Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Bulgakov những năm 1920 qua “Những cuộc phiêu lưu của Chichikov"

TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
19  
NGHTHUẬT TRÀO PHÚNG TRONG VĂN XUÔI BULGAKOV  
NHỮNG NĂM 1920 QUA “NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA  
CHICHIKOV”  
Đặng Đức Hip1  
Đại học Sư phạm Hà Nội  
Tóm tắt: Bài viết đề cp một cách tổng quát vấn đề thloại, giá trị ni dung và đặc điểm  
nghthut của các tác phẩm feuilleton trong văn xuôi trào phúng Bulgakov giai đoạn  
những năm 1920 và đi sâu phân tích “Nhng cuộc phiêu lưu của Chichikov- một tác  
phm feuilleton cthể, tiêu biu thuc thloại này của ông.  
Từ khóa: văn xuôi Bulgakov, feuilleton, Những cuộc phiêu lưu của Chichikov  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Khi nghiên cứu mảng văn xuôi của Bulgakov những năm 1920, bên cạnh những tác  
phẩm mà vấn đề thloi của chúng đã khá rõ ràng, không cần có thêm bất kmt sminh  
định nào khác nữa (ví dụ các tiểu thuyết Bch v, Nghệ nhân và Margarita; các truyện dài  
qu, Nhng qutrứng định mệnh, Trái tim chó hay các truyện ngn như trong tập Bút ký  
ca một bác sĩ trẻ), các nhà nghiên cứu còn gặp mt thloại khác, khá đặc bit, mt thể  
loi đã có vai trò lịch squan trọng trong đời sống thường ngày những 1920 và trong sự  
nghiệp văn chương của Bulgakov nói chung, đó là thể loi feuilleton (фельетон). 124 tác  
phẩm tiêu biểu nhất ông viết những năm 1922 - 1926 thuc thloại này được chn lc và  
sp xếp theo trình tự thi gian trong tp th2 ca М.А Bulgakov. Hợp tuyn (tiếng Nga)  
gm 5 tập do Nxb Văn hc nghthuật Моskva ấn hành năm 1992 [1, tr.211- 640].  
Có nhiều định nghĩa khác nhau về feuilleton, song chung nht: “Feuilleton - (nguyên  
gc tiếng Pháp feuilleton, bt ngun tfeuille - tgiấy), là một loi thể văn chính luận  
1 Nhận bài ngày 04.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016  
Liên hệ tác giả: Đặng Đức Hiệp; Email: dangduchiepcuom@gmail.com  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
20  
nghthut, tn ti chyếu trong báo chí. Sự ra đời ca feuilleton bắt đầu vào hồi đầu thế  
k19, khi trong mt tờ báo của Pháp có kèm theo một trời có bài viết mang tính tiêu  
khin, giải trí. Khái niệm vfeuilleton như một bài báo bất kỳ nào được viết mt cách sinh  
động đã tồn ti trong sut mt thời gian dài. Chỉ đến thời đại chúng ta feuilleton mới được  
phân lập vi những đặc trưng, dấu hiu loi thể chính xác. Ở nước Nga, feuilleton thnh  
hành trong những năm 30 của thế k19. Với tư cách là một loi thể văn chính luận nghệ  
thut, feuilleton mang trong nó tính thời scp thiết, tính hình tượng sâu sắc, tính tài liệu  
chính xác và tính cảm xúc cao. Feuilleton chyếu có khuynh hướng trào phúng” [6,  
tr.204]. Như thế, với các đặc điểm vnội dung và hình thức khá rõ ràng như trên, feuilleton  
phù hợp vi mi thloại sáng tác có thể chuyn ti nhanh nhất các thông điệp và sự kin  
cp thiết như truyện ngn, tiu phm, tiu phẩm, kí, hoạt cnh, tạp văn… Thống nht vi  
cách hiểu đó, dịch giả Đoàn Tử Huyến đã dịch nhan đề mt số tác phẩm feuilleton ca  
Bulgakov sang tiếng Việt và định loại như sau: Buổi chiêu hồn (truyn ngn), 1922;  
Nhng cuộc phiêu lưu của Tritricov (truyn ngắn), 1922; Thành phố Kiev (kí), 1923; Thủ  
đô trong sổ tay (kí), 1923; Chén đời (truyn ngắn), 1923; Thành phố ánh vàng (kí), 1923;  
Thánh ca (truyện ngắn), 1923; Đảo thm (truyn ngn), 1924; Moskva những năm 20 (kí),  
1924; Du lịch Krưm (kí), 1925; Tháng Năm (truyn ngn), 1934 [8, 1145].  
