Thành công và thất bại của khởi nghiệp: Một số kinh nghiệm nước ngoài và bài học đối với Việt Nam

THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA KHỞI NGHIỆP:  
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC  
ĐỐI VỚI VIỆT NAM  
TS. Nguyễn Đình Trung  
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân  
Tóm tắt  
Khởi nghiệp là một công việc phức tạp mà quá trình thực hiện có thể thành công và  
thất bại. Thị trường ngày càng có tính cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà toàn cầu  
càng làm gia tăng xác suất xảy ra thành công và thất bại có thể đạt đến tỷ lệ 50/50. Mỗi  
ngành nghề và đất nước khởi nghiệp đều có thể tổng kết một cách khái quát kinh nghiệm  
thành công và thất bại. Bên cạnh những biểu hiện có tính đặc thù, chúng vẫn có những điểm  
tương tự nhau nhất là các quốc gia đều có nền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận  
hành khống có sự khác biệt đáng kể. Chính vì thế các kinh nghiệm này có thể được học hỏi  
lẫn nhau giữa các nước và chúng đóng vai trò định hướng quan trọng về nhận thức và hành  
động ngay lúc khởi nghiệp cũng như cả giai đoạn sau đó. Các kinh nghiệm này để học hỏi  
cần được chọn lọc để tránh vận dụng máy móc vào Việt Nam với những đặc thù nhất định  
trong phát triển. Dưới đây là một số kinh nghiệm khởi nghiệp được các Viện nghiên cứu  
chuyên về khởi nghiệp tổng kết có tính khái quát, mặc dù không nêu cụ thể từng trường hợp,  
nhưng các tổng kết này đóng vai trò nhất định trong việc đưa ra đánh giá tổng thể về thành  
công và thất bại của khởi nghiệp. Năm 2016 được xác định là năm khởi nghiệp của Việt  
Nam và nằm trong lộ trình xây dựng một chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính. Đây  
là một nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác các nguồn lực phát triển, giải quyết việc làm và  
thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.  
Từ khóa: Thành công, thất bại, khởi nghiệp, kinh nghiệm nước ngoài, Việt Nam  
Giới thiệu  
Khởi nghiệp là việc khởi đầu một sự nghiệp, chịu tác động của nhiều yếu tố  
bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, chính sách và yếu tố thuộc  
về doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đều có những điểm  
xuất phát khá tương đồng nhau như thiếu kinh nghiệm, nguồn lực, quan hệ hoặc  
thiếu quyết tâm vượt qua khó khăn của khởi nghiệp. Khởi nghiệp là một hiện  
tượng xã hội không mới song những kết quả khởi nghiệp cũng như các khía cạnh  
khác của khởi nghiệp của mỗi doanh nghiệp, địa phương hoặc quốc gia đều có  
tính đặc thù.  
423  
Các quốc gia có môi trường kinh doanh hoàn thiện và ít rủi ro do thay đổi  
chính sách thường đánh giá thành công hay thất bại trong khởi nghiệp là do  
quyết định của người khởi nghiệp. Nói cách khác, yếu tố chủ quan đóng vai trò  
quyết định của khởi nghiệp. Đối với các quốc gia mới khởi nghiệp như Việt Nam,  
môi trường kinh doanh đang trong quá trình hoàn thiện, chính sách có những thay  
đổi, chưa hình thành thói quen khởi nghiệp trong công chúng cho nên thành công và  
thất bại của khởi nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ của sự thay đổi hay điều chỉnh  
chỉnh sách và chính sách có thể tạo động lực lớn cho khởi nghiệp.  
Các nghiên cứu về thành công và thất bại của khởi nghiệp để áp dụng vào  
Việt Nam trong công cuộc khởi nghiệp được hình thành từ năm 2016 chưa có  
nhiều. Đây là cách thức xem xét tác động của các yếu tố đến bên trong và bên  
ngoài đến khởi nghiệp bảo đảm khởi nghiệp thành công - vận hành lâu dài, ổn  
định và có thể quy mô ngày càng mở rộng hoặc thất bại - thu hẹp quy mô, đóng  
cửa. Múc độ ảnh hưởng của các yếu tố có thể phân loại theo thứ tự từ trên xuống  
hoặc đánh giá theo tỷ lệ tần suất lặp lại của số khởi nghiệp trả lời câu hỏi. Các  
bài nghiên cứu về thành công và thất bại này chủ yếu từ nước ngoài và đây là  
kinh nghiệm quý báu để Việt Nam tham khảo. Các kinh nghiệm đó cũng cần có  
điều kiện ràng buộc để có thể thực hiện được.  
