Bài giảng Quản trị chiến lược

MỤC LỤC  
i
ii  
iii  
iv  
v
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC  
1.1. MỤC ĐÍCH, NI DUNG CA HC PHN QUN TRCHIẾN LƢC  
1.1.1. Mục đích  
Do xu hƣớng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực, sự phát triển nhƣ  
vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thị trƣờng làm cho môi trƣờng kinh  
doanh ngày càng phức tạp và thƣờng xuyên biến động. Trong bối cảnh đó mỗi doanh  
nghiệp đều những cơ hội mi để khai thác, đồng thi vừa phải đối mặt vi nhiều  
nguy cơ cần ngăn chặn, hạn chế. Chính vì vậy, để thích nghi vi môi trƣờng kinh  
doanh nhằm đạt hiệu quả cao và thành công lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp phải có  
tƣ duy chiến lƣợc, nghĩa phải tầm nhìn dài hạn nhằm hƣng ti sự mm dẻo cần  
thiết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trƣớc những diễn biến  
môi trƣờng nhin nay. Muốn đạt đƣợc điều đó thì các doanh nghiệp phải hết sức  
chú trọng đến công tác quản trị chiến lƣợc.  
Trong thực tế quản trị chiến lƣợc đã đƣợc nhiều tổ chức, nhiều loại hình doanh  
nghiệp thực hiện tlâu và môn học quản trị chiến lƣợc cũng đã đƣợc đƣa vào ging  
dạy tại các trƣờng đại học kinh tế nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp những nhà  
quản trị giỏi, có tƣ duy chiến lƣợc. Mục đích của môn học nhằm trang bị hệ thống  
kiến thức cơ bản về hoạch định, thực hiện và đánh giá, kiểm soát chiến lƣợc, hình  
thành phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp tƣ duy và đƣa ra định hƣớng chiến lƣợc  
lâu dài trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thi nâng cao năng lực, rèn  
luyện kỹ năng và những phẩm chất cần thiết cho ngƣời học trong công tác quản trị  
chiến lƣợc của doanh nghiệp.  
1.1.2. Nội dung học phần  
Học phần quản trị chiến lƣợc nghiên cứu những vn đề luận thực tiễn về  
hoạch định, thực hiện kiểm soát chiến lƣợc của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm  
những vấn đề liên quan đến quá trình hoạch định chiến lƣợc ncác vấn đề smạng,  
mục tiêu của doanh nghiệp, yếu tố môi trƣờng kinh doanh, cách thức lựa chọn và  
quyết định chiến lƣợc; những vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện chiến lƣợc nhƣ  
xác định các mục tiêu kế hoạch ngắn hạn, cơ cấu tổ chức, phân bổ nguồn lực, các  
chính sách kinh doanh; cách thức đánh giá, kiểm soát chiến lƣợc.  
1.2. KHÁI NIM, VAI TRÒ CA QUN TRCHIẾN LƢỢC  
1.2.1. Chiến lƣợc và khái niệm về quản trị chiến lƣợc  
1.2.1.1. Khái nim chiến lược và đặc trưng ca chiến lược  
Quan điểm về chiến lƣợc đã có từ khá lâu. Từ chiến lƣợc trong tiếng Anh  
Strategy bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Strategeia có nghĩa là nghệ thuật và khoa học làm  
1
tƣớng. Một tƣớng Hy Lạp giỏi là biết cầm quân, đánh thắng và bảo vệ đƣợc lãnh thổ  
khỏi sự xâm lăng của kẻ thù.  
Học giả Đào Duy Anh trong từ điển tiếng Việt đã viết: chiến lƣợc là các kế hoạch  
đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Nhƣ vậy, trong lĩnh vực quân sự,  
thuật ngữ chiến lƣợc nói chung đã đƣợc coi nhƣ một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành  
thắng lợi của một cuộc chiến tranh.  
Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, chiến lƣợc đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và  
thuật ngữ “chiến lƣợc kinh doanh” ra đời. Quan niệm về chiến lƣợc kinh doanh phát  
triển dần theo thời gian và ngƣời ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.  
Năm 1962, Alfred Chander đƣa ra khái niệm chiến lƣợc nhƣ sau: Chiến lƣợc là  
tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, lựa chọn cách thức hoặc  
phƣơng hƣớng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục  
tiêu đó.  
Đến những năm 1980, James B. Quinn lại đƣa ra khái niệm về chiến lƣợc có tính  
khái quát hơn: Chiến lƣợc là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu  
chính, các chính sách và trình tự hành động thành một thể thống nhất.  
Ngoài ra William J. Glueck cũng đƣa ra khái niệm về chiến lƣợc là: Chiến lƣợc  
là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, đƣợc thiết kế để  
đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của công ty sẽ đƣợc thực hiện.  
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lƣợc vẫn là phác thảo hình ảnh  
tƣơng lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác các nguồn  
lực. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lƣợc đƣợc dùng theo ba ý nghĩa phổ biến  
nhất, đó là:  
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.  
- Đƣa ra các chƣơng trình hành động tổng quát.  
- Lựa chọn các phƣơng án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện  
mục tiêu đó.  
Tuy còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lƣợc  
song các đặc trƣng cơ bản của chiến lƣợc trong kinh doanh đƣợc quan niệm tƣơng đối  
thống nhất. Các đặc trƣng cơ bản đó là:  
- Chiến lƣợc xác định rõ những mục tiêu cơ bản về phƣơng hƣớng kinh doanh  
cần đạt tới trong từng thời kỳ và đƣợc quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động  
quản trị của doanh nghiệp. Tính định hƣớng của chiến lƣợc nhằm đảm bảo cho doanh  
nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trƣờng kinh doanh thƣờng xuyên  
biến động.  
