Giáo trình Cơ lưu chất - Chương 1: Khái niệm chung và các tính chất vật lý cơ bản của lưu chất - Đặng Quý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  
CHƯƠNG I  
KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ  
CƠ BẢN CỦA LƯU CHẤT  
1.1 Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu  
1.1.1 Đối tượng  
Nước là đối tượng nghiên cứu đầu tiên của môn cơ học lưu chất. Để tìm cách bắt  
nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất đồng thời ngăn chặn các tai họa mà nước có thể  
gây ra, loài người đã phải tìm hiểu các quy luật chi phối nước ở trạng thái tĩnh và  
trạng thái chuyển động.  
Hoạt động sản xuất của loài người càng phát triển thì đối tượng nghiên cứu của  
cơ lưu chất ngày càng tăng. Vì vậy ngày nay, đối tượng nghiên cứu của cơ lưu chất  
là những chất chảy được như các chất lỏng : nước, dầu, cồn, kim loại nấu chy…  
các chất khí, hơi và các hỗn hợp.  
Do liên kết cơ học giữa các phân tử cũng như một số tính chất cơ bản của chất  
lỏng (liquid) và chất khí (gas) gần giống nhau nên có thể gọi chung chúng là “lưu  
chất”. Các chất lỏng khác các cht khí ở chỗ : khoảng cách gia các phân tử trong  
chất lỏng rất nhỏ nên sinh ra lực dính phân tử lớn. Lực này có tác dụng làm cho chất  
lỏng giữ được thể tích hầu như rất ít thay đổi mặc dù áp suất, nhiệt độ thay đổi…tức  
là chất lỏng khó bị nén. Trong khi đó chất khí dễ dàng co lại khi bị nén. Vì thế  
người ta thường coi chất lỏng có tính không chịu nén còn chất khí là “lưu chất” nén  
được. Tuy nhiên, trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường và không thay đổi và  
với chuyển động có vận tốc nhỏ thì có thể xem chất khí là “lưu chất” không chịu  
nén.  
Đối tượng môn học của cơ lưu chất là chất lỏng và chất khí không bị nén. Tuy  
nhiên, ở một số phần trong giáo trình này, tác giả có mở rộng giới thiệu các phương  
trình dùng cho chất lỏng và cả chất khí bị nén để các sinh viên nhận thấy được rằng  
có sự khác nhau khi giải quyết các vấn đề liên quan đến chất khí hoặc chất lỏng.  
1.1.2 Nhiệm vụ  
Cơ học lưu chất nghiên cứu các quy luật cân bằng và chuyển động cơ học của  
lưu chất, các lực tác động qua lại giữa chất lỏng với các vật ngập trong nó hoặc bao  
quanh nó và cách ứng dụng các quy luật đó vào thực tế sản xuất.  
Cơ học lưu chất được ứng dụng rất nhiều trong các ngành khoa học kỹ thuật  
như: kỹ thuật công trình, cơ khí động lực, chế tạo máy, tự động hóa quá trình điều  
khiển, giao thông, thủy lợi, thủy điện, kỹ thuật hàng không, nông nghiệp, lâm  
nghiệp…  
1.1.3 Phương pháp nghiên cứu  
Giáo trình môn: Cơ Lưu Chất  
GVC.MSc. Đặng Quý  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  
Bản chất của các hiện tượng cơ lưu chất thường là vật lý hoặc cơ học, công cụ  
để giải các bài toán cơ lưu chất là toán học, vì vậy phải nắm vững một số kiến thức  
về toán, cơ học,vật lý và một số khái niệm về sức bền vật liệu mới giải quyết được  
những vấn đề cơ lưu chất.  
Khi giải một bài toán cơ lưu chất, chúng ta phải áp dụng các nguyên lý cơ bản  
của cơ học và vật lý như: các nguyên lý bảo toàn khối lượng, bảo toàn động lượng  
và mômen động lượng, bảo toàn năng lượng.  
Phương pháp nghiên cứu môn học là kết hợp chặt chẽ sự phân tích lý lun với sự  
phân tích tài liệu thí nghiệm, thực tế đo để giải quyết các vấn đề trong kỹ thuật. Các  
phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm là:  
- Phương pháp dùng các đại lượng vô cùng nhỏ.  
- Phương pháp dùng các đại lượng trung bình (hay thể tích hữu hạn).  
- Phương pháp phân tích thứ nguyên.  
- Phương pháp tương tự và mô hình hóa.  
