Giáo trình môn Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN  
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT  
TRÌNH ĐỘ: DÙNG CHUNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP  
i
MC LC  
1
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên môn học: Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản  
Mã môn học: Trung cấp MH 20; Cao đẳng MH 27  
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí  
nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra: 1 giờ)  
I. Vị trí, tính chất môn học:  
- Vị trí: Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là môn học có tính chất  
chuyên ngành về thủy sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các  
môn kỹ thuật cơ sở và chuyên môn nghề.  
- Tính chất: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tiềm  
năng nguồn lợi thủy sản việt nam, thực trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản,  
các nguyên nhân suy giảm nguồn lợi thủy sản; biện pháp bảo vệ, quản lý và  
phát triển nguồn lợi thủy sản mang tính bền vững  
II. Mục tiêu môn học:  
- Kiến thức:  
+ Trình bày được nguồn lợi thủy sản Việt Nam; nguyên nhân làm giảm  
sút và đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục sự suy giảm, biện pháp bảo vệ,  
quản lý, sử dụng và phát triển nguồn lợi thủy sản. (cơ sở pháp lý, các văn bản  
quản lý nhà nước,..).  
- Kỹ năng:  
+ Nhận dạng các ngư cụ khai thác đánh bắt theo qui định của Luật thủy  
sản  
+ Khả năng tổng hợp, thống kê số liệu khi xây dựng báo cáo thực trạng  
nguồn lợi thủy sản.  
+ Xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bảo vệ, quản lý, sử  
dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
III. Nội dung môn học:  
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:  
3
Thời gian  
Thực hành,  
Số  
Tên chương mục  
Tổng Lý  
thí nghiệm, Kiểm  
TT  
số  
thuyết thảo luận, tra  
bài tập  
1
Chương 1. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt 7  
7
Việt Nam  
2
3
Chương 2. Kỹ thuật đánh bắt  
Chương 2. Bảo vệ và phát triển bền vững 8  
nguồn lợi thủy sản  
15  
4
8
10  
1
Cộng  
30  
19  
10  
1
2. Nội dung chi tiết  
Thời gian:16 giờ  
Chương 1: Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam  
1. Mục tiêu:  
Trình bày được đặc điểm tự nhiên của thuỷ vực nội địa Việt Nam.  
Trình bày khái niệm về nguồn lợi thủy sản; tổng hợp thống kế hiện  
trạng nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở Việt nam  
- Nghiêm túc, có tinh thần tự giác trong nghiên cứu tài liệu  
2. Nội dung:  
2.1. Đặc điểm tự nhiên của thủy vực nội địa  
2.2. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản nước ngọt  
2.2.1. Hiện trạng nguồn lợi cá  
2.2.2. Hiện trạng nguồn lợi giáp xác và thân mềm  
Chương 2. Kỹ thuật đánh bắt  
1. Mục tiêu:  
Thời gian: 17 giờ  
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý đánh bắt, thông số kỹ thuật (kích  
thước mắt lưới 2a) của một số ngư cụ khai thác đánh bắt thủy sản trong vùng  
nước nội địa, các ao hồ nuôi trồng thủy sản.  
4
+ Kỹ thuật đánh bắt của ngư cụ phổ biến trong thủy vực nuôi tôm cá:  
lưới rê, chài.  
+ Nhận dạng các ngư cụ khai thác đánh bắt theo qui định của Luật thủy  
sản  
2. Nội dung:  
1. Lưới cụ đánh bắt cá trong ao hồ nhỏ  
2. Một số lưới cụ đánh bắt cá trong các mặt mước nội địa  
3. Ngư cụ cố định  
Thời gian:12 giờ  
Chương 3: Khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi  
thủy sản  
1. Mục tiêu:  
- Nhận dạng các nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.  
- Vận dụng tiêu chí, tiêu chuẩn trong các văn bản pháp qui, luật thủy  
sản vào trong thực tiễn hoạt động nghề nuôi trồng và bảo vệ thủy sản.  
- Tự chủ trong tiếp cận kiến thức từ các nguồn tài liệu, các van bản  
pháp qui  
2. Nội dung:  
2.1. Khái niệm và tiêu chí phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản  
2.2. Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản  
2.3. Nguyên nhân gây giảm sút nguồn lợi thủy sản  
2.4. Các giải pháp khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản  
2.5. Định hướng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam  
5
CHƯƠNG 1. NGUỒN LI THY SẢN NƯỚC NGT VIT NAM  
1. Mục tiêu:  
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của thuỷ vực nội địa Việt Nam.  
