Chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại một số quốc gia trong khu vực

VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 46-52  
Review Article  
Policies to Promote Angel Investment in Startups in Some  
Countries in Southeast Asia  
Nguyen Thi Kim Anh1,, Dang Thanh Dat2  
1University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi,  
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam  
2Centre for Enabling Startups and Knowledge Transfer, Vietnam National University, Hanoi,  
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam  
Received 03 September 2020  
Revised 23 November 2020; Accepted 26 November 2020  
Abstract: Angel investor plays an important role in the startup ecosystem, and is a factor that fills  
the capital gap for startups and also brings many benefits to startups when they can accompany and  
support expertise, management and consulting for startups. In the early stage of establishment and  
development of the startup ecosystem, the role of governments was important in issuing policies and  
providing solutions to promote angel investment. For Vietnam, encouraging angel investors to invest  
in startups is an important policy in developing the startup ecosystem. With research on policies to  
promote angel investment in startups in some countries in Southeast Asia including: Singapore,  
Thailand and Malaysia, the article summarizes some experiences to promote angel investment in  
startups in Vietnam.  
Keyword: angel investor, startup.  
________  
Corresponding author.  
Email address: pmduc86@yahoo.com  
46  
N.T. K. Anh, D.T. Dat / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 46-52  
47  
Chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại một số  
quốc gia trong khu vực  
Nguyễn Thị Kim Anh1,*, Đặng Thành Đạt2  
1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam  
2Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội  
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam  
Nhận ngày 03 tháng 09 năm 2020  
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 11 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 11 năm 2020  
Tóm tắt: Nhà đầu tư thiên thần đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái startup, là nhân tố lấp đầy  
khoảng trống vốn cho startup và cũng mang lại nhiều lợi ích cho startup khi có thể đồng hành, hỗ  
trợ về chuyên môn, quản lý và cố vấn cho startup. Trong giai đoạn sơ khai hình thành và phát triển  
hệ sinh thái startup, Chính phủ các nước có vai trò quan trọng trong việc ban hành các chính sách  
và đưa ra các giải pháp thúc đẩy đầu tư thiên thần cả trong và ngoài nước vào startup tại quốc gia.  
Đối với Việt Nam, việc khuyến khích các nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào các startup là chính sách  
quan trọng trong phát triển hệ sinh thái startup tại Việt Nam. Với việc nghiên cứu chính sách thúc  
đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại một số quốc gia trong khu vực gồm có: Singapore, Thái Lan và  
Malaysia, bài viết đúc kết một số kinh nghiệm để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại Việt Nam  
Từ khóa: đầu tư thiên thần, angel investor, startup.  
1. Mở đầu*  
Nhà đầu tư thiên thần là người có giá trị tài  
hạt giống (seed) và giai đoạn startup đã định hình  
nhưng cần số vốn lớn để tăng trưởng nhanh (early  
stage), khi các Quỹ đầu tư mạo hiểm thường không  
đầu tư cho startup khi còn quá nhỏ.  
sản đầu tư lớn, hỗ trợ tài chính cho các doanh  
nghiệp khởi nghiệp với mục đích thường là đổi  
lấy quyền sở hữu vốn và các hình thức chuyển  
đổi khác trong công ty [1]. Những nhà đầu tư  
thiên thần hầu hết đều là những người đi trước,  
đã có kinh nghiệm trong một hay nhiều lĩnh vực  
khác nhau. Họ không chỉ cấp vốn mà còn là  
người đồng hành trong vai trò hỗ trợ về chuyên  
môn, quản lý và cố vấn cho startup, giúp các  
startup dựa trên những kinh nghiệm và mạng  
lưới quan hệ mà các nhà đầu tư thiên thần đã có.  
