Đạo tin lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á: Bối cảnh lịch sử của một vấn đề mang tính thời sự khu vực

Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 – 2019  
69  
PASCAL BOURDEAUX*  
ĐẠO TIN LÀNH VÀ KINH TẾ TÔN GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á:  
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA MỘT VẤN ĐỀ MANG TÍNH  
THỜI SỰ KHU VỰC1  
Tóm tắt : Bài viết phác họa mối quan hệ chặt chẽ và lâu đời  
giữa đạo Tin Lành và kinh tế qua việc nghiên cứu trường hợp  
diễn ra ở Thái Lan, Indonesia và Singapore. Trước hết, tác giả  
gợi lại nguồn gốc của cuộc thảo luận này rồi đặt nó trong  
chiều dài lịch sử, từ thời tiền công nghiệp đến thời hậu thuộc  
địa. Tác giả phân chia theo niên đại để phục nguyên và đánh  
giá tốt hơn sự tương tác giữa kinh tế và văn hóa trong sự vận  
hành tiến triển của thế kỷ XXI và từ đó đặt ra câu hỏi là làm  
thế nào mà các nước Đông Nam Á điều chỉnh các vấn đề đa  
dạng tôn giáo và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia. Chuyên  
khảo được lấy cảm hứng từ các thuật ngữ trong “Research and  
Training on Religion and Rule of Law Program”1 (Chương  
trình nghiên cứu và giảng dạy Tôn giáo và Pháp quyền) đặc  
biệt là phạm vi lý luận và thực tiễn được viết dưới hình thức  
tổng hợp hơn là phân tích. Bài viết với ba mục đích: Chia sẻ  
những suy ngẫm mang tính phương pháp luận về những tương  
tác Tôn giáo- Kinh tế trong khối ASEAN; đưa ra một số kết  
luận qua công trình tập thể về truyền giáo của đạo Tin Lành ở  
Đông Nam Á mà tác giả là đồng chủ biên; và cung cấp thêm  
một số suy ngẫm về sự đóng góp của khoa học lịch sử vào cuộc  
thảo luận và kinh nghiệm thực tế.  
Từ khóa: Tôn giáo-Kinh tế, Tin Lành, truyền giáo, Đông Nam Á.  
*
Trường Cao học Thực hành - École Pratique des Hautes Études- Paris Sciences et  
Lettres Research Université.  
1
Bài viết đã được sửa đổi chút ít từ bài thuyết trình tại Hội thảo Quốc tế Tôn giáo,  
kinh tế và cộng đồng ASEAN (21-24/10/2017). Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới  
các đơn vị tổ chức gồm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại  
học Brigham Young và Viện Liên kết Toàn cầu (IGE).  
70  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
Giới thiệu chung  
Vào đầu thế kỷ XXI, Đông Nam Á quả nhiên là một trong những  
khu vực sinh lợi và phát triển nhất trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế. Ở  
quy mô quốc gia, các phân tích cho thấy tình trạng tương phản về các  
chỉ số phát triển con người (IDH), điều tiết cơ chế thị trường hay thích  
ứng kinh tế toàn cầu. Mặc dù có sự chênh lệch lớn, Đông Nam Á qua  
cộng đồng ASEAN đã cố gắng vươn mình để trở thành nền kinh tế hòa  
nhập nhất gắn liền với khu vực, một thị trường đang khởi sắc trong đó  
những khái niệm như đói nghèo, hỗ trợ phát triển, công nghiệp nặng  
được thay thế bằng các khái niệm như tiêu dùng, phát triển bền vững,  
phồn vinh thịnh vượng. Điều này đã đưa tới sự xuất hiện những hoạt  
động kinh tế, xã hội mới trong các thập kỷ gần đây. Dù tán thành hay  
phản đối, những biến đổi này vẫn là các hiện tượng xã hội đã và đang  
diễn ra, là những thách thức đối với xã hội truyền thống, các nhà nước  
thế tục cũng như các bài thuyết giảng luân lý được khuyến khích bởi  
các tôn giáo và nhiều tín ngưỡng dân gian khác nhau.  
Trong số các tổ chức tôn giáo hiện nay, đạo Tin Lành là một trong  
những tổ chức năng động nhất đến mức mà châu Á hiện nay đã trở  
thành châu lục đứng đầu trong việc truyền giáo Tin lành trên toàn cầu.  
Sự khởi sắc của tôn giáo này vô cùng hiện đại. Mặc dù sự có mặt lâu  
đời của một số hệ phái xuất phát từ Luther. Sự xuất hiện dày đặc và  
nhanh chóng trước hết được giải thích bằng việc xuất hiện tràn ngập các  
nhà thờ như là sự thử nghiệm cách thức hội nhập văn hóa-tôn giáo hiệu  
quả qua tinh thần truyền giáo mới, đó là mục tiêu cải đạo toàn cầu2 và  
cũng là sự nhạy bén điển hình đậm chất Á Đông. Vượt ra khỏi sự bài  
trừ khắc nghiệt mang tính xã hội, kinh tế và tôn giáo, các cộng đồng Tin  
lành tập hợp hơn 200 triệu tín hữu ở châu Á. Con số này lớn hơn các  
cộng đồng thuộc lục địa châu Phi (170 triệu người) và Nam Mỹ (122  
triệu người) dù những châu lục này nổi tiếng là những miền đất mới của  
tín lý Ngũ Tuần, lục địa Bắc Mỹ (99 triệu người) hoặc châu Âu (23  
triệu người) ở những lục địa được coi là cái nôi của đạo Tin Lành3.  
Những phong trào Ngũ Tuần mới và Đặc Sủng dường như cũng rất  
năng động trong việc truyền bá ý niệm toàn diện về tính hiện đại, về  
đạo đức và sự giàu sang thịnh vượng. Việc truyền bá Phúc Âm biết  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
71  
cách thu lợi nhuận từ bối cảnh phổ truyền mang tính ôn hòa. Nhưng  
các giáo hội cũng biết cách tác động lẫn nhau bằng việc khởi xướng  
phương thức tiếp cận lý thuyết Weber mới về chức năng kinh tế trong  
tôn giáo và tái hội nhập phông văn hóa nền của các cộng đồng thuộc  
Đông Nam Á. Từ nhiều thập kỷ, sự tương tác và thâm nhập lẫn nhau  
giữa Kinh tế và Tôn giáo đã được phân tích dưới nhiều góc độ. Để cụ  
thể hóa ý nghĩa của cụm từ “Kinh tế tôn giáo” ở khu vực Đông Nam  
Á, bài viết này phác họa mối quan hệ chặt chẽ và lâu đời giữa đạo Tin  
Lành và kinh tế tự do qua việc nghiên cứu từng trường hợp diễn ra ở  
Thái Lan, Indonesia và Singapore. Để làm việc này, trước hết, chúng  
tôi gợi lại nguồn gốc của cuộc thảo luận này rồi đặt nó trong chiều sâu  
lịch sử, từ thời Tiền công nghiệp đến thời Hậu thuộc địa. Chúng tôi đề  
nghị phân chia theo niên đại để phục nguyên và đánh giá tốt hơn các  
tương tác giữa kinh tế và văn hóa trong sự vận hành tiến triển của thế  
kỷ XXI và từ đó đặt ra câu hỏi là làm thế nào mà các nước Đông Nam  
Á điều chỉnh các vấn đề đa dạng tôn giáo và phát triển kinh tế ở cấp  
độ quốc gia. Chính tư duy lịch sử này cần tính đến các định hướng  
mong muốn hay thực tế của khu vực ASEAN trong sự biến chuyển  
của nền kinh tế thị trường, hội nhập vào một tổ chức khu vực nơi mà  
sự đa dạng tôn giáo được tôn trọng và các bài thuyết giảng về kinh tế  
được lắng nghe.  
