Giáo trình Sản xuất giống cá nước ngọt - Nguyễn Mạnh Hà

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT  
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành theo Quyết định số:  
/QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020  
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản)  
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020  
LỜI GIỚI THIỆU  
Nuôi trồng thủy sản là nghề được đông đảo nông, ngư dân ở các địa phương  
sản xuất để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, rất nhiều người không được tiếp nhận  
đầy đủ, hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên tính rủi  
ro trong quá trình nuôi rất cao.  
Mô đun Sản xuất giống cá nước ngọt là môn học chuyên ngành, có vị trí  
quan trọng trong khoa học về lai tạo con giống, lưu giữ, bảo tồn, phát triển nguồn  
lợi, khai thác một số loài cá có giá trị kinh tế. Ngoài ra mô đun cung cấp cho người  
học những kiến thức cơ bản về tiến bộ khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực sản xuất  
giống hiện nay. Trên cơ sở đó nhằm đáp ứng nhu ngày càng cao về số lượng và  
chất lượng con giống, phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm ngày càng tăng ở nước  
ta hiện nay, góp phần phát triển bền vững nghề cá.  
Trong quá trình biên soạn có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận  
được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng  
dạy môn học và chuyên ngành.  
Trân trọng cảm ơn!  
Bắc Ninh, ngày  
tháng năm 2020  
Biên soạn  
ThS. Nguyễn Mạnh Hà  
3
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC  
Tên m n học: Sản  uất giống cá n ớc ngọt  
m  đun: MĐ15  
Thời gian thực hiện m n học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí  
nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra 02 giờ).  
I. Vị trí, tính chất m  đun:  
- Vị trí: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun thuộc chương trình  
giảng dạy cho học sinh hệ Cao đẳng, được giảng dạy sau các môn học và mô đun  
cơ sở ngành.  
- Tính chất: Mô đun Sản xuất cá giống nước ngọt là mô đun chuyên ngành  
giúp người học thực hiện được các kỹ năng nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, ấp trứng  
và ương nuôi cá giống. Mô đun được giảng dạy theo hình thức lý thuyết kết hợp  
với thực hành, được thực hiện ở lớp học và cơ sở sản xuất giống nước ngọt.  
II. Mục tiêu m  đun:  
- Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ sở khoa  
học và kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống cá nước ngọt.  
- Kỹ năng: Học sinh có thể thực hiện các quy trình sản xuất giống hoặc tự  
thiết lập triển khai các quy trình sản xuất cá giống một cách chủ động.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật;  
chủ động trong công việc được giao; có trách nhiệm với kết quả công việc; hưởng  
ứng thực hiện tiêu chuẩn ngành về quản lý chất lượng giống một số loài cá nước  
ngọt có giá trị kinh tế.  
III. Nội dung m  đun:  
1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:  
Thời gian  
Số  
Thực  
hành,  
Tên các bài trong m  đun  
Tổng  
Lý  
Kiểm  
TT  
số thuyết  
tra  
bài tập  
1.  
Bài mở đầu  
1
1
4
2. Bài 1: Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá bố  
20  
16  
mẹ.  
3.  
4.  
Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá.  
Bài 3: Ương nuôi cá giống.  
Cộng  
26  
28  
75  
5
5
20  
22  
58  
1
1
2
15  
4
2. Nội dung chi tiết:  
Bài mở đầu: Đối t ợng, nhiệm vụ và vị trí của m  đun  
Thời gian:01 giờ  
Thời gian:20 giờ  
1. Tầm quan trọng của mô đun  
2. Nội dung chương trình của mô đun  
3. Những yêu cầu chính với người học  
4. Mối quan hệ mô đun với môn học khác  
Bài 1: Nu i vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ  
1. Mục tiêu của bài:  
- Mô tả phương pháp chọn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ; trình  
bày quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ.  
- Lựa chọn được cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ; thực hiện nuôi vỗ  
thành thục cá bố mẹ trong ao; đánh giá kết quả nuôi vỗ.  
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo TCN.  
2. Nội dung của bài:  
1. Cơ sở khoa học xây dựng quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ  
1.1. Căn cứ vào đặc điểm sinh học sinh sản  
1.2. Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết của từng vùng  
1.3. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng cơ sở sản xuất  
2. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ chính vụ  
2.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ  
2.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ  
2.3. Chăm sóc và quản lý  
Thời gian:0,5 giờ  
Thời gian:0,5 giờ  
Thời gian:0,5 giờ  
Thời gian:2,5 giờ  
3. Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ tái phát dục  
3.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ  
3.2. Chọn cá bố mẹ và kỹ thuật thả cá bố mẹ nuôi vỗ  
3.3. Chăm sóc và quản lý  
4. Kỹ thuật nuôi vỗ một số loài cá nước ngọt  
4.1. Nuôi vỗ cá Trắm cỏ  
4.2. Nuôi vỗ cá Mè trắng  
4.3. Nuôi vỗ cá Rô hu, Mrigan  
4.4. Nuôi vỗ cá Chép  
4.5. Nuôi vỗ cá Tra  
4.6. Nuôi vỗ cá Rô phi  
Thực hành  
Thời gian:16 giờ  
- Lựa chọn cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn đưa vào nuôi vỗ  
5
- Thực hiện các bước trong quy trình nuôi vỗ  
- Đánh giá kết quả nuôi vỗ  
Kiểm tra  
Thời gian:1,0giờ  
- Lý thuyết:  
+ Trình bày kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ chính vụ và nuôi tái  
phát dục  
+ Trình bày quy trình nuôi vỗ cá trắm cỏ chính vụ  
Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá  
Thời gian:26 giờ  
1. Mục tiêu của bài:  
- Trình bày phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục, sử dụng kích dục tố,  
cho cá đẻ, quản lý và vận hành bể cá đẻ.  
- Mô tả cách vệ sinh khay ấp, bể, bình ấp; trình bày biện pháp kỹ thuật quản  
lý và vận hành thiết bị ấp trứng cá.  
- Lựa chọn được cá thành thục cho đẻ, lập được bảng tính liều lượng kích  
dục tố; pha và tiêm cho cá bố mẹ thành thục; cho cá để; quản lý và vận hành bể  
cá đẻ đúng kỹ thuật.  
- Thực hiện được công việc chuẩn bị dụng cụ, thiết bị ấp trứng cá, quản lý  
trứng và ấu thể cá, đánh giá kết quả ấp trứng  
- Tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật.  
