Một số giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương đại

ISSN: 1859-2171  
e-ISSN: 2615-9562  
TNU Journal of Science and Technology  
225(04): 132 - 139  
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM  
TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI  
Trần Thị Diệu Linh  
Trường Cao đẳng Kinh tế Tài Chính Thái Nguyên  
TÓM TẮT  
Nghiên cứu về sự chưa tương xứng giữa vai trò và vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương  
đại để tìm các giải pháp “kích cầu” sự tham gia quản lý, lãnh đạo của giới nữ trong mọi mặt của  
đời sống xã hội nhằm nâng tầm vị thế của phụ nữ Việt là đề tài còn ít được quan tâm, nghiên cứu.  
Với phương pháp phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, đánh giá thực tiễn vai trò và vị thế của  
phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản: Nhóm  
giải pháp về đường lối, chủ trương, chính sách; Nâng cao nhận thức của gia đình, xã hội, của cả hệ  
thống chính trị đối với công tác cán bộ nữ; Nâng cao phẩm chất, năng lực của bản thân phụ nữ.  
Các nhóm giải pháp này hướng tới mục đích nâng tầm vị thế phụ nữ Việt Nam tương xứng với vai  
trò, với những đóng góp của phụ nữ cho gia đình, quê hương, đất nước.  
Từ khóa: Vị thế xã hội; vai trò xã hội; vị thế và vai trò của phụ nữ; vị thế và vai trò của phụ nữ  
Việt Nam; giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ.  
Ngày nhận bài: 16/4/2020; Ngày hoàn thiện: 29/4/2020; Ngày đăng: 30/4/2020  
SOME SOLUTIONS TO ENHANCE VIETNAMESE WOMEN’S POSITION  
IN TODAY’S SOCIETY  
Tran Thi Dieu Linh  
Thai Nguyen College of Economics and Finance  
ABSTRACT  
Studying the inadequacy of the role and position of Vietnamese women in todays society to find  
solutions to " Raise demand" the management and leadership participation of women in all aspects of  
commune life Meeting to enhance the position of Vietnamese women is a topic of little interest and  
research. Using the method of theoretical development and situation analysis, practical assessment of  
the role and position of Vietnamese women in the current period, the author has proposed the  
following basic solutions: policies, guidelines and policies; Raising awareness of the family, society  
and the whole political system on female cadres work; Improve the quality and capacity of women  
themselves. These groups of solutions aim to elevate the status of Vietnamese women commensurate  
with their roles, with women's contributions to their families, homeland and country.  
Keywords: Social position; social role; the position and role of women; the role and position of  
Vietnamese women; solutions to enhance the position of Vietnamese women.  
Received: 16/4/2020; Revised: 29/4/2020; Published: 30/4/2020  
Email: tranthidieulinhbdmn@gmail.com  
132  
http://jst.tnu.edu.vn; Email: jst@tnu.edu.vn  
Trần Thị Diệu Linh  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN  
225(04): 132 - 139  
1. Đặt vấn đề  
nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo  
trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội để vị  
thế của phụ nữ Việt Nam xứng tầm với vai trò  
và những đóng góp lớn lao của họ.  
Từ xa xưa, trong lịch sử dân tộc Việt Nam,  
phụ nữ là lực lượng cơ bản, luôn giữ vị trí  
quan trọng. Với bản lĩnh phi thường, chí kiên  
cường, bất khuất, phụ nữ Việt Nam đã có  
những cống hiến to lớn, sẵn sàng cùng nam  
giới đứng lên giành độc lập cho Tổ quốc, tự  
do, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần xây  
dựng lên truyền thống vẻ vang của dân tộc.  
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non  
sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ  
cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt  
đẹp, rực rỡ[1, tr. 340].  
2. Nội dung nghiên cứu  
2.1. Khái niệm công cụ  
* Thuật ngữ vai trò xã hội  
Dưới góc độ xã hội học, vai trò xã hội xác  
định những gì cá nhân phải làm ở một không  
gian và thời gian nhất định theo những quy  
tắc và chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Ví dụ:  
Người phụ nữ có thiên chức là vợ, là mẹ trong  
gia đình, làm công việc tề gia nội trợ…  
Ở khu vực Á Đông, hiếm dân tộc nào phụ nữ lại  
có vai trò quan trọng trong xã hội như ở Việt  
Nam [2, tr. 28]. Nữ giới Việt Nam luôn thể hiện  
tinh thần làm chủ, ý thức cộng đồng, năng lực  
chủ động, tích cực khi “gánh vác” vai trò quan  
trọng trong lao động sản xuất và chăm lo đời  
sống gia đình, xứng đáng với tám chữ vàng  
“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà  
Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã trao tặng.  
