Phương ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo” của Hồ Biểu Chánh (xét trên bình diện ngữ âm và từ vựng)

XUÂN CANH TÝ 2020  
PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT “CON NHÀ NGHÈO”  
CỦA HỒ BIỂU CHÁNH (XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG)  
ThS. NGUYỄN THÚY DIỄM (*)  
TÓM TẮT  
Phương ngữ Nam Bộ là một dạng biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân, thường được  
các nhà văn vận dụng một cách khéo léo để tái hiện một cách chân thật, sống động hiện thực xã hội và  
mang tác phẩm đến gần hơn với độc giả. Hồ Biểu Chánh là một trong số những tác giả đặc biệt thành  
công trong lĩnh vực này. Trong bài viết này, người viết sẽ khảo sát, thống kê phương ngữ Nam Bộ  
trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo” của Hồ Biểu Chánh trên hai phương diện ngữ âm và từ vựng để  
thấy rằng ông đã góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ toàn dân bằng chính vốn phương ngữ  
của mình.  
Từ khóa: Phương ngữ, Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh, Con nhà nghèo  
SUMMARY  
Southern dialect is a form of local variation of the universal language, often used skillfully by  
writers to reproduce honestly, lively social reality and bring works closer to readers. Ho Bieu Chanh is  
one of the most successful authors in this field. In this article, the writer will examine and statistics the  
Southern dialect in Ho Bieu Chanh's novel “Con nha ngheo” in both phonetic and vocabulary to see  
that he contributed to enrich the universal language by the capital of its own dialect.  
Key words: dialet, Southern, Ho Bieu Chanh, Con nha ngheo  
1. Mở đầu  
Phương ngữ Nam Bộ là biến thể ngôn ngữ mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, là  
một nét văn hóa đặc sắc về phương thức sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử của con người nơi đây. Việc khai  
thác giá trị của phương ngữ Nam Bộ trong tác phẩm đã làm nên tên tuổi của không ít tác giả như Bình  
Nguyên Lộc, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Ngọc Tư, Dạ  
Ngân… nhưng người đi đầu phải kể đến nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với tần số xuất hiện khá dày đặc,  
phương ngữ Nam Bộ giúp tiểu thuyết của tác giả này dễ đi vào lòng người bởi ngôn từ bình dân, gần  
gũi, dễ cảm nhận, trong đó có thể kể đến tác phẩm “Con nhà nghèo” (1930).  
2. Nội dung  
2.1. Khái niệm phương ngữ Nam Bộ  
Về khái niệm phương ngữ Nam Bộ, có nhiều cách lý giải khác nhau từ các nhà nghiên cứu,  
đáng chú ý là:  
Tác giả Huỳnh Công Tín định nghĩa về phương ngữ Nam Bộ như sau: “Phương ngữ Nam Bộ là  
tiếng nói của người dân Nam Bộ, là biến thể địa phương hoặc biến thể xã hội của ngôn ngữ. Như vậy,  
phương ngữ Nam Bộ được hiểu là biến thể địa lí của ngôn ngữ toàn dân” [6; 40].  
Theo nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc Lệ, Lê Xuân Thành thì: “Phương ngữ Nam Bộ  
là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam Bộ. Nó thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu  
phát âm riêng của con người Nam Bộ” [7; 145].  
Tóm lại, các tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến, nhận định về phương ngữ Nam Bộ nhưng các khái  
niệm trên đều nhất trí ở chỗ: Phương ngữ Nam Bộ là những từ địa phương chỉ được dùng ở một vùng,  
miền nhất định mang tính đặc trưng, có phạm vi sử dụng hẹp và có nhiều điểm khác biệt so với ngôn  
ngữ toàn dân.  