1.2 Một số tính chất vật lý cơ bản của lưu chất  
1.2.1 Tính chất chung  
Lưu chất có tính liên tục và dễ di động, không có hình dạng nhất định mà mang  
hình dạng bình chứa hoặc ống dẫn nó. Lưu chất hầu như không chịu được lực kéo  
và lực cắt. Các chất như nước, dầu, kim loại lỏng… là loại lưu chất có tính chống  
nén cao. Các chất khí có thể tích phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ là loại lưu chất  
nén được.  
1.2.2 Khối lượng riêng và trọng lượng riêng  
a. Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích lưu chất, ký hiệu là ρ.  
m
V
ρ =  
(1-1)  
m : là khối lượng của khối lưu chất.  
V : là thể tích của khối lưu chất.  
Đơn vị của ρ là kg/m3 ; Ns2/m4.  
ρnước (40C) = 103 kg/m3  
ρHg (00C) = 13,6.103 kg/m3  
ρkk (00C, 760mmHg) = 1,29 kg/m3  
b.Trọng lượng riêng là trọng lượng của một đơn vị thể tích lưu chất, ký hiệu là  
γ.  
G
V
γ =  
(1-2)  
G : là trọng lượng của khối lưu chất.  
V : là thể tích của khối lưu chất.  
Đơn vị của γ là N/m3, kg/m2s2.  
Giáo trình môn: Cơ Lưu Chất  
GVC.MSc. Đặng Quý  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  
Quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng:  
γ = ρ.g  
(1-3)  
g là gia tốc trọng trường, trong tính toán lấy g = 9,81 m/s2 .  
Một số tài liệu thường dùng tỉ trọng (hoặc tỉ khối) , ký hiệu là δ.  
γ
ρ
δ =  
=
(1-4)  
γnước ρnước  
Khối lượng riêng, trọng lượng riêng của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất và  
nhiệt độ.  
1.2.3 Tính nén được và tính dãn nở  
a. Tính nén được là tính thay đổi thể tích của lưu chất khi áp suất tác dụng lên  
chất lỏng thay đổi, được đặc trưng bởi hệ số nén βp.  
1 dV  
dp V  
βp = –  
(1-5)  
Trong đó dV là lượng thay đổi thể tích, V là thể tích ban đầu, dp là lượng thay  
đổi áp suất. Đơn vị của βp là m2/N.  
Trong kỹ thuật hay dùng mô đun đàn hồi thể tích của lưu chất, ký hiệu là E.  
1
βp  
dp  
dV  
V
E =  
=-  
(1-6)  
Đơn vị của E là N/m2.  
Với nước, ở nhiệt độ từ 00C đến 200C và áp suất từ 1at đến 500 at thì E = 2.109  
N/m2 tức là βp = 0,5.10-9 m2/N ; giá trị này rất nhỏ, do đó người ta coi nước như  
không nén được: ρ = const ; trừ trường hợp hiện tượng nước va trong các đưng  
ống dài có áp.  
b. Tính dãn nlà tính thay đổi thể tích của lưu chất khi nhiệt độ tác dụng lên  
lưu chất thay đổi, được đặc trưng bởi hệ số dãn nở βt .  
1 dV  
dT V  
βt =  
(1/độ)  
(1-7)  
Trong đó dT là lượng thay đổi nhiệt độ.  
Với nước, khi t = 4 ÷ 10 C có βt = 0,00014 (1/độ); khi t = 10 ÷ 20 C có βt =  
0,00015 (1/độ).  
0
0
Đối với các lưu chất nén được (các chất khí lý tưởng) quan hệ giữa khối lượng  
riêng ρ, áp suất p và nhiệt độ T được biểu diễn bằng phương trình trạng thái:  
Giáo trình môn: Cơ Lưu Chất  
GVC.MSc. Đặng Quý  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  
pv = RT  
(1-8)  
Trong đó:  
1
ρ
v là thể tích riêng : v =  
8314  
R là hằng số chất khí : R =  
M
( M là khối lượng mol của khí). Đối với không  
khí R = 278 J/Kg.độ.  
1.2.4 Tính nhớt  
Đây là tính chất quan trọng nhất của lưu chất vì nó là nguyên nhân cơ bản gây ra  
sự tổn thất năng lượng khi lưu chất chuyển động. Khi các lớp lưu chất chuyển động  
giữa chúng có sự chuyển động tuyên đối, nảy sinh ra ma sát tạo nên sự biến đổi một  
phần cơ năng thành nhiệt năng và mất đi. Lực ma sát này gọi là lực ma sát trong.  
