Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực

VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE  
VOLUME 6 NUMBER 3  
DẤU ẤN HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI  
NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC  
Dương Văn Trọng  
Trường Đại học Văn Hiến  
Ngày nhận bài: 25/10/2018; Ngày duyệt đăng: 17/12/2018  
Tóm tắt  
Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học Tây phương ra đời sau thế chiến thứ hai, khi con  
người phải đối mặt với vô số bất an trong cuộc sống, những khủng hoảng về những chân lý, giá  
trị. Từ ảnh hưởng đến đời sống, chủ nghĩa hiện sinh hiện diện trong văn học Việt Nam, đầu tiên ở  
văn học đô thị miền Nam, sau Đổi mới triết thuyết này đã lan rộng trong cả nước. Trong đó, Hồ  
Anh Thái - nhà văn đương đại Việt Nam, nổi bật với những sáng tác mang dấu ấn triết thuyết hiện  
sinh với khoảng 30 tác phẩm được nhiều độc giả trong, ngoài nước yêu thích. Đặc biệt là tiểu thuyết  
- thể loại thành công nhất của nhà văn, ở đó cho thấy một cảm quan hiện thực nhạy bén mang dấu  
ấn hiện sinh với một thế giới đổ vỡ, bất an, cạn vắng tình người và các chân lý, giá trị lộn sòng.  
Bằng các phương pháp: thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp, so sánh, thi pháp học,… người  
viết từ việc chꢀ ra những dấu ấn căn bản của tinh thần hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, trên  
cơ sở đó ghi nhận những nꢁ lực cách tân của nhà văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập văn hóa,  
văn học hiện nay cả về nội dung và hình thức.  
Từ khóa: hiện sinh, cảm quan hiện thực, tiểu thuyết, Hồ Anh Thái  
The existential attitude in the Ho Anh Thai novels seen from a realistic perception  
Abstract  
Existentialism is Western philosophical movement that came into being after the Second World  
War when people faced countless insecurity in life, the crisis of the truths, values. It affects life,  
which is present in Vietnamese literature, first in the southern urban literature, then the renewal  
of this philosophy has spread throughout the country. Ho Anh Thai is a famous contemporary  
Vietnamese writer with about 30 works which have been known by many local and international  
readers. Especially, novel is the most successful genre of him showing a keen sense of reality with  
a world of broken, unsafe, exhausted humanity and truths, conflicting values. Statistics -  
classifying, analyzing synthesizing, comparing, form, studying prosody method are used to show  
the basic stamps of existential spirit in Ho Anh Thai novel. On that basis, innovative efforts of  
writers are acknowledged in innovation and cultural integration, and current literature both in  
content and form.  
Keywords: Existentialism, Imprint of existence, Novel, Ho Anh Thai  
là khủng hoảng về chân lý, về cuộc sống trước  
thực tại. Có thể nói, tác phẩm thành công hay  
không, phải do cảm quan hiện thực như thế nào,  
và trong xu thế phát triển của xã hội cũng như  
văn học, việc vận dụng dấu ấn hiện sinh thông  
qua một cảm quan hiện thực đặc sắc đã tạo nên  
Đặt vấn đề  
Căn nguyên của mọi khoa học là phục vụ đời  
sống, dù khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội  
cũng vậy. Triết học hiện sinh giúp nhiều người  
có thể giải mã hành trình nhân sinh, từ đó có  
hướng đi trước những suy tư, băn khoăn, có khi  
76  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN  
TP 6 S3  
nhiều kiệt tác văn học đương đại. Trước đó,  
không ít nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm  
đặc biệt đến “hiện tượng Hồ Anh Thái” trong  
văn học đương đại, có thể kể đến tác giả Bùi  
Thanh Truyền, Lê Biên Thùy (2009) với công  
trình Những cách tân quan niệm nghệ thuật về  
con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (2009);  
tác giả Nguyễn Đăng Điệp (2013) với công trình  
Hồ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc (2013);…  
Ngoài ra, chủ nghĩa hiện sinh từ lâu cũng đã  
được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm  
như: Trần Thái Đỉnh (1966) với công trình Triết  
học hiện sinh; Huỳnh Như Phương (2008) với  
công trình Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt  
Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết);... Từ  
việc thống kê, khảo sát công trình nghiên cứu  
của những người đi trước về triết học hiện sinh  
cũng như những biểu hiện của tư tưởng hiện  
sinh trong văn học, chúng tôi nhận thấy đến nay  
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về dấu  
ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái  
từ cảm quan hiện thực. Cho nên, việc nghiên  
cứu để có cái nhìn toàn diện, hệ thống lại những  
dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Hồ Anh  
Thái từ cảm quan hiện thực là rất cần thiết. Đề  
tài được triển khai theo hướng khảo sát những  
biểu hiện tiếp thu tinh thần hiện sinh qua việc  
mô tả và luận giải về cảm quan hiện thực hiện  
sinh trong những tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.  
Hồ Anh Thái là nhà văn để lại nhiều dấu ấn  
trong lĩnh vực sáng tác tiểu thuyết đương đại với  
một cảm quan hiện thực sắc bén. Nhờ đó mà mỗi  
cuốn tiểu thuyết của nhà văn đã khẳng định  
những bước tiến của mình trên con đường sáng  
tạo và cây bút ấy hứa hẹn sẽ còn sáng tác thêm  
nhiều tác phẩm cho văn học Việt Nam đương đại.  
Nhà văn Hồ Anh Thái và nỗ lực cảm quan  
hiện thực - một phương diện quan trọng  
mang dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của  
tác giả  
trí ưu thế trong sự nghiệp sáng tác Hồ Anh Thái  
cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhà văn gửi gắm  
những thông điệp thẩm mỹ sâu sắc về nhân sinh,  
cuộc đời, với những bước tiến về quan niệm  
nghệ thuật, tư duy nghệ thuật trong từng tác  
phẩm. Tiểu thuyết của ông thay đổi theo từng  
bước ngoặt của đời sống xã hội, khai thác sâu  
những bề chìm của cuộc sống: từ chiến tranh  
biên giới, bi kịch của con người thời hậu chiến,  
lật lại để chiêm nghiệm những vấn đề của quá  
khứ và cả những vấn đề mới nảy sinh đặt ra cho  
con người trong cuộc sống đương đại.  
Viết đề tài cuộc sống thời hậu chiến, Hồ Anh  
Thái có sự nhìn nhận khách quan về sức tàn phá  
ghê gớm của nó đến số phận cá nhân qua tiểu  
thuyết Người đàn bà trên đảo. Sức tàn phá ấy  
chính là những mất mát, hy sinh của những  
người đàn bà đội Năm trong và sau chiến tranh.  
Hồ Anh Thái đã đặt vấn đề tình dục, về bản năng  
con người và nhu cầu làm tròn thiên chức làm  
mẹ, qua đó nói lên cái giá thật ghê gớm mà  
những người phụ nữ phải trả trong chiến tranh.  
Người và xe chạy dưới ánh trăng là những  
tiếng nói mới đầy ưu tư và trăn trở của Hồ Anh  
Thái trước sự hiện hữu của các giá trị đối  
nghịch: tốt - xấu, thiện - ác, vị kỷ - thứ tha, thiên  
thần - ác quỷ… Con người ta đi vào đời với đôi  
bàn tay trắng, sạch sẽ và lương thiện. Nhưng  
càng đi, họ càng phải giữ cho mình trong sạch,  
trong khi đời cứ luôn muốn nhấn người đời vào  
sắc dục, vào những chỗ không được lương thiện,  
khiến con người sơ suất có thể sẩy chân ngay.  
Và để tồn tại con người buộc phải đối mặt với  
những mặt trái của cuộc sống.  
Với tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra,  
bằng việc xây dựng lên bức tranh cuộc sống hiện  
tại, nhà văn để cho các nhân vật của mình nhận  
thức lại quá khứ, cuộc sống thời chiến, đó là  
cuộc sống luôn tồn tại cả hai mặt, có cái tốt, cái  
xấu. Ông hiểu sâu sắc rằng, con người vốn rất  
đa dạng về nhân cách, nên không kỳ vọng quá  
lớn về con người, nhưng bao giờ ông cũng trân  
trọng con người với tất cả sự phức tạp trong họ.  