Ba tổ hợp Kinh tếTôn giáo”  
Định nghĩa sự tương tác giữa hoạt động kinh tế và niềm tin tôn giáo  
cũng như niềm tin kinh tế và hoạt động tôn giáo cố gắng ngược dòng  
trở về sự khởi đầu rối rắm, trước cả thời kỳ mà các khu vực kinh tế và  
tôn giáo tự trị tồn tại song song với chính trị, pháp luật, văn hóa theo  
cơ chế hiện đại, cần thiết phải đi từ những mâu thuẫn sơ khai về  
những mối tương tác không ngừng diễn ra.  
Về bản chất, cả tôn giáo và kinh tế cùng kết nối con người qua các  
hoạt động sống cơ bản (sản xuất, tái phân phối) và ý nghĩa (thực tiễn,  
biểu tượng) mà chúng đem lại. Cả hai đều là sự đồng nhất về việc  
chấp nhận các quy chuẩn chung (tín ngưỡng, quy tắc, cách thức) và  
các giá trị chung với mục đích tổ chức xã hội và/hoặc cộng đồng tín  
hữu. Có thể thấy những phê bình phổ biến, không chỉ đến từ trường  
72  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
phái vô thần, rằng người ta hướng về thế giới tôn giáo trong mối quan  
hệ với thế giới vật chất và kinh tế, nghĩa là các nguy cơ về sự ăn bám  
và không sinh lợi, sự mâu thuẫn giữa các bài thuyết giảng về sự nghèo  
đói và sự tích lũy tài sản, nhà cửa, đất đai; niềm hy vọng hão huyền  
vào các thế lực siêu nhiên trong những lúc bất ổn về vật chất và tâm  
lý, việc truyền giáo chú trọng vào những thời điểm khủng hoảng kinh  
tế hay còn là sự lợi dụng lòng tin từ các tổ chức giả dạng tôn giáo.  
Ngược lại, các tôn giáo có thể có những can thiệp tích cực trên nhiều  
phương diện xã hội, chính trị và triết học: Tôn giáo có thể đóng vai trò  
tái phân phối, liên kết, bác ái từ thiện, đồng hành hoặc quản trị các  
phúc lợi Nhà nước, đề xuất các giải pháp khác để giải quyết tình trạng  
chính trị và kinh tế độc quyền, đề xuất một tầm nhìn theo hướng vượt  
ra ngoài sự vị lợi và tính hợp lý khoa học bằng việc đưa các khái niệm  
như lợi ích, lợi nhuận, sự lựa chọn lý tính vào các cuộc thảo luận; đặt  
câu hỏi về sự cần thiết của việc làm sản sinh lợi nhuận, về sự toàn cầu  
hóa hiện nay, thậm chí đôi khi dùng những cách thức phản ứng tranh  
chấp triệt để (Chính thể thần quyền không tưởng chống chủ nghĩa Tư  
bản và công kích tiêu dùng).  
Định nghĩa mối quan hệ “kinh tế và tôn giáo” đặt vấn đề về bản  
chất mối quan hệ bình đẳng hoặc lệ thuộc của lĩnh vực này đối với  
lĩnh vực kia. Chúng ta có thể giả định rằng quyền tự trị rõ nét trong  
khuôn khổ các xã hội thế tục bảo đảm sự trung lập và sự bình đẳng  
về mặt lý thuyết. Trong những bối cảnh khác, tình trạng cũng sẽ khác  
đi: ở những nơi ủng hộ thuyết vô thần trong nền chính trị quốc gia,  
tôn giáo với tư cách là một cấu trúc sẽ bị yếu đi và kinh tế được nâng  
cao thành thượng tầng có hiệu lực và làm cho xã hội biến chuyển. Ở  
những nơi mà tôn giáo được ủng hộ khuyến khích ở cấp quốc gia,  
thần học và các quan điểm về sự khổ hạnh tại thế4 trong các tổ chức  
tôn giáo dùng để xác định các chuẩn mực và giá trị kinh tế. Các  
chuẩn mực và giá trị xã hội rất thường xuyên bị tác động, rằng kết  
quả mong đợi từ các hành động này phải diễn ra ngay lập tức (ở ngay  
trần thế) hay sự báo đáp sẽ đến (nhân quả, nghiệp). Sự liên kết giữa  
hai thuật ngữ “Kinh tế và Tôn giáo” thiết lập mối quan hệ đầu tiên vô  
cùng sâu rộng và kém hiệu quả bởi vì nó mở ra một số lượng gần  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
73  
như không hạn chế những tình huống theo các định nghĩa mà chúng  
ta đặt ra liên quan đến tôn giáo theo hệ thống và theo quy mô kinh tế  
liên quan.  
Cụm từ “kinh tế tôn giáo” trong tổng thể kinh tế cho phép định  
nghĩa lĩnh vực này rõ hơn. Nó khoanh vùng các hoạt động kinh tế ủng  
hộ việc thực hành tôn giáo hoặc bảo đảm sự vận hành cả mặt tài chính  
trong cộng đồng giáo hữu. Nó cũng liên quan đến các hoạt động được  
khuyến khích hoặc bị cấm đoán trong một tín ngưỡng. Thường thì tác  
dụng của nó rõ rệt, có thể định lượng và làm nổi bật các xu hướng.  
Tuy nhiên, cách tiếp cận này quá thiển cận và máy móc để có thể đề  
cập đến tất cả sự phức tạp của các hoạt động tôn giáo.  
Qua nhiều thập kỷ, cụm từ “kinh tế tôn giáo” đã không ngừng được  
lưu truyền. Nó mở rộng phạm vi nghiên cứu trong khi đề xuất một góc  
độ tiếp cận mới: để lập lại sự tương tác giữa hai thuật ngữ này, cần  
nhớ rằng hai thành tố này vốn là các thành tố tự trị trong chế độ xã hội  
thế tục, tôn giáo quả nhiên được xem như một hiện tượng kinh tế thực  
thụ. Tôn giáo có thể bị quy phục bởi các thuyết kinh tế nhằm nghiên  
cứu sự trao đổi giữa các “tài sản dâng cúng” và các dịch vụ tâm linh,  
các hiện tượng thương mại và hàng hóa, các mô hình cộng đồng hóa  
(cách tiếp cận doanh nghiệp hóa- giáo hội), tiếp thị tôn giáo, tác động  
của sự cạnh tranh tôn giáo.  
Người ta nhận thấy rõ tác dụng của thuyết kinh tế phổ biến. Cách  
tiếp cận này bắt nguồn một cách tự nhiên từ mô hình tư bản được củng  
cố từ những năm 1980 do sự suy tàn của mô hình kinh tế Xô Viết đã  
sụp đổ hoặc chuyển thành “nền kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa”  
(như trường hợp Trung Quốc và Việt Nam) bởi việc đặt lại nghi vấn  
về cách nhìn tuyến tính và độc nhất về sự trần tục hóa (sự thiết lập các  
nhà nước Islam giáo ở Iran vào năm 1979, “sự trở lại của tôn giáo”  
trong các xã hội Tây phương và các nước Xã hội chủ nghĩa cũ), do sự  
hồi sinh của xã hội Dân chủ và các Nhà nước phúc lợi (trừ trường hợp  
Bolivia ở Nam Mỹ) đối mặt với hoạt động tự do kinh tế mới của xã  
hội đương đại. Sự thoái trào này có lẽ trực tiếp gắn liền với bối cảnh  
toàn cầu hóa mà tác động gây ra có thể nhận thấy qua sự toàn cầu hóa  
lối sống, tư tưởng chính trị và niềm tin tôn giáo.  