2. NI DUNG  
Thi knhững năm 1919 - 1926 là một thi klch sử đặc bit của nước Nga. Nước  
Nga lúc đó đang trong giai đoạn khc phc nhng hu qunhiu mt ca Chiến tranh thế  
gii ln thnht, ca cuộc Cách mạng tháng Mười và cuộc Ni chiến. Bulgakov đã từng đi  
nhiều nơi, làm nhiều ngành nhiều nghề để kiếm sống và tp viết. Tháng Chín năm 1921, từ  
Kavkaz, ông tới Moskva và từ đó định cư vĩnh viễn tại đây. Từ tháng 11/1921 đến gia  
tháng 01/1922, Bugakov cộng tác vi tBản tin công thương với tư cách là thông tín viên  
và sau đó là phóng viên. Mùa xuân 1922, Bulgakov bắt đầu cộng tác với tĐêm trước - tờ  
báo này bắt đầu xut bn từ 26 tháng Ba 1922. Đến tháng Hai 1923, khi Bulgakov được  
nhận vào biên chế ca tTiếng còi vi chức danh là biên tập viên, tức là người chuyên sửa  
các lỗi ngữ pháp trong các bản tin gi về tòa son của các thông tín viên công nhân, thì ông  
đã thực sự say mê, toàn tâm toàn ý, hiến hết mình cho công việc làm báo và viết lách. Và  
đến mùa thu năm 1923 thì Bulgakov đã trở thành cây bút chuyên viết feuilleton, đôi khi có  
đến 4 - 5 bài được in trong một tháng. Công việc ở hai tòa soạn báo Đêm trước Tiếng  
còi có một vị trí quan trọng trong cuộc đời ca Bulgakov những năm 1920. Bulgakov viết  
các tác phẩm này chủ yếu trong các năm 1922 - 26 và phần lớn chúng được đăng tải trên  
các xuất bn phẩm định k(gồm báo và tạp chí) khác nhau của thi kỳ đó, chủ yếu là trên  
tĐêm trước (gồm 20 bài) và trên tờ Tiếng còi (gồm 87 bài). Về sau, nhiều tác phẩm trong  
số này được Bulgakov cho in lại trong các tập Người thích đùa xut bn tại Leningrad năm  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
21  
1926; Vấn đề nhà ở xut bn ti Moskva - Leningrad năm 1926; và trong tập Tqu- Các  
truyn ngn xut bn tại Moskva năm 1925, 1926.  
2.1. Các tác phẩm trào phúng đăng trên các báo Đêm trước và Tiếng còi  
Đêm trước là tờ báo ngày của giới lưu vong người Nga được xut bn ti Berlin. Thc  
tế, những người thuộc nhóm này đã tuyên bố một đường lối xích lại gn với nước Nga xô-  
viết và họ đã hướng cho tĐêm trước đi theo một đường hướng như vậy. Ngay từ tháng  
Bảy năm 1922, Toà soạn báo Đêm trước đã được khai trương tại Moskva. Nhim vca tờ  
báo này là giới thiu, quảng bá giúp cho các độc giả người Nga ở nước ngoài có được  
nhng hiu biết vcuc sống và những sinh hoạt khác của nước Nga xô-viết và những  
trin vọng phát triển của nó. Vì thế, mt mt, tờ báo này đặc biệt chú ý đến các loại thông  
tin khác nhau, mặt khác lại có những bài viết sâu đề cập đến các hiện tượng mi của đời  
sống đất nước. Một công việc như thế hp dn, cuốn hút Bulgakov. Giọng điệu ca tờ báo,  
về cơ bản, là khách quan thể hin một cái nhìn thân thiện ca những người ngoài cuộc (y  
là khi nói về nhng bn tin của các nhà văn từ nước Nga xô-viết) và một cái nhìn quan tâm  
theo dõi của những người trong cuc - chính là một cái nhìn quan tâm theo dõi chứ không  
phải là ca tụng hay, ngược lại, là thù địch. Khát vọng tìm hiu, nm bắt chính xác những gì  
đang diễn ra, không tô hồng không bôi đen, đó là sự khác biệt gia tĐêm trước với báo  
chí xô-viết và các tờ báo khác của giới lưu vong. Cũng cần nói thêm rằng, phụ trương văn  
hc chnht ca tĐêm trước là do Alexei Tolxtoi (1883 - 1945) phụ trách biên tập - điều  
này đã đảm bo cho tĐêm trước có được một trình độ văn học chuyên nghiệp nghiêm  
túc. Các tác giả khác như Bc. Ivanov, K. Phedin, V. Kataev, Iu. Slezkin đều đưa bài đăng ở  
đây. Đặc biệt là, trong khi cộng tác với tĐêm trước, Bulgakov đã ký tên dưới các bài viết  
của mình bằng họ tên thật của ông mà không dùng đến nhiều các bút danh - điều mà ông  
thích dùng trong khi cộng tác với tTiếng còi và với các xuất bn phẩm khác.  
Phn lớn các bài viết của Bulgakov đăng trên tờ Đêm trước là đề cập đến cuc sống và  
các nét sinh hoạt khác của người dân Moskva trong thời kỳ Chính sách kinh tế mi (НЭП,  
1921 - 28). Nhiu du hiu vshi sinh kinh tế của đất nước đã khiến Bugakov vui mng  
khp khi, gi li nim tin vvic trli ca nhng chun mc ca nếp sống xưa quen  
thuc - đó là những căn hộ bit lp, tin nghi, ấm cúng; những cách phục trang chn chu,  
nhng buổi hoà nhạc và những vdin cổ điển vi những khán giả mặc áo đuôi tôm; sự  
sch sẽ và trt tự trên các phố xá, việc học hành và các ứng xử xã hội lại theo như nếp xưa;  
thang máy lại hoạt động bình thường, nhng hi chợ nông nghiệp rc rsắc màu lại được  
tchức, giao thông lại hoạt động chính xác theo đúng thi gian biểu….  
