Tài liệu Chi phí sử dụng vốn và các nguyên tắc ước lượng

CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ƯỚC LƯỢNG  
Ths. Ngô Thị Minh – Khoa Kế toán  
Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính khó khăn như hiện nay doanh  
nghiệp không thể tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng sản xuất, đặc biệt không thể  
tăng khả năng cạnh tranh nếu doanh nghiệp không có đủ vốn để đáp ứng nhu  
cầu. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có  
thể huy động từ nhiều nguồn tài chính khác nhau trong xã hội như vay ngân  
hàng, phát hành các loại chứng khoán,… Tuy nhiên, để được quyền sử  
dụng các nguồn này doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập nhất định cho  
người đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Khoản thu nhập này được gọi là chi phí  
sử dụng vốn.  
rất nhiều quan điểm đề cập đến chi phí sử dụng vốn trên nhiều góc độ  
khác nhau, tuy nhiên các quan điểm được đưa ra đều thống nhất chung về đặc  
điểm của chi phí sử dụng vốn:  
- Thứ nhất: Chi phí sử dụng vốn dựa trên đòi hỏi của thị trường. Trong nền  
kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hóa và được mua bán trên thị  
trường. Nếu không thỏa mãn được đòi hỏi của thị trường thì doanh nghiệp không  
thể huy động vốn tnhà đầu tư để thực hiện dự án.  
- Thứ hai: Chi phí sử dụng vốn được xem xét trên cơ sở mức độ rủi ro của  
một dự án đầu tư cụ thể. Khi một dự án có rủi ro cao thì chi psử dụng vốn sẽ cao  
ngược lại.  
- Thứ ba: Chi phí sử dụng vốn được ước lượng tại một thời điểm.  
- Thứ tư: Chi phí sử dụng vốn thường được phản ánh bằng tỷ l%.  
Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất  
về chi phí sử dụng vốn nsau:  
1
Chi phí sử dụng vốn (cost of capital) là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của thị trường  
đối với số vốn mà doanh nghiệp huy động để thực hiện một dự án đầu tư nhất định.  
Xét trên góc độ doanh nghiệp thì đó tỷ suất sinh lời tối thiểu để không làm sụt  
giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hiện hành.  
Với mỗi nguồn tài trợ hay nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng đặc điểm  
khác nhau, do đó tương ứng với mỗi nguồn tài trợ hoặc nguồn vốn thì có chi phí sử  
dụng là khác nhau. Cụ thể:  
+ Đối với nguồn vốn đi vay: chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí  
sử dụng vốn vay sau thuế.  
+ Đối với nguồn vốn từ cổ phiếu: Chi phí sử dụng vốn từ cổ phiếu ưu đãi,  
chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới  
+ Đối với nguồn vốn nội sinh (Lợi nhuận sau thuế để lại): Chi phí sử dụng  
lợi nhuận để lại để tái đầu tư.  
……..  
Mỗi một loại chi phí sử dụng vốn có các thông tin và tài liệu khác nhau do  
đó việc ước lượng từng loại chi phí là khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế để đáp  
ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh đầu tư, doanh nghiệp phải huy động  
sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Do vậy, trong việc ước lượng chi phí sử  
dụng vốn trong các doanh nghiệp cần phải ước lượng chi phí sử dụng vốn bình  
quân (WACC). Việc ước lượng chi phí sử dụng vốn bình quân được xác định theo  
công thức sau:  
n
WACC =  
xri  
W
i
i1  
Trong đó: ri: Chi phí sử dụng vốn của vốn i  
Wi: Tỷ trọng của nguồn vốn i trong tổng nguồn tài trợ.  
i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự  
2
Việc ước lượng chi phí sử dụng vốn vấn đề quan trọng đối với các nhà  
quản trị tài chính doanh nghiệp. Ước lượng chi phí sử dụng vốn một số ý nghĩa  
cơ bản sau:  
- Chi phí sử dụng vốn cơ sở để lựa chọn và xác định hiệu quả của dự án  
đầu tư.  
- Chi phí sử dụng vốn cơ sở xác định giá phát hành chứng khoán và định  
giá doanh nghiệp.  
- Chi phí sử dụng vốn một mục tiêu mô.  
- Chi phí sử dụng vốn biến số quan trọng khi xác định cơ cấu vốn tối ưu.  
Để ước lượng chi phí sử dụng vốn trong các doanh nghiệp được chính xác  
đảm bảo tránh được các sai sót đòi hỏi khi ước lượng cần phải tuân thủ các  
nguyên tắc nhất định sau:  
1. Nguyên tắc dựa vào thị trường  
Thị trường mà chúng ta đề cập ở đây thị trường vốn bao gồm thị trường  
vay vốn dài hạn thị trường chứng khoán.  