- Chiến lƣợc kinh doanh chỉ phác thảo những phƣơng hƣớng hoạt động của  
doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Nó chỉ  
2
             
mang tính định hƣớng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải kết hợp  
mục tiêu chiến lƣợc với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù  
hợp với môi trƣờng và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắc  
phục sự sai lệch do tính định hƣớng của chiến lƣợc gây ra.  
- Chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của  
doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng  
các nguồn lực, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai nhằm phát  
huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ƣu thế trong cạnh tranh.  
- Chiến lƣợc kinh doanh đƣợc phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây  
dựng đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lƣợc.  
1.2.1.2. Khái nim vqun trchiến lược  
Quản trị chiến lƣợc là một vấn đề đƣợc rất nhiều nhà kinh tế cũng nhƣ các quản  
trị gia quan tâm. Do nội dung của quản trị chiến lƣợc rất rộng về phạm vi nghiên cứu  
và phong phú trong thực tế vận dụng nên ở mỗi góc nhìn ngƣời ta lại đƣa ra quan  
điểm, khái niệm khác nhau về quản trị chiến lƣợc. Tuy mỗi cách nhìn đó chƣa hoàn  
toàn đầy đủ, toàn diện nhƣng trên tổng thể những cách nhìn đó đã góp phần to lớn vào  
việc nhận thức và thực hiện công tác quản trị trong doanh nghiệp.  
Dƣới đây là một số khái niệm về quản trị chiến lƣợc:  
- Quản trị chiến lƣợc là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định  
sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.  
- Quản trị chiến lƣợc là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến  
việc hoạch định và thực hiện các chiến lƣợc đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.  
- Quản trị chiến lƣợc là quá trình nghiên cứu các môi trƣờng hiện tại cũng nhƣ  
tƣơng lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực  
hiện các quyết định nhằm đạt đƣợc các mục tiêu trong môi trƣờng hiện tại cũng nhƣ  
tƣơng lai.  
Cuối cùng, xin giới thiệu một khái niệm về quản trị chiến lƣợc đƣợc sử dụng  
rộng rãi trong các khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị kinh doanh tại Anh, Mỹ ... và  
đƣợc nhiều nhà kinh tế chấp nhận:  
Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và  
đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó.  
Theo các định nghĩa này, quản trị chiến lƣợc chú trọng vào việc phối kết hợp các  
mặt quản trị: marketing, tài chính/kế toán, sản phẩm/tác nghiệp, nghiên cứu phát triển  
và hệ thống thông tin để hƣớng tới sự thành công cho doanh nghiệp.  
Tổng hợp lại, quản trị chiến lƣợc doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động hoạch  
định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh diễn ra lặp đi lặp  
lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận  
3
dụng đƣợc mọi cơ hội, thời cơ cũng nhƣ hạn chế hoặc xoá bỏ đƣợc các đe doạ, cạm  
bẫy trên con đƣờng thực hiện các mục tiêu của mình.  
1.2.2. Vai trò của quản trị chiến lƣợc  
- Quản trị chiến lƣợc giúp các doanh nghiệp định hƣớng rõ tầm nhìn chiến lƣợc,  
sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình.  
Muốn quản trị chiến lƣợc có hiệu quả các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin  
môi trƣờng kinh doanh. Căn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo đƣợc các xu  
hƣớng biến động của môi trƣờng kinh doanh và xác định nơi nào mà doanh nghiệp cần  
đi đến trong tƣơng lai, những gì cần phải làm để đạt đƣợc những thành quả lâu dài.  
Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tƣơng lai giúp cho nhà  
quản trị cũng nhƣ nhân viên nắm vững đƣợc việc gì cần làm để đạt đƣợc thành công,  
tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà quản trị và các nhân viên và cùng nỗ lực để đạt  
đƣợc các mong muốn. Nhƣ vậy sẽ khuyến khích cả hai đối tƣợng trên đạt đƣợc những  
thành tích ngắn hạn nhằm cải thiện tốt hơn lợi ích lâu dài của các doanh nghiệp.  
- Quản trị chiến lƣợc giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lƣợc tốt, thích nghi với  
môi trƣờng.  
Chiến lƣợc là những giải pháp tổng quát, mang tính định hƣớng giúp doanh  
nghiệp đạt đƣợc các mục tiêu dài hạn. Chiến lƣợc đƣợc hình thành dựa vào các thông  
tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đƣợc lựa chọn theo một tiến trình mang  
tính khoa học. Đồng thời, trong quá trình quản trị chiến lƣợc, các nhà quản trị luôn  
luôn giám sát những biến động của môi trƣờng kinh doanh và điều chỉnh chiến lƣợc  
khi cần thiết. Vì vậy, quản trị chiến lƣợc sẽ giúp doanh nghiệp luôn có chiến lƣợc tốt,  
thích nghi với môi trƣờng. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh môi trƣờng ngày  
càng phức tạp, thay đổi liên tục và cạnh tranh diễn ra trên phạm vi toàn cầu.  
- Quản trị chiến lƣợc giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm  
khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trƣờng  
bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.  
Điều kiện môi trƣờng mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi. Những biến  
đổi nhanh thƣờng tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Quá trình quản trị chiến lƣợc  
buộc nhà quản trị phân tích và dự báo các điều kiện môi trƣờng trong tƣơng lai gần  
cũng nhƣ tƣơng lai xa. Nhờ thấy rõ điều kiện môi trƣờng tƣơng lai mà nhà quản trị có  
khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội đó và giảm bớt nguy cơ  
liên quan đến điều kiện môi trƣờng kinh doanh và từ đó đƣa ra các quyết định mang  
tính chủ động. Điều đó có nghĩa là khi dự báo các cơ hội có khả năng xuất hiện, các  
nhà quản trị chuẩn bị kế hoạch để nắm bắt khi tình huống cho phép, hoặc khi gặp nguy  
cơ, các nhà quản trị có thể chủ động tác động vào môi trƣờng để giảm bớt rủi ro hoặc  
chủ động né tránh. Mặt khác, điểm mạnh và điểm yếu luôn tồn tại trong tổ chức do đó  
4
 
nếu không quản trị chiến lƣợc doanh nghiệp dễ bằng lòng với những gì hiện có, khi  
môi trƣờng thay đổi điểm mạnh sẽ nhanh chóng trở thành điểm yếu và có nguy cơ bị  
đối thủ cạnh tranh khai thác. Ngƣợc lại nếu quản trị chiến lƣợc, hệ thống thông tin của  
doanh nghiệp luôn rà soát điểm mạnh, điểm yếu để nhà quản trị có cơ sở tận dụng các  
điểm mạnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời có kế hoạch làm giảm các điểm  
yếu để hạn chế rủi ro.  