Nhưng НЭП mi vn tiếp tục và sự gia tăng nhanh chóng của lũ nhà giầu mi pht, sự  
phân hóa sâu sắc dân chúng thành những kẻ mãi mãi đói nghèo, mà trong số đó có cả  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
22  
Bulgakov, nhng kẻ mơ ước, p mộng làm giàu cá nhân, và thỉnh thoảng là những đại  
gia mi phất do ăn cắp của công, những triệu phú và tỷ phú mà sự mãn nguyện của chúng  
trở thành một ssnhục đớn đau trên thảm cảnh nghèo khổ ca những người còn lại. Mc  
dù đó đây đã thấy xut hin nhng du hiu ca shồi sinh, nhưng thực trng cuc sng  
vn vy - những căn hộ chung cư vẫn đầy ry nhng tnạn xã hội, đại loại như tệ nấu rượu  
lậu và thói vô học lỗ mãng của lớp dân cư này, những tiu quỷ này của tệ quan liêu nhng  
năm 1920, suốt đời chy theo những đồng tiền táng tận lương tâm, sự hoang lạnh, băng  
hoi, xung cp của đạo đức vả tâm hồn. Thế gii mới và kỳ cục đó quá xa lạ vi  
Bulgakov và gợi lên trong ông một sự đả kích sâu cay trực diện. Trên những bài viết, bn  
tin của ông xut hin những hình tượng “nhà tư sản và những con người không thiện cảm”,  
những người mà phần lớn là bà con họ hàng với Vaxilii Ivanovich Lixovich (một viên kỹ  
sư tham lam và hèn nhát trong tiểu thuyết Bch v). Mt bức chân dung xã hội đặc sc ca  
các doanh nhân hiện đại được Bulgakov dựng lên trong câu chuyện Nhng cuộc phiêu lưu  
ca Chichichkov in trong phụ trương văn học chnht ca tĐêm trước.  
TTiếng còi ra số đầu tiên vào tháng Mười hai năm 1917. Đó không đơn giản chỉ là  
mt tờ báo ngành của Bộ đường sắt Liên bang Xô-viết thi kỳ đó mà thực sự là một xut  
bn phẩm độc đáo. Ngoài chính bản thân tờ báo ra, tòa soạn còn cho ra đời các phụ trương  
như Những người thích đùa (1924 - 28); nguyt san 30 ngày (1925 - 41); bán nguyệt san  
Tạp chí đỏ. Đây cũng là một nơi quy tụ được các tác giả trẻ đầy tài năng cùng thời vi  
Bulgakov như K. Pautovxki, V. Kataev, I. Ilf và E. Petrov. Các ấn phẩm này đã sử dng  
nhiu thloại văn báo chí khác nhau, từ các bài feuilleton chế nhạo thói quan liêu thâm căn  
cố đế tới các bài vè cay độc, phản ánh tinh thần thời đại và hiện thực nước Nga những năm  
1920 vi một độ chính xác cao.  
Nhng skiện được các cộng tác viên công nhân ngành đường sắt công tác tại cơ sở  
thông tin về đã trở thành đề tài và nội dung của các bài feuilleton của Bulgakov đăng tải  
trên tờ Tiếng còi. Bulgakov đã nhìn thấy đằng sau mi skiện riêng biệt này của hin thc  
ngành đường sắt nước Nga là một vấn đề có tầm vóc xã hội bằng cách này hay cách khác  
đng chm ti từng người dân của nó, và vì thế, trong những bài feuilleton này, ông đề cp  
chyếu tới các vấn đề đối ni. Các nhà nghiên cứu, về cơ bản, đã phân định các đề tài chủ  
yếu của các bài feuilleton đăng trên tờ Tiếng còi như sau: 1 - Hthống hành chính đương  
đại và tệ quan liêu (Hài kịch tình cảm; Chuyến tu bt an; Biện pháp mạnh). 2 - Nhng  
hiện tượng phi lý của sinh hoạt hàng ngày (Nhân viên thư viện kiêm bồi bàn). 3 - Tnn  
họp hành, một thhin mi ca tệ quan liêu hành chính (Câu chuyện ca một thông tín  
viên công nhân về những người thùa; Chuyện ca Makar Devuskin; Mt cuc hp). 4 -  
Nhng lề thói, tập tc của xã hội mi (Công việc đạt tới 30 độ C; Những âm thanh của  
điệu nhy polka tuyt vi). 5 - Sinh hoạt văn hóa của xã hội mi (Quan thanh tra phi  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
23  
đấm; Con chó biết nói). 6 - Nhng vấn đề ca hthng y tế, giáo dục (Người Hà Lan bay;  
Những người chết vẫn còn biết đi; Bài giảng điện tử; Giáo dục dính máu). 7 - Nhng vn  
đề của ngành thương nghiệp (Câu chuyện nơi quán bia; Cửa hàng di động). 8 - Nhng vn  
đề chính tr(Nhng khonh khc của cái sống và cái chết; Thm hoạ hôn nhân) [4, tr.16].  
Bulgakov quan nim vic viết phn lớn các tác phẩm feuilleton như là một “công việc  
văn học công nhật” - tức là một phương tiện kiếm cơm hàng ngày, để có được thi gian ri  
rãi vào các buổi chiu ngồi vào bàn và viết tiu thuyết Bch vvà các truyện dài nghiêm  
túc như qu, Nhng qutrứng định mnh Trái tim chó.  
