Thực trạng nhu cầu học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội

THỰC TRẠNG NHU CẦU HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT  
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI  
Nguyễn Ngọc Liên - BM GDTC- QP  
1. Mở đầu  
Biết được thực trạng nhu cầu của mỗi cá nhân người học hay người  
dạy sẽ làm người học được học môn mình yêu thích, người học sẽ đam mê,  
tự giác tích cực trong học tập và rèn luyện. Sinh viên đến lớp học với thái  
độ vui vẻ, nhiệt tình, học chơi, chơi học. Ngược lại giảng viên dạy  
những sinh viên đam mê yêu thích môn học mà mình lựa chọn, giảng viên  
sẽ phải tự mình rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn. Giảng viên  
giảng dạy đúng (chuyên sâu) chuyên ngành sẽ tâm huyết nhiệt tình giúp  
đỡ người học, khi đó chất lượng giáo dục thể chất (GDTC) sẽ hiệu quả  
thực sự trong việc nâng cao và phát triển thể lực cho sinh viên. Việc thỏa  
mãn nhu cầu học tập GDTC của sinh viên không chỉ đáp ứng yêu cầu nâng  
cao thể lực mà còn đáp ứng cả nhu cầu, sở thích của sinh viên, giảm bớt  
căng thẳng sau thời gian học tập luận ở trên lớp. Qua đó giúp sinh viên  
hoàn thành, phát triển những phẩm chất năng lực cần thiết, đáp ứng yêu  
cầu đòi hỏi của hội, hoàn thiện nhân cách người cán bộ trong tương lai.  
vậy, cần những biện pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên xác định rõ  
mục đích, động cơ học tập và kích thích nhu cầu học tập của sinh viên.  
2. Nội dung  
2.1. Nội hàm khái niệm về nhu cầu  
Nhu cầu trạng thái của cá nhân, một trạng thái của con người cần  
một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung, sống hoạt động  
là nhu cầu chung của con người. Nhu cầu luôn luôn có đối tượng. Đối  
tượng của nhu cầu thể vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng khả năng  
thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định hướng, đồng thời động lực  
bên trong kích thích hoạt động của con người.  
Nhu cầu phản ứng của cơ thể với các điều kiện khách quan, biểu  
hiện thành khuynh hướng cá nhân và trạng thái chủ quan của cơ thể. Nhu  
cầu động lực ban đầu để nảy sinh hành vi, đồng thời cũng chính là  
nguồn gốc tính tích cực của cá nhân.  
Nhu cầu vừa tiền đề, vừa kết quả hoạt động. Nhu cầu vừa có  
tính vật thể, vừa có tính chức năng. Thỏa mãn nhu cầu thực chất là quá  
trình con người chiếm lĩnh một hình thức hoạt động nhất định trong xã hội.  
Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cái thúc đẩy con người hoạt động động cơ  
trở thành hình thức thể hiện của nhu cầu.  
Nhu cầu học tập đòi hỏi của con người đối với sự lĩnh hội nội  
dung kiến thức, phương pháp học tập, nhằm làm giàu vốn kinh nghiệm,  
phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân; là trạng thái thiếu hụt về  
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới được phản ánh trong não của người học.  
Nhu cầu học tập là thành phần cơ bản của động cơ học tập, thúc đẩy tính  
tích cực và có ảnh hưởng quyết định tới kết quả học tập.  
2.2. Thực trạng nội dung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ  
môn GDTC của Trường Đại học Lao động – Xã hội.  
- Nội dung chương trình môn GDTC chính khóa.  
Chương trình môn GDTC đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên  
Trường Đại học Lao động – Xã hội (ĐHLĐ-XH) được thực hiện trong 5 tín  
chỉ (tương đương với 5 học phần): GDTC1 Nhảy cao (1 tín chỉ): GDTC 2  
Thể dục phát triển chung (1 tín chỉ); GDTC 3,4,5 (tương đương 3 tín chỉ):  
với các môn tự chọn: Bóng chuyền 1,2,3; Bóng rổ 1,2,3; Cầu lông 1,2,3; Cờ  
vua...  