Trong giai đoạn phát triển ban đầu của startup,  
vốn đầu tư thiên thần là bước đệm giữa giai đoạn  
Với vai trò quan trọng của đầu tư thiên thần  
với startup, Chính phủ các quốc gia, thường chú  
trọng tới các chính sách thúc đẩy đầu tư thiên  
thần vào startup. Tại các nước phát triển như Mỹ,  
Anh có số lượng lớn các nhà đầu tư thiên thần;  
họ đầu tư vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau  
từ y tế, bảo hiểm, công nghệ, khoa học, trí tuệ  
nhân tạo,… Hiện nay, trên thế giới đang có ngày  
càng nhiều các hiệp hội liên kết các nhà đầu tư  
thiên thần, được sự hỗ trợ từ chính sách của  
Chính phủ các quốc gia.  
________  
* Tác giả liên hệ.  
Địa chỉ email: pmduc86@yahoo.com  
N.T. K. Anh, D.T. Dat / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 46-52  
48  
Tại khu vực Đông Nam Á, một số quốc gia  
Startup (SEEDS Capital) do Ban Phát triển kinh  
tế (EDB) triển khai từ năm 2000, sau đó chuyển  
giao cho Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp của  
Singapore (SPRING) năm 2008 [4]. Năm 2018,  
Chính phủ Singapore sáp nhập SPRING và Cơ  
quan quản lý doanh nghiệp Quốc tế Singapore  
(International Enterprise Singapore) thành Cơ  
quan quản lý doanh nghiệp Singapore  
(Enterprise Singapore) với mục tiêu trọng tâm là  
hỗ trợ doanh nghiệp Singapore - từ doanh nghiệp  
khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các  
tập đoàn lớn của Singapore, thúc đẩy đổi mới  
công nghệ, phát minh sáng chế, giúp doanh  
nghiệp xây dựng chính sách phát triển vươn tầm  
quốc tế. Hiện nay có khoảng 500 nhà đầu tư và  
trên 40 Vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) và Tổ  
chức tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator), Quỹ  
đầu tư mạo hiểm tham gia chương trình SEEDS  
Capital của Enterprise Singapore [5].  
như Singapore, Thái Lan và Malaysia có hoạt  
động đầu tư thiên thần tương đối sôi động, trong  
đó Chính phủ các quốc gia này đã ban hành nhiều  
chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần, có thể  
nghiên cứu để đúc kết kinh nghiệm cho Việt  
Nam - quốc gia mới xây dựng hệ sinh thái  
startup.  
2. Chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup tại Singapore  
Singapore là đất nước có mật độ dân số chưa  
tới 6 triệu người, tuy nhiên có tới trên 3.300  
statup đang hoạt động [2] và được đánh giá là hệ  
sinh thái startup lớn nhất Châu Á, trung tâm khởi  
nghiệp ở khu vực Đông Nam Á với hơn 400 nhà  
đầu tư thiên thần chính thức, 143 Vườn ươm  
khởi nghiệp (Incubator) và Tổ chức tăng tốc khởi  
nghiệp (Accelerator), trên 50 Văn phòng làm  
việc chung (Co-working space) hoạt động [2].  
Hầu như các Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture  
Capital) lớn trên thế giới đều có văn phòng tại  
Singapore, nhắm đến đầu tư vào các startup có  
trụ sở tại Singapore.  
(2) Năm 2010, Chính phủ Singapore ban  
hành chính sách giảm trừ thuế cho nhà đầu tư  
thiên thần có tên gọi Giảm thuế cho Nhà đầu tư  
thiên thần (Angel Investors Tax Deduction  
Scheme - AITD) có thời gian thực hiện 10 năm  
(tới năm 2020). Theo chính sách này, nhà đầu tư  
thiên thần chính thức (approved angel investor)  
đầu tư tối thiểu 100.000 đôla Singapore vào  
startup ở Singapore sẽ được giảm thuế, tùy vào  
lượng tiền đầu tư sẽ được mức giảm tối đa  
250.000 đôla Singapore mỗi năm. Để đủ điều  
kiện nhận ưu đãi này, nhà đầu tư thiên thần phải  
được công nhận bởi Enterprise Singapore [6].  
