Giáo trình Sản xuất giống và nuôi giáp xác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI GIÁP XÁC  
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ  
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2019  
LỜI GIỚI THIỆU  
Nghề nuôi giáp xác bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80  
đến đầu thập kỷ 90. Đến nay thì sự phát triển đã chậm lại do sự bùng nổ của dịch  
bệnh và sự lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi-rút và vấn đề môi trường ở một số  
quốc gia trong đó có Việt Nam.  
Ở Việt Nam thì nuôi giáp xác phát triển khá nhanh trong các năm qua, trong  
khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm (Đài Loan, Trung  
Quốc,…). Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi giáp xác ở  
Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng cần áp dụng những nghiên cứu đã  
được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho phát triển đặc biệt xu hướng  
hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự đa dạng  
hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển  
Mô đun 18 sản xuất giống và nuôi giáp xác được biên soạn bởi ThS. Nguyễn  
Tuấn Duy giảng viên khoa Nuôi trồng Thủy sản của trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ  
thuật và Thủy sản. Bài giảng này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề  
nuôi giáp xác ở Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu đặc điểm sinh  
học, môi trường, vận dụng các quy luật từ các nghiên cứu cơ bản để xây dựng  
nguyên lý về các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi giáp xác với  
những tham số mang tính khả thi về kỹ thuật đặc biệt với một số đối tượng giáp  
xác có giá trị kinh tế ở Việt Nam hiện nay.  
Căn cứ chương trình khung mô đun “ Sản xuất giống và nuôi giáp xác” đào  
tạo sinh viên Cao đẳng của Trường, với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ nuôi  
trồng thủy sản có trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp,  
sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành về Nuôi  
trồng thuỷ sản; đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình  
độ. Chúng tôi đã kế thừa kiến thức và nguồn tài liệu giảng dạy của Bộ môn hải  
sản Trường Đại học Nha Trang, đồng thời tham khảo một số tài liệu trong nước  
và nước ngoài.  
Nội dung học phần gồm:  
Bài 1. Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất  
Bài 2. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he  
Bài 3. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển  
Bài 4. Kỹ thuật nuôi tôm he thương phẩm  
Bài 5. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm  
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn song không tránh  
khỏi những thiếu sót, mong các bạn đọc giả khi sử dụng sẽ phát hiện và góp ý  
kiến phê bình, chúng tôi chân thành cảm ơn và sẽ rút kinh nghiệm bổ sung, chỉnh  
sửa và hoàn thành tốt việc biên soạn Bài giảng này.  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: ThS. Nguyễn Tuấn Duy  
MỤC LỤC  
TRANG  
1. Lời giới thiệu  
1
2. Bài 1. Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất  
3. Bài 2. Kỹ thuật ương giống tôm he  
8
14  
19  
45  
85  
4. Bài 3. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển  
5. Bài 4. Kỹ thuật nuôi tôm he thương phẩm  
6. Bài 5. Kỹ Thuật nuôi cua biển thương phẩm  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Sản xuất giống và nuôi giáp xác  
Mã mô đun: MĐ18  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Mô đun sản xuất giống và nuôi giáp xác là mô đun chuyên môn nghề  
được dạy sau các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở nghề thuộc chương trình mô  
đun bắt buộc của CTKTĐCĐN.  
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản,  
ương nuôi ấu trùng và kỹ thuật nuôi thương phẩm các loài giáp xác  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
Mô đun nhằm giới thiệu về các đặc điểm sinh học sinh sản, kỹ thuật sản xuất  
giống nhân tạo và kỹ thuật nuôi của các loài tôm, cua. Với nội dung của mpp đun,  
sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức đủ rộng và sâu để có thể ứng dụng vào  
thực tế sản xuất sau này. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ ràng và vận dụng cụ thể  
vào sản xuất, sinh viên cần được thực tập hay kiến tập và đi thực tế sau khi học  
xong lý thuyết.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được các bước lập kế hoạch, tổ chức trong sản xuất giống và  
nuôi giáp xác;  
+ Trình bày được đặc điểm sinh học của một số loài giáp xác;  
+ Trình bày được kỹ thuật sinh sản nhân tạo cua biển;  
+ Trình bày được ương giống tôm he;  
+ Trình bày được ương ấu trùng cua biển; cua bột lên cua giống;  
+ Trình bày được kỹ thuật nuôi thương phẩm một số đối tượng có giá trị  
kinh tế.  
- Về kỹ năng:  
+ Xác định được quy mô sản xuất và nuôi giáp xác; dự tính chi phí, giá  
thành sản phẩm;  
+ Phân biệt được một số loài giáp xác có giá trị kinh tế và vận dụng các đặc  
điểm sinh học ứng dụng vào sản xuất;  
+ Thực hiện được kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài giáp xác;  
+ Thực hiện được kỹ thuật ương ấu trùng cua biển; ương giống tôm he, cua  
biển;  
+ Thực hiện được kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài giáp xác có giá trị  
kinh tế.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Nghiêm túc, chấp hành tốt nội quy môn học;  
+ Thực hiện chính xác các thao tác, cẩn thận, chăm chỉ.  
