Một số lý thuyết về tiếp thị kĩ thuật số (Digital Marketing) đến sự tiêu dùng của giới trẻ

Working Paper 2022.1.2.01  
- Vol 1, No 2  
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP THỊ KĨ THUẬT SỐ  
(DIGITAL MARKETING) ĐẾN SỰ TIÊU DÙNG CỦA GIỚI TRẺ  
Lê Mai Na1, Nguyễn Quỳnh Như, Nguyễn Quang Minh,  
Nguyễn Lê Ngọc Khánh, Nguyễn Đoàn Cao Nguyên  
Sinh viên K59CLC4 - Kinh tế đối ngoại  
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam  
Nguyễn Trần Sỹ  
Giảng viên Bộ môn Kinh tế - Luật  
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam  
Tóm tắt  
Nghiên cứu nhằm cung cấp một số lý thuyết về tiếp thị kĩ thuật số (Digital Marketing) đến sự  
tiêu dùng của giới trẻ. Trong bài viết này, các lý thuyết về tiếp thị kĩ thuật số đến sự tiêu dùng  
của giới trẻ được đề cập chi tiết nhằm cung cấp lượng kiến thức quan trong ảnh hưởng đến sự  
tiêu dùng cá nhân và chiến lược marketing của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa,  
hiện đại hóa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời đại công nghệ 4.0. tiếp thị kỹ thuật số đã  
trở thành phương pháp tiếp cận khách hàng tất yếu và hiệu quả của doanh nghiệp, nó phát huy  
tốt vai trò của mình ngay cả trong đợt đại dịch Covid-19 qua việc các doanh nghiệp áp dụng rộng  
rãi hình thức thương mại điện tử.  
Từ khóa: sự tiêu dùng của giới trẻ, tiếp thị kĩ thuật số, phương pháp tiếp cận khách hàng, thương  
mại điện tử.  
THEORIES ABOUT DIGITAL MARKETING TO YOUNG INDIVIDUALS’  
CONSUMERISM  
Abstract  
This study aims to provide several theories on digital marketing to the consumption of young  
people. In this article, the theories of digital marketing to youth consumption are detailed to  
provide important knowledge that affects individual consumption and corporate marketing  
strategies in the era of industrialization and modernization. Research results show that in the 4.0  
technology era, digital marketing has become an indispensable and effective approaching-  
customers method for every business, it plays its crucial role even during the Covid-19 pandemic  
through the wide application of the form of e-commerce.  
1 Tác giả liên hệ, Email: lemaina2011155338@ftu.edu.vn  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 1  
 
Keywords: the consumption of young people, digital marketing, approaching-customers method,  
e-commerce.  
1. Đặt vấn đề:  
Vào tháng 1 năm 2020, có khoảng 68,17 triệu người Việt Nam (chiếm khoảng 70% tổng  
dân số) đang sử dụng Internet, trong số đó, hơn 95% là những ngườithường xuyên sử dụng  
mạng xã hội (theo số liệu thống kê của We Are Social). Đặc biệt, khoảng 40 triệu người Việt  
nam (khoảng 1/3 dẫn số) lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến, ước tính chi tiêu cho hình  
thức này là 208 USD/năm. Điều này góp phần nâng tổng giá trị thương mại điện tử ở Việt Nam  
lên đến 8 tỷ USD. Do đó, để bắt kịp thời đại công nghệ 4.0, việc các doanh nghiệp áp dụng  
hình thức thương mại điện tử là một điều kiện tất yếu. Hệ quả của thương mại điện tử chính là  
tiếp thị kỹ thuật số đã trở nên phổ biến và là phương pháp tiếp cận khách hàng của mọi doanh  
nghiệp nhanh và thuận lợi nhất, nó phát huy tốt vai trò của mình ngay cả trong đợt đại dịch  
Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tính đến nay, 90% doanh nghiệp tại Việt Nam đã đầu tư  
vào tiếp thị trực tuyến, trong đó, họ dành trung bình 60% chi phí truyền thông cho nền tảng di  
động, hoặc có thể lên đến 80% nếu khách hàng tiềm năng là những người thường xuyên sử  
dụng thiết bị di động (theo Thanh Ngân từ Tạp chí Tài chính). Cũng vào tháng 5/2020, nhiều  
chuyên gia ước tính 1 tỷ USD là con số mà Việt Nam có thể chi cho quảng cáo trực tuyến vào  
năm 2020 (datareportal.com). Tuy tổng giá trị đầu tư cho mảng tiếp thị kỹ thuật số là khá cao  
nhưng tỷ lệ khách hàng tham gia mua hàng qua mạng tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các  
nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc nắm được lý thuyết và nhận biết các yếu tố từ  
tiếp thị kĩ thuật số ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng trực tuyến là vô cùng cần  
thiết để các doanh nghiệp nắm bắt thị trường một cách hiệu quả nhất.  
Về phía khách hàng, giới trẻ, đặc biệt là Gen Z, việc sử dụng các thiết bị công nghệ đã rất  
phổ biến và họ cũng đã quen với cách tiếp thị này và dần chuyển sang sử dụng hình thức mua  
hàng trực tuyến, đặc biệt trong thời gian giãn cách vì COVID 19. Tuy nhiên, bộ phận giới trẻ còn  
thiếu kiến thức về hình thức tiếp thị kĩ thuật số, dẫn đến những hệ quả tiêu cực ảnh hưởng đến  
tinh thần và tài chính của bộ phận này. Chính vì thế, việc thu hẹp phạm vi nghiên cứu thành  
người tiêu dùng trẻ là cần thiết để giới trẻ có cái nhìn rõ hơn về tiếp thị kĩ thuật số dựa trên lý  
thuyết mà bài viết này cung cấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có những hướng đi phù hợp trong  
việc tiếp thị trực tuyến sao cho tăng cao được quyết định mua hàng của đối tượng này, đặc biệt  
với các doanh nghiệp xác định đây là đối tượng khách hàng tiềm năng.  
2. Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu:  
2.1. Tổng quan về Digital Marketing:  
2.1.1. Khái niệm Marketing:  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 2  
Bảng 1. Các định nghĩa Marketing  
Tác giả  
Nội dung định nghĩa  
J.C. Woer Ner (Đức)  
“Marketing là một hệ thống các phương pháp sử dụng đồng bộ  
tất cả các sức mạnh của một đơn vị tổ chức nhằm đạt được các mục  
tiêu đã dự định”  
John H. Crighton  
A. Doxer  
“Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay  
luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí”  
“Marketing bao gồm sự phân tích thường xuyên nhu cầu, xác  
định những biện pháp hay phương pháp thỏa mãn các nhu cầu một  
cách tối ưu”  
Philip Kotler  
“Marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra  
những khả năng câu khách của một công ty cũng như những chính  
sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của  
nhóm khách hàng mục tiêu”  
Hiệp hội Marketing Mỹ  
"Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập  
hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến  
các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những  
cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên  
trong hội đồng cổ đông”  
G.I. Dragon  
“Marketing là một “Rada” theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các xí  
nghiệp và như một “máy chỉnh lưu” để kịp thời ứng phó với mọi  
biến động sinh ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường”  
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp  
Trong các định nghĩa trên, ba định nghĩa đầu tiên phù hợp với Marketing truyền thống, và  
các định nghĩa còn lại thể hiện bản chất và nội dung của Marketing hiện đại.  
Kotler định hướng marketing dựa trên nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Với ông,  
để đánh giá sự hiệu quả của marketing không phải là làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm  
hơn, mà là làm sao để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tạo nên một mối quan hệ mà không  
dễ dàng thay đổi được. Theo Kotler, mối quan hệ với khách hàng được coi là yếu tố chính quyết  
định sự thành công của công ty và giá trị khách hàng phải được đặt hàng đầu.  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 3  
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing là nhân tố đóng vai trò quan trọng  
trong quá trình trao đổi. Bằng nhiều phương thức khác nhau, định nghĩa này đã được bàn chi tiết  
cùng với bản chất cơ bản của marketing. Đầu tiên, những thứ được trao đổi không chỉ giới hạn  
trong các sản phẩm hữu hình (hàng hóa) mà còn là những ý tưởng, những dịch vụ được cung cấp.  
Khách hàng không chỉ là những cá nhân mà còn là các tổ chức, tập thể. Theo AMA, sự trao đổi  
là quan trọng nhất. Sự đa dạng trong trao đổi hàng hóa thúc đẩy số lượng sản phẩm được tiêu thụ  
bởi khách hàng. Hơn nữa, sự trao đổi được mở rộng và phát triển thì chiến lược marketing sản  
phẩm ngày càng thành công và tiếp cận được số lượng lớn khách hàng.  
Đây chỉ là một vài trong nhiều định nghĩa và khái niệm về Marketing. Tuy được diễn đạt  
khác nhau, các định nghĩa trên đều có điểm chung là đều xuất phát từ nhu cầu thị trường và  
người tiêu dùng. Chung quy lại, marketing là các phương tiện mà qua đó các doanh nghiệp có  
thể giao tiếp, kết nối và thu hút khách hàng mục tiêu để truyền tải giá trị của sản phẩm và dịch vụ  
với mục là bán những mặt hàng đó và thu về lợi nhuận.  
2.1.2. Khái niệm Digital Marketing (DM):  
Với sự phát triển của công nghệ nói chung và Internet, các trang mạng xã hội nói riêng, các  
loại hình marketing ngày càng trở nên đa dạng. Thay vì chỉ giới hạn trong những hình thức  
marketing truyền thống như báo chí, truyền hình, tiếp thị trực tiếp, ngày nay marketing còn được  
thực hiện trên nền tảng số. Phương thức truyền thông mới này có thuật ngữ là Digital Marketing,  
hay còn được gọi là Tiếp thị số, Marketing điện tử, Marketing trực tuyến, Marketing số.  
Giống như Marketing, Digital Marketing có nhiều định nghĩa khác nhau:  
Bảng 2. Các định nghĩa Digital Marketing  
Tác giả  
Nội dung định nghĩa  
Marko Merisavo (2006)  
“Digital Marketing có thể được ví như một sự giao tiếp và tương  
tác giữa một công ty hoặc thương hiệu với khách hàng của họ bằng  
các kênh kỹ thuật số (ví dụ như Internet, email, điện thoại di động  
hoặc TV kỹ thuật số) và bằng công nghệ thông tin.”  
Urban (2004)  
“Digital Marketing sử dụng Internet và công nghệ thông tin để  
mở rộng và cải thiện các chức năng tiếp thị truyền thống.”  
Coviello,  
Marcolin (2001)  
Milley  
&
“Digital Marketing sử dụng Internet và các công nghệ tương tác  
khác để kiến tạo và phát triển đối thoại giữa công ty và các đối tượng  
khách hàng xác định.”  
Jared Reitzin, CEO –  
điện thoại Storm Inc.  
“Digital Marketing là việc thực thi các làm việc quảng bá sản  
phẩm và dịch vụ bằng cách dùng các kênh phân phối online định  
hướng theo cơ sở data nhằm mục đích tiếp cận khách hàng đúng lúc,  
đúng muốn, đúng đối tượng với mức chi phí hợp lý”  
Dave Chaffey, Insights  
“Digital Marketing là việc quản lý và làm những việc marketing  
Director (ClickThrough bằng cách dùng các phương tiện quảng bá điện tử như web, email,  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 4  
Tác giả  
Marketing).  
Nội dung định nghĩa  
iTV hay các phương tiện không dây phối hợp với data số khác về đặc  
điểm và hành vi của khách hàng.”  