- Trình bày khái niệm về nguồn lợi thủy sản; tổng hợp thống kế hiện  
trạng nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở Việt nam  
- Nghiêm túc, có tinh thần tự giác trong nghiên cứu tài liệu  
2. Nội dung:  
1. Đặc điểm tnhiên ca thy vc nội địa  
- Việt Nam là nước có địa hình phức tạp, có tới ¾ diện tích là đồi núi,  
chiều dài bờ biển là 3260 km, khí hậu vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chịu  
ảnh hưởng của chế độ gió mùa đông nam á, lượng mưa trung bình hàng năm  
cao, mạng lưới thủy văn phong phú, có nhiều loại thủy vực khác nhau. Các  
thủy vực nội địa nước ta, có thể chia thành các hệ sinh thái sau:  
+ Hệ sinh thái nước chảy: sông, suối, thác nước.  
+ Hệ sinh thái nước đứng: ao, hồ, ruộng nước, đất ngập nước, đập  
nước nhân tạo.  
+ Nước ngầm: sông suối ngầm, hồ nước ngầm.  
Tiềm năng diện tích mặt nước và hướng phát triển nuôi thủy sản  
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, bao gồm 2.360 con sông có  
chiều dài trên 10 km. Trong đó, có 8 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực  
trên 10.000 km2. Hệ thống sông ngòi hầu hết đều bắt nguồn từ các nước láng  
giềng nên Việt Nam gần như bị lệ thuộc vào nước ngoài về nguồn nước của  
các con sông từ quốc gia khác. Tổng lưu lượng nước của các hệ thống sông  
lên đến 1,2 triệu m3, nhưng sự thiếu hụt nước rất nghiêm trọng vào mùa khô  
(6 -7 tháng), khi lưu lượng nước chỉ khoảng 15 -30% tổng lưu lượng nước  
trong năm.  
Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản, khai  
thác thủy sản nước ngọt và nuôi cá hồ chứa ước tính là 1,7 triệu ha. Bao gồm:  
+ Các ao hồ nhỏ và sông đào: ước tính khoảng 120.000 ha  
6
   
+ Các hồ chứa lớn: 340.000 ha. Số hồ chứa có diện tích từ 5 ha  
trở lên có ở 39 tỉnh thành với 1.055 hồ có khả năng nuôi trồng thủy  
sản. Trong đó có 715 hồ <50 ha; 124 hồ từ 50 – dưới 100 ha; 172  
hồ 100 – dưới 1.000 ha; 29 hồ từ 1.000 – dưới 5.000 ha; 9 hồ từ  
5.000 – dưới 10.000 ha; 6 hồ ≥10.000 ha.  
+ Các ruộng lúa có khả năng sử dụng cho nuôi trồng thủy sản: 580.000 ha  
+ Bãi triều: 660.000 ha  
+ Các eo biển, đầm phá ven biển: 300.000 – 400.000 ha  
+ Diện tích mặt nước của các con sông (chưa có số liệu thống kê diện  
tích).  
- Diện tích mặt nước ngọt tập trung nhiều nhất ở Nam Bộ (55,07%),  
Bắc Bộ 24,15 %, Nam Trung Bộ 13,4%, Bắc Trung Bộ 7,38%.  
- Diện tích ao tập trung ở vùng Bắc Bộ chiếm 76,75% (vùng đồng bằng  
50,85%; trung du và miền núi 25,8%), vùng Nam Bộ 14,63% (đồng bằng  
12,91%, vùng Đông Nam Bộ 1,72%); vùng Bắc Trung Bộ 7,74%; vùng Nam  
Trung Bộ chỉ có 0,88%.  
- Diện tích ruộng có khả năng nuôi cá tập trung chủ yếu ở vùng Nam  
Bộ 90,59% (đồng bằng 88,4%), Đông Nam Bộ 2,19%, vùng Bắc Bộ 8,31%  
(đồng bằng 5,65%, trung du và miền núi 2,66%), vùng Bắc Trung Bộ 1,1 %.  
Riêng vùng Nam Trung Bộ cá ruộng không có khả năng phát triển.  
- Diện tích đầm phá, eo vịnh tập trung ở vùng duyên hải Nam Trung  
Bộ chiếm tới 50,41%, vùng Bắc Trung Bộ 25,87%, vùng duyên hải Bắc Bộ  
chiếm 23,62%. Đặc biệt là vùng ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long,  
sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ không có diện tích loại này.  