Năm 1996, Hồ Anh Thái viết tiểu thuyết Cõi  
người rung chuông tận thế. Thông qua một cảm  
quan hiện thực với các chi tiết chân thực, sinh  
Với sở trường về tiểu thuyết và truyện ngắn,  
Hồ Anh Thái đã đạt được nhiều thành tựu, và đã  
đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam  
hiện đại. Nhà văn sáng tác trong nhiều lĩnh vực:  
truyện ngắn, tiểu thuyết, chân dung văn học, du  
ký, tiểu luận và biên khảo. Tiểu thuyết chiếm vị  
77  
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE  
VOLUME 6 NUMBER 3  
động về cuộc sống bằng cuộc đấu tranh thiện –  
ác, tác giả đã đưa ra chân lý: chỉ có tình yêu  
thương, sự bao dung mới hóa giải nổi vòng luẩn  
quẩn của sự hận thù.  
Đến Mười lẻ một đêm, bằng trí tưởng tượng  
của mình nhà văn đã vẽ lên một hiện thực với  
nhân vật là những mẫu người dị hợm và lố bịch  
trong cuộc sống nước ta những năm đầu thế kỷ  
XXI. Cuộc sống giai đoạn mở cửa nên vừa có  
cái bi vừa có cái hài.  
Không gian văn hóa và con người Ấn Độ  
thông qua cảm quan hiện thực của Hồ Anh Thái  
đã được kết tinh thành tiểu thuyết Đức Phật,  
nàng Savitri và tôi. Nhà văn đã tái dựng lại cuộc  
đời Đức Phật bằng tư duy tiểu thuyết, đưa ông  
trở thành một trong những cây bút có nhiều tác  
phẩm hay về đất nước và con người Ấn Độ trong  
văn học đương đại.  
tòi, suy ngẫm của nhà văn. Nó thể hiện nét đặc  
trưng về thế giới quan, nhân sinh quan, tình cảm,  
tư tưởng của tác giả. Do vậy, để hiểu rõ dấu ấn  
chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Hồ Anh  
Thái, điều đầu tiên chúng ta quan tâm là cảm  
quan về hiện thực được thể hiện trong từng tác  
phẩm của nhà văn. Sáng tác của Hồ Anh Thái  
mang tâm thức hiện sinh khá rõ nét. Tác phẩm  
của nhà văn cho thấy màu sắc phi lý của hiện  
thực không chỉ qua thế giới chứa đựng yếu tố  
của sự đổ vỡ, bất an còn được thể hiện ở sự  
tồn tại của một cõi đời cạn vắng tình người. Thế  
giới ấy không thể nhận thức, lý giải bằng lý trí  
đơn thuần. Bên cạnh đó, bằng cách thể hiện tính  
chất đơn điệu, nhàm chán, lặp đi lặp lại của đời  
sống cũng như sự nghèo nàn, tẻ nhạt, vô nghĩa  
của các giá trị tinh thần ông đã tái hiện một cuộc  
sống gấp vội, hỗn mang các chân giá trị trong  
các sáng tác của mình.  
Đi qua từng tác phẩm, trải qua những cuộc  
“lột xác”, Hồ Anh Thái ghi dấu từng bước tiến  
trên nấc thang nghệ thuật. Tiểu thuyết của ông  
miêu tả con người với nhiều góc nhìn, chạm sâu  
vào những vấn đề nhạy cảm của xã hội mà văn  
học trước đây thường né tránh. Để đạt được điều  
đó, chính là nhờ nhà văn có một cảm quan hiện  
thực nhạy bén, tinh tế. Ngoài ra tác giả đã không  
ngừng cách tân, biểu hiện rõ ở sự linh hoạt trong  
phương thức thể hiện và sự đa dạng trong từng  
giai đoạn, ở nhiều bình diện, từ dung lượng, kết  
cấu, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,  
tạo dựng không gian, thời gian nghệ thuật và rõ  
nhất là ở sự biến đổi của giọng điệu nghệ thuật,  
xác lập những kết cấu nghệ thuật mới mẻ qua  
từng tiểu thuyết. Trên nền hiện thực chân thực,  
sinh động, là con người của ông được sống thực  
đúng với bản năng tự nhiên, với cuộc sống thực  
nhưng cũng có đời sống tâm linh riêng biệt với  
tư duy về thiện - ác, về thế giới bên kia… Chính  
nhu cầu phản ánh chân thực hiện thực này đòi  
hỏi nhà văn phải đưa vào trang viết những bức  
chân dung sinh động của nhiều kiểu người,  
nhiều dáng dấp người trong nhiều không gian và  
thời gian khác nhau với những phương thức xây  
dựng độc đáo, mới lạ.  
Các biểu hiện hiện sinh trong cảm quan  
hiện thực của tiểu thuyết Hồ Anh Thái  
Thế giới đổ vỡ, bất an  
Qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau,  
có thể khẳng định, triết học hiện sinh là triết học  
về con người. Dù các nhà hiện sinh theo phái  
hữu thần hay vô thần, thì tất cả đều hướng đến  
những vấn đề liên quan đến ý nghĩa cuộc nhân  
sinh. Bởi lẽ, nguyên nhân triết học hiện sinh ra  
đời, đó là do con người luôn sống với trạng thái  
tâm lý chung là bất an trước cuộc sống hiện đại  
chứa đựng đầy rẫy sự phi lý, hỗn mang, bất  
công. Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, thế  
giới này lại được tái hiện rõ nét. Đó là không  
gian nơi con người bắt đầu hành trình hiện sinh  
của mình. Thời hiện đại với nhiều biến động xảy  
ra đã kéo theo sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện  
sinh trong văn xuôi Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi  
mới. Trong một thời đại với sự tiến bộ vượt bậc  
của khoa học kỹ thuật vẫn luôn tiềm ẩn những  
nguy cơ gây nên sự “đổ vỡ”, bất an không thể  
đoán định trong tương lai. Một thế giới sống phủ  
bóng phi lý từ hiện thực đến kiếp người, từ ý  
nghĩ đến lời nói, từ bên trong đến bên ngoài văn  
bản, từ ý thức tác giả, tư tưởng nhân vật đến  
quan niệm của độc giả... được thể hiện trên bình  
diện hiện thực với những mức độ khác nhau. Vì  
Hiện thực đời sống được phản ánh trong nội  
dung các tác phẩm văn học qua sự quan sát, tìm  
78  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN  
TP 6 S3  
vậy, trước thế giới đó con người luôn luôn trong  
tâm thế lo âu vì không thể lường trước những  
bất an gì sẽ đến với mình.  
ngang qua, buổi chiều đã biến mất trong mấy hố  
bom năm nghìn bảng Anh, thấy những dãy nhà  
cao tầng chỉ còn là đống gạch vụn sau một trận  
hủy diệt của bom Mỹ…Nhưng tòa nhà bà sống  
đã hơn hai chục năm, kể từ khi nó vừa được  
khánh thành, nay bỗng dưng đổ sụp về một phía  
thì bà không bao giờ dám nghĩ đến, cũng không  
dám nhìn” (Hồ Anh Thái, 2015: tr. 7). Cả tiểu  
thuyết cứ đan xen giữa hiện tại và quá khứ thông  
qua nhân vật Tân, cho độc giả cái nhìn khách  
quan hơn về thế giới mình đang sống. Thế giới  
nào cũng có những điều phi lý, bất công trong  
đó và cũng có những nét đẹp riêng. Tuy nhiên,  
qua đó chúng ta thấy được giữa thực tại được  
sống trong tự do, hòa bình còn biết bao những nỗi  
lo, những rủi ro có thể cướp đi mạng sống, cướp  
đi hạnh phúc của con người. Nếu chung cư mới  
Cánh Đồng Xanh chỉ là hiện thân cho những giá  
trị vật chất của xã hội không thể hướng con người  
đến cuộc sống hạnh phúc, thì những con người  
trong đó cũng đẩy những người xung quanh vào  
một cuộc sống đầy bất an với biết bao thủ đoạn.  
Tất cả những bất an ấy xuất hiện đầy ngẫu nhiên  
và bất ngờ, thường trực vây bủa và đe dọa sự tồn  
vong của con người.  