Bài 1: Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất  
Mã bài: MĐ18-01  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các bước lập kế hoạch, tổ chức trong sản xuất giống và  
nuôi giáp xác;  
- Xác định được quy mô sản xuất và nuôi giáp xác; dự tính chi phí, giá  
thành sản phẩm;  
- Tuân thủ được các bước lập kế hoạch, tổ chức trong sản xuất giống và  
nuôi giáp xác, rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc.  
2. Nội dung:  
Ni dung chính:  
1. Hiểu biết chung về kế hoạch sản xuất:  
1.1. Khái niệm:  
Kế hoạch sản xuất là tập hợp các hoạt động dự kiến thực hiện được sắp xếp  
theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong một khoảng  
thời gian, nguồn lực nhất định.  
1.2. Hệ thống kế hoạch sản xuất của hộ:  
Căn cứ vào thời gian, có thể chia kế hoạch hộ sản xuất làm ba loại: kế hoạch  
dài hạn (trên 5 năm), kế hoạch trung hạn (3 năm, 5 năm) và kế hoạch ngắn hạn  
như kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch thời vụ, quí, tháng...  
* Kế hoạch dài hạn:  
+ Xây dựng mục tiêu tổng quát dài hạn đến năm hộ sản xuất bắt đầu phát  
triển sản xuất ổn định. Các mục tiêu của qui hoạch bao gồm các chỉ tiêu tổng quát  
cần phải đạt theo phương án qui hoạch như qui mô, cơ cấu các hợp phần (bộ  
phận) sản xuất, qui mô và cơ cấu bộ máy tổ chức, số lượng, qui mô các công  
trình xây dựng cơ bản, mức thu nhập của hộ và đời sống người lao động.  
+ Xác định qui mô của hộ sản xuất muốn nói trên qui mô về diện tích đất đai  
của hộ, qui mô và cơ cấu sản xuất.  
+ Bố trí hệ thống công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất và đời sống  
trong hộ sản xuất.  
+ Bố trí sắp xếp lao động cho các hợp phần sản xuất  
+ Xác định nhu cầu vốn và biện pháp chủ yếu về tổ chức sản xuất, tổ chức  
lao động, áp dụng công nghệ sản xuất.  
+ Xác định hiệu quả của phương án tổ chức xây dựng mô hình sản  
* Kế hoạch trung hạn  
Kế hoạch trung hạn 3, 5 năm: Đây là loại kế hoạch nhằm cụ thể hóa, triển  
khai thực hiện qui hoạch tổng thể. Kế hoạch trung hạn 3, 5 năm thường có các  
loại kế hoạch chủ yếu sau: Kế hoạch xây dựng các hạng mục phục vụ sản xuất,  
Kế hoạch sử dụng đất đai, Kế hoạch trang bị và sử dụng tư liệu sản xuất, Kế  
hoạch lao động.  
* Kế hoạch ngắn hạn  
- Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.  
Bao gồm việc xác định các chỉ tiêu, hoạt động cụ thể và các biện pháp thực hiện  
trong một năm và là kế hoạch cụ thể hóa kế hoạch dài hạn. Kế hoạch hàng năm  
có nhiệm vụ chủ yếu sau:  
+ Cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch trung hạn theo từng cấp độ thời  
gian để từng bước thực hiện có kết quả các mục tiêu nhiệm vụ dài hạn.  
+ Xác định các hoạt động cụ thể và biện pháp thực hiện.  
+ Phát hiện những tiềm năng, lợi thế mới.  
+ Điều chính những điểm bất hợp lý của kế hoạch dài hạn.  
- Kế hoạch thời vụ trồng trọt: Đây là kế hoạch rất cần thiết trong sản xuất.  
Kế hoạch thời vụ xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ, công việc cần phải làm trong  
từng vụ, từng mùa nhất định.  
Ngoài ra còn có kế hoạch phân công lao động đi kèm để thực hiện các kế  
hoạch sản xuất ngắn hạn trên.  
1.3. Lợi ích của kế hoạch sản xuất:  
Kế hoạch sản xuất là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện có hiệu quả  
phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cây lấy nhựa, là công cụ quan  
trọng giúp cho chủ hộ thực hiện sản xuất có định hướng, mục đích rõ ràng và  
khoa học. Mặt khác, kế hoạch giúp cho các hộ sản xuất tập trung khai thác mọi  
khả năng của mình để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Nhờ  
có kế hoạch mà hộ sản xuất có thể tránh được các rủi ro, đồng thời chủ động ứng  
phó khi có sự biến đổi bất thường.  
Kế hoạch sản xuất đúng sẽ giúp cho các hộ sản xuất có phương hướng đầu  
tư để sản xuất đúng hướng, là căn cứ tổ chức quá trình sản xuất đồng thời là cơ sở  
để kiểm tra, đánh giá các hoạt động, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở  
đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tăng hiệu quả của quá trình sản  
xuất, đem lại lợi nhuận cao và tránh được các rủi ro.  