“Một nhà văn tài năng đã làm một công việc văn học công nhật một cách tài năng” [1,  
tr.713]. Trong các bài tạp văn của mình, Bulgakov đi sâu vào những khía cạnh nhca  
hin thực đời sống nước Nga. Bulgakov miêu tả những con người bình thưng trong nhng  
hoàn cảnh bình thường, những con người đang vật ln vi nhng vấn đề ca tn tại như  
nn lạm phát phi mã, tệ quan liêu cửa quyền, tham nhũng, hối l, những ách tắc, đình trệ  
giao thông, những quy định hành chính khó hiểu, bt khthi, chủ nghĩa phe nhóm, cánh  
hẩu, gia đình trị, bệnh quan liêu, thủ tc giy tờ rườm rà, thói rượu chè, bạo lực gia đình,  
các vấn đề vnhà ở (thiếu nhà ở trm trọng), giáo dục, y tế và các vấn đề chăm sóc sức  
kho, nhng cuc họp hành triền miên vô nghĩa (gợi nhti Maiakovsky với bài thơ  
Những người lon hp!). Bulgakov đã xây dựng được hàng trăm nhân vật với hàng trăm  
tâm lý, tính cách và các chỉ số trí tuệ (IQ) khác nhau.  
Khác với thloi feuilleton cổ điển, các tác phẩm feuilleton của Bulgakov không mang  
tính giáo huấn. Trong lúc cố gắng tác động ti nhn thc của độc gi, Bulgakov chỉ đi sâu  
bc lbn cht của các hiện tượng mà không có ý định đặt nng vấn đề phải đưa ra những  
phương hướng và biện pháp giải quyết bng nhng thiết chế xã hi.  
Xét trên bình diện thloại thì các tác phẩm feuilleton của Bulgakov có phong cách,  
phương thức sáng tác hết sức khác nhau (và chính vì thế mà chúng tôi đã nghiêng về vic  
chọn dùng thuật ngtạp văn). Vvấn đề này, nhà nghiên cứu L.L. Fialkova đã đưa ra một  
sự phân loại chi tiết: “1 - có loại là tiểu thuyết diễm tình (như Bảo lãnh tình yêu). 2 - có  
loại là tiểu thuyết hình sự nhỏ (như Bí mật của két bạc chống cháy). 3 - có loại là một màn  
hi thoại (như Mt kẻ dâm đãng). 4 - có loại là một câu chuyện về ngành giao thông vận ti  
(như Một ngôi trường đã biến thành địa ngục như thế nào?). 5 - có loại là một tiu phm  
kch một màn (như Biện pháp mạnh, Nắm đấm ca kế toán viên, Đám cháy… ). 6 - có loại  
là một màn độc thoại (như Chuyến tu bt an). 7 - có loại là nhật ký (như Quảng trường  
trên những bánh xe, Người Hà Lan bay). 8 - có loại là những bức thư (như Câu chuyện về  
mt tai ha ca một người da đen, Người ta ngồi trên cái gì). 9 - có loại là một bài văn  
xuôi viễn tưởng (như Vô địch thế gii) v.v.” [1, tr.711] .  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
24  
Tuy nhiên, về thc cht, những bài feuilleton của Bulgakov có hình thức thloi  
không thật sự rõ ràng, không thuần nhất và không phải lúc nào cũng có thể xác định mt  
cách rốt ráo tuyệt đối nhưng người đọc vẫn có thể cm nhận được một cách rõ rệt “chất  
lượng văn chương cao” trong các bài viết ấy. Nhà nghiên cứu L.E. Croichich đã ghi nhận  
một cách chính xác rằng “M. Bulgakov, trong nhiều trường hợp, đã thuần phục thành công  
sbất tương dung của hai thế lc bề ngoài kình chống nhau: skiện và ý đồ. Cây bút này  
đã làm được điều đó nhờ vic sdng rộng rãi các thủ pháp vốn đặc trưng cho thứ văn  
xuôi nghệ thuật bình dân. Các tác giả khác cũng đăng trên tờ Tiếng còi các hình thức thể  
loi feuilleton, nhưng có lẽ sự độc đáo đa dạng vmt thloại như đã trình bày trên đây  
của Bulgakov thì không một ai có được, trừ ông. Trên cơ sở cht liệu các bài feuilleton đã  
viết, Bulgakov dường như đã dựng lên những phác thảo đầu tiên cho các tác phẩm văn  
xuôi và sân khấu nghiêm túc, những tác phẩm đôi khi được sáng tạo đồng thi với công  
vic tại toà soạn, đôi khi là muộn hơn, một thời gian sau đó” [1, tr.711].  
Các bài feuilleton của Bulgakov có một mi quan hcht chẽ và một vai trò quan  
trọng đối với các tác phẩm chính yếu quan trọng sau này của ông, bởi vì chúng đã tạo dng  
những phác thảo ban đầu cho các kiệt tác ấy. Độc giả có thể ln theo du vết của các nhân  
vật, các tính cách, các trạng huống và các yếu tct truyn của các bài feuilleton được viết  
trong thi kỳ đầu trong snghiệp sáng tạo của Bulgakov định hình trong các tác phẩm  
muộn hơn như Trái tim chó (1925) và Nghệ nhân và Margarita (1940).  