74  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
Chuyên ngành Xã hội học tôn giáo đã chỉ rõ sự tự do ý chí cá nhân  
và các hiện tượng chối bỏ tín ngưỡng đã cho phép cải từ một đạo đang  
thực hành sang một đạo khác do mình tự do lựa chọn, thậm chí có thể  
kết hợp các tôn giáo với nhau5. Xét từ quan điểm xã hội vĩ mô, Peter  
Berger là người đầu tiên đề cập đến vấn đề thị trường tôn giáo6 ngay  
từ những năm 1960. Tiếp theo quan điểm của ông, các nhà xã hội học  
và nhân học, những nhà dự báo về nền kinh tế tôn giáo đã phân tích  
một số phân khúc đặc biệt như Hefner nghiên cứu về động cơ kinh tế  
trong việc gia nhập tôn giáo7. Iannaccone đã chỉ ra sự tập trung tôn  
giáo vẫn luôn tồn tại trong các xã hội hiện đại, bà đã chỉ ra những tác  
động của tôn giáo lên kinh tế theo nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân,  
gia đình, các tổ chức đoàn thể) và những tác động của chúng về mặt  
chính trị. Một số nhà nghiên cứu khác đã đảo ngược mối quan hệ khi  
đề xuất rằng tôn giáo không phải là một chất liệu có thể uốn nắn, nó  
thích nghi với bối cảnh tư bản và những điều này đã được chứng  
minh, chẳng hạn như phân tích về các nghi thức và suy tưởng dưới  
góc độ hiệu quả và năng suất, sức hấp dẫn của những không gian  
thiêng liêng và tác dụng của chúng về mặt du lịch tâm linh, sự cuồng  
nhiệt hứng khởi trong các thánh lễ tập thể. Tôn giáo có khuynh hướng  
làm đảo ngược, hành động để tôi luyện thành một “tinh thần tôn giáo  
tư sản mới” tới mức hiện nay có thể nói là “tư bản tôn giáo”, lòng trắc  
ẩn tư sản (compassionate capitalism) hay “tôn sùng chủ nghĩa vật  
chất”. Một lần nữa, điểm gặp gỡ giữa kinh tế và tôn giáo không chỉ  
trên bình diện đạo đức mà còn trong khuôn khổ của chủ nghĩa Tư bản.  
Cách tiếp cận này từ nay đã không còn là bí mật đang có xu hướng  
dần dần bắt buộc trong lĩnh vực Khoa học Xã hội. Lấy ví dụ một  
nghiên cứu gần đây gồm hai tập, “Religion in the neoliberal Age”  
(Tôn giáo trong kỷ nguyên tự do mới), “Religion and Consumer  
Society” (Tôn giáo và xã hội tiêu dùng) đã minh họa cho những vấn  
đề mà chúng tôi đề cập8. Cần chú ý là việc thành lập các hiệp hội đã  
thể hiện cấu trúc của phạm vi nghiên cứu (European Networks of the  
Economics of Religion, Center for the Economic Study of Religions).  
Đó là thư mục chuyên đề được tạo ra và thường xuyên, được cập nhật  
bởi các nhà nghiên cứu ở Đại học Munich và Đại học Salzburrg9 cũng  
đã chứng tỏ rằng các nghiên cứu được mở rộng phát triển liên tục.  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
75  
Kinh tế tôn giáo và đạo Tin Lành ở Đông Nam Á: Đặt trong bối  
cảnh lịch sử  
Chúng ta đặt các mốc cho vấn đề này trong phạm vi vùng miền.  
Vào thời tiền công nghiệp, Đông Nam Á gắn liền với các trục đường  
giao lưu thương mại lớn và thể hiện khả năng hòa nhập nhanh chóng  
vào các mạng lưới đế chế thuộc địa. Vùng này sau đó đã tiếp tục trải  
nghiệm các hướng phát triển đa dạng (thế giới thứ ba, luận thuyết về  
toàn cầu hóa và quốc gia hóa kinh tế tự do, kinh tế hoạch định thiết lập  
theo lý thuyết về cách thức sản xuất châu Á), đôi khi phải chịu đựng  
hoàn cảnh chiến tranh. Khi hòa bình, ổn định và an toàn được thiết lập  
trở lại, vùng này đã chứng kiến những “con rồng” bay lên mang theo  
những đất nước đang thời kì quá độ hoặc kém phát triển hơn nên phải  
cố gắng vươn mình để trở thành những “con hổ châu Á” tương lai. Do  
vậy, Đông Nam Á đã trở thành động cơ sản xuất kinh tế toàn cầu, một  
địa điểm cải tiến khoa học công nghệ, là phòng thí nghiệm để làm  
phép thử về tài nguyên con người địa phương vào các công nghệ quản  
lý mới (trong đó có kể đến các “giá trị châu Á”), một thị trường mà sự  
cạnh tranh thương mại ngày càng khắc nghiệt nhằm thống trị một số  
hạng mục công nghiệp, nông- công nghiệp, tài sản và dịch vụ, tài  
chính. Lợi ích chính mà vùng này đem lại hiện nay đến từ các thành  
quả kinh tế và tiềm năng phát triển của vùng.  
Suốt chiều dài thế kỷ XX, Khoa học Xã hội và Nhân văn đã phát hiện  
ra nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa trong các xã hội truyền thống  
trước khi quan tâm đến quá trình hiện đại hóa trong phạm vi thuộc địa đô  
hộ hay nói cách khác là sứ mệnh truyền bá văn minh. Từ sự tăng trưởng  
mạnh mẽ trong vòng hai thập kỷ cuối, một mặt là quá trình giải phóng  
dân tộc và mặt khác là sự hội nhập toàn cầu của các xã hội và kinh tế bản  
địa, các chuyển hóa trở nên phổ biến và tăng tốc chứng minh sự cần thiết  
trong việc mở ra những đối tượng nghiên cứu mới dưới sự hỗ trợ của các  
phương pháp phân tích tân tiến. Sự biến đổi của các xã hội nông thôn,  
công nghiệp hóa, sự linh hoạt về tài sản, về dịch vụ và con người, sự toàn  
cầu hóa, truyền thông đại chúng, kinh tế kỹ thuật số, tiêu chuẩn hóa về  
ứng xử trong xã hội tiêu dùng và giải trí, cho thấy sự chênh lệch lớn tất  
yếu giữa cách nhìn phổ biến thời xưa và sự năng động nội sinh hiện tại.  
76  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
Thực ra thì các nghiên cứu về xã hội, kinh tế, văn hóa cũng như tôn  
giáo đều là sự phát hiện các địa điểm tôn giáo và việc soạn thảo các  
học thuyết lớn, việc nghiên cứu các văn bản Kinh thánh, tín ngưỡng  
truyền thống và dân gian, lịch sử giáo phái, người ta đều cho rằng các  
tôn giáo tồn tại qua những biểu hiện xã hội và chính trị, qua sự phân  
biệt tính năng động trong nội bộ tôn giáo (cải cách tôn giáo, chính  
thống, dân tộc hóa) và ngoại vi (đa nguyên luận, toàn cầu hóa, phi  
lãnh thổ hóa tôn giáo). Các khoa học Nhân văn cũng đã vượt qua  
ngành Dân tộc học tôn giáo Đông Nam Á, ngành Xã hội học về hiện  
đại hóa tôn giáo và gần đây nhất là những phân tích chính trị-pháp lý  
về đa tôn giáo và những biểu hiện của chúng nơi công cộng. Tùy theo  
trường hợp, các nước phải quản lý sự hiện diện của đa số hay thiểu số  
tín đồ Phật giáo, Công giáo, Islam giáo, Hindu giáo, những hiện tượng  
tôn giáo bản địa hoặc ngoại lai mới xuất hiện, những tín ngưỡng thời  
tiền sử và không bỏ qua những yêu sách đôi khi rất mạnh mẽ đến  
những người ngoại đạo, vô thần. Sự huy động nhiều khái niệm và  
công cụ kinh tế khẳng định khuynh hướng mới trong nghiên cứu các  
hiện tượng tôn giáo. Mối tương quan, hay đúng hơn là sự chồng chéo,  
giữa việc mở rộng kinh tế và tính năng động của tôn giáo tạo ra đồng  
thời hai lợi ích khoa học và chính trị.  
