Tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp VietcomBank tại TP. Hồ Chí Minh

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật  
TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐẾN SỰ HÀI LÒNG  
CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG: NGHIÊN  
CỨU TRƯỜNG HỢP VIETCOMBANK TẠI TP.HỒ CHÍ MINH  
FACTORS AFFECTING SERVICE QUALITY TO CUSTOMER SATISFACTION FOR  
COMERCIAL BANKS: CASE OF VIETCOMBANK IN HOCHIMINH CITY  
Nguyễn Văn Thụy(*)  
TÓM TẮT  
Khách hàng là nhân tố quyết định sự t̀n tại  
ABSTRACT  
Customers are the key factor to exist  
và phát trỉn c̉a một ngân hàng. Nghiên cứu  
này được thực hiện nhằm khám phá ra các nhân  
tố tác động lên sự hài lòng về chất lượng dịch  
vụ c̉a khách hàng đối v́i ngân hàng thương  
mại Vietcombank tại Thành Phố H̀ Ch́ Minh.  
Phương pháp nghiên cứu định lượng đã được  
thực hiện v́i đối tượng nghiên cứu là các khách  
hàng đang trực tiếp thực hiện giao dịch tại ngân  
hàng. Có 347 phiếu điều tra hợp lệ được xử lý  
thông qua phân t́ch nhân tố khám phá (EFA)  
và kỉm định các giả thuyết nghiên cứu bằng  
h̀i quy tuyến t́nh. Kết quả cho thấy, các nhân  
tố sự tin cậy, hệ thống, sự đảm bảo, lãi suất và  
ph́, các yếu tố hữu h̀nh (cơ sở vật chất và bỉu  
m̃u có ảnh hưởng t́ch cực lên sự th̉a mãn c̉a  
khách hàng v́i ngân hàng Vietcombank tại H̀  
Ch́ Minh. Trong đó, nhấn mạnh tầm quan tṛng  
c̉a hai yếu tố lãi suất & ph́ sử dụng dịch vụ và  
hệ thống trong việc cải thiện mức độ hài lòng  
c̉a khách hàng v́i dịch vụ từ đó nâng cao lòng  
trung thành v́i ngân hàng.  
and develop of banks. This study was conducted  
to discover factors affecting satisfaction on  
service quality for commercial banks – case in  
Vietcombank Ho Chi Minh city. Quantitative  
research methods have been made with the  
object of study is the direct customers conduct  
transactions at the bank. There are 347  
responses were processed through Exploration  
Factor Analysis (EFA) and ANOVA test to test  
the research hypotheses. The results showed  
that the reliability, system, assurance, interest  
rates and fees, the tangibles have a positive  
effect on customer satisfaction to Vietcombank  
that they are using. In particular, emphasized  
the importance of two factors interest rates &  
fees and system to improve the level of customer  
satisfaction with services thus improving loyalty  
to the bank.  
Keywords: satisfaction, service quality,  
reliability, system, assurance, tangibles, empathy,  
responsiveness, interest rates and fees.  
Từ khoá: Sự hài lòng, chất lượng dịch vụ  
1. GIỚI THIỆU  
các ngân hàng luôn hướng tới làm thế nào để đem  
đến cho khách hàng sự hài lòng và thỏa mãn khi  
sử dụng dịch vụ tại ngân hàng mình và thu hút  
khách hàng mới sử dụng dịch vụ. Do vậy, yêu  
cầu đặt ra đối với các ngân hàng phải nhận diện  
được các nhân tố làm hài lòng khách hàng và định  
lượng nó. Như vậy, trong bài nghiên cứu này tôi sẽ  
trình bày 3 vấn đề (i) Hệ thống hoá cơ sở lý luận  
về các yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng  
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay,  
khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu, đòi hỏi  
được đáp ứng. Nhiều chuyên gia nhận định rằng  
khách hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại của  
doanh nghiệp. Ngân hàng muốn cạnh tranh bền  
vững không thể không quan tâm đến việc giữ  
khách hàng sẵn có và thu hút khách hàng tiềm  
năng. Biết được tầm quan trọng của khách hàng,  
(*) TS. GV. Khoa Quản trị Kinh doanh – Trừng Đại ḥc Ngân hàng TP. H̀ Ch́ Minh. Email: thuybanker@yahoo.com  
56  
Tác động của chất lượng dịch vụ . . .  
trong lĩnh vực ngân hàng; (ii) Phân tích các yếu tố  
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với  
ngân hàng Vietcombank tại Hồ Chí Minh; (iii) Kết  
luận và gợi ý.  
Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, cũng đã  
có rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về chất  
lượng dịch vụ ngân hàng và họ đều có cùng một  
nhận định rằng chất lượng dịch vụ tạo lợi thế cạnh  
tranh cho ngân hàng. Berry & cộng sự (1988) cho  
rằng chất lượng dịch vụ rất quan trọng để phân  
khúc được các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán  
lẻ cũng như trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân  
hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận nhận ra rằng  
muốn giữ chân khách hàng phải có chất lượng  
dịch vụ tốt, ngược lại khách hàng sẽ rời bỏ ngân  
hàng. Lewis (1993) thì chỉ ra rằng chất lượng  
dịch vụ là phương tiện hữu hiệu nhất để tạo được  
lợi thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. Roger  
(1995) cho rằng muốn thiết lập lợi thế cạnh tranh,  
ngân hàng phải đo lường và xác định mức độ chất  
lượng dịch vụ ngân hàng để giữ chân khách hàng  
và đáp ứng được các nhu cầu cùa họ.  
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH  
NGHIÊN CỨU  
2.1. Khái niệm dịch vụ  
Theo quan điểm của Zeithaml & Bitner  
(2000): “Dịch vụ là những hành vi, quá trình,  
cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm  
tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn  
nhu cầu và mong đợi của khách hàng”. Còn theo  
chuyên gia marketing Philip Kotler, ông cho  
rằng “Dịch vụ là mọi hoạt động hay lợi ích mà  
một bên có thể cung cấp cho bên kia, chủ yếu là  
vô hình, không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì  
đó, sản phẩm của nó có thể gắn hay không gắn  
với một sản phẩm vật chất”. Theo TCVN ISO  
8402:1999: “Dịch vụ là kết quả tạo ra để đáp  
ứng yêu cầu của khách hàng bằng các hoạt động  
tiếp xúc giữa người cung cấp - khách hàng và  
các hoạt động nội bộ của người cung cấp”.  
2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ  
và sự hài lòng của khách hàng  
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự  
hài lòng của khách hàng đã được nghiên cứu  
nhiều trong các tài liệu, nhận định chung của các  
nhà nghiên cứu cho rằng đây là hai khái niệm  
riêng biệt, chất lượng dịch vụ là nguyên nhân  
dẫn đến sự hài lòng. Theo Parasuraman & cộng  
sự (1988) chất lượng dịch vụ và sự hài lòng tuy  
là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ  
chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ.  
Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của  
khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên  
sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ,  
còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan tâm đến  
các thành phần cụ thể của dịch vụ. Theo Oliver  
(1993), Cronin & Taylor (1992), đã kiểm định  
mối quan hệ này và kết luận rằng chất lượng  
dịch vụ dẫn đến sự hài lòng của khách hàng.  
Chất lượng dịch vụ liên quan đến cung cấp dịch  
vụ, còn sự hài lòng chỉ đánh giá được sau khi  
đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải  
thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách  
hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng hài lòng  
với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu  
2.2. Khái niệm chất lượng dịch vụ:  
Theo Parasurman, Zeithaml và Berry  
(1988): “Chất lượng dịch vụ được xem như  
khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận  
thức của khách hàng khi sử dụng dịch vụ”.  
Theo Feigenbaum “Chất lượng là quyết  
định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực  
tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường  
dựa trên những yêu cầu của khách hàng, những  
yêu cầu này có thể được hoặc không được nêu  
ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận,  
hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn  
và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị  
trường cạnh tranh”.  
Theo Zeithaml (1987): “Chất lượng dịch vụ  
là sự đánh giá của khách hàng về tính siêu việt  
và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể. Nó  
là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự  
so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận  
thức về những thứ ta nhận được”.  
57  
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật  
khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng cao,  
thì họ sẽ hài lòng với dịch vụ đó. Ngược lại,  
nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng  
thấp, thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện.  
Giả thuyết H1: Có mối tương quan dương  
giữa hệ thống và sự hài lòng của khách hàng về  
chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
2.4.3. Mức độ tin cậy (Reliability - REL)  
2.4. Các khái niệm nghiên cứu  
Độ tin cậy được hiểu là khả năng thực hiện  
dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu  
tiên, năng lực của nhân viên để thi hành lời hứa  
một cách chính xác. Độ tin cậy là thành phần chất  
lượng dịch vụ được nghiên cứu như: Karatepe &  
cộng sự (2005); Manshor và cộng sự (2011),….  
Theo Kwan & Hee (1994), Yavas & cộng sự  
(2004) độ tin cậy là thành phần quan trọng nhất.  
Nghiên cứu của Newman & Cowling (1994),  
Tahir & Bakar (2007) thì độ tin cậy không phải  
là thành phần quan trọng nhất mà chỉ đứng ở vị  
trí thứ 2 hoặc thứ 3. Qua nhiều nghiên cứu như  
trên, ta có thể nhìn thấy rằng độ tin cậy là một  
thành phần của chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
Vậy giả thuyết đặt ra rằng độ tin cậy có tác dộng  
đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng  
dịch vụ ngân hàng.  
2.4.1. Sự hài lòng về dịch vụ (Satisfaction  
- SAS )  
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự  
hài lòng của khách hàng. Theo Kotler và Keller  
(2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm  
giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh  
nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của  
người đó. Theo đó, sự hài lòng có ba cấp độ sau:  
- Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ  
vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn.  
- Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách  
hàng cảm nhận thỏa mãn.  
- Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách  
hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc thích thú.  