Đối với hộ sản xuất cây lấy nhựa, kế hoạch sản xuất là công cụ để thay đổi  
tư duy, có tính toán, cân nhắc trong quá trình sản xuất. Trong quá trình xây dựng  
và thực hiện kế hoạch, hộ biết nên lựa chọn loài cây lấy nhựa gì? Sản xuất như  
thế nào? Tiêu thụ ở đâu và cho ai để thu được lợi nhuận cao nhất. Một kế hoạch  
sản xuất tốt mô tả tất cả từ những thứ nhỏ nhặt nhất như ghi chép sổ sách đến  
những thứ quan trọng như chi phí tiến hành sản xuất hàng năm của hộ, lợi nhuận  
và tình hình tiêu thụ sản phẩm…  
Tóm lại, lập kế hoạch sản xuất sẽ có những lợi ích sau:  
- Đáp ứng được nhu cầu của thị trường;  
- Phát huy hết tiềm năng nguồn lực của hộ sản xuất;  
- Khắc phục được những nhược điểm của phân tích tình hình thực tiễn kế  
hoạch trong sản xuất năm trước;  
- Thích ứng với mục tiêu sản xuất, kinh doanh tiếp theo.  
2. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất:  
- Căn cứ nhu cầu thị trường  
- Căn cứ vào quy mô sản xuất  
- Căn cứ vào công nghệ sản xuất  
3. Lập kế hoạch sản xuất:  
3.1. Xác định mục tiêu:  
Mục tiêu là kết quả cần đạt được trong một thời gian nhất định, trong  
những điều kiện nhất định.  
Mục tiêu là là sự cụ thể hóa mục đích sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất  
trong thời gian nhất định, gắn với những giải pháp thực hiện. Mục tiêu được xác  
định rõ ràng sẽ định huớng cho việc lựa chọn các phương án hay các hoạt động  
sản xuất kinh doanh của hộ sau này. Nó cũng là thước đo kết quả hoạt động sản  
xuất kinh doanh của hộ.  
Xác định mục tiêu thực ra là một quá trình chủ hộ sản xuất tự đặt ra cho  
mình những câu hỏi và trả lời cho các câu hỏi như: Mong muốn đạt được của  
hoạt động sản xuất giống và nuôi giá xác sau một giai đoạn nhất định? Làm gì để  
đạt được điều này? Liệu có thể làm được điều đó hay không?... Các câu hỏi như  
thế giúp cho hộ sản xuất xác định được mục tiêu phù hợp cho mỗi giai đoạn nhất  
định trên cơ sở tiềm năng và điều kiện của hộ sản xuất Thông thường, các mục  
tiêu sau đây định hướng cho các lựa chọn của chủ hộ sản xuất: Tối đa hóa lợi  
nhuận; tăng sản lượng; tăng sản phẩm; tối thiểu hóa chi phí; không bị nợ; cải  
thiện mức sống; giảm rủi ro trong sản xuất.  
3.2. Dự tính năng suất, sản lượng:  
Dự tính năng suất, sản lượng trong chu kỳ sản xuất làm cơ sở giúp các hộ  
xây dựng kế hoạch, chăm sóc và đầu tư thâm canh phù hợp để đạt được hiệu quả  
kinh tế cao nhất.  
* Dự tính sản lượng giáp xác  
Sản lượng được tính theo công thức:  
Sản lượng = Diện tích (ha) x Năng suất/ha  
3.3. Xác định các hoạt động sản xuất và thời gian thực hiện:  
- Kế hoạch sản xuất giống  
+ Xác định tỷ lệ đẻ  
+ Xác định tỷ lệ nở  
+ Xác định tỷ lệ giống  
- Kế hoạch nuôi thương phẩm  
+ Xác định diện tích nuôi  
+ Mật độ thả  
+ Thời gian thả và thời gian thu hoạch  
3.4. Dự tính chi phí sản xuất:  
- Dự tính chi phí nhân công  
- Dự tính chi phí giáp xác bố meh  
- Dự tính chi phí giống  
- Dự tính chi phí thức ăn  
- Dự tính chi phí thuốc, hóa chất  
- Dự tính chi phí năng lượng  
- Dự tính chi phí máy móc, dụng cụ  
Trong sản xuất cây lấy nhựa, tùy thuộc vào qui mô sản xuất và nguồn lực  
của hộ để đầu tư trang thiết bị/máy móc phục vụ sản xuất. Tổng hợp chi phí máy  
móc, dụng cụ như sau:  
* Khấu hao máy móc/ nhà xưởng, trang thiết bị.  
