Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 1: Khái quát về quản trị bán hàng

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ  
BÁN HÀNG  
1. Khái niệm, phạm vi, chức năng của quản trị bán hàng  
2. Khái quát quá trình quản trị bán hàng  
3. Mối quan hệ giữa quản trị bán hàng và các hoạt động  
khác trong doanh nghiệp  
4. Những xu hướng chính trong quản trị bán hàng  
Tài liệu tham khảo  
J. Commers, 2002, Quản trị bán hàng, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; Kevin  
Davis, 2012, Overcoming 10 bigest mistakes Sales Managers make, TopLine  
Leadership, Inc; Thomas N. Ingram (et al.) 2000 & 2009, Sale Management: Analysis  
and Decision Making, M.E Sharpe, New York, USA; Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA),  
http://www.marketing-dictionary.org/ama; Hoàng Trọng và Hoàng Thị Phương,1996,  
Quản trị chiêu thị, Nhà xuất bản Thống kê  
1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ BÁN HÀNG  
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA): “Quản trị bán hàng là  
lập kế hoạch, định hướng và kiểm soát các hoạt động bán  
hàng cá nhân của một đơn vị kinh doanh, bao gồm cả việc  
tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, trang bị, phân công, sắp xếp,  
giám sát, trả công và thúc đẩy lực lượng bán hàng”.  
Thomas N. Ingram et al (2009) định nghĩa “Quản trị bán  
hàng hiểu đơn giản là quản lý các chức năng bán hàng cá  
nhân của một tổ chức”.  
11  
2. PHẠM VI CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ  
BÁN HÀNG  
Các hoạt động quản lý chung của công ty đối với tất cả  
những người làm nhiệm vụ bán hàng  
Các hoạt động quản lý của lực lượng bán hàng cấp trên  
đối với cấp dưới.  
12  
3. HAI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC QUẢN LÝ TRONG  
QUẢN TRỊ BÁN HÀNG  
Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp  
Liên quan đến đối tượng này là toàn bộ các hoạt động  
được tiến hành để quản lý lực lương bán (Các hoạch định  
chiến lược và các quyết định tác nghiệp: Tuyển chọn, đào  
tạo, bố trí sử dụng, động viên, khuyến khích, đánh giá)  
Hoạt động bán hàng cá nhân  
Liên quan đến đối tượng này là việc tạo ra và trang bị một  
quy trình bán hàng chuyên nghiệp cho toàn bộ nhân viên  
bán hàng của doanh nghiệp  
13  
4.CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH  
Kiến nghị chính sách bán hàng cho ban giám đốc  
Lập kế hoạch bán hàng dài hạn để đạt được mức lợi  
nhuận mong muốn  
Xác định vùng, vị trí bán hàng.  
Phân bổ ngân sách và thời khóa biểu thực hiện các mục  
tiêu  
Lên kế hoạch hoạt động cho các nhân viên  
trong lực lượng bán hàng  
Sắp đặt sự thăng tiến hay hướng dẫn con  
đường phát triển cho nhân viên bán hàng  
14  
5. CHỨC NĂNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN  
KẾ HOẠCH  
Tuyển dụng những người có năng lực (theo thủ tục đã được duyệt)  
Huấn luyện nhân viên mới và nhân viên đã có kinh nghiệm bằng những  
vấn đề căn bản  
Thúc đẩy và phát triển từng nhân viên bán hàng để họ phát huy hết  
tiềm năng của mình  
Sa thải những nhân viên không phù hợp với nhu cầu công việc (theo  
chính sách, nội quy, và quy chế của công ty)  
Thường xuyên trao đổi với nhân viên bán hàng để họ được biết tất cả  
những vấn đề ảnh hưởng đến công việc họ đang làm  
Điều hành hoạt động của lực lượng bán hàng  
Hỗ trợ và và góp phần định hướng cho hoạt động bán hàng trên toàn  
công ty và cho công tác quản lý tiếp thị.  
Tư vấn cho nhân viên bán hàng và khách hàng khi có những trục trặc  
phát sinh…  
15  
6. CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT  
Lập ra một tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức (tư cách, tác  
phong) cho công việc  
Đảm bảo sự thường xuyên trong việc liên lạc với khách hàng  
Duy trì một hệ thống ghi chép sao cho có thể phân tích được  
năng lực của đội ngũ bán hàng cũng như của từng thành viên  
Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng nhân viên bán hàng  
Xác định khu vực đạt chỉ tiêu doanh số, nghiên cứu xem khu  
vực nào không đạt chỉ tiêu, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện  
pháp giải quyết kịp thời  
16  
7.VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ BÁN HÀNG  
Đối với doanh nghiệp  
Đảm bảo cho doanh nghiệp đạt tới các mục tiêu kinh doanh nói chung.  