Quan niệm về khởi nghiệp  
Có nhiều quan niệm khác nhau về khởi nghiệp. Theo Neil Blumental, đồng  
sáng lập và đồng Giám đốc Điều hành Warby Parker thì “khởi nghiệp là một  
công ty hoạt động để giải quyết vấn đề thiếu giải pháp rõ ràng và thành công  
không được bảo đảm”. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia “Một công  
ty khởi nghiệp là một doanh nghiệp mạo hiểm mới nổi, tăng trưởng nhanh nhằm  
đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua việc phát triển hoặc cung ứng sản phẩm  
đổi mới sáng tạo, quy trình hoặc dịch vụ. Một khởi nghiệp thường là một công ty  
có quy mô nhỏ, một quan hệ đối tác hoặc một tổ chức được thiết kế để phát triển  
nhanh chóng mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng quy mô”1.  
Tài liệu hướng dẫn khởi nghiệp của Văn phòng Phát triển công nghệ thuộc  
Đại học Tổng hợp Harvard, mặc dù không đưa ra khái niệm về khởi nghiệp, giải  
1
A startup company (startup or start-up) is an entrepreneurial venture which is typically a newly  
emerged, fast-growing business that aims to meet a marketplace need by developing or offering an  
innovative product, process or service. A startup is usually a company such as a small business, a  
partnership or an organization designed to rapidly develop a scalable business model.  
424  
thích lý do khởi nghiệp nhằm nhanh chóng đưa đổi mới sáng tạo vào thực tiễn.  
Đồng thời, tài liệu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp như nhu cầu,  
cạnh tranh, cấp giấy phép, quỹ khởi nghiệp, cam kết, hỗ trợ và quản lý. Tài liệu  
nhấn mạnh đến việc đăng ký tài sản trí tuệ trong khi làm thủ tục khởi nghiệp. Có  
thể đây là một điều kiện quan trọng trong môi trường kinh doanh ở Mỹ nơi có  
mức độ bảo hộ tài sản trí tuệ rất cao  
Nghiên cứu về khởi nghiệp kinh doanh ở Nhật Bản (Imal, Kawagoe, 2000)  
không nêu ra khái niệm khởi nghiệp mà phân tích thực trạng suy giảm tỷ lệ khởi  
nghiệp ở Nhật Bản vào năm 1999 đặt ra yêu cầu sửa đổi Luật Cơ bản về doanh  
nghiệp nhỏ và vừa để bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trước sự lớn mạnh của  
doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo. Trong thời gian này, Nhật Bản, đặt  
mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi số doanh nghiệp trong vòng 5 năm bằng  
việc đưa ra gói kích thích kinh tế từ tháng 11/1999. Số lượng khởi nghiệp được  
đo bằng số lượng các phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Để hỗ trợ  
khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, vườn ươm doanh  
nghiệp là những công cụ hỗ trợ hiệu quả trực tiếp. Điều này cho thấy vai trò của  
Chính phủ rất quan trọng trong kiến tạo thói quen khởi nghiệp và có thể thấy  
điều kiện Việt Nam hiện tại có những điểm tương đồng với điều kiện Nhật Bản  
năm 1999 về khởi nghiệp nghĩa là Việt Nam đi sau Nhật Bản chỉ khoảng 20 năm  
về chiến lược khởi nghiệp.  
Diễn đàn các nhà đổi mới sáng tạo châu  u (2014) cũng không đưa ra khái  
niệm khởi nghiệp cụ thể nhưng chỉ ra công thức của khởi nghiệp là chi phí cơ hội  
hay chi phí khởi nghiệp phải nhỏ hơn lợi ích do nó mang lại. Điều này liên quan  
đến nhiều yếu tố như nguồn tài chính có thể tiếp cận với chủ khởi nghiệp, thủ tục  
đơn giản, trao đổi kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng sử dụng mạng điện tử và không  
đóng cửa về địa lý đối với quyền sao chép. Liên minh châu  u còn đưa ra một  
chương trình hành động về khởi nghiệp đến năm 2020.  
Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (2016) không đưa ra cụ thể khái  
niệm tổng quát về khởi nghiệp nhưng lại quy định một số chỉ tiêu đánh giá một  
doanh nghiệp được coi là khởi nghiệp gồm: (a) mới được đăng ký thành lập trong  
vòng 5 năm; doanh thu của bất kỳ năm tài chính không quá 250 triệu Ru-pi;  
(c) nhằm đổi mới, phát triển, triển khai hoặc thương mại hóa sản phẩm mới, quy  
trình hoặc dịch vụ tạo ra bởi công nghệ mới hoặc tài sản trí tuệ. Những thực thể bị  
425  
chia tách hoặc tái cấu trúc từ doanh nghiệp hiện có sẽ không được coi là khởi  
nghiệp. Để được hưởng các ưu đãi về thuế, khởi nghiệp phải tuân thủ các loại thủ  
tục nhất định nhưng phải có chứng chỉ về tham gia vườn ươm doanh nghiệp.  