Các chương trình hỗ trợ startup ở Singapore  
không chỉ tạo ra động lực để khuyến khích giới  
trẻ ở Singapore khởi nghiệp mà còn thu hút nhân  
tài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ trên toàn  
thế giới tới Singapore để khởi nghiệp. Phần lớn  
các chương trình đều tập trung vào việc hỗ trợ tài  
chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ Chính phủ cho  
các startup [3]. Kết quả khảo sát tại Singapore đã  
xếp hạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi  
nghiệp là một trong những điều kiện đầu tiên thu  
hút bất kỳ một nhà đầu tư nào vào thị trường  
Singapore. Bên cạnh việc ban hành những chính  
sách hỗ trợ startup, chính phủ Singapore cũng có  
một số chương trình hỗ trợ và chính sách khuyến  
khích nhằm thu hút đầu tư thiên thần tại  
Singapore.  
(3) Chính phủ Singapore tạo điều kiện để các  
nhà đầu tư thiên thần ở Singapore liên kết với  
nhau và thiết lập các mạng lưới nhà đầu tư thiên  
thần. Năm 2001, Mạng lưới Nhà đầu tư thiên  
thần Đông Nam Á (Business Angel Network of  
Southeast Asia - BANSEA) được một nhóm các  
nhà đầu tư thiên thần thành lập tại Singapore, mở  
rộng kết nối tới các nhóm đầu tư ở Thái Lan,  
Malaysia, Việt Nam và Indonesia. BANSEA đưa  
ra tầm nhìn phát triển một cộng đồng đầu tư thiên  
thần chuyên nghiệp ở Singapore thông qua chia  
sẻ kiến thức, hợp tác đầu tư giữa các nhà đầu tư  
cũng như gia tăng kết nối giữa nhà đầu tư và  
doanh nghiệp startup. BANSEA có nhiệm vụ  
thúc đẩy hệ thống startup mà ở đó nhà đầu tư  
(1) Chính phủ Singapore có chính sách hỗ trợ  
đầu tư cho nhà đầu tư thiên thần, theo đó nhà đầu  
tư thiên thần chỉ phải đóng góp một nửa thay vì  
toàn bộ số vốn đầu tư cho startup; một nửa còn  
lại sẽ được tài trợ theo Chương trình Phát triển  
N.T. K. Anh, D.T. Dat / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 46-52  
49  
thiên thần cung cấp vốn cho các doanh nghiệp,  
sau đó bản thân các doanh nghiệp này lại tiếp tục  
trở thành nhà đầu tư thiên thần cho các doanh  
nghiệp khác [4]. Ngoài BANSEA, Singapore  
còn có rất nhiều mạng lưới nhà đầu tư thiên thần  
khác với sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ  
Singapore.  
đó là nhà đầu tư thiên thần nước ngoài. Năm  
2012 ở Thái Lan chỉ có 2 startup nhận được  
nguồn vốn đầu tư thì đến năm 2015 đã có 27  
startup được đầu tư và đến năm 2018 có 102  
startup được đầu tư.  
Tại Thái Lan, vốn đầu tư mạo hiểm và vốn  
đầu tư thiên thần kinh doanh là hai nguồn vốn  
đầu tư chủ đạo hỗ trợ cho startup. Chính phủ  
Thái Lan đã có một số hoạt động thu hút đầu tư  
thiên thần nước ngoài.  
Tóm lại, để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup, Singapore có 3 nhóm chính sách chính:  
1) Chính sách về tổ chức hành chính với việc  
giao cho một đơn vị chuyên trách hỗ trợ cho  
startup, trong đó có nhiệm vụ thu hút đầu tư thiên  
thần theo chủ trương của Chính phủ; 2) Chính  
sách giảm thuế cho nhà đầu tư thiên thần để  
khuyến khích đầu tư; 3) Tạo điều kiện cho mạng  
lưới đầu tư thiên thần hoạt động một cách chuyên  
nghiệp, theo đúng quy định của quốc gia.  
(1) Cơ quan phát triển khoa học và công nghệ  
quốc gia Thái Lan (National Science and  
Technology Development Agency - NSTDA)  
thuộc Chính phủ hợp tác với Diễn đàn Nhà đầu  
tư thiên thần thế giới (The World Business  
Angels Investment Forum - WBAF) để tạo dựng  
cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần cho các  
startup trong nước.  