Tăng khả năng mua lặp lại ở khách hàng và duy trì đủ số lượng khách  
hàng cần thiết cho doanh nghiệp.  
Thu thập được các thông tin chuyên sâu về đối thủ cạnh tranh trong hoạt  
động bán và những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng  
Tác động tích cực tới quá trình quản trị marketing, quản trị kênh phân phối  
và trong một chừng mực nhất định, tới quản trị nguồn nhân lực của doanh  
nghiệp.  
Đối với khách hàng  
Khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc trong  
quá trình tìm kiếm, đánh giá, mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ  
Khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ và cả người  
bán, tăng khả năng so sánh giữa các sản phẩm có thể thay thế trong đáp  
ứng nhu cầu của họ và mở rộng các phương án mua sắm.  
17  
8. XÁC ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG  
Xác định các công việc mà bộ phận bán hàng trong doanh  
nghiệp phải đảm nhận  
Xác định vai trò của các công việc này  
Xác định mối quan hệ phối hợp giữa bộ phận bán hàng với  
các chức năng marketing khác  
Xác định mối quan hệ phối hợp giữa bộ phận bán hàng với  
các bộ phận khác trong doanh nghiệp.  
18  
9. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA  
CHỨC NĂNG BÁN HÀNG  
Nhà quản trị bán hàng, các chuyên viên trên cơ sở hiểu rõ  
đặc điểm và hành vi của từng đối tượng khách hàng (tổ chức  
hoặc cá nhân), cần thiết lập chiến lược bán hàng bao gồm:  
Chiến lược khách hàng mục tiêu,  
Chiến lược quan hệ khách hàng,  
Phương pháp bán hàng  
Chiến lược kênh bán hàng tới từng khách hàng mà mình  
quản lý  
19  
10. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC  
BÁN HÀNG  
Thiết kế hoạt động tổ chức bán hàng bao gồm nhiều công  
việc như:  
Xây dựng mô hình tổ chức lực lượng bán và xác định quy  
mô lực lượng bán hàng,  
Thực hiện dự báo bán hàng và kế hoạch bán hàng, lập kế  
hoạch ngân sách dành cho bán hàng,  
Phân chia khu vực bán hàng và phân bổ các nguồn lực  
dành cho lực bán hàng  
20  
11.PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG  
Phát triển lực lượng bán hàng cho doanh nghiệp bao gồm  
hai hoạt động cơ bản:  
Tuyển chọn đúng nhân viên bán hàng làm được việc.  
Hướng dẫn đào tạo nhân viên bán hàng bắt kịp với yêu  
cầu công việc của doanh nghiệp.  
21  
12. ĐIỀU KHIỂN LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG  
Duy trì phát triển và hướng dẫn những nỗ lực của LLBH tới  
việc đáp ứng những mục tiêu của doanh nghiệp và của cá  
nhân các nhân viên bán hàng  
Xây dựng chính sách thù lao và tạo động lực làm việc cho  
nhân viên bán hàng  
Lãnh đạo lực lượng bán tập trung vào việc gây ảnh hưởng  
đến từng cá nhân nhân viên bán hàng nhằm giúp họ đạt  
được mục tiêu cá nhân và tổ chức  
Giám sát lực lượng bán hàng với mục đích chính là hướng  
dẫn và trợ giúp các nhân viên bán hàng làm việc hiệu quả  
22  
13. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÁN HÀNG VÀ LỰC  
LƯỢNG BÁN HÀNG  
Đánh giá tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng và  
đánh giá việc thực hiện công việc của lực lượng bán hàng  
Đánh giá hiệu quả bán hàng được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau bao  
gồm cả đánh giá định tính và định lượng  
Kết quả đánh giá được sử dụng như một cơ sở để đưa ra các quyết định nhân  
sự bán hàng như tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo, xây dựng chính sách thù  
lao, lên kế hoạch và mục tiêu  
Đánh giá hiệu quả của lực lượng bán hàng thực hiện ở hai mức: cá nhân và  
nhóm bán hàng.  
Hoạt động đánh giá cần phải được thực hiện theo một chu trình, phương pháp  
và các hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp.  