Từ một số quan niệm trên đây, mặc dù mang tính đặc thù quốc gia, có thể  
hiểu khởi nghiệp là một quá trình hình thành ý tưởng kinh doanh và triển khai ý  
tưởng đó vào thực tế theo đúng quy định pháp luật và sáng tạo giá trị được thị  
trường chấp thuận. Khởi nghiệp là một hệ thống các công việc được chủ khởi  
nghiệp chủ động và tích cực xây dựng và tổ chức thực hiện có sự ủng hộ của  
chính phủ, sự hỗ trợ của các đối tượng hữu quan và huy động các nguồn lực khác  
triệt để mọi cơ hội thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thành công.  
Chủ khởi nghiệp đóng vai trò quyết định đối với thành công trong khởi nghiệp và  
môi trường khởi nghiệp hay hệ sinh thái khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng.  
Khởi nghiệp có thể hiểu đơn giản chỉ là một công việc phải thực hiện, còn theo  
nghĩa rộng, khởi nghiệp là một sự nghiệp có điểm khởi đầu và có thể không có  
điểm kết thúc, nó đòi hỏi tính chuyên nghiệp hóa cao cũng như những tố chất và  
bản lĩnh doanh nhân.  
Những kinh nghiệm thành công  
Viện nghiên cứu  spen của Mỹ năm 2006 tiến hành khảo sát các khởi  
nghiệp của doanh nghiệp xã hội và môi trường. Kết quả cho thấy, có 19 yếu tố  
thành công của khởi nghiệp khá đa dạng và khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực khác  
có thể có những bài học không giống với các bài học này bao gồm:  
1. Khởi nghiệp không thực hiện tùy tiện mà phải có trọng điểm, được lãnh  
đạo thống nhất và bộ máy quản lý xác định rõ ràng và hợp lý; 2. lãnh đạo và  
quản lý tốt là điều kiện cơ bản để tăng quy mô khởi nghiệp; 3. Hiểu biết và thông  
tin thị trường là căn cứ đặc biệt quan trọng để xác định quy mô; 4. Chủ động và  
tích cực thực hiện công tác marketing về sản phẩm và dịch vụ là yếu tố cơ bản để  
mở rộng quy mô thành công; 5. Xây dựng danh mục mặt hàng đa dạng, phù hợp  
đóng vai trò quan trọng trong việc tăng quy mô; 6. Việc tăng quy mô áp dụng đối  
với sản phẩm nhưng ít áp dụng đối với lĩnh vực tài chính phát triển cộng đồng;  
7. Việc mở rộng quy mô khởi nghiệp về địa lý có ý nghĩa quan trọng; 8. Quan hệ  
đối tác, mua bán doanh nghiệp và các cách tiếp cận khác thuộc tái cơ cấu chiến  
lược đóng vai trò chủ yếu trong tăng độ bao phủ về địa lý hoặc mở rộng danh  
mục sản phẩm; 9. Quan hệ đối tác cần có cam kết chặt chẽ, thương thảo cẩn thận  
426  
và tiêu tốn thời gian; 10. Việc nhân rộng mô hình khởi nghiệp là phương thức  
tăng quy mô nhưng việc làm này không dễ dàng đạt đến thành công; 11. Công  
tác tiêu chuẩn hóa là điều kiện tiên quyết để gia tăng khởi nghiệp; 12. Đầu tư  
công nghệ góp phần quan trọng mở rộng dịch vụ, gia tăng hiệu năng và tiết kiệm  
chi phí; 13. Đầu tư bài bản vào cơ sở hạ tầng cơ bản, công nghệ và nguồn lực là  
điều kiện cốt yếu để tăng trưởng thành công; 14. Đội ngũ, kỹ năng và năng lực  
quản lý mới cần được bổ sung kịp thời vào thời điểm tăng trưởng phù hợp;  
15. Các tổ chức phải lấy việc đánh giá hiệu quả theo quy mô làm căn cứ ra quyết  
định; 16. Việc mở rộng quy mô khởi nghiệp cần thời gian và chi phí; 17. Để tăng  
quy mô đáng kể cần đầu tư vốn lớn mà nếu thiếu nguồn tài chính phù hợp có thể  
không bảo đảm tính bền vững của tổ chức; 18. Môi trường pháp lý và quy định  
đóng vai trò chủ yếu trong điều chỉnh hoặc tạo điều kiện mở rộng quy mô tăng  
trưởng của khởi nghiệp; 19. Thị trường tài chính là điều kiện có tính nền tảng để  
khởi nghiệp tăng quy mô.  