Philip Kotler  
“Digital Marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá,  
phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp  
ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên phương tiện điện tử và  
Internet”  
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp  
Điểm chung của các khái niệm trên là đều nêu ra được định nghĩa về nền tảng cơ bản của  
Digital Marketing và sự tác động của nó đến quan hệ cung và cầu giữa các công ty, thị trường và  
khách hàng. Tuy nhiên, 3 khái niệm sau có phần đầy đủ hơn, nêu ra được cách mà Digital  
Marketing tác động trực tiếp đến hành vi mua và bán của người tiêu dùng.  
Như vậy, Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là việc sử dụng Internet, mạng xã hội, thiết  
bị điện tử, và các kênh khác để tiếp cận người tiêu dùng mục tiêu. Tiếp thị kỹ thuật số được coi  
là một nỗ lực hoàn toàn mới đòi hỏi một phương thức tiếp cận khách hàng mới và tư duy mới về  
cách khách hàng đưa ra quyết định mua sắm so với tiếp thị truyền thống.  
Về cơ bản, Digital Marketing chính là phương thức truyền thông được thực hiện trên các  
công cụ kỹ thuật số qua các kênh như: Internet, mạng xã hội, thư điện tử…  
2.1.3. Sự khác nhau giữa hình thức Marketing truyền thống và Digital Marketing:  
Về bản chất truyền thông, Digital Marketing vẫn là một quá trình trao đổi thông tin và hoạt  
động kinh tế, bắt đầu từ việc xác định nhu cầu, lên ý tưởng, lập kế hoạch marketing đối với sản  
phẩm, dịch vụ, ý tưởng đến việc kiểm tra và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên,  
các marketer (người làm truyền thông) có thể giao tiếp liên tục, hai chiều và cá nhân hóa bằng  
những sản phẩm công nghệ hiện đại, điều mà hoạt động marketing truyền thống không thể thực  
hiện. Vậy, những điểm khác nhau trong việc thực hiện marketing truyền thống và digital  
marketing được bài biết chỉ ra như sau:  
Bảng 3. Sự khác nhau giữa hình thức Marketing truyền thống và Digital Marketing  
STT  
Digital Marketing  
Marketing truyền thống  
Tương tác 2 chiều giữa khách hàng và Tương tác 1 chiều.  
doanh nghiệp.  
1
2
3
4
Các giá trị về sản phẩm và tinh thần được Các thông điệp quảng cáo được đơn  
cung cấp cho khách hàng.  
Doanh nghiệp cung cấp thông tin mang tính Thông tin cung cấp không mang tính giải  
hữu ích, giải trí trí và hữu ích cao.  
Lựa chọn đối tuợng quảng cáo tiềm năng Lựa chọn đối tượng quảng cáo tiềm năng  
thuần đưa ra.  
cao.  
không cao.  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 5  
STT  
Digital Marketing  
Marketing truyền thống  
Dễ kiểm soát và thay đổi chiến lược Khó thay đổi khi đã tiến hành.  
marketing.  
5
6
Người tiêu dùng có thể lựa chọn thời gian Thời gian và kênh phát cố định.  
và kênh tiếp cận.  
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp  
2.1.4. Vai trò của digital marketing:  
Đầu tiên, Digital Marketing giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, thúc đẩy trao đổi hàng  
hóa nhắm thu lợi nhuận, tồn tại và phát triển. Hơn nữa, vai trò thu hút khách hàng qua hoạt động  
xúc tiến như quảng cáo, hội chợ triển lãm, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng  
cũng là nhiệm vụ của tiếp thị kĩ thuật số. Hoạt động xúc tiến trong Marketing sẽ giúp cho các  
doanh nghiệp: có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại trong và ngoài nước; đón đầu  
nguồn thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh; chiếm lĩnh thị trường; duy trì cầu  
nối giữa khách hàng và doanh nghiệp; đạt được hoặc vượt xa mục tiêu doanh thu đặt ra.  
Như vậy, Digital Marketing đang thực sự ảnh hưởng tích cực trong mọi hoạt động của  
doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao vị thế của mình đến với khách hàng. Điển  
hình như:  
-
Rút ngắn khoảng cách: Internet giúp mọi người dễ dàng giao tiếp và trao đổi trên nền  
tảng riêng bất kể mọi khoảng cách địa lí;  
-
Giảm thiểu thời gian và chi phí: Marketer có thể 24/7 truy cập, trích xuất thông tin và  
giao dịch với khách hàng mà không bị gián đoạn. Khách hàng sẽ không phải tốn công sức và chi  
phí di chuyển để xem sản phẩm, nhưng vẫn có những thông tin đầy đủ và chân thực về sản phẩm  
đó.  
-
Tiếp thị toàn cầu: Internet là phương thức hiệu quả và thuận tiện nhất cho doanh nghiệp  
tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới – việc mà hình thức Marketing truyền thống hầu như  
thể làm được.  
-
Tiếp thị đa kênh: Phương pháp tiếp cận khách hàng được đa dạng hóa cùng lúc qua nhiều  
kênh như: Tiếp thị qua di động, tin nhắn điện tử, mạng xã hội, website…  
Như vậy, những lợi ích của tiếp thị kĩ thuật số đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng  
của hình thức này trong việc truyền thông và tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Qua đó,  
công ty thúc đẩy hơn nữa chiến dịch quảng bá trên nền tảng online cho sản phẩm nhằm nâng cao  
hiệu quả và quy mô của các công ty, thương hiệu.  
2.1.5. Các hình thức Digital Marketing:  
- Marketing qua mạng xã hội:  
Việc thực hiện tiếp thị qua các kênh mạng xã hội (social media) đang dần trở thành hình  
thức được sử dụng phổ biến và phát triển trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay. Bởi thông qua  
các kênh này với số lượng lớn và đa dạng đối tượng khách hàng, họ sẵn sàng chia sẻ, trao đổi,  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 6  
tương tác về hình ảnh, nội dung, video. Youtube, facebook, instagram, twitter, gmail… là những  
nền tảng truyền thông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.  