Trong lĩnh vực nghiên cứu Đông Nam Á, khuynh hướng nghiên  
cứu có vẻ đồng nhất. Cường độ có vẻ kém đi, phong trào mới hơn  
(đầu những năm 2000)10 nhưng sự gia tăng các công trình nghiên cứu  
có triển vọng trở thành chủ chốt trong tương lai gần. Bằng chứng là  
việc ấn hành gần đây một cuốn sách mang tính nền tảng, theo định  
nghĩa về kinh tế tôn giáo, tìm tòi qua việc đặc cách hóa ý nghĩa của nó  
trong phạm vi Đông Nam Á. Quả vậy, ở mức độ vùng miền, cần phải  
tính đến tính đa dạng tôn giáo cố hữu và sự thích ứng khác nhau với  
mô hình tư bản để đạt đến cấp độ phân tích tiếp theo còn gọi là “mặc  
cảm đạo đức” (moral complexities)11 mà trong đó đề cập đến các bình  
diện về giá trị và động cơ, sự tương tác giữa sự phồn thịnh kinh tế và  
sự linh hoạt về tôn giáo.  
Ở đây, cần nhắc lại rằng những tương tác này có chiều hướng tiến  
triển và chúng phản ánh cả một quá trình lịch sử về sự học hỏi, thích  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
77  
ứng các lý thuyết hiện đại liên quan đến sự vận hành kinh tế ở Đông  
Nam Á. Những người sáng lập đã phát triển từ xã hội học các tư tưởng  
lịch sử-phê bình để đặt câu hỏi hoặc vượt ra ngoài khuôn khổ lý  
thuyết. Văn học đã đề cập rất nhiều về chủ đề này. Chỉ đơn cử trường  
hợp của Max Weber, dựa trên nền tảng tôn giáo, ông đã cố gắng giải  
thích các hoạt động kinh tế theo sơ đồ các giá trị: theo ông, học thuyết  
Calvin có thể là một trong những yếu tố chủ chốt (không phải là  
nguyên nhân) của sự hình thành chủ nghĩa Tư bản12. Một số nhà tư  
tưởng khác cũng thử kết nối giữa Xã hội học kinh tế và Xã hội học tôn  
giáo. Trường hợp đặc biệt Émile Durkheim và những người thân cận  
(đặc biệt là Marcel Mauss) đã coi tôn giáo như một sức mạnh đối lập  
với thuyết vị lợi, chủ nghĩa tự do và ngay cả chủ nghĩa duy vật lịch sử.  
Đối với họ, trước cả kinh tế, tôn giáo giữ vai trò tự trị, độc lập với  
những bình diện khác của đời sống xã hội và nó chính là cội nguồn  
của mọi thứ được hình thành trong xã hội13. Tiền tệ là đối tượng trung  
tâm. Georg Simmel trong tác phẩm “Triết học về tiền tệ” (Philosophie  
de l’argent) cũng đã giải thích rằng trong các xã hội hiện đại thế tục,  
tiền bạc là một tín ngưỡng và là đức tin. Tình trạng chờ đợi là khởi  
nguồn của khái niệm về giá trị và một dạng thức tư duy tập thể.  
Những cách tiếp cận triệt để hơn cũng cho rằng sự phụ thuộc của kinh  
tế vào tôn giáo đòi hỏi phải vượt ra ngoài khuôn khổ tôn giáo để hành  
động biến đổi và giải phóng kinh tế có thể triển khai. Marx giải thích  
làm thế nào mà tôn giáo ngăn chặn được mọi chỉ trích về hệ thống  
hiện hành và làm thế nào mà con người chịu đựng được đồng thời hai  
hiện tượng tha hóa kinh tế và tôn giáo. Cũng cần đề cập thêm tới  
Walter Benjamin, phê bình của ông dựa vào phép loại suy giữa chức  
năng của tôn giáo và chức năng của chủ nghĩa Tư bản.  
Một số ví dụ nêu trên chứng minh sự đa dạng của các mối quan hệ  
giữa tư duy kinh tế và các hiện tượng tôn giáo. Phần lớn các chứng  
minh này dựa vào việc phân tích các nền kinh tế phương Tây quá độ  
từ Cách mạng Công nghiệp sang chủ nghĩa Thực dân bành trướng. Về  
phương diện tôn giáo thì đều theo các học thuyết độc thần quan trọng  
thuận theo xu hướng hiện đại. Ngay cả khi Weber đã thử một kiểu  
tổng hợp phổ quát bằng cách gộp 4 tôn giáo lớn ở châu Á (Hindu giáo,  
78  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo) với nhau, ông vẫn bị phụ thuộc vào  
các kiến thức Tây phương14 và vì thế mà sự chứng minh của ông đã  
giải thích những điểm đối lập đã từng được định nghĩa trong giáo lý  
Tin Lành.  
Bản chất của các nền kinh tế và các tôn giáo truyền thống nằm  
ngoài những đề cập này. Các phong trào hiện đại hóa ở châu Á đưa ra  
những giải pháp thay thế khác vẫn còn ở trạng thái trứng nước. Dĩ  
nhiên, trong số các học thuyết lớn về kinh tế chính trị15 có tính cạnh  
tranh với các quan niệm tại thế truyền thống của Đông Nam Á, đó  
chính là phê bình Mác xít, thậm chí là Mác-Lê Nin trong bối cảnh  
thuộc địa của chủ nghĩa Tư bản và các tôn giáo tha hóa đã nhận được  
sự tiếp đón nồng nhiệt nhất. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học và Cách  
mạng được truyền bá bởi phong trào Cộng sản quốc tế đã trở thành chỉ  
dẫn nền tảng cho lý tưởng độc lập hơn là các học thuyết Dân tộc chủ  
nghĩa (trường phái bảo thủ hoặc các nhà cách mạng vô thần) đã xác  
định mối quan hệ Kinh tế/Tôn giáo trong quan hệ hoặc cộng sinh hoặc  
phụ thuộc nhưng trong khuôn khổ chặt chẽ của Quốc gia dân tộc và  
còn hơn cả những luận thuyết tự do hoặc dân chủ-xã hội mang tính  
đặc trưng liên quan đến chế độ tự trị và các mối tương tác lẫn nhau.  
Nếu chúng ta trở lại phạm vi khoa học, cần nhớ rằng trong suốt thời  
kỳ chia rẽ này (chiến tranh lạnh và thế giới thứ ba), những xung đột  
chính trị và quân sự tăng gấp đôi, về chiến tranh về hệ tư tưởng diễn ra  
trên tất cả các bình diện kinh tế, công nghệ, xã hội và văn hóa. Người  
ta ước lượng rằng quá trình thế tục hóa diễn ra vào thời điểm này là tất  
yếu. Các yếu tố tôn giáo chẳng hơn gì những dấu vết cổ xưa đã bị xếp  
vào hàng phụ. Vì thế, những cách tiếp cận không thuộc Mác xít đã  
không thực sự đi đến cùng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ  
giữa tôn giáo và kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu Đông Nam Á,  
Clifford Geertz có lẽ là người đầu tiên tham khảo một cách công khai  
thuyết Xã hội học của Wenber16 trong cuốn Religion of Java (1960),  
sau đó đến James Peacock trong nghiên cứu về Islam giáo ở Indonesia  
(Muslim Puritans: The Reformist Psychology in Southeast Asian  
Islam, 1978). Cuối những năm 1970 đã diễn ra cuộc tranh luận giữa  
những người theo trường phái kinh tế đạo đức (James Scott) và những  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
79  
người theo thuyết về sự lựa chọn lý tính (Samuel Popkins). Rồi lĩnh  
vực trí tuệ đã tiếp tục được mở rộng và phổ biến tới tận ngày nay  
trong sự thích ứng không ngừng với những chuyển biến chính trị, kinh  
tế và tôn giáo trong khu vực.  
