua Châu Á; năm 1988, Vit Nam chính thc được công nhn là thành viên ca Liên  
đoàn CVua thế gii (FIDE). Cui năm 1991, Hi ctchc Đại hi toàn quc ln  
thhai và đổi tên thành liên đoàn cVit Nam, do ông Nguyn Hu Th, tng biên  
tp báo Nhân dân làm Chtch.  
Hàng năm, giải Cờ vua cho các đối tượng được tchc rng rãi vi các gii  
đỉnh cao, gii các đấu thmnh, gii cvua tr, gii cvua cho HSSV, gii Hi khoẻ  
phù đổng. Ngoài các gii trong nước, đội tuyn cvua Quc gia vi các la tui đã  
được hình thành thông qua các gii Toàn quc, các đội tuyn đó thường xuyên tham  
dcác gii thi đấu Quc tế đã thu được không ít nhng thành công. Hin nay Cờ  
Vua Vit nam có rt nhiu VĐV gii như: ĐKTQT Nguyn Ngc Trường Sơn, Lê  
Quang Liêm…  
* Kỷ lục của cờ vua Việt Nam:  
7
1. Đào Thiên Hải: là đại kiện tướng đầu tiên của Việt Nam và là kì thủ Việt  
Nam đầu tiên vô địch một giải thế giới (giải trẻ U16 thế giới).  
2. Nguyễn Ngọc Trường Sơn: (sinh 28 tháng 2 năm 1990) hiện đang sống  
Nam. Theo xếp hạng hiện tại của FIDE, anh là kì thủ số 2 của Việt Nam. Năm  
2000 giành được huy chương vàng vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi không quá 10 tại  
Tây Ban Nha. Năm 2004, Sơn trở thành đại kiện tướng cờ vua khi mới 14 tuổi 10  
tháng và là một trong số ít các kì thủ đạt được danh hiệu đại kiện tướng khi chưa tới  
15 tuổi.  
3. Lê Quang Liêm: (sinh ngày 13 tháng 3 năm 1991) Trong bảng xếp hạng hiện  
tại của FIDE, Liêm là kỳ thủ hệ số Elo cao nhất Việt Nam. Anh là nhà đương kim  
vô địch thế giới nội dung cờ chớp. Anh đoạt ngôi quán quân giải vô địch cờ vua thế  
giới lứa tuổi dưới 14 vào năm 2005, 2 lần huy chương bạc giải cờ vua trẻ thế giới lứa  
tuổi 10 và 12 (năm 2001 và 2003), huy chương vàng giải vô địch cờ vua châu Á lứa  
tuổi dưới 16 năm 2006. Ngoài ra, Lê Quang Liêm còn đoạt một số huy chương vàng  
ở cấp khu vực Đông Nam Á. Sau thành tích thi đấu xuất sắc tại giải Olympiad cờ vua  
thế giới năm 2006 tổ chức tại Ý thắng 5 đại kiện tướng quốc tế, hòa 3 đại kiện tướng  
quốc tế khác, Liêm được đặc cách phong lên đại kiện tướng quốc tế.  
4. Nguyễn Anh Khôi (sinh 2002) là một vận đông viên cờ vua Việt Nam, vô  
địch thế giới lứa tuổi U10 (không quá 10 tuổi) năm 2012 với số điểm tuyệt đối 11  
điểm / 11 ván.  
5. Nguyễn Lê Cẩm Hiền (sinh 2007) vô địch thế giới lứa tuổi U8 năm 2015,  
đã trở thành kỳ thủ thứ ba của Việt Nam sau Trường Sơn (năm 1999) và Nguyễn Anh  
Khôi (năm 2012, 2014) có được danh hiệu vô địch thế giới lứa tuổi trẻ.  
1.1.4. Đặc điểm, tác dụng của môn Cờ Vua.  
8
Cờ Vua là môn thể thao có đặc trưng là ít đòi hỏi cao về các tố chất thể lực, song  
lại có yêu cầu cao về sự bền bỉ, mưu trí, thông minh, óc sáng tạo ở người chơi. Chính  
vì vậy, Cờ Vua phù hợp với con người và có điều kiện phát triển ở Việt Nam.  