- Quản trị chiến lƣợc giúp doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả cao hơn so với không  
quản trị.  
Các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị  
chiến lƣợc thì đạt đƣợc kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt đƣợc trƣớc  
đó và các kết quả của các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lƣợc. Điều đó  
không có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lƣợc sẽ không gặp phải  
các vấn đề, thậm chí có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa là việc vận dụng quản trị  
chiến lƣợc sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của  
doanh nghiệp trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trƣờng khi chúng xuất hiện.  
1.3. CÁC CP QUN TRCHIẾN LƢỢC  
Quản trị chiến lƣợc đƣợc tiến hành tại nhiều cấp khác nhau trong một doanh  
nghiệp. Cáp quản trị chiến lƣợc là những cấp, đơn vị trong hệ thống tổ chức có nhiệm  
vụ xây dựng và thực hiện chiến lƣợc riêng của mình và nhằm đảm bảo góp phần thực  
hiện chiến lƣợc tổng quát của doanh nghiệp.  
Chúng ta có thể chia quản trị chiến lƣợc theo ba cấp:  
- Chiến lƣợc cấp doanh nghiệp: Là chiến lƣợc trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp sẽ  
nằm trong những ngành kinh doanh nào, vị trí của doanh nghiệp đối với môi trƣờng và  
vai trò của từng ngành kinh doanh trong doanh nghiệp. Chiến lƣợc cấp doanh nghiệp  
do ban quản trị cấp cao đề ra, dựa vào đó nhà quản trị có thể biết doanh nghiệp cần mở  
rộng thêm hay giảm bớt những ngành kinh doanh nào.  
dụ: Chiến lƣợc cấp công ty của Eaton Corporation phải xác định xem trong  
s57 chi nhánh của công ty trong nƣớc và nƣớc ngoài cần giữ lại chi nhánh nào, chi  
nhánh nào cần đóng cửa, ngành mi nào và các hp đồng chyếu nào (hoặc loại hp  
đồng nào) cần theo đuổi.  
- Chiến lƣợc cấp kinh doanh: Là chiến lƣợc xác định doanh nghiệp nên cạnh  
tranh trong mỗi ngành kinh doanh của nó nhƣ thế nào?  
Đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên môn hoá thì  
chiến lƣợc cấp kinh doanh cũng tƣơng tự nhƣ chiến lƣợc cấp doanh nghiệp.  
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau, thông  
thƣờng doanh nghiệp phân thành các đơn vị kinh doanh chiến lƣợc (SBU: Strategic  
business unit). Mỗi SBU đảm nhận một hay một số ngành kinh doanh tự lập ra chiến  
5
 
lƣợc riêng cho đơn vị mình trong sự thống nhất với chiến lƣợc và lợi ích tổng thể của  
toàn doanh nghiệp.  
- Chiến lƣợc cấp chức năng: Là chiến lƣợc xác định cần phải hỗ trợ chiến lƣợc  
cấp kinh doanh nhƣ thế nào. Những chiến lƣợc ở các bộ phận chức năng nhƣ: nghiên  
cứu và phát triển, chế tạo, tiếp thị, nhân sự, tài chính… đều phải tuân theo và thống  
nhất với các chiến lƣợc cấp kinh doanh.  
Cấp doanh nghiệp  
Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp  
Cấp kinh doanh  
SBU1  
SBU2  
SBU3  
Cấp chức năng  
NC và PT  
Sản xuất  
Tiếp thị  
Nhân sự  
Tài chính  
Hình 1.1: Các cấp chiến lƣợc trong doanh nghiệp  
1.4. MÔ HÌNH QUN TRCHIẾN LƢỢC  
Quá trình quản trị chiến lƣợc thƣờng đƣợc nghiên cứu và sử dụng thông qua các  
mô hình. Mỗi một mô hình biểu diễn một loại quá trình khác biệt. Mô hình sau sẽ cung  
cấp một cách rõ ràng và cơ bản phƣơng pháp tiếp cận trong việc thiết lập, thực thi và  
đánh giá chiến lƣợc.  
Mô hình này chia toàn bộ quá trình quản trị chiến lƣợc thành 9 bƣớc cụ thể sau:  
- Bƣớc 1: Nghiên cứu triết kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp.  
Bƣớc này thực hiện việc nghiên cứu lại triết lý kinh doanh, các mục tiêu và các  
nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, nhiều nhà quản trị học cho rằng bên  
cạnh việc nghiên cứu triết kinh doanh của doanh nghiệp còn phải thực hiện nhiệm  
vụ hết sức quan trọng nữa là nghiên cứu ý đồ, quan điểm cũng nhƣ những mong muốn  
của lãnh đạo doanh nghiệp ở thời kỳ kinh doanh chiến lƣợc.  
- Bƣớc 2: Phân tích môi trƣờng bên ngoài.  
Mục tiêu của bƣớc này là xác định đƣợc mọi cơ hội và đe doạ có thể xuất hiện  
trong thời kì kinh doanh chiến lƣợc. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các công  
cụ, phƣơng tiện, kỹ thuật phân tích và dự báo thích hợp. Việc xác định cơ hội, đe doạ  
có chuẩn xác hay không sẽ là một trong các nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng  
6
 
của bƣớc lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.  