(*) Trường Đại học Tây Đô  
TẠP CHÍ KINH T- CÔNG NGHIỆP  
68  
XUÂN CANH TÝ 2020  
2.2. Một số biểu hiện của phương ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo” của Hồ Biểu  
Chánh  
2.2.1. Về ngữ âm  
Lớp từ có biến thể ngữ âm là lớp từ thể hiện rõ nhất nét ngôn ngữ đặc trưng của người Nam Bộ.  
Đó là những từ có cách phát âm chệch đi so với ngôn ngữ toàn dân. Qua khảo sát, ta có thể thấy lớp từ  
này có số lượng ít hơn rất nhiều (32 từ, chiếm 19,88%) so với lớp từ vựng địa phương Nam Bộ mà Hồ  
Biểu Chánh sử dụng trong tác phẩm (129 từ, chiếm 80,12%). Tuy nhiên, chúng vẫn có giá trị rất cao vì  
đã làm cho tác phẩm trở nên gần gũi và dễ đi vào lòng độc giả. Trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh, nét  
biến thể ngữ âm được thể hiện nhiều nhất với hai hình thức: biến thể phụ âm đầu và biến thể phần vần.  
Trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo”, hiếm thấy hiện tượng biến thể phụ âm đầu mà đa số là biến thể  
phần vần. Những từ đơn âm tiết chiếm số lượng không nhỏ:  
Biến thể ngữ âm trong  
Ngữ âm toàn dân tương ứng  
phương ngữ Nam Bộ  
Bịnh  
Binh  
Bình  
Bực  
Bệnh  
Bênh  
Bằng  
Bậc  
Chơn  
Hột  
Chân  
Hạt  
Giựt  
Giật  
Khum  
Kiểng  
Khom  
Cảnh  
Bên cạnh đó còn có hiện tượng biến âm ở những từ láy như:  
Biến thể ngữ âm trong  
phương ngữ Nam Bộ  
Chơn chất  
Ngữ âm toàn dân tương ứng  
Chân chất  
Cúm rúm  
Thật thà  
Cóm róm  
Thiệt thà  
Đôi khi ông còn sử dụng thành ngữ dân gian một cách sáng tạo trong nét biến thể ngữ âm.  
Trong tác phẩm “Con nhà nghèo”, cô Ba Nhân nói với quan Kinh lý Hai: “Quan Kinh lý nói phải lắm,  
song con gái đồng nó chơn chất thiệt thà. Sợ không có đứa nào xứng đáng làm bà Kinh lý chớ.” [2;  
229]. Việc sử dụng thành ngữ chơn chất thiệt thà vừa mang nét chân quê vốn có, vừa thể hiện sự thân  
thiết, gần gũi mà chân chất thật thà không có được.  
2.2.2. Về từ vựng  
Phương ngữ Nam Bộ có một kho từ vựng cực kỳ phong phú. Số lượng từ vựng địa phương  
Nam Bộ được Hồ Biểu Chánh sử dụng rất nhiều, chỉ riêng “Con nhà nghèo” đã có tới khoảng 129/161  
từ (chiếm 80,12%), đặc biệt là từ láy mang sắc thái ý nghĩa cụ thể hóa đồng thời cũng tăng thêm tính  
cường điệu mà tác giả muốn biểu đạt.  
Lớp từ láy mang tính địa phương  
Từ toàn dân tương ứng  
Có vẻ ân cần, vồn vã với người khác  
nhưng lòng không thật  
Bãi buôi  
Bôn chôn  
Trạng thái không yên, lòng lo lắng, bồn  
chồn  
TẠP CHÍ KINH T- CÔNG NGHIỆP  
69  
XUÂN CANH TÝ 2020  
Bơ bơ  
Ngơ ngẩn, ngơ ngác  
Bươn bả  
Hối hả, vội vã, ở trạng thái khẩn trương  
nên có biểu hiện bơ phờ, xốc xếch  
Bần thần dã dượi  
Chồm hổm  
Dạn dĩ  
Ở trạng thái mệt mỏi, không muốn làm  
việc  
Ngồi trên hai chân co, gắp lại, mông  
không chạm đất  
Bạo, không biết sợ, không biết ngại  
ngùng  
Đỏ đẻ  
Tiếng trẻ con mới tập nói  
Xớ rớ, vẩn vơ  
Láng cháng  
Lăng xăng  
Liu nhiu lít nhít  
Quấn quít, chộn rộn với ai đó  
Đông đúc  
Bên cạnh đó còn có lớp từ đi kèm nhằm làm tăng sắc thái biểu cảm và sức thuyết phục của câu  
văn.  