Những kinh nghiệm thất bại  
Bên cạnh các yếu tố khởi nghiệp thành công, Quỹ đầu tư mạo hiểm  
CBInsights (Mỹ) tổng kết được 20 nguyên nhân thất bại từ phân tích, mổ xẻ  
101 trường hợp doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại tại Mỹ. Điểm đáng chú ý là  
rất ít khởi nghiệp thất bại chỉ vì một nguyên nhân duy nhất và nguyên nhân  
thất bại cũng khá đa dạng. Các nguyên nhân thất bại này trải rộng từ việc  
thiếu sự phù hợp của sản phẩm với thị trường đến mâu thuẫn trong ban lãnh  
đạo. Đây là những kinh nghiệm và bài học thực tế quan trọng đối với Việt  
Nam trong quá trình xây dựng quốc gia khởi nghiệp để phòng ngừa cao nhất  
khả năng thất bại, tăng tính tự tin của các nghiệp chủ. Các nguyên nhân thất  
bại bao gồm (lưu ý: con số % cho thấy tỷ lệ số doanh nghiệp trả lời): 1. Thị  
trường không có nhu cầu (42%); 2. Thiếu tiền mặt (29%); 3. Thiếu đội ngũ  
lãnh đạo phù hợp (23%); 4. Không đủ khả năng cạnh tranh (19%); 5. Vấn đề  
định giá/chi phí (18%); 6. Sản phẩm đơn điệu (17%); 7. Thiếu mô hình kinh  
doanh (17%); 8. Hoạt động marketing nghèo nàn (14%); 9. Không quan tâm  
đến khách hàng (14%); 10. Tung sản phẩm không đúng thời điểm (14%);  
11. Thiếu tập trung thỏa đáng vào mục tiêu chính (13%); 12. Thiếu thống nhất  
trong đội ngũ lãnh đạo hoặc nhà đầu tư (13%); 13. Vận hành thiếu nhất quán  
(10%); 14. Thiếu sự đam mê (9%); 15. Địa điểm không phù hợp (9%);  
16. Thiếu nguồn tài chính và bảo đảm lợi ích nhà đầu tư (8%); 17. Vi phạm  
427  
pháp luật (8%); 18. Không tận dụng mạng lưới/đội ngũ cố vấn (8%); 19. Sức  
khỏe không bảo đảm (8%); 20. Không kiên định mục tiêu chính (7%).  
Từ số liệu tổng kết trên đây có thể thấy yếu tố quan trọng hàng đầu để khởi  
nghiệp không bị thất bại là phải có thị trường về sản phẩm hay dịch vụ. Đó là yếu  
tố sống còn và có tầm quan trọng lớn nhất (42%) và cao hơn rất nhiều so với yếu  
tố có tầm quan trọng tiếp theo. Còn các yếu tố về vốn, đội ngũ, cạnh tranh,… là  
vấn đề có tầm quan trọng hay “độ nặng” nhỏ hơn (thấp hơn 29%). Hành động  
đầu tiên của khởi nghiệp là cần nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng về thị trường.  
Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường là thị  
trường sẽ quyết định sản xuất cái gì sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Để  
khởi nghiệp thành công, cần có sự chuẩn bị các điều kiện này như là sự cảnh báo  
để khả năng xảy ra thất bại là nhỏ nhất. Công tác nghiên cứu thị trường cần thực  
hiện đầy đủ, chi tiết, sâu sắc và dự báo được xu hướng phát triển của thị trường  
để tránh bị tụt hậu. Việc kết nối thị trường theo hướng tham gia vào chuỗi cung  
ứng sản phẩm của chủ khởi nghiệp để bao tiêu được sản phẩm, bảo đảm và ổn  
định chất lượng, đầu tư vào cải tiến, đổi mới sản phẩm trở thành điều kiện quan  
trọng hàng đầu để khởi nghiệp thành công.  
Một điểm đặc thù của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là rủi ro khi sản phẩm  
chưa từng có trước đây xuất hiện. Theo các nhà nghiên cứu khởi nghiệp Hàn Quốc,  
các khởi nghiệp khi đưa sản phẩm mới ra thị trường có thể gặp ngay rủi ro là rơi vào  
trạng thái “thung lũng chết” nghĩa là sản phẩm không được thị trường tiếp nhận.  