7
Bảng 1. Khả năng diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo vùng kinh tế (Bộ Thủy sản, tháng 5/1992)  
Đơn vị: ha  
Đầm phá,  
eo  
Ao  
Ruộng  
Tổng  
Mặt nước lớn  
Bãi triều  
Tổng  
Địa phương  
Tổng số  
vịnh  
Tổng  
%
%
Tổng  
%
% Tổng  
%
39,  
8
13,  
5
58.08  
84.70  
397.500 28,7 290.700 21,1 0  
20.00  
145.000 43,3 78.000 23,8 0  
20.00 10,  
93.900 50,1 44.000 23,5 0  
Toàn quốc  
1.379.038 8  
44.58 13,  
333.138 8  
14.98  
187.438 8  
29.60 20,  
145.700 0  
4,2 548.050  
6,2  
6,1  
I-Vùng Bắc Bộ  
3
45.550  
7,8  
1-  
du, miền núi  
8,0 14.550  
6
21,  
3
2- Đồng bằng sông Hồng  
II- Bắc Trung Bộ  
3
31.000  
51.000 34,2 34.000 24,2 -  
22.00 21,  
55.500 54,7 13.500 13,3 0  
-
5,9  
101.000 4.500 4,4 6.000  
7
42.70 23,  
-
III- Nam Trung Bộ  
184.900 500  
65.000  
0,3 -  
119.500 64,6 22.200 12,0 0  
65.000 100 -  
1
-
1-  
Tây Nguyên  
-
-
-
-
-
-
42.70 35,  
-
2-  
Duyên hải  
119.900 500  
0,4 -  
54.500 45,5 22.200 18,5 0  
6
65,  
IV- Vùng Nam Bộ  
759.500 8.500 1,1 496.500 4  
140.500 1.000 0,7 12.000  
77.500 10,2 177.000 23,3 -  
8,5 77.500 55,2 50.000 35,6 -  
78,  
-
-
1-  
Đông Nam Bộ  
2- Đồng bằng sông Cửu Long  
619.000 7.500 1,2 484.500 3  
-
-
127.000 20,5 -  
-
8
Việc nuôi trồng thủy sản triển khai theo các định hướng sau:  
- Đối với các ao hồ nhỏ, ruộng trũng vừa trồng lúa vừa kết hợp với nuôi tôm,  
nuôi cá theo mùa vụ. Diện tích các ao hồ nhỏ tương đối ổn định cần chú trọng nâng  
cao năng suất và đặc biệt chú ý nuôi các đặc sản xuất khẩu.  
- Đối với mặt nước lớn: sông, suối, hồ tự nhiên và hồ chứa ngày càng tăng,  
cần có chính sách thích hợp để quản lý và sử dụng nguồn lợi thủy sản, đồng thời  
phát triển nghề nuôi cá lồng, bè để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa.  
- Vùng bãi triều nước lợ ven biển có diện tích lớn cần phấn đấu sử dụng hết  
diện tích để nuôi tôm cua, các loài nhuyễn thể, trồng rau câu để xuất khẩu.  
- Eo, vũng, vịnh biển là mặt nước cần được sử dụng từng bước để nuôi các  
đặc sản xuất khẩu như cá song, cá vược, cá cam, tôm hùm, nhuyễn thể… theo hình  
thức lồng bè  
2. Hin trng ngun li thy sản nước ngt  
2.1. Hin trng ngun li cá  
- Trước đây nghề khai thác thủy sản nước ngọt có vai trò quan trọng trong nền  
kinh tế nhiều vùng. Trong những năm 1970, đã có trên 70 hợp tác xã đánh cá với  
tổng sản lượng hàng năm đạt vài nghìn tấn. Tuy nhiên, việc khai thác thủy sản đã  
làm cho nguồn lợi thủy sản nội địa bị suy giảm, nên các hợp tác xã phải chuyển đổi  
sang hoạt động trong ngành nghề khác.  
Bảng 2. Sản lượng thủy sản từ năm 2010 – 2017 theo Tổng cục Thống kê  
ĐVT: nghìn tấn  
Năm  
2010  
2011  
2012  
2013  
2014  
2015  
2016  
2017  
Tổng sản lượng  
5.142,7  
Khai thác  
2.414,4  
2.514,3  
2.705,4  
2.803,8  
2.920,4  
3.049,9  
3.226,1  
3.389,3  
Nuôi trồng  
2.728,3  
2.933,1  
3.115,3  
3.215,9  
3.412,8  
3.532,2  
3.644,6  
3.385,7  
5.447,4  
5.820,7  
6.019,7  
6.333,2  
6.582,1  
6.870,7  
7.225  
- Năm 2001, viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I - Bộ Thủy sản công bố kết  
quả nghiên cứu mới nhất về thành phân loài khu hệ cá nước ngọt Việt Nam. Theo  
9
   
kết quả đó, khu hệ cá nước ngọt Việt Nam với trên 700 loài cá, 243 giống, 58 họ  
thuộc 16 bộ. Trong đó Bộ cá Chép (Cypriniformes) có số loài cao nhất 327 loài và  
phân loài; tiếp đến là Bộ cá Nheo (Siluriformes) có 88 loài và phân loài; Bộ cá Vược  
(Perciformes) có 70 loài và phân loài. Đây là những Bộ cá nước ngọt chiếm sản  
lượng khai thác chính trong tổng sản lượng khai thác nội địa hàng năm của Việt  
Nam.  
- Sự phân bố về thành phần loài giữa các vùng có sự khác nhau: Vùng Bắc Bộ  
226 loài; vùng Bắc Trung Bộ 145 loài; vùng Nam Trung Bộ 120 loài; vùng Nam Bộ  
306 loài. Với hơn 700 loài cá nước ngọt phân bố tại các thủy vực tự nhiên, cho thấy  
sự phong phú về thành phần loài và tiềm năng lớn về sản lượng cá nước ngọt hiện  
nay, nếu chúng được khai thác hợp lý.  