Vai trò xã hội là một tập hợp các quyền, nghĩa  
vụ mà xã hội đặt ra, gán cho con người, được  
hình thành do những đòi hỏi của văn hóa, xã  
hội. Đồng thời khi thực hiện vai trò xã hội mỗi  
người cũng nhận được những quyền lợi xã hội  
tương ứng với việc thực hiện vai trò của mình.  
* Thuật ngữ vị thế xã hội  
Vị thế xã hội dùng để chỉ địa vị của một  
người trong cơ cấu tổ chức của xã hội, theo sự  
thẩm định và đánh giá của xã hội đó.  
Đảng, nhà nước ta luôn ghi nhận những đóng  
góp to lớn của phụ nữ Việt Nam và đã sớm  
dành cho công tác bình đẳng giới những ưu  
tiên nhất định để họ vươn lên, khẳng định vị  
thế của mình.  
Vị thế xã hội của một người là cái mà xã hội  
công nhận với người đó xét trong thang bậc  
xã hội. Vị thế xã hội của một người hay một  
nhóm người được bắt nguồn từ quan điểm của  
những người khác dựa trên một hệ thống giá  
trị cộng đồng.  
Trong xã hội hiện nay, vị thế của phụ nữ Việt  
Nam ngày càng được cải thiện, về cơ bản nữ  
giới đã được hưởng các cơ hội bình đẳng như  
nam giới. Vị thế của Phụ nữ Việt Nam được  
đánh giá thuộc nhóm có thứ hạng cao trong  
khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.  
Tuy nhiên, vị thế đó chưa xứng tầm với những  
đóng góp, cống hiến của họ cho sự phát triển  
của xã hội. Tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức danh chủ  
chốt trong các cơ quan nhà nước còn thấp, sự  
hiện diện trong những vị trí chủ chốt còn mờ  
nhạt. Cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc  
làm có thu nhập cao bị hạn chế so với nam  
giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như  
lao động nam, chênh lệch thu nhập…  
* Mối quan hệ giữa vai trò và vị thế  
Vai trò của cá nhân là tiền đề xác định vị thế  
cá nhân. Vai trò càng quan trọng thì vị thế  
càng cao. Việc thực hiện tốt hay không tốt vai  
trò xã hội đều ảnh hưởng đến vị thế xã hội.  
Nếu thực hiện tốt vai trò, vị thế xã hội sẽ  
thăng tiến. Đồng thời, vị thế xã hội là động  
lực thôi thúc các cá nhân thực hiện tốt vai trò  
của mình. Vị thế xã hội không tương xứng  
với vai trò xã hội sẽ tạo nên những bất công,  
thiệt thòi, kìm hãm động lực hoàn thành vai  
trò xã hội của cá nhân.  
Từ thực tế nêu trên, yêu cầu bức thiết đặt ra là  
cần có những giải pháp hữu ích góp phần  
Hiện nay, xét mối quan hệ giữa vai trò và vị  
thế của phụ nữ ở nước ta còn tồn tại sự chênh  
133  
http://jst.tnu.edu.vn; Email: jst@tnu.edu.vn  
Trần Thị Diệu Linh  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN  
225(04): 132 - 139  
lệch khá xa, cống hiến thì lớn mà quyền lực  
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp,  
đặc biệt là quá trình tham chính của phụ nữ  
còn mờ nhạt. Khoảng cách giữa vai trò, vị thế  
của phụ nữ chính là điểm bất công trong nhận  
thức và hành vi của xã hội khiến áp bức giới  
trở nên trầm trọng.  
gia đình. Họ đã cùng với nam giới chia sẻ  
trách nhiệm kinh tế, tổ chức tốt cuộc sống vật  
chất cho gia đình, “Dưới chủ nghĩa xã hội,  
chủ nghĩa cộng sản, người phụ nữ dũng cảm  
có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người  
đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy  
đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực như  
việc lái các con tàu vũ trụ Phương đông[5,  
tr. 121,122]. Đồng thời, người phụ nữ trở  
thành linh hồn cho những giá trị văn hóa,  
truyền thống, là tâm điểm tình cảm của cả gia  
đình, biến mỗi căn nhà trở thành tổ ấm, nơi  
sum vầy, chia sẻ yêu thương để mỗi thành  
viên phát huy tối đa năng lực, đạt được những  
kết quả tốt nhất trong lao động và học tập.  
Để rút ngắn khoảng cách giữa vai trò, vị thế của  
phụ nữ thì cần nâng cao quyền lực chính trị,  
kinh tế, văn hóa, xã hội của phụ nữ. Đây là bài  
toán khó, phức tạp, cần được giải quyết sớm,  
triệt để, với sự tham gia tích cực của Đảng, Nhà  
nước, cộng đồng xã hội và sự nỗ lực phấn đấu  
không ngừng của bản thân nữ giới.  