Nếu không vượt qua trạng thái này, khởi nghiệp có thể phải đóng cửa. Thực tế, điều  
này có thể lặp lại nhiều lần và chủ khởi nghiệp phải lường trước những khó khăn  
đặc biệt này. Vai trò của chính phủ đặc biệt quan trọng đối với khởi nghiệp để vượt  
qua thung lũng chết này cũng như phát triển hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng  
cao để giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo.  
Tình hình khởi nghiệp ở Việt Nam  
Chính phủ Việt Nam xác định lấy năm 2016 làm năm khởi nghiệp quốc gia  
với mục tiêu xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động. Kể từ  
khi công bố mục tiêu này từ tháng 5/2016 đến hết năm 2016, có khoảng 110  
nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập. Khởi nghiệp đang dần trở thành  
một tập quán mới ở Việt Nam và đang thể hiện là một xu hướng quan trọng trong  
huy động và ở mức độ cao hơn là giải phóng mọi nguồn lực xã hội cả trong và  
428  
ngoài nước, tạo lực lượng sản xuất mới. Tuy nhiên, số khởi nghiệp thất bại cũng  
chiếm tỷ lệ không nhớ thường không dưới 10% số lượng khởi nghiệp trong vòng  
1 năm đầu tiên. Các nỗ lực khởi nghiệp được chính phủ thể hiện thông qua hàng  
loạt quyết định quan trọng, thể hiện:  
-Công bố chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp với mục tiêu đến năm  
2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp và 2 triệu doanh nghiệp khởi  
nghiệp đến năm 2025, và 5 triệu doanh nghiệp khởi nghiệp sau năm 2025. Trong  
đó, mục tiêu doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao đạt tỷ lệ ít nhất 10%. Điều  
này thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ nhằm gia tăng nội lực của đất nước  
trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Thực tế cho thấy, sau  
30 năm mở cửa và hội nhập quốc tế, số lượng doanh nghiệp Việt Nam, tính đến  
hết năm 2016, chỉ mới đạt con số khoảng 500 nghìn doanh nghiệp thuộc tất cả  
các thành phần kinh tế với quy mô dân số 93 triệu dân nghĩa là cứ 186 người có  
1 doanh nghiệp trong khi vẫn còn khoảng 200 nghìn người có trình độ cử nhân,  
đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp hoặc các cấp đào tạo cao hơn không có  
việc làm. Có thể khẳng định, đây là mục tiêu trung gian để phục vụ mục tiêu bao  
trùm là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.  
- Ban hành nhiều chính sách quan trọng phục vụ cho công cuộc khởi  
nghiệp quốc gia như:  
+ Nghị quyết 19 của Chính phủ (2013 và 2017) về cải thiện môi trường  
kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trọng tâm là hoàn thiện thể  
chế và cải cách thủ tục hành chính. Năm 2016, môi trường kinh doanh ở Việt  
Nam đã tăng lên 9 bậc so với năm 2015. Điều này cho thấy nỗ lực cải thiện môi  
trường kinh doanh có tác dụng đáng kể trong đó có môi trường khởi nghiệp.  
+ Đề án Thương mại hóa dự án khoa học và công nghệ quốc gia.  
+ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 về việc phê duyệt Đề án  
“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”2  
(Hộp 1)  
2
Nếu xem xét với các nước trong khu vực, Thái Lan có phong trào nông dân Thái Lan 4.0 để tn  
dng tác động ca cuc cách mng công nghip ln thứ tư hay cuộc cách mng 4.0 chyếu da trên  
nn tng số hóa để tiếp cn vi công nghcao.  
429  
Hộp 1: Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo  
Mục tiêu hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó  
50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện  
mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Khẩn  
trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập  
được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Đến năm 2025:  
- Hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;  
- Hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;  
- 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo  
hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.  
Đối tượng hỗ trợ của Đề án: i) Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi  
nghiệp; Doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai  
thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; Doanh nghiệp khởi  
nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng  
nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. ii) Tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất  
- kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động hiệu  
quả, đáp ứng các tiêu chí của Đề án. Cụ thể: Người đứng đầu có ít nhất 01 năm  
kinh nghiệm hoạt động tư vấn đầu tư, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh  
nghiệp; Tổ chức có ít nhất 01 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ cho ít nhất 10  
nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đã đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư được ít nhất  
01 tỷ đồng cho các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; Có quy  
trình hỗ trợ khởi nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thỏa thuận hợp tác  
với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về đầu tư, đào tạo, huấn luyện, tư  
vấn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.  