2.3. Nghthuật trào phúng trong “Những cuc phiêu lưu của Chichikov”  
Nhng cuộc phiêu lưu của Chichikov có kết cu theo kiểu “hồi văn” - mở đầu và kết  
thúc đều trong mt giấc mơ. Tất cmọi hành trạng và phiêu lưu của Chichikov đều được  
Bulgakov miêu tả trong mt giấc mơ của chính nhà văn, “một gic mơ kỳ lạ” [1, tr.230].  
Theo đó, từ trong “vương quốc của bóng tối <…> kéo ra cả mt bầu đoàn bất tận” những  
nhân vật trong Nhng linh hn chết ca Gogol: Manilov, Nozdryov, Derzhimorda, Selifan,  
Petrushka, Fetinya… Và “đi sau chót là Pavel Ivanovich Chichikov trong chiếc xe britchka  
ni tiếng. Ri cbầu đoàn tiến vào nước Nga xô-viết”. Chichikov, sau khi đã chuyển từ  
chiếc xe brichka ca thế kỷ trước sang đi ô-tô, trở lại chính cái “khách sạn mà 100 năm  
trước từ đấy hắn đã đi ra” [1, tr.230]. Và “tất cvn hoàn toàn nguyên vẹn” nếu có chăng  
thì chỉ là “thay cho tm bin hiu Khách sạn khi xưa, giờ thấy có treo một tm bng vi  
dòng chữ Khu tp ths…”. Khi được yêu cầu xuất trình lệnh cấp phòng trọ, Chichikov  
không chút bối rối: “Gọi người quản lý tới đây!” và đã giải quyết vấn đề một cách nhanh  
chóng, bởi vì “tưởng ai, hóa ra là viên quản lý già đã nhẵn mặt: chính là lão Pimen Đầu  
Hói mà trước đây đã từng là chủ quán Akulka…[1, tr.231]. Trong lúc xếp hàng chờ nhn  
suất ăn, Chichikov tình cờ gp li Sobakevich; sau đó trên phố Kuzneski li bt ngbt  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
25  
gp Nozdrev. Sau khi bạn cũ gặp nhau hàn huyên đủ điều m lnh, Chichikov quyết định  
hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Và mọi vic din ra thật trôi chảy. Chichikov li  
buôn lậu kim cương và đăng-ten qua biên giới. Sau khi đã tạo dựng được mt svn liếng  
kếch xù, Chichikov liền đệ đơn xin thuê một doanh nghiệp XYZ nào đó mà việc thuê đó  
ha hn smang lại cho nhà nước mt ngun li ln. Tiếp đó mọi vic ca Chichikov din  
ra với quy mô và tốc độ chóng mặt: Chichikov đã bán đứt cho mKorobochka ckhu  
Qun nga ni tiếng, đã trúng thầu dự án điện khí hoá thành phố, đã thiết lp mt thp  
sn xuất thép từ mùn cưa.  
Sau khi mi vic vlở, người ta mới đọc li bản lý lịch tkhai của Chichikov và nháo  
nhào bổ đi tìm kiếm cái doanh nghiệp mà Chichikov xin thuê và đến lúc đó mới tá hoả ra  
rằng đó chính là tượng đài Pushkin trên phố Tver. Người kchuyn - tác giả của bài  
feuilleton này -M.A. Bulgakov - liền đứng ra nhận lãnh trách nhiệm truy lùng và vô hiệu  
hoá tên đại bịp Chichikov. Sau khi hoàn thành xuất sc nhim vụ, tác giả - M.A. Bulgakov  
- được yêu cầu: “Hãy nói đi, anh muốn được thưởng nhng thứ gì”, Bulgakov lúc đầu trả  
lời: “Một chiếc quần… nửa cân đường… và một cây đèn 25 nến…”, nhưng sau đó “bỗng  
nhiên chợt nhra rng một nhà văn đứng đắn thì không được là một người ích kỷ, vậy nên  
<…> tôi chẳng xin gì cả ngoài một bộ Gogol toàn tập, bìa cứng, bộ sách mà cách đây  
không lâu tôi đã phải đem ra bán nó ở chtrời”. Tuy nhiên, vào đúng lúc “trên bàn tôi hiện  
ra mt bộ Gogol toàn tập, bìa cứng, gáy mạ vàng” [1, tr.241], thì “tôi tỉnh giấc. Và chẳng  
thấy gì cả: chng thy Chichikov, chng thấy Nozdryov, và quan trọng nhất là chẳng thy  
Gogol nào cả…” [1, tr.242]. Chỉ là một giấc mơ.  