- Theo thống kê cả nước có khoảng 2.360 con sông trong đó có 106 sông  
chính, còn lại là các sông phụ theo các cấp khác nhau. Hệ thống sông chằng chịt  
nước ta chủ yếu do địa hình nước chảy bào mòn và do nứt nẻ của vỏ trái đất hình  
thành (các nếp gãy), ngoài ra còn một số con sông nhân tạo.  
- Các số liệu đánh giá về năng suất cá tự nhiên trên đơn vị diện tích cho thấy  
các sông ở vùng đồng bằng miền Bắc đạt thấp, khu vực sông Hồng đạt 7,7  
kg/ha/năm; Khu vực sông Thái Bình đạt 10 kg/ha/ năm (theo viện Kinh tế và Qui  
hoạch thủy sản 1992); còn ở sông Mê Koong đạt được cao là 135 kg/ha/năm (trường  
đại học Michigan, 1976)  
Phần lớn thành phần loài cá nước ngọt tập trung ở 2 vùng sinh thái nông  
nghiệp chính đó là Vùng đồng bằng Sông Hồng (Hệ thống sông Hồng) và vùng  
đồng bằng sông Cửu Long (Hệ thống sông Mê Kong).  
2.1.1. Ngun li thy sản đồng bng sông Hng  
- Nguồn lợi thủy sản vùng đồng bằng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới gió  
mùa, phong phú về thành phần loài nhưng năng suất và sản lượng thấp.  
- Khác với sông Mê kông, sông Hồng có hệ thống đê dọc theo hai bên bờ nên  
không có sự lưu thông giữa sông và đồng. Nguồn nước và cá giữa sông và đồng  
giao lưu qua hệ thống cống và hệ thống các trạm bơm điều tiết nước dọc theo hai  
10  
 
ven sông. Dựa theo các đặc điểm tự nhiên và sinh thái học có thể chia nguồn lợi cá ở  
đồng bằng thành các khu hệ sau:  
+ Khu hệ cá sông gồm: 216 loài của 125 giống và 30 họ, chủ yếu là các loài  
trong họ cá Chép và có khoảng hơn 40 loài cá kinh tế thuộc bộ cá trơn.  
+ Khu hệ cá đồng gồm có 33 loài, chủ yếu là nhóm cá đen như cá quả,  
chuối hoa, cá rô, cá trê, lươn và các loài cá trăng như chép, diếc….  
+ Khu hệ cá đầm hồ: về thành phần loài đứng thứ hai sau cá sông. Ở các  
đầm hồ lớn khoảng gần 100 loài, hồ trung bình 50-60 loài, hồ nhỏ 20-30 loài. Khu  
hệ cá đầm hồ là khu hệ cá có kích thước lớn, tuổi thọ cao, kết cấu phức tạp gồm  
nhiều nhóm tuổi khác nhau. Sản lượng cá đầm hồ tự nhiên gồm nhiều cá tầng đáy và  
ăn tạp còn hồ chứa chủ yếu là cá ăn nổi.  
+ Khu hệ cá cửa sông ven biển gồm 233 loài, 71 họ trong đó bộ cá Vược 33  
họ, 120 loài chiếm 51,5%, bộ cá Trích 5 họ, 2 loài chiếm 9%. Các họ cá có số lượng  
nhiều gồm Carangidae (15 loài), Cynoglosidae (14 loài), Leiognathidae, Sciaenidae,  
Tritraodontidae mỗi họ có 11 loài. Họ Clupeidae và Eugraulidae mỗi họ có 9 loài.  
Họ Mugilidae có 6 loài. Họ cá Chép và họ cá Ngạnh mỗi họ có 5 loài đều là các loài  
phổ biến. Trong vùng cửa sông có 30 loài có giá trị kinh tế, thành phần khai thác đa  
dạng gồm nhóm cá Trích, cá Lầm, cá Bẹ, cá Sơn, cá Lẹp Vàng, Lẹp Gà, cá Mòi, cá  
Chày, cá Lành Canh, cá Khoai, cá Đối, cá Úc, cá Nhụ, cá Tráp, cá Vược, cá Bống.  
- Sản lượng hàng năm ở đồng bằng sông Hồng khai thác tự nhiên khoảng  
4.000 tấn cá nước ngọt và 40.000 tấn thủy sản nước lợ mặn.  
- Đánh giá về tiềm năng cá nước ngọt khai thác tự nhiên trước đây là 5.000  
tấn /năm và 600 triệu cá bột/năm, nay giảm đến mức báo động chỉ còn dưới 1.000  
tấn/năm và 100 -200 triệu cá bột/năm.  