Chơi cờ không đòi hỏi dụng cụ, sân bãi phức tạp như một số môn thể thao khác,  
tập luyện không đòi hỏi cần thiết phải đông người, hình thức tập luyện phong phú, đa  
dạng, có thể tự mình nghiên cứu tài liệu sách báo, máy đánh cờ, hoặc chơi trên máy  
vi tính tùy theo từng trình độ khác nhau.  
Cờ Vua là môn thể thao có tác dụng phát triển tư duy lôgic, luyện trí thông minh,  
giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỉ luật, kiên cường, bình tĩnh,  
luyện mưu trí, óc sáng tạo; luyện cách nhìn xa trông rộng, biết cách phân tích tổng  
hợp tình hình một cách khách quan khoa học, rèn luyện cách làm việc có kế hoạch,  
tính quyết đoán và táo bạo trong xử lí tình huống.  
Chơi Cờ Vua chính là góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng  
cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, thực hiện việc trao đổi văn hóa TDTT  
với các nước trên thế giới. Chơi cờ là một môn giải trí tao nhã, tạo ra cảm giác sảng  
khoái, bởi có sự biến hóa kì diệu trong mỗi nước cờ, mỗi thế biến.  
* Câu hỏi ôn tập:  
1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển môn Cờ vua  
2. Tác dụng của môn Cờ vua  
* Câu hỏi thảo luận:  
1. Lịch sử phát triển Cờ Vua trên thế giới và Việt Nam?  
1.2. Bàn cờ, quân cờ:  
1.2.1. Mc đích ván c:  
Mc đích ca ván clà mi bên phi thc hin chiến thut, chiến lược, sdng  
các quân thông qua nhng nước đi đúng lut để chiếu hết Vua ca đối phương hoc  
gihòa trong điu kin không ththng được.  
1.2.2. Cu to bàn c:  
Bàn clà mt hình vuông chia thành 64 ô vuông nhbng nhau, các ô nhỏ đó  
được tô màu đậm, nht xen knhau gi là ô c. Mi ô ccó kí hiu riêng, tên ca ô  
cờ được mang là chcái ca ct dc và sca hàng ngang giao nhau ti ô đó.  
9
Các ô cni vi nhau to thành mt đường thng tphi qua trái đấu thgi là  
các hàng ngang được kí hiu bng st1-8 tính từ đấu thcm quân trng ti đấu  
thcm quân đen.  
Các ô cni vi nhau to thành mt đường thng từ đấu thnày ti đấu thkia  
gi là các ct dc, được kí hiu bng các chcái a, b, c, d, e, f, g, h  
Các ô cni vi nhau bng góc ô cto thành mt đường thng (ô cùng màu)  
gi là đường chéo, tên các đường chéo được mang là tên ca ô cờ đu và ô ccui.  
1.2.3. Các qui ước:  
Trên bàn c:  
- Phía dưới thuc đấu thcm quân trng  
- Phía trên thuc đấu thcm quân đen.  
- Bàn cờ để đúng là góc bàn cphía tay phi ca mi đấu thlà ô màu  
sáng.  
Chia dc bàn c:  
- Tct a đến ct d: gi là cánh Hu  
- Tct e đến ct h: gi là cách Vua  
- Khu trung tâm gm 4 ô: e4, e5, d4, d5  
Khu trung tâm mrng gm 16 ô: c3c6, d3d6, e3e6, f3f6  
-
1.2.4. Quân c:  
10  
Mỗi người sẽ bắt đầu ván cờ với 16 quân cờ. Các quân cờ của mỗi bên bao gồm  
.
Các quân cờ vua  
1.2.5. Vtrí ban đầu và kí hiu các quân c:  
- Hàng ngang 1-2 thuc đấu thcm qun trng.  
- Hàng ngang 7-8 thuc đấu thcm quân đen.  