Người đàn bà trên đảo, miêu tả một hiện  
thực với đầy sự bất an cho con người đang sống  
trên đó, đảo như là nơi đã chia cắt con đường  
đến với hạnh phúc của những “người đàn bà”.  
Trở về sau chiến tranh, đáng lẽ trong những  
tháng ngày sau, những cô gái thanh niên xung  
phong ngày nào đã dám ra chiến trường để thực  
hiện trách nhiệm thiêng liêng cao cả của những  
người con dân tộc, sẽ được hưởng cuộc sống  
hạnh phúc, sẽ được xã hội tôn vinh. Nhưng thực  
tại không như thế, đất nước sau chiến tranh cần  
được chung tay xây dựng lại, và lần nữa, họ lại  
lên đường. Tưởng rằng sống trong cuộc sống  
thời bình, những cô thanh niên xung phong tuy  
đã qua cái tuổi thanh xuân rồi nhưng chí ít họ  
cũng sẽ được hưởng những gì thuộc về con  
người, đó là cuộc sống hạnh phúc bên gia đình,  
cùng chồng và con mình. Vậy mà chiến tranh đã  
cướp đi những người cùng trang lứa với họ, để  
rồi bây giờ ở lâm trường này, chỉ toàn là “đàn  
bà”. Họ phải đối diện với thực tại, đối diện với  
Trong tiểu thuyết đương đại, có lẽ không  
nhiều tiểu thuyết có cảm quan hiện thực đặc sắc  
như Hồ Anh Thái. Đặc sắc nhất có lẽ là hiện  
thực hiện lên một cách cụ thể, có gì đó rất gần  
gũi đời sống hiện tại của độc giả. Nhà văn đã vẽ  
lên một hiện thực đầy phi lý, tác động mạnh mẽ  
đến cuộc sống con người. Khảo sát tiểu thuyết  
của ông, chúng tôi nhận thấy các nhân vật của  
nhà văn luôn phải đối diện với một hiện thực  
chứa đầy những nguy cơ và bất an không thể  
lường trước; những tai nạn đầy bất ngờ luôn rình  
rập, có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Đó có thể chỉ  
là những vấn đề nhỏ nhặt, có thể là những bất an  
mà hậu quả của nó gây tổn hại đến sự sống –  
tính mạng của con người.  
Trong tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra,  
thông qua cốt truyện đan xen giữa quá khứ và  
hiện tại, tác giả hướng người đọc đến cái nhìn  
đa chiều hơn về những gì đang diễn ra và đã xảy  
ra trong quá khứ. Nhưng suy cho cùng, thì thông  
qua sự kiện quay về quá khứ của Tân, để tất cả  
cùng nhìn lại hiện thực ở hiện tại như thế nào?  
Đó là một hiện thực “đổ vỡ” được hiện ra ngày  
từ đầu tác phẩm, một khu chung cư mới Cánh  
Đồng Xanh, tuy là chung cư mới nhưng suýt nữa  
đã lấy đi tính mạng của bao cư dân do sự cố “sụt  
vỡ một bên”. Tên gọi của chung cư như gợi mọi  
người đến một thế giới đáng sống của con  
người, một thế giới mà thiên nhiên và con người  
sống hài hòa với nhau. Nhưng sự thực không  
như vậy, cái chung cư mới kia đã bất chấp thiên  
nhiên, được xây dựng trên nền đất không vững  
chắc, dễ sụt lún, vậy mà nó vẫn được xây dựng.  
Hình ảnh hai bà cháu Tân, như là sự hiện diện  
của cả hai thế hệ ở thế giới thực tại, thế hệ trước  
– bà, thế hệ sau – Tân, tưởng rằng cả hai thế hệ  
đang được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc,  
được hưởng những gì được xem là hiện đại nhất  
thì lại phải đối mặt với những bất an, lo lắng,  
như ngay trong chiến tranh: “Trời ơi, cặp mắt bà  
cụ đã thấy nhiều, thấy cả một trận địa pháo cao  
xạ trong những năm chiến tranh với những chiến  
sĩ măng tơ, mới buổi sáng còn hát hò í ới lúc bà  
79  
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE  
VOLUME 6 NUMBER 3  
những ham muốn rất con người. Nhưng chẳng  
có gì có thể giúp họ thỏa được những ước  
nguyện đơn sơ đó. Người đàn bà trong đội Năm  
nhận ra nhịp sống ổn định hàng ngày thực chất  
chính là một “đường viền” giới hạn cuộc đời cô  
đơn trong sự buồn tẻ và nhàm chán. Để thoát  
khỏi cái trật tự lặp lại buồn tẻ và nhàm chán đó  
của mình, cô đã dấn thân vào cuộc hành trình  
mang tính chất khác biệt, vượt ra khỏi giới hạn  
của “đường viền” vẫn bao quanh cuộc sống của  
cô, đó là việc không chồng mà chửa. Đây thực  
chất là việc mà người đàn bà đội Năm chấp nhận  
dấn thân để vượt thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt,  
tầm thường đang làm bản thân dần trở thành một  
thực thể úng ngập và trơ lì, rơi vào trạng thái  
hiện hữu chưa thành hiện sinh. Không chấp  
nhận bị vùi lấp trong cuộc sống vô nghĩa, đơn  
điệu và tẻ nhạt hàng ngày ấy, cô dấn thân vào  
một hành động chứa đầy rủi ro để tìm lại ý nghĩa  
đích thực của cuộc sống, cũng là ý nghĩa đích  
thực về sự hiện tồn của bản thân. Chấp nhận dấn  
thân để vượt khỏi cuộc sống tẻ nhạt, tầm thường  
nhằm khẳng định nhân vị độc đáo của mình, con  
người hiện sinh trung thực đồng thời cũng phải  
chấp nhận những rủi ro và bất an trên cuộc hành  
trình dấn thân ấy, cho dù đôi khi cái giá phải trả  
là một cái giá quá đắt. Trong trường hợp của  
người đàn bà đội Năm, việc cô không chồng mà  
chửa và những sự việc xảy ra xung quanh sau đó  
là một minh chứng rõ nét cho tính chất phi lý và  
bất an của đời sống. Trong cuộc tồn sinh đầy phi  
, thân phận con người bé mọn và mong manh,  
luôn phải đối mặt với những bất trắc không  
ngừng bủa vây và đe dọa cuộc sống của mình.  
Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng,  
người đọc đã nhận ra một hiện thực rất mới lạ  
trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Đó là hiện  
thực hiện lên qua những giấc mơ, hồi ức và  
những linh cảm của nhân vật. Ở đó là một thế  
giới mà con người phải sống trong nỗi lo âu,  
luôn đối diện với sự bất an. Chẳng hạn như  
Toàn, nhân vật chính của tiểu thuyết, liên tục  
sống trong những ám ảnh về quá khứ, những dằn  
vặt đau đớn của ký ức. Qua những hồi ức của  
Toàn, hiện thực về cuộc chiến tranh tàn khốc và  
những cái chết cứ hiện dần lên một cách rõ nét.  
Chiến tranh đã cướp đi của Toàn người cha thân  
yêu và cả tâm hồn trong sáng của tuổi trẻ khiến  
cho anh phải tự bươn chải kiếm sống và luôn  
phải sống khép mình vào một cõi riêng. “Cái  
chết của người cha khoét một lỗ hổng rất lớn  
trong tình cảm, cái tình phụ mẫu không một con  
người nào có thể thiếu được” (Hồ Anh Thái,  
2015: tr. 99). Chiến tranh cũng đã tàn phá biết  
bao nhiêu ngôi làng nhỏ như ngôi làng ven đô  
của mẹ con Trang đang sơ tán làm cho cô phải  
mất mẹ từ tấm bé và cuộc sống sau này của cô  
luôn bị ám ảnh bởi ngọn lửa đã thiêu cháy cả  
ngôi làng ấy. Còn những người từng tham gia  
chiến tranh như chú Đôn thì phải mang trong  
mình thương tật vĩnh viễn và nỗi đau mất vợ con  
không thể nào nguôi. Trong cái thế giới đầy “đổ  
vỡ”, bất an đó còn xuất hiện những con người  
cơ hội như Khuynh thực hiện được tham vọng  
cá nhân của mình bằng mọi thủ đoạn. Những  
trang nhà văn Hồ Anh Thái viết về chiến tranh  
gây ấn tượng mạnh như: trận bom lửa vào nơi  
sơ tán của mẹ con Trang; cái nhà ga có ông xẩm  
mù với chiếc nhị tồi tàn, nơi anh thương binh  
nhặt được Trang đang lên cơn sốt mê man; cuộc  
họp mặt nhân ngày thương binh liệt sĩ…  
Như vậy, qua các tiểu thuyết trên của Hồ  
Anh Thái, con người phải sống trong một thế  
giới đổ vỡ và đối diện với hiện thực đầy bất an  
vây bủa thường trực và có thể xảy đến bất kì lúc  
nào, con người ta không thể ngừng lo lắng và  
bất an. Đó cũng chính là cuộc sống mà con  
người phải đối mặt hàng ngày, một đời sống đầy  
phi lý và bất toàn, chứa đựng đầy bất trắc và  
nguy cơ, thường xuyên đe dọa sự tồn sinh của  
con người. Tái hiện một hiện thực chứa đựng  
đầy yếu tố bất an thường trực đe dọa cuộc sống  
của con người, nhà văn thể hiện cảm quan về  
một hiện thực mang màu sắc phi lý in dấu của  
chủ nghĩa hiện sinh.  