- Nguồn lợi vùng cửa sông Hồng thuộc dạng vùng cửa sông châu thổ  
(delta) nên tính chất cá nước ngọt chiếm ưu thế hơn so với các cửa sông dạng hình  
phễu, có các loài cá nguồn gốc biển chiếm ưu thế hơn.  
11  
2.1.2. Ngun lợi cá đồng bng sông cu long  
- Nguồn lợi thủy sản đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất nhiệt đới rõ  
rệt, được đánh giá đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng. Khoảng  
180 loài cá, thuộc 38 họ, 8 bộ thường gặp được tìm thấy ở hạ lưu sông Mê Kông  
thuộc Việt Nam, trong đó bộ cá Chép (Cyprinidae) phong phú nhất với 53 loài  
(29,4%), bộ cá Trơn (Siluriformes) 43 loài (23,8%), hơn 50 loài được xem có giá trị  
kinh tế, khoảng 10 loài được nuôi trong ao hồ bè. Dựa vào đặc điểm sinh thái học  
các nhà nghiên cứu đã chia nguồn lợi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long thành  
các nhóm sau:  
+ Các loài cá có nguồn gốc biển hay còn gọi là nhóm cá nước ngọt cấp 2.  
Các loài cá này di cư từ biển vào trong nước ngọt để kiếm ăn hoặc sinh sản như cá  
Cơm (Corina sorbona), cá Mề Gà (Colia macrognathus), cá Lẹp (Septipinna  
melanochis), cá Tớp (Lycothrissa crocodilus), cá Cháy (Clupeioides thibaudoami),  
cá Đù (Johnius spp), cá Sửu (Pseudosciaena soldado), cá Thu sông  
(Scomberomorus chinensis), các loại Lưỡi Trâu (Cynoglossidae) và cá Bơn  
(Soleidae). Các loài này di cư rất lạ không chỉ trong vùng đồng bằng mà còn tới tận  
Biển Hồ (Tonlesap) thuộc Campuchia.  
+ Nhóm cá sông hay còn gọi là nhóm cá trắng sống trên dòng chính và các  
nhánh sông rạch lớn. Hằng năm các loài cá thuộc nhóm này có sự di cư vào và ra  
khỏi vùng ngập trũng theo sự lên xuống của mức nước lũ. Cá trong nhóm này bao  
gồm cá Duồng (Cirrhinus microlepis), cá Linh (Cirrhinus jullient, Thynnichthys  
thynoides, Labiobarbus spp.), cá Ngựa (Hampala macrolepidota), cá Chài  
(Leptobarbus hoevenii), Mè Vinh (Puntius goninotus, P. daruphani), Mè Hôi  
(Osteochilus melanopleura), cá Ét Mọi (Morulius chrysophekadion) và các loài cá  
trong họ cá Tra (Pangasiidae), họ cá Nheo (Siluridae), và họ cá Thát Lác  
(Notopteridae). Một số loài như cá Tra, cá Ba Sa, cá Duồng, cá Hô, cá Trà Sóc... có  
sự di cư ngược dòng lên trung lưu sông (thuộc Campuchia) để sinh sản vào đầu mùa  
Hè.  
+ Cá tra và cá cá linh là hai loài cho sản lương cao trong khai thác và nuôi  
trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long.  
12  
 
+ Nhóm cá đen hay còn gọi là cá đồng. Các loài cá này thích ứng với nước  
tĩnh, chịu được môi trường nước nông, hàm lượng oxygen hòa tan thấp, nước bị  
nhiễm phèn trong mùa khô ở các vùng đầm lầy, bưng biền thuộc vùng rừng U Minh  
và Đồng Tháp Mười như các loài trong họ cá Lóc (Ophiocephalidae), họ cá Rô  
(Anabantidae), họ cá Sặc (Belontidae), họ Lươn (Plutidae), họ cá Thát Lác  
(Notopteridae). Đa số các loài cá đen ăn động vật hoặc thức ăn thối rữa, có khả năng  
di chuyển trên cạn hoặc có cơ quan hô hấp phụ để sử dụng khí trời.  
+ Nhóm cá đặc trưng cho vùng cửa sông nước lợ gồm các loài cá trong họ cá  
Trích (Clupeidae), họ cá Bè (Carangidae), họ cá Thu (Scombridae), họ cá Đối  
(Mugilidae), họ cá Đù (Scianidae), họ cá Nhụ (Polymenidae), họ cá Chẻm  
(Centropomidae), bộ phụ cá Bống  
(Gobiidae).  
- Đồng bằng sông Cửu Long sản lượng cá nuôi chiếm 49% và cá khai thác tự  
nhiên chiếm 51%. Sản lượng cá ao hồ chiếm 46,8%, ruộng trũng chiếm 18,9%, cá  
nước lợ 27% và cá bè 7,3%.  
- Tổng sản lượng thủy sản nội địa sông Cửu Long năm 2016 đạt 1.326.682  
tấn.  