(2) Năm 2018, Chính phủ Thái Lan thông  
qua luật về ưu đãi thuế (Tax Incentive) cho nhà  
đầu tư thiên thần đầu tư vào statup tại Thái Lan.  
Nhà đầu tư thiên thần phải được công nhận bởi  
Cơ quan phát triển khoa học và công nghệ quốc  
gia Thái Lan (NSTDA) [9]. Theo luật ưu đãi  
thuế, nhà đầu tư thiên thần có thể được giảm thuế  
thu nhập cá nhân tối đa 100.000 Thai Baht  
(THB) mỗi năm. Nhà đầu tư thiên thần cần đáp  
ứng một số điều kiện ràng buộc như đầu tư vào  
một số lĩnh vực ưu tiên, giữ cổ phần của startup  
trong tối thiểu 2 năm liên tiếp kể từ thời điểm đầu  
tư mới được hưởng chính sách ưu đãi thuế.  
3. Chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup tại Thái Lan  
Bảng số liệu về đầu tư vào startup tại Thái Lan  
Loi hình  
Năm Năm Năm  
2012 2015 2018  
Số lượng Quỹ đầu tư  
mo him  
Số lượng Nhà đầu tư  
thiên thn  
Số lượng Tchc  
thúc đẩy kinh doanh  
Số lượng startup  
nhận được đầu tư  
trong năm  
1
2
1
2
56  
30  
5
110  
50  
>8  
27  
102  
(3) Thái Lan là nước đi sau trong quá trình  
công nghiệp hóa với ngành chủ chốt gồm nông  
nghiệp, ô tô, dịch vụ, tài chính; tuy nhiên trong  
những năm gần đây Chính phủ Thái Lan đã thực  
hiện chiến lược kinh tế mới với các chính sách  
thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi  
mới công nghệ, đồng thời tạo môi trường thuận  
lợi hơn để thu hút các nhà đầu tư, gồm cả nhà  
đầu tư thiên thần vào các startup, đặc biệt là  
startup liên quan đến đổi mới công nghệ để Thái  
Lan có thể phát triển thành các hub công nghệ.  
Do đó, Chính phủ Thái Lan khuyến khích các  
startup tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực liên  
quan đến công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.  
Từ chính sách ưu tiên của Chính phủ, các nhà  
Nguồn: Startup Ecosystem Thailand [8],  
Thái Lan là thị trường với nhiều cơ hội cho  
các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Đông Nam Á.  
Đây là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực và  
có một số chính sách thân thiện cho các nhà đầu  
tư [7]. Trong những năm qua, hệ sinh thái startup  
Thái Lan phát triển tương đối mạnh mẽ với trên  
600 startup đang hoạt động (dân số Thái Lan gần  
70 triệu người), số lượng nhà đầu tư thiên thần  
chính thức tăng từ 2 (năm 2012) lên 30 (năm  
2015) và 50 (năm 2018), đặc biệt 57% trong số  
N.T. K. Anh, D.T. Dat / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 46-52  
50  
đầu tư thiên thần đầu tư vào startup ở Thái Lan  
thành lập Mạng lưới các Nhà đầu tư thiên thần  
Malaysia (Malaysian Business Angels Network  
- MBAN) với tầm nhìn trở thành tiếng nói chính  
thức cho cộng đồng đầu tư thiên thần Malaysia,  
trở thành Quỹ đầu tư thiên thần lớn mạnh và là  
nơi giao lưu và chia sẻ kiến thức cho các nhà đầu  
tư thiên thần trong nước, trong khu vực và quốc  
tế. MBAN được Bộ Tài chính Malaysia ủy quyền  
trong việc công nhận Nhà đầu tư thiên thần cho  
Chương trình Ưu đãi Thuế nhà đầu tư thiên thần  
và các chương trình liên quan khác thuộc phạm  
vi Bộ Tài chính. MBAN cũng có trách nhiệm xác  
nhận các nhà đầu tư thiên thần và các câu lạc bộ  
nhà đầu tư thiên thần, xây dựng nhận thức và đào  
tạo cho nhà đầu tư thiên thần cũng như giám sát  
các số liệu đầu tư thiên thần tại Malaysia. MBAN  
là một thực thể có chức năng như là một tổ chức  
thương mại điều khiển các liên kết giữa các nhà  
đầu tư thiên thần trong và ngoài nước.  
là từ nhu cầu thực tiễn và sẽ giúp cho nền kinh tế  
Thái Lan phát triển mạnh mẽ hơn về công nghệ.  