- Marketing qua thiết bị di động:  
Tiếp thị di động (Mobile Marketing) là những hoạt động quảng cáo thông qua thiết bị di  
động như điện thoại máy, máy tính bảng, laptop, nhằm quảng bá, tăng độ nhận diện sản phẩm và  
dịch vụ. Hình thức marketing này được nghiên cứu để doanh nghiệp nắm bắt được bản chất  
người dùng di động, lên ý tưởng và thiết kế theo nhu cầu di động của người tiêu dùng.  
- Quảng cáo hiển thị:  
Quảng cáo hiển thị là quảng cáo trực tuyến bằng cách truyền tải các thông điệp từ nhà quảng  
cáo đến khách hàng bằng các phương thức như slogan, ảnh động/tĩnh, video, đoạn film ngắn trên  
các website, phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media), ứng dụng, … nhằm tiếp cận  
khách hàng tiềm năng.  
Quảng cáo hiển thị xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng cách tác  
động bất kể khi nào họ đang sử dụng mạng Internet. Độ nhận diện thương hiệu cao, thúc đẩy  
doanh số bán hàng. Một số loại hình của quảng cáo hiển thị:  
Website/ blog…: Trang thông tin đăng tải về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu để khách  
hàng tham khảo;  
Web analytics: Sử dụng công cụ phân tích web, xu hướng và hành vi khách hàng;  
Content: Xây dựng nội dung marketing thu hút, nắm bắt xu hướng;  
SEO (Search Engine Optimization): Nghiên cứu và áp dụng các từ khóa nổi bật trên các  
công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa các website của doanh nghiệp;  
SEM (Search Engine Marketing): Thực hiện Marketing trên các công cụ tìm kiếm như  
Google, Chrome, Cốc Cốc…;  
Email marketing: Tiếp thị tới khách hàng qua email giới thiệu sản phẩm, dịch vụ;  
Online PR: Quan hệ công chúng, thông qua các influencer, KOLs tiếp thị tới khách hàng  
tiềm năng;  
Quảng cáo banner online: Mua banner quảng cáo ở các vị trí dễ nhìn trên các trang báo  
uy tín, các diễn đàn, forum có sức ảnh hưởng lớn…;  
Social media marketing: Truyền thông quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hôi, tương  
tác tăng lượt yêu thích và chia sẻ;  
Mobile marketing: tiếp thị đến khách hàng trên điện thoại (SMS, tin nhắn, ứng dụng điện  
thoại…).  
2.2. Tổng quan về hành vi tiêu dùng của giới trẻ:  
2.2.1. Khái niệm hành vi tiêu dùng:  
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng được xem như là phần không thể tách rời với  
Marketing:  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 7  
Bảng 4. Khái niệm hành vi người tiêu dùng  
Tác giả  
Khái niệm hành vi người tiêu dùng  
“Hành vi mua sắm của người tiêu thụ cuối cùng (cá thể và hộ gia  
đình), những người chọn mua sản phẩm và dịch vụ cho mục đích  
tiêu thụ cá nhân”  
Kumar (2010)  
Faison và Edmund “Giả định rằng con người có một chuỗi nhu cầu mà sẽ dẫn đến  
(1977)  
trạng thái động lực”  
“Những hành động của các nhân mà liên quan trực tiếp đến việc sở  
hữu, sử dụng và thải bỏ những sản phẩm và dịch vụ kinh tế, bao  
gồm các quyết định và quá trình diễn ra trước và quyết định đến  
những hành động đó”  
Engel, et al. (1986)  
“Hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu về cách thức mà con người  
mua hàng, những thứ họ chọn mua, thời gian và lí do mua hàng”  
Kotler (1994)  
“Thói quen mà người tiêu dùng biểu lộ khi tìm kiếm, chọn mua, sử  
dụng, đánh giá và thải bỏ các sản phẩm và dịch vụ mà họ mong  
muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ”  
Schiffman (2007)  
“Hành vi tiêu dùng là nghiên cứu về “những quá trình liên quan khi  
các cá nhân hay tập thể lựa chọn, mua, sử dụng và thải bỏ những  
sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hay trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và  
mong muốn”  
Solomon et al (1995)  
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp  
Mặc dù các khái niệm nêu ra ở trên rất nhiều và đa dạng, nhưng chúng đều hướng về một  
cách nhìn chung đó là hành vi mua sắm của của người tiêu dùng là một quá trình của sự chọn -  
lựa - mua những mặt hàng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách  
hàng. Tuy nhiên, quá trình này chịu nhiều sự thay đổi liên tục qua thời gian, khi nhu cầu vật chất  
của khách hàng thay đổi, đặc điểm hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi tương ứng.  
Kotler và Keller (2011) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt hành vi người tiêu mà  
đặc biệt là cách khách hàng chọn mua sản phẩm và dịch vụ. Điều này quan trọng đối với các nhà  
sản xuất cũng như các nhà cung cấp dịch vụ bởi nó tăng lợi thế cạch tranh cho doanh nghiệp đối  
với đối thụ trên thương trường. Ví dụ, những hiểu biết của công ty thu được qua việc nghiên cứu  
hành vi mua sắm của khách hàng có thể được sử dụng nhằm hoạch định chiến lược hiệu quả  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 8  
hướng đến cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho đúng đối tượng khách hàng, được  
phản ánh qua mong muốn và nhu cầu của họ.  