Yếu tố cuối cùng can thiệp vào nhận định mang tính sử liệu chính  
là nghiên cứu đặc biệt về đạo Tin Lành ở Đông Nam Á. Nghiên cứu  
này trước hết được đặt ngoài ranh giới của lịch sử Cơ Đốc giáo ở châu  
Á (cũng chính là lịch sử Công giáo). Lịch sử truyền giáo của đạo Tin  
Lành không chỉ mới đây mà học thuyết truyền giáo phát triển đã tồn  
tại dưới nhiều dạng thức tùy theo bối cảnh. Nếu như những tài liệu  
viết được giữ kín cho tới giữa thế kỷ XX là do chúng bị cấm trong đời  
sống tôn giáo ở các nhà thờ địa phương (chủ yếu ở các đế chế thực  
dân như Hà Lan và Anh), hoặc các tài liệu này viết về các kế hoạch  
truyền giáo sắp tới. Ngoài các nguồn nội bộ, lợi ích trước hết có thể  
thấy là trong khi sự lôi kéo nhiệt tình của Tin lành xuất phát từ cuộc  
Đại Tỉnh thức lần thứ hai đã khởi động những thách thức đầu tiên về  
mặt pháp lý đối với các nhà chức trách địa phương, bởi vì tôn giáo này  
đã quy phục hàng loạt người theo đạo ở các vùng núi (bán đảo  
Indonesia) hay những người nhập cư (vùng Mã Lai). Tình trạng chiến  
tranh lạnh tiếp tục chính trị hóa các cuộc thảo luận đàm phán (tự do và  
phân biệt tôn giáo) cho tới vấn đề sự “trở lại của tôn giáo” đã khởi  
động một cách mạnh mẽ từ sự ảnh hưởng Tin lành đặt ra từ những  
năm 1980. Từ một nghiên cứu về lòng sùng đạo ngoài lề với ý tưởng  
nghèo nàn thông qua việc phân biệt thần học với Công giáo, theo cách  
này người ta tiến đến một nghiên cứu về sự sùng đạo thiểu số biểu thị  
cho đám đông, từ sự vận hành phức tạp và hậu quả là nó đặt các quốc  
gia và xã hội này đối diện với nhiều thách thức về chính trị-tôn giáo  
và văn hóa-xã hội.  
Sự xuất hiện của nghiên cứu về các Hội thánh Tin Lành ở Đông  
Nam Á kết hợp với lợi ích khoa học xã hội Bắc Mỹ đã góp phần vào  
sự quảng bá một ngành xã hội học “khai phóng” đang tìm cách đặt lại  
vấn đề về mối liên quan giữa Kinh tế và Tôn giáo trong một trật tự  
mới mang tính toàn cầu17. Những chỉ trích ngày càng nặng nề một mặt  
nhắm vào sự vô hiệu của kinh tế kế hoạch và mặt khác, sự xuất hiện  
80  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
của các thuyết về chủ nghĩa kinh tế tự do mới tiếp đó đã được khẳng  
định bởi sự sụp đổ của Liên minh Xô viết, đặt lại chương trình Luân  
lý Tin Lành và mối quan hệ của tôn giáo và chủ nghĩa Tư sản. Sự hiện  
đại hóa tôn giáo đã được lĩnh hội như vậy trong mối quan hệ với sự  
phát triển kinh tế và sự quá độ, chuyển tiếp của các quốc gia. Sự nhiệt  
thành phúc âm, uy tín, phong trào Ngũ Tuần đã củng cố mạnh mẽ sự  
quy tụ của các ngành khoa học kinh tế và các hiện tượng tôn giáo đều  
thừa hưởng một nền tảng lý luận vững chắc. Chẳng hạn một nghiên  
cứu về các cuộc truyền giáo thuộc dòng Giám lý trong khối Mã Lai  
đầu thế kỷ XX đã xác minh điều này18. Tác giả đã tham khảo khái  
niệm thần học connectionalism, “kết nối quốc gia” xuất phát từ thuyết  
quân bình nhân học để tạo nên các kiểu mẫu Công giáo nhiệt tâm nhất  
(trong hoạt động truyền giáo) và cũng là mạng lưới quan hệ tương tác  
mà cách thức tổ chức nội bộ tựu trung lại rất gần với luận lý tư bản thế  
giới đang hình thành. Từ đó, các nghiên cứu liên quan đến động cơ,  
phương thức gia nhập đạo Tin Lành đã chỉ ra cách thức làm thế nào  
mà chủ nghĩa Tư bản đương đại đã tạo cơ hội cho những hiện tượng  
này khi thiết lập các thuyết thần học về sự giàu có phồn thịnh càng  
ngày càng được thỏa hiệp giữa đời sống tâm linh và đời sống vật  
chất19.  
Nếu khái niệm kinh tế tôn giáo đặc biệt thích đáng cho việc nghiên  
cứu các bộ Kinh thánh Phúc Âm và những lí giải thần học20 mà một số  
người coi như một kiểu chống lại luận thuyết Weber thì nó cũng  
không kém phần xứng đáng cho việc nghiên cứu các tôn giáo khác  
như Phật giáo và Islam giáo21.  
Chúng ta có thể thấy ở đây một sự tiến bộ về lý luận trong nghiên  
cứu các hiện tượng tôn giáo theo chế độ hiện đại không thuộc phương  
Tây. Nhưng đồng thời cũng cần nêu lên khái niệm của chủ nghĩa Tư  
bản, cho rằng đó là mô hình duy nhất đã tồn tại theo cách của chủ  
nghĩa vị chủng tới tận gần đây. Bối cảnh quốc tế từ đó đã tiến triển,  
những cuộc thảo luận lớn về phát triển kinh tế cũng vậy. Và nếu hiện  
nay chúng ta sống trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, các ngành khoa  
học kinh tế cũng đã bị toàn cầu hóa, vì thế mà các trải nghiệm luân  
phiên đối với sự phát triển theo lối Tây phương đã được nhân lên  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
81  
nhiều. Châu Á đã luôn giữ một vị trí lựa chọn. Nơi hình thành chủ  
nghĩa Cộng sản tâm điểm châu Á và sự hình thành các mô hình Tư  
bản hậu thuộc địa đặc thù, nơi khởi xướng “giá trị châu Á”, từ thời  
điểm đó trở thành động cơ của kinh tế toàn cầu, Viễn Đông, gồm các  
nước phương Đông và khu vực Asean, đang vươn mình trở thành  
trọng điểm mới trong thế kỷ XXI. Robert Hefner đã có lý khi cho rằng  
“Our understanding of capitalism and religiosity differs today [đầu thế  
kỷ XXI] from that a generation or two earlier”22. Đó là từ “tinh thần  
mới của chủ nghĩa Tư bản”23, từ “late-modern capitalism” “hậu Tư  
bản” (Hefner) hay còn là “kỷ nguyên của chủ nghĩa tự do kiểu mới”24  
mà chúng ta đề cập đến hôm nay. Đó là nhờ sự nhận thức liên hợp  
giữa khái niệm linh hoạt của chủ nghĩa Tư bản và của sự đa dạng tôn  
giáo nội tại mà các nghiên cứu ngày nay phát triển trong mối liên quan  
với nền kinh tế tôn giáo trong khu vực Đông Nam Á25.  