2. Nội dung của bài:  
1. Nguyên lý cơ bản của việc cho cá sinh sản nhân tạo  
1.1. Cơ sở khoa học  
Thời gian:1,0 giờ  
Thời gian:1,0 giờ  
1.2. Nguyên lý cơ bản của sinh sản cá trong tự nhiên  
1.3. Nguyên lý cơ bản của kích thích cá sinh sản nhân tạo  
2. Quy trình kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo  
2.1. Chọn cá bố mẹ cho đẻ  
2.2. Các loại chất kích thích sinh sản và sử dụng cho cá đẻ  
2.3. Các phương pháp cho cá đẻ trong điều kiện sinh sản  
nhân tạo  
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cho cá đẻ  
3. Cho sinh sản nhân tạo một số loài cá nuôi  
3.1. Cho cá Trắm cỏ sinh sản nhân tạo  
3.2. Cho cá Mè trắng sinh sản nhân tạo  
3.3. Cho cá Rô hu sinh sản nhân tạo  
Thời gian:1,5 giờ  
3.4. Cho cá Chép sinh sản nhân tạo  
3.5. Cho cá Tra sinh sản nhân tạo  
6
4.  p trứng cá  
Thời gian:1,5 giờ  
4.1.  p trứng cá theo phương pháp tự nhiên.  
4.2.  p trứng cá theo phương pháp công nghiệp.  
Thực hành  
Thời gian:20 giờ  
- Phân biệt cá đực, cái  
- Chọn cá bố mẹ thành thục  
- Lập bảng sử dụng kích dục tố  
- Pha và tiêm kích tố  
- Vận hành thiết bị cho cá đẻ  
- Thu trứng và định lượng trứng  
- Chuẩn bị được dụng cụ ấp trứng  
- Định lượng trứng  
- Vận hành khay ấp, bể ấp và bình vây  
- Xác định tỷ lệ nở, định lượng cá bột  
Kiểm tra  
Thời gian:1,0 giờ  
- Lý thuyết:  
+ Trình bày phương pháp chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ  
+ Lập bảng tính liều lượng kích dục tố tiêm cho 10kg cá mè  
đẻ trứng  
- Thực hành: Định lượng trứng cá rô phi đưa vào khay ấp và  
vận hành khay ấp trứng  
Bài 3: Ư ng nu i cá giống  
1. Mục tiêu của bài:  
Thời gian:28 giờ  
- Trình bày biện pháp kỹ thuật tẩy dọn ao ương, phương pháp cho cá ăn,  
quản lý môi trường, phòng và trị bệnh cho cá.  
- Thực hiện được công tác cải tạo ao ương, thả cá bột, cho cá ăn, quản lý  
địch hại trong ao ương, xác định tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giống.  
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.  
2. Nội dung của bài:  
1. Quy trình kỹ thuật ương nuôi cá giống  
1.1. Cơ sở khoa học để xây dựng quy trình ương nuôi cá  
giống  
Thời gian:1,0 giờ  
1.2. Các nội dung chính của quy trình ương nuôi cá giống  
2. Kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá hương  
2.1. Ương cá Mè trắng, Mè hoa  
Thời gian:2,0 giờ  
2.2. Ương cá Trắm cỏ  
7
2.3. Ương cá Chép  
2.4. Ương các loài cá chép ấn độ: Rô hu, Mrigan  
2.5. Ương cá Tra  
3. Kỹ thuật ương nuôi cá hương lên cá giống  
3.1. Ương cá Mè trắng, Mè hoa  
3.2. Ương cá Trắm cỏ  
Thời gian:2,0 giờ  
Thời gian:22 giờ  
Thời gian:1,0 giờ  
3.3. Ương cá Chép  
3.4. Ương cá các loài cá chép ấn độ  
3.5. Ương cá Tra  
3.6. Sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực  
Thực hành  
- Thực hiện cải tạo ao ương  
- Thực hiện thao tác kỹ thuật thả cá bột, cá hương vào ao  
ương  
- Chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, kiểm tra tốc độ sinh trưởng và  
tính tỷ lệ sống của cá giống  
- Diệt trừ địch hại trong ao ương  
Kiểm tra  
- Lý thuyết: Trình bày công tác quản lý môi trường ao ương  
- Thực hành: Mô tả thao tác diệt trừ địch hại trong ao ương  
giai đoạn từ giai đoạn cá bột lên thành cá hương  
8
BÀI MỞ ĐẦU  
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ VỊ TRÍ CỦA MÔ ĐUN  
1. Tầm quan trọng của m  đun  
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ mô đun  
Mô đun Sản xuất giống nước ngọt, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học  
của một số đối tượng cá nuôi chủ yếu, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kỹ thuật cụ  
thể khống chế các điều kiện sinh sản tự nhiên, điều khiển các loài cá sinh sản theo  
ý muốn con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất  
lượng cá giống cho nuôi cá thịt.  
đun Sản xuất giống nước ngọt có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là  
nhằm cải tạo giống cũ, tạo giống mới các loài cá có giá trị kinh tế, bảo tồn quỹ gen.  
1.2. Lịch sử phát triển mô đun  
1.2.1. Thế giới  
Nước có lịch sử về nuôi cá sớm nhất thế giới là Trung Quốc (cách đây hơn  
3.200 năm). Năm 473 trước công nguyên Phạm Lãi viết cuốn “Kinh nuôi cá” giới  
thiệu tỉ mỉ kỹ thuật nuôi cá chép.  
Ở Liên Xô, năm 1854 V.B.Philaski tiến hành thụ tinh nhân tạo cá tầm và từ  
đó đề ra phương pháp thụ tinh khô cho cá.  
Năm 1928, hai nhà bác học người Đức là Hossay và Anehella là những  
người đầu tiên tìm ra kích dục tố não thùy thể và chế phẩm HCG. Dựa trên hai loại  
kích dục tố này Liên Xô và Braxin đã cho cá đẻ nhân tạo thành công.  
Năm 1935 Liên Xô đã cho cá tầm (Ascipences stellatus) đẻ thành công bằng  
phương pháp thụ tinh nhân tạo.  
Năm 1958 Trung Quốc cho cá đẻ thành công bằng phương pháp tiêm não  
thùy thể (Hypophys).  
1.2.2. Việt Nam  
Nghề nuôi cá ở Việt Nam có từ lâu đời và đã có nhiều kinh nghiệm. Theo  
“Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, từ đời nhà Trần, ở trong cung vua đã  
xây ao nuôi cá và nhà vua đặt một chức quan chuyên việc trông coi. Tuy nhiên  
dưới chế độ cũ nghề nuôi cá nói chung và kỹ thuật sản xuất cá giống nói riêng  
không được chú trọng phát triển. Từ những năm 1960 - 1970 cho đến nay nghề  
nuôi cá ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, chúng ta đã hoàn toàn chủ  
động cho cá mè, trôi, trắm và một số đối tượng cá nuôi khác sinh sản nhân tạo.  