2.4.2. Hệ thống cung ứng dịch vụ  
(Systemization of service delivery - SYS)  
Giả thuyết H2: Có mối tương quan dương  
giữa độ tin cậy và sự hài lòng của khách hàng về  
chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
Hệ thống hoá cung ứng dịch vụ là việc sắp  
xếp có trật tự và cung cấp dịch vụ ngân hàng  
thông qua các thủ tục và quy trình hiệu quả,  
được đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa. Các ngân  
hàng ngoài những quy trình dịch vụ bắt buộc,  
còn có những quy trình linh động theo mỗi  
ngân hàng. Việc một ngân hàng có quy trình  
thủ tục nhanh gọn, hợp lý góp phần vào việc  
đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh  
nhất và chính xác nhất, từ đó có thể làm hài  
lòng khách hàng. Nghiên cứu của Abdullah  
và cộng sự (2010) tại Malaysia khẳng định hệ  
thống cung ứng dịch vụ là thành phần quan  
trọng nhất của chất lượng dịch vụ ngân hàng  
ảnh hưởng đến nhận thức tổng thể của khách  
hàng về chất lượng dịch vụ. Nói cách khác,  
khách hàng nhận thức hệ thống dịch vụ là quan  
trọng hơn các thành phần khác trong việc xác  
định chất lượng của các dịch vụ mà họ nhận  
được. Vậy giả thuyết đặt ra là hệ thống có ảnh  
hưởng đến sự hài lòng của khách hàng?  
2.4.4. Sự đồng cảm (Empathyness - EMP )  
Đồng cảm được hiểu là việc quan tâm chăm  
sóc đến từng cá nhân khách hàng. Nghiên cứu  
gần đây nhất của Ladhari và cộng sự (2010)  
nghiên cứu về sự khác biệt chất lượng dịch vụ  
tại Canada và Tunisia kết luận rằng sự đồng  
cảm là yếu tố quan trọng nhất trong thành phần  
chất lượng dịch vụ tại Canada. Nhận định này  
đúng trong nghiên cứu của Newman & Cowling  
(1994); Lasser & cộng sự (2002) và cũng phù  
hợp với nghiên cứu của Karatepe và cộng sự  
(2005), Newman (2001) (đồng cảm là thành  
phần quan trọng thứ 2). Tuy nhiên, cũng có các  
nghiên cứu cho rằng sự đồng cảm là thành phần  
ít quan trọng nhất (Beerli và cộng sự, 2004;  
Tahir & Bakar, 2007). Nhìn chung, sự đồng cảm  
là thành phần của chất lượng dịch vụ, tác giả có  
giả thuyết như sau:  
58  
Tác động của chất lượng dịch vụ . . .  
sử dụng dịch vụ là thành phần quan trọng thứ 3.  
Tại ngân hàng tại Việt Nam chi phí giao dịch  
và sử dụng dịch vụ có phải là thành phần chất  
lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của  
khách hàng hay không, đó là giả thuyết được đặt  
ra ở đây:  
Giả thuyết H5: Có mối tương quan giữa chi  
phí giao dịch và sử dụng dịch vụ với sự hài lòng  
của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
Giả thuyết H3: Có mối tương quan dương  
giữa sự đồng cảm và sự hài lòng của khách hàng  
về chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
2.4.5. Khả năng đáp ứng  
(Responsiveness - RES)  
Khả năng đáp ứng thể hiện qua sự mong  
muốn và sẵn sàng của nhân viên cung cấp dịch  
vụ kịp thời cho khách hàng. Nếu trong nghiên  
cứu của Ladhari và cộng sự (2010) nghiên cứu  
về sự khác biệt chất lượng dịch vụ tại Canada  
và Tunisia kết luận rằng sự đồng cảm là yếu tố  
quan trọng nhất trong thành phần chất lượng  
dịch vụ tại ngân hàng ở Canada, thì tại các ngân  
hàng ở Tunisia, độ tin cậy và đáp ứng là thành  
phần quan trọng của chất lượng dịch vụ, đó là  
các yếu tố dự báo quan trọng nhất của sự hài  
lòng và lòng trung thành của khách hàng. Khả  
năng đáp ứng khách hàng cũng được đánh giá  
là thành phần quan trọng của chất lượng dịch  
vụ trong nghiên cứu của Newman (2001), Wang  
và cộng sự (2003), Tahir & Bakar (2007). Việc  
ngân hàng sẵn sàng giúp khách hàng và đáp ứng  
nhanh chóng, chính xác các yêu cầu của khách  
hàng sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng, đó  
là giả thuyết mà tác giả đặt ra để nghiên cứu.  