- Bƣớc 3: Phân tích môi trƣờng bên trong.  
Phân tích bên trong nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so  
với các đối thủ cạnh tranh trong thời kì kinh doanh chiến lƣợc. Muốn vậy, phải biết sử  
dụng các công cụ, kỹ thuật thích hợp và tập trung vào những điểm chủ yếu nhằm xác  
định chính xác doanh nghiệp mạnh, yếu gì? Kết quả phân tích và đánh giá mạnh, yếu  
có chính xác hay không cũng là một trong những nhân tố quyết định đến chất lƣợng  
của bƣớc tiếp theo.  
- Bƣớc 4: Xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kì chiến lƣợc.  
Bƣớc này có nhiệm vụ dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở các bƣớc trên mà  
đánh giá lại xem mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kì chiến lƣợc là gì?  
Các mục tiêu, nhiệm vụ này có còn phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ đãm xác định  
khi xây dựng doanh nghiệp hay phải thay đổi? Nếu phải thay đổi thì mức độ thay đổi  
nhiều hay ít, theo hƣớng mở rộng, thu hẹp hay phải thay đổi cả nhiệm vụ kinh doanh?  
- Bƣớc 5: Quyết định chiến lƣợc kinh doanh.  
Quyết định chiến lƣợc kinh doanh chính là bƣớc xác định và lựa chọn chiến lƣợc  
kinh doanh cụ thể cho thời kì chiến lƣợc. Tuỳ theo phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc  
cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật xây dựng và đánh giá để quyết định  
chiến lƣợc tối ƣu cho thời kì chiến lƣợc.  
- Bƣớc 6: Tiến hành phân phối các nguồn lực.  
Hiểu đơn giản nhất thì phân phối các nguồn lực chính là việc phân bổ các nguồn  
lực sản xuất cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lƣợc đã xác định. Tuy  
nhiên, sẽ có nhiều quan niệm về vấn đề này.  
Nếu chỉ hiểu phân phối nguồn lực một cách tổng quát nhất sẽ đề cập đến việc  
nghiên cứu, đánh giá lại hệ thống tổ chức doanh nghiệp bao gồm cả hệ thống sản xuất  
và hệ thống quản trị.  
Sau khi đã có các kết luận về chúng, các nhà quản trị chiến lƣợc sẽ phải lựa chọn  
xem liệu có cần thay đổi hay điều chỉnh hệ thống sản xuất hay hệ thống bộ máy quản  
trị cho phù hợp với các điều kiện mới của thời kỳ chiến lƣợc hay không? Nếu phải  
thay đổi hay điều chỉnh thì phải thực hiện cụ thể nhƣ thế nào?  
Nếu hiểu phân phối nguồn lực theo nghĩa tổ chức các nguồn lực trong suốt quá  
trình thực hiện chiến lƣợc sẽ không chỉ dừng ở các nội dung trên mà phải bào hàm cả  
việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ngắn hạn hơn. Tuy vậy, mô hình này sẽ  
chỉ dừng ở cách hiểu phân phối nguồn lực ở dạng tổng quát.  
- Bƣớc 7: Xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp.  
Nội dung của bƣớc này là xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp với các  
điều kiện của thời kì chiến lƣợc. Các chính sách kinh doanh đƣợc quan niệm là các  
7
 
chính sách gắn trực tiếp với từng lĩnh vực hoạt động chức năng nhƣ marketing, sản  
phẩm, sản xuất,… Các chính sách là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu  
quả các kế hoạch kinh doanh trong thời kì chiến lƣợc. Để xây dựng các chính sách  
kinh doanh phù hợp đòi hỏi phải nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật hoạch định chính  
sách ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.  
- Bƣớc 8: Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn hơn.  
Tuỳ theo độ ngắn của thời kì chiến lƣợc mà triển khai xây dựng các kế hoạch sản  
xuất kinh doanh ngắn hạn hơn cho thích hợp. Điều kiện cơ bản của các kế hoạch này là  
phải có thời gian ngắn hơn thời gian của thời kì chiến lƣợc. Các kĩ năng, kỹ thuật xây  
dựng chiến lƣợc không phải chỉ đƣợc đề cập ở giáo trình này mà còn đƣợc cụ thể hoá  
hơn ở các nội dung có liên quan của giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp.  
Khi các kế hoạch đã đƣợc xây dựng, nhiệm vụ tiếp theo lôi cuốn hoạt động của  
mọi nhà quản trị ở mọi cấp, mọi bộ phận là tổ chức thực hiện các kế hoạch đó.  
Thực hiện  
đánh giá bên  
ngoài, chỉ ra  
cơ hội và  
Đặt ra  
mục  
tiêu dài  
hạn  
Đặt ra  
mục  
tiêu  
thƣờng  
niên  
thách thức  
Nêu ra  
nhiệm vụ  
hiện tại,  
mục tiêu  
và chiến  
lƣợc  
Xem  
xét lại  
nhiệm  
vụ của  
công  
ty  
Đo  
lƣờng  
và đánh  
giá mức  
độ thực  
hiện  
Phân  
bổ  
nguồn  
lực  
Thực hiện  
đánh giá bên  
trong, chỉ ra  
những điểm  
mạnh - yếu  
Lựa chọn  
chiến  
lƣợc để  
theo đuổi  
Chính  
sách bộ  
phận  
THỰC THI  
CHIẾN LƢỢC  
HOẠCH ĐỊNH  
CHIẾN LƢỢC  
ĐÁNH GIÁ  
CHIẾN LƢỢC  
Hình 1.2: Mô hình chi tiết quản trị chiến lƣợc  
- Bƣớc 9: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quá trình xây dựng và tổ chức  
8
thực hiện chiến lƣợc kinh doanh.  