2.2. Vai trò và vị thế của phụ nữ Việt Nam  
Hòa cùng xu thế hội nhập và phát triển của đất  
nước, người phụ nữ Việt Nam không còn thu  
mình trong vỏ bọc gia đình, không bị dồn nén  
vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình  
mà họ vững vàng bước ra xã hội với bản lĩnh, trí  
tuệ và sự nỗ lực không ngừng của bản thân,  
đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy  
trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực.  
trong giai đoạn hiện nay  
Từ xưa đến nay, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử  
nào, phụ nữ Việt Nam luôn thực hiện tốt sứ  
mệnh, vai trò của mình. Với lý trí và sự quyết  
tâm học hỏi, rèn luyện để trở thành người có  
văn hóa, có tri thức, có kỹ năng sống, có sức  
khoẻ tốt, phụ nữ Việt Nam đã luôn biết cách  
cân bằng giữa trách nhiệm gia đình với việc  
tham gia các hoạt động xã hội. Trước yêu cầu  
ngày càng cao của xã hội hiện đại, phụ nữ  
Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng sáng tạo để  
thực hiện tốt chức năng “kép”- “Giỏi việc  
nước, đảm việc nhà”.  
Bàn tay, khối óc và trái tim của nữ giới Việt  
Nam đã tạo nên những chiến công tuyệt vời  
trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế,  
phụ nữ đã tạo ra khối lượng hàng hóa khổng  
lồ, 24% tổng số doanh nghiệp nhà nước do  
phụ nữ làm chủ [6]. Ở bất kỳ địa vị công tác  
nào, phụ nữ Việt Nam cũng thể hiện tinh thần  
trách nhiệm cao, trung thực, thẳng thắn,  
khiêm tốn, biết lắng nghe, dân chủ trong lãnh  
đạo, quản lý, có khả năng thuyết phục, tác  
phong sâu sát, liêm khiết, ít tham nhũng, độ  
tin cậy của xã hội cao [7, tr. 31].  
Thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ  
Việt Nam có ảnh hưởng to lớn đến hạnh phúc  
và sự ổn định của gia đình. Họ luôn là bạn  
đồng hành trên đường đời, là hậu phương  
vững chắc đem đến sự thành đạt của người  
chồng “Đằng sau sự thành đạt của người đàn  
ông là bóng dáng của người phụ nữ” [3].  
Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng,  
Nhà nước, sự đồng thuận của xã hội và sự nỗ  
lực của bản thân nữ giới đã tác động, nâng  
tầm vị thế của phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Việt  
Nam đã có tổ chức chính trị xã hội riêng là  
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.  
Người phụ nữ còn có vai trò đặc biệt trong việc  
thực hiện chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống  
và nuôi dạy con cái. Không chỉ chăm lo cái ăn,  
cái mặc cho con cái, mẹ còn là người thầy đầu  
tiên của con, giáo dục và theo dõi sự trưởng  
thành của con: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ,  
đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” [4, tr. 46].  
Số lượng phụ nữ Việt Nam tham gia trong tổ  
chức Đảng ngày càng gia tăng. Năm 2011,  
mới có 01/14 nữ ủy viên bộ chính trị, năm  
2013 là 02/14 nữ ủy viên bộ chính trị và hiện  
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ ngày càng  
khẳng định vai trò là “trụ cột” thứ hai trong  
134  
Trần Thị Diệu Linh  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN  
225(04): 132 - 139  
nay số ủy viên bộ chính trị là 03/19 nữ ủy  
viên bộ chính trị. Ở cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 -  
2020 có 7 nữ Bí thư, 14 nữ Phó Bí thư. Sự  
tham gia của phụ nữ trong tổ chức Đảng là  
một chỉ báo rất quan trọng về vị thế của phụ  
nữ trong nền chính trị hiện đại  
họ. Cơ hội tham gia chức vụ lãnh đạo của nữ  
giới vẫn còn thiếu bình đẳng. Trong quá trình  
tham gia lãnh đạo, quản lý, phụ nữ xuất hiện  
rất ít ở các vị trí cao nhất trong các thang bậc  
lãnh đạo. Đặc biệt, theo cơ cấu cứng, tỷ lệ  
nam, nữ trong công tác lãnh đạo đã tạo nên  
một “hội chứng” cấp phó đối với nữ giới.  
Công việc mà phụ nữ tham gia đảm nhiệm  
quản lý, lãnh đạo chủ yếu ở lĩnh vực văn hóa,  
xã hội, đoàn thể [6, tr. 32]. Còn trong các  
quyết định chính trị thường vắng bóng ảnh  
hưởng của phụ nữ. Phụ nữ tham gia làm các  
công việc mang tính thừa hành, tham mưu và  
giúp việc cho nam giới. Phụ nữ gặp nhiều trở  
ngại trong quá trình thăng tiến quyền lực  
chính trị, thiếu thời gian, thiếu đào tạo và  
thông tin, thiếu tự tin, thiếu tiền bạc, thiếu sự  
ủng hộ, thiếu động cơ tinh thần, thiếu mạng  
lưới và tinh thần đoàn kết giữa phụ nữ.  