Giả thuyết H4: Có mối tương quan dương  
giữa khả năng đáp ứng và sự hài lòng của khách  
hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
2.4.7. Phương tiện hữu hình  
(Tangible – TAG)  
Phương tiện hữu hình thể hiện qua ngoại  
hình, trang phục của nhân viên và các trang thiết  
bị, tài sản hữu hình hỗ trợ cho dịch vụ. Hiện nay,  
có nhiều ý kiến trái chiều rằng phương tiện hữu  
hình có là thành phần của chất lượng dịch vụ ngân  
hàng hay không. Theo nghiên cứu của Yavas &  
cộng sự (1997) cho rằng phương tiện hữu hình  
là thành phần quan trọng nhất, trong nghiên cứu  
của Kwan & Hee (1994), Tahir & Bakar (2007)  
chiếm vị trí không cao. Trái ngược với kết luận  
của các nghiên cứu trên, nghiên cứu về sự khác  
biệt chất lượng dịch vụ tại Canada và Tunisia của  
Ladhari và cộng sự (2010) lại khẳng định rằng  
phương tiện hữu hình không quan trọng tại cả  
Canada và Tunisia. Ý kiến của Arasli & cộng sự  
(2005) cho rằng mặc dù các ngân hàng thay đổi  
môi trường, khách hàng vẫn đánh giá chất lượng  
dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong điều kiện của hỗ  
trợ cá nhân, họ nhận được từ các nhân viên, chứ  
không phải là cải tiến kỹ thuật. Còn theo Molina  
& cộng sự (2007), mặc dù công nghệ ngân hàng  
tự động hóa, khách hàng vẫn muốn giao dịch giữa  
người với người. Vì vậy câu hỏi đặt ra rằng liệu  
phương tiện hữu hình có là một thành phần của  
chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng  
của khách hàng hay không?  
2.4.6. Chi phí giao dịch và sử dụng dịch vụ  
(Price & Fees - PRI)  
Chi phí giao dịch và sử dụng dịch vụ là các  
vấn đề liên quan đến chi phí mà khách hàng phải  
bỏ ra. Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào,  
không chỉ trong riêng ngành ngân hàng, chi phí  
khách hàng sẵn sàng bỏ ra để có được hàng hóa  
hay dịch vụ luôn là vấn đề khách hàng và doanh  
nghiệp quan tâm. Để khách hàng có thể chi một  
món tiền để mua hàng hóa, dịch vụ thì bản thân  
hàng hóa dịch vụ đó phải đáp ứng được nhu cầu  
của khách hàng từ đó mới dẫn đến sự hài lòng  
của khách hàng. Nghiên cứu của Bahia & Nantel  
(2000) nghiên cứu về chất lượng dịch vụ ngân  
hàng tại Canada đã cho thấy chi phí giao dịch và  
Giả thuyết H6: Có mối tương quan dương  
giữa phương tiện hữu hình và sự hài lòng của  
khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
2.5. Mô hình nghiên cứu  
Theo như các giả thuyết nêu trên, ta thấy các  
59  
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật  
3.1. Mô tả mẫu  
nhân tố: hệ thống, mức độ tin cậy, sự đồng cảm,  
khả năng đáp ứng, phương tiện hữu hình, chi phí  
giao dịch và sử dụng dịch vụ đều có mối tương  
Theo kết quả khảo sát 347 khách hàng thì thời  
gian sử dụng dịch vụ có 78.1% khách hàng đã sử  
dụng trên 1 năm và 21.9 %. khách hàng sử dụng  
dịch vụ tại VCB dưới 1 năm. Về Trình độ học vấn  
kết quả cho thấy mẫu nghiên cứu đã được dàn trải  
đủ các đối tượng có trình độ học vấn khác nhau,  
trong đó có 49.6% khách hàng có trình độ từ trung  
cấp trở lên, có trình độ đánh giá tốt, phù hợp với  
nghiên cứu của tôi. Về Thu nhập: Trong 347 khách  
hàng được khảo sát, có 23.1% khách hàng có thu  
nhập từ 10-20 triệu/tháng, 53.9% khách hàng có  
thu nhập từ 5-10 triệu, nhóm khách hàng này có  
thu nhập thường xuyên, đối tượng này phù hợp với  
nghiên cứu của tôi.  
3.2. Đánh giá thang đo (Cronbach’sAlpha)  
Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua  
hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và phân tích  
nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng  
để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương  
quan tổng biến (Corrected item total correlation)  
nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn  
khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (Hoàng  
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Độ  
tin cậy được dùng để mô tả độ lỗi của phép đo,  
bởi vì ta không thể biết chính xác mức độ biến  
thiên của biến đúng và biến lỗi, không thể tính  
được trực tiếp mức độ tin cậy của thang đo. Tuy  
nhiên, chúng ta có thể thiết lập độ tin cậy dựa vào  
hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này cho biết mức  
độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi,  
được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và  
mối tương quan giữa các biến (Hoàng Trọng &  
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).  
quan dương với sự hài lòng của khách hàng về  
chất lượng dịch vụ ngân hàng. Ta có mô hình  
nghiên cứu như hình 1.1 dưới đây:  
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, từ  
01/03/2015 – 15/05/2015 đã tiến hành điều tra  
khách hàng đang thực hiện giao dịch tại các chi  
nhánh của ngân hàng Vietcombank tại TP.Hồ Chí  
Minh. Số phiếu phát ra là 400 phiếu và thu về là  
347 phiếu hợp lệ. Phương pháp lấy mẫu thuận  
tiện và phỏng vấn trực tiếp khách hàng đang giao  
dịch với bảng câu hỏi thiết kế theo 6 nhân tố ảnh  
hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về  
dịch vụ ngân hàng và thang điểm từ 1 đến 5.  