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định xem môi trƣờng  
kinh doanh đã thay đổi nhƣ thế nào? Với các thay đổi đó thì có cần thay đổi, điều  
chỉnh chiến lƣợc kinh doanh, chính sách kinh doanh hay kế hoạch hay không? Muốn  
làm đƣợc việc này các nhà quản trị sẽ phải sử dụng các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá  
thích hợp với từng đối tƣợng để trên cơ sở đó quyết định việc điều chỉnh chiến lƣợc,  
chính sách hay kế hoạch kinh doanh hoặc quyết định không cần điều chỉnh chúng.  
Quá trình quản trị chiến lƣợc là một quá trình phức tạp và liên tục. Chỉ cần một  
thay đổi nhỏ tại một trong số những bƣớc công việc chính trong mô hình cũng cần tới  
những thay đổi trong một vài hoặc tất cả các bƣớc công việc khác.  
Quá trình quản trị chiến lƣợc trong thực tế không thể phân tách một cách rõ ràng  
và thực hiện một cách chặt chẽ nhƣ mô hình đã đề ra. Các nhà quản trị chiến lƣợc  
không thực hiện các yêu cầu một cách uyển chuyển mà họ buộc phải lựa chọn lần lƣợt  
theo các thứ tự ƣu tiên thực hiện.  
1.5. CÁC GIAI ĐON CA QUN TRCHIẾN LƢỢC  
Nội dung cơ bản của quản trị chiến lƣợc đƣợc chia làm ba giai đoạn chủ yếu là  
hoạch định chiến lƣợc, thực thi chiến lƣợc, đánh giá chiến lƣợc. Tuy vậy, trong thực tế  
hoạt động của các doanh nghiệp, chúng ta thấy mức độ nhấn mạnh của từng giai đoạn  
trong quản trị chiến lƣợc là khác nhau và nó có sự khác biệt tƣơng đối giữa các doanh  
nghiệp trong cùng ngành, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.  
Biểu đồ ba giai đoạn của quản trị chiến lƣợc đƣợc thể hiện nhƣ sau:  
Hình  
thành  
chiến  
lƣợc  
Nghiên cu các  
nhân tbên ngoài,  
bên trong, mt  
mạnh, yếu, thi cơ,  
nguy cơ  
Xác định mục  
tiêu lựa chn và  
quyết định chiến  
lƣợc  
Hp nhất phân  
tích tổng hợp  
Thực  
thi  
Soát xét lại tổ chức,  
đề xuất các chính  
sách cho quá trình  
thực hiện chiến  
lƣợc  
Thiết lập mục  
tiêu và giải  
Phân phối các  
nguồn lực tài  
nguyên theo các  
kế hoạch đã xây  
dựng  
chiến  
lƣợc  
pháp  
trung  
hạn, hàng năm  
Đánh  
giá,  
Xem xét đánh giá  
các yếu tố bên  
ngoài, bên trong  
doanh nghip  
Đo lƣờng đánh  
giá kết quả, so  
sánh vi các  
gii hạn  
Thực hiện việc  
điều chỉnh mục  
tiêu, chính sách,  
giải pháp  
điều  
chỉnh  
chiến  
lƣợc  
Hình 1.3: Biểu đồ 3 giai đoạn quản trị chiến lƣợc  
9
1.5.1. Hoạch định chiến lƣợc  
Hoạch định chiến lƣợc là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều  
tra nghiên cứu để xác định các yếu tố khuyết điểm bên trong và bên ngoài, đề ra các  
mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa những chiến lƣợc thay thế. Giai đoạn này bao gồm:  
các hoạt động nghiên cứu; hợp nhất trực giác và phân tích; đƣa ra các quyết định.  
- Hoạt động nghiên cứu: bao gồm cả việc thu thập thông tin về lĩnh vực và thị  
trƣờng hiện tại của doanh nghiệp. Quá trình này gọi là rà soát môi trƣờng. Về phía  
doanh nghiệp, các nghiên cứu đƣợc tổ chức để chỉ ra những điểm mạnh và yếu điểm  
chính trong các lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp.  
- Kết hợp trực giác với những phân tích để sản sinh và lựa chọn ra chiến lƣợc  
hợp lý nhất trong tập hợp các chiến lƣợc có thể sử dụng đƣợc.  
- Các quyết định trong giai đoạn hoạch định chiến lƣợc đề ra cho doanh nghiệp  
sự tập trung vào các sản phẩm cụ thể, các thị trƣờng, nguồn lực và công nghệ trong  
suốt một khoảng thời gian định rõ.  
Trong quá trình hoạch định chiến lƣợc, việc định ra một cách rõ ràng nhiệm vụ  
của doanh nghiệp đƣợc sự quan tâm chú ý của không chỉ các nhà hoạch định cấp cao  
mà còn là sự quan tâm của những ngƣời thực hiện. Một mục tiêu rõ ràng là rất có ích  
cho việc đề ra những mục tiêu cũng nhƣ hoạch định chiến lƣợc.  