Các lĩnh vực startup thu hút được nhiều nhất vốn  
đầu tư ở Thái Lan những năm gần đây là thương  
mại điện tử, logistics, công nghệ tài chính  
(fintech), thanh toán và nhà hàng, ăn uống.  
Nhìn chung, Thái Lan đã thực thi một số  
chính sách để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup: 1) Chính sách về tổ chức hành chính với  
việc giao cho một đơn vị chuyên trách hỗ trợ cho  
startup, trong đó có nhiệm vụ thu hút đầu tư thiên  
thần theo chủ trương của Chính phủ; 2) Chính  
sách ưu đãi thuế cho nhà đầu tư thiên thần để  
khuyến khích đầu tư. 3) Chính sách lựa chọn lĩnh  
vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư thiên thần.  
4. Chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup tại Malaysia  
Tính đến hết 2018, MBAN đã công nhận 240  
nhà đầu tư thiên thần, gồm các nhà đầu tư trong  
10 câu lạc bộ nhà đầu tư thiên thần lớn tại  
Malaysia và các nhà đầu tư tự do cả trong và  
ngoài nước. Từ năm 2015 đến 2018, MBAN đã  
đầu tư vốn cho 65 startup trong gần 350 startup  
thuyết trình gọi vốn (pitching) [11].  
Tại Malaysia, một số cơ quan thuộc chính  
phủ Malaysia được chỉ định để hỗ trợ các startup  
cho đến khi tăng trưởng và trở thành các công ty  
lớn. Tuy nhiên, phần lớn các startup tại Malaysia  
lựa chọn liên kết với một trường đại học hoặc các  
viện nghiên cứu để được nhận nguồn trợ cấp  
nghiên cứu từ chính phủ. Theo một nghiên cứu  
với 28 startup công nghệ tại Malaysia năm 2015  
[10], có 31% startup được tài trợ thông qua các  
nguồn vốn đầu tư của công ty đầu tư tài chính  
nhà nước, tiếp theo là các khoản tài trợ của chính  
phủ (27%), trong khi chỉ có 3% nhận vốn đầu tư  
từ nhà đầu tư thiên thần. Điều đó cho thấy sự  
tham gia của nhà đầu tư thiên thần vẫn ở mức  
thấp ở Malaysia, trong khi quỹ đầu tư công vẫn  
chiếm ưu thế trong các quỹ đầu tư trong nước.  
Tuy nhiên, Malaysia đã có những chính sách và  
biện pháp để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup.  
(2) Năm 2013, Chính phủ Malaysia công bố  
Ưu đãi thuế cho nhà đầu tư thiên thần (Angel Tax  
Incentive - ATI) trong nguồn ngân sách quốc gia  
với ưu đãi thuế quy định mức giảm lên đến  
500,000 RM mỗi năm. ATI được quản lý bởi  
Văn phòng ưu đãi thuế thiên thần (Angel Tax  
Incentive Office - ATIO), một đơn vị của quỹ  
Cradel. Để đủ điều kiện nhận ưu đãi này, nhà đầu  
tư thiên thần phải được MBAN công nhận và  
được xác nhận bởi Bộ Tài chính Malaysia.  
Sau 2 năm để từ khi đầu tư, nhà đầu tư thiên  
thần có thể trình thuế thu nhập cá nhân thông  
qua cơ quan thực hiện xử lý cắt giảm thuế có  
tên Lemgaba Hasil Dalam Negeri (LHDN)  
[12,13].  