Nhng cuộc phiêu lưu ca Chichikov là một tác phẩm feuilleton, đôi khi được các nhà  
nghiên cứu (ví dụ, B. Sokolov) định loại là một “truyện vừa trào phúng cỡ nhỏ” -  
(“маленькая сатирическая повесть”) với phụ đề Trường ca gm 10 khúc ca, Li mở đầu  
Bt hu (Поэма в 10-и пунктах с прологом и эпилогом) được đăng tải trên tờ Đêm  
trước tại Berlin ngày 24 tháng Chín 1922. Chỉ riêng nhan đề của tác phẩm feuilleton này  
đã ngay lập tức đưa người đọc trli vi kiệt tác Nhng linh hn chết (Мертвые души -  
1840) và của N.V. Gogol (1809 - 1852). Đóng vai trò chính trong tác phẩm feuilleton này  
là các nhân vật ca Nhng linh hn chết (trước hết là Chichikov), song ngoài ra cũng còn  
có sự hin din ca cnhng ct truyn, những nhân vật và nhiều diễn ngôn trích dẫn từ  
các tác phẩm khác, chng hn Quan thanh tra (Ревизор - 1835), Nhng con bc (Игроки -  
1842) và Cái mũi (Нос - 1836). Các nhân vật của Gogol được Bulgakov đưa trở lại nước  
Nga sau Cách mạng vào đúng thời kỳ НЭП - một đề tài sở trường ca Bulgakov - một môi  
trường mà các nhân vật này cảm thy cc kthoải mái, cả vmt thể xác lẫn tâm hồn, như  
“cá về bin lớn” vậy. Vn những con người hlậu, phàm tục, vn những khuôn mặt thủ  
cu, thờ ơ, vô cảm như 100 năm trước đó. Vẫn nhng tnạn tham nhũng, hối l, vn mt  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
26  
thái độ thờ ơ vô cảm, cu th, bất tài, dốt nát. Hơn thế na, trong mt số lĩnh vực, theo  
nhìn nhận ca Bulgakov, sthể còn tồi tệ hơn cả trăm năm trước đó.  
Đặt tên cho tác phẩm feuilleton của mình là Nhng cuộc phiêu lưu của Chichikov, đó  
là một ng dụng tài tình thủ pháp liên văn bản ca Bulgakov. Bởi đó chính là nhan đề mà  
kim duyệt Sa hoàng đã nghĩ ra và buộc Gogol phi sdụng để thay thế cho nhan đề  
nguyên bản tác phẩm của ông - Nhng linh hn chết. Bulgakov đã không chỉ giữ nguyên  
như vậy, mà còn “chua” thêm phụ đề một cách có dụng ý: Trường ca gồm 10 ca khúc với  
Li mở đầu và Lời bt hu. Ngay Li gii thiu đã có những dòng trích dẫn tkiệt tác  
Gogol: “- Gicht, gicht lấy dây cương, đồ ngu! Chichikov quát Selifan. - Một nhân  
viên công vụ, ria mép dài đến cmột arsin (= 0, 71 m) đang phóng từ phía trước lại và thét  
lác ầm ĩ: - Ta thì phạt cho một nhát kiếm bây giờ! - Qutha ma bắt mày đi! Thấy xe nhà  
nước mà không tránh sang một bên à?” [3, tr.369]. Tiếp theo trong phn Mở đầu, Bulgakov  
đã đồng lot cho các nhân vật “trình diện” theo thứ tự: “Manilov mc chiếc áo khoác ngoài  
bằng lông gấu khuyềnh khoàng, Nozdryov trên một chiếc xe khác mới chiếm dng,  
Derzhimorda thì trên một chiếc xe cu hỏa, Selifan, Petrushka, Fetinya… Và đi sau chót là  
y, Pavel Ivanovich Chichikov, trong chiếc xe britchka ni tiếng” [1, tr.230]. Tiếp đó là sự  
xut hin của hàng loạt nhân vật khác: “tay quý tộc hương thôn là Manilov, một người rt  
lễ độ, nhã nhặn”; Selifan - “gã xà-ích người thấp bé, mặc áo tulup ngắn và Petrushka, trạc  
30, din chiếc áo đuôi én rộng thùng thình thừa hưởng ca ch, vmặt hơi khắc khổ, mũi  
to, môi dày”; Fetinya - vốn là một nữ gia nô nấu bếp kiêm hầu phòng của mụ địa chủ  
Korobochka; Nozdryov - “theo một nghĩa nào đó là một nhân vật lch sử”… được Gogol  
lần lượt đề cập đến trong chương Một, chương Ba và chương Bốn ca Nhng linh hn  
chết. Còn nhân vật Derzhimorda thì lại là một trong hai viên cảnh sát trong Quan thanh  
tra. Bng thủ pháp liên văn bản, Bulgakov đã giúp độc giả đã có được mt thế giới chân  
dung phong phú cùng với những tính cách đã đưc khc ha của các nhân vật.  
Ở đây, Bulgakov đã mô phỏng, nhi li danh ttrường ca, vì chính Gogol đã xác định  
thloi ca Nhng linh hn chết là “trường ca” (Поэма). Bulgakov đã khéo léo sử dng  
đoạn văn ám chỉ bóng gió đến mt chuyến xe công vụ khn cp trong Nhng linh hn chết  
để to ấn tượng rằng tác phẩm feuilleton này của ông lại snhắm vào việc phê phán một  
khía cạnh nào đó của hthống quan liêu. Nhưng không, trong tác phẩm này ông đã tạo  
dng mt kch bản hoàn toàn ngược li. Thay cho vic cmt hthống quan liêu tác oai  
tác quái, cấu kết với nhau để nghiền nát một cá nhân (như Korotkov trong qu), ông đã  
dng một câu chuyện vmột cá nhân có tên có tuổi - đó là nhân vật Chichikov, một sáng  
to vĩ đại ca Gogol - tấn công trực diện (và đã chiến thắng) vào hệ thống quan liêu của  
nước Nga Sa hoàng mà tàn dư của nó vẫn còn rơi rớt vào thời sau cách mạng. Ranh mãnh  
và táo bạo đến liều lĩnh - đó là những phm chất mà nhờ vào đó Chichikov đã qua mặt  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
27  
được cmt hthng - mt hthống đã khiến Korotkov trong quca Bulgakov phi  
chết một cách tức tưởi.  