Bảng 1: Bảng tổng hợp hệ số Cronbachs alpha  
Hệ số  
Cronbach’s alpha  
STT  
Nhân tố  
1
2
Hệ thống phân phối  
Mức độ tin cậy  
0.876  
0.823  
60  
Tác động của chất lượng dịch vụ . . .  
3
4
5
6
7
Sự đồng cảm  
0.796  
0.818  
0.750  
0.750  
0.866  
Khả năng đáp ứng  
Chi phí giao dịch và sử dụng dịch vụ  
Các phương tiện hữu hình  
Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ  
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra  
Bảng 1 tổng hợp các hệ số Cronbach’s  
alpha, cho thấy các thành phần chất lượng dịch  
vụ và sự hài lòng có độ tin cậy khá cao (từ 0.750  
- 0.876), và có mối tương quan biến tổng đều  
lớn hơn 0,4. Do vậy, tất cả các biến đều phù  
hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá  
EFA tiếp theo.  
KMO<1) phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu  
như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố  
có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.  
(Trọng & Ngọc, 2008).  
- Kiểm định Bartlet’s về tương quan của các  
biến quan sát (Sig<0,005)  
Thang đo chất lượng dịch vụ gồm 29 biến  
quan sát, theo kiểm định Cronbach Alpha thì các  
quan sát này đều phù hợp. Kiểm định KMO và  
Barlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy sig  
= .000 và hệ số KMO rất cao (0.929> 0.5) nên  
điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương  
quan với nhau trong tổng thể và phân tích EFA  
thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.  
3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA  
3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá các  
biến độc lập  
Để nhận diện các nhân tố bảng câu hỏi gồm  
29 biến quan sát với 6 nhân tố được giả định theo  
khung lý thuyết (hình 1). Sử dụng phần mềm  
SPSS – Phân tích nhân tố khám phá (Exploretary  
Factor analysis) cho kết quả kiểm định sau 4 vòng  
với kết quả kiệm định được đảm bảo:  
Phân tích nhân tố lần 1: có 4 biến quan sát  
có hệ số tải nhân tố hơn 0,5 bị loại, đó là: EMP1  
(VCB luôn đặc biệt chú ý đến khách hàng) có  
trọng số nhân tố 0.378 < 0.5; RES2 ( Nhân viên  
VCB luôn sắn sàng giúp đỡ và đáp ứng các yêu  
cầu của khách hàng) có trọng số nhân tố 0.397 <  
0.5; TAG1 (VCB có hệ thống máy móc hiện đại)  
có trọng số nhân tố 0.412 < 0.5; SYS7 (Khách  
hàng luôn được cập nhập thông tin mới nhất về các  
dịch vụ có tại VCB) có trọng số nhân tố 0.45 < 0.5.  
Độ tin cậy của các biến quan sát có hệ số  
truyền tải (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị  
loại, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho  
phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố)  
lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50%.  
- Hệ số (Kaiser – Meyer – Olkin) KMO  
là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp  
của phân tích nhân tố. Trị số của KMO (0.5<  
61  
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật  
Bảng 2: Phân t́ch EFA các thành phần chất lượng dịch vụ  
Nhân tố  
Đồng  
cảm  
Phương tiện  
hữu hình  
Hệ Thống Tin cậy  
Đáp ứng Giá&Phí  
SYS6  
SYS1  
SYS4  
SYS2  
SYS5  
SYS8  
REL3  
REL1  
REL4  
REL2  
REL5  
EMP4  
EMP5  
EMP3  
EMP2  
RES4  
SYS3  
RES1  
RES3  
PRI2  
.719  
.706  
.704  
.677  
.644  
.565  
.732  
.690  
.672  
.659  
.635  
.774  
.640  
.635  
.633  
.743  
.630  
.582  
.554  
.761  
.710  
.640  
PRI1  
PRI3  
TAG3  
TAG4  
TAG2  
.769  
.734  
.602  
.733  
1.01  
Cronbach alpha  
Điểm dừng  
0.86  
9.57  
0.823  
1.635  
0.771  
1.452  
0.809  
1.345  
0.75  
1.304  
Điêm dừng giải thich  
được (%)  
38.281  
14.427  
5.54  
5.809  
5.379  
5.215  
4.04  
Cộng dồn (%)  
26.453 36.827  
46.996  
56.773  
65.264  
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra  
62  
Tác động của chất lượng dịch vụ . . .  