Mô hình kinh tế và đạo Tin Lành ở Đông Nam Á : Thử nghiệm  
mô hình và phân kỳ  
Trước khi nêu ra một số ví dụ về mối quan hệ tồn tại hiện nay giữa  
chủ nghĩa Tư bản và đạo Tin Lành ở Đông Nam Á, hãy thử tổng hợp  
nội dung qua việc thiết lập mối tương quan giữa bối cảnh chính trị,  
các mô hình kinh tế (theo cách tiếp cận lý thuyết và kinh nghiệm) và  
các tổ chức Tin lành (sự hiện diện của tôn giáo, diễn văn kinh tế).  
82  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
Bảng phân kỳ này cần được bổ sung và nghiên cứu sâu thêm. Cho  
dù còn nhiều khiếm khuyết, chúng ta hãy thử rút ra một số điểm.  
Trước hết, về mặt phương pháp, việc quan trọng là xác định niên đại  
bằng cách kết hợp lịch sử tôn giáo và lịch sử kinh tế nhằm nghiên cứu  
các mối tương quan theo chu kỳ, xu hướng và sự đứt gãy. Thứ hai, về  
mặt khoa học luận, cần phải có các nghiên cứu sâu hơn về việc phân  
kỳ bằng cách quan tâm đến lịch sử các ngành Khoa học Xã hội tôn  
giáo và lịch sử Tư tưởng Kinh tế để thấy được làm thế nào mà hai lĩnh  
vực này đối thoại hoặc không đối thoại với nhau qua các thời kỳ khác  
nhau. Trên một bình diện khác, vấn đề cấp độ phân tích cũng rất quan  
trọng để hiểu được tình hình khu vực trước hiện tượng toàn cầu hóa và  
những hiệu ứng của toàn cầu hóa lên tình hình quốc gia và khu vực  
(Đông Nam Á) từ những năm 1980. Bởi vì ngay cả các hệ tư tưởng  
chính trị, các học thuyết kinh tế và các tổ chức tôn giáo là những vấn  
đề cơ bản cần phải biết, việc phân tích và hiểu được những tình huống  
cụ thể cũng không kém phần trọng yếu để đánh giá sự thích ứng hay  
nói cách khác là những chênh lệch giữa mô hình lý thuyết và kinh  
nghiệm thực tế.  
Từ quan điểm nghiêm khắc của lịch sử Tin lành ở Đông Nam Á mà  
lịch sử kết nối (connected history) cần được viết tiếp26, bảng phân kỳ  
đề xuất cho phép tiến đến những giả thuyết tiếp theo. Tới tận đầu thế  
kỷ XIX, đạo Tin Lành chưa hề có mặt trong khu vực. Nhưng các giá  
trị của đạo này chắc chắn đã thúc đẩy các sự khởi xướng tư nhân về  
thương mại biển Hà Lan và Anh Quốc ở châu Á. Vào thời kỳ các đế  
quốc hiện đại, đạo Tin Lành truyền thống đã được cải cách và trường  
phái Luther được áp dụng bởi các đế quốc thực dân. Vào đầu thế kỷ  
XX, những hiệu ứng của cuộc Đại Thức Tỉnh lần thứ hai đã có thể  
nhận thấy bởi sự hiện diện của các hiệp hội thừa sai và tìm kiếm  
những người ngoại đạo để gia nhập họ vào cộng đồng tín hữu và đồng  
thời xúc tiến việc phát triển kinh tế (để xóa đói giảm nghèo) và hiện  
đại hóa lối sống. Đạo Tin Lành vì vậy có thể xem là một trong những  
biểu hiện của sự chuyển biến xã hội và kinh tế. Vào thời kỳ các quốc  
gia bắt đầu hình thành và thời kỳ chiến tranh lạnh, đạo Tin Lành bị  
mắc kẹt giữa kháng chiến, cách mạng nhân văn và quân sự chống độc  
quyền chuyên chế. Sự ủng hộ phát triển đối với các nước không thuộc  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
83  
cùng hàng ngũ mà người ta hy vọng sẽ được quá độ sang chế độ dân  
chủ tự do đồng hành với sự suy tính ngay tại địa bàn về sự đa dạng tôn  
giáo trong các xã hội hiện đại ngày càng trần tục hóa. Với sự kết thúc  
thời kỳ phân cực, đạo Tin Lành triển khai ngày càng lớn mạnh dưới  
các dạng thức có tính thuyết phục và những người theo phái Ngũ Tuần  
dường như cũng đồng hành với phong trào toàn cầu hóa kinh tế tự do,  
chấp nhận luật cạnh tranh trên thị trường tôn giáo trong khi vẫn cổ vũ  
“lòng trắc ẩn Tư bản”. Khu vực ASEAN mở rộng đến độ bao phủ toàn  
bộ vùng Đông Á (trừ Đông Timor đang trong quá trình gia nhập),  
nghiễm nhiên trở thành một địa điểm trao đổi và tiến tới việc củng cố  
sự cất cánh bay lên trong phát triển kinh tế. Kỷ nguyên mới bắt đầu đã  
khẳng định sự khởi sắc về kinh tế và các xu hướng tiến tới hội nhập  
khu vực một cách mạnh mẽ hơn. Mặt khác, chúng ta cũng có thể thấy  
việc truyền bá được mở rộng dưới các hình thức Đặc Sủng, Ngũ Tuần  
mới, mô hình “tôn giáo phồn thịnh” thích ứng với các điều kiện chính  
trị xã hội hiện tại. Thắng lợi trên một số phương diện, mô hình Tư bản  
cũng phải đối mặt với những thách thức toàn cầu mới như việc tái  
phân chia của cải, sự khan hiếm tài nguyên, sự mất cân bằng sinh thái.  
Bao nhiêu là chủ đề, câu hỏi mà tôn giáo đặt ra qua luân lý về sự phát  
triển mà vị thế của tôn giáo với tư cách là các giải pháp thay thế khả  
thi đối diện với chủ nghĩa Tư bản trong sự hiện đại muộn màng.  
Sự sùng tín và mở rộng kinh tế ở Đông Nam Á: một vài minh họa  
Những năm gần đây, chúng tôi đã đồng chủ biên một nghiên cứu  
tập thể về hoạt động của các giáo hội Tin lành ở Đông Nam Á27. Bắt  
đầu đồng thời từ hai kiểm nghiệm, đó là sự đa dạng linh hoạt và phổ  
biến của đạo Tin Lành ở Đông Nam Á và sự thiếu trầm trọng các khảo  
sát thực địa cũng như các nghiên cứu so sánh. Điều này hoàn hoàn trái  
ngược với những gì chúng ta thấy ở châu Phi hoặc Nam Mỹ. Vì vậy,  
chúng tôi đã lập ra một nhóm gồm nhiều chuyên gia về Đông Nam Á  
và/hoặc về đạo Tin Lành để tìm hiểu về thực tiễn đương đại này. Yêu  
cầu khoa học ban đầu là đi từ các nguồn khảo sát thực địa, các di sản  
lịch sử và mục đích tôn giáo chính trị thuộc khu vực, rồi phân tích tư  
liệu được viết bằng ngôn ngữ và chữ viết bản địa (ấn phẩm khoa học,  
báo chí, phỏng vấn, chứng nhân, văn bản luật, văn bản truyền giáo).  
84  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
Mỗi chương được soạn thảo như một nghiên cứu theo từng trường  
hợp. Nhóm chủ biên phải tổng hợp toàn bộ các chuyên khảo để có thể  
so sánh và kết nối chúng với nhau theo ba trục chuyên đề chính.  