Lớp từ có yếu tố phụ đi kèm  
Buồn xo  
Hiểu theo nghĩa chung  
Buồn hiu, bộc lộ rõ trên nét mặt, như  
đang tiếc xót một điều gì đó.  
Cười ngất  
Đi tuốt  
Cười  
Đi không chú ý chuyện gì ở phía sau  
Đỏ chạch  
Đỏ lòm  
Đỏ  
Đỏ  
Mừng quýnh  
Nín khe  
Vui mừng  
Nín hẳn, ngừng một cách đột ngột  
Bộ phận trong cơ thể phồng to, gây  
đau  
Sưng chù vù  
Ngoài ra còn có những danh từ chỉ những sự vật tồn tại trên mảnh đất này.  
Những danh từ dùng để biểu thị  
tên gọi sự vật  
Hiểu theo nghĩa chung  
Cây bần  
Còn gọi là cây thủy liễu, loại cây mọc  
dựa mé nước, bông trắng, trái tròn và  
giẹp  
Chuối xiêm  
Loại chuối trái to, ngắn  
Ghe cui  
Thuyền ngắn, còn phần mũi và phần  
láy bằng, trông vững chắc  
Thuốc rê  
Thuốc lá dính thành từng bánh mỏng  
Và còn có lớp từ ngữ dùng để xưng hô mà chỉ có người Nam Bộ mới sử dụng cách gọi như vậy.  
Lớp từ xưng hô thông dụng Hiểu theo nghĩa chung  
Bà già tôi Mẹ, u, bầm  
Bầy trẻ  
Đám trẻ, lũ trẻ, sắp nhỏ, sắp trẻ  
Một cách gọi mà người vợ dùng để gọi  
chồng  
Cha bầy trẻ  
Má bầy trẻ  
Má nó, tiếng gọi vợ một cách thân mật  
TẠP CHÍ KINH T- CÔNG NGHIỆP  
70  
XUÂN CANH TÝ 2020  
khi vợ chồng đã có con  
Qua  
Từ dùng để xưng của người bậc trên  
khi nói với người vai em (nhỏ tuổi hơn  
mình) một cách thân mật.  
Trên đây là một số mặt khác biệt về từ vựng trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo” của Hồ Biểu  
Chánh. Chính lớp từ vựng này đã góp phần tạo nên sự thành công cũng như giá trị của tác phẩm. Đây  
có thể nói là tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất của nền văn hóa Nam Bộ. Ở đó có con người, cảnh  
vật và tính cách đặc trưng của người dân vùng sông nước phương Nam. Vẻ đẹp của họ toát lên từ  
những điều giản dị, chất phác, bình thường trong cuộc sống. Ngay cả cách đặt tên cho những người con  
trong gia đình cũng nói lên điều đó: Hai Bưởi, Ba Cam, Tư Lựu – tên gọi của con người chủ yếu là vịn  
vào những gì gần gũi, thân quen trong cuộc sống hằng ngày mà định đặt. Hồ Biểu Chánh đã chọn lọc  
những cái hay này của người dân Nam Bộ mà xây dựng nên nhân vật trong tác phẩm của mình.  
2.3. Cách vận dụng phương ngữ vào tiểu thuyết “Con nhà nghèo” của Hồ Biểu Chánh  
2.3.1. Ngôn ngữ của tác giả  
Để thể hiện tấm lòng yêu vùng đất phương Nam, khi viết về mảnh đất và con người Nam Bộ,  
Hồ Biểu Chánh như đã hóa thân vào tác phẩm của mình, cùng sống, cùng khóc, cùng cười và cùng trăn  
trở với từng câu chuyện.  