Bng vic sdụng chính những “thân hữu có liên hệ” và những quy định thành văn  
chính thức, Chichikov đã chiến thng ngay từ vòng đầu. Chichikov đã sử dng một cách có  
hiu quả chính những điều kin ri rm, chồng chéo (vốn đã tồn ti trong qu) - mt  
khối lượng khng lnhng giy tờ các loại, thói vô trách nhiệm phbiến (mà theo đó một  
người nào đó, hoặc là vô tình, hoặc là cố ý, vô tư ký hộ các loại giy tờ không đúng thẩm  
quyền và trách nhiệm của mình). Chính ngay trong phần Mở đầu (Пролог), Bulgakov  
thông báo cho độc gibiết rng tt cnhng skiện trong câu chuyện của ông chỉ là một  
giấc mơ. Nhưng ông chỉ đề cập điều đó một cách qua quýt bằng cách viết mi một câu:  
“Một giấc mơ kỳ lạ…” [1, tr.230], mà thực chất đây là một tiu xảo ranh mãnh, theo cách  
riêng (rất Bulgakov), khiến độc gichng mấy lưu tâm để ý. Và chỉ mãi đến phn Bt hu  
(Эпилог), độc gimi giật mình nhớ ra rằng đó chỉ là một giấc mơ. Trong tác phẩm  
feuilleton này, giễu nhi, ngoa d, huyễn tưởng và nghịch dị là những thủ pháp trào phúng  
được sdụng đnhằm đạt được ý đthc scủa nhà văn - đó là đả kích không thương tiếc  
guồng máy nhà nước và cả những con người của nó trong thi kỳ НЭП bằng cách bóc trần  
tệ quan liêu, hối l, ca quyn trong nền hành chính mới. Bi cnh của “giấc mơ kỳ quái”  
của người kchuyện (Bulgakov) là Moskva những năm đầu ca thập niên 1920, nhưng thủ  
pháp huyễn tưởng và nghịch dị là sự tiếp ni tGogol. Những nhân vật phn diện mà  
Bulgakov phát hiện trong nước Nga -viết không nhng chỉ đơn giản được kế tha tthi  
đại ca Gogol (bi những tính cách, phẩm cht ca những nhân vật tiêu cực này đều mang  
tính chất đặc trưng Nga hoặc là mang tính phổ quát), mà hơn thế nữa Bulgakov còn khiến  
sxut hin ca những nhân vật này mang một tính chất siêu nhiên, một trò quỷ quái:  
“Một giấc mơ kỳ quái… Dường như là trong vương quốc bóng tối, trên lối vào của nó có  
mt ngọn đèn không tắt và có treo một tm bng với dòng chữ “Những linh hn chết”,  
mt con quỷ nhăn nhở ra mca. Cả vương quốc chết chóc bắt đầu ca quậy… Và rồi cả  
bầu đoàn tiến vào nước Nga xô-viết, và sau đó đã diễn ra nhng sbiến kinh ngạc, và như  
thế nào thì xin theo dõi những đoạn sau đây” [1, tr.230].  
Bằng cách gọi nước Nga xô-viết bằng cái tên cổ xưa (“Советскую Русь”), Bulgakov  
dường như muốn tiếp tc truyn thng Gogol, muốn ám chỉ rằng trước đó rất lâu, trước cả  
thi của Gogol, nước Nga, do cấu trúc xã hội bo th, lc hu của nó, đã là “vương quốc  
của bóng tối” và của “những linh hn chết”. Văn học Nga thế kỷ 19 đầy ry những nhân  
vật mà sự tn ti ca họ trong nước Nga cứ như là sự tn tại trong “vương quốc của bóng  
tối” (в темном царстве). Điều đó giải thích lý do tại sao những bóng ma trong vương quốc  
chết chóc hoàn toàn cảm thấy mình như cá về bin ln trong một nước Nga mới và tại sao  
mà những nhân vật ca Gogol (những địa ch, những nông nô, những kbp bợm), cho dù  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
28  
theo đòi những nghnghiệp khác nhau, nhưng độc givn dễ dàng nhn ra. Mặc dù nhà  
văn nhấn mnh rằng đã diễn ra “những sbiến kinh ngạc”, nhưng đối với độc gi, nhng  
sbiến này là quá đỗi quen thuc. Sự “tái xuất” của Chichikov hoàn toàn không mang tính  
căm ghét hay là châm chọc mà được miêu tả một cách hài hước, thuần túy pha trò thậm chí  
là thú vị na.  