Cõi đời cạn vắng tình người  
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái hiện lên với  
dấu ấn hiện sinh không chỉ qua cảm quan về một  
thế giới đổ vỡ, bất an mà còn có cảm quan về  
thế giới của một cõi đời ít tình người. Trong  
nhiều tác phẩm văn học đương thời như: Và khi  
tro bụi, Mưa ở kiếp sau của nhà văn Đoàn Minh  
80  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN  
TP 6 S3  
Phượng; Paris 11 tháng 8, T Mất Tích của nhà  
văn Thuận;… cũng đề cập đến cảm quan hiện  
thực mang dấu ấn hiện sinh. Nếu ở tiểu thuyết  
của Đoàn Minh Phượng, đó là một cảm quan  
mang dấu ấn hiện sinh với một thế giới phi lý,  
xa lạ, thì với tiểu thuyết của Thuận đó là một thế  
giới đầy rẫy sự thực dụng. Còn đến với tiểu  
thuyết của Hồ Anh Thái, người đọc lại có cái  
nhìn đa chiều kích hơn. Cụ thể đó là một thế giới  
mà điều cần nhất là tình người thì lại thiếu vắng.  
Đặc biệt, tình người được tác giả nhắc đến đầu  
tiên là tình cảm gia đình, vì gia đình luôn được  
xem là nền tảng của xã hội thì gần như vắng  
bóng. Ở đó tình cảm gia đình được hoán đổi  
bằng nhiệm vụ thực thi và những toan tính chi  
li. Không chỉ phơi trần sự hoang vắng tình người  
trong mối quan hệ cha mẹ, con cái, anh em, tiểu  
thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái cũng đi sâu  
phản ánh sự hoang lạnh trong mối quan hệ vợ  
chồng và sự thờ ơ, lãnh đạm giữa người và  
người trong cuộc sống.  
Mười lẻ một đêm là câu chuyện được mở đầu  
bằng vụ ngoại tình của bà vợ một ông VIP. Chỉ  
riêng sự việc này chúng ta dễ nhận thấy một khía  
cạnh rõ nét của thế giới cạn vắng tình người, đấy  
là gia đình không còn là gia đình. Rồi sau đó đôi  
tình nhân bị kẹt lại trong ngôi nhà suốt mười lẻ  
một ngày. Trong suốt thời gian này, những câu  
chuyện trong trí nhớ được kể lại, được xâu chuỗi  
lớp lang hợp lý, qua góc nhìn của hai nhân vật  
chính. Hàng loạt những số phận được phơi bày  
là anh nghệ sĩ cho mượn nhà, bà mẹ anh nghệ  
sĩ, hai ông giáo sư, mẹ của vợ ông VIP, cuộc  
sống của những ông VIP, cuộc sống của anh tình  
nhân, cuộc đời của vợ ông VIP… Đó là những  
sản phẩm rất thật của thời đại kinh tế mở cửa ở  
Việt Nam. Mỗi câu chuyện đều đưa người đọc  
đến cảm nhận về một thế giới thiếu vắng tình  
người. Cụ thể, ngay câu chuyện đầu tiên mà đôi  
nh nhân kể cho nhau nghe về anh họa sĩ và mẹ  
của anh ấy, ta mới thấy hai mẹ con sống nhưng  
thiếu đi cái quan trọng nhất ở đời, đó chính là  
tình cảm gia đình, cái cách mà người con sống,  
có thể đi đâu đó mấy tháng trời mà không hề  
quan tâm đến mẹ, hay mẹ anh, trước lối sống  
của con mình, lúc đầu bà còn quan tâm, nhưng  
dần rồi bà cũng đã bỏ mặc người con có lối sống  
rất “nghệ sĩ”.  
Hiện thực mà Hồ Anh Thái đề cập đến trong  
SBC là săn bắt chuột hoàn toàn là một thế giới  
cạn vắng tình người: kết thúc tác phẩm hình như  
cả một xã hội loài người được tác giả xây dựng  
đã thiếu cái quan trọng nhất để trở thành một xã  
hội loài người đúng nghĩa, đó chính là tình  
người. Còn đám chuột kia, kết thúc tác phẩm là  
một hành động tuẫn tiết tập thể theo thủ lĩnh,  
một cảnh tượng có phần hư cấu nhưng nó đã để  
lại dư âm, ám ảnh cho người đọc. Biết bao câu  
hỏi đặt ra, sao một loài vật bẩn thỉu thế kia lại  
có một hành động đáng nể đến thế? Có lẽ hành  
động ấy như là thủ pháp ngầm so sánh của nhà  
văn về thế giới hai loài, thế giới loài vật đầy tình  
người, thế giới loài người thì hoàn toàn ngược  
lại. Trong chương “Ai làm luật đừng đọc  
chương này, song song với câu chuyện về gia  
đình luật sư, là câu chuyện về một vị đại gia  
miền Trung vừa di cư ra Hà Nội sinh sống, cả  
hai câu chuyện đều vẽ lên một thế giới cạn vắng  
tính người. Ở đó, tiền mới được đặt lên trên hết,  
chứ không còn có tình người giữa còn người với  
nhau. Đó là sự việc vị đại gia miền Trung vô tình  
gây tai nạn cho anh sinh viên nghèo, tuy anh này  
mới chỉ gãy chân, và lúc này xe đã dừng, mọi  
người xung quanh hô hào hướng dẫn vị tài xế  
đại gia lùi xe để tránh cán vào người sinh viên.  
Tuy nhiên, “Gã nghĩ rất nhanh. Tình trạng thằng  
này tệ lắm rồi. Nó mà sống thì phải nuôi nó cả  
đời. Ai lái xe cũng biết nạn nhân cụt què thì  
không chỉ đền một lần. Một thằng bé tám tuổi  
chạy cắt ngang đường cái. Đâm phải nó thì cả  
làng đổ ra. Đây là lao động chính của gia đình.  
Lao động chính giá đền bù phải khác trẻ đang  
tuổi ăn tuổi chơi. Thuốc thang chạy chữa. Sau  
này thỉnh thoảng gia đình nó lại lên, em gái nó  
cần tiền đi học, em trai nó bệnh hiểm nghèo mà  
nó không thể kiếm tiền để giúp. Mỗi lần xin dăm  
bảy trăm, đôi ba triệu. Thà rằng ngày ấy đâm nó  
chết luôn, đền một cục, không đến nỗi chung  
thân phiền phức như thế này” (Hồ Anh Thái,  
2016: tr. 222). Vì sợ nuôi người còn sống mà tàn  
tật sẽ vất vả hơn đền tiền cho người bị nạn, vị  
đại gia đã quyết định nhấn ga, cán qua đầu nạn  
81  
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE  
VOLUME 6 NUMBER 3  
nhân, cướp đi một mạng người như một việc giết  
một con ruồi hay muỗi. “Như một tia chớp lóe  
sáng trong đầu. Lùi lùi lùi. Nhiều người hét.  
Đứng yên đứng yên đứng yên. Nhốn nháo.  