Bảng 1.1. Khấu hao tài sản, trang thiết bị  
Số  
lượng  
Đơn Thành Thời gian Khấu hao/ năm hoặc  
giá tiền sử dụng chu kỳ sản xuất  
STT Tên tài sản  
Tổng số  
Bảng 1.2. Tổng chi phí máy móc, dụng cụ và các loại vật tư  
STT  
Loại máy móc vật tư  
Số  
Giá  
Chi phí  
Ghi chú  
lượng  
1ha/năm  
1
2
3
Máy sục khí  
Máy bơm nước  
Máy phát điện  
4
5
6
Dụng cụ rẻ tiền mau hỏng  
Xăng dầu, điện  
Quạt nước  
Tổng cộng  
- Dự tính chi phí cho tiêu thụ, vận chuyển/ bán sản phẩm/1 kỳ kinh doanh  
Bảng 1.3. Chi phí phục vụ bán sản phẩm  
Nội dung  
Chi phí quảng cáo  
Chi phí thuê cửa hàng  
Vận chuyển sản phẩm  
……..  
Số tiền  
Ghi chú  
Tổng số  
3.4. Dự tính hiệu quả kinh tế:  
- Dự tính tổng chi phí  
Bảng 1.4. Tổng chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh  
Các khoản mục Số tiền  
Chi phí trực tiếp  
Stt  
I
Ghi chú  
1
Khấu hao tài sản  
2
Chi phí nguyên vật liệu  
Chi phí nhân công  
3
4
Chi phí tiêu thụ/ bán hàng  
Thanh toán tiền vay  
5
II Chi phí khác  
Tổng cộng  
- Dự tính tổng thu  
Công thc: Tổng thu = Sản lượng × giá tin/kg (sn phm)  
.
- Dự tính hiệu quả kinh tế  
Hiệu quả kinh tế được tính như sau:  
Hiệu quả kinh tế (đồng) = Tổng thu – Tổng chi  
Bài 2: Kỹ thuật ương giống tôm he  
Mã bài: MĐ18-02  
Giới thiệu:  
Tôm giống quyết định thành công rất lớn đến vụ nuôi ở tất cả các loại hình  
nuôi tôm. Nhiều năm qua tình trạng con giống kém chất lượng vẫn còn xảy ra khá  
phổ biến. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm chết liên miên, năng  
suất thấp trong toàn khu vực nuôi. Vì thế, việc ương giống đảm bảo chất lượng là  
yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công đến năng suất vụ nuôi và  
phòng tránh được các bệnh gây ra chotôm.  
Mục tiêu:  
- Giải quyết những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, kỹ thuật ương  
nuôi ấu trùng đến Post larvae15 và từ Post larvae15 đến giai đoạn Post larvae45.  
- Thực hiện chọn tôm bmꢀ, nuôi tôm thành thục bằng phương pháp cắt  
mắt, cho tôm đẻ, ương nuôi ấu trùng đến Post larvae15 và từ Post larvae15 đến  
giai đoạn Post larvae45 đúng kỹ thuật theo quy trình kỹ thuật phù hợp từng giai  
đoạn.  
- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong chọn tôm bmꢀ, nuôi tôm thành thục  
bằng phương pháp cắt mắt, cho tôm đẻ, ương nuôi ấu trùng đến Post larvae15 và  
từ Post larvae15 đến giai đoạn Post larvae45, rèn luyện tính cản thận, nghiêm túc.  
Nội dung chính:  
1. Sản xuất giống tôm he  
1.1. Tuyển chọn tôm bố mẹ  
a) Nguồn tôm bố mẹ và phương pháp tuyển chọn  
Tôm he bố mꢀ dùng trong sản xuất giống nhân tạo trên thế giới được cung  
cấp từ hai nguồn: khai thác ngoài tự nhiên và nuôi trong ao đầm. Với các loài tôm  
he khó thành thục trong điều kiện nuôi nhốt cho đến nay vẫn chủ yếu sử dụng  
tôm đánh bắt từ tự nhiên. Để giải quyết tình trạng khan hiếm tôm mꢀ người ta đã  
và đang tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu tạo nguồn tôm mꢀ từ nguồn tôm  
trong ao đìa và tôm nuôi bằng phương pháp đăng hay lồng ở biển. Tuy nhiên  
nguồn tôm này cho đến nay mới chỉ đóng góp 2% tôm tham gia sinh sản.  
Để giải quyết căn bản, lâu dài vấn đề thiếu hụt nguồn tôm mꢀ phục vụ cho  
sản xuất, công tác gia hóa tôm bố mꢀ đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế  
giới và Việt Nam. Hy vọng trong thời gian sắp tới những thành tựu đạt được  
trong lĩnh vực này giúp chúng ta có được những đàn tôm bố mꢀ sạch bệnh, chủ  
động đáp ứng cho nhu cầu của các trại sản xuất tôm giống.  
Chất lượng tôm bố mꢀ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh sản của chúng và tỉ  
lệ sống, chất lượng ấu trùng. Lựa chọn tôm bố mꢀ là công việc đòi hỏi kinh  
nghiệm của người sản xuất. Bên cạnh hàng loạt các chỉ tiêu về ngoại hình, kích  
cỡ tôm, mức độ thành thục tuyến sinh dục …., các dấu hiệu khác như màu sắc  
của chân bơi, độ dày của vỏ, …. có thể cho biết vùng nước phân bố của tôm bố  
mꢀ cũng như thời điểm lột xác của chúng nên cũng được các nhà kỹ thuật quan  
tâm.  