Vtrí quân  
Trng  
e1  
Đen  
e8  
KH(TV) Tiếng Anh Tiếng Pháp  
Vua  
V
H
X
T
K(King)  
R(Roi)  
Hu  
Xe  
`
d1  
d8  
Q(Queen)  
R(Rook)  
D(Dame)  
T(Tour)  
a1h1  
c1 f1  
b1,g1  
a8h8  
c8 f8  
b8,g8  
Tượng  
Mã  
B(Bishop)  
N(Knight)  
F(Crazy)  
C(Cavalier)  
M
Tt  
Hàng ngang 2 Hàng ngang 7  
11  
1.3. Cách đi và ăn quân:  
- Quân Tượng: Đi hoc bt quân theo đường chéo, mi nước có thể đi mt hoc  
nhiu ô tuý.  
12  
- Quân Xe: Đi hoc bt quân trên hàng ngang, ct dc, mi nước có thể đi mt hoc  
nhiu ô tuý.  
- Quân Mã: Đi hoc bt quân theo đường chéo ca mt hình chnht có mt cnh là  
2 ô và mt cnh là 3 ô ktô nó đang đứng.  
13  
* Lưu ý:  
-
-
Mã luôn di chuyn đến ô khác màu vi ô nó đang đứng.  
Khi di chuyn không bcn (trnhng quân khác cùng bên đứng ngay ô  
nó mun đến).  
- Quân Hu: Đi và bt quân theo ct dc, hàng ngang, đường chéo; mi nước có thể  
đi mt hoc nhiu ô tuý. (H = X+ T)  
- Quân Vua: Đi tng ô mt vtt ccác hướng, mà ô đó không bquân đối  
phương kim soát.  
14  
- Quân Tt: Đi mt hoc hai ô tuý, tvtrí ban đầu, sau đó đi tng ô mt về  
trước trên ct dc. Được quyn ăn quân đối phương trên mt ô theo đường chéo lin  
vi ô nó đang đứng vphía trước.  
15  
1.4. Các nước đi đặc biệt trong cờ Vua:  
1.4.1. Nước Nhập thành:  
- Mục đích: Đưa Vua vào nơi an toàn nếu có nguy cơ bị đối phương tấn công,  
đồng thời đưa quân Xe ra để phòng thủ và tấn công.  
- Cách thực hiện: Nhập thành là nước đi của quân Vua và một trong hai quân  
Xe cùng màu, tính chung là nước đi của quân Vua, được thực hiện như sau: Quân  
Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu về phía quân Xe tham gia nhập thành,  
sau đó quân Xe nhảy qua ô quân Vua vừa đến để đứng cạnh quân Vua.  
- Nguyên tắc nhập thành:  
* Được nhập thành:  
16  
+ Khi quân Vua, Xe tham gia nhập thành chưa di chuyển.  
+ Giữa quân Vua và quân Xe không có quân nào đứng (Kể cả quân đối phương)  
* Không được nhập thành:  
+ Khi quân Vua đã di chuyển (hết quyền nhập thành)  
+ Khi quân Xe hướng nhập thành đã di chuyển.  
* Tạm thời không được nhập thành:  
Ô Vua đang đứng (đang bị chiếu), ô Vua định đi qua và ô Vua sẽ đến đang bị  
quân đối phương kiểm soát; giữa quân Vua và quân Xe tham gia nhập thành còn có  
quân khác đứng (kể cả quân cùng và khác màu).  
* Một số qui định về luật khi nhập thành:  
Nhập thành là nước đi của Vua nên phải di chuyển Vua trước rồi mới đến Xe,  
nếu chạm tay vào quân Xe trước rồi sau đó mới chạm vào quân Vua thì không được  
nhập thành về phía quân Xe đó mà phải di chuyển quân Xe đó nếu nước đi này đúng  
luật. Nếu các nước đi này không đúng luật thì mới đi một nước đi hợp lệ khác.  
Theo qui ước có thể nhập thành về cả hai phía:  
+ Nhập thành theo cánh Hậu: Gọi là nhập thành xa KH: 0 - 0 - 0.  