Nhà đầu tư khi xem xét việc cấp vốn cho dự án sẽ thực hiện đánh giá tiềm  
năng cũng như mức độ rủi ro của dự án, từ đó ấn định tỷ suất sinh lời đòi hỏi thông  
qua các dấu hiệu thị trường như lãi suất vay vốn hay giá cổ phiếu của doanh nghiệp  
ở hiện tại. Điều này cho thấy, ước lượng chi phí sử dụng vốn không thể dựa vào  
giá trị sổ sách mà cần dựa vào giá trị thị trường.  
2. Ước lượng chi phí sử dụng vốn chỉ thực hiện với nguồn tài trợ dài hạn và  
cho đồng vốn mới dự kiến huy động  
Khi các doanh nghiệp thực hiện huy động vốn bổ sung chủ yếu là huy động  
cho các dự án đầu tư dài hạn. Do vậy, nguồn tài trợ vốn cho các dự án phải là  
nguồn tài trợ dài hạn. Việc ước lượng chi phí sử dụng vốn nhằm phục vụ cho  
3
việc thẩm định dự án đầu tư nên các nhà phân tích chỉ thực hiện ước lượng chi phí  
sử dụng vốn cho những nguồn tài trợ dài hạn.  
Trong việc lựa chọn các dự án đầu tư tương lai, doanh nghiệp cần phải xem  
xét đang những dán nào tiềm năng, những dự án nào mang lại nhiều lợi nhuận  
nhất cho doanh nghiệp. Để trả lời cho câu hỏi trên, doanh nghiệp cần ước lượng  
chi phí sử dụng vốn để phục vụ cho việc đánh giá và lựa chọn dán đầu tư.  
3. Chi phí sử dụng vốn phải tương xứng với mức độ rủi ro của dự án  
Một trong những nguyên tắc trong quản trị tài chính đó phải sự đánh  
đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời.  
Rủi ro là gì? Đối với một khoản đầu tư, rủi ro là khả năng xảy ra các sự kiện  
bất thường thể gây tổn thất hoặc đưa lại một kết quả không như mong đợi. Cũng  
thể hiểu rằng rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại về tài chính. Như  
vậy, những khoản đầu tư nào có khả năng đưa lại những khoản lỗ lớn được xem là  
rủi ro lớn ngược lại.  
Rủi ro thường tồn tại dưới những dạng sau:  
+ Rủi ro đáo hạn (rủi ro lãi suất)  
+ Rủi ro hệ thống  
+ Rủi ro phi hệ thống  
Các nhà đầu tư không thích rủi ro, vì vậy sẽ đòi hỏi một phần rủi ro  
tương xứng. Phần rủi ro được lượng hóa trong tỷ suất sinh lời đòi hỏi. Do vậy,  
các dự án có mức độ rủi ro khác nhau thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi (chi phí sử dụng  
vốn) là khác nhau. Dự án có mức độ rủi ro cao thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi càng cao  
ngược lại.  
4. Chi phí sử dụng vốn thường là chi phí sử dụng vốn danh nghĩa  
Thu nhập một nhà đầu tư đòi hỏi bao gồm cả sự đền bù cho sự giảm sức mua  
của tiền tệ qua thời gian đầu tư. Do đó, khi doanh nghiệp áp dụng chi phí sử dụng  
4
vốn cho những khoản thu nhập danh nghĩa để ước tính giá trị khoản đầu tư, họ  
cũng phải đưa kỳ vọng lạm phát là một thành phần của chi phí sử dụng vốn.  
5. Chi phí sử dụng vốn không phải là con số chính xác tuyệt đối.  
Việc ước tính dòng tiền của dự án là những tính toán dựa trên dự báo về bối  
cảnh tương lai do đó không thể chính xác tuyệt đối. vậy, các nhà thẩm định dự  
án cũng không đòi hỏi phải tìm được một con số chi phí sử dụng vốn hoàn toàn  
chính xác. Hơn nữa, chi phí sử dụng vốn được ước lượng theo nhiều phương pháp  
khác nhau, mỗi phương pháp dựa trên những giả định số liệu khác nhau, do đó  
không thể tránh khỏi sự chênh lệch trong các kết quả ước lượng.  
Tài liệu tham khảo:  
- Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản thống năm 2009, chủ biên TS.  
Nguyễn Minh Kiều  
- GT Quản trị tài chính doanh nghiệp Trường đại học Lao động hội, Nhà xuất  
bản tài chính năm 2011  
- GT Tài chính doanh nghiệp Học viện tài chính, nhà xuất bản tài chính năm  
2013.  
Xác nhận của Khoa  
Người viết  
5
Th.s Ngô Thị Minh  
6
doc 6 trang baolam 06/05/2022 5340
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Chi phí sử dụng vốn và các nguyên tắc ước lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • doctai_lieu_chi_phi_su_dung_von_va_cac_nguyen_tac_uoc_luong.doc