*Nguồn: Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/ 05/ 2016  
+ Kết nối mạng khởi nghiệp Việt Nam với mạng khởi nghiệp toàn cầu từ  
đầu năm 2017.  
+ Thành lập khoản tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi  
nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ 100% lãi suất.  
+ Đề nghị bãi bỏ Điều 192 Bộ luật Hình sự để khuyến khích khởi nghiệp  
qua mạng  
+ Tham gia giải quyết hiệu quả các vụ việc gây bức xúc dư luận như xử lý  
nghiêm minh trường hợp ra quyết định thiếu phù hợp của cơ quan chức năng đối với  
chủ quán cà phê “Xin chào” ở Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm tính công bằng  
trong kinh doanh và thể hiện thái độ ủng hộ chủ doanh nghiệp của chính phủ.  
430  
- Đẩy mạnh triển khai công cuộc khởi nghiệp đến từng địa phương như  
thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thành lập 500 ngàn doanh nghiệp khởi  
nghiệp, 400 nghìn doanh nghiệp đối với Hà Nội và 22 nghìn doanh nghiệp đối  
với Đà Năng đến năm 2020. Các địa phương cũng đã cụ thể hóa việc triển khai  
công cuộc khởi nghiệp này như Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí  
Minh công bố chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo giai đoạn  
2016 - 2020. Mỗi dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ tương ứng tối  
đa lên tới 2 tỷ đồng cho mỗi dán với thời gian tối đa 2 năm từ ngày 1/1/2017.  
- Đẩy mạnh công tác truyền thông khởi nghiệp đến với công chúng trong  
nước và nước ngoài thông qua các chương trình truyền thông trên các phương  
tiện thông tin đại chúng như đài tiếng nói Việt Nam, kênh truyền hình trung  
ương và địa phương, báo chí, tạp chí, mạng thông tin, các phong trào khởi nghiệp  
trong cơ sở giáo dục đại học, địa phương, các cuộc thi ý tưởng kinh doanh…Đây  
là yếu tố cho thấy việc tạo dư luận ủng hộ khởi nghiệp được quan tâm thỏa đáng  
để khởi nghiệp trở thành một phong trào và thói quen mới có sức thu hút mạnh  
mẽ các đối tượng hữu quan.  
- Nhiều tổ chức và cá nhân tích cực và chủ động tham gia vào công cuộc  
khởi nghiệp như sẵn sàng cung cấp nguồn vốn, tư vấn khởi nghiệp, hỗ trợ trang  
bị kiến thức, kinh nghiệm, đào tạo kỹ năng cũng như chia sẻ thông tin và mạng  
lưới khởi nghiệp.  
Bên cạnh những thành công trên đây, theo tác giả, công cuộc khởi nghiệp  
của Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, thể hiện:  
-Hiệu lực của chính sách khởi nghiệp trực tiếp tác động tới công chúng  
chưa cao, đặc biệt thủ tục vẫn còn rườm rà. Chẳng hạn, theo ý kiến của chủ khởi  
nghiệp, để tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp  
thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại, chủ khởi nghiệp phải nhận được  
ý kiến đồng ý của Liên minh hợp tác xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông  
nghiệp và Phát triển Nông thôn, ý kiến của lãnh đạo tỉnh, khoảng thời gian hoàn  
thành các loại thủ tục này mất khoảng 6 tháng. Cho đến nay, chưa có một chủ  
khởi nghiệp nào tiếp cận được nguồn vốn này.  
- Cách hiểu nội dung văn bản quy định còn chưa thống nhất giữa cơ quan  
ban hành và cơ quan thực hiện, có trường hợp tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá  
chưa rõ ràng như thiếu các tiêu chí khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông  
431  
nghiệp. Điều này gây lúng túng trong quá trình thực hiện nhất là trong thẩm  
định hồ sơ yêu cầu tiếp nhận hỗ trợ từ phía nhà nước.  
Do bản chất là nền kinh tế thị trường cho nên quá trình cạnh tranh diễn ra  
liên tục, gay gắt tạo ra áp lực rất lớn đối với các chủ khởi nghiệp. Điều này dẫn  
đến kết quả là số lượng khởi nghiệp được thành lập và số lượng khởi nghiệp duy  
trì hoạt động ổn định, lâu dài có sự khác nhau đáng kể. Hơn nữa, do tác động của  
xu hướng tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường, hàng nhập khẩu gia tăng làm  
tăng cạnh tranh trên thị trường, khởi nghiệp ngày càng khó khăn. Kinh nghiệm  
của các chủ khởi nghiệp ở Việt Nam cho thấy nếu các khởi nghiệp tồn tại được  
trong vòng 5-6 năm nghĩa là có khả năng duy trì được hoạt động lâu dài. Điều  
này tương đương với chính sách hỗ trợ của khởi nghiệp gắn với giai đoạn 5 năm  
đầu của Ấn Độ thường là khó khăn nhất đối với chủ khởi nghiệp.  