Cùng sự phát triển của phụ nữ tham gia trong  
tổ chức Đảng, tỷ lệ cán bộ nữ trong hệ thống  
chính quyền cũng ngày càng gia tăng. Quán  
triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng: “Nâng  
cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh  
thần của phụ nữ; Thực hiện tốt bình đẳng giới,  
tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài  
năng” thì tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội luôn duy  
trì ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng  
n. Cụ thể: Từ 3% ở Quốc hội khóa I tăng lên  
24,4% ở khóa VIII (2011 - 2016) và tỷ lệ này  
là 26,72% ở khóa XIV (2016 - 2021). Ở cấp  
tỉnh, có 8 nữ Chủ tịch, 31 nữ Phó Chủ tịch Hội  
đồng nhân dân (HĐND), 18 nữ Phó Chủ tịch  
UBND cùng nhiều nữ cán bộ đảm nhiệm các  
vị trí trọng trách ở Trung ương và địa phương.  
Như vậy, theo thời gian, địa vị xã hội của  
người phụ nữ Việt Nam đã có sự thay đổi  
vượt trội. Tuy nhiên vẫn tồn tại sự chênh lệch  
khá lớn giữa vai trò và vị thế xã hội của phụ  
nữ Việt Nam. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng  
này gồm cả nguyên nhân khách quan và  
nguyên nhân chủ quan.  
Qua một số dữ liệu nêu trên, chúng ta có thể  
khẳng định, quyền tham gia chính trị của phụ  
nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đây  
là tiêu chí quan trọng thể hiện vị thế ngày  
càng lớn của phụ nữ Việt Nam. Vì quyền  
chính trị là cơ sở, nền tảng để đảm bảo thực  
hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Vị  
thế xã hội của phụ nữ được cải thiện là điều  
kiện tiến tới xóa bỏ khoảng cách giới. Tổ  
chức UNDP của Liên Hợp quốc tại Việt nam  
đã ghi nhận: “Việt Nam có thể tự hào về  
những thành quả của mình trên bước đường  
tiến tới sự bình đẳng về giới. Những thành  
quả này, một phần nhờ sự cam kết chính trị  
của Chính phủ Việt Nam, mở đầu bằng việc  
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò và tiềm  
năng của phụ nữ[8, tr.1].  
Nguyên nhân khách quan: Mặc dù Đảng, Nhà  
nước và chính quyền ở địa phương đã có  
nhiều kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của  
phụ nữ. Song các biện pháp tổ chức thực hiện  
nhiều khi còn chưa khoa học. Cơ chế, chính  
sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo,  
bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ chưa có tính  
chiến lược lâu dài, thiếu tính đột phá. Dự  
nguồn các chức danh lãnh đạo chưa thực sự  
được chú trọng, điều này dẫn tới thiếu hụt  
nguồn cán bộ nữ kế cận [9]. Định kiến giới  
cũng là một rào cản đối với sự phấn đấu của  
phụ nữ, có một bộ phận không nhỏ nhân dân  
chưa thực sự ủng hộ cho phụ nữ và cán bộ nữ.  
Chính yếu tố này cũng đã kìm hãm sự phát  
triển vị thế của phụ nữ.  
Nói tóm lại, phụ nữ Việt Nam đã tham gia  
hoạt động trong tất cả các cơ quan, ban  
ngành, đoàn thể của hệ thống chính trị Việt  
Nam nhưng tỷ lệ và chất lượng tham chính  
của phụ nữ chưa cao, còn nhiều hạn chế so  
với khả năng, trí tuệ và những đóng góp của  
Nguyên nhân chủ quan: Ý thức phấn đấu của  
người cán bộ nữ là một thước đo để tổ chức  
đánh giá, cất nhắc, bổ nhiệm, đề bạt vào các  
135  
http://jst.tnu.edu.vn; Email: jst@tnu.edu.vn  
Trần Thị Diệu Linh  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN  
225(04): 132 - 139  
vị trí lãnh đạo. Trước vai trò kép, tiêu chuẩn  
kép, nghĩa vụ kép thì ý trí tự phấn đấu của  
người phụ nữ có một ý nghĩa quan trọng, là  
điều kiện tiên quyết nâng cao vị thế cho phụ  
nữ. Nhận thức được điều đó, phụ nữ Việt  
Nam đã có ý thức tự rèn luyện, phấn đấu, có  
nhiều tiến bộ, nhưng ý chí phấn đấu đó chưa  
đồng đều, thường xuyên.  
và hợp lý “Mỗi nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý có  
trách nhiệm quy hoạch từ một đến hai cán bộ  
nữ kế cận chức danh mà mình đảm nhận. Quy  
hoạch cán bộ phải có thời gian từ 5 đến 10  
năm. Phạm vi quy hoạch gồm nhiều cấp, nhiều  
ngành. Quy trình quy hoạch phải dựa trên nhu  
cầu cán bộ cụ thể của từng thời kỳ, nội dung  
quy hoạch dựa trên các chức danh, số lượng  
từng chức danh. Tiêu chuẩn cần và đủ của mỗi  
chức danh[11, tr. 308, 309].  