(1) Ý tưởng về một cơ quan đại diện cho các  
nhà đầu tư tư nhân lần đầu được Chính phủ  
Malaysia khởi xướng vào năm 2010 nhằm nỗ lực  
giải quyết tài trợ cho các startup bằng huy động  
vốn. Năm 2012, tại Diễn đàn Thiên thần kinh  
doanh Châu Á, Malaysia, Quỹ Cradle Sdn Bhd -  
Cradle, cơ quan thuộc Bộ Tài chính công bố  
Như vậy, để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup, Malaysia có 2 nhóm chính sách chính: 1)  
Chính sách ưu đãi thuế cho nhà đầu tư thiên thần  
để khuyến khích đầu tư; 2) Ủng hộ và tạo điều  
kiện cho mạng lưới đầu tư thiên thần hoạt động  
như là một tổ chức thương mại liên kết giữa các  
N.T. K. Anh, D.T. Dat / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 46-52  
51  
nhà đầu tư thiên thần trong và ngoài nước để đầu  
tư cho startup tại quốc gia.  
(3) Có chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu  
tư thiên thần khi đầu tư vào startup nhằm mục  
đích thu hút các nhà đầu tư tiềm năng tham gia  
đầu tư. Các chính sách nên được thực hiện là: ưu  
đãi, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với các  
khoản đầu tư của nhà đầu tư thiên thần, đối ứng  
vốn, cùng đầu tư vốn cho startup.  
5. Kinh nghiệm để thúc đẩy đầu tư thiên thần  
vào startup tại Việt Nam  
Tại Việt Nam, hoạt động đổi mới sáng tạo và  
khởi nghiệp bắt đầu được chú trọng đặc biệt  
trong những năm gần đây. Năm 2017, Chính phủ  
ban hành Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp  
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025". Năm  
2018, Chính phủ ban hành Nghị định  
38/2018/NĐ-CP đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và  
vừa khởi nghiệp sáng tạo có quy định về Quỹ đầu  
tư khởi nghiệp sáng tạo. Cùng với sự hình thành  
của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, hoạt  
động của nhà đầu tư thiên thần trong nước và  
ngoài nước cũng dần được tạo lập; tuy nhiên cần  
các chính sách và giải pháp từ Chính phủ để thúc  
đẩy đầu tư thiên thần vào startup.  
(4) Tại Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp  
luật định nghĩa cụ thể thế nào là một nhà đầu tư  
thiên thần, chưa có khung pháp lý nhằm bảo vệ  
quyền lợi của nhà đầu tư thiên thần, do vậy chưa  
khuyến khích được nhà đầu tư thiên thần tham  
gia đầu tư. Trước mắt nên luật hóa khái niệm nhà  
đầu tư thiên thần để công nhận chính thức chủ  
thể quan trọng với sự phát triển của startup và  
hướng tới quy định cụ thể quyền lợi của nhà đầu  
tư thiên thần để khuyến khích các hoạt động đầu  
tư thiên thần như các quốc gia đã thực hiện thành  
công.  
(5) Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ để  
startup phát triển là một trong những điều kiện  
thu hút đầu tư vào startup. Chính phủ đóng vai  
trò phát triển hệ sinh thái startup, hỗ trợ, đồng  
hành, tạo môi trường để startup phát triển. Do  
vậy, chú trọng vào nghiên cứu, ban hành các  
chính sách để hỗ trợ các startup có điều kiện phát  
triển cũng góp phần quan trọng để thúc đẩy đầu  
tư thiên thần vào startup tại Việt Nam.  
Thông qua nghiên cứu các chính sách thúc  
đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại một số quốc  
gia trong khu vực, có thể đúc kết một số kinh  
nghiệm để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup  
tại Việt Nam như sau:  
(1) Nên tạo cơ chế khuyến khích thành lập  
mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, hoạt động  
có sự giám sát của Nhà nước nhằm tập hợp các  
nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có vốn và  
kinh nghiệm để đầu tư, đồng hành, hướng dẫn  
cho các startup. Hình thành mạng lưới đầu tư  
thiên thần cũng giúp cho các nhà đầu tư thiên  
thần liên kết các nguồn lực về tài chính, chuyên  
môn và thông tin để đầu tư vào startup một cách  
hiệu quả.  