Một số giải pháp áp dụng kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện Việt Nam  
Những kinh nghiệm quốc tế gồm thành công và thất bại của khởi nghiệp có  
thể áp dụng vào điều kiện Việt Nam khi Việt Nam đang trong giai đoạn đầu thực  
hiện mục tiêu thành lập quốc gia khởi nghiệp.  
Đối với Chính phủ, cần tiếp tục chủ trương xây dựng chính phủ kiến tạo,  
liêm chính và hành động để tạo nhận thức đầy đủ, toàn diện và triệt để trong  
phục vụ khởi nghiệp. Có thể khẳng định nếu không khởi nghiệp hiệu quả, đất  
nước sẽ khó phát huy và khai thác hết nguồn lực, mục tiêu trở thành nước công  
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 khó thực hiện được. Chủ trương này  
cần quán triệt đầy đủ trong các cơ quan chức năng như các bộ, ban, ngành, sở,  
chính quyền địa phương. Sự đồng hành của chính phủ và công cuộc khởi nghiệp  
nên mở rộng về quy mô, phạm vi và nâng tầm ảnh hưởng để chủ trương này  
được tất cả các tổ chức, cá nhân, thành viên, cộng đồng nhận thức đầy đủ và tự  
giác, sáng tạo thực hiện. Các chủ trương, chính sách thúc đẩy khởi nghiệp cần  
được ban hành và hoàn thiện trong tất cả các lĩnh vực để huy động triệt để mọi  
nguồn lực phát triển và mọi lực lượng cả trong và ngoài nước, mọi lứa tuổi. Chẳng  
hạn, bên cạnh coi trọng khởi nghiệp công nghệ cao hoặc lĩnh vực nông nghiệp công  
nghệ cao có thể khuyến khích khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác như lĩnh vực dịch  
vụ bán buôn, bán lẻ hàng hóa trực tiếp hoặc qua mạng, dịch vụ vui chơi, giải trí, giáo  
dục, thể dục, thể thao,… Chính phủ cần có bộ phận tư vấn khởi nghiệp chuyên  
nghiên cứu về mô hình khởi nghiệp thuộc các ngành nghề, tập hợp được đông đảo  
chuyên gia khởi nghiệp trong và ngoài nước, kể cả chuyên gia nước ngoài để hoạch  
432  
định chính sách và đề xuất khuôn khổ vận hành, giải pháp và công cụ khởi nghiệp  
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hệ thống thông tin, sàn giao dịch khởi nghiệp cần  
được xây dựng và kết nối liên thông trong nước và ngoài nước, tiếp cận hấp dẫn và  
thuận lợi đối với tất cả các đối tượng quan tâm. Các loại quỹ hỗ trợ khởi nghiệp như  
quỹ mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, vườn ươm khởi nghiệp, lồng ấp chủ khởi  
nghiệp cần được xây dựng để tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu  
khởi nghiệp có thể trải nghiệm, loại bỏ các bước đi thăm dò và mò mẫm ban đầu. Có  
thể có biện pháp khuyến khích khởi nghiệp ở nước ngoài và chuyển giao các mô  
hình khởi nghiệp đó về Việt Nam. Việc tăng cường công tác truyền thông về xây  
dựng và phát triển một quốc gia khởi nghiệp thực sự cần được đầu tư nhiều hơn để  
nâng cao nhận thức và tạo dư luận ủng hộ khởi nghiệp từ nhà trường, gia đình, xã  
hội, tổ chức và từng người dân.  