Khi tuyển chọn tôm bố mꢀ từ tự nhiên cần xem xét các tiêu chuẩn sau:  
Tôm bố mꢀ có nguồn gốc từ biển là tốt nhất vì chất lượng ấu trùng tốt.  
Tôm từ các vùng nước lợ cũng được sử dụng nhưng sức sinh sản của tôm và sức  
sống của ấu trùng kém hơn nhiều. Tôm mꢀ được bắt từ vùng nước lợ thường phải  
nuôi ở độ mặn 30-35 %o vài tuần, sau khi tôm lột xác sức sinh sản mới tăng lên.  
Đối với tôm sú (P. monodon), khối lượng tôm cái từ 120 g trở lên, tôm đực  
tốt nhất nên có khối lượng lớn hơn 70 g. Tôm mꢀ quá nhỏ sẽ cho số lượng  
nauplius ít, không đủ cho 1 bể sản xuất 4 – 6 m3. Tuy nhiên tôm cái có khối  
lượng quá lớn, 200 – 250 g, cũng không được ưa thích vì tôm quá già, mặc dù  
sức sinh sản cao.  
Sức khỏe tôm bố mꢀ là tiêu chuẩn quan trọng nhất về mặt kỹ thuật hiện  
nay. Tôm mꢀ yếu thường tỉ lệ chết sau tuyển chọn, sau cắt mắt cao; tôm thường  
đẻ vón, nhất là tôm thành thục tự nhiên (buồng trứng đã đạt giai đoạn IV khi  
tuyển chọn). Tôm bố mꢀ khỏe được biểu hiện qua các dấu hiệu: (i) Màu sắc sáng  
tự nhiên, không ửng đỏ, mang tôm trắng và sạch. (ii) Tôm không lật nghiêng,  
đứng vững chãi, các đôi chân ngực choãi ra. Tôm bố mꢀ khi đứng nếu các đôi  
chân ngực thu vào dưới phần đầu ngực chứng tỏ tôm yếu. (iii) Các đôi phần phụ,  
đặc biệt các đôi chân bò, phải còn nguyên vꢀn. (iv) Cần quan sát kỹ lưng tôm tại  
đốt bụng thứ 3, nơi tôm va chạm đầu tiên vào vật cản khi búng nhảy. Tôm có  
nhiều vết nứt vỏ ở đốt bụng thứ 3 thường buồng trứng bị chấn thương tại vị trí  
này nên đa phần đẻ không hoàn toàn, còn gọi là đẻ không róc (chỉ đẻ được 2 đốt  
bụng đầu), và khi nuôi tái phát dục bằng phương pháp cắt mắt, buồng trứng của  
tôm cũng chỉ phát triển ở 2 đốt bụng đầu.  
Ở tôm cái, với kỹ thuật nuôi hiện nay, giai đoạn phát triển của buồng trứng  
không còn là tiêu chuẩn kỹ thuật hàng đầu nhưng là tiêu chuẩn có tính quyết định  
đến giá cả tôm mꢀ. Buồng trứng cần được kiểm tra kỹ, xác định đúng giai đoạn  
thành thục. Với các loài vỏ giáp dày, màu đậm như tôm sú, buồng trứng được  
quan sát bằng cách hướng mặt bụng tôm về ánh sáng, nhìn từ mặt lưng của tôm.  
Lưu ý đến sự thoái hóa buồng trứng khi tuyển chọn dựa vào mức độ xanh đậm và  
mức độ rõ nét của buồng trứng. Đối với tôm thành thục tự nhiên (giai đoạn IV),  
lưu ý đến tôm đã lưu giữ qua đêm trong bể dựa vào vết mòn ở mép chân đuôi.  
Tôm cái có thelycum không bị thâm đen, không bị rách, không có dấu vết  
lạ. Thelycum có túi tinh màu trắng đục do tôm đực gắn vào khi giao vĩ ngoài tự  
nhiên.  
Tôm đực có 2 vết màu trắng đục ở phía sau, sát gốc chân ngực 5 là tôm  
thành thục tốt . Petasma còn nguyên vꢀn và sạch.  
Màu sắc tôm bố mꢀ có thể cho biết nguồn gốc của chúng. Đối với tôm sú,  
tôm có màu xanh nhạt, chân ngực màu trắng thường được đánh bắt từ vùng nước  
lợ. Vỏ tôm dày hoặc mỏng, mới hay cũ là dấu hiệu nhận biết tôm đang ở thời  
điểm nào trong chu kỳ lột xác. Tôm có vỏ mỏng, sáng, chứng tỏ chúng mới vừa  
lột xác ngoài tự nhiên, sau cắt mắt khả năng thành thục cao. Tôm có vỏ dày, cũ  
chứng tỏ chúng đang ở cuối chu kỳ lột xác, sau cắt mắt khả năng lột xác sẽ cao.  