23  
14. QUẢN TRỊ BÁN VÀ QUẢN TRỊ  
MARKETING  
Hoạt động bán hàng là yếu tố đầu vào của marketing  
MARKETING  
BÁN HÀNG  
Hoạt động marketing là yếu tố đầu vào của bán hàng  
24  
15. QUẢN TRỊ BÁN VÀ QUẢN TRỊ KÊNH  
PHÂN PHỐI  
Đối tượng được quản lý của quản trị bán hàng là lực lượng  
bán hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm do lực lượng bán  
hàng thực hiện  
Đối tượng được quản lý của quản trị kênh phân phối là các  
thành viên của kênh phân phối và hoạt động tiêu thu sản  
phẩm do các thành viên kênh phân phối thực hiện  
Quản trị kênh tập trung vào quản lý các dòng chảy trong  
kênh phân phối  
Quản trị bán hàng tập trung vào hoạt động bán hàng của  
lực lượng bán, thiết lập và quản lý các mối quan hệ song  
phương giữa doanh nghiệp và người bán hàng  
25  
16. QUẢN TRỊ BÁN VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN  
NHÂN LỰC  
Quản trị bán hàng đảm nhiệm chức năng quản trị chuyên  
môn hoá vào lực lượng bán hàng với tất cả các khâu của  
quá trình này  
Quản trị lực lượng bán phụ thuộc vào chiến lược quản trị  
nguồn nhân lực chung của doanh nghiệp  
Quản trị bán không chỉ là việc quản lý yếu tố con người  
của lực lượng bán mà còn hướng lực lượng bán này vào  
việc đạt được các mục tiêu bán hàng  
Với chức năng của mình, quản trị lực lượng bán phải phục  
vụ cho hoạt động quản trị bán nói chung của doanh nghiệp.  
26  
17. QUẢN TRỊ BÁN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ  
TÀI CHÍNH  
Quản trị bán hàng liên quan tới cả dòng tiền vào và dòng tiền ra, liên  
quan tới doanh thu, chi phí...  
Với tình trạng nợ đọng kéo dài, khó thu hồi ở khách hàng, doanh  
nghiệp buộc phải đánh đổi giữa rủi ro về tài chính và doanh số bán hàng  
Quản trị bán hàng cũng đòi hỏi những khoản chi tiêu lớn trong quá  
trình thiết lập, thực hiện và kiểm soát hoạt động bán hàng  
Những khoản đầu tư ngắn hạn, quản trị bán hàng luôn phải xem xét và  
giải quyết các vấn đề tài chính trong hoạt động quản trị bán nói chung  
Mỗi nhà quản trị bán hàng đều cần trở thành những nhà quản trị tài  
chính tổng hợp đối với tất cả các khách hàng của doanh nghiệp  
27  
18. XU HƯỚNG CHUYỂN TỪ GIAO DỊCH SANG  
XÂY DỰNG QUAN HỆ  
Quản trị bán hàng định hướng  
giao dịch  
Quản trị bán hàng định hướng xây  
dựng mối quan hệ  
Tư tưởng ngắn hạn  
Tư tưởng dài hạn  
Tạo được doanh thu bán hàng  
là ưu tiên hàng đầu trong các  
hoạt động bán hàng của lực  
Phát triển các mối quan hệ với khách hàng  
được ưu tiên hơn việc có được doanh thu  
bán hàng  
lượng bán hàng  
Tương tácgia người mua – người bán  
Tương tác giữa người mua-  
người bán mang tính cạnh  
tranh, mất-được  
mang tính hợp tác, phát triển các mối quan  
hệ cùng có lợi  
Nhân viên bán hàng có định  
hướng vì lợi ích bản thân họ,  
lợi ích bản thân là vấn đề đầu  
tiên trong việc phát triển một  
mối quan hệ  
Nhân viên bán hàng có định hướng khách  
hàng, giúp đỡ khách hàng là vấn đề đầu  
tiên và quan trọng nhất để phát triển một  
mối quan hệ  
28  
19. XU HƯỚNG CHUYỂN TỪ QUẢN TRỊ CÁ  
NHÂN SANG QUẢN TRỊ NHÓM BÁN HÀNG  
Một cá nhân nhân viên bán hàng dù xuất sắc đến đâu cũng không thể sở hữu  
đầy đủ những kiến thức và kỹ năng  
Một cá nhân nhân viên bán hàng không thể thực hiện được công việc bán  
hàng cho người mua mà cần một nhóm bán hàng  
Quản trị bán hàng hiện đại gắn liền với việc nhà quản trị bán phải có năng lực  
quản lý các nhóm bán hàng.  
Có rất nhiều quan điểm liên quan đến việc thiết lập nhóm bán hàng, điển hình  
là xây dựng các “nhóm bán hàng hạt nhân” (nhóm bán hàng cốt lõi)  
Hướng thứ hai cho việc thành lập nhóm bán hàng là dựa trên các cơ hội bán  
hàng mang tính ngắn hạn hơn.  
29  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 25 trang baolam 14/05/2022 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 1: Khái quát về quản trị bán hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_ban_hang_chuong_1_khai_quat_ve_quan_tri_b.pdf