Tính làm nảy sinh ma sát trong hay ứng suất tiếp giữa các lớp lưu chất chuyển động  
gọi là tính nhớt. Tính nhớt biểu hiện sức dính phân tử của lưu chất.  
Năm 1686 Newton đã làm thí nghiệm và đưa ra giả thuyết về lực nhớt (lực ma  
sát trong), đến năm 1883 Petrôp đã kiểm tra bằng thực nghiệm và xác nhận là đúng.  
Định luật ma sát trong của Newton phát biểu như sau: “ Lực ma sát giữa các lớp lưu  
chất chuyển động tỷ lệ với diện tích tiếp xúc của các lớp đó, không phụ thuộc vào  
áp lực, phụ thuộc vào gradient vận tốc theo phương thẳng góc với phương chuyển  
động và phụ thuộc vào loại lưu chất” . Định luật ma sát trong của Newton viết dưới  
dạng biểu thức:  
du  
dy  
T = µ.S.  
(1-9)  
T : lực ma sát giữa hai lớp lưu chất.  
µ : hệ số nhớt động lực, phụ thuộc vào loại lưu chất.  
S : diện tích tiếp xúc giữa hai lớp lưu chất.  
du  
: gradient vận tốc theo phương vuông góc với dòng chảy, đặc trưng cho tốc  
dy  
độ biến dạng của chất lỏng (hình 1-1).  
y
S
F
T
u0  
u = f(y)  
dy  
du  
u
Hình 1-1  
Giáo trình môn: Cơ Lưu Chất  
GVC.MSc. Đặng Quý  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  
T
S
Gọi τ ứng suất tiếp thì τ = , công thức (1-9) viết được dưới dạng :  
du  
dy  
τ = μ  
(1-10)  
Công thức (1-9) và (1-10) chỉ dùng cho dòng chảy tầng.  
Đơn vị của µ là Ns/m2, Poazơ (P), centiPoazơ (cP).  
1P = 100cP = 0,1 Ns/m2  
Tính nhớt còn được đặc trưng bởi hệ số nhớt động học ν.  
µ
ρ
ν =  
(1-11)  
Đơn vị của ν là m2/s, Stôc (St), centiStôc (cSt).  
1 St = 100 cSt = 1cm2/s = 10-4 m2/s  
Ngoài đơn vị St, độ nhớt động học còn được đo bằng các đơn vị khác như: độ  
Engler 0E (Liên Xô cũ), giây Redwood “ R (Anh), giây Saybolt” S (Mỹ), độ Barbey  
0B (Pháp). Giữa đơn vị St và các đơn vị này có công thức biến đổi. Ví dụ công thức  
biến đổi từ độ Engler ra Stôc.  
0,0631  
ν(St) = 0,07310E –  
(1-12)  
0E  
Để đo độ nhớt của lưu chất, có nhiều loại dụng cụ khác nhau được dùng trong  
thực tế.  
Độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ nhớt của chất lỏng tăng khi nhiệt  
độ giảm và khi áp suất tăng. Đối với các chất khí thì ngược lại.  
Ở đây chúng ta nghiên cứu lưu chất tuân theo định luật ma sát trong của Newton  
biểu thị ở công thức (1-9) và (1-10) gọi là chất lỏng Newton. Lưu chất thông thường  
nhất là nước, không khí. Còn các chất dẻo, sơn, hắc ín, hồ cũng là chất chảy, nhưng  
chúng là chất lỏng phi Newton. Ở chất lỏng Newton, ứng suất tiếp tỷ lệ thuận với  
tốc độ biến dạng, bắt đầu với ứng suất bằng không và tốc độ biến dạng bằng không  
(hình 1-2).  
Ch
ất lỏng phi Newton  
Chất lỏng Newton  
du/dv  
τ
Hình 1-2  
Giáo trình môn: Cơ Lưu Chất  
GVC.MSc. Đặng Quý  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  
1.2.5 Sức căng bề mặt  
Trong nội bộ lưu chất, các lực phân tử tự cân bằng. Tại biên gii (chỗ tiếp xúc  
với chất khí, chất rắn ) thì các lực phân tử không cân bằng, do đó hình thành sức  
căng trên bề mặt phân cách, sức căng đó clàm cho mặt lưu chất thu nhỏ lại. Do  
sức căng bề mặt mà giọt nước có dạng hình cầu.  