Bài 1.1. Yêu cầu kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mꢀ cho cắt mắt nuôi vỗ thành thục  
Tôm sú (P.monodon)  
Tôm cái Tôm đực  
> 120 g > 70 g  
Tôm he (P.merguiensis)  
Chỉ tiêu  
Tôm cái  
> 30g  
Tôm đực  
> 25g  
Khối lượng  
Ngoại hình  
Màu sắc  
Nguyên vꢀn, đầy đủ các phần phụ  
Tự nhiên  
Trạng thái  
hoạt động  
Khỏe mạnh, hoạt động bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý  
Cơ quan sinh Thelycum nguyên Cơ quan giao  
dục vꢀn, buồng trứng vĩ còn nguyên  
giai đoạn I -III vꢀn  
Thelycum còn  
nguyên vꢀn,  
buồng trứng  
giai đoạn I -III  
Cơ quan giao vĩ  
còn nguyên vꢀn  
Xác định số lượng tôm bố mꢀ vừa đủ cho một đợt sản xuất là vấn đề được  
nhiều nhà sản xuất quan tâm. Tuy nhiên công việc này không mấy dễ dàng bởi  
nhu cầu tôm bố mꢀ phụ thuộc vào năng lực sản xuất của trại, tay nghề và kinh  
nghiệm của người nuôi và cả nguồn gốc tôm mꢀ dự kiến thu thập.  
b) Kỹ thuật vận chuyển tôm mẹ  
Vận chuyển trên biển:  
- Nếu tàu chuyên khai thác tôm bố mꢀ thì trên tàu có bể bằng plastic có thể  
tích = 3,5 x 1,5 x 1,3m, bể được chia làm nhiều ngăn bằng các khung lưới, có van  
điều chỉnh nước, có máy bơm nước nước biển liên tục, nhiều khi có cả máy sục  
khí. Trên tàu có thêm bể cho đẻ có thể tích = 1 - 2m3 có đầy đủ trang thiết bị. Đối  
với tôm giai đoạn IV thì khi đánh bắt lên cho vào bể đẻ ngay trong trường hợp  
tàu không về bến kịp và thu trứng hoặc Nauplius, thường người ta thu Nauplius.  
- Với tàu không chuyên dụng: Thường nhốt tôm mꢀ vào các can nhựa 20 lít  
có khoét lỗ thả tôm mꢀ vào và có máy sục khí chạy bằng Pin  
Vận chuyển trên cạn:  
- Vận chuyển hở: Thường dùng can nhựa 20 lít hoặc thùng xốp và dùng  
máy sục khí bằng pin. Mật độ vận chuyển tuỳ thuộc vào quãng đường dài hay  
ngắn và phụ thuộc vào tôm đꢀp hay không. Nếu tôm đꢀp thường 2 - 3 con trên 1  
can nhựa hoặc thùng xốp, nếu tom không đꢀp thì 6 - 7 con. Phương pháp này đơn  
giản, di chuyển nhanh, gọn nhưng tôm mꢀ vận chuyển kiểu này không được đảm  
bảo, có thể thiếu ôxy nếu vận chuyển đường dài tôm dễ bị mệt dẫn đến khó đẻ.  
- Vận chuyển kín: Có loại túi đặc chủng bằng bạt chuyên để vận chuyển  
tôm mꢀ, mật độ thường 3 - 4 con/túi, túi được bơm đầy ôxy vào và được buộc kín  
lại. Phương pháp này đảm bảo sức khoẻ cho tôm nhưng kồng kềnh, di chuyển  
không linh động. Thường vận chuyển kín dùng để vận chuyển đường dài và  
thường gửi theo máy bay. Khi vậ chuyển người ta thường hạ nhiệt độ xuống còn  
khoảng 200C.  
Tiếp nhận tôm tại trại:  
Khi nhận tôm mới về ta phải cách ly chúng với đàn tôm cũ của trại, không  
được nhốt chung. Nhốt riêng tôm mới ra bể khác khoảng 2-3 ngày cho tôm hồi  
phục sức khoẻ rồi mới tắm qua formol 25 - 30pp trong 20 - 30 phút, thuốc tím 2 -  
3ppm trong 20 - 30 phút để hạn chế nấm, vi khuẩn... bám trên tôm.  