Phân tích nhân tố lần 2 với 25 biến quan  
sát được đưa vào phân tích theo tiêu chuẩn  
điểm dừng (Eigenvalue) lớn hơn 1 thì có 6  
nhân tố được rút ra và có tổng phương sai trích  
62.264% cho biết 6 nhân tố đầu tiên giải thích  
được 62.264% biến thiên của dữ liệu. Dựa vào  
kết quả đó, tác giả tiến hành tính toán lại hệ số  
Cronbach alpha của các nhân tố kết quả cho thấy  
hệ số Cronbach alpha của các nhân tố đều lớn  
hơn 0.5 và hệ số tương quan biến tổng của các  
biến thành phần đều lơn 0.3. Kết quả sau khi  
phân tích nhân tố khám phá được tổng hợp lại  
ở bảng 2.  
hợp với thành phần đáp ứng được định nghĩa là  
sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên cung  
cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. Vậy sự  
thay đổi của biến SYS3 là hợp lý.  
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến  
phụ thuộc  
Nhân tố sự hài lòng có 4 biến quan sát được  
đưa vào phân tích có độ hội tụ cao và gom vào  
thành 1 nhân tố, các biến này đều có hệ số tải  
nhân tố lớn hơn 0.5  
(bảng 3.23) và phương sai trích được là  
71.450 %;  
Bảng 3: Kết quả EFA sự hài lòng về chất  
sig =.000 và KMO là 0.801>0.5, điểm dừng  
(Eigenvalue) = 2.858 >1.  
lượng dịch vụ  
Biến quan sát  
SAS4  
Sự hài lòng  
.864  
3.4 Kiểm định mô hình  
Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ  
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của  
khách hàng, tác giả sử dụng phương pháp hồi  
quy tuyến tính bội giữa 6 nhân tố ảnh hưởng thu  
được từ phần phân tích nhân tố khám phá ở trên  
bao gồm: (1) Độ tin cậy; (2) Sự đồng cảm; (3)  
Khả năng đáp ứng; (4) Phương tiện hữu hình;  
(5) Hệ thống; (6) Chi phí giao dịch và sử dụng  
dịch vụ, với biến phụ thuộc là sự hài lòng của  
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân  
hàng. Ta có mô hình kiểm định như sau:  
SAS2  
.860  
SAS3  
SAS1  
.855  
.799  
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra  
Tuy nhiên, khi kết thúc phân tích nhân tố  
EFA, biến SYS3 thuộc thành phần hệ thống bị  
chuyển qua thành phần khả năng đáp ứng. Có  
thể lý giải được vấn đề này như sau, vì SYS3  
(VCB có thủ tục, quy trình giải đáp những khiếu  
nại nhanh chóng, hiệu quả) thể hiện yếu tố quy  
trình trong giải đáp thắc mắc khiếu nại nên phù  
SAS= β0+ β1SYS + β2REL+ β3EMP+β4RES  
+ β5PRI + β6TAG + ε  
Bảng 4: Đánh giá độ phù hợp c̉a mô h̀nh  
Ước lượng sai số  
chuẩn  
Mô hình  
1
R
R2  
R2 hiệu chỉnh  
0.684  
Durbin-Watson  
1.625  
.802a  
0.693  
0.7185  
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra  
Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy đưa  
ra khá phù hợp với mức ý nghĩa 0.05. Hệ số R2  
hiệu chỉnh = 0.684, giá trị R2 hiệu chỉnh cho  
biết rằng 68.4% biến thiên được giải thích nhóm  
6 biến độc lập: hệ thống (SYS); mức độ tin cậy  
(REL); sự đồng cảm (EMP); khả năng đáp ứng  
(RES); chi phí giao dịch và sử dụng dịch vụ  
(PRI) và phương tiện hữu hình (TAG) cho biến  
phụ thuộc Sự hài lòng chất lượng dịch vụ.  
Các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến sự  
hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch  
vụ ngân hàng, tất cả các nhân tố thuộc mô hình  
đều có ý nghĩa và có tương quan thuận chiều với  
sự hài lòng của khách hàng, các hệ số hồi quy β  
63  
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật  
đều > 0. Hiện tượng đa cộng tuyến không có ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình với VIF  
của mỗi biến lớn nhất bằng 1.00 (<10). Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng  
tuyến (Trọng & Ngọc, 2005). Theo bảng kết quả hồi quy theo phương pháp enter (Bảng 5), ta xác định  
được phương trình hồi quy bội như sau:  
SAS= 1.54E-17 + 0.366*SYS + 0.273*REL+ 0.225*EMP+ 0.204*RES + 0.402*PRI + 0.174*TAG  
Bảng 5: Kết quả h̀i quy mô h̀nh nghiên cứu  
Hệ số không chuẩn hóa  
Hệ số chuẩn hóa  
Beta  
Mô hình  
t
Sig.  
B
Sai số chuẩn  
Hằng số  
SYS  
1547E-17  
.366  
.039  
.039  
.039  
.039  
.039  
.039  
.039  
.000  
9.464  
7.058  
5.838  
5.293  
4.512  
1.000  
.366  
.000  
.000  
.000  
.000  
.000  
.000  
REL  
EMP  
RES  
.273  
.273  
.225  
.204  
.174  
.402  
1
.225  
.204  
TAG  
PRI  
.174  
.402  
10.409  
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra  
3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết  
Giả thiết H1: Có mối tương quan dương  
= 5.293, sig = 0.000 nên giả thuyết này được  
chấp nhận.  
giữa hệ thống và sự hài lòng của khách hàng về  
chất lượng dịch vụ ngân hàng. Thành phần hệ  
thống có β = 0.366, giá trị t = 9.464, sig = 0.000  
nên giả thuyết này được chấp nhận.  