Giai đoạn hoạch định chiến lƣợc đƣợc tiến hành qua các bƣớc công việc sau:  
Quá trình  
Bƣớc công việc  
Nội dung thực hiện  
Chỉ ra vai trò, bản chất và nội  
dung cơ bản của doanh nghiệp  
1. Chức năng  
nhiệm vụ  
Chỉ ra bản chất của việc đánh  
giá môi trƣờng bên ngoài, nội  
dung và các công cụ đánh giá  
2. Đánh giá môi  
trƣờng bên ngoài  
Hoạch định  
chiến lƣợc  
Bản chất của đánh giá nội bộ,  
công tác đánh giá các mặt hoạt  
động chính của công ty  
3. Đánh giá môi  
trƣờng nội bộ  
Sử dụng các mô hình, kết hợp  
đánh giá định tính và định  
lƣợng, chọn ra một mô hình  
chiến lƣợc hợp lý cho công ty  
4. Phân tích và lựa  
chọn chiến lƣợc  
Hình 1.4: Mô hình các bƣớc công việc trong giai đoạn hoạch định chiến lƣợc  
- Xác định chức năng, nhiệm vụ  
Chức năng, nhiệm vụ là nền tảng cho sự ƣu tiên những chiến lƣợc, những kế  
hoạch và các bƣớc công việc. Đây là điểm khởi đầu cho việc đề ra các công việc quản  
trị, là điểm khởi đầu để xây dựng nên những cơ cấu quản trị. Đối với những doanh  
10  
 
nghiệp mới ra đời, chức năng và nhiệm vụ của nó chính là nguyên nhân cho sự ra đời  
của doanh nghiệp. Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ sẽ diễn tả mục đích của tổ  
chức, của khách hàng, của sản phẩm và dịch vụ, của thị trƣờng, triết lý kinh doanh và  
các kỹ thuật cơ bản đƣợc sử dụng.  
- Đánh giá môi trường bên ngoài  
Bản chất của việc đánh giá môi trƣờng bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn  
những cơ hội từ môi trƣờng mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguy cơ  
từ môi trƣờng mang lại, có thể gây ra những thách thức cho doanh nghiệp mà nó cần  
phải tránh. Chỉ ra và đánh giá những cơ hội và thách thức do môi trƣờng đem lại giúp  
cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định nhiệm vụ, giúp xây dựng nên  
những chiến lƣợc đạt tới các mục tiêu dài hạn, cũng nhƣ giúp cho việc đề ra những  
chính sách để có thể đạt đƣợc những mục tiêu thƣờng niên.  
- Đánh giá môi trường nội bộ  
Bản chất của việc đánh giá môi trƣờng nội bộ là việc rà soát, đánh giá các mặt  
của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ  
các điểm yếu mà doanh nghiệp còn mắc phải; là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy  
những mặt mạnh; hạn chế, khắc phục và sửa chữa những yếu điểm đang tồn tại.  
- Phân tích và lựa chọn chiến lược  
Mục tiêu của phân tích và lựa chọn chiến lƣợc chính là việc thiết lập nên các mục  
tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lƣợc thay thế, lựa chọn ra trong số đó một vài chiến  
lƣợc để theo đuổi. Phân tích và lựa chọn chiến lƣợc nhằm định ra những hành động mà  
nó có thể giúp cho doanh nghiệp đạt tới sứ mệnh cũng nhƣ những mục tiêu mà nó đã  
đề ra.  
1.5.2. Thực thi chiến lƣợc  
.Quá trình  
Bƣớc công việc  
Nội dung thực hiện  
Đề ra các mục tiêu thƣờng niên,  
chính sách, phân bổ nguồn lực,  
điều chỉnh cấu trúc, tạo dựng  
văn hoá công ty.  
1. Đề ra quyết định  
quản trị  
Thực thi  
chiến lƣợc  
Các quy định, chính sách trong  
công tác Marketing, tài chính kế  
toán, nghiên cứu hệ thống thông  
tin…  
2. Triển khai chiến  
lƣợc trong công tác  
Marketing, tài chính  
kế toán, nghiên cứu  
phát triển  
Hình 1.5: Mô hình các bƣớc công việc trong giai đoạn thực thi chiến lƣợc  
11  
 
Quá trình quản trị chiến lƣợc không dừng lại khi doanh nghiệp đã đề ra đƣợc  
chiến lƣợc để theo đuổi. Bắt buộc phải có một sự chuyển đổi từ những ý đồ chiến lƣợc  
sang những việc làm chiến lƣợc. Một khi những ngƣời lao động, ban giám đốc của  
doanh nghiệp hiểu đƣợc về nhiệm vụ và hiểu rằng họ là một phần của doanh nghiệp,  
quá trình chuyển đổi đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và sự đồng thuận trong việc thực hiện  
quá trình đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt tới thành công.  
Thực thi chiến lƣợc thƣờng đƣợc gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến  
lƣợc. Thực thi là động viên những ngƣời lao động và ban giám đốc, để biến những  
chiến lƣợc đƣợc hoạch định thành hành động cụ thể. Ba công việc chính của thực thi  
chiến lƣợc là thiết lập các mục tiêu thƣờng niên, các chính sách cho các bộ phận và  
phân bổ nguồn lực. Giai đoạn này thƣờng đƣợc coi là giai đoạn khó khăn nhất trong  
quá trình quản trị chiến lƣợc bởi việc thực thi chiến lƣợc đòi hỏi tính kỷ luật, sự tận  
tụy cả đức hy sinh của mỗi cá nhân các nhà quản trị.  
Thực thi chiến lƣợc có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn doanh nghiệp, nó có tác  
động tới cả các phòng ban và bộ phận chức năng. Các hoạt động thực thi chiến lƣợc  
còn tác động đến tất cả những ngƣời lao động cũng nhƣ ban giám đốc doanh nghiệp.  
- Đề ra quyết định quản trị  
+ Mục tiêu thƣờng niên: Là những chỉ dẫn cho các hoạt động, định hƣớng và dẫn  
dắt những nỗ lực và hoạt động của một tổ chức. Nó có ý nghĩa quan trọng bởi nó đƣa  
ra cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực, là cơ chế chủ yếu cho việc đánh giá của các giám  
đốc, là công cụ cơ bản cho điều khiển hƣớng tới các mục tiêu dài hạn, chỉ ra các tổ  
chức, phòng ban, bộ phận cần ƣu tiên.  
+ Phân bổ nguồn lực: Là trung tâm của hoạt động quản trị. Nó cho phép thực  
hiện các chiến lƣợc. Quản trị chiến lƣợc giúp cho việc phân bổ nguồn lực theo những  
thứ tự ƣu tiên và đòi hỏi phải tính đến trong việc phân bổ, vì vậy công tác phân bổ  
nguồn lực là một trong những công tác rắc rối phức tạp nhất.  