Trước hết phải kể đến tài năng miêu tả của ông. Qua ngòi bút của mình, ông đã để cho cảnh vật  
và con người hiện ra hết sức chân thật và sinh động. “Xóm đập Ông Canh nằm dựa bên Gò Công qua  
Mỹ Tho, ngang ngã ba tẻ vô Ụ Giữa, bấy giờ nhà chen rất đông đảo, cây đua mọc sum suê. Cái nhà  
việc cũ sùm sụp của làng hồi trước đã đổ bao giờ mà cất lại một tòa nhà mới, nền cao khoảng khoát,  
nóc phơi đỏ lòm. Vài cái nhà lá tum hùm, cửa xịt xạt, vách tả tơi, hồi trước ở rải rác chung quanh đó  
cũng điêu tàn bao giờ, mà nhường chỗ lại cho hơn chục cái nhà khác, tuy cũng lợp bằng lá dừa, song  
cột kê táng, vách đóng be, coi rất đẹp đẽ thơ thới” [2; 5]  
Với những từ ngữ đầy hình ảnh, tác giả đã miêu tả sự đổi thay nhanh chóng của xóm đập Ông  
Canh. Qua cách quan sát của ông, bộ mặt của xóm này có sự phát triển đáng kể. Xưa kia đây là một nơi  
rất nghèo với cảnh điêu tàn, hoang sơ. Điều này được thể hiện qua từ chỉ sự ẩm thấp, đổ nát của nhà  
việc (sùm sụp), hay những từ chỉ sự nghèo khó, túng bấn của người nông dân (tum hùm, xịt xạt, tả tơi).  
Bây giờ tất cả đã thay đổi. Mọi thứ đã được thế chỗ bằng sự no đủ, phồn thịnh với những từ chỉ sự tươi  
mới (đỏ lòm), chỉ sự tươm tất hơn (lợp bằng lá dừa, cột kê táng, vách đóng be),… Việc miêu tả còn tỉ  
mỉ hơn nếu chúng ta bắt gặp những hình ảnh dưới đây: “Trong xóm đập Ông Canh, ở phía sau nhà  
việc, có một cái nhà ba căn, cột bằng cây bần, nóc lợp lá xẻ, cửa cặp lá chầm, vách gài bằng tre, trước  
sân một bên vắt một đống rơm, một bên trồng một cây me, sau hè chuối xiêm xơ rơ ít bụi, mía sanh  
diệu lố nhố mấy dòng,…” [2; 7]. Chỉ mỗi một căn nhà mà Hồ Biểu Chánh đã miêu tả thật chi tiết, từ  
trước ra sau, từ trong tới ngoài, làm cho người đọc cứ ngỡ ngôi nhà đó đang ở trước mặt mình.  
Ngôn ngữ miêu tả nhân vật cũng chân thật và sinh động không kém. Đó đúng là những con  
người mang đậm bản chất của vùng đồng bằng sông nước: “Thằng Cu là trai ở xóm trên, mặt đen, môi  
dày, hàm răng thưa, chơn mày rậm, vóc trung trung, mà bộ tướng coi mạnh dạn lắm. Nó mồ côi cha  
mẹ mà cũng không có anh em chi hết. Năm nay nó được hai mươi ba tuổi rồi. Mẹ nó mất hồi nó được  
hai mươi tuổi. Từ bấy đến nay nó ở bạn cầm cày cho ông cả Tri.” [2; 18]. Đó là tướng mạo của một  
TẠP CHÍ KINH T- CÔNG NGHIỆP  
71  
XUÂN CANH TÝ 2020  
anh chàng “rặt” nông dân, qua đây ta cũng đoán biết được anh ta là một người hiền lành, thật thà vô  
cùng. Hay khi miêu tả cô Tư Thục lúc hay tin cuộc hôn nhân của cô và quan Kinh lý không thành, ông  
viết: “Cô Tư Thục tuy vóc lớn nhưng mà cô bỏ ăn bỏ ngủ trong mấy ngày thì cô ốm teo như tàu lá,  
người xóp ve, đi ngả tới” [2; 329]. “Ốm teo như tàu lá” có nghĩa là vừa ốm vừa xanh xao, yếu ớt; “xóp  
ve” chỉ vóc người gầy gộc, héo hon; “đi ngả tới” là đi không vững, lúc nào cũng chúi đầu về phía  
trước, có thể ngã bất cứ lúc nào. Hình dáng của một cô thiếu nữ đương xuân, vì bệnh tương tư mà trở  
nên tàn tạ như vậy thì thật là đáng thương biết bao nhiêu.  