Đối với chủ khởi nghiệp, cần xác định khởi nghiệp là một công việc phức  
tạp, bên cạnh lạc quan và niềm tin về sự thành công do nhận được sự ủng hộ cao  
nhất của Chính phủ còn đòi hỏi chủ khởi nghiệp tự rèn luyện bản lĩnh của chủ  
khởi nghiệp như luôn đặt mục tiêu cao và rõ ràng để phấn đấu, sẵn sàng chấp  
nhận rủi ro và biết tận dụng, khai thác cơ hội đúng thời điểm. Điều này đòi hỏi  
có môi trường rèn luyện và hướng dẫn, tư vấn khởi nghiệp phù hợp. Các mô hình  
cá nhân khởi nghiệp thành công từ các ngành nghề thông thường đến các lĩnh  
vực công nghệ cao, chuyên sâu cần được tổng kết và nhân thành điển hình để  
từng cá nhân có thể học hỏi. Đồng thời, từ kinh nghiệm quốc tế có thể xây dựng  
thói quen kiểm định năng lực nhận thức và hành động theo các tiêu chí đánh giá  
thành công và thất bại của khởi nghiệp để điều chỉnh chiến lược, chính sách, thái  
độ, hành vi cũng như rèn luyện kỹ năng ứng xử trong các tình huống phức tạp kể  
cả ở trong trạng thái bất định, khó lường. Ngoài kỹ năng cứng về kiến thức, cần  
có kỹ năng dự báo thị trường, kỹ năng kết nối quan hệ, kỹ năng phân tích cơ hội  
và kỹ năng sử dụng các nguồn lực để sáng tạo giá trị lớn nhất trong cạnh tranh  
khởi nghiệp, tuyệt đối tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong khởi nghiệp.  
Tài liệu tham khảo  
1. APEC (2016), Thái Lan 4.0: Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan 4.0, truy cập  
lần cuối ngày 8/3/2017, từ:  
< ttp://mddb.apec.org/Documents/2016/MM/SMEMM/16_smemm_010.pdf>.  
2. Diễn đàn kinh tế thế giới (2016), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu, truy  
cập lần cuối ngày 8/3/3017, từ: <https://www.weforum.org/reports/the-global-  
competitiveness-report-2016-2017-1>.  
433  
3. Đại học Kinh tế Quốc dân (2016), Bài trình bày của chuyên gia Hàn Quốc về  
phương pháp định giá tài sarntris tuệ. Phòng họp A gác 2 nhà 10. Phần về  
“thung lũng chết” khi đưa sản phẩm đổi mới sáng tạo vào thị trường.  
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011, 2016), Văn kiện Đại hội XI, XII. Nhà xuất  
bản Chính trị quốc gia.  
5. CBInsight, 20 lý do hàng đầu để khởi nghiệp thất bại, truy cập lần cuối ngày 8  
tháng 3 năm 2017, từ: <http://www.CBInsights>.  
6. Chính phủ (2016), Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 về  
việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc  
gia đến năm 2025”, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 3 năm 2016, từ:  
7. Chính phủ (2015), Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa  
học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020.  
8. European Young Innovators Forum (2014), Đạo luật khởi nghiệp của Châu Âu,  
truy cập lần cuối ngày 8/3/2017, từ: <http://younginnovator.eu/wp-  
9. Forbe (2013), Khởi nghiệp là gì?, truy cập lần cuối ngày 8/3/2017, từ: <  
startup/#11e0dc4e4044>.  
10. Harvard University (2011), Startup Guide, truy cập lần cuối ngày 8/3/2017,  
từ: <https://otd.harvard.edu/upload/files/OTD_Startup_Guide.pdf>.  
11. Imal Y., Kawagoe M., (2000), Khởi sự kinh doanh ở Nhật Bản: vấn đề và  
chính  
sách,  
truy  
cập  
lần  
cuối  
ngày  
8/3/2017,  
từ  
<
file:///C:/Documents%20and%20Settings/Admin/My%20Documents/Downlo  
ads/OREP-imai-kawagoe.pdf>.  
12. Ministry of Commerce and Industry of India (2016), The Gazette of India,  
truy  
cập  
lần  
cuối  
ngày  
8
tháng  
3
năm  
2016,  
từ:  
13. Quốc hội (2016), Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cổng thông tin điện tử  
Chính phủ.  
14. Trung tâm phát triển công nghệ và kinh doanh nhỏ (2015), Khởi nghiệp kinh  
doanh ở Bắc Carôlina, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 3 năm 2017, từ  
<www.sbtdc.org/pdf/startup.pdf>.  
15. Viện phát triển bền vững quốc tế  spen (2006), các yếu tố thành công của  
khởi nghiệp, truy cập lần cuối từ ngày 8 tháng 3 năm 2017, từ:  
<http://www.iisd.org>.  
16.Wikipedia (2007), Khởi nghiệp là gì? truy cập lần cuối ngày 10 tháng 3 năm  
2017, từ: < https://en.wikipedia.org/wiki/Startup_company>.  
434  
pdf 12 trang baolam 14/05/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Thành công và thất bại của khởi nghiệp: Một số kinh nghiệm nước ngoài và bài học đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfthanh_cong_va_that_bai_cua_khoi_nghiep_mot_so_kinh_nghiem_nu.pdf