- Tuy nhiên trong thời gian qua nguồn lợi thủy sản đồng bằng sông Cửu Long  
giảm sút rõ rệt cả về số lượng loài, cỡ cá khai thác và sản lượng. Theo các ngư dân  
khai thác thường xuyên trên sông Tiền và sông Hậu, từ kinh nghiệm cá nhân, nhận  
xét sản lượng cá khai thác hiện nay thấp hơn nhiều so với những năm trước, chỉ  
khoảng 1/2 so với 15 năm trước đây.  
- Ngoài 2 khu hệ cá trên, các nghiên cứu về thành phần loài cá nước ngọt còn  
tập trung vào một số thủy vực khác (chủ yếu là hệ thống các sông chính). Kết quả  
nghiên cứu được thể hiện tại bảng 5.  
- Nhìn chung số các số liệu nghiên cứu về khu hệ cá nước ngọt khá đầy đủ chi  
tiết và được tiến hành thường xuyên thông qua các đề tài dự án thuộc một số viện  
nghiên cứu và trường đại học. Nhưng các số liệu trên chỉ phản ảnh được cấu trúc về  
thành phần loài trong khu hệ, chưa đi sâu vào nghiên cứu về đặc tính sinh học, đánh  
13  
giá trữ lượng và sản lượng khai thác của từng đối tượng đặc biệt là các loài cá kinh  
tế nước ngọt hiện nay.  
14  
Bảng 3. Thành phần loài cá tại một số các sông chính của Việt Nam  
TT Khu vực nghiên cứu  
Tổng  
số Tác giả  
loài  
1
Thành phần khu hệ cá sông Hương 58  
Nguyễn Hữu Dực,  
1982  
2
3
Thành phần khu hệ cá sông Lam 157  
Nguyễn Thái Tự, 1983  
Thành phần khu hệ cá sông Thu 85  
Nguyễn Văn Hảo,  
Bồn  
Nguyễn Hữu Dực,  
1994  
4
Thành phần khu hệ cá sông Trà  
Khúc  
47  
34  
nt  
5
6
Thành phần khu hệ cá sông Vệ  
nt  
nt  
Thành phần khu hệ cá sông Côn  
Thành phần khu hệ cá sông Ba  
43  
48  
7
8
nt  
Thành phần khu hệ cá sông, suối 82  
Vũ Trung Tạng, 1994  
Tây Nguyên  
9
Thành phần khu hệ cá sông Lô - 160  
Gâm  
Nguyễn Văn Hảo,  
1999  
10 Thành phần khu hệ cá Hồ chứa 68  
Ngô Sỹ Vân, 1999  
Thác Bà  
11 Thành phần khu hệ cá sông Đà  
129  
250  
Nguyễn Thị Hoa, 2001  
12 Thành phần khu hệ cá sông Đáy  
Ngô Thị Mai Hương,  
2015  
Các nghiên cứu về Khu hệ cá nước ngọt, thành phần loài, mật độ phân bố tại  
hệ thống các con suối thuộc các khu bảo tồn thiên nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát  
triển Nông thôn quản lý... cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.  
2.1.3. Sản lượng khai thác và nuôi trng thy sản nước ngt  
Theo nguồn Tổng cục thống kê, sản lượng khai thác cá nước ngọt cả nước bị  
sụt giảm mạnh sau 10 năm, so sánh năm 2000 là 241 nghìn tấn, đến năm 2010 là  
194,4 nghìn tấn.  
Bảng 4. Sản lượng thủy sản nước ngọt  
Đơn vị tính: nghìn tấn  
Năm  
Sản lượng khai thác  
Sản lượng cá nuôi  
2000  
241  
391,1  
15  
 
2010  
2011  
2012  
2013  
2014  
2015  
2016  
2017  
194,4  
206,1  
194,5  
196,8  
193,3  
183,7  
190,2  
198,1  
2.101,6  
2.255,6  
2.402,2  
2.351,6  
2.458,7  
2.536,8  
2.585,9  
2.694,3  
Nguyên nhân sự giảm mạnh sản lượng khai thác cá nước ngọt là sự tác động  
mạnh của quá trình đô thị hóa tác động đến hầu hết các hệ sinh thái, nơi cư trú, sinh  
sống của các loài thuỷ sản. Nhiều bãi giống, bãi đẻ của các loài cá có giá trị kinh tế  
bị mất như: Bãi đẻ tại Thác Bờ (Hòa Bình), bãi đẻ cá Mè trắng (sông Thao), bãi đẻ  
cá Chiên (Cốc Lếu – Lào Cai), bãi đẻ cá Vền (Văn Yên – Yên Bái), bãi đẻ cá Hỏa –  
sông Lận Thi (Lào Cai), nhiều loài cá di cư mất nơi sinh sản như cá Cháy, cá Mòi  
cờ.  