Phần dẫn nhập giới thiệu những suy ngẫm lý luận bằng cách dựa vào  
sự so sánh trong nội bộ các nghiên cứu. Sau đó, chúng tôi nhờ đến sự  
hỗ trợ của các nhà nghiên cứu bên ngoài, những người đã đào sâu các  
cuộc thảo luận qua việc mở ra những so sánh với các nguồn bên ngoài.  
Đối chiếu những phân tích của chúng tôi về đạo Tin Lành ở Đông Nam  
Á và những phân tích được thực hiện ở châu Phi, Nam Mỹ La tinh hoặc  
phương Tây cho phép nêu bật những đặc thù khu vực về sự tiếp biến  
văn hóa-tôn giáo cũng như sự tồn tại những khác biệt cơ bản.  
Nội dung cuốn sách được chia thành ba phần trọng tâm. Phần thứ  
nhất “Truyền bá Phúc Âm Thiên sứ châu Á: từ khái niệm đến sứ  
mệnh” đánh dấu những tương tác giữa các luận lý về truyền giáo học  
vượt ra ngoài hoặc nằm trong nội bộ châu Á. Phần thứ hai “Đạo Tin  
Lành nằm ngoài lề các quốc gia” trước hết minh họa sự tiếp nhận  
thông điệp Phúc Âm khác nhau của các cộng đồng khu vực phù hợp  
với nền tảng tôn giáo dân tộc đặc thù. Phần cuối “đạo Tin Lành đối  
diện với những vấn đề của thế giới hiện đại ở Đông Nam Á”, phân  
tích sự điều tiết tính tôn giáo mang tính quốc gia bởi các thể chế chính  
trị mang bản chất và sự tiến triển khác biệt nhau.  
Trong số những kết luận chính mang tính cá nhân rút ra từ cuốn  
sách này, trước tiên cần ghi nhận những sự tương đồng về những hiệu  
ứng về sự toàn cầu hóa tôn giáo ở quy mô toàn thế giới: các Hội thánh  
Tin Lành Đông Nam Á cũng chịu những tác động mang tính hai mặt  
của hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế và công nghệ: sự phát triển được  
nhìn nhận như là nguyên nhân gây biến đổi cấu trúc văn hóa xã hội  
hoặc như một phương tiện bảo tồn truyền thống địa phương trước sự  
áp đặt của các mô hình ngoại lai. Mặt khác, sự mở rộng của đạo Tin  
Lành thể hiện niềm hy vọng vào thần học về sự phồn thịnh, những  
mong đợi từ các mối quan hệ cộng đồng mới chặt chẽ hơn.  
Về phần các chuyên gia khu vực, một số người phác họa lại lịch sử  
cận đại, một số quan tâm đến sự quá độ của các thể chế chính trị và  
một số khác chú trọng đến sự mở rộng phát triển kinh tế: sự hợp nhất  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
85  
kinh tế toàn cầu hướng về Viễn Đông khẳng định sự hội nhập của  
châu Á vào thị trường thế giới nhưng đồng thời cũng là sự chuyển  
biến các hệ sinh thái ở Đông Nam Á.  
Phạm vi kinh tế không phải là trục chính của công trình này nhưng  
nó xuyên suốt phần lớn các nghiên cứu như một lẽ đương nhiên. Xin  
tóm lược ở đây năm nghiên cứu về các trường hợp riêng rẽ để minh  
họa diện mạo của nền kinh tế tôn giáo.  
Nghiên cứu của Pierre-Henry de Bruyn vạch lại hành trình của các  
giáo sỹ Tin lành người Hồng Kông ở Thái Lan trước khi đặt hoạt động  
truyền giáo thế giới trong một phong trào lớn hơn về hoạt động phổ  
truyền của Cơ Đốc giáo Trung Hoa. Ông đã chỉ ra cách thức mà các  
chiến lược hành động được triển khai trong môi trường đa quốc gia.  
Để củng cố các quan hệ tương tác và để hai bên cùng có lợi, giữa các  
giáo sỹ và tổ chức tiếp nhận, mô hình kinh tế theo sứ mệnh cần được  
xác định trước (mạng lưới truyền giáo cần được hỗ trợ bởi một cơ cấu  
tài chính) thích hợp với điều kiện xã hội, văn hóa, ủng hộ sự hiện đại  
hóa đã đề cập ở Hồng Kông, thúc đẩy kiến thức chung qua sự phát  
triển du lịch truyền giáo.  
Chuyên gia Xã hội học Hui-yeon Kim khảo sát về Hội thánh Ngũ  
Tuần thuộc phái Phúc Âm Toàn Vẹn ở Đông Nam Á (Full Gospel  
church do David Cho Yonggi sáng lập). Việc nhấn mạnh một số điểm  
tương đồng của thời cận đại (thực dân, chiến tranh dân sự, nghèo đói)  
củng cố những thành tựu kinh tế và sự tỏa sáng văn hóa hiện nay của  
Hàn Quốc được phân tích dưới nhãn quan thần học về sự thịnh vượng.  
Bằng cách minh họa các chiến lược mới đang diễn ra trong nội bộ  
châu Á, bà đã chứng minh đặc điểm xuyên quốc gia của Hội thánh-mẹ  
hay nói rộng hơn là đặc điểm liên châu Á của truyền giáo học Tin lành  
Hàn Quốc tiếp cận với những cố gắng của chính phủ Hàn Quốc nhằm  
khuyến khích “Nation Branding” (dấu ấn quốc gia). Trường phái Ngũ  
Tuần mới và sự phồn thịnh kinh tế tác động lẫn nhau nhằm thiết lập  
một soft power (quyền lực mềm) ở Hàn Quốc định hướng trực tiếp  
cho khu vực Đông Nam Á.  
Khu vực thuộc bán đảo Mã Lai (Malaysia, Singapore, Indonesia)  
đã biết đến sự phát triển mạnh mẽ của các giáo hội. Các quốc gia này  
86  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
tiếp nhận các cộng đồng người Hoa kiều, những tín hữu mới gia nhập  
đạo đa số thuộc tầng lớp thị dân và bình dân đang lên. Trong nghiên  
cứu của mình, Juliette Koning tập trung vào các trường hợp đạo Tin  
Lành ở Indonesia thuộc cộng đồng Hoa kiều. Bà phân tích các câu  
chuyện về cuộc sống và những lộ trình nghề nghiệp bằng cách làm nổi  
bật sự tương tác giữa tôn giáo, kinh tế và bản sắc qua sự tiếp nhận các  
tộc người. Sự hiện diện của những cộng đồng này có tính hai mặt (sự  
thành đạt về mặt xã hội, sự phân biệt chủng tộc). Các mạng lưới kinh  
tế và tôn giáo hòa lẫn vào nhau và business model “mô hình thương  
mại” sẽ tìm thấy trong cấu trúc doanh nghiệp đa quốc gia và cả trong  
các giáo hội.  
Singapore tạo dựng và phát triển ở Đông Nam Á một mô hình siêu  
hiện đại. Gwendoline và Yannick Fer đã tiến hành nghiên cứu sự vận  
hành của một Nhà thờ khổng lồ ở quốc gia này để tìm hiểu sự năng  
động trong nội bộ các nhóm dân tộc theo Cơ Đốc giáo và sự truyền bá  
tôn giáo trong các cộng đồng cơ sở. Nữ giới đóng vai trò là những  
người trung gian đặc biệt tích cực nhằm thúc đẩy sự trao đổi giữa các  
tín đồ, trong môi trường xã hội, chính trị đặc thù ở Singapore. Nghiên  
cứu cho phép hiểu được những cấp độ khác nhau của tinh thần đồng  
đạo, sự củng cố các mối liên hệ phức tạp giữa sự cạnh tranh Tư bản,  
thành đạt trong xã hội và giá trị gia đình.  