Năm 1963 cho cá mè hoa đẻ thành công.  
Năm 1965 cho cá mè trắng đẻ thành công.  
9
Năm 1968 cho cá trắm cỏ đẻ thành công.  
Năm 1982, cá trôi  n Độ (Rô hu) được nhập vào Việt Nam và cho đẻ nhân  
tạo thành công vào năm 1984.  
Năm 1984, cá mrigan được nhập vào Việt Nam và cho đẻ nhân tạo thành  
công vào năm 1986.  
Hiện nay nghề nuôi cá ở nước ta không ngừng được mở rộng và phát triển cả  
về chất và lượng, cả nước đã có hàng trăm trạm, trại sản xuất cá giống với hình  
thức rất đa dạng (Nhà nước, tập thể và tư nhân) đã cho cá chép, mè, trôi, trắm,  
rohu, mrigal, mè vinh, chim trắng, rô phi, tai tượng, bống tượng, mùi, sặc rằn, thát  
lát, tra, ba sa, lóc... đẻ nhân tạo, đạt năng suất cao. Hàng năm đã sản xuất được  
hàng trăm triệu con giống đáp ứng cho nghề nuôi cá thịt đang phát triển mạnh ở  
nước ta.  
Trong điều kiện sinh sản tự nhiên, cá mè trắng, trắm cỏ, rohu, mrigal và một  
số loài cá nuôi khác chỉ đẻ được một lần trong năm, đến nay bằng kết quả nghiên  
cứu khoa học và thực tiễn, chúng ta đã cho cá đẻ 2 - 3 lần trong năm. Đây là một  
thành công lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất cá giống của nước ta.  
Song song với việc cho các loài cá sinh sản nhân tạo, chúng ta đã bước đầu  
làm công tác cải tạo giống cũ, phát triển giống mới. Bằng con đường lai tạo chúng  
ta đã cho lai giữa cá chép Hungari với cá chép trắng Việt Nam, cá chép vàng  
Indonexia, lai cá trê phi với trê ta, cá mè trắng với cá mè hoa, cá rô phi lai xa khác  
dòng... tạo ra con lai có ưu việt hơn bố mẹ chúng như: sinh trưởng nhanh, có khả  
năng thích nghi rộng với môi trường sống, sức đề kháng cao với dịch bệnh. Bên  
cạnh những thành tựu thu được trên, chúng ta đã và đang có những bước tiến mới  
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học như công tác chọn giống, nhập nội và công tác  
điều tra cơ bản trong phạm vi cả nước.  
Cùng với những thành tựu đã đạt được, hiện nay trong lĩnh vực sản xuất  
giống vẫn còn nhiều tồn tại trên một số mặt sau:  
- Công tác cải tạo giống cũ, phát triển giống mới còn chậm, công tác chọn  
giống, bảo tồn quỹ gen chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy phẩm chất giống của  
các loài cá nuôi nhìn chung còn thấp.  
- Công tác nghiên cứu về điều tra quy hoạch chưa được đầu tư đầy đủ, các số  
liệu còn tản mạn.  
- Trình độ kỹ thuật, công nhân lành nghề nói chung còn thấp và ít, việc đầu  
tư trang thiết bị cho nghề cá còn thiếu và không đồng bộ. Nhiều cơ sở thiếu vốn  
đầu tư, trình độ tổ chức quản lý thấp, nhất là công tác bảo vệ và phát triển nguồn  
lợi thủy sản còn yếu kém.  
10  
2. Nội dung ch  ng trình của m  đun  
Bài mở đầu  
Bài 1: Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ.  
Bài 2: Cho cá đẻ và ấp trứng cá.  
Bài 3: Ương nuôi cá giống  
3. Những yêu cầu chính với ng ời học  
Để học mô đun này người học cần quan tâm:  
- Học lý thuyết trên lớp kết hợp thực hành ngoài thực địa.  
- Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà.  
- Thực hành kỹ năng cơ bản: Tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở  
cơ sở thực nghiệm của Trường.  
- Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo kỹ  
năng các thao tác.  
- Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực  
hiện các kỹ năng.  
- Để được công nhận hoàn thành mô đun người học phải:  
+ Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết và các buổi thực hành có  
mặt đầy đủ 100%.  
+ Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun.  
+ Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm.  
4. Mối quan hệ m  đun với m n học khác  
Mô đun Sản xuất giống nước ngọt là một môn học chuyên ngành của  
ngành nuôi trồng thủy sản.  
Để nắm vững môn học, cần thấy được sự quan tâm hữu cơ giữa mô đun Sản  
xuất giống nước ngọt với các môn học khác. Cụ thể như sau:  
- Đặc điểm sinh học các loài cá kinh tế nước ngọt.  
- Môn Thủy sinh vật.  
- Sinh lý động vật thủy sản  
- Môn Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản.  
- Môn Công trình và thiết bị trong nuôi thủy sản.  
- Môn Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.  
- Môn Phòng và trị bệnh động vật thuỷ sản.  
11  
BÀI 1: NUÔI VỖ THÀNH THỤC SINH DỤC CÁ BỐ MẸ  
1. C  sở khoa học để  ây dựng quy trình nu i vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ  
1.1. Căn cứ vào đặc điểm sinh học sinh sản  
Cần nắm được các đặc điểm sinh học, sinh sản của các đối tượng ngoài tự  
nhiên và vận dụng các đặc điểm này điều kiện nhân tạo một cách hợp lý.  
Đối với cá Trắm cỏ, cá Mè trắng, cá Trôi, cá Tra…. di cư sinh sản theo chu  
kỳ và mùa vụ rõ rệt (Chung Lân, 1965; Mai Đình Yên, 1970). Đặc điểm của các  
loài cá này khi đến tuổi trưởng thành và tham gia sinh sản lần đầu tiên thì tuyến  
sinh dục thường trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Vào mùa thu đông,  
cá bố mẹ sử dụng một lượng lớn thức ăn nhắm tích luỹ vật chất dinh dưỡng, trong  
điều kiện sinh sản nhân tạo giai đoạn này được xem như giai đoạn vỗ béo, còn gọi  
giai đoạn nuôi vỗ tích cực. Đến mùa xuân, khi nhiệt độ nước tăng dần, cá bố mẹ  
đã được tích luỹ đầy đủ vật chất dinh dưỡng, ngược vòng lên dòng thượng lưu  
tham gia sinh sản. Trong quá trình di chuyển, cá bố mẹ dường như không bắt mồi,  
trong cơ thể cá chủ yếu xảy ra quá trình chuyển hoá vật chất dinh dưỡng tích luỹ  
sang phát triển tuyến sinh dục. Trong sinh sản nhân tạo, giai đoạn này được xem  
như giai đoạn chuyển hoá vật chất dinh dưỡng còn được gọi là giai đoạn nuôi vỗ  
thành thục.  