Ngoài những nỗ lực hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng ra, thì các công ty còn tổ  
chức hoạt động quảng bá và truyền thông để gây ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách  
hàng. Tuy nhiên các yếu tố ngoại cảnh như tình hình kinh tế, chính trị của đất nước, công nghệ  
và văn hóa dân tộc – những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của cả các công ty và người tiêu dung  
cũng cần được cân nhắc trong quá trình hoạch định chiến lược truyền thông (Lancaster et al.,  
2002).  
2.2.2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng:  
Mô hình hành vi người tiêu dùng được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa các kích thích,  
hộp đen ý thức và những phản ứng đáp lại của khách hàng.  
Các nhân tố kích thích  
Marketing Môi trường  
- Sản phẩm - Kinh tế  
Hộp đen ý thức của người  
tiêu dùng  
Phản ứng đáp  
lại  
Các đặc tính của Quá trình quyết - Lựa chọn hàng  
- Giá cả  
- KHKT  
người tiêu dùng định mua  
hóa  
- Phân phối  
- Xúc tiến  
- Văn hóa  
- Chính trị/ Luật  
pháp  
- Lựa chọn nhãn  
hiệu  
- Lựa chọn nhà  
cung ứng  
- Cạnh tranh  
- Lựa chọn thời  
gian mua  
- Lựa chọn khối  
lượng mua  
Hình 1. Mô hình hành vi của người tiêu dùng  
2.2.2.1. Các kích thích:  
Là tổng hợp các nhân tố bên ngoài người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi mua  
sắm của họ. Các kích thích này được phân chia thành hai nhóm chính:  
-
Nhóm 1: Các tác nhân kích thích của marketing (nằm trong khả năng kiểm soát của doanh  
nghiệp): sản phẩm, giá thành, cách thức phân phối và hoạt động xúc tiến thương mại.  
-
Nhóm 2: Các tác nhân kích thích khác (không thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của các  
doanh nghiệp): môi trường kinh tế vi mô, vĩ mô; chính trị, văn hóa, xã hội …  
2.2.2.2.  
"Hộp đen ý thức” của người tiêu dùng:  
“Hộp đen ý thức” là cách gọi bộ não của con người và thể hiện cơ chế hoạt động của nó  
trong việc tiếp nhận và xứ lý thông tin, đề xuất các hành động đáp ứng trở lại các kích thích.  
“Hộp đen ý thức” được chia thành hai phần: Phần thứ nhất - đặc tính của người tiêu dùng, nó ảnh  
hưởng cơ bản đến việc người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các kích thích và phản ứng đáp lại các tác  
nhân đó; Phần thứ hai - quá trình quyết định mua của người tiêu dùng, là quá trình người tiêu  
dùng từ khi sự xuất hiện mong muốn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm  
nhận sau khi tiêu dùng sản phẩm.  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 9  
Nói chung, sự trôi chảy trong việc thực hiện cơ chế hoạt động của “hộp đen ý thức” sẽ quyết  
định kết quả của hành vi mua sắm của người tiêu dùng.  
2.2.2.3.  
Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng:  
Phản ứng đáp lại là những cảm xúc, hành vi người tiêu dung thể hiện trong quá trình trao đổi mà  
ta có thể quan sát được. Điển hình, hành vi tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ; lựa chọn  
nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhãn hiệu, bao bì, đóng gói, vận chuyển; lựa chọn thời gian, địa  
điểm, khối lượng mua sắm…  
2.3. Tổng quan về các mô hình về hành vi người tiêu dùng đã được nghiên cứu:  
Bảng 5. Tổng quan về các mô hình về hành vi người tiêu dùng đã được nghiên cứu  
Các mô hình  
Nội dung nghiên cứu  
Mô hình EKB mô tả quyết định của người tiêu dùng  
và cách đưa ra quyết định khi lựa chọn thay thế. Quá trình  
ra quyết định mua được tập trung, bao gồm:  
Giai đoạn đầu vào thông tin  
Mô hình EKB (Engle-Kollatt-  
Blackwell)  
Giai đoạn xử lý thông tin  
Giai đoạn quyết định  
Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình quyết định  
Mô hình Howard-Sheth  
Ba nhóm khách hàng tiêu đùng mà mô hình HS tập  
trung là: người mua, người sử dụng và người chỉ trả để  
mua. Mô hình tập trung vào mua vả mua lặp lại và bao  
gồm bốn nhân tổ tông quát:  
Đầu vào kích thích.  
Cấu trúc giả thuyết  
Đầu ra phản hồi  
Các nhân tổ ngoại sinh.  
Mô hình Bettman (mô hình xử  
lý thông tin  
Mô hình Bettman trình bảy quy trình ra quyết định  
đưới dạng xử lý thông tin. Theo Bettman, quyết định mua  
hàng bị ảnh hưởng bởi các cơ chế bên trong như tuân theo  
khả năng xử lý thông tin có ý thức hạn chế, tính có sẵn và  
đánh giá thông tin, hiệu quả nội bộ của quy trình quản lý,  
tác động của quyết định tiêu dùng về kiến thức và kinh  
nghiệm.  
Mô hình HCB (HawkinsConey-  
Best)  
Mô hình HCB nhấn mạnh vào quá trình ra quyết định  
mua, quyết định lối sống và quan niệm của con, từ đó  
quyết định mong muốn và nhu cầu của họ. Có 2 cấu trúc  
tác động là:  
Tác động bên ngoài  
Tác động bên trong  
Mô hình của Solomon (2004)  
Mô hình này được gọi là “Bánh xe của hành vi khách  
hàng tiêu dùng”, hành vi người tiêu dùng là trọng tâm và  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 10  
Các mô hình  
Nội dung nghiên cứu  
bao quanh là các cấu trúc như quan điểm, lối sống, khả  
năng học và ghi nhớ, khả năng đưa ra quyết định, văn hóa,  
gia đình... coi khách hàng là những cá nhân độc lập. Khách  
hàng là người đưa ra quyết định, do đó mô hình khảo sát  
khách hàng và nhánh văn hóa hay văn hóa mà khách hàng  
thuộc về.  