- Kết quả học tập của sinh viên về môn GDTC  
Kết quả học tập của sinh viên theo niên chế tại trường ĐHLĐ-XH được  
chúng tôi tiến hành tổng hợp điểm thi kết thúc các môn học năm 2011-2012  
đối với sinh viên khóa Đ7; năm 2012-2013 đối với sinh viên khóa Đ8; và  
năm 2013-2014 đối với sinh viên khóa Đ9 học theo học chế tín chỉ; Kết quả  
hc tp môn GDTC ca sinh viên các khóa, dù là hc theo hình thc  
niên chế hay là hc theo hc chế tín chthì kết qucũng đạt chưa cao.  
Tlsinh viên đạt loi Gii: chiếm 8-10%, Khá: 16-20%, Trung bình:  
45-55%, còn li Yếu và Kém.  
2.2.1. Nhu cu hctp môn GDTC ca sinh viên TrườngĐHLĐ-XH  
Qua nhng kết quả điu tra ban đầu thc trng nhu cu hc tp môn  
GDTC trong nhà trường, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu trực tiếp nhu cầu  
của sinh viên với việc học tập môn GDTC. Vấn đề được giải quyết bằng  
cách tiến hành kho sát 300 sinh viên vvic xây dng chương trình môn  
GDTC ti trường ĐHLĐ-XH và nhu cầu về học tập môn GDTC của sinh  
viên theo hướng tự chọn. Kết quphng vn được thhin bng 2.1,  
bng 2.2  
Bảng 2.1. Kết quả phỏng vấn sinh viên về vấn đề xây dựng  
chương trình môn GDTC tại trường ĐHLĐ-XH  
Ý kiến (%)  
TT  
Nội dung phỏng vấn  
K9  
K8  
K7  
- Nhất thiết theo những quy định chung của Bộ 17  
11  
24  
65  
6
GD-ĐT.  
28  
55  
17  
77  
- Nên vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của  
nhà trường.  
- Tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT nhưng vận  
dụng phù hợp với nhà trường.  
Bảng 2.2. Kết quả phỏng vấn sinh viên về sự cần thiết xây dựng chương  
trình tự chọn môn GDTC cho sinh viên trường ĐHLĐ-XH.  
Ý kiến (%)  
TT  
Nội dung phỏng vấn  
K9  
50  
24  
15  
11  
K8  
56  
37  
5
K7  
68  
31  
1
- Rất cần thiết  
- Cần thiết  
- Chưa cần thiết  
- Không cần thiết  
2
0
Từ kết quả bảng phỏng vấn 2.1 và 2.2 cho thấy rằng phần lớn sinh viên  
(trên 50% ý kiến sinh viên đồng ý) việc thực hiện nội dung chương trình  
môn GDTC cho sinh viên trường ĐHLĐ-XH cần phải tuân thủ quy định của  
Bộ GD&ĐT nhưng vận dụng phù hợp với hoàn cảnh nhà trường. Thấy được  
sự cần thiết phải xây dựng chương trình mới môn GDTC (thể hiện sinh viên  
năm thứ nhất K9; có 74% sinh viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự  
chọn môn GDTC cần thiết, trong đó có 50% là rất cần thiết; sinh viên năm  
thứ hai K8 có 93% sinh viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn  
môn GDTC là cần thiết, trong đó có 56% là rất cần thiết; sinh viên năm thứ  
ba đã học kết thúc chương trình môn GDTC K7 có 99% sinh viên cho rằng  
việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC là cần thiết, trong đó có  
68% là rất cần thiết). Tuy nhiên vẫn còn có sinh viên (11% sinh viên năm  
thứ nhất K9 và 2% sinh viên K8) cho rằng việc xây dựng chương trình tự  
chọn môn GDTC là không cần thiết. Những con số đó phản ánh một phần  
thực trạng những sinh viên chưa nhận thức được vị trí, vai trò và tầm  
quan trọng của môn học GDTC và dạy môn học GDTC tự chọn trong các  
nhà trường ở bậc đại học hiện nay.  