Không đứng yên cũng không lùi. Thà rằng đền  
một cục. Gã làm như không hiểu ý. Gã nhấn ga  
lên một tí. Rốp một cái. Bánh phải hơi nảy lên.  
Lùi lùi lùi. Lùi à, thì lùi. Gã lùi xe lại, một lần  
nữa nghiến qua cái vật rắn kia, giờ đã bẹp. Một  
tiến một lùi, đảm bảo chết hẳn” (Hồ Anh Thái,  
2016: tr. 222). Thế mới thấy thế giới ở đây hiện  
lên với một cõi mà không có chỗ cho tình người  
tồn tại. Còn nhân vật luật sư, trước vụ án đó,  
không phải ông đứng ra bảo vệ lẽ phải mà học  
luật là để lách luật. “Có người đến gặp một vị  
luật sư và hỏi, có phải ông là luật sư hạng nhất,  
có thể cãi cho kẻ giết người thành ra không giết?  
Đúng. Có phải ông thường đòi một nghìn đô la  
thù lao tư vấn cho ba câu hỏi? Đúng, ông nói  
nhanh lên, câu hỏi thứ ba là gì?” (Hồ Anh Thái,  
2016: tr. 219). Xã hội sinh ra luật pháp là để bảo  
vệ lẽ phải, để bênh vực kẻ yếu, vậy mà giờ đây  
lại hoàn toàn ngược lại. Chẳng còn gì là lý chứ  
đừng nói chi đến tình. Nhưng chưa dừng lại về  
quan điểm, cách hành nghề của vị luật sư, tác  
giả còn tô vẽ lên một vị luật sư còn ghê hơn thế:  
“Ông thấy cái vụ này li kỳ. Hấp dẫn. Ông cố vấn  
cho gã hợp lý hóa chuyện đánh tráo người. Luật  
pháp làm ra để cho người ta tận dụng kẽ hở. Luật  
sư là người giúp cho người ta tìm ra kẽ hở” (Hồ  
Anh Thái, 2016: tr. 224). Chẳng phải vị luật sư  
này tốt đến thế, mà vì “Thực sự thì ông ngửi ra  
ở đại gia này mùi giàu. Tiền vàng chảy vào nhà  
như suối. Giữ quan hệ lâu dài với gã không đi  
đâu mà thiệt” (Hồ Anh Thái, 2016: tr. 224). Tác  
giả còn ví von mỉa mai sâu cay về lối sống vắng  
bóng tình người, không có trái tim của các vị  
luật sư. “Một người bệnh cần thay tim. Bác sĩ  
cho ông ta ba khả năng lựa chọn. Có ba quả tim.  
Thứ nhất là tim của một lực sĩ cử tạ bị tai nạn  
trong lúc tập luyện. Thứ hai là tim của một  
chàng thủy thủ tuổi hai mươi. Thứ ba là tim của  
một luật sư đã hành nghề ba chục năm. Ngay lập  
tức bệnh nhân nói luôn, tôi chọn quả tim của luật  
sư. Vì sao? Vì chắc chắn đó là quả tim không hề  
sử dụng, còn nguyên như mới” (Hồ Anh Thái,  
2016: tr. 224). Tác giả đã mượn hình ảnh trái tim  
như là biểu tượng của lương tâm, tình yêu  
thương con người, cách xếp đặt những nhân vật  
cho tim cũng rất đặc biệt. Đầu tiên đó là một lực  
sĩ cử tạ, người thường sử dụng đến cơ bắp nhiều  
hơn là trái tim, nhưng vẫn chưa sao sánh kịp về  
khả năng ít sử dụng của nó với những người  
hành nghề luật sư. Thứ hai là trái tim của một  
thanh niên hai mươi tuổi, vì còn trẻ nên sự đồng  
cảm sâu sắc, hiểu đời, thương người ở trái tim  
chàng thanh niên này vẫn còn ít, nhưng nó vẫn  
còn thua nhiều về việc sử dụng trái tim của các  
vị luật sư. Vị luật sư này không phải là một  
người mới vào nghề, mà đã vào nghề ba mươi  
năm, tức là hơn năm mươi năm sống ở đời, cũng  
đã đi hết hai phần ba cuộc đời nhưng trái tim vẫn  
còn nguyên mới. Vậy mới thấy sâu cay, thấm  
thía làm sao về một nghề cần lắm tình người,  
đặc biệt ở xã hội Đông phương, người ta thường  
nói “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”  
thì ở đây, một tý cái tình đó còn chưa có thì liệu  
một bồ cái lý với luật sư kia có còn có không?  
Đó là trong công việc, ngoài xã hội, còn trong  
mối quan hệ gia đình, cụ thể là với mẹ mình khi  
người bố đã mất, cũng hiện lên với sự thiếu vắng  
của tình người. Chỉ vì mẹ ngăn cản việc cho thuê  
nhà làm quán cà phê mà vị luật sư đã bảo chủ  
quán đi báo công an đến lập biên bản xử phạt  
chính mẹ mình. “Anh bảo các cậu cứ đi báo  
công an, phạt vi cảnh cho một lần, bà ấy chừa  
ngay” (Hồ Anh Thái, 2016: tr. 247). Vậy thì còn  
gì là tình mẫu tử? Hay việc mọi người đến thăm  
mẹ của luật sư sau vụ tai nạn, thì ngay sau đó  
đứa con đã vội bước vào buồng mẹ không phải  
để thăm hỏi mà để lấy tiền mọi người đến thăm.  
“Đang hân hoan thì ông con bước vào phòng.  
Bà nộp tiền đây cho con” (Hồ Anh Thái, 2016:  
tr. 249). Rồi sau đó là bắt nộp tiền lì xì tết.  
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sau khi người mẹ bị  
đột quỵ, luật sư đã tìm cách bán ngôi nhà mà  
trước đó người mẹ nhất quyết không cho bán, và  
đưa bà vào viện dưỡng lão. Để rồi sau khi ra  
khỏi viện, hai mẹ con kiện tụng nhau. Kết thúc  
chương này, câu chuyện về mẹ con luật sư hiện  
lên đậm nét với một thế giới mà không có chỗ  
đứng cho tình người, tình mẫu tử là thứ tình cảm  
82  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN  
TP 6 S3  
thiêng liêng nhất trong cuộc đời của con người,  
vậy mà ở đây nó cũng hoàn toàn thiếu vắng.  
Ngoài bức tranh nhỏ về cuộc sống trên, trong  
SBC là săn bắt chuột còn biết bao bức tranh  
khác vẽ ra một thế giới mà tình người là một  
điều gì đó xa vời. Đó là hình ảnh Đại Gia, ông  
Cốp, cô Báo, chú Thơ,… Một thế giới mà người  
và chuột cứ đan xen, điều đáng nói hơn chính là  
chuột hiện ra với những gì mà con người đang  
thiếu, sống có tình người hơn người.  
thiếu vắng của nhân tính. Đó là hình ảnh ông  
Cốp đi cứu trợ người dân trong trận lụt lịch sử,  
tưởng rằng đó là một nghĩa cử cao đẹp của tình  
người trong xã hội loài người, nhưng không, đó  
như là một cách để đánh bóng tên tuổi của Cốp.  
Mỗi lần đi cứu trợ, chỉ là thùng mì tôm, nhưng  
theo ông là biết bao nhiêu cánh nhà báo. Tình  
người trong xã hội lúc này đã được thay bằng  
những vụ lợi cá nhân. Còn ghê rợn hơn khi  
những người được cứu trợ đáng lẽ họ đã di tản  
đi nhưng vì còn một nhiệm vụ “thiêng liêng” là  
đánh bóng tên tuổi của một vài người mà họ phải  
ở lại, lênh đênh trên những mái nhà giữa biển  
nước. “Thực ra lực lượng cứu hộ đã có thể đưa  
gia đình này đi rồi, nhưng người ra giữ họ lại  
làm hoàn cảnh điển hình cho lãnh đạo đến thăm  
hỏi. Thăm hỏi xong, trao đồ cứu trợ xong, quay  
phim chụp ảnh xong thì đưa cả gia đình đi sơ tán  
cũng còn kịp” (Hồ Anh Thái, 2018: tr. 102). Nếu  
không vì cái suy nghĩ “cũng còn kịp” kia thì có  
lẽ bà cụ đã không phải mất mạng trong trận lũ.  