Giả thiết H5: Có mối tương quan dương  
giữa chi phí giao dịch và sử dụng dịch vụ với sự  
hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ  
ngân hàng. Thành phần chi phí giao dịch và sử  
dụng dịch vụ có β = 0.402, giá trị t =10.409, sig  
= 0.000 nên giả thuyết này được chấp nhận.  
Giả thiết H2: Có mối tương quan dương  
giữa mức độ tin cậy và sự hài lòng của khách  
hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Thành  
phần mức độ tin cậy có β = 0.273, giá trị t =  
7.058, sig = 0.000 nên giả thuyết này được  
chấp nhận.  
Giả thiết H6: Có mối tương quan dương  
giữa phương tiện hữu hình và sự hài lòng của  
khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng.  
Thành phần mức phương tiện hữu hình có β =  
0.174, giá trị t =4.512, sig = 0.000 nên giả thuyết  
này được chấp nhận.  
Giả thiết H3: Có mối tương quan dương  
giữa sự đồng cảm và sự hài lòng của khách hàng  
về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Thành phần sự  
đồng cảm có β = 0.225, giá trị t = 5.838, sig =  
0.000 nên giả thuyết này được chấp nhận.  
4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý  
Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố được  
xem là then chốt trong hoạt động kinh doanh của  
bất kì tổ chức nào, đối với NHTM hiện nay đó  
là yếu tố sống còn, các Ngân hàng tích cực đưa  
ra các giải pháp đem lại sự hài lòng cho khách  
hàng thông qua các sản phẩm đa dạng hơn, quy  
Giả thiết H4: Có mối tương quan dương  
giữa khả năng đáp ứng và sự hài lòng của khách  
hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Thành  
phần khả năng đáp ứng có β = 0.204, giá trị t  
64  
Tác động của chất lượng dịch vụ . . .  
cách phục vụ chuyên nghiệp, khuyến mãi.... Các  
nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới đã  
chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng có  
mối tương quan dương với nhau. Khi sử dụng  
dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có  
chất lượng cao thì họ sẽ hài lòng với dịch vụ  
đó, khi khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất  
lượng thấp, họ sẽ không hài lòng. Nghiên cứu  
này xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự  
hài lòng của khách hàng, đã đánh giá được thực  
trạng chất lượng dịch vụ tại VCB Hồ Chí Minh.  
thuận tiện cho khách hàng. Tuy nhiên, có một số  
vấn đề cần lưu ý là nhân viên VCB chưa thật sự  
quan tâm đến từng nhu cầu của khách hàng, chưa  
giải thích rõ ràng cho khách hàng về các mức phí,  
nên tham khảo điều chỉnh giờ làm việc để thuận  
tiện cho khách hàng hơn nữa.  
Do đó, một số giải pháp nhằm làm cho khách  
hàng hài lòng hơn với dịch vụ tại VCB là (i)  
Nhân viên VCB phải luôn giải thích rõ các mức  
phí khách hàng phải chi trả, thường xuyên tiến  
hành các cuộc khảo sát so sánh mức phí dịch vụ  
VCB và các ngân hàng khác, để chủ động đưa ra  
mức phí hợp lý nhất cho khách hàng. (ii) VCB  
cần tổ chức nhiều hơn các buổi học về kĩ năng  
bán hàng, kĩ năng giao tiếp với khách hàng và  
cần gia tăng kiểm tra năng lực nhân viên định  
kì, có chính sách khen thưởng hợp lý. (iii) Nhân  
viên cần phải quan tâm trò chuyện, tư vấn nhiều  
hơn cho khách hàng sử dụng được dịch vụ ưng ý  
nhất. (iv) Tiến hành các cuộc khảo sát về sự hài  
lòng về sản phẩm dịch vụ tại VCB và tiếp nhận  
đề xuất của khách hàng để có những sản phẩm  
dịch vụ tốt nhất.  
Như vậy, thành phần chi phí giao dịch và  
sử dụng dịch vụ có tác động mạnh nhất đến sự  
hài lòng của khách hàng (β=0,402), thứ hai là  
thành phần hệ thống (β = 0.366), thứ ba là thành  
phần mức độ tin cậy (β=0.273), thứ tư là thành  
phần sự đồng cảm (β=0.225), thứ năm là thành  
phần khả năng đáp ứng (β = 0.204) và thấp nhất  
là thành phần phương tiện hữu hình (β = 0.174).  
Khách hàng đánh giá cao đội ngũ nhân viên VCB  
có năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tác phong  
gọn gàng, giao dịch tại VCB nhanh chóng, không  
phải chờ đợi lâu và địa điểm giao dịch của VCB  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
for Financial Institutions, Dow Jones-Irwin,  
Homewood, IL.  