Sản lượng suy giảm cá khai thác tự nhiên được bù đắp bởi sản lượng nuôi  
trồng, sản lượng cá nuôi được tăng lên không ngừng qua các năm. Sản lượng nuôi  
thủy sản nước ngọt cả nước tăng lên sau mỗi năm, năm 2000 là 391 nghìn tấn, năm  
2010 là 2.101,6 nghìn tấn sau 10 năm tăng lên xấp xỉ 7 lần và năm 2017 là 2.694,3  
nghìn tấn (bảng 7).  
2.1.3.1. Nhng loài cá có giá trkinh tế:  
- Phần lớn các loài cá kinh tế nước ngọt phân bố tại các thủy vực Việt Nam có  
kích thước trung bình và nhỏ. Cá thường có vòng đời chu kì ngắn từ 7 đến 9 năm do  
đó tuổi thành thục sớm. Về sinh sản, cá thường đẻ nhiều đợt trong năm, mùa đẻ của  
cá thường tập trung vào các tháng xuân – hè. Tại thời điểm đó nhiệt độ nước nâng  
cao, nguồn thức ăn khá phong phú đối với các vùng đồng bằng sông Hồng và mùa  
mưa đối với các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Những loài cá có kích  
thước lớn đánh bắt được trong quá trình khai thác chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu những  
loài trên bị sót lại sau nhiều đợt khai thác.  
- Qua nghiên cứu đã thống kê hiện có 97 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 23 họ  
phân bố theo các vùng như sau:  
16  
 
+ Khu vực Bắc Bộ có 52 loài, thường gặp là cá Chép, Diếc, Nhưng, Chầy,  
Vền, Mè trắng, Trôi, Trắm đen, Thiểu, Ngão, Nheo, Bò, Ngạnh, Chiên, Lăng, Măng,  
NHồng. Các loài cá quí như Anh vũ, Rầm xanh, Hỏa, Mỵ, Chầy đất, Chầy tràng,  
Bỗng, Sỉnh, Chát.  
+ Nam Bộ có 44 loài; Các loài cá thường gặp là cá Tra, cá Vồ, Ba sa, cá Chài,  
cá Mè vinh, cá He, Mè hôi, Ét mọi, Duồng, Duồng bay, Hô, Trà sóc, Lóc, Lóc bông,  
Leo, Kết, Trèn bầu, Bống tượng, Lươn, Chẽm (Vược), Thát lác.  
+ Bắc Trung Bộ 28 loài  
+ Nam Trung Bộ 20 loài.  
- Tuỳ theo từng loại hình thủy vực và vùng địa lý phân ra các loài cá kinh tế  
khác nhau:  
+ Nhóm 1: các loài cá kinh tế sống ở sông, suối thuộc lưu vực sông Hồng và  
sông Thái Bình  
+ Nhóm 2: các loài cá kinh tế sống ở sông, suối thuộc lưu vực sông Mêkông  
và sông Đồng Nai  
+ Nhóm 3: các loài cá kinh tế sống ở ao, hồ, ruộng tại các vùng đồng bằng  
+ Nhóm 4: các loài cá kinh tế có nguồn gốc nước mặn, lợ, di cưu vào thuỷ  
vực nước ngọt sinh sống (Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996)  
- Nhiều loài do nguồn gốc hình thành hay có vùng phân bố rộng đã trở thành  
nguồn thực phẩm quan trọng cho nhiều vùng trong cả nước. Các loài trên tập trung  
phần lớn vào bộ cá Chép và bộ cá Nheo. Nhiều loài cá kinh tế chỉ phân bố trong  
phạm vi hẹp được coi là đặc trưng của vùng như: cá Chình vùng phân bố tập trung  
khu vực Miền Trung – Tây Nguyên; cá Basa, cá Linh bản, cá Mè vinh, cá He vàng  
đặc trưng cho vùng Nam Bộ; cá Cháy, cá Mòi cờ, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Dầm  
xanh, cá Trắm đen đặc trưng cho vùng Bắc Bộ.  