Trong tự nhiên, các loài cá có tập tính di cư sinh sản điển hình như cá Trôi,  
cá Mè trắng, cá Trắm cỏ… phát triển tuyến sinh dục theo từng giai đoạn nhất định.  
Vì vậy, trong sinh sản nhân tạo khi nuôi vỗ các đối tượng này cần phải phân chia  
thành các giai đoạn nuôi vỗ khác nhau, từ đó có thể điều khiển được quá trình  
thành thục chín mùi tuyến sinh dục của cá bố mẹ theo ý muốn.  
Các loài cá không di cư sinh sản như: Cá Rô đồng, cá Trê, cá Chép… khi đạt  
độ tuổi thành thục và khi tuyến sinh dục chín mùi thì có thể tham gia sinh sản ngay  
tại thuỷ vực mà nó sinh sống như ao, hồ, sông, ruộng trũng... Do đó, trong quy trình  
nuôi vỗ thành thục các loài cá này không nhất thiết phải phân chia giai đoạn nuôi vỗ  
như các loài cá di cư sinh sản.  
Trong tự nhiên, cá Trắm cỏ thích sống nơi có dòng nước trong sạch, thức ăn là  
các loại thực vật thượng đẳng thân mềm. Chính vì vậy trong môi trường nhân tạo,  
cần cung cấp các loại thức ăn xanh tự nhiên và có thể bổ sung thêm một số loại thức  
ăn tổng hợp cho cá, đồng thời ao nuôi phải rộng và có nguồn nước trong sạch. Cá  
Mè trắng ăn sinh vật phù du là chính, do đó trong ao nuôi dưỡng cần phải có màu  
nước thích hợp, chứa nhiều loại thực vật phù du dễ tiêu hoá để cá sử dụng…  
12  
Vì vây, để xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng phù hợp cho từng  
đối tượng nuôi thì điều quan trọng mang tính chất quyết định là phải dựa vào  
đặc điểm sinh học sinh sản của chúng trong tự nhiên.  
1.2. Căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thời tiết của từng vùng  
Cá là loài động vật biến nhiệt, do đó điều kiện môi trường sống ảnh hưởng rất  
lớn quá trình sinh sản của cá. Dựa trên quy luật tổng nhiệt cho thấy sự thành thục  
của cá chịu chi phối của quy luật này. Ở vùng có nhiệt độ cao, tuổi thành thục của cá  
sẽ nhỏ hơn vùng nhiệt độ thấp (trên cùng một loài và cùng một giai đoạn phát triển)  
(Ctroganop, 1954; Chung Lân, 1965; Progan, 1972). Vì vậy khi chọn cá bố mẹ vào  
nuôi dưỡng ở các vùng địa lý và khí hậu khác nhau, không nhất thiết tuổi cá bố mẹ  
phải bằng nhau. Nghiên cứu cho thấy tổng nhiệt lượng của thời kỳ thành thục đầu  
tiên của cá Mè trắng là 18.000 đến 20.0000C/ngày.  
Ở Việt Nam (miền Bắc, miền Trung và niềm Nam), thời gian nuôi vỗ cá bố  
mẹ và thời gian thành thục cũng khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc, thời gian nuôi  
dưỡng cá bố mẹ thường sớm hơn các tỉnh phía Nam khoảng 1 tháng, nhưng thời  
gian thành thục lại muộn hơn các tỉnh phía Nam (Nguyễn Duy Hoan, 1982), điều  
này dẫn đến thời gian cho cá đẻ của các tỉnh phía Nam thường sớm hơn các tỉnh  
phía Bắc khoảng 15/30 ngày. Các đối tượng cá đưa vào nuôi vỗ tại Lâm Đồng bao  
giờ cùng sớm hơn các tỉnh miền Trung, đặc biệt là cá Trắm cỏ. Cùng đối tượng cá  
bố mẹ nhưng cá nuôi ở các trang trại cá giống vùng đồng bằng thường thành thục  
sớm hơn cá được nuôi trong ao ở các trang trại ở miền núi sử dụng nguồn nước  
từ hồ chứa. Nguyên do nhiệt độ nước ao ở khu vực hồ chứa thường thấp và ổn định  
hơn, biên độ dao động nhiệt độ thấp hơn sơ với các trại đồng bằng, cho nên sự phát  
dục thành thục cũng chậm hơn (Nguyễn Duy Hoan, 1982).  
Các yếu tố môi trường chi phối đặc điểm phát dục thành thục tuyến sinh dục  
cá nuôi, nhưng yếu tố nhiệt độ là yếu tố chi phối rõ ràng nhất. Ở các tỉnh phía Bắc  
nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông chênh lệch nhau rất rõ rệt (khí hậu Việt Nam.  
1965), cho nên mỗi vụ sinh sản nhân tạo chính cho các loài nuôi là vào mùa xuân -  
giao điểm của mùa đông và mùa hè (tháng 2, 3, 4 và giữa tháng 5), vào mùa thu -  
giao điểm của mùa hè và mùa đông (tháng 9, 10), các tháng còn lại trong năm cho  
sinh sản nhân tạo thường không có hiệu quả. Các cơ sở sản xuất cá giống thuộc các  
tỉnh Nam Bộ, các trại sản xuất cá giống ở các hồ chứa (vùng Ninh Thuận, Phú  
Ninh, Quảng Nam…) có thể cho cá đẻ từ tháng 1 đến tháng 11 hàng năm.  
Nhiệt độ chi phối tốc độ phát dục thành thục tuyến sinh dục , tỷ lệ thụ tinh và  
hiệu quả ấp nởdo đó việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục đàn cá bố  
mẹ và hoạch định cho cá đẻ ở các vùng khí hậu khác nhau phải khác nhau.  
13  
1.3. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng cơ sở sản xuất  
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, điều kiện cụ thể của từng cơ sở mà các chỉ  
tiêu kỹ thuật của từng quy trình có thể khác nhau. Mật độ cá bố mẹ có thể phụ  
thuộc vào kế hoạch sản xuất, tỷ lệ nuôi ghép phụ thuộc vào nhu cầu về số lượng  
con giống của mỗi đối tượng, các loại thức ăn tổng hợp không nhất thiết phải có  
thành phẩm giống nhau.  