17  
+ Nhập thành theo cánh Vua: Gọi là nhập thành gần KH: 0 - 0  
*Lưu ý: Khi thực hiện nhập thành trên thực tế, theo luật của FIDE, bao giờ cũng  
phải di chuyển Vua trước và thực hiện bằng một tay duy nhất.  
1.4.2. Nước bắt Tốt qua đường: (en passant)  
- Là khi quân Tốt tới được hàng ngang 5 đối với quân trắng và hàng ngang 4  
đối với quân đen thì gọi là Tốt quá cảnh. Khi một quân Tốt quá cảnh mà quân Tốt  
của đối phương ở cột liền kề với nó (liền kề với tốt quá cảnh) thực hiện nước đi hai ô  
đến ô cạnh quân Tốt quá cảnh đứng (theo hàng ngang) thì quân Tốt quá cảnh có quyền  
ăn quân Tốt đi hai ô; nước đi này gọi là nước bắt Tốt qua đường.  
- Quyền bắt Tốt qua đường chỉ thực hiện sau nước đi hai ô của đối phương. Nếu  
Tốt bị ăn (tốt đi hai ô) được bỏ ra ngoài bàn cờ; Tốt quá cảnh được đặt vào vị trí mà  
nó có quyền ăn quân.  
18  
1.4.3. Nước phong cấp:  
Khi một quân Tốt tới hàng ngang cuối của đối phương thì được phong cấp, việc  
phong cấp được thay bằng một trong bốn quân H, X, T, M và có hiệu lực ngay.  
1.5. Hoàn thành ván cờ:  
1.5.1. Ván cờ thắng.  
- Đấu thủ thắng ván cờ khi chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ,  
ván cờ ngay lập tức kết thúc.  
- Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua, ván cờ kết thúc ngay  
lúc đó.  
1.5.2. Ván cờ hòa.  
- Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết  
Vua đối phương bằng các nước đi hợp lệ.  
19  
- Ván cờ hoà khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ và Vua đấu thủ đó  
không bị chiếu. Ván cờ kết thúc ở thế "hết nước đi", thuật ngữ Cờ vua gọi là: “Pat”.  
- Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình thi đấu, ván cờ  
kết thúc ngay lúc đó.  
- Ván cờ hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần.  
- Ván cờ hoà nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau không có sự di  
chuyển Tốt và không có nước bắt quân nào.  
1.5.3. Ván cthua.  
- Một trong hai bên bị đối phương chiếu hết. (stalemate)  
- Một trong hai đấu thủ xin thua.  
- Một trong hai đấu thủ hết thời gian mà không thực hiện đủ số nước đi qui định  
(trừ trường hợp đối phương chỉ còn mình Vua thì coi như hoà cờ ).  
- Đấu thủ đến muộn giờ qui định.  
- Đấu thủ không thực hiện đúng luật. Nếu cả hai đấu thủ đều không thực hiện  
đúng luật hoặc cả hai đều đến trễ giờ qui định thì cả hai đều thua cờ.  
1.6. Giá trị tương đối của các quân cờ:  
- Để tiện cho việc đổi và bắt quân đối phương; chúng ta phải biết giá trị tương  
đối của các quân cờ:  
+Tốt:  
1 điểm  
+Mã = Tượng:  
+Xe:  
3 điểm  
4,5 – 5 điểm  
9 điểm  
+Hậu:  
- Căn cứ vào giá trị từng quân người ta liệt các loại quân Mã, Tượng vào loại  
quân nhẹ; Xe, Hậu là loại quân nặng. Theo thang điểm trên, khi đổi quân bên nào ít  
mất điểm hơn thì bên đó có ưu thế về lực lượng.  
- Không thể định giá trị cho quân Vua vì khi mất Vua (đối phương chiếu hết) là  
thua cuộc. Do việc mất Vua tương đương với thua cờ nên giá trị của nó là vô hạn,  
trong cờ tàn nó khoảng 3,5 điểm. Trong lập trình cờ vua, thường người ta cho Vua  
một giá trị rất lớn nào đó (chẳng hạn 2000 điểm).  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 83 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cờ vua - Trường Đại học Phạm Văn Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_vua_truong_dai_hoc_pham_van_dong.pdf