2.1.3.2. Nhng loài cá quý hiếm  
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khai thác quá mức, khai thác huỷ  
diệt, mất nơi cư trú, phá huỷ các hệ sinh thái.... dẫn đến nhiều loài cá nước ngọt sinh  
sống tại các thuỷ vực tự nhiên có chiều hướng suy giảm về sản lượng và mật độ  
phân bố. Một số loài khó có khả năng tự phục hồi nếu như chúng ta không có biện  
17  
 
pháp bảo vệ hợp lý. Việc đề xuất danh lục các loài cá nước ngọt vào sách đỏ Việt  
Nam với mục đích cảnh báo tình trạng, cấp độ nguy hiểm của từng loài qua đó có  
hình thức bảo vệ phù hợp là cần thiết. Danh sách các loài động vật quý hiếm và bậc  
phân hạng dự kiến đưa vào danh lục Đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn mới của IUCN có  
395 loài trong đó có 38 loài cá nước ngọt sống tại các thuỷ vực ngoài tự nhiên. Kết  
quả được thể hiện tại bảng 5  
Bảng 5. Danh sách các loài cá nước ngọt đưa vào danh lục đỏ IUCN  
Stt Tên khoa học  
Phần I. Cá nước ngọt  
Tên Việt Nam  
Cấp đánh  
giá  
1. Osteoglossiformes  
Ostoeglossidae  
1. Bộ Cá thát lát  
Họ Cá mơn  
1
2
3
Scleropages formosus (Schlegel and Cá mơn  
Muller, 1844)  
EN  
VU  
VU  
EN  
Notopteridae  
Họ Cát thát lát  
Chitala ornata (Gray, 1831)  
2. Gonorhynchiformes  
Chanidae  
Chanos chanos (Forskal, 1775)  
3. Clupeiformes  
Cá còm  
2. Bộ Cá sữa  
Họ Cá măng  
Cá măng sữa  
3. Bộ Cá trích  
Họ Cá trích  
Cá mòi cờ hoa  
Clupeidae  
Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758)  
4
5
Konosirus  
puctatus  
(Temmimck Cá mòi cờ chấm  
Schlegeli, 1846)  
6
7
Tenualosa reevesii (Richardson, 1846)  
Tenualosa thibaudeaui (Durant, 1940)  
Cá cháy bắc  
Cá cháy nam  
EN  
VU  
8
Tenualosa toli (Valenciences, 1874)  
Cá cháy so  
VU  
4. Anguilliformes  
5. Bộ Cá chình  
Anguillidae  
Họ Cá chình  
9
Anguilla bicolor bicolor Mc Clelland, Cá chình mun  
VU  
1844  
10 Anguilla malgumora Popta, 1924  
11 Anguilla marmorata Qouy & Gaimard, Cá chình hoa  
Cá chình nhọn  
VU  
VU  
1824  
12 Anguilla japonica Qouy & Gaimard, Cá chình nhật bản  
EW  
1824  
5. Cypriniformes  
Cyprinidae  
5. Bộ Cá chép  
Họ Cá chép  
18  
13 Acrossocheilus annamensis (Pellegrin et Cá trốc  
Chevey, 1936)  
VU  
14 Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898 Cá hô  
EN  
VU  
EN  
EW  
15 Cirrhinus microlepis Sauvage, 1878  
16 Cyprinus hyperdorsalis Hao, 1991  
Cá duồng  
Cá lợ thân cao  
17 Cyprinus multitaeniata Pellegrin & Cá lợ thân thấp  
Chevey, 1936  
18 Elopichthys bambusa (Richardson, Cá măng  
VU  
1844)  
19 Laichowcypris dai Hao et Hoa, 1969  
20 Luciocyprinus langsoni Vaillant, 1904  
21 Ochelopius elongatus (Kner, 1867)  
22 Parrazacco vuquangensis Tu, 1994  
23 Probarbus jullieni Sauvage, 1880  
24 Procypris merus Lin, 1933  
Cá trữ  
EN  
CR  
VU  
VU  
VU  
EW  
VU  
EN  
Cá măng giả  
Cá chày tràng  
Cá lá giang  
Cá trà sóc  
Cá chép gốc  
Cá anh vũ  
25 Semilabeo obscurus Lin, 1981  
26 Sinilabeo graffeuilli (Pellegrin & Cá mị  
Chevey, 1936)  
27 Sinilabeo lemassoni (Pellegrin & Cá rầm xanh  
Chevey, 1936)  
28 Sinilabeo tonkinensis (Pellegrin & Cá hỏa  
Chevey, 1936)  
VU  
VU  
VU  
29 Tor (Folifer) brevifilis (Peter, 1880)  
Cá ngựa bắc  
6. Siluriformes  
6. Bộ Cá nheo  
Siluridae  
Họ Cá nheo  
30 Wallago leerri (Bleeker, 1851)  
Cá trèn dốc (Sơn VU  
Đài)  
Bagridae  
Họ Cá ngạnh (Cá  
lăng)  
31 Mystus guttatus (Lacépède, 1803)  
Sisoridae  
32 Bagarius yarrelli (Sykes, 1841)  
Pangasiidae  
33 Pangasianodon gigas Chevey, 1930  
7. Perciformes  
Cá lăng  
Họ Cá chiên  
Cá chiên  
Họ Cá tra  
Cá tra dầu  
7. Bộ Cá vược  
Họ Cá quả  
Cá chuối hoa  
Cá tràu mắt  
Họ Cá hường  
Cá hường  
VU  
VU  
EN  
Channidae  
34 Channa maculata (Lacépède, 1802)  
35 Channa marulius (Hamiton, 1822)  
Coidae  
36 Coius microlepis Bleeker, 1853  
37 Coius quadrifasciatus (Sevastianov, Cá hường vện  
EN  
DD  
VU  
VU  
1809)  
Toxotidae  
Họ Cá măng rổ  
19  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 63 trang baolam 04/05/2022 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_su_dung_va_bao_ve_nguon_loi_thuy_san.pdf