+ Điều chỉnh cấu trúc cho tƣơng xứng với chiến lƣợc: Việc điều chỉnh là một  
yêu cầu khách quan bởi lẽ cấu trúc sẽ quyết định lớn tới việc làm thế nào những mục  
tiêu và chính sách đƣợc hoạch định; thứ hai là cấu trúc quy định các nguồn lực sẽ đƣợc  
phân bổ nhƣ thế nào.  
- Thực thi chiến lược trong các lĩnh vực  
+ Thực thi chiến lƣợc trong lĩnh vực Marketing gồm hai biến số tác động chính:  
phần thị trƣờng và vị trí của sản phẩm. Bằng việc phân chia khách hàng, các vùng địa  
lý, mức thu nhập... doanh nghiệp sẽ tìm cho mình các khúc thị trƣờng cần tập trung,  
các mảng thị trƣờng mà doanh nghiệp nên tham gia vào. Khi có đƣợc mảng thị trƣờng,  
nó sẽ giúp cho quá trình thực thi chiến lƣợc diễn ra suôn sẻ. Bởi vì, thứ nhất những  
chiến lƣợc nhƣ chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, xâm nhập thị trƣờng, đa dạng hoá đòi  
12  
 
hỏi tăng hàng bán trên các thị trƣờng mới và các sản phẩm. Để thực thi những chính  
sách này thành công đòi hỏi phải có cách thức tiếp cận mới và sự biến đổi những khúc  
thị trƣờng. Thứ hai, với khúc thị trƣờng chỉ cần một nguồn lực không quá lớn công ty  
cũng có thể thành công, bởi lẽ nó không yêu cầu tới một khối lƣợng hàng hoá khổng  
lồ, một hệ thống phân phối và các nhà phân phối dày đặc và cũng không đòi hỏi chiến  
dịch quảng cáo rầm rộ.  
+ Thực thi chiến lƣợc trong lĩnh vực tài chính - kế toán: dự đoán các luồng tiền  
vào và ra của doanh nghiệp căn cứ vào tình hình hoạt động và kế hoạch kinh doanh;  
tính toán nhu cầu về tài chính cho hoạt động triển khai trong kinh doanh; đánh giá chi  
phí sản xuất và những khoản phí phát sinh, so sánh đánh giá với những cổ phiếu định  
mức, các kế hoạch đặt ra trƣớc lúc thực hiện để điều chỉnh cho đạt với yêu cầu đặt ra.  
+ Thực thi chiến lƣợc trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D): Những  
nhiệm vụ này đảm trách việc phát triển những sản phẩm mới, cải tiến những sản phẩm  
cũ, hỗ trợ một cách có hiệu quả cho thực thi chiến lƣợc. Hoạt động chủ yếu tập trung  
vào nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ. Hoạt động thông tin gián  
điệp kinh tế cũng đƣợc sử dụng ở một số doanh nghiệp.  
1.5.3. Đánh giá chiến lƣợc  
Giai đoạn cuối cùng trong quản trị chiến lƣợc là đánh giá chiến lƣợc. Các hoạt  
động chính trong đánh giá chiến lƣợc: xem xét lại những nhân tố bên trong và bên  
ngoài doanh nghiệp đƣợc sử dụng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lƣợc hiện tại;  
đánh giá mức độ thực hiện và thực hiện những sửa đổi cần thiết.  
Quá trình  
Bƣớc công việc  
Nội dung thực hiện  
Xem xét lại những cơ sở sử  
dụng để xây dựng chiến lƣợc  
1. Xem xét lại chiến  
lƣợc  
Đánh giá mức độ thực hiện của  
tổ chức trong thực tế  
Đánh giá  
2. Đánh giá lại  
chiến lƣợc  
chiến lƣợc  
Dựa vào kết quả hai bƣớc trên,  
tiến hành điều chỉnh, sửa đổi  
cần thiết  
3. Thực hiện những  
sửa đổi cần thiết  
Hình 1.6: Mô hình các bƣớc công việc trong giai đoạn đánh giá chiến lƣợc  
Đánh giá chiến lƣợc là vấn đề sống còn đối với sự sống của một doanh nghiệp.  
Những đánh giá đúng lúc có thể giúp báo động những nhà quản trị về các vấn đề kể cả  
khi nó còn đang ở dạng tiềm năng, chƣa trở nên quá nghiêm trọng.  
Quá trình đánh giá chiến lƣợc là phức tạp và hết sức nhạy cảm trong việc thực  
hiện, nó cần thiết cho mọi loại tổ chức. Trong đánh giá chiến lƣợc, ngƣời ta thƣờng sử  
13  
dụng những câu hỏi nhƣ sự mong đợi, những giả định nhằm để hiểu một cách sâu sắc  
hơn những mục tiêu và giá trị công việc đã đạt đƣợc. Từ đó giúp cho việc sản sinh và  
lập ra những danh mục những vấn đề sẽ đánh giá. Quá trình đánh giá này cần đƣợc  
thực hiện thƣờng xuyên liên tục trong suốt cả quá trình thực hiện, không chỉ thực hiện  
cuối mỗi giai đoạn hoặc khi có vấn đề nảy sinh.  
BÀI ĐỌC THÊM  
QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN TƢ DUY CHIẾN LƢỢC  
thể khái quát 3 giai đoạn phát triển về tƣ duy chiến lƣợc trong doanh  
nghiệp nhƣ sau:  
Giai đoạn đu: Tư duy cổ điển - Các phát triển ni ti của doanh nghiệp  
Hầu hết các học giả trên thế giới đều đồng ý rng lĩnh vực quản trị chiến lƣợc đã  
khởi đầu tnhng năm 1960. Trong giai đoạn này, nhng tác phẩm có ảnh hƣởng rất  
lớn đó là: “Chiến lược và cấu trúc” của A. Chandler năm 1962, “Chiến lược công ty”  
của Ansoff năm 1965, “Chính sách kinh doanh: Các bài học tình huống” của  
trƣờng Harvard năm 1965. Hai trƣờng phái tƣ duy xây dựng chiến lƣợc nổi bt đến  
trong giai đoạn này là: Trƣờng phái thiết kế và trƣờng phái hoạch định chiến lƣợc.  