Do đó, khi xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cần phải tuân theo  
quy định và phù hợp với đặc điểm sinh học của từng đối tượng, điều kiện khí hậu  
từng vùng về đặc thù riêng của từng cơ sở sản xuất. Phải liên kết giữa các đặc điểm  
này để xây dựng và quy trình nuôi vỗ cho cá bố mẹ thành thục mang lại hiệu quả.  
2. Quy trình kỹ thuật nu i vỗ cá bố mẹ chính vụ  
2.1. Điều kiện và chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ  
2.1.1. Điều kiện nuôi  
Trong sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi, ao là một trong các môi trường  
sống chủ yếu để cá sinh trưởng và phát triển. Điều kiện ao tốt hay xấu, phù hợp  
hay không phù hợp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi dưỡng đàn cá  
bố mẹ. Trong khâu chọn và chuẩn bị ao nuôi dưỡng cá bố mẹ cần lưu ý đến các  
khâu cơ bản sau:  
Vị trí ao nuôi: Chọn những ao nuôi dưỡng phải gần nguồn nước, nguồn  
nước trong sạch không bị ô nhiễm, ao nuôi không bị ngập úng và dễ tiêu nước, ao  
được xây dựng gần bể cho cá đẻ. Các ao nên tập trung để dể chăm sóc, giao thông  
thuận tiện, ao phải ở nơi thông thoáng dễ chăm sóc, yên tĩnh để không ảnh hưởng  
đến hoạt động sống của cá bố mẹ.  
Diện tích ao nuôi: Diện tích rộng hay hẹp thường ảnh hưởng đến hoạt động  
của cá, đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự thay đổi của các yếu tố  
môi trường nước ao nuôi. Ao có diện tích lớn các yếu tố môi trường ít thay đổi, cá  
hoạt động tốt nhưng gây khó khăn cho quản lý và chăm sóc, đánh bắt cá bố mẹ  
không triệt để. Ngược lại,nếu ao nhỏ các yếu tố môi trường thường thay đổi lớn,  
phạm vi hoạt động của cá hẹp, nhưng lại dễ đánh bắt, dễ dàng chăm sóc và quản lý.  
Do đó trong quá trình nuôi dưỡng cá bố mẹ cần phải xác định diện tích để phù hợp  
với các đối tượng nuôi.  
Thông thường ao nuôi dưỡng chính thức có diện tích từ 500 - 10.000m2, ao  
nuôi cá bố mẹ dự bị thường có diện tích từ 1.000 - 5.000m2. Tuy vậy, ao nuôi cá bố  
mẹ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đặc tính sinh học của từng đối tượng và quy mô sản  
xuất lớn hay nhỏ của từng cơ sở sản xuất.  
14  
- Cá trắm cỏ bố mẹ ưa thích nguồn nước trong sạch, cá có khối lượng trên  
4kg yêu cầu phạm vi hoạt động rộng, nên không cần bón phân gây màu nước khi  
chuẩn bị ao, vì vậy diện tích ao nuôi dưỡng có thể từ 1.500 - 2.000m2.  
- Đối với cá mè trắng, cá rôhu, cá tra, quá trình nuôi dưỡng cần bón phân gây  
màu nước, diện tích ao nuôi vào loại trung bình từ 1.200 - 1.500m2.  
- Đối với cá chép, cỡ cá nhỏ khó đánh bắt, trong quá trình nuôi dưỡng cần  
bón phân gây màu nước nên diện tích ao nuôi thường từ 500 - 1.000m2.  
- Ao nuôi cá rôphi, sặc rằn, Rô đồng… cá có kích thước nhỏ, cần bón phân  
gây màu nước khi nuôi dưỡng và phải thu triệt để nên diện tích ao từ 300 - 500m2.  
- Ao nuôi cá mè hoa, mè trắng bố mẹ ở hồ chứa, cá thường có kích thước lớn  
trên 10kg nên diện tích ao từ 400 - 5.000m2 để cá bố mẹ có điều kiện phát triển  
tuyến sinh dục.  
Đáy ao: Đáy ao phải bằng phẳng để dễ kéo lưới bắt cá bố mẹ khi kiểm tra  
cho đẻ, đặc biệt là ao nuôi cá Rô hu, Mrigan, cá Chép, cá Trôi, Trắm. Đáy ao nuôi  
cá Mè cần có chất mùn và có lớp bùn đáy dày 20 - 30cm để giữ cho độ béo của ao  
ổn định. Ao nuôi cá Trắm cỏ có thể đáy ao là cát, không nên có lớp bùn đáy dày dễ  
làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cá, đặc biệt là vào mùa xuân - hè khi nhiệt  
độ thay đổi. Đáy ao nuôi cá Rô phi có đáy bùn pha cát để cá có thể làm tổ đẻ. Cho  
nên giữ cho đáy ao có một độ dày nhất định là điều kiện cần thiết đối với từng loài  
cá khác nhau.  
Chất nước: Các loài cá nuôi trong giai đoạn phát dục tuyến sinh dục yêu cầu  
chất nước trong sạch, hàm lượng Oxy hòa tan trong nước lớn hơn 2mg O2/lít,  
không có chất độc, không có các muối kim loại nặng, độ pH tốt nhất là trung tính.  
Ở các tỉnh Trung du và đồng bằng, pH nước và đáy thường là trung tính; ở các tỉnh  
ven biển thường chất đáy, chất nước mang tính chua mặn, pH nước thay đổi lớn và  
thường ở mức thấp. Trong ao nuôi cá trắm cỏ, pH có thể dao động trong phạm vi  
từ 6 - 8, nhưng trong ao nuôi cá mè, cá trôi, cá rôhu, mrigan, pH nước tốt nhất là từ  
7 - 8. Nguồn nước phải có pH thích hợp, nếu pH quá thấp sẽ khó gây màu nước, rất  
tốn thời gian cải tạo và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những loài cá sử dụng thức ăn  
chủ yếu là sinh vật phù du. Do đó, nguồn nước đưa vào ao nuôi dưỡng phải đảm  
bảo các chỉ tiêu: hàm lượng Oxy, độ pH trung tính phù hợp với đặc điểm sinh học  
của từng loài cá, các khí hòa tan không có tính độc hại đối với cá nuôi như CH4,  
H2S, CO2… không có các kim loại nặng.  