6. Kết luận  
Nhà đầu tư thiên thần là nhân tố quan trọng  
trong hệ sinh thái startup. Chính vì vậy, chính  
sách khuyến khích các nhà đầu tư thiên đầu tư  
vào các dự án khởi nghiệp là cần thiết trong phát  
triển hệ sinh thái startup tại các quốc gia. Đối với  
quốc gia có hệ sinh thái startup mới phát triển  
như Việt Nam, vai trò của Nhà nước là quan  
trọng với việc thúc đẩy hoạt động đầu tư thiên  
thần, trong đó Chính phủ và các cơ quan quản lý  
nhà nước cần thực hiện nhiều chính sách và giải  
pháp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đầu tư  
thiên thần nói chung, các nhà đầu tư thiên thần  
nói riêng. Kinh nghiệm thực tiễn từ một số quốc  
gia trong khu vực đã và đang thực hiện thành  
công thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup như  
(2) Giao cho một cơ quan thuộc Chính phủ  
chủ trì thực hiện những giải pháp được Chính  
phủ đưa ra để thúc đẩy đầu tư thiên thần vào  
startup. Cơ quan này đóng một số vai trò như  
công nhận nhà đầu tư thiên thần, thực thi chính  
sách hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư thiên thần,  
giám sát hoạt động của mạng lưới đầu tư thiên  
thần và nhà đầu tư thiên thần, tổ chức sự kiện kết  
nối và tạo dựng cộng đồng các nhà đầu tư thiên  
thần,…  
N.T. K. Anh, D.T. Dat / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 46-52  
52  
Singapore, Thái Lan và Malaysia đã trình bày  
trong bài viết là những bài học tham khảo có thể  
nghiên cứu, áp dụng tại Việt Nam.  
(accessed on 03/9/2020).  
2020  
[7] Startup Angels,  
Bangkok Startup Angels,  
(accessed on 03/9/2020).  
[8] Embassy of the Kingdom of the Netherlands in  
Tài liệu tham khảo  
Bangkok,  
Startup  
Ecosystem  
Thailand,  
[1] Investopedia, Angel Investor,  
www.nederlandenu.nl›startup-thailand-factsheet,  
2019 (accessed on 03/9/2020).  
2020 (accessed on 03/9/2020).  
[2] Startup SG, Overview Singapore’s Startup  
(accessed on 03/9/2020).  
[3] WTO and International Trade Center - VCCI,  
research report: Mechanism to support Innovative  
Startups: International Experience Proposed  
solutions for Vietnam, https://wtocenter.vn/an-  
on 03/9/2020).  
[9] DFDL, Thailand Tax Update: New Tax Incentives  
for  
Angel  
Investors,  
Jonathan  
Blaine,  
angel-investor/, 2018 (accessed on 03/9/2020).  
[10] Ajagbe Akintunde Musibau, Ismail Kamariah, The  
Financing of Early Staged Technology Based  
Firms in Malaysia, Middle-East Journal of  
Scientific Research (2013) 18 (5): 697-707, DOI:  
10.5829/idosi.mejsr.2013.18.5.11747  
[11] Malaysian Business Angels Network, 2018 Annual  
2019/05/Annual-Report.pdf, 2019 (accessed on  
03/9/2020).  
[4] Kam, W.P. Overview of angel investing in  
Singapore, Tech in Asia,  
investing-in-singapore/, 2011 (accessed on  
03/9/2020).  
[12] Malaysian Business Angels Network, Angel Tax  
Incentive,  
incentive/, 2020 (accessed on 03/9/2020).  
[5] Enterprise Singapore, SEEDS Capital - Enterprise  
Singapore,  
[13] Malaysia Business Angel Network, Angel Investor  
Application Explanatory Notes and Guidance  
capital/overview, 2020 (accessed on 03/9/2020).  
Note,  
Explanatory-Notes.pdf, 2017 (accessed on  
03/9/2020).  
[6] Guide Me Singapore, Singapore Tax Deduction  
Scheme for Angel Investors,  
pdf 7 trang baolam 14/05/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thúc đẩy đầu tư thiên thần vào startup tại một số quốc gia trong khu vực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_thuc_day_dau_tu_thien_than_vao_startup_tai_mot_so.pdf