Đôi lúc lời của nhà văn còn là những nhận định hết sức sâu sắc. Đây là nhận xét của Hồ Biểu  
Chánh sau cuộc nói chuyện giữa cậu Hai Nghĩa và Thị Tố: “Mấy lời đó thiệt là có ý tứ. Cậu nói cho  
Thị Tố yên lòng mà về, mà cậu không buộc cậu vào việc chi hết. Cậu nói thủng thẳng hay là cậu nhìn  
con, hay là cậu nuôi con Lựu. Thị Tố thiệt thà không hiểu rõ chỗ xảo của cậu, nghe cậu nói êm mấy lời  
ấy thì tưởng là cậu xiêu lòng rồi. Chắc cậu sẽ chiếu cố mẹ con con Lựu” [2; 49]. Qua đó, tác giả đã  
vạch trần sự gian xảo của cậu Hai Nghĩa. Hắn là tên giỏi võ mồm, cố nói ngon ngọt cho qua chuyện  
chứ không thật lòng thật dạ chi hết. Hoặc khi miêu tả cơn ghen của mợ Hai Hưởng, người đọc cứ tưởng  
chừng mợ sắp giết người chứ chẳng chơi: “Lời bà Cai cắt nghĩa tuy hữu lý những mà không đủ đuổi  
cơn ghen của mợ Hai Hưởng được, bởi vậy mợ ngồi tại góc ván, mặt còn đỏ phừng phừng, ngực còn  
nhảy đụi đụi” [2; 57]. Chắc là mợ tức tối, giận dữ quá nên mới có biểu hiện “mặt còn đỏ phừng phừng,  
ngực còn nhảy đụi đụi”. Hai từ “đỏ phừng phừng, nhảy đụi đụi” dư sức làm toát lên tính nết của mợ.  
Những từ ngữ được sử dụng thật đắc địa, tài năng của tác giả cũng được thể hiện ở đây.  
Hồ Biểu Chánh sử dụng phương ngữ Nam bộ thật xác đáng và phù hợp trong tác phẩm của  
mình. Điều này chứng tỏ ông là một người am hiểu sâu rộng về cuộc sống cũng như sinh hoạt của  
người Nam Bộ, đặc biệt là ngôn ngữ của họ. Chính vì thế, những bức tranh mà ông vẽ lên bằng ngòi  
bút của mình thật chân thật và gần gũi biết bao.  
2.3.2. Ngôn ngữ của nhân vật  
Người Nam Bộ bản tính thật thà nên nói năng cũng bộc trực, thẳng thắn, không ưa úp mở, lòng  
vòng. Thế nhưng, đôi lúc vì hoàn cảnh, có những điều người ta cũng khó thốt thành lời. Trong xã hội  
mà đồng tiền có thể đè bẹp những người nghèo thì họ chỉ biết cắn răng cam chịu. Gia đình anh Cai tuần  
Bưởi không thể phản ứng lại cậu Hai Nghĩa vì nhà hắn giàu và có thế lực. Cái tội nghèo đã để cho cô  
Tư Lựu phải mang một cái thai vô thừa nhận, ngay cả việc nói ra điều đó cũng rất khó khăn: “Thị Tố  
nhai trầu nhóc nhách, với tay lấy gói thuốc của chồng mở ra rứt một miếng mà xỉa, rồi ngó chồng cười  
mơn mà hỏi:  
- Mình đi ghe về xưa rày, mình có hay giống gì không?  