Yêu cầu cấp bách đặt ra là Đảng, Nhà nước, xã  
hội và bản thân mỗi người phụ nữ cần phải có  
những giải pháp, hành động cụ thể để nâng cao  
vị thế của phụ nữ trong đời sống chính trị nói  
riêng và đời sống xã hội nói chung để tương  
xứng với trí tuệ, bản lĩnh và vai trò của phụ nữ.  
Trên cơ sở số lượng cán bộ được quy hoạch,  
xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ theo từng  
lĩnh vực, ngành nghề. Việc đặt các tiêu chuẩn  
để đào tạo cán bộ là hết sức quan trọng và cần  
thiết. Việc xác định tiêu chuẩn cán bộ một  
cách chính xác là cơ sở, tiền đề đào tạo, bồi  
dưỡng và đề bạt cán bộ đúng.  
2.3. Một số giải pháp nâng cao vị thế phụ nữ  
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay  
2.3.1. Nhóm giải pháp về chủ trương, đường  
lối, chính sách  
Quá trình quy hoạch cán bộ cần có cơ chế  
sàng lọc, thử thách, theo dõi thời gian công  
tác để có thứ tự sắp xếp đúng, phù hợp với sở  
trường của cán bộ. Đồng thời với quy trình  
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ thì  
cần chú trọng đến các giải pháp về bố trí, sử  
dụng và luân chuyển cán bộ. Ngày nay, muốn  
có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chất  
lượng cao, điều hành công việc có hiệu quả,  
thì việc đánh giá, lựa chọn, đề bạt cán bộ phải  
tránh tình trạng ưu tiên, chiếu cố hoặc đề bạt  
cho đủ cơ cấu.  
* Các chủ trương, chính sách về tạo nguồn  
nữ cán bộ  
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn  
dặn: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước,  
phụ nữ vô cùng đảm đang, đã góp rất nhiều  
trong chiến đấu và sản xuất. Đảng và chính  
phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng,  
cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều  
phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh  
đạo[10, tr. 617].  
Bác kính yêu giao cho Đảng, Chính phủ một  
trọng trách lớn lao là phải chú trọng công tác  
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán  
bộ. Việc tạo nguồn cán bộ là khâu quan trọng,  
ảnh hưởng lớn tới số lượng, chất lượng nữ  
cán bộ. Do đó, cần phải có tính chiến lược,  
khoa học, có bước đi phù hợp trong chủ  
trương, chính sách tạo nguồn cán bộ nữ.  
Đảng, nhà nước quan tâm, sắp xếp, bố trí  
công việc phù hợp, tạo môi trường thuận lợi  
để cán bộ nữ thể hiện hết năng lực, sở trường.  
Bố trí cán bộ phải xuất phát từ việc mà đặt  
người, chứ không từ người mà sắp xếp công  
việc. Căn cứ vào tiêu chuẩn đối với từng chức  
danh và kết quả đánh giá cán bộ để bổ nhiệm  
đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường. Kiên  
quyết không vì người mà xếp sẵn “ghế”,  
không để lặp lại tình trạng một số ít cán bộ  
“ngồi nhầm ghế”, gây hậu họa cho Đảng, Nhà  
nước và nhân dân  
Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý, lãnh đạo  
trong giai đoạn hiện nay chưa nhiều, chưa đáp  
ứng yêu cầu xã hội. Nguyên nhân chính là do  
nguồn cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt  
ra. Để tăng cường tỷ lệ và chất lượng cán bộ  
nữ đòi hỏi phải chú trọng công tác quy hoạch  
cán bộ nữ. Tác giả Nguyễn Đức Hạt đề ra một  
phương thức quy hoạch cán bộ khá là hiệu quả  
* Xây dựng mô hình lãnh đạo hài hòa giới  
Mô hình lãnh đạo hài hòa giới đòi hỏi trong  
thành phần lãnh đạo, quản lý phải có cả lãnh  
136  
Trần Thị Diệu Linh  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN  
225(04): 132 - 139  
đạo nam và lãnh đạo nữ. Mối tương quan tỷ lệ  
giữa cán bộ nam và cán bộ nữ trong ban lãnh  
đạo của đơn vị được xác định trên cơ sở các  
đặc điểm, tổ chức, hoạt động của từng cơ quan,  
đơn vị trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.  
nhận đúng đắn về vị trí, vai trò của phụ nữ  
trong tiến trình phát triển của xã hội, tôn trọng  
phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ vừa thực  
hiện quyền của mình, vừa đóng góp công sức  
xây dựng đất nước.  