So sánh nhu cầu về việc xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC  
của sinh viên trường Đại học ĐHLĐ-XH  
Từ việc khảo sát ý kiến của sinh viên các khóa khác nhau thể hiện ở  
bảng 2.2 cho thấy rằng: chương trình môn GDTC học theo hình thức tự chọn  
đáp ứng được đa số nhu cầu học tập của sinh viên. Kết quả này cũng hoàn  
toàn phù hợp với xu hướng dạy học môn GDTC trong các trường Đại học  
hiện nay.  
Để tìm hiểu thực trạng nhu cầu học tập các môn thể thao của sinh  
viên trường ĐHLĐ-XH theo hướng tự chọn, vấn đề này tiếp tục được thực  
hiện điều tra cụ thể nhu cầu sinh viên về nội dung môn học phù hợp với sinh  
viên của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.  
Kết quả phỏng vấn về nội dung môn học GDTC được trìnhbàybng2.3:  
Bảng 2.3. Khảo sát ý kiến của 250 sinh viên về việc lựa chọn môn GDTC  
phù hợp với sinh viên trường ĐHLĐXH trong giai đoạn hiện nay  
A.Nội dung môn học Rất phù Phù  
Bình Không Không Tổng  
Sắp xếp  
TT  
Điểm  
phần bắt buộc  
hợp  
hợp thường phù hợp có ý kiến phiếu  
TT  
1
Chạy cự ly TB 800 –  
35  
55  
82  
63  
15  
250 782  
6
1500m  
2
3
TD cơ bản  
Nhảy cao  
83  
20  
84  
35  
40  
27  
80  
16  
05  
250 841  
250 735  
5
9
110  
B.Nội dung môn học Rất phù Phù  
Bình Không Không có  
phần tự chọn  
Cầu lông  
hợp  
80  
75  
80  
55  
30  
25  
hợp thường phù hợp ý kiến  
4
5
6
7
8
9
100  
109  
69  
55  
40  
58  
80  
70  
81  
10  
16  
32  
15  
50  
60  
05  
10  
11  
10  
30  
24  
250 990  
250 973  
250 925  
250 915  
250 770  
250 752  
1
2
3
4
7
8
Bóng chuyền  
Bóng đá  
Bóng rổ  
90  
Cờ vua  
70  
Bóng bàn  
60  
(*) Rất phù hợp: 5 điểm; Phù hợp: 4 điểm; Bình thường: 3 điểm; Không  
phù hợp: 2 điểm; Không có ý kiến: 1 điểm  
Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 2.3 cho thấy: các nội dung học GDTC  
tự chọn theo nhu cầu của sinh viên sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao đó là:  
cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, bóng r, TD cơ bản, chạy bền, cờ vua, bóng  
bàn, nhảy cao;…  
2.2.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng các hình thức tập luyện ngoại  
khóa môn GDTC của sinh viên trường ĐHLĐ-XH.  
Như chúng ta đã biết, chất lượng giảng dạy bất cứ một môn học nào  
trong giờ học cũng như ngoại khóa đều chịu ảnh hưởng rất lớn về phương  
pháp, hình thức tổ chức học tập. Đặc biệt hoạt động ngoại khóa nói  
chung và ngoại khóa TDTT nói riêng mang tính chất tự do, tự nguyện theo  
nhu cầu của từng cá nhân nên đòi hỏi phải có hình thức tổ chức tập luyện  
thật phù hợp.  