Độ sâu: Mức nước trong ao là chỉ tiêu cần thiết để tạo điều kiện phát triển  
thức ăn tự nhiên cho cá (đặc biệt là các sinh vật phù du), đồng thời cũng là không  
gian hoạt động và là nơi cung cấp Oxy hòa tan cho cá nuôi. Mức nước trong ao  
15  
nuôi cũng là tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo cho môi trường ổn định ít thay đổi,  
đặc biệt là biên độ dao động của nhiệt độ. Vì trong một phạm vi diện tích thích  
hợp, mức nước càng sâu thì biên độ dao động nhiệt độ ngày thấp, ngược lại, biên  
độ dao động sẽ lớn. Tuy nhiên, mức nước trong ao không nên quá sâu, sinh vật đáy  
sẽ không phát triển được và sẽ tạo điều kiện cho các loài sinh vật yếm khí phát  
triển làm đáy ao thối bẩn.  
Ao nuôi cá mè trắng, cá mè hoa độ sâu tốt nhất từ 1,2 - 1,5m, ao nuôi cá trắm  
cỏ có độ sâu từ 1,8 - 2,0m, ao nuôi cá chép, cá rôphi, cá rô đồng bố mẹ độ sâu từ  
0,8 - 1,0m. Các tỉnh miền Bắc về mùa đông khí hậu lạnh hơn nên độ sâu của ao  
nuôi có thể lớn hơn mùa xuân và mùa hè, vào mùa xuân-hè, mức nước thấp hơn,  
tạo điều kiện nâng cao nhiệt độ, làm cho tuyến sinh dục nhanh chóng chuyển hóa.  
Bảng: Tiêu chuẩn ao nuôi dưỡng cá bố mẹ  
Loài cá  
Diện tích  
Độ sâu  
Chất đáy  
Độ sâu đáy ao  
(cm)  
(m2)  
(m)  
Cá trắm cỏ  
Cá mè trắng, mè  
1.800 - 2.000 1,8 - 2 Cát, bùn pha cát  
10 - 15  
hoa, trôi, rô hu, cá 1.200 - 1.500 1,2 - 1,5 Bùn pha cát  
15 - 20  
tra  
Cá rô phi, rô đồng,  
300 - 500  
500 - 800  
0,8 - 1,0 Bùn pha cát  
0,8 - 1,0 Bùn pha cát  
15 - 20  
15 - 20  
sặc rằn  
Cá chép  
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Thủy sản)  
2.1.2 Chuẩn bị thiết bị nuôi vỗ  
Các loại công trình và thiết bị nuôi vỗ : Ao nuôi, giai nuôi, bể nuôi, lồng &  
bè nuôi  
Chuẩn bị ao nuôi vỗ: Yêu cầu ao nuôi vỗ diện tích 1.000 - 5.000m2, độ sâu  
1,2 - 2,0m; bùn đáy ao 10 - 30cm; pH 6 - 8, Vị trí xây dựng gần nơi sinh sản nhân  
tạo, nguồn nước.  
Chuẩn bị ao nuôi (Cải tạo ao): Bao gồm các bước sau: Xả cạn nước, vét bùn  
và phơi đáy ao, tu sửa ao nuôi, bón vôi, bón phân và cấp nước sạch.  
* Xả cạn nước: Làm cạn nước trong ao bằng điều khiển cống xả cạn hoặc  
dùng máy bơm hút cạn nước trong ao.  
* Vét bùn và phơi đáy ao: Thời điểm tiến hành trước khi thả cá 5 -7 ngày. Để  
loại bỏ chất thải, loại bỏ nguy cơ mầm bệnh và khí độc, phục hồi thể tích ao nuôi  
và tạo độ tơi xốp cho đất đáy ao.  
16  
* Tu sửa ao: Tu sửa những hỏng hóc của ao như sạt lở bờ, lỗ môi, cống cấp  
và thoát nước.  
* Bón vôi và hóa chất: loại vôi bón và lượng vôi bón: CaO, Ca(OH)2. Lượng  
vôi: bón 10 - 20 kg/100m2 ao. Loại hóa chất: thuốc sát trùng, thuốc diệt cá, liều  
lượng bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất.  
* Bón phân gây màu nước: Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên của cá. Các loại  
phân sử dụng: Phân hữu cơ(phân chuồng, phân xanh), phân vô cơ(Đạm, lân, kali).  
Liều lượng và cách bón phụ thuộc vào từng loại phân, nguồn nước cấp, đối tượng  
và mật độ nuôi. Cách bón: bón lót và bón thúc.  
* Cấp nước sạch: Nước cấp được lọc qua lưới lọc rác và cá để loại bỏ những  
nguồn chất ô nhiễm và cá dữ cũng như cá cạnh tranh thức ăn của cá nuôi. Cấp  
nước cũng cần chú ý đến ao có hoặc không bón phân gây màu nước.  
Chuẩn bị lồng bè nuôi: Yêu cầu lồng bè nuôi vỗ: Diện tích: 10 - 500m3, độ  
sâu 1,2 - 2,0m; Kết cấu vững chắc, an toàn, dễ chăm sóc và quản lý; Vị trí đặt lồng  
phải đảm bảo chất lượng nước phù hợp với nhu cầu sinh thái của đối tượng nuôi,  
gần nơi sinh sản nhân tạo, thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc và quản lý, an toàn  
về mùa lũ.  
Chuẩn bị lồng nuôi: Sửa chữa lại lồng trước mỗi vụ nuôi, thay thế và sửa  
chữa những bộ phận hư hỏng. Vệ sinh lồng nuôi và các trang thiết bị phục vụ.  
Kiểm tra nguồn nước trực khi thả cá nuôi.  
2.2. Chọn cá bố mẹ kỹ thuật thả cá bố mẹ  
2.2.1. Chọn cá bố mẹ  
Tiêu chuẩn đàn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được chọn đưa vào nuôi dưỡng phải  
khỏe mạnh, không bị bệnh ngoài da và không sây xát, màu sắc sáng, toàn thân trơn  
nhẵn, không dị hình và hoạt động nhanh nhẹn. Cá bố mẹ cần đạt tuổi thành thục  
nhất định, cá Mè trắng có tuổi từ 4 - 8 tuổi, cá Trắm cỏ từ 4 - 10 tuổi, cá Tra 6 - 12  
tuổi, cá Rôhu 3 - 6 tuổi (Lương Đình Trung, Nguyễn Duy Hoan và Phạm Văn  
Khánh, 1970, 1981, 1996). Khối lượng của cá cũng đạt đến một quy cỡ thích hợp  
tương đương với tuổi thành thục, cá Trắm cỏ từ 3 - 10kg, cá Mè trắng từ 2 - 5 kg,  
cá Tra từ 5 - 12kg, cá Chép từ 1 - 3kg (xem bảng).  