- Không, có hay giống gì đâu.  
Thị Tố cười, ngoái tay xỉa thuốc một hồi nữa, rồi mới hỏi lớn tiếng rằng:  
- Vậy chớ mình mình không thấy cậu Hai khác hơn mọi lần sao?  
- Cậu Hai nào?  
- Cậu Hai con bà Cai chứ cậu Hai nào.  
- Ờ. Tưởng mình nói cậu Hai nào chớ, ai mà dè đâu. Cậu Hai thì cũng vậy chứ khác giống gì?  
- Xưa rày mình gặp cậu, vậy chớ cậu có nói gì hay không?  
- Không, có nói giống gì đâu! [2; 10 -11]  
TẠP CHÍ KINH T- CÔNG NGHIỆP  
72  
XUÂN CANH TÝ 2020  
Đoạn đối thoại mang đậm chất Nam Bộ do rất nhiều từ địa phương: nhóc nhách, rứt, xỉa, ngó,  
cười mơn, giống gì, chớ, ờ, ai mà dè,…  
Hay khi Cai tuần Bưởi biết chuyện, anh cay đắng:  
- Cậu là bực giàu sang, cậu chơi qua đường rồi cậu bỏ, chớ phải cậu đem nó về làm bé làm  
mọn gì đó hay sao.  
- Bỏ sao được. Bỏ là hồi mới kia, chớ nó có thai có nghén rồi mà bỏ nỗi gì.  
Cai tuần Bưởi vùng ngồi dậy ngó vợ trân trân mà hỏi rằng:  
-
Con Lựu có chửa rồi hay sao? [2; 14]  
“Có chửa” là một cách nói khác của hiện tượng mang thai nhưng nghe thật nôm na, có khi nặng  
nề, chỉ trong sinh hoạt bình thường người ta mới nói như thế. Bên cạnh đó, lời của nhân vật Cu cũng  
được khai thác một cách độc đáo, tuy đơn giản nhưng chất chứa cả một tấm lòng: “Tôi không cưới  
được cô Tư Lựu thì tôi không thèm cưới con ai hết, mà chắc là cũng bỏ xứ nầy tôi đi, còn ở đây nữa mà  
làm gì. Xin anh Hai chị Hai làm ơn nói giùm lại với cô Tư Lựu, không biết duyên trời định khiến làm  
sao mà tôi thương tôi lung lắm.” [2; 22]. Quả là lời lẽ chân tình của người con trai quen chốn ruộng  
đồng, không hề xa hoa, trau chuốt, nghĩ sao nói vậy. Hay qua cuộc nói chuyện giữa quan kinh lý Hai  
với cô Ba Nhân, ta cũng thấy được cách ăn nói chân quê, quen thuộc với những từ khẩu ngữ thông  
dụng:  
- Bà hỏi thiệt khó cho tôi trả lời quá. Bà hỏi chi vậy?  
- Ậy, tôi muốn biết một chút quan Kinh lý trả lời rồi tôi sẽ nói chuyện cho mà nghe.  
- Tôi không hiểu chi hết, mà tôi cũng xin bà đừng nói chuyện chi nữa hết. Tôi xin từ ông bà tôi  
đi về.  