Mô hình của Peter và Olson  
(2002)  
Mô hình Bettman trình bảy quy trình ra quyết định  
đưới dạng xử lý thông tin. Theo Bettman, quyết định mua  
hàng bị ảnh hưởng bởi các cơ chế bên trong như tuân theo  
khả năng xử lý thông tin có ý thức hạn chế, tính có sẵn và  
đánh giá thông tin, hiệu quả nội bộ.  
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp  
2.4. Mô hình hành vi khách hàng (Kotler và Keller, 2012):  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 11  
Hình 2. Mô hình hành vi khách hàng  
Nguồn: Kotler và Keller (2012)  
Yếu tố tiếp thị (marketing):  
Yếu tố tiếp thị cơ bản được định hình dựa trên mô hình 4P: sản phẩm (product), giá cả  
(price), địa điểm (place), và xúc tiến thương mại (promotion)  
-
Product (Sản phẩm): Sản phẩm được hình thành dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, và  
đáp ứng thị hiếu, có sức cạnh tranh trên thị trường;  
-
Price (Giá cả): Giá là số tiền người tiêu dùng chi trả cho quyết định mua sắm của mình.  
Quyết định về giá dựa trên chi phí nguyên nhiên liệu sản xuất, chi phí nhân lực, công nghệ  
và vị thế sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh;  
-
-
Place (Địa điểm): Là hình thức phân phối sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng;  
Promotion (Xúc tiến thương mại): Là các loại hình quảng bá sản phẩm tăng độ nhận diện và  
doanh số, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.  
Yếu tố văn hóa:  
Văn hóa thường được hiểu là những giá trị đạo đức, truyền thống và các chuẩn mực hành vi  
xã hội. Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng qua thói quen, sở thích, hình thức thanh toán,  
sự lựa chọn loại sản phẩm dịch vụ.  
Các yếu tố xã hội:  
Hành vi tiêu dùng cụng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội: nhóm tham khảo, gia đình  
và địa vị xã hội.  
Nhóm người tham khảo: Quyết định mua sắm của nhiều người sẽ tác động lên hành vi của  
một người bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người  
gọi là nhóm thành viên, họ và cá nhân tham gia và có tác động qua lại (Kotler, 2005). Cụ thể:  
Nhóm hội viên: Là nhóm thân thuộc mà bản thân khách hàng là một thành viên gắn kết gồm  
có gia đình, bạn bè, người thân, hàng xóm, đồng nghiệp, đoàn thể.  
Nhóm ngưỡng mộ: Là nhóm mà khách hàng ưa thích, tán dương. Khách hàng rất muốn ứng  
xử giống như nhóm này trong quyết định mua sắm và tiêu dùng hàng hóa.  
Nhóm tẩy chay: Là nhóm mà khách hàng không ưa chuộng, ghét hoặc tẩy chay.  
Gia đình: Gia đình là chủ thể trung tâm trong quyết định tiêu dùng hàng hóa. Nhìn chung,  
người đóng vai trò quyết định trong việc mua sắm, chi tiêu sẽ là người có thu nhập cao hơn  
và chủ yếu trong gia đình… (Kotler, 2005).  
Vai trò và địa vị xã hội: tác động mạnh mẽ đến các quyết định thõa mãn nhu cầu của cá nhân  
vì nó đi kèm với thu nhập của cá nhân đó. Sản phầm mà cá nhân tiêu dùng phải phù hợp với vai  
trò và địa vị của họ trong xã hội (Kotler, 2005).  
Các yếu tố cá nhân:  
Quyết định của người mua khác cũng chịu ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, đặc biệt là tuổi  
tác và chu kỳ sống của họ, nghề nghiệp, tình hình kinh tế, lối sống, ý thức, tính cách và quan  
điểm của họ về chi tiêu. (Philip Kotler, 2005)  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 12  
Các yếu tố tâm lý  
Bốn yếu tố tâm lý: động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ sẽ quyết định hành vi  
mua sắm của cá nhân người tiêu dùng (Kotler, 2005)  
Động cơ: Tồn tại trong con người là vô số những nhu cầu tiêu dùng riêng. Một số xuất phát  
từ nguồn gốc sinh học, nảy sinh từ các trạng thái cơ bản của con người như căng thẳng, đói khát,  
nóng nảy. Một số khác bắt nguồn từ gốc tâm lý, như nhu cầu thừa nhận, được kính trọng hay  
được gần gũi về tinh thần (Maslow, 1943).  
Nhận thức: Nhận thức không chỉ bị ảnh hưởng bởi tác nhân vật lý mà còn bị tác động bở  
mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể  
đó. Nhận thức khác nhau là do cùng một cá nhân có ba quá trình nhaanh thức: Sự quan tâm có  
chọn lọc, sự bóp méo có chọn lựa và sự ghi nhớ có chọn lọc (Kotler, 2005).  
Tri thức: Nó được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những tác nhân kích thích,  
những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố (Kotler, 2005). Lý thuyết về tri thức  
dạy cho những người làm mảketing rằng họ có khả năng tạo được nhu cầu đối với một sản  
phẩm bằng việc gắn nó với những sự thôi thúc mạnh mẽ, động cơ rõ ràng, tấm gương và đảm  
bảo sự củng cố tích cực.  
Niềm tin và thái độ: được xây dựng thông qua các hoạt động và tri thức của con người và nó  
có ảnh hưởng quyết định mua sắm của khách hàng.  