Mô hình hài hòa giới không chỉ chú trọng đến  
tổ chức, cơ cấu của ban lãnh đạo cao nhất mà  
nó đòi hỏi phải bố trí, sắp xếp hợp lý các vị trí  
lãnh đạo, quản lý trong các bộ phận của cơ  
quan, đơn vị.  
Đặc biệt đối với vùng nông thôn, vùng sâu,  
vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số…là những  
nơi kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, tư  
tưởng phong kiến còn nặng nề, cần có nhiều  
chương trình, dự án lồng ghép với phát triển  
kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện để  
phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ, trên cơ sở  
này sẽ xóa bỏ được những tưởng phong kiến,  
lạc hậu ăn sâu trong tâm trí người dân, tạo  
điều kiện cho bình đẳng giới được thực hiện  
tốt hơn, hiệu quả hơn.  
Mô hình lãnh đạo giới không chỉ hướng đến  
mục tiêu bình đẳng giới mà còn hướng tới  
mục tiêu sâu xa hơn là xác lập một sự lãnh  
đạo, quản lý thật sự dân chủ và hiệu quả. Để  
thực hiện được mô hình này không chỉ là  
trách nhiệm của các cấp lãnh đaọ hệ thống  
chính trị mà quan trọng là ở sự quyết tâm,  
phấn đấu, rèn luyện, mức độ trưởng thành và  
khả năng tự khẳng định mình của cán bộ nam  
và cán bộ nữ. Sự đồng thuận của cấp ủy,  
chính quyền và sự tự phấn đấu của mỗi cán  
bộ nữ sẽ tạo ra một mô hình lãnh đạo hài hòa  
giới, đảm bảo cho sự bình đẳng giới được  
thực thi theo đúng ý nghĩa.  
Trong gia đình, mỗi người đàn ông cần có sự  
tôn trọng, cảm thông, chung tay chia sẻ công  
việc gia đình, cùng gánh vác những khó khăn  
với những người phụ nữ. Đồng thời cũng cần  
đổi mới trong quan niệm về sự “đảm đang”  
của người phụ nữ, không nên bó hẹp trong  
“khuôn khổ” của gia đình. Có như thế, người  
phụ nữ mới có thể làm tốt được cả hai trọng  
trách: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và có  
được cuộc sống thực sự vui vẻ, hạnh phúc.  
2.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức  
của gia đình, xã hội và của cả hệ thống chính  
trị đối với công tác cán bộ nữ  
Để phát huy sức mạnh của phụ nữ, cộng đồng  
cần có cái nhìn công bằng, nhân ái với họ,  
nếu không chúng ta sẽ đánh mất đi một nửa  
sức mạnh của nguồn nhân lực. Chỉ khi toàn  
xã hội có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về  
vai trò của phụ nữ mới có thể tạo nên sức  
mạnh về vật chất và tinh thần, nâng tầm vị thế  
cho nữ giới trong các lĩnh vực của đời sống  
xã hội.  
Để nâng cao trình độ nhận thức về giới và  
bình đẳng giới cần tiến hành các hình thức  
tuyên truyền, giáo dục. Nội dung, phương  
thức tuyên truyền phải để mọi người nhận  
thấy rằng, vị thế thấp kém của phụ nữ so với  
nam giới không phải là “điều kiện tự nhiên”  
mà là kết quả của sự phân biệt đối xử với phụ  
nữ theo một hệ thống.  
Bản thân mỗi người dân nên có trách nhiệm  
với sự bình đẳng giới nói chung, sự tiến bộ  
của phụ nữ nói riêng. Chúng ta nên giành cho  
phụ nữ một sự tin tưởng để họ có thể cống  
hiến cho sự phát triển chung của đất  
nước.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,  
nâng cao nhận thức về bình đẳng giới sẽ tạo  
điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham chính nói  
chung và tham gia quản lý lãnh đạo nói riêng.  
Một số hình thức tuyên truyền giáo dục có thể  
thực hiện thường xuyên, liên tục như: Đưa  
nội dung giới vào các chương trình giảng dạy  
ở các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, các  
chương trình ở các trường đại học, các học  
viện…Đồng thời, kết hợp đẩy mạnh công tác  
tuyên truyền qua các phương tiện thông tin  
đại chúng về bình đẳng giới, về vị trí, vai trò  
của phụ nữ, cán bộ nữ để toàn xã hội có nhìn  
137  
http://jst.tnu.edu.vn; Email: jst@tnu.edu.vn  
Trần Thị Diệu Linh  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN  
225(04): 132 - 139  
2.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao phẩm chất,  
năng lực của bản thân phụ nữ trong mọi lĩnh  
vực của đời sống xã hội  
mình là điều kiện để phát huy năng lực, nâng  
cao vthế.  