Bảng: Tiêu chuẩn và mật độ cá bố mẹ khi đưa vào nuôi dưỡng  
Khối lượng Mật độ nuôi  
Loài cá  
Tuổi  
Tác giả  
(kg)  
(kg/100m2)  
Cá mè trắng  
4 - 8  
2 - 5  
8 - 10  
Lương Đình Trung  
Cá trắm cỏ  
4 - 10  
3 - 8  
3 - 10  
1 - 3  
10 - 15  
10 - 12  
Nguyễn Duy Hoan  
Trần Văn Vỹ  
Cá rôhu  
17  
Cá chép  
Cá tra  
1 - 5  
6 - 12  
1 - 2  
1
1 - 3  
5 - 12  
15 - 20  
10 - 30  
40 - 60  
40 - 60  
Viện NCNTTS I  
Phạm Văn Khánh  
Phạm Văn Khánh  
Phạm Văn Khánh  
Cá sặc rằn  
Cá rô đồng  
Cá rôphi  
0,07 - 0,1  
0,03 - 0,07  
0,3 - 1  
1 - 2  
200 - 400 Phạm Văn Khánh  
Ở mỗi loài cá có tuổi thành thục khác nhau, khi chọn đàn cá có tuổi thành  
thục phù hợp sẽ tạo ra đàn cá giống tốt và có hiệu quả trong quá trình sản xuất.  
Nếu cá bố mẹ còn non sẽ sinh sản không tốt, nhưng nếu cá quá già cho đẻ cũng  
không hiệu quả. Khối lượng của cá bố mẹ đưa vào nuôi dưỡng cũng phải phù hợp,  
cá bố mẹ quá nhỏ dẫn đến việc sản xuất đàn cá giống sẽ không chất lượng, nhưng  
nếu đàn cá bố mẹ quá lớn sẽ gây khó thao tác trong quá trình sản xuất. Nguồn cá  
nuôi vỗ có thể chọn từ trung tâm giống, đàn cá hậu bị, nguồn tự nhiên…  
2.2.2. Thả cá bố mẹ  
Mật độ thả và tỷ lệ ghép: Trong kỹ thuật nuôi cá bố mẹ thành thục, một trong  
những yêu cầu cần đạt được đó là tỷ lệ thành thục và cá bố mẹ có hệ số thành thục  
cao, tham gia sinh sản tốt. Muốn như vậy cần phải tạo điều kiện cho cá bố mẹ có  
môi trường hoạt động tốt và lượng thức ăn đầy đủ đạt yêu cầu dinh dưỡng của từng  
giai đoạn phát triển. Vì thế xác định mật độ cá trong ao thích hợp là một chỉ tiêu kỹ  
thuật cần phải quan tâm. Mật độ vừa phải nhằm tạo điều kiện cho cá có đủ thức ăn  
cần thiết, lượng Oxy hòa tan cung cấp cho cá đầy đủ theo yêu cầu phát triển. Căn  
cứ vào điều kiện môi trường và đặc điểm của từng đối tượng để lựa chọn mật độ  
thả thích hợp.  
Bảng: Mật độ cá bố mẹ thả nuôi  
Loài cá Cá mè Cá trắm  
trắng cỏ  
Mật độ 8 - 10 10 - 15 10 -12 15 -  
Cá  
Cá Cá tra Cá sặc Cá rô  
Cá  
rôhu chép  
rằn  
đồng rô phi  
10 - 40 - 60 40 - 60 200 -  
30 400  
nuôi  
20  
kg/100m2  
Để tận dụng quan hệ tương hỗ về tính ăn của các loài cá khác nhau và tập  
tính sống của các loài cá trong cũng môi trường, có thể tiến hành nuôi ghép các  
loài cá bố mẹ với nhau. Các loài cá nuôi ghép với các đối tượng chính có thể là cá  
bố mẹ tham gia sinh sản trong năm hoặc cũng có thể là đàn cá bố mẹ hậu bị. Nuôi  
ghép cũng là hình thức nâng cao mật độ, năng suất trong nuôi cá, nhưng cơ sở  
khoa học để chọn đối tượng nuôi ghép là dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và sinh thái  
của các loài cá, để ghép sao cho các loài cá nuôi trong cùng một ao không bị cạnh  
tranh về dinh dưỡng và không gian hoạt động.  
18  
Thời gian thả cá: Thời gian đưa đàn cá bố mẹ vào ao nuôi dưỡng phụ thuộc  
vào các loài cá nuôi, đặc điểm khí hậu từng vùng và thời gian sinh sản của từng  
loài cá.  
Bảng: Một vài c ng thức nu i ghép cá bố mẹ  
Công thức Loài thả ghép  
Tỷ lệ thả (%)  
Công thức nuôi ghép cá Trắm cỏ với các loài cá khác (% theo khối lượng)  
1
2
3
Cá trắm cỏ  
70  
15  
5
Cá mè trắng  
Cá mè hoa  
Cá chép  
10  
60  
15  
10  
15  
80  
10  
10  
Cá trắm cỏ  
Cá mè trắng  
Cá mè hoa  
Cá trôi Việt Nam, cá chép, cá rôhu  
Cá trắm cỏ  
Cá mè trắng  
Cá rôhu  
Công thức nuôi ghép cá Mè trắng với các loài cá khác (% theo khối lượng)  
1
Cá mè trắng  
Cá mè hoa  
60 - 70  
5 - 10  
Cá trắm cỏ  
10 - 20  
10 - 20  
70 - 80  
5 - 10  
Cá chép  
2
mè trắng  
Cá mè hoa  
Cá chép  
10 - 15  
5 - 15  
Cá trôi Việt Nam (cá rôhu)  
Công thức nuôi ghép cá rôhu với các loài cá khác (% theo khối lượng)  
1
Cá rôhu  
80  
15  
5
Cá mè trắng  
Cá mè vinh  
Cá rôhu  
2
70  
10  
15  
5
Cá trắm cỏ  
Cá mè trắng  
Cá mè vinh  
Cá rôhu  
3
70  
15  
Cá mè trắng  
19  
Cá trắm cỏ  
10  
5
Cá mè hoa  
Căn cứ vào đặc điểm sinh học sinh sản của từng loài cá, điều kiện khí hậu  
thời tiết của từng vùng để đưa cá bố mẹ vào ao nuôi dưỡng hợp lý. Khi đưa cá vào  
ao nuôi dưỡng nên chọn những thời điểm nhiệt độ thấp, tốt nhất là vào sáng sớm  
và chiều mát, nhiệt độ nước trong dụng cụ chứa và trong ao không được chênh  
lệch nhau 50C, nếu nhiệt độ chênh lệch quá cao cá sẽ dễ chết, nhất là những con bị  
xây sát và thương tật.  