Trong quá trình tổ chức tập luyện ngoại khóa các hình thức được sử  
dụng là: hình thức tự tập, hình thức tập theo nhóm, hình thức tập thể dục  
buổi sáng, hình thức câu lạc bộ…Thông qua, các hình thức tổ chức tập  
luyện ngoại khóa đó chúng ta mới cụ thể hóa hơn về phương pháp trong  
từng hình thức tập luyện nhằm đạt được kết quả cao nhất trong học tập.  
Để khảo sát thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức tập luyện  
ngoại khóa môn thể dục của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn  
300 sinh viên về mức độ sử dụng các hình thức trong tập luyện ngoại khóa  
môn học GDTC. Kết quả thu được như ở bảng 2.4.  
Bảng 2.4: Kết quả thực trạng sử dụng các hình thức tập luyện  
ngoại khóa môn GDTC của nữ sinh viên trường ĐHLĐ-XH  
Nội dung  
Mức độ sử dụng  
Thỉnh thoảng  
Thường  
Chưa bao giờ  
xuyên  
SL  
%
46,7  
40,0  
13,3  
0
SL  
70  
%
23,3  
38,3  
20,0  
18,3  
SL  
90  
%
30,0  
21,7  
66,7  
81,7  
Tự tập  
140  
120  
40  
Theo nhóm  
115  
60  
65  
Thể dục buổi sáng  
Câu lạc bộ  
200  
245  
0
55  
Qua kết quả phỏng vấn nêu ở bảng 2.4 cho thấy sinh viên vận dụng  
các hình thức tập luyện ngoại khóa rất đa dạng. Với hình thức tự tập và hình  
thức theo nhóm thì số sinh viên sử dụng thường xuyên chiếm lần lượt là  
46,7% và 40,0%, thỉnh thoảng là 23,3% và 38,3%, chưa bao giờ sử dụng  
chiếm 30,0% và 21,7%. Hai hình thức đó những hình thức dễ thể thực  
hiện được, không bị chi phối bởi yếu tố nào nên các bạn sinh viên sử dụng  
nhiều hơn. Mức độ sử dụng tập thể dục buổi sáng thì tỷ lệ chưa bao giờ sử  
dụng chiếm tới 66,7 %, có thể do các bạn chưa nhận thức được tác dụng của  
việc tập thể dục buổi sáng. Hình thức câu lạc bộ thì tỷ lệ sinh viên thường  
xuyên sử dụng là 0%, kết quả như vậy một phần do trường chưa thành lập  
được câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên. Số sinh viên thỉnh thoảng sử  
dụng chỉ chiếm có 18,3% và số sinh viên chưa bao giờ sử dụng chiếm tỷ lệ  
rất cao là 81,7%. Qua đó thể thấy, sinh viên chưa nhận thức được ưu  
điểm của mỗi hình thức tập luyện ngoại khóa và nhận thức chưa cao về tác  
dụng về tập luyện ngoại khóa TDTT.  
3. Kết luận  
Qua kết quả điều tra thực trạng về nhu cầu học môn GDTC trong  
trường ĐHLĐXH, chúng ta nhận thấy cần thiết phải xây dựng một chương  
trình đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, thông qua kết quả điều tra số  
lượng môn học, sinh viên đã lựa chọn, qua đó mới thật sự nâng cao chất  
lượng dạy học môn GDTC tại nhà trường hiện nay. Đi đôi với việc xây  
dựng chương trình môn học tự chọn, bên cạnh đó nhà trường cũng đồng thời  
đảm bảo được cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở, nhà tập thể chất thì mới thể  
đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao được kết quả học tập của sinh  
viên hiện nay.  
Từ việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu học tập môn GDTC làm cơ sở  
cho các nhà quản lý, các giảng viên xây dựng chương trình môn học GDTC  
cho phù hợp với sinh viên nhà trường trong những năm học tiếp theo.  
doc 9 trang baolam 07/05/2022 4800
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nhu cầu học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docthuc_trang_nhu_cau_hoc_tap_mon_giao_duc_the_chat_cua_sinh_vi.doc