Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 11: Thúc đẩy lực lượng bán hàng

CHƯƠNG 11: THÚC ĐẨY LỰC LƯỢNG BÁN  
HÀNG  
1. Khái quát chung về thúc đẩy lực lượng bán  
2. Các công cụ thúc đẩy lực lượng bán  
3. Hướng dẫn thúc đẩy và khen thưởng lực lượng bán  
Tài liệu tham khảo  
T. N. Ingram, R. W. LaForge, R. A. Avila, C. H. Schwepker, Jr., M. R.  
William, (2009) "Sale Management- Analysis and Decission Making", 7th  
Edition, M.E Shape Inc., NewYork, USA; Cy Charney, 600 kỹ năng để bán  
hàng thành công, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội, 2005; Philip D.  
Broughton, Những điều trường Kinh doanh Harvard thật sự dạy bạn, Nhà  
xuất bản đai học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2009.  
227  
1. QUAN NIỆM VỀ THÚC ĐẨY BÁN HÀNG  
Thúc đẩy bán hàng là sử dụng các công cụ kích thích lực lượng bán  
hàng để tăng kết quả bán hàng và khả năng phục vụ khách hàng.  
Sự thúc đẩy phải tập trung vào động cơ của người bán hàng. Động cơ  
của người bán hàng được xem xét trên các phương diện: cường độ,  
tính kiên trì và tính định hướng.  
Thúc đẩy bán hàng không chỉ nhằm làm cho người bán tăng cường  
các nỗ lực bán, bền bỉ trong việc theo đuổi mục tiêu bán mà còn đảm  
bảo sự động viên khuyến khích ở những thời điểm thích hợp.  
Về bản chất, thúc đẩy bán hàng là việc tạo ra những lợi ích bằng tiền  
hoặc không bằng tiền dành cho người bán khi họ đạt được kết quả bán  
hàng nhất định  
228  
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÚC ĐẨY BÁN  
HÀNG  
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, những người bán hàng giỏi  
luôn là đối tượng được đối thủ canh tranh quan tâm, lôi kéo.  
Nguy cơ thiếu hụt lực lượng bán hàng có thể xảy đến với công  
ty nếu không có một chính sách thúc đẩy, động viên và khen  
thưởng thích hợp.  
Ngay cả trong lĩnh vực độc quyền, thúc đẩy bán hàng cũng có  
vai trò quan trọng do những tác động trực tiếp tới động cơ của  
người bán thông qua lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà người bán  
cảm nhận và đánh giá.  
Thúc đẩy bán hàng đặc biệt có ý nghĩa trong những hoàn cảnh  
khó khăn như doanh số sụt giảm hoặc khi xâm nhập thị trường  
mới, đưa sản phẩm mới vào thị trường.  
229  
3. HỆ THỐNG THÚC ĐẨY BÁN HÀNG  
Hai hệ thống thúc đẩy bán hàng  
Các yêu cầu đối với hệ thống thúc đẩy bán hàng  
Các hình thức khen thưởng phổ biến  
230  
4. KHEN THƯỞNG BẰNG TIỀN  
Thưởng tính trên tiền lương  
Phần thưởng theo kết quả bán  
Hình thức kết hợp  
231  
5. CÁC HÌNH THỨC THÚC ĐẨY VÀ KHEN  
THƯỞNG KHÁC  
Cơ hội thăng tiến  
Cơ hội phát triển cá nhân  
Ghi nhận kết quả  
An toàn về công việc  
Phần thưởng đột xuất  
Phụ cấp bán hàng  
232  
5.1. CƠ HỘI THĂNG TIẾN  
Cơ hội thăng tiến là hình thức khen thưởng rất có giá trị  
đối với lực lượng bán. Đối với những người bán hàng trẻ  
tuổi, cơ hội thăng tiến thường được đánh giá là phần  
thưởng có giá trị nhất.  
Cơ hội thăng tiến đối với người bán thường được áp dụng  
trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn do nó phải được xem  
xét trong một quá trình đủ dài để khẳng định năng lực và  
phẩm chất của người được đề bạt.  
233  
5.2. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN  
Ưu điểm: tạo lập sự trung thành của lực lượng bán với công ty  
dựa trên những cam kết dài hạn về sự phục vụ của người bán  
Hạn chế: khó có thể áp dụng cho nhiều người bán khi mà việc  
tham gia các chương trình đào tạo, huấn luyện hay hội thảo đòi  
hỏi nhiều thời gian có thể ảnh hưởng tới số lượng nhân viên bán  
hàng thực sự làm việc.  
Mặt khác, chỉ có số lượng ít người bán nhận được sự tài trợ của  
công ty trong khi chi phí lại đòi hỏi cao.  
Ngoài ra, tác động của công cụ thúc đẩy này thường chỉ được  
thể hiện và nhận ra trong dài hạn.  