Thhai, trau dồi trình độ chuyên môn,  
nghip vụ và năng lực cá nhân.  
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã căn  
dặn, giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ là  
cuộc cách mạng lâu dài, to lớn, khó nhất. Phụ  
nữ muốn giành quyền bình đẳng không phải  
bảo Đảng, chính phủ hay nam giới giải quyết  
mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy.  
Trình độ chuyên môn, nghip vlà nhân tố  
cấu thành năng lực của người cán blãnh  
đạo. Để có được vthế xã hội đòi hỏi ncán  
bkhông ngừng nâng cao trình độ chuyên  
môn, nghip v, không ngng hc tp lý  
lun quản lý nhà nước để có kiến thc và  
kinh nghim trong quản lý, lãnh đạo mi mt  
của đời sng xã hi.  
Như vậy, sự tự khẳng định bản thân của mỗi  
phụ nữ là tất yếu khách quan, là chìa khóa của  
thành công để phụ nữ nâng tầm vị thế của  
mình. Khi người phụ nữ hiểu được khả năng,  
giá trị của bản thân mình, họ sẽ có lòng tự  
tôn, tự tin, phấn đấu vươn lên trong cuộc  
sống, họ sẽ xóa bỏ được các tập quán lạc hậu,  
áp bức coi thường, trói buộc bản thân phụ nữ.  
Đối với người phụ nữ để nâng cao vị thế của  
mình trong mọi mặt của đời sống kinh tế,  
chính trị, văn hóa, xã hội đòi hỏi mỗi người  
phụ nữ cần phải tự phấn đấu và rèn luyện với  
một số yêu cầu chuẩn mực sau:  
“Người phncần vượt qua ni tự ti, vươn  
lên tphấn đấu, thay đổi, hc hi phnữ ở  
những nước tiến bộ để đấu tranh gii phóng  
bản thân mình” [12, tr. 201]. Ngưi phnữ  
cn rèn luyện năng lực tchức, lãnh đạo, chỉ  
đạo, bao gm: Trí tuệ thông minh, năng lực  
dbáo, khả năng định hướng, snhy cm  
vtchc, sthấu đáo và năng lực điều  
khin, sam hiu về con người, thi cuc;  
tính ci m, óc sáng sut, tháo vát, khôi hài,  
dí dm, tính kiên ngh, khả năng chan hoà  
vi mọi người, thu hút nhân tâm; quy t,  
đoàn kết qun chúng.  
Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, tư tưởng  
Phncn có lập trường tư tưởng vng vàng,  
phi kiên trì thc hin cho bằng được nhng  
nghquyết của Đảng, chính sách ca Nhà n-  
ước, đấu tranh, phê phán và vch trn nhng  
tư tưởng, hành vi lch lc, chống đối và  
xuyên tc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng  
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng.  
Đồng thi vi nâng cao kiến thc chuyên  
môn, nghip v, phncn tạo được uy tín  
bi là uy tín chính là điều kin bảo đảm hiu  
qucông tác của người lãnh đạo. Để có thể  
xây dng, cng cvà nâng cao uy tín, phnữ  
cn thc hin tt mt snhim vsau: Phi  
thường xuyên tự giác tu dưỡng rèn luyn, bi  
dưỡng phm chất và năng lực cn thiết, có  
thái độ nghiêm khc vi bản thân, đề cao tính  
tch, tkim chế, tự điều chỉnh, đặc bit là  
luôn đề cao tphê bình và phê bình. Chtch  
Hồ Chí minh đã chỉ rõ, để được ct nhc, giao  
nhim v, bn thân phnphải “Gắng hc  
tp chính tr, hc tập văn hóa, kỹ thut. Nâng  
cao tinh thần yêu nước và giác ngxã hi chủ  
nghĩa; Hăng hái thi đua thực hiện “cần kim  
xây dng tquc, cn kim xây dng gia  
đình” [5, tr. 511].  
Tu dưỡng tt nhng phm chất đạo đức cơ  
bản như: Cần, kim, liêm, chính, chí công vô  
tư, không tham nhũng, không lạm dng chc  
v, quyn hạn để mưu cầu li riêng; Dám  
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhim; Biết  
phát huy trí tuệ, tài năng và mọi ngun ca  
ci, công sc, trí tucủa nhân dân để to nên  
sc mnh; Biết tôn trng li ích và quyn lc  
ca nhân dân.  