2.5. Mô hình quy trình 5 giai đoạn trong quyết định mua sắm của khách (Kotler và Keller,  
2012):  
So sánh  
giữa các  
lựa chọn  
Nhận thức  
nhu cầu  
Tìm hiểu  
thông tin  
Mua sản  
phẩm  
Hậu mua  
sản phẩm  
Hình 3. Mô hình quy trình 5 giai đoạn trong quyết định mua sắm của khách  
Nguồn: Kotler và Keller (2012)  
Giai đoạn 1: Nhận thức nhu cầu  
Nhu cầu xuất phát từ những sự kiện, vấn đề xảy ra trong cuộc sống con người. Khi đó, nhu  
cầu tiềm tàng trong mỗi cá nhân được nhận thức rõ ràng hơn, và mong muốn thỏa mãn nhu cầu  
đó được thúc đẩy.  
Giai đoạn 2: Tìm hiểu thông tin sản phẩm  
Khi người tiêu dùng có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nhất định, họ sẽ tìm kiếm thông  
tin về sản phẩm: giá cả, mẫu mã, nhà cung ứng… thông qua bạn bè, người thân, tư vấn viên,  
Internet…  
Giai đoạn 3: So sánh các sản phẩm thuộc các thương hiệu khác  
Dựa theo mong muốn và nhu cầu riêng của khách hàng, họ sẽ lựa chọn sản phẩm có những  
đặc tính phù hợp, lựa chọn thương hiệu có giá thành phù hợp với thu nhập của họ.  
Giai đoạn 4: Mua sản phẩm  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 13  
Người tiêu dùng sẽ đi đến cửa hàng để mua sản phẩm với thương hiệu mà mình đã chọn.  
Tuy nhiên, việc mua hàng vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn bở có các yếu tố khác như thái độ  
người mua sắm khác hoặc những tình huống bất ngờ xảy đến.  
Giai đoạn 5: Đánh giá phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm:  
Cảm nhận và đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng sau sử dụng được dứa trên nhiều yếu  
tố: chất lượng sản phẩm, công năng, tính năng, thời gian sử dụng, thái độ phụ vụ nhân viên, dịch  
vụ vận chuyển, bảo hành sản phẩm, …  
2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất:  
Đánh giá, nhận xét về dịch vụ,  
H1  
sản phẩm (Reviews)  
H2  
Người ảnh hưởng (Influencers)  
Hành vi tiêu dùng của khách  
H3  
hàng  
Trải nghiệm phục vụ khách hàng  
online  
Nội dung Marketing  
H4  
Hình 4. Mô hình nghiên cứu đề xuất  
Giả thuyết 1 (H01): Đánh giá online ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng của khách  
hàng.  
Đánh giá online là một nhận định mang tính trung tập, tiêu cực hoặc tích cực tạo ra bởi một  
khách hàng tương lai, hiện tại hay trước đó về sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng Internet.  
Nghiên cứu chỉ ra rằng quyết định mua sắm của khách hàng bị ảnh hưởng bởi số lượng đánh giá  
online (Lawrence và O’Conner, 2000). Người tiêu dùng cũng quan sát tỉ lệ đánh giá tiêu cực và  
tích cực về sản phẩm. Nhiều đánh giá tích cực hơn đưa đến quyết định mua hàng (Zheng, 2008).  
Tuy nhiên, khách hàng quan tâm hơn đến thông tin tiêu cực trong quá trình quyết định (Senecal  
and Nantel, 2004). Tác động tiêu cứ tạo nên nhiều sự thu hút khách hàng hơn và là một kích  
thích lớn hơn những tác động tích cực.  
Giả thuyết 2 (H02): Người có tầm ảnh hưởng có tác động tích cực đến hành vi người tiêu  
dùng.  
Trong thế giới marketing ngày nay, những người có sức ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng,  
trong cùng một lúc, độ nhận diện của họ tăng lên nhanh chóng (Scoble và Israel, 2006) bởi vì họ  
cung cấp thông tin tổng hợp dưới nhiều hình thức và chức năng (Akritidis, Katsaros và Bozanis,  
2011). Những yếu tố chính quyết định xu hướng chịu tác động bởi một người có sức ảnh hưởng  
cụ thể phụ thuộc nhiều vào sự đúng thông tin, đúng thời gian – đúng địa điểm – đúng người (Wu,  
2012). Những người có ảnh hưởng có vị thế đặc biệt trong thế giới số - họ lan truyền thông tin  
qua nhiều kênh, ví dụ như blog cá nhân và mạng xã hội, họ chia sẻhình ảnh và câu chuyện của  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 14  
mình, họ tao sự liên kết đến trải nghiệm của họ, họ bày tỏ quan điểm về nhiều chủ để, dịch vụ và  
sản phẩm, họ là ví dụ minh họa cụ thể cho hiện tượng tạo sức ảnh hưởng (Alsulaiman, Forbes,  
Dean and Cohen, 2015; Alhidari, Iyer và Paswan, 2015)  
Giả thuyết 3 (H03): Trải nghiệm phục vụ khách hàng online tác động tích cực lên hành vi  
khách hàng.  
Theo Hermes (2020), 72% khách hàng online tiết lộ rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng là  
yếu tố then chốt trong sự thỏa mãn khi quyết định mua sắm online. Nếu dịch vụ không khả dụng  
và khó tiếp cận, khách hàng sẽ cho rằng công ty không có ý định giải quyết vấn đề và che giấu  
lỗi lầm của mình. Các cửa hàng online nên cung cấp những giá trị bổ sung cho khách hàng  
(Wang et al, 2005) và có kênh phản hồi cho khách hàng ở trong website (Yu and Wu, 2007). Tải  
phần mềm, phiếu khảo sát online, theo dõi tình trạng đơn hàng, bình luận và phản hồi từ khách  
hàng là một ví dụ để người bán hàng online hoàn thiện hơn dịch vụ của mình (Lim và Dubinsky,  
2004).  
Giả thuyết 4 (H04): Nội dung marketing tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của  
khách hàng.  