1.2. Nuôi vỗ và cho đẻ  
a) Xử lý nguồn tôm bố mẹ  
Nguồn tôm bố mꢀ sau khi được tuyển chọn đưa về trại có thể được tuyển  
chọn lại với sự hỗ trợ của trang thiết bị của các phòng thí nghiệm như kính hiển  
vi, máy phân tích PCR nhằm loại bỏ những con tôm mꢀ mang mầm bệnh.Tuy  
nhiên công việc này không phải dễ thực hiện với các trại giống quy mô vừa và  
nhỏ. Toàn bộ những con tôm mꢀ sau khi được tuyển chọn kỹ lưỡng, trước khi  
đưa vào bể nuôi được tắm bằng formaline nồng độ 50 ppm trong thời gian 1giờ  
nhằm loại bỏ trùng loa kèn (Zoothamnium, …) và vi khuẩn gây bệnh. Nên cô lập  
đàn tôm mꢀ mới đưa về với tôm mꢀ hiện đang nuôi trong trại để tránh lây bệnh  
giữa các đàn vì có thể mầm bệnh chỉ bộc phát sau một vài tuần.  
Để thuận lợi cho công tác kiểm tra, theo dõi đánh giá mức độ phát triển  
buồng trứng; công tác tuyển chọn tôm cho đẻ hàng ngày cũng như theo dõi sức  
sinh sản và loại thải những con tôm mꢀ có hiệu quả sinh sản kém người ta thường  
thực hiện việc đánh số tôm mꢀ. Số được ghi lên thẻ nhựa treo ở cuống mắt, cuống  
đuôi hoặc giáp đầu ngực.  
b) Kỹ thuật cắt cuống mắt  
Panouse (1943) là người đầu tiên trên thế giới phát hiện việc cắt cuống mắt  
tôm thúc đẩy sự phát triển tuyến sinh dục của chúng. Tuy nhiên phát triển kỹ  
thuật này như một biện pháp trong sản xuất tôm giống nhằm kích thích tôm mꢀ  
thành thục đẻ trứng trong điều kiện nuôi nhốt mới được bắt đầu trong những năm  
70 và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Cho đến nay người ta cho rằng sự phát  
triển quan trọng nhất trong sinh sản nhân tạo tôm nuôi thời gian vừa qua là biện  
pháp cắt một bên mắt để thúc đấy buồng trứng phát triển.  
Trong số 17 loài tôm he thuộc nhóm thelycum kín đã được nghiên cứu và  
ứng dụng trong sản xuất có khá nhiều loài tôm cái khó thành thục trong điều kiện  
nuôi nhốt và vì vậy việc cắt mắt đòi hỏi áp dụng nhằm đưa tôm mꢀ đến thành  
thục và đẻ trứng. So với tôm cái, tôm đực ở hầu hết các loài đều khá dễ dàng  
thành thục trong điều kiện nuôi nhốt nên việc cắt mắt gần như không cần thiết  
phải thực hiện đối với chúng.  
Bài 1.2. Danh sách một số loài tôm he thuộc nhóm dễ thành thục (1) và khó  
thành thục (2 ) trong điều kiện nuôi nhốt  
Nhóm 1  
Tên tiếng Việt  
Nhóm 2  
Tên tiếng Việt  
Tên khoa học  
P. indicus  
Tên khoa học  
P. aztecus  
Tôm thẻ Ấn Độ  
Tôm he Nhật Bản  
Tôm bạc, tôm thẻ  
-
-
-
-
-
P. japonicus  
P. merguiensis  
P. californensis  
P. duorarum  
P. kerathus  
P. notialis  
P. semisulcatus Tôm rằn  
P. monodon  
P. orientalis  
Tôm sú  
Tôm nương  
Cơ sở khoa học của việc cắt cuống mắt ( eyetalk ablation)  
Phức hệ cơ quan X - tuyến nút (X organ - Sinus gland) nằm ở cuống mắt  
trực tiếp điều khiển tổng hợp hormone ức chế sự phát triển tuyến sinh dục  
(Gonad Inhibiting Hormone - GIH) và hormone ức chế lột xác (Moulting  
Inhibiting Hormone - MIH ) ở cả tôm đực và cái. Cắt cuống mắt nhằm loại bỏ bớt  
phức hệ cơ quan X – tuyến sinus từ đó làm giảm tác nhân ức chế GIH. Kết quả  
quá trình cắt mắt là thúc đẩy nhanh sự chín muồi tuyến sinh dục, tăng số lượng  
trứng trong một chu kỳ lột xác bởi nó làm tăng tần suất đẻ trứng.Tuy nhiên việc  
cắt mắt có thể làm giảm MIH, đẩy nhanh tiến trình lột xác của tôm. Sau cắt mắt  
tôm có thể thành thục sinh dục hoặc lột xác tùy thuộc vào tôm đang ở vào thời  
điểm nào trong chu kỳ lột xác. Những vấn đề chi tiết hơn liên quan đến phức hệ  
cơ quan x – tuyến nút và cơ sở khoa học của kỹ thuật cắt mắt được trình bày ở  
phần đặc điểm sinh sản tôm he trong giáo trình này.  
Kỹ thuật cắt cuống mắt  
Cắt cuống mắt tôm là công việc khá đơn giản và người ta đã xác định được  
rằng cắt mắt phải hay mắt trái không quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát  
triển buồng trứng. Các phương pháp đã được áp dụng là:  
Hủy cầu mắt bằng cách dùng dao, vật nhọn hay dùng tay bóp mạnh để làm  
vỡ cầu mắt, đồng thời ép mạnh để đẩy toàn bộ chất dịch trong cầu mắt ra ngoài.  