Nhưng tác giả chưa dừng lại ở đó, bức tranh về  
thế giới hoang vắng tình người còn được vẽ lên  
một cách đậm đặc hơn khi hành động lau nước  
mắt của ông Cốp, trong giả có thật, ông lấy khăn  
lau mắt là thật, ông chọn đúng lúc hình ảnh bà  
lão già yếu đang chống chọi với bão lụt là thật,  
nhưng cái giả thì ai cũng biết đó là ông lau mắt  
vì hạt bụi bay vào mắt của mình. “Ông Cốp rút  
khăn tay chấm vào khóe mắt. Nước mắt hay là  
một hạt bụi nước. Hay nãy giờ đi xuồng cao tốc  
cặp mắt phải chịu áp suất gió đã cay cay đã hóa  
đỏ kè. Gì thì mọi người cũng đã ghi nhận ông  
đang lau mắt. Các loại ống kính đang ghi nhận.  
Anh ghi nhận” (Hồ Anh Thái, 2018: tr. 104).  
Trước sự việc đau thương như thế, nhưng có lẽ  
ông Cốp không có một chút cảm thương vì nạn  
nhân “trước khi ngất đi còn kịp nhìn thấy ông  
Cốp đưa mùi soa chấm khóe mắt lần nữa, và gần  
nhất là cậu phóng viên ảnh ghé xuống tròn xoe  
mắt nhìn” (Hồ Anh Thái, 2018: tr. 107-108).  
Trong Cõi người rung chuông tận thế, một  
thế giới cạn vắng tình người cũng hiện lên đậm  
đặc. Ở đó cái ác hiện diện khắp nơi, hơn nữa nó  
còn phổ biến ở lớp thanh niên hiện tại, những  
chủ nhân tương lai của đất nước. Tiểu thuyết  
Người đàn bà trên đảo được nhà văn viết vào  
năm 1985, bối cảnh tiểu thuyết nằm trong thời  
kỳ đổi mới, giá trị vật chất được đề cao hơn tinh  
thần. Chính vì thế, dấu ấn hiện sinh được biểu  
hiện rõ qua việc tác giả khắc họa lên một thế giới  
thiếu vắng tình người, con người dễ trở nên tha  
hóa và rơi vào bế tắc khi nhu cầu cơm ăn áo mặc,  
vị trí xã hội không được đáp ứng cũng như thoả  
mãn. Nhân vật cô Luyến khi đã phải đương đầu  
với biết bao thử thách để có thể thực hiện thiên  
chức làm mẹ. Trước sự việc đó, thay vì có những  
hành động thể hiện sự cảm thông, tình người, thì  
ông phó giám đốc được phen hả dạ, nhất quyết  
họp phê bình để tìm ra "cái đuôi chuột". Ai đời  
cả đội Năm toàn đàn bà con gái lại nảy nòi ra  
một cô không chồng mà chửa? Họ ra chiến  
trường là những cô gái thanh niên xung phong  
hừng hực sức trẻ và khí thế chiến đấu. Họ chiến  
đấu và lao động quên mình vì một niềm tin rằng  
hoà bình thì sẽ hạnh phúc. Thế nhưng bẵng đi  
hằng chục năm, thanh xuân đã trôi đi trên những  
hình ảnh và câu hát cô gái mở đường; trong tay  
họ chỉ còn tuổi xế chiều và sự đơn thân lẻ bóng.  
Đáng lẽ họ phải được cảm thông, đáng được  
nhận những điều tốt đẹp nhất mà họ xứng đáng  
nhất. Họ cũng có dục vọng, cũng có ham muốn,  
và trên hết có nhu cầu hoàn thành thiên chức làm  
mẹ. Bước ra từ kháng chiến, những nữ cựu chiến  
binh ấy hoặc quá lứa, hoặc không tìm được  
người phù hợp bởi những người đàn ông ấy đã  
hy sinh hoặc không còn khả năng sinh sản. Tiểu  
thuyết dừng lại ở một kết thúc lửng lơ và có  
phần hụt hẫng với máu đỏ thẫm cáng từ một vụ  
tai nạn.  
Trong Tranh Van Gogh mua để đốt, biết bao  
câu chuyện nhỏ hiện lên một thế giới với sự  
83  
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE  
VOLUME 6 NUMBER 3  
như một hồi chuông cảnh báo cho cõi người nếu  
không kịp thoát ra khỏi cái ác thì sẽ phải trả giá  
bằng cả mạng sống của mình. Mặc dù, mạch  
truyện phát triển theo hướng có sự can thiệp của  
yếu tố tâm linh, nhưng trên cái nền đó, hiện ra  
một thế giới đầy âm mưu dục tính, thủ đoạn trả  
thù và giành giật nhau để hưởng thụ. Bốn nhân  
vật: Cốc, Bóp, Phũ và nhân vật Tôi đại diện cho  
một thế hệ thanh niên đương đại nhưng lại sống  
không mục đích, không lý tưởng và ngày càng  
xa rời con người để buông theo những dục vọng  
thú tính, bầy đàn, bộ lạc,… Cuộc sống với họ  
chỉ là một chuỗi ngày dài tụ tập đua xe, rồi chém  
giết lẫn nhau, tìm đĩ chơi điếm, đua đòi nhau.  
Họ sống mà không biết giá trị của cuộc sống, giá  
trị của chính bản thân họ. “Rồi sẽ đến lúc người  
ta không hình dung nổi chuyện những năm đầu  
thập niên thứ chín của thể kỷ hai mươi có một  
lũ thanh niên choai choai phóng xe máy như mất  
trí trên những đường phố hẹp đủ mọi thành phần  
xe cộ. Đường hẹp thì mặc đường hẹp, đây là thời  
đại của tốc độ. Ăn uống thì có mọi thứ ăn liền,  
học hành và công việc thì đều có lối đi tắt, vui  
chơi giải trí đều có thứ tàu nhanh, yêu thì cũng  
là thứ tình yêu tốc độ, đã được đảm bảo bằng tự  
do cá nhân và bao cao su OK Nhà Vô Địch cùng  
thuốc tránh thai Choice” (Hồ Anh Thái, 2013:  
tr. 83). Cuộc sống không còn chỗ cho tình  
người. Phải chăng thế giới đó không còn cán cân  
công lý, không còn chuẩn mực đạo đức để cảnh  
tỉnh họ, để kéo họ về với cuộc sống hay bước  
đường cùng là có thể trừng phạt họ.  
người mà nó còn hiện lên với một cuộc sống gấp  
vội, lộn sòng các chân giá trị. Nếu trước đó,  
nhiều nhà văn đương đại như: Nguyễn Bình  
Phương với tiểu thuyết Ngồi, Thoạt kì thủy;  
Nguyễn Danh Lam với tiểu thuyết Giữa vòng  
vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc, Cuộc đời  
ngoài cửa;… đã đem lại cho độc giả ấn tượng  
về một hiện thực đầy rẫy sự phi lý, bất trắc, vô  
nghĩa, tẻ nhạt. Thì đến với tiểu thuyết của Hồ  
Anh Thái, người đọc lại có cái nhìn sâu sắc hơn,  
đó là một thế giới mà các chân lý, giá trị gần như  
đảo lộn hoàn toàn. Cụ thể, đó là sự xen cài của  
cái ác và cái thiện, cái cao cả và cái thấp hèn, cái  
sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong  
suốt xen lẫn cái phàm tục… Bởi lẽ, thời hiện đại  
là thời kỳ xuất hiện nhiều biến động. Con người  
bị cuốn vào dòng xoáy của những biến cố, xô  
đẩy không ngừng. Và Hồ Anh Thái đã thành  
công khi đã vẽ lên một hiện thực như đang hiện  
ra, phơi ra trước mắt độc giả.  
Tái hiện một hiện thực với cuộc sống gấp  
vội, lộn sòng các chân giá trị trong các sáng tác  
của mình, Hồ Anh Thái trước hết khắc họa một  
đời sống lộn sòng các giá trị văn hóa của xã hội.  