Ở đây, sự giu nhại nhân vật, chi tiết, câu chữ của Bulgakov hoàn toàn không nhằm hạ  
thp Nhng linh hn chết mà thực ra, hơn thế, lại là một sự vinh danh đối với Gogol vì ông  
đã sáng tạo ra mt lot những nhân vật không chỉ liên quan tới nước Nga nông nô (chế độ  
nông nô bị bãi bỏ vào năm 1861) mà cả những nhân vật vẫn còn sống với tâm thức, não  
trạng dân tộc. Chichikov ca Bulgakov, thay cho việc đi tìm mua linh hồn những nông nô  
đã chết (để làm tài sản thế chp để vay tiền nhà nước và kinh doanh), đã tiến hành hàng  
lot nhng phi vụ làm ăn bất lương mà một trong số đó là bằng cách thuê một “doanh  
nghiệp ma” mà Chichikov đã dễ dàng vay được tin stin khng lồ đến nỗi: “Nhìn vào  
tng stin cho vay, thquỷ hoàn toàn nghẹt thở. Chichikov ký nhận và chở nghiến số  
tin ấy đi trên ba chiếc xe ngựa” [1, tr.234]. Trong điều kiện НЭП, Chichikov của  
Bulgakov thậm chí còn thành công hơn cả Chichikov ca Gogol. Bulgakov tất nhiên không  
tha thứ cái môi trường đạo đức đã cho phép Chichikov thành công trên cả mức mong đợi,  
nhưng ông cũng thích thú trong việc bóc trần hthống quan liêu Nga thâm căn cố đế vn  
còn sống sót sau cách mng.  
3. KT LUN  
Không thể phnhn ảnh hưởng của Gogol đối với văn xuôi Bulgakov những năm  
1920, và điều này được thhiện đặc biệt rõ trong phong cách của tác phẩm feuilleton  
Nhng cuộc phiêu lưu của Chichikov (thông qua những mô phỏng, nhng giu nhi lliu)  
hay trong Quan thanh tra phải đấm (“Ревизор” с вышибанием) - một tác phẩm feuilleton  
khác. Nhưng cũng không thể không nhận ra những đặc điểm rất riêng của Bulgakov,  
nhng du ấn tác giả không thể trn ln - cthể là những yếu tố trùng lặp ngẫu nhiên,  
nhng biến chuyn bt ng, những xúc cm mnh mẽ. Và đây chính là những yếu tố không  
thtách rời ca nghthut nghch dị Bulgakov. Chúng hiện diện đậm đặc và được sdng  
như một cu phn ca trt ttự nhiên. Lý do là vì, hoặc trc tiếp hoặc gián tiếp, chúng đều  
liên quan đến hin thc khc nghit - cái tạo nên phông nền xã hội, tạo nên căn cốt cho văn  
xuôi Bulgakov giai đoạn những năm 1920. Điều này cũng giải thích tại sao nhân vật  
Chichikov ca Bulgakov lại ít tế nhị, ít duyên dáng, ít suy tư nhưng lại hỗn láo, xấc xược  
hơn so với nhân vật Chichikov của Gogol trước đó gần trăm năm. Chất trào phúng của  
Gogol là chất trào phúng dễ mến, hiền lành, nhã nhặn. Còn trào phúng của Bulgakov thì  
thô nhám, góc cạnh, tức cười và ít chất thơ hơn. Văn xuôi trào phúng của Bulgakov da  
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016  
29  
chyếu vào phép ngoa dụ để miêu tả các sự kiện và chân dung các nhân vật. Điều này ít  
thấy trong tác phẩm của Gogol. Có thể coi Nhng cuộc phiêu lưu của Chichikov là một tác  
phm điển hình cả trên bình diện đề tài và thể loi, thhin một cách đầy đủ các đặc điểm  
về phong cách cấu trúc, bút pháp của văn xuôi trào phúng Bulgakov những năm 1920.  
TÀI LIU THAM KHO  
1. M.A. Булгаков (1992), Собранение сочинений в пяти томах, (том второй) - Moсквa,  
Художественная литература.  
2. Н.В. Гоголь (1969), Сочинения в двух томах, (том первый) - Издательство  
Художественная литература.  
3. Н.В. Гоголь (1980), Ревизор. Мертвые души. Казань. - Татарское Книжное  
Издательство.  
4. M.C. Кривошейкина (2004), Жанр фельетона в журналистком творчестве M.A.  
Булгакова: Период работы в газетах Гудок и Накануне. - Тверь.  
5. Большой Российский Энциклопедический Словарь (2003). - Научное Издательство  
“Большая Российская Энциклопедия”. - Москва.  
6. Литература. Справочные материалы (1988). - Москва, Просвешение.  
7. N.V. Gogol (1965), Nhng linh hn chết (hai tập), Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb Văn học, Hà  
Ni.  
8. Mikhail Bulgakov (1998), Tuyn tập văn xuôi (Đoàn Tử Huyến dch, gii thiệu và chú giải),  
Nxb Văn học, Hà Nội.  
9. LTn (1956), Tuyn tp tạp văn (Phan Khôi dịch), Nxb Văn nghệ, Hà Nội.  
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyn Khắc Phi (đng chủ biên) (2007), Từ điển thut ngvăn  
hc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.  
THE SATIRICAL ART OF BULGAKO’S PROSE IN THE 1920S THROUGH  
THE WORK NAMED "THE ADVENTURES OF CHICHIKOV"  
Abstract: This article covered generally the issues of genre, content’s values and artistic  
features of the “feuilleton” in Bulgakov’s satirical prose in the 1920s and provided in-  
depth analysis regarding the work named The adventures of Chichikov, which is one  
typical and concrete work of his feuillleton genre.  
Key words: Bulgakov’s prose, feuilleton, The adventures of Chichikov  
pdf 11 trang baolam 12/05/2022 5860
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Bulgakov những năm 1920 qua “Những cuộc phiêu lưu của Chichikov"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_trao_phung_trong_van_xuoi_bulgakov_nhung_nam_1920.pdf