Nội dung chất lượng, thu hút tác động đến sự quan tâm và tương tác với thương hiệu mà các  
công ty cần để giữ khách hàng tiếp tục vào website và kích thích mua hàng (Puro, 2013). Nhân  
tố quan trọng góp phần tạo sự tham gia hiệu quả được thực hiện bởi tạo ra nội dung thuyết phục  
(Sashi, 2011). Theo Bill Gates (1996), nội dung là “Vua”, nghĩa là tạo ra nội dung phù hợp đem  
đến sự thành công.  
3. Kết luận và hàm ý quản trị:  
Cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0 và sự bùng nổ về Internet,  
đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội do COVID-19, tiếp thị kĩ thuật số (Digital Marketing)  
đã khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp và đang dần chiếm ưu thế  
hơn so với hình thức marketing truyền thống. Bài viết này giúp doanh nghiệp nắm rõ được khái  
niệm tiếp thị kĩ thuật số (digital marketing), phân biệt được hình thức marketing truyền thống và  
marketing hiện đại và vai trò của digital marketing để lên chiến lược rõ ràng cho công ty. Ngoài  
ra, lý thuyết tổng quan về hành vi tiêu dùng mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn rõ hơn về quyết  
định mua sắm, hành vi tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là của đại bộ phận người trẻ. Những lý  
thuyết về ảnh hưởng và vai trò của tiếp thị kĩ thuật số đến với giới trẻ được làm sáng tỏ qua các  
mô hình hành vi người tiêu dùng được đề cập trong bài viết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Mô  
hình mới được bài viết này đề xuất nhằm mục đích giúp doanh nghiệp nắm bắt và hiểu rõ hơn về  
các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm của khách hàng, tạo ra chiến lược tiếp cận  
được số lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu. Vì vậy, việc nắm chắc lý thuyết về  
Digital Marketing là đòn bẩy giúp công ty tăng độ nhận diện sản phẩm, dịch vụ với khách hàng,  
tăng sức cạnh tranh, tự tin đứng vững trên thương trường, lên chiến lược hiệu quả để chiếm lĩnh  
thị trường ngay cả khi dịch bệnh đang gây khó khăn về mặt vận chuyển và con người. Đối với cá  
nhân, đặc biệt là giới trẻ, hiểu rõ được lý thuyết tiếp thị kĩ thuật số giúp họ cân đối trong việc  
tiêu dùng và tiết kiệm, để có một tương lai ổn định hơn. Ngoài ra, nắm được lý thuyết cơ bản này  
còn giúp hạn chế nguy cơ giới trẻ sai lầm khi tin vào các hình thức tiếp thị trái pháp luật, những  
chiêu trò lừa đảo ẩn mình dưới hình thức digital marketing, từ đó nhận thức về thị trường được  
cải thiện để đưa ra quyết định đúng đắn hơn sau này. Những lý thuyết này là nền tảng cơ bản cho  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 15  
mỗi cá nhân và doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường trao đổi hàng hóa. Bài viết cung cấp  
một số lý thuyết về tiếp thị kĩ thuật số đến giới trẻ giúp doanh nghiệp và cá nhân có cái nhìn  
khách quan về digital marketing và vai trò quan trọng của nó không chỉ trong thời điểm hiện tại  
mà còn trong tương lai.  
Tài liệu tham khảo  
Chaffey, D. & Fiona, E.C. (2019), Digital Marketing, 7th edition.  
Engel Jr, J. et al. (1986), “Neurobiology of behavior: anatomic and physiological  
implications related to epilepsy”, Epilepsia, Vol. 27, pp. S3 - S13.  
Faison, E.W. (1977), “The neglected variety drive: A useful concept for consumer  
behavior”, Journal of consumer research, pp. 172 - 175.  
Kirkup, G. (2010), “Academic blogging: academic practice and academic identity”, London  
Review of Education, Vol. 8 No. 1, pp.75 - 84.  
Kotler, P. & Keller, L.K., (2006), Marketing Management (12th Edition), Pearson Prentice  
Hall.  
Kotler, P. (2006), Marketing management, Upper Saddle River, New Jersey: Pearson  
Prentice Hall.  
Kotler, P. (2012), Princicples of Marketing (15th edition).  
Kumar, V., Aksoy, L., Donkers, B., Venkatesan, R., Wiesel, T. and Tillmanns, S. (2010).  
“Undervalued or overvalued customers: Capturing total customer engagement value”, Journal of  
service research, Vol. 13 No. 3, pp. 297 - 310.  
Lawrence, R.G. (2000), The politics of force: Media and the construction of police brutality,  
Univ of California Press.  
Marko, M. (2006), The effects of digital marketing communication on customer loyalty: an  
integrative model and research propositions.  
Maslow, A. (1943), A theory of human motivation.  
Merisavo, M. (2006), The effects of digital marketing communication on customer loyalty:  
an integrative model and research propositions.  
Peter, J.P., Olson, J.C. & Grunert, K.G. (1999), Consumer behavior and marketing strategy.  
Schiffman, L. (2007), “Interpersonal and political trust: modeling levels of citizens' trust”.  
Senecal, S. and Nantel, J. (2004), “The influence of online product recommendations on  
consumers’ online choices”, Journal of retailing, Vol. 80 No. 2, pp. 159 - 169.  
Solomon, M.R. and Behavior, C. (1994), Buying, having and being, London: Prenticle Hall.  
Thanh N. (2018), “90% doanh nghiệp Việt chọn tiếp thị trực tuyến”, Tạp chí Tài chính,  
140593.html, truy cập ngày 01/01/2022.  
Zheng, Y. (2008), Technological empowerment, Stanford University Press.  
FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 2 (02/2022) | 16  
pdf 16 trang baolam 10160
Bạn đang xem tài liệu "Một số lý thuyết về tiếp thị kĩ thuật số (Digital Marketing) đến sự tiêu dùng của giới trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_ly_thuyet_ve_tiep_thi_ki_thuat_so_digital_marketing_d.pdf