Trong SBC là săn bắt chuột, vị Đại Gia giàu có  
luôn tích cực làm từ thiện là thế, nhưng thực chất  
vị này giàu có là nhờ buôn lậu, rồi dùng tiền lời  
từ buôn lậu đầu cơ vào bất động sản. Vậy mà  
được cả xã hội tôn vinh như một người có tâm  
hướng thiện, giàu có nhưng biết giúp đỡ mọi  
người. Hay ông Cốp nhờ đồng tiền từ phá rừng,  
ông đã dùng nó để mua chức, rồi làm giàu cho  
bản thân mình. Vậy mà vẫn được cả xã hội trọng  
vọng như một vị thanh quan thành đạt. Hay hình  
ảnh cô nhà Báo từ thời sinh viên đã biết chạy  
mánh, đến khi đi làm thì không lo làm báo mà  
mãi chú tâm vào việc kinh doanh hàng hóa phục  
vụ vệ sinh cho đồng nghiệp. Hay chú Thơ, thì  
làm thơ lăng nhăng nhạt nhẽo nhưng lại quảng  
cáo là thơ bất hủ với thời gian. Hay vị giáo sư  
đáng kính trước mọi người là thế nhưng lại luôn  
gạ tình, vòi tiền học trò,…  
Qua một số tiểu thuyết trên của Hồ Anh Thái,  
có thể nhận thấy một thế giới cạn vắng tình  
người hiện ra đậm đặc, thế giới đó đã đẩy con  
người phải đối diện với những dự cảm về cuộc  
sống không ý nghĩa mà chỉ như cỏ cây hoa lá.  
Tái hiện một hiện thực mà cái cần có nhất là tình  
người thì lại thiếu vắng, thay vào đó chỉ là sự  
ích kỷ, vụ lợi, toan tính nhà văn thể hiện cảm  
quan về một hiện thực mang màu sắc phi lý in  
dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh.  
Trong Cõi người rung chuông tận thế, ta đã  
bắt gặp một hiện thực mà các giá trị bị đảo lộn,  
thực hư hòa vào nhau như thế. Thông qua cái  
nhìn “suồng sã” của tư duy tiểu thuyết, nhà văn  
Cuộc sống lộn sòng các chân giá trị  
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái hiện lên với  
dấu ấn hiện sinh không chỉ qua cảm quan về một  
thế giới đổ vỡ, bất an, của một cõi đời ít tình  
84  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN  
TP 6 S3  
đối thoại với nhân vật, với độc giả về những giá  
trị của cuộc sống, về những vấn đề đã và đang  
nảy sinh trong xã hội hiện đại. Câu chuyện mang  
màu sắc phi thực, nhưng thông qua đó nhà văn  
đã khái quát lên những thực tế cuộc sống mà các  
giá trị chân lý không tồn tại. Trộn vào trong cái  
phi thực ấy là những cái thực tàn nhẫn của cuộc  
sống hiện đại. Chẳng hạn Thế, có được địa vị  
cao, được mọi người tôn trọng nhưng qua ngòi  
bút của Hồ Anh Thái ta thấy ở y là sức mạnh của  
kẻ lắm tiền và quyền lực như chạy chức, chạy  
trường, thao túng điều khiển mọi việc. Về hưu  
rồi nhưng Thế vẫn đủ sức thao túng: “Đêm ấy  
anh Thế gọi điện vào thu xếp hết với bệnh viện,  
với hàng không. Con cháu của anh khi chết vẫn  
còn có đặc quyền. Hàng không dù không muốn  
chở xác chết thì vẫn phải chở, hai xác chết trong  
vòng một tuần” (Hồ Anh Thái, 2013: tr. 98).  
Trong khi những người bình thường khác thì  
“Vậy là những bà cô ông mãnh chết đi rồi vẫn  
còn chia ngôi thứ như khi còn sống. Kẻ vẫn  
được đặc quyền. Kẻ thì hoàn toàn không” (Hồ  
Anh Thái, 2013: tr. 98). Sự tỉnh táo trong phản  
ánh hiện thực có thể làm chúng ta cảm thấy đau  
lòng nhưng cũng không thể phủ nhận thái độ  
trung thực, dũng cảm của nhà văn trước cuộc  
đời. Tác giả mạnh dạn lên án cái ác để con người  
tỉnh ngộ và đi theo cái thiện.  
Đến Mười lẻ một đêm, nhà văn vẫn nhìn cuộc  
sống, con người mà ở đó các chân giá trị bị lộn  
sòng. Thế giới đó hiện ra với vẻ hài hước, châm  
biếm. Với hoạ sĩ Chuối Hột, xoay quanh nhân  
vật này biết bao giá trị đã bị đảo lộn. Đầu tiên  
đó là sở thích cởi truồng từ bé, lớn rồi cậu này  
vẫn duy trì sở thích này, đến mức mọi người  
sống xung quanh phải xấu hổ thay cho một  
chàng thanh niên. Vậy mà trong con mắt của xã  
hội rộng lớn kia, đã biết sở thích quái dị đó thành  
bậc thầy của yoga “Thấy họa sĩ cởi hết mở hết  
trồng cây chuối hột. Họ cũng cởi hết mở hết  
trồng chuối theo. Đến với nhau xuất phát tình  
yêu hội họa. Bền chặt với nhau nhờ tình yêu  
yôga văn minh phương Đông” (Hồ Anh Thái,  
2006: tr. 36). Lúc đầu chỉ là tình cờ vậy, hiểu  
nhầm vậy, thế mà cuối cùng vị họa sĩ cũng đã  
chớp lấy thời cơ đó “mở lớp yôga chỉ có dạy cho  
Tây, lại chỉ có dạy cho Tây nào có thể làm ăn  
hội họa” (Hồ Anh Thái, 2006: tr.36). Cái sở  
thích quái dị đó còn bị đánh tráo với một cách  
sống khá thịnh hành ở Tây phương đó là tắm  
nuy. “Gã cởi hết ra mở hết ra. Nằm phơi hết ra  
trên bãi cát. Một đồn mười mười đồn trăm, bãi  
biển này có khu tắm nuy. Tắm truồng. Ta đồn  
với ta rồi lan sang Tây, Tây lại đồn với Tây.  
Sang ngày thứ hai gã nằm phơi công cụ được một  
lúc thì có mấy Tây kéo sang, cũng thản nhiên  
nằm nuy hết cả ra. Một giờ sau thì thêm cả Tây  
cả ta kéo đến” (Hồ Anh Thái, 2006: tr. 21). Phải  
mấy ngày sau, do lượng người rủ nhau đi tắm  
nuy càng lúc càng đông, chính quyền mới hay,  
rồi mới tung quân đi dẹp. Một hành động được  
xem là quái dị, một họa sĩ được mọi người đặt  
cho biệt danh “chim để ngoài quần” vậy mà nó  
được xem như là một nét văn hóa của phương  
Tây vừa được du nhập vào Việt Nam. Cũng  
thông qua chân dung nhân vật họa sĩ, một giá trị  
bị lộn sòng được nhà văn vẽ lên rõ nét đó là một  
họa sĩ, một nhà lý luận về hội họa nhưng gã lại  
không hề biết vẽ. Vậy mà biết bao họa sĩ khác  
chỉ mong nhận được những lời khen chê của  
chàng “Không vẽ mà còn hơn cả vẽ, giới họa sĩ  
cứ phải ngong ngóng xem chàng sắp đánh bóng  
ai sắp giết ai. Người được chàng thổi tất nhiên  
là nổi danh. Bị chàng gí cũng nổi danh nốt. Một  
đời làm hội họa mà không được chàng nhắc đến  
một dòng thì chỉ là rác, có quyền hận đời. Cái  
đời bất tài” (Hồ Anh Thái, 2006: tr. 21). Giá trị  
của một tác phẩm hội họa lúc này đã bị đảo lộn,  
liệu một người không hề biết gì về hội họa,  
nhưng những lời nói của anh ta liên quan đến  
giá trị của tác phẩm hội họa thì thật đáng lo,  
đáng sợ. Còn nhiều bức chân dung biếm họa vẽ  
lên một thế giới lộn sòng các chân giá trị, như vị  
“giáo sư tiến sĩ viện trưởng” người chồng thứ  
năm của người đàn bà. Nhưng điều trái khoáy ở  
đây, vị này nguyên là kỹ sư hóa chất vậy mà sau  
đó được quy hoạch làm cán bộ nguồn sang quản  
khoa học xã hội. Giáo sư bảo vệ luận án tiến  
sĩ ở Đức nhưng lại không hề biết tiếng Đức. Đặc  
biệt hơn, mặc dù là một người có vị trí cao quý  
trong xã hội, một người thầy của những thạc sĩ,  
tiến sĩ vậy mà hiện lên không phải là tình thầy  
85  
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE  
VOLUME 6 NUMBER 3  
trò, mà là tình nhân. “Dưới tay chàng bao nhiêu  
luận thạc sĩ tiến sĩ nội hóa bảo vệ thành công.  