Cán bncần phát huy điểm mnh ca mình  
là khả năng tuyên truyền, thuyết phc vì trong  
giao tiếp họ thường rt tình cm, hòa nhã,  
mm mng nên dthu phục lòng người. Cán  
bncn phát huy những ưu trội ca gii  
Trong xu thế hi nhp và phát trin hin nay,  
phnVit Nam có nhiều cơ hội và cũng gặp  
138  
Trần Thị Diệu Linh  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN  
225(04): 132 - 139  
[2]. T. C. Hoang, Factors affecting the  
development of female managers at  
univerities from gender equality perspective”  
(InVietnamese), TNU - Journal of Science  
and Technology, vol.163, no. 03/1, 2017.  
[3]. T. T. P. Nguyen, “The role of women’s in  
modern society,October 22, 2016. [Online].  
nhiu thách thức để có thkhẳng định và phát  
huy vthế của mình. Do đó, bản thân phnữ  
trước hết phi ý thức được đầy đủ vai trò về  
gii ca mình mi có thnm bắt được nhng  
cơ hội, cùng vi xã hội, hướng ti cách ng  
xử bình đẳng gii.  
Trên đây là ba nhóm giải pháp cơ bản để xóa  
bỏ sự chệnh lệch giữa vai trò và vị thế trong  
xã hội của phụ nữ Việt Nam. Các nhóm giải  
pháp này cần được kết hợp chặt chẽ và thực  
hiện đồng bộ. Vì nhóm giải pháp về chủ  
trương, chính sách và nhóm giải pháp nâng  
cao nhận thức của gia đình, xã hội và của cả  
hệ thống chính trị đối với công tác cán bộ nữ  
là cơ sở, tiền đề, còn năng lực của phụ nữ là  
điều kiện tiên quyết để phụ nữ Việt Nam  
vươn lên khẳng định vị thế của giới.  
dại.html. [Accessed March 06, 2020].  
[4]. Ministry of Education and training, Stork,  
Literature 9, volume 2. Vietnam Education  
Publishing House limited Company, 2011  
[5]. Ho Chi Minh Complete volume (In  
Vietnamese), volume 14. National Political  
Publishing House, Hanoi, 2011.  
[6]. M. P, Announcing the Evaluation Report of  
Women-owned Enterprises,December 12,  
vn/kinh-te/cong-bo-bao-cao-danh-gia-cua-cac  
-doanh-nghiep-do-phu-nu-lam-chu-545220.  
html. [Accessed March 01, 2020].  
3. Kết lun  
[7] T. D. L. Tran, Women participate in leadership  
and management in the political system in  
Thai Nguyen province, master thesis,  
University of socical Sciences and  
Humanities, Ha noi, 2014.  
[8]. T. Le, Vietnamese women enter the XXI  
century (In Vietnamese),Communist review,  
volume 20, p. 1, 2000.  
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước,  
công tác phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu  
quan trọng. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa vai  
trò và vị thế xã hội của phụ nữ Việt Nam còn  
khá lớn. Từ thực trạng nêu trên, tác giả đã  
mạnh dạn đề xuất ba nhóm giải pháp: Nhóm  
giải pháp về chủ trương, đường lối, chính sách;  
Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của gia  
đình, xã hội và của cả hệ thống chính trị đối  
với công tác cán bộ nữ; Nhóm giải pháp nâng  
cao phẩm chất, năng lực của bản thân phụ nữ  
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.  
[9]. T. D. L. Tran, Solutions to improve the role and  
position of women in Thai Nguyen”  
(InVietnamese), April 12, 2017. [Online].  
Available:  
/web/guest/chi-tiet-tim-kiem/-/2018/44388/ giai-  
phap-nang-cao-vai-tro -vi-the-cua-phu-nu-o-  
thai-nguyen.aspx. [Accessed March 02, 2020].  
[10]. Ho Chi Minh Complete volume  
(InVietnamese), volume 15. National Political  
Publishing House, Hanoi, 2011.  
[11]. D. H. Nguyen, Improve the leadership  
capacity of female cadres in the political  
system, National Political Publishing House,  
Hanoi, 2004.  
[12]. T. T. H. Nguyen, The viewpoint of Ho Chi  
Minh about wowen’s role in Viet Nam’s  
revolution(InVietnamese), TNU - Journal of  
Science and Technology, vol. 196, no. 03, 2019.  
Với những nhóm giải pháp này, tác giả hy  
vọng sẽ có những đóng góp vào quá trình  
nâng tầm vị thế của phụ nữ Việt Nam để xứng  
với những công hiến mà họ đã đóng góp cho  
gia đình, quê hương và đất nước.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES  
[1]. Ho Chi Minh Complete volume (In  
Vietnamese), volume 7. National Political  
Publishing House, Hanoi, 2011.  
139  
http://jst.tnu.edu.vn; Email: jst@tnu.edu.vn  
pdf 8 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_vi_the_cua_phu_nu_viet_nam_trong_x.pdf