Cắt trực tiếp phần cuống mắt bằng kéo, dao lam.  
Dùng dây thắt chặt cuống mắt, sau vài ngày phần cầu mắt sẽ teo nhỏ hoặc  
tự rụng.  
Dùng pall (dụng cụ y tế) hơ đỏ trên lửa đèn cồn và kꢀp cuống mắt. Phần  
cầu mắt sẽ tự rụng sau vài ngày.  
Việc cắt rời tức thời cuống mắt theo phương pháp 1 và 2 sẽ gây chảy máu  
nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm, tôm lâu hồi phục, chậm ăn mồi, tôm không  
khỏe dễ bị chết sau cắt mắt. Với phương pháp 3 và 4 không tạo thành vết thương  
hở nên tôm không bị mất máu, có thể ăn mồi ngay sau cắt mắt, nhanh hồi phục, tỉ  
lệ sống cao. Hiện hai phương pháp này đang được sử dụng khá phổ biến ở các  
trại sản xuất tôm giống của Việt Nam và trên thế giới. Phương pháp dùng dây  
thắt cuống mắt thao tác có phần phức tạp hơn nhưng an toàn hơn nên được sử  
dụng phổ biến hơn.  
Do bị mất một bên mắt nên sau khi cắt tôm thường bị đau và mất thăng  
bằng. Kinh nghiệm cho thấy với những con tôm mꢀ chân bò bị tổn thương cần  
phải xem xét, lựa chọn mắt để cắt, thông thường chọn mắt phía đối diện với chân  
bò bị gãy. Nếu tôm có mắt bị hư một phần nên cắt bỏ mắt hư. Nếu tôm có một  
mắt hư hoàn toàn có thể không cần cắt mắt hoặc cắt bỏ mắt đó. Đàn tôm mꢀ sau  
khi tuyển chọn và vận chuyển về trại, đặc biệt những con có kích thước lớn trên  
200 gam, cần phải để tôm mꢀ phục hồi sức khỏe hoàn toàn ít nhất 1 ngày mới tiến  
hành cắt cuống mắt.  
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy với tôm mꢀ có nguồn gốc ao đầm  
trước khi tiến hành cắt mắt để nuôi vỗ thành thục, tôm nên được trải qua công  
đoạn nuôi vỗ hậu bị trong các lồng trên biển, trong ao đất hoặc trong bể xi măng  
có nước lưu thông tốt, độ mặn tương đương nước biển trong thời gian tối thiểu 20  
30 ngày.  
c) Kỹ thuật cho tôm giao vĩ, cấy ghép túi tinh và thụ tinh nhân tạo ở tôm  
Kỹ thuật cho tôm giao vĩ  
Ngày nay, mặc dù được sự hỗ trợ bằng kỹ thuật ghép tinh để có thể sử dụng  
được những tôm mꢀ không giao vĩ, nhưng việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôm  
giao vĩ tự nhiên có lẻ vẫn tốt hơn. Hoạt động giao vĩ của tôm he đã được trình  
bày ở phần đặc điểm sinh học. Trong phần này chỉ tập trung vào một số yếu tố  
ảnh hưởng tới tỉ lệ giao vĩ trong điều kiện nuôi nhốt cần phải quan tâm để nâng  
cao tỉ lệ tôm giao vĩ sau lột xác.  
Chất lượng tôm đực: Tôm đực có nguồn gốc biển, khỏe mạnh, có túi tinh  
chín muồi màu trắng đục ở gốc đôi chân bò 5 thường cho tỉ lệ giao vĩ cao hơn so  
với tôm đực từ ao đầm. Tôm đực lưu giữ lâu trong điều kiện nuôi nhốt có thể  
giảm chất lượng do hội chứng suy thoái tuyến sinh dục đực ảnh hưởng tới tỉ lệ  
giao vĩ và tỉ lệ nở của trứng. Tôm đực nuôi khoảng 6 tuần trong bể sẽ không còn  
khả năng sinh tinh. Tuy nhiên, tôm đực mới bắt về đa phần chưa sẵn sàng cho sự  
giao vĩ, có thể tôm chưa quen với điều kiện bể nuôi. Tôm đực nên được chuẩn bị  
trước khi tôm cái lột xác tối thiểu 3 ngày và không giữ quá 4 tuần, tốt nhất trong  
thời gian 1-2 tuần.  
Không gian hoạt động cho sự giao vĩ: Không gian cho sự giao vĩ không  
bảo đảm do mức nước trong bể quá thấp hay diện tích bể nuôi hꢀp làm giảm tỉ lệ  
giao vĩ. Thực tế cho thấy tôm sú có thể giao vĩ trong bể với thể tich ½ m3. Tuy  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 93 trang baolam 04/05/2022 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sản xuất giống và nuôi giáp xác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_xuat_giong_va_nuoi_giap_xac.pdf