Trong đa số trường hợp, sức căng bề mặt có thể không cần xét đến vì nó nhỏ  
hơn nhiều so với các lực khác. Trường hợp có hiện tượng mao dẫn thì phải tính đến  
sức căng bề mặt.  
1.2.6 Tính bốc hơi và độ hòa tan chất khí trong chất lỏng  
Tính bốc hơi phụ thuộc vào bản chất của lưu chất và điều kiện của môi trường  
xung quanh.  
Chất lỏng có khả năng hút và hòa tan các khí tiếp xúc với nó. Ví dụ : ở nhiệt độ  
và áp suất bình thường nước chứa lượng khí vào khoảng 2% thể tích của nó.  
1.2.7 Sự trao đổi nhiệt và khối lượng  
a. Sự truyền nhiệt được đặc trưng bằng định luật Furie.  
dT  
q = λ  
(J/m2s hay W/m2) (1-13)  
q dn  
b. Sự truyền khối được đặc trưng bằng định luật Fich.  
dc  
dn  
m = D  
(Kg/m2/s)  
(1-14)  
Với q, m là nhiệt lượng và khối lượng truyền qua một đơn vị diện tích bề mặt  
tiếp xúc trong một đơn vị thời gian.  
T, c : nhiệt độ và nồng độ của lưu chất.  
λ : hệ số dẫn nhiệt, đơn vị tính : W/m.độ.  
D : hệ số khuyếch tán, đơn vị tính : m2/s  
n : chiều dài theo phương pháp tuyến của bề mặt đẳng nhiệt hoặc đẳng khối.  
1.3 Khái niệm về lưu chất lý tưởng  
Trong thiên nhiên cũng như trong mi lĩnh vực sản xuất, các lưu chất đều có  
những tính chất vật lý cơ bản như trên : ta gi chúng là lưu chất thực. Nhưng để  
thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta đưa ra khái niệm lưu chất lý tưởng.  
Lưu chất lý tưởng có những tính chất sau:  
- Không có tính nhớt (µ = 0).  
- Hoàn toàn di động.  
- Hoàn toàn không chống được lực kéo và lực cắt  
- Hoàn toàn không nén được.  
Điểm khác nhau cơ bản giữa lưu chất thực và lưu chất lý tưởng là tính nhớt, còn  
các tính chất khác thì lưu chất thực cũng gần đạt như lưu chất lý tưởng. Có nghĩa là  
Giáo trình môn: Cơ Lưu Chất  
GVC.MSc. Đặng Quý  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH  
lưu chất lý tưởng là lưu chất không có ma sát giữa các lớp lưu chất khi chuyển động  
tương đối với nhau nên không bị mất năng lượng khi nó chuyển động.  
1.4 Lực tác dụng lên lưu chất  
Lực tác dụng lên lưu chất được chia làm hai làm hai loại.  
1.4.1 Lực bề mặt là loại lực tác dụng lên mặt ngoài của khối lưu chất ta xét,  
nó tlệ với diện tích mặt tác dụng. Ví dụ : áp lực của không khí lên mặt thoáng, áp  
lực của piston lên mặt giới hạn của khối chất lỏng, lực ma sát…  
1.4.2 Lực khối là loại lực tác dụng lên tất cả các phân tố lưu chất và nó tỷ lệ  
với khối lượng của khối lưu chất đó. Ví dụ: trọng lực. lực quán tính…  
BÀI TẬP  
1. Tìm độ nhớt động lực của dầu mazut, biết khối lượng riêng của dầu ρ = 900  
kg/m3 và độ nhớt Engler là 80E.  
2. Một bản phẳng có trọng lượng G = 7,85 N,  
2
diện tích S = 64 cm trưt trên mặt phẳng  
nghiêng có dầu bôi trơn với vận tốc u = 50 cm/s.  
Góc nghiêng α = 120. Bề dày lớp dầu δ = 0,5 mm.  
Dầu chảy tầng và có γ = 8820 N/m3.  
u
δ
α
Xác định độ nhớt µ và ν của lưu chất. (cho  
chiều dày lớp dầu δ rất mỏng nên có thể xem  
phân bố vận tốc trong lớp dầu là tuyến tính).  
G
Giáo trình môn: Cơ Lưu Chất  
GVC.MSc. Đặng Quý  
pdf 7 trang baolam 27/04/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cơ lưu chất - Chương 1: Khái niệm chung và các tính chất vật lý cơ bản của lưu chất - Đặng Quý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_luu_chat_chuong_1_khai_niem_chung_va_cac_tinh.pdf