- Khoan đã. Xin quan Kinh lý ngồi nán lại cho tôi nói vài lời. Anh Hội đồng ảnh cũng biết rồi,  
ảnh nghĩ lại.” [2; 341]  
Phương ngữ Nam Bộ biểu hiện sức gợi tả rất lớn nên từng lời văn được tuôn ra sinh động và rất  
thực, nhất là khi Hồ Biểu Chánh miêu tả phong cảnh thôn quê bằng vốn từ này. Ngoài ra, cuộc sống lao  
động vất vả của người nông dân cũng được hiện lên rõ nét trong tác phẩm của ông. Đó còn là cuộc  
sống của những con người chịu sức ép từ tầng lớp địa chủ, ngay cả cách xưng hô cũng nói lên điều đó.  
Hình ảnh Cai tuần Bưởi ke re cóm róm trước mặt bà Cai tổng Hiếu:  
- Mày là thằng Bưởi phải không?  
- Dạ, bẩm bà, phải.  
- Đi đâu đó?  
- Dạ, tôi lên xóm có chuyện, nên ghé thăm bà với cậu Hai mợ Hai.  
- Lúa mày năm nay khỏe không?  
- Dạ, bẩm bà khá.  
- Nè, năm nay đong lúa phải giê cho thiệt sạch, chớ đừng có làm dơ như năm ngoái nữa đa.  
Tao nghe mợ Hai mày nói hồi năm ngoái mày đong lúa dơ cảy.  
- Dạ, bẩm bà lúa ruộng tôi đâu có dám làm dơ.  
- Ừ, phải liệu lấy, nếu mày dễ ngươi, tao biểu nó lấy ruộng lại cho người khác mướn, rồi không  
có cơm ăn thì chịu đa.” [2; 31]  
Cách xưng hô phân rõ chủ - tớ, giàu – nghèo: mày tao, bà tôi và các từ: dạ, bẩm bà thể hiện  
rõ sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo sâu sắc.  
TẠP CHÍ KINH T- CÔNG NGHIỆP  
73  
XUÂN CANH TÝ 2020  
Hay cách xưng hô thân mật qua em nghe thật chân tình, thân thuộc:  
- Qua không giấu em làm chi. Qua mắc đi ghe mấy tháng, cậu Hai Nghĩa ở nhà tới ve vãn nó,  
nó dại nên nó lấy cậu đã có chửa rồi.”  
Nét tính cách chân thành, thiệt tình trong giao tiếp của người Nam Bộ được Hồ Biểu Chánh  
khai thác một cách triệt để và hiệu quả.  
3. Kết luận  
Nhìn chung, phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam Bộ. Nó thể  
hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người nơi đây. Phương ngữ Nam Bộ  
còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng  
đất nơi đây. Qua các tác phẩm của mình nói chung, “Con nhà nghèo” nói riêng, Hồ Biểu Chánh có thể  
được coi là người đã kế thừa tốt những giá trị đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ, và trong chừng mực  
nào đó, ông đã góp phần làm giàu, làm đẹp thêm cho sức sống mãnh liệt của kho tàng ngôn ngữ của  
vùng đất mà ông đã cất tiếng khóc chào đời.  
Tài liệu tham khảo  
[1]. Hồ Biểu Chánh (1999), Con nhà nghèo (tái bản), NXB Văn nghệ TPHCM.  
[2]. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.  
[3]. Huỳnh Công Tín (2009), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.  
[4]. Nguyễn Văn Ái (1994) (chủ biên), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXB TPHCM.  
[5]. Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc Lệ, Lê Xuân Thành (2001), Từ điển đối chiếu từ địa phương, NXB  
Giáo dục, Hà Nội.  
[6]. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam bộ: Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với  
phương ngữ Bắc bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.  
[7]. Trần Thị Ngọc Lang (2005), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.  
Ngày nhận: 06/01/2019  
Ngày duyệt đăng: 04/5/2019  
TẠP CHÍ KINH T- CÔNG NGHIỆP  
74  
pdf 7 trang baolam 12/05/2022 7160
Bạn đang xem tài liệu "Phương ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo” của Hồ Biểu Chánh (xét trên bình diện ngữ âm và từ vựng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphuong_ngu_nam_bo_trong_tieu_thuyet_con_nha_ngheo_cua_ho_bie.pdf