- Trƣờng phái thiết kế: do K.Andrews và các đồng sự khởi xƣớng trong cuốn  
“Chính sách kinh doanh”. Mô hình trƣờng phái thiết kế bắt đầu với hình đánh giá  
bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Với đánh giá bên ngoài, các cơ hội đe  
dọa của môi trƣờng bên ngoài đƣợc nghiên cứu tmthể hin các nhân tthành công  
chủ yếu (KFS Key Factors of Success). Với đánh giá bên trong, các sức mạnh và  
điểm yếu của doanh nghiệp đƣợc đƣa ra để xem xét và từ đó xác định các năng lực  
cạnh tranh hay năng lực phân biệt. Trong giai đoạn thứ hai, các nhân tố thành công  
chủ yếu và các năng lực phân biệt đƣợc phân tích và kết hợp, tiếp theo đó các phƣơng  
án chiến lƣợc shình thành trên sở các nền tảng này. Sau đó, các phƣơng án chiến  
lƣợc sẽ đƣợc đánh giá và lựa chọn ra chiến lƣợc tốt nhất. Cuối cùng là triển khai  
việc thực thi chiến lƣợc. Mô hình SWOT lần đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng.  
- Trƣờng phái hoạch định: thể coi là do I.Ansoff khởi xƣớng trong cuốn  
“Chiến lược công ty. Hoạch định chiến lƣợc phbiến trong những năm 60 và 70 của  
thế kXX nhƣng cũng bthtiêu nhanh chóng đầu nhng m 1980 khi các đề nghị  
và ngƣời phát triển chủ yếu của nó nhƣ General Electric không còn tin tƣởng và sử  
dụng chúng na. Mô hình hoạch định chiến lƣợc của G.E đề xut bao gồm các nội  
dung:  
1. Thiết lập mục tiêu  
2. Đánh giá bên ngoài  
3. Đánh giá bên trong  
14  
 
4. Đánh giá chiến lƣợc  
5. Cụ thể hóa chiến lƣợc  
6. Lập kế hoạch cho toàn bộ quá trình  
Giai đoạn cận đại: Tư duy hướng vtổ chức ngành và môi trường cạnh  
tranh của ngành kinh doanh.  
Các lý thuyết trong giai đoạn đầu về bản chất là theo thông lệ, chủ yếu dựa vào  
các nghiên cứu tình huống. Cách tiếp cận này có vẻ nhƣ không đủ khoa học xuất  
hiện nhu cầu về một cách tiếp cận suy mẫu lớn. Vào những năm 1970, sự dịch  
chuyển trọng tâm nghiên cứu này đã diễn ra phbiến. Về mặt lý thuyết và phƣơng  
pháp luận, đã những dịch chuyển theo hƣớng kinh tế học. Điều này dẫn đến một  
sự thay đổi vtầm nhìn tbên trong doanh nghiệp tới bên ngoài và đến tầm nhìn  
trên phạm vi ngành. Nổi bật trong giai đoạn này là trƣờng phái định vị.  
Các lý thuyết ở giai đoạn này có khuynh hƣớng của kinh tế học, đặc bit từ  
nhánh kinh tế hc tổ chức ngành. Đại diện cho giai đoạn này là nghiên cu của  
nhà tƣ duy chiến lƣợc ảnh hƣởng mnh mnhất M. Porter. Kinh tế học tổ chức  
ngành đƣợc xem là một phức hợp kinh tế gồm các doanh nghiệp hoạt động với các  
chức năng của nhà cung cấp, ngƣời bán, ngƣời mua các hàng hóa và dịch vụ.  
Ngƣời ta đã tập trung vào môi trƣờng bên ngoài và đơn vphân tích là ngành hay  
nhóm các doanh nghiệp cạnh tranh.  
Ảnh hƣởng của M.Porter đọng lại trên thực tế là ông đã trình bày một cách thức  
rõ ràng để mô tả cấu trúc ngành với mô hình 5 lực lƣợng cnh tranh. Khả năng  
để giành li thế cạnh tranh chủ yếu phụ thuộc vào cách thức doanh nghiệp định vị và  
tạo khác bit trong một ngành. Năm lc lƣợng điu tiết cạnh tranh là các quy tắc  
của cạnh tranh, xác định tính hấp dẫn của ngành và tƣơng ứng xác định chiến lƣợc  
cạnh tranh của doanh nghip. M. Porter cũng cung cấp khung lý thuyết về cạnh tranh  
tổng quát, bao gồm các chiến lƣợc cạnh tranh dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa và  
tập trung. M. Porter cho rằng doanh nghiệp hoặc phải đi theo một trong các chiến  
lƣợc cạnh tranh tổng quát này hoặc bị kt giữa mà không có những thay đổi thành  
công trong dài hn.  
Sự khác bit cơ bản ca trƣờng phái định vso với trƣờng phái thiết kế hoạch  
định là cho rằng chỉ có một vài chiến lƣợc chính có thể sử dụng trong một ngành kinh  
doanh nào đó. Việc sử dụng những chiến lƣợc này cho phép định vị doanh  
nghip vào các vị trí trên thtrƣờng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng phản ứng lại đối  
thủ cạnh tranh và cho phép giành li nhuận cao hơn các doanh nghiệp khác trong  
ngành. Nhƣ vậy, vấn đề đã trở thành làm sao tƣơng thích chiến lƣợc doanh nghip với  
điều kiện môi trƣờng.  
15  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 206 trang baolam 9020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị chiến lược", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_chien_luoc.pdf