Bảng: Thời gian thả cá bố mẹ vào ao nu i d ỡng thành thục  
Các loài cá  
Các vùng  
Thời gian thả Thời gian cho Ghi chú  
cá đẻ (từ  
(tháng trong tháng… đến  
năm)  
tháng…)  
Cá mè trắng  
Miền Bắc  
1/10 - 15/10  
3 - 5  
Cá rôhu  
Miền Trung  
Miền Nam  
Miền Bắc  
30/10 - 15/11  
30/11 - 15/12  
1/10 - 15/10  
30/10 - 15/11  
15/11 - 1/12  
1/10 - 15/10  
15/10 - 1/11  
1/11 - 15/11  
1/12 - 31/12  
1/12 - 31/12  
1/12 - 31/12  
1/2 - 30/2  
3 - 10  
3 - 10  
3 - 4  
Cá trắm cỏ  
Các số liêu  
được tổng kết  
từ các báo cáo  
khoa học về  
kỹ thuật sinh  
sản các loài cá  
nuôi nước  
Miền Trung  
Miền Nam  
Miền Bắc  
2 - 10  
2 - 10  
1 - 4, 7 - 9  
1 - 10  
1 - 10  
6 - 7  
Cá chép  
Miền Trung  
Miền Nam  
Miền Nam  
Miền Nam  
Miền Nam  
Miền Bắc  
Cá tra  
Cá rô đồng  
Cá sặc rằn  
Cá rô phi  
5 - 7  
ngọt.  
4 - 10  
2 - 10  
1 - 10  
1 - 10  
Miền Trung  
Miền Nam  
12 - 1  
12 - 1  
2.3. Chăm sóc và quản lý  
Căn cứ vào đặc điểm sinh học và đặc điểm môi trường sống của các loài cá  
nuôi để xây dựng các biện pháp chăm sóc và quản lý cá trong thời gian nuôi vỗ.  
2.3.1. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo quy trình 2 giai đoạn:  
Quy trình này được dùng cho một số loài cá di cư sinh sản: cá trắm cỏ,cá mè  
trắng, cá trôi, cá tra vv. Sau khi tẩy dọn ao và gây màu nước tốt, cá bố mẹ được  
tuyển chọn đúng kỹ thuật cho cá vào ao nuôi vỗ ngay. Chăm sóc và quản lý theo  
từng giai đoạn nuôi cho phù hợp tạo điều kiện cho cá phát dục thành thục tốt nhất.  
20  
Giai đoạn nuôi vỗ tích cực:  
Trọng tâm của giai đoạn này là bằng mọi biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện  
cho cá bố mẹ sử dụng thức ăn nhiều nhất và tích lũy vật chất dinh dưỡng cao nhất.  
Cá mè trắng, mè hoa trong điều kiện nuôi dưỡng sử dụng thức ăn động và thực vật  
phù du là chính, vì thế nên tạo một môi trường thật thích hợp cho sinh vật phù du  
phát triển làm thức ăn cho cá, đồng thời môi trường phải có các chỉ số thủy lý, thủy  
hóa phù hợp với nhu cầu sinh thái của cá .  
Thức ăn và kỹ thuật cho cá ăn: Thức ăn tinh, thức ăn chế biến, thức ăn công  
nghiệp cho ăn 3 - 7% khối lượng cá. Thức ăn xanh 20 - 30% khối lượng cá. Thức  
ăn tươi sống và các loại khác… Cách cho ăn phụ thuộc vào tập tính bắt mồi của  
đối tượng nuôi . Thức ăn gián tiếp là các loại phân bón (phân chuồng, phân xanh,  
phân vô cơ). Liều lượng, chu kỳ và cách bón phân phụ thuộc vào nguồn nước, loại  
phân, đối tượng nuôi… Bón phân định kì với liều lượng phân bằng 1/2 liều lượng  
phân bón lót.  
Quản lý môi trường ao nuôi: Không kích thích nước, có thể thay nước và bổ  
sung nước định kỳ; đảm bảo môi trường ao nuôi trong sạch. Phòng trị các bệnh  
thường gặp: Bệnh rận cá, trùng mỏ neo, bệnh lở loét…  
* Kiểm tra cá hàng ngày và định kỳ kiểm tra hoạt động bơi, bắt mồi.  
Đinh kỳ, kiểm tra độ béo, bệnh… bằng cách quan sát trực tiếp thể trạng của  
đàn cá, cá không có bệnh ngoài da, tỷ lệ giữa chiều cao với chiều dài nhỏ, căn cứ  
vào độ dày của thân cá cũng có thể đánh giá được sự tích lũy vật chất dinh dưỡng  
là nhiều hay ít. Ngoài ra còn có thể giải phẩu 1 - 2 cá thể để xem sự tích lũy mỡ  
trong nội tạng, lượng mỡ tích lũy bám trên thành ruột đạt Ball IV-V chứng tỏ cá bố  
mẹ đã tích lũy đầy đủ vật chất dinh dưỡng cho sinh sản. Nếu cá bố mẹ đã đủ độ  
béo cần thiết thì chuyển sang giai đoạn nuôi dưỡng thành thục.  
Giai đoạn nuôi vỗ thành thục:  
Thường giai đoạn nuôi dưỡng thành thục ở miền Bắc bắt đầu từ 10 - 15  
tháng 1 hàng năm, ở miền Trung và miền Nam bắt đầu sớm hơn 10 - 15 ngày. Thời  
gian bắt đầu chuyển giai đoạn sớm hay muộn phụ thuộc vào sự tích lũy của cá bố  
mẹ và sự thay đổi nhiệt độ. Biện pháp kỹ thuật cơ bản của giai đoạn nuôi vỗ thành  
thục là bằng mọi biện pháp, tạo điều kiện cho cá bố mẹ chuyển vật chất dinh  
dưỡng từ cơ, gan và các cơ quan khác sang xây dựng tuyến sinh dục.  
Trong ao nuôi vỗ ngừng bón phân và không cho ăn thức ăn tinh, bằng nhiều  
biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện để các vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao được phân  
giải nhanh, mặt khác tiến hành thay đổi nước mới cho ao, tạo môi trường trong  
sạch cho cá bố mẹ.  
21  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 73 trang baolam 04/05/2022 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sản xuất giống cá nước ngọt - Nguyễn Mạnh Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_giong_ca_nuoc_ngot_nguyen_manh_ha.pdf