Bao nhiêu nữ tiến sĩ sinh ra một đề tài là sản ra  
một đứa con. Con cái của các nữ tiến sĩ này đứa  
nào trông cũng giống đứa nào. Thành ra một quy  
ước ngầm là con cái các nữ tiến sĩ không được  
yêu nhau lấy nhau. Anh em chung một dòng  
máu như thế có mà loạn” (Hồ Anh Thái, 2006:  
tr. 88). Còn gì lộn sòng hơn nữa, khi các giá trị  
giữa danh nghĩa và thực tiễn khác nhau một trời  
một vực.  
không gian khác nhau để khám phá những mảng  
khuất lấp. Nhờ đó mà Hồ Anh Thái đã xây dựng  
thành công nhiều chân dung hiện thực trong tiểu  
thuyết hiện lên bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều  
trạng thái, nhiều giá trị tốt xấu đan cài vào nhau.  
Vẽ lên một hiện thực đã đẩy con người vào hành  
trình đi tìm chân lý, giá trị của cuộc sống – một  
trong những nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa  
hiện sinh, nhà văn đã thể hiện cảm quan về một  
hiện thực in đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh.  
Kết luận  
Trong Tranh Van Gogh mua để đốt, chân  
dung bác sĩ Gachet là bức tranh nhỏ, Hồ Anh  
Thái muốn bàn đến khung cảnh to hơn: bức  
tranh cuộc đời. Xoay quanh chuỗi sự việc mua  
tranh - đốt tranh - cứu tranh, những mảnh đời cứ  
thế hiện lên như những mảnh ghép khác nhau  
của bức tranh hàng trăm, hàng nghìn mảnh. Anh  
giám đốc truyền thông xuất thân từ vị trí tổng  
biên tập của một tờ báo lớn, giờ chuyển sang  
làm cho tập đoàn to nhất nhì Việt Nam. Tâm trí  
anh vẫn luôn dằn vặt vì không cứu được người  
trong cơn thác lũ, giờ đây anh quyết tâm cứu bức  
tranh sắp bị đốt thành tro bụi. Còn hành động  
thương cảm của ông Cốp là giả vậy mà được  
đăng báo với một người có tấm lòng rộng lớn lại  
là thật, và nó được đặt trước cả những giọt nước  
mắt của anh trưởng phòng tòa soạn, khi anh xả  
thân quên mình để cứu người nhưng khi đối mặt  
với cái chết, sau khi được cứu và tỉnh dậy, anh  
đã khóc, tiếng khóc xé lòng, tiếng khóc vì mình  
đã không thể cứu được một mạng người. “Chỉ  
ngay ngày hôm sau, một phóng viên báo bạn đã  
có luôn bài về giọt nước mắt trong ngày bão lụt.  
Đầu tiên là kể chuyện ông Cốp đưa khăn chấm  
giọt nước mắt khi đến thăm gia đình ngồi trên  
mái ngói. Sau đó trận khóc như mưa như bão  
của một tổng biên tập, người đã lao mình xuống  
cứu dân mà không cứu được. Khóc như mưa  
như bão, bài báo lặp lại câu này, những hai lần”  
(Hồ Anh Thái, 2018: tr. 109).  
Những chuyện lớn nhỏ ấy được đan cài vào  
nhau tạo nên hiện thực nhếch nhác, thảm hại  
như một tấm gương lồi mà nhà văn đưa ra để  
khi bước vào đó ta sẽ thấy những hình hài méo  
mó, dị dạng, tức cười. Những hình ảnh được  
phóng to hết cỡ khó có thể nhận ra một người  
cụ thể nhưng soi kỹ thì ai cũng thấy rằng hình  
như có một phần của mình trong đó. Hồ Anh  
Thái viết để tái sinh đối tượng, viết với tinh thần  
dựng xây, với niềm tin. Hướng ngòi bút vào đối  
tượng thị dân, nhà văn đã phản ánh một hiện  
thực đa dạng, phong phú. Hiện thực ấy không  
chỉ là cái nhìn thấy được mà còn là cả một đời  
sống bên trong tâm hồn con người khó nắm bắt.  
Bên cạnh đó, hiện thực còn hiện lên trong tác  
phẩm của tác giả độc đáo như một nhà cơi mà  
trong đó mỗi con người, mỗi cuộc đời là những  
mảnh vỡ, những xung lực khác nhau. Hiện thực  
đó lộ ra qua cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc của  
nhà văn. Nhiều trạng thái đời sống trong tiểu  
thuyết đã được tác giả xây dựng theo nguyên  
tắc hài hước và lật tẩy. Do đó, những cái tầm  
thường, trần tục của đời sống con người đã  
được nhà văn phơi bày trên trang giấy một cách  
tự nhiên, sống động.  
Với việc chỉ ra dấu ấn của chủ nghĩa hiện  
sinh nhìn từ cảm quan hiện thực trong tiểu  
thuyết của Hồ Anh Thái hy vọng đã khẳng định  
được đóng góp độc đáo của nhà văn Hồ Anh  
Thái vào dòng chảy liền mạch của khuynh  
hướng hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam thời  
kỳ sau Đổi mới. Qua đó, công trình cũng góp  
phần mở ra một hướng tiếp cận mới với các sáng  
tác của nhà văn, đồng thời cũng khẳng định vị  
thế đặc biệt của ông trên văn đàn.  
Tóm lại, qua một số tiểu thuyết trên của Hồ  
Anh Thái, một thế giới mà chân lý, giá trị bị đảo  
lộn hiện lên qua cái nhìn đa chiều. Nhà văn đã  
soi chiếu những chân lý, giá trị đó ở nhiều góc  
cạnh, nhiều bình diện, đặt nó ở nhiều thời gian,  
86  
TP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN  
TP 6 S3  
Hồ Anh Thái (2013). Cõi người rung chuông tận thế.  
Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 83-243.  
Tài liệu tham khảo  
Hồ Anh Thái (2015a). Người đàn bà trên đảo. Tp.  
Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ.  
Hà Minh Đức (2002). luận văn học. Hà Nội, Nxb  
Giáo dục.  
Hồ Anh Thái (2015b). Người và xe chạy dưới ánh  
trăng. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr.99.  
Hồ Anh Thái (2015c). Trong sương hồng hiện ra. Tp.  
Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ, tr. 7.  
Hồ Anh Thái (2016). SBC là săn bắt chuột. Tp. Hồ  
Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 219-249.  
Hồ Anh Thái (2018). Tranh Van Gogh mua để đốt. Tp.  
Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 102-109.  
Bùi Thanh Truyền, Lê Biên Thuỳ (2009). Những  
cách tân quan niệm nghệ thuật về con người  
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Tạp chí khoa  
học Đại học Huế, 17, tr. 51.  
Trần Thái Đỉnh (2015). Triết học hiện sinh. Hà Nội,  
Nxb Văn học, tr. 15-79.  
Nguyễn Đăng Điệp (2013). Hồ Anh Thái, người mê  
chơi cấu trúc - Cõi người rung chuông tận  
thế. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr. 384-405.  
Đỗ Đức Hiểu (1978). Phê phán văn học hiện sinh chủ  
nghĩa. Hà Nội, Nxb Văn học.  
Huỳnh Như Phương (2008). Chủ nghĩa hiện sinh ở miền  
Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý  
thuyết). Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 9, tr. 91-92.  
Hồ Anh Thái (2006). Mười lẻ một đêm. Đà Nẵng,  
Nxb Đà Nẵng, tr. 21-88.  
87  
pdf 12 trang baolam 13/05/2022 4260
Bạn đang xem tài liệu "Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ cảm quan hiện thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdau_an_hien_sinh_trong_tieu_thuyet_ho_anh_thai_nhin_tu_cam_q.pdf