234  
5.3. GHI NHẬN KẾT QUẢ  
Các hình thức ghi nhận có thể được phân biệt thành hai loại: chính  
thức và không chính thức  
Ghi nhận chính thức căn bản dựa trên cạnh tranh nhóm hoặc sự hoàn  
thành của cá nhân tiêu biểu về kết quả bán hàng  
Ghi nhận chính thức cũng được kết hợp với phần thưởng bằng tiền,  
chuyến nghỉ dưỡng hay du lịch nhưng nó được phân biệt với các phần  
thưởng khác ở hai đặc điểm.  
Ghi nhận không chính thức thể hiện ở sự đánh giá về công việc trong  
các cuộc trao đổi cá nhân hoặc trao đổi thư tín giữa giám đốc hay  
trưởng phòng bán hàng/kinh doanh và người bán  
Ghi nhận không chính thức là hình thức dễ thực hiện, chi phí không  
đáng kể và có thể động viên nhanh chóng những hành vi tích cực của  
người bán ngay khi nó xuất hiện  
235  
5.4. AN TOÀN VỀ CÔNG VIỆC  
Đó là sự đảm bảo về thời gian làm việc ổn định thông qua  
các hợp đồng được xác định giữa công ty và người bán  
hàng.  
Hình thức này được đánh giá cao đối với những người bán  
hàng chuẩn bị nghỉ hưu nhưng nó lại là hình thức ít có giá trị  
trong số các hình thức khen thưởng  
Trong điều kiện thị trường lao động cạnh tranh về tiền  
lương và tiền thưởng, an toàn về công việc không phải là  
một phần thưởng hấp dẫn.  
236  
5.5. PHẦN THƯỞNG ĐỘT XUẤT  
Để sử dụng công cụ phần thưởng đột xuất một cách tối ưu,  
cần đảm bảo các điều kiện:  
Tối thiểu hóa sự thúc đẩy tiềm ẩn và các vấn đề tinh thần ở người  
bán bằng cách cho phép nhiều người đạt được phần thưởng nhưng  
không áp dụng các chỉ tiêu thấp làm cho tất cả mọi người bán đều có  
khả năng đoạt phần thưởng.  
Nên được tập trung vào những khu vực (khu vực bị sụt giảm doanh  
số và có kế hoạch cho việc áp dụng phần thưởng đột xuất).  
Nên tính đến cả những tác động tích cực của các nhân viên không  
bán hàng giúp đỡ các nhóm bán hàng khi lập phần thưởng đột xuất.  
Cân nhắc các khía cạnh khi nào, kéo dài bao lâu và mức thưởng bao  
nhiêu là thích hợp.  
Cần đảm bảo mục đích của thưởng đột xuất là rõ ràng, có khả năng  
đạt tới và có khả năng định lượng cho phép đánh giá và đo lường kết  
quả.  
Trước khi thưởng đột xuất, cần thông báo công khai để tạo sự quan  
tâm và kích thích người bán nói chung.  
237  
5.6. PHỤ CẤP BÁN HÀNG  
Một số phụ cấp điển hình như chi phí di chuyển bằng ô tô, phụ  
cấp đi đường, các khoản phụ cấp đi lại khác, tiền ở, điện thoại,  
giải trí, quảng cáo, sản phẩm mẫu, văn phòng phẩm, photocopy,  
máy tính xách tay.  
Ngân sách dành cho các khoản phụ cấp bán hàng có thể được  
xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng doanh số bán nói  
chung.  
Để kiểm soát chi phí, đôi khi các khoản chi phí về đi lại, ở, ăn  
sẽ được quy định theo một mức nhất định.  
Một số khác lại tính phụ cấp theo ngày và hoàn trả cả chi phí  
ăn, ở.  
238  
6. GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ  
HỆ THỐNG THÚC ĐẨY  
Trả công ngang nhau  
Thưởng theo nhóm  
Thay đổi hệ thống khen thưởng  
239  
7. HƯỚNG DẪN THÚC ĐẨY VÀ KHEN THƯỞNG  
LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG  
Tuyển chọn và lựa chọn lực lượng bán hàng  
Kết hợp nhu cầu cá nhân của người bán trong các chương trình  
thúc đẩy  
Kết hợp nhu cầu cá nhân của người bán trong các chương trình  
thúc đẩy  
Thiết lập và điều chỉnh các công cụ thúc đẩy lực lượng bán hàng  
Tập trung vào xây dựng lòng tự trọng của người bán hàng  
Tiếp cận chủ động nhằm xác định các vấn đề trong thúc đẩy và  
yếu tố dẫn đến sự thất bại trong lực lượng bán hàng  
240  
TÓM TẮT CHƯƠNG  
Chương 11 đề cập đến:  
Các kiến thức chung về thúc đẩy lực lượng bán hàng  
Các nội dung căn bản của thúc đẩy bán hàng:  
Các công cụ thúc đẩy lực lượng bán  
Hướng dẫn thúc đẩy và khen thưởng lực lượng bán  
241  
pdf 15 trang baolam 14/05/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 11: Thúc đẩy lực lượng bán hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_ban_hang_chuong_11_thuc_day_luc_luong_ban.pdf