Jeaney Yip và Susan Ainsworth đến từ các chuyên ngành ngoài  
Khoa học Xã hội truyền thống (tiếp thị, tổ chức đào tạo, nghiên cứu)  
đã khảo sát về hùng biện và kỹ thuật thương mại sử dụng trong các  
thông điệp bởi các nhà thờ Tin lành. Qua đó, nghiên cứu về hai tổ  
chức giáo hội lớn du nhập vào Singapore đã chỉ ra làm thế nào mà  
việc “tiếp thị” khuyến khích sự cách tân về mặt nhận thức đối với tôn  
giáo và những tổ chức tôn giáo nào đã tìm cách đưa ra nhiều đề xuất  
khác nhau nhằm áp đặt “thương hiệu” riêng. Nếu như thị trường cho  
phép các tổ chức tôn giáo tự phát triển, hai nghiên cứu trường hợp này  
cũng chỉ ra cách thức mà thị trường đã làm khuynh đảo hoàn toàn ý  
nghĩa và việc thực hành tôn giáo. Nghiên cứu của họ như vậy đã minh  
họa cách thức chuyển đổi từ thị trường tôn giáo sang chế độ tư bản  
theo ý muốn của các tổ chức tôn giáo áp đặt thương hiệu (Branded  
Pascal Bourdeaux. Đạo Tin Lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á…  
87  
Faiths) trong bối cảnh chủ nghĩa tự do mới, rút ra những lợi ích từ sự  
vận hành của xã hội giải trí và tiêu dùng.  
Qua các trường hợp nêu trên, có thể thấy rằng cách thức mà các  
Hội thánh Tin Lành ở Đông Nam Á can thiệp vào lĩnh vực kinh tế,  
rằng các hoạt động của họ có động lực từ sự trợ giúp phát triển và xóa  
đói giảm nghèo (việc cải đạo và cam kết tại thế chú trọng vào sự cách  
ly hóa về mặt chính trị xã hội và sự nghèo nàn về kinh tế) hoặc ngược  
lại, các Hội thánh Tin Lành tìm cách phân tích tất cả các thể thức về  
sự thịnh vượng tâm linh và vật chất (thành đạt trong xã  
hội/empowerment, pious materialism, Growth Church).  
Kết luận  
Vào đầu thế kỷ XXI này, những hiệu ứng của toàn cầu hóa không  
chỉ duy nhất đến từ việc gia nhập ngày càng hiệu quả của các quốc gia  
Đông Nam Á, từ sự tha thiết mời gọi của các siêu quốc gia và từ sự  
hội nhập kinh tế vào thị trường quốc tế. Nếu như tình trạng các quốc  
gia cho thấy sự chênh lệch về mức độ phát triển, sự can thiệp mang  
tính quốc gia, sự điều tiết và sự mất cân bằng khu vực, Đông Nam Á  
cũng trở thành một trọng điểm phát triển mới năng động và tân tiến.  
Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, khu vực đã được mở rộng, xác  
định lại các nhiệm vụ, bảo đảm sự ổn định và an toàn khu vực bằng  
việc mở ra một thị trường và tiếp tục quá trình khu vực hóa kinh tế.  
Trên nền tảng tôn giáo mang tính đặc thù bởi sự đa dạng cố hữu,  
chồng chéo bởi sự linh hoạt về tôn giáo trong đó có việc theo đạo Tin  
Lành là một trong những tôn giáo nổi bật và được truyền bá nhiều  
nhất. Hiện tượng mới nhất và mãnh liệt nhất là Tân giáo Tin Lành là  
một thách thức đối với các quốc gia, các xã hội đang biến chuyển và  
các tôn giáo mang tính lịch sử. Nếu như đạo Tin Lành có vẻ rất thành  
công trong sự chinh phục về mặt tâm linh, đó chính là vì tôn giáo này  
đã biết cách thích ứng với mô hình Tư bản xưa và sự biểu hiện mang  
tính tự do mới đương đại. Luận thuyết của Weber vì vậy được củng cố  
bởi các thuyết thần học về sự thịnh vượng và biết cách dựng lên một  
sự song trùng tất yếu giữa tài sản dâng cúng, tài sản Hội thánh và của  
cải vật chất. Mặt khác, các thuyết này ở trong tình hình thuận lợi bởi  
vì trong một bối cảnh kinh tế khởi sắc như vậy, việc thoát đói nghèo  
88  
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019  
hoặc tiếp tục phát triển đem lại niềm hy vọng về sự thành đạt của cá  
nhân trong xã hội. Có rất nhiều ví dụ chứng minh xu hướng chung này  
và trường hợp mà chúng tôi quan tâm là sự kết hợp giữa tinh thần mới  
trong sứ mệnh truyền giáo và trong chủ nghĩa Tư bản.  
Ưu thế kinh tế thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự thấm nhuần các phân tích  
kinh tế trong lĩnh vực Khoa học Xã hội, đó là các hiện tượng tôn giáo  
trong tổng thể của chúng và các nhà thờ Tin lành Giám lý và Tân giáo  
Ngũ Tuần mới ngày nay đã được phân tích dưới góc độ kinh tế tôn  
giáo. Sự sụp đổ của Xã hội chủ nghĩa vào những năm 1980 lý giải  
định hướng một chiều về các nghiên cứu này bởi vì chính các luận  
thuyết về chủ nghĩa tự do mới thống trị hiện nay mặc cho sự tồn lưu  
của hiện tượng quốc gia hóa một số bộ phận kinh tế hoặc dựa trên nền  
kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.  
Phương thức tiến hành này chắc chắn là cần thiết. Tuy nhiên, có hai  
câu hỏi lớn được đặt ra: Vấn đề nối ráp các nghiên cứu siêu hiện đại  
này với cách tiếp cận mang tính niên đại của các nghiên cứu tôn giáo  
và vấn đề thay thế về ý niệm duy nhất theo thuyết tự do mới về nền  
kinh tế tôn giáo. Hai nhận định này thực ra không thể làm cho chúng  
ta quên được những tiến triển lịch sử về mối quan hệ Kinh tế-Tôn giáo  
cũng như các quan niệm khác nhau mang tính Lý luận, Thần học, Triết  
học, Xã hội học về mối quan hệ này. Lịch sử đã được hình thành từ  
biết bao tiếp nối và đứt gãy, các sự kiện và hình thái cấu trúc. Kinh tế  
đã được hình thành từ các khuynh hướng, chu kỳ và từ các cuộc  
khủng hoảng. Ai còn nhớ đến cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh  
hưởng trực tiếp đến Đông Nam Á vào những năm 2008-2009? Liệu  
các “tôn giáo của sự thịnh vượng” có từng cung cấp một kiến giải nào  
cho vấn đề này hay không?  
Tìm hiểu các chiến lược của hoạt động tôn giáo là điều đích đáng,  
tổ chức các Hội thánh hoặc tạo hình bản sắc các cộng đồng tôn giáo,  
kinh tế tôn giáo không nên chỉ quy giản vào tính chức năng của nó.  
Nó còn phát triển những suy tư mang tính xã hội và luân lý cho phép  
hiểu việc tìm kiếm sự cân bằng giữa hiệu quả và công lý. Cuối cùng  
thì các trí thức Đông Nam Á, các nhà Xã hội học, Chính trị, Kinh tế  
học đã nói gì về sự hiểu biết của họ về quan niệm Kinh tế tôn giáo và  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 25 trang baolam 16/05/2022 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đạo tin lành và kinh tế tôn giáo ở Đông Nam Á: Bối cảnh lịch sử của một vấn đề mang tính thời sự khu vực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdao_tin_lanh_va_kinh_te_ton_giao_o_dong_nam_a_boi_canh_lich.pdf