[1]. Arasli, H., Mehtap-Smadi, S. and  
Katircioglu, S.T. (2005), “Customer service  
quality in the Greek Cypriot banking industry”,  
Managing Service Quality, Vol. 15 No. 1, pp.  
41-56.  
[5]. Cronin, J.J. and Taylor, S.A. (1992),  
“Measuring service quality: a re-examination  
and extension”, Journal of Marketing, Vol. 56,  
July, pp. 55-68  
[2]. Bahia, K., and Nantel, J ( 2000), “A  
Reliable and Valid Measurement Scale for  
the Perceived Service Quality of Banks,  
International Journal of Bank Marketing.  
18(2), pp 84-91.  
[6]. Abdullah. F, Suhaimi. R, Saban. G and  
Hamali. J (2010), “Bank Service Quality (BSQ)  
Index: An indicator of service performance”,  
International Journal of Quality & Reliability  
Management, Vol. 28 No. 5, 2011, pp. 542-555.  
[3]. Beerli A., Martin J.D., Quintana A.  
(2004). “a model of customer loyalty in the  
retail banking market European”, Journal of  
Marketing, pp.253-275.  
[7]. Hoàng Trọng & Nguyễn Chu Mộng Ngọc  
(2008), Phân t́ch dữ liệu nghiên cứu v́i SPSS,  
NXB Hồng Đức TPHCM  
[8]. Karatepe, O.M., Yavas, U. and Babakus, E.  
(2005), “Measuring service quality of banks:  
scale development and validation”, Journal of  
[4]. Berry, L., Bennett, D.R. and Brown, C.W.  
(1988), Service Quality: A Proit Strategy  
65  
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật  
Retailing and Consumer Services, Vol. 12, pp.  
29, No 3-2011, pp 224-246.  
373-83.  
[16]. Lewis, B.R. (1991), “Service quality: an  
international comparison of bank customers’  
expectations and perceptions”, Journal of  
Marketing Management, Vol. 7, pp. 47-62.  
[9]. Kwan, W. and Hee, T.J. (1994),  
“Measuring service quality in Singapore retail  
banking: a GAP analysis & segmentation  
approach”, Singapore Management Review,  
Vol. 16 No. 2, pp. 1-12.  
[17]. Roger. H (1995), “The relationhships of  
customer satisfaction, customer loyalty and  
proitability: an empirical study”, International  
Journal of Service Industry Managemant, Vol 7  
No. 4 1996 ,pp 27-42  
[10]. Manshor Amat Taap, Siong Choy  
Chong, Mukesh Kumar, Tat Kee Fong (2010),  
“Measuring service quality of conventional  
and Islamic banks:a comparative analysis”,  
International Journal of Quality & Reliability  
Management, Vol. 28 No. 8, 2011, pp. 822-840  
[18]. Tahir, I.M. and Abu Bakar, N.M.  
(2007), “Service quality GAP and customers’  
satisfactions of commercial banks in  
[11]. Nguyễn Văn Thụy & Đặng Ngọc Đại  
(8/2012), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của  
chất lượng dịch vụ đến sự thoả mãn và lòng  
trung thành của khách hàng đối với các ngân  
hàng thương mại tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp ch́  
Kinh tế và Phát trỉn, Số Chuyên san 8/2012,  
trang 61-71.  
Malaysia”, International Review of Business  
Research Papers, Vol. 3 No. 4, pp. 327-36.  
[19]. Wang, T., Lo, H.-P. and Hui, Y.V. (2003),  
“The antecedents of service quality and product  
quality and their inluences on bank reputation:  
evidence from the banking industry in China”,  
Managing Service Quality, Vol. 13 No. 1, pp.  
72-83.  
[12]. Oliver,R. (1993), “Cognitive, affective  
and attribute bases of the satisfaction  
response”, Journal of Consumer Research, 20,  
418–430.  
[20]. Yavas U., Bilgin Z. and Shemwell D.  
J.,1997, “Service Quality in the Banking  
Sector in an Emerging Economy: A Consumer  
Survey”, International Journal of Bank  
Marketing, vol. 15. no. 6 pp. 217-223  
[13]. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. and  
Berry, L.L. (1988), “SERVQUAL: a multiple  
item scale for measuring consumer perception  
of service quality”, Journal of Retailing, Vol.  
64 No. 1, pp. 12-37.  
[21]. Zeithaml, V.A. and Bitner, M.J. (2000),  
Services Marketing: Integrating Customer  
Focus Across the Firm, New York; McGraw-  
Hill.  
[15]. Ladhari. R, Ladhari. I and Morales.M  
(2010), “Bank service quality: comparing  
Canadian and Tunisian customer perceptions”,  
International Journal of Bank Marketing, Vol.  
[22]. Zeithaml, V.A. (1988), “Consumer  
perceptions of price, quality, and value: a  
means-end model and synthesis of evidence”,  
Journal of Marketing, Vol. 52, pp. 2-22.  
66  
pdf 11 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp VietcomBank tại TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chat_luong_dich_vu_den_su_hai_long_cua_khach_ha.pdf