Biện pháp khơi gợi kiến thức nền của học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông

Học viên cao học  
LL&PPDHBM Văn K23  
BIỆN PHÁP KHƠI  
GỢI KIẾN THỨC  
NỀN CỦA HỌC  
Trƣờng Đại học Sƣ phạm  
TP. Hồ Chí Minh  
SINH  
TRONG  
QUÁ TRÌNH ĐỌC  
HIỂU VĂN BẢN Ở  
Điện thoại di động :  
0982848909  
TRƢỜNG  
PHỔ  
Email:  
THÔNG  
NGUYỄN THỊ NHƢ HẠNH  
TÓM TẮT  
Phát triển năng lực cho ngƣời học là mục tiêu hƣớng tới của việc biên soạn SGK  
sau 2015, trong đó môn Ngữ văn hƣớng tới mục tiêu phát triển năng lực đọc văn bản  
cho ngƣời đọc - HS. Kiến thức nền có vai trò quan trọng trong quá trình đọc hiểu văn  
bản và việc khơi gợi kiến thức nền có tác dụng phát triển năng lực của ngƣời học. Mục  
tiêu của bài viết này tập trung làm rõ 3 vấn đề sau: (1) Kiến thức nền là gì; (2) Vì sao  
phải khơi gợi kiến thức nền của HS?;(3) Biện pháp khơi gợi kiến thức nền của HS trong  
quá trình đọc hiểu văn bản. Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của bài viết này là phân  
tích lý luận và thực tiễn.  
Từ khóa: kiến thức nền, năng lực, mục tiêu, biện pháp  
ABSTRACT  
Methods to Activate High School Students’ Background Knowledge in Text Reading  
and Comprehension  
Competency-based development will be the target of compiling textbooks after  
2015. As a part of that, language arts and literature curriculum design should focus on  
enhancing reading competence of high school students. Background knowledge plays a  
crucial role in the process of text reading and comprehension. Activating the students‟  
background knowledge, therefore, contributes to their reading competence. The focus of  
this article is on three issues: (1) what is the background knowledge? (2) why we must  
activate students‟ background knowledge? (3) recommended methods to activate  
566  
students‟ background knowledge in text reading. Our major research methods are  
theoretical analysis and practice.  
Key words: background knowledge, competence, target, method.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Để đọc một tác phẩm văn học hiệu quả thì trƣớc tiên ngƣời đọc phải biết đọc, tức là  
đọc thông lớp ngôn từ của tác phẩm. Sau đó vận dụng sự hiểu biết về ý nghĩa của từ  
ngữ, câu, các biện pháp nghệ thuật... trực tiếp trong chính văn bản để hiểu tìm hiểu nội  
dung ý nghĩa của văn bản. Điều này đúng nhƣng chƣa đủ. Tính hình tƣợng và tính đa  
nghĩa là đặc trƣng cơ bản của tác phẩm văn học. Việc hiểu nội dung, ý nghĩa của tác  
phẩm văn học là một quá trình mà ở đó ngƣời đọc phải khám phá, giải mã lớp ngôn từ  
đã đƣợc mã hóa bằng việc xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm; phải  
liên hệ với ngữ cảnh để thám hiểm những chân trời của những cách hiểu có thể do văn  
bản gợi ra. Vì thế những hiểu biết của ngƣời đọc về lịch sử, văn hóa, xã hội, phong  
tục, tập quán cũng nhƣ kinh nghiệm sống của ngƣời đọc góp phần không nhỏ vào việc  
giải mã và kiến tạo ý nghĩa cho văn bản. Hay nói khác hơn kiến thức nền (background  
knowledge) của ngƣời đọc có vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu văn bản.  
1. Thế nào là kiến thức nền  
Kiến thức nền là một khái niệm rộng, chƣa có một cách hiểu rõ ràng. Chúng ta  
có thể xem xét một số cách hiểu chung nhất về kiến thức nền nhƣ sau:  
Theo Dƣ Ngọc Ngân“Kiến thức nền là những kiến thức về thế giới, những kinh  
nghiệm; những kiến thức về cấu trúc tổng thể của văn bản; những kiến thức về ngôn  
ngữ đích mà ngƣời đọc có thể vận dụng khi đọc để tìm nội dung, ý nghĩa của văn  
bản”. Đó là khi nói đến một văn bản nào đó trong đầu óc chúng ta liền xảy ra hoạt  
động nhớ lại hoặc liên tƣởng đến hành động, biến cố, sự kiện, ý nghĩa, tình huống có  
liên quan với nhau nhƣ một “kịch bản” Chẳng hạn, nhƣ một kịch bản “gia đình” trong  
kiến thức của chúng ta :những ngƣời có quan hệ huyết thống, cùng sống chung gồm  
cha mẹ, ông bà, con cái... hoặc kịch bản “ trƣờng học” trong hiểu biết của chúng ta đó  
là nơi có thầy cô, học sinh, có các hoạt động dạy và học,...Những kiến thức này có thể  
gợi cho ngƣời đọc sự liên hệ với những tình huống, sự kiện, biến cố diễn ra trong  
những văn bản về gia đình, trƣờng học.  
Cũng bàn về bản chất của kiến thức nền, Hà Văn Hoàng (2010) cho rằng : “kiến  
thức nền là hệ thống tri thức nền tảng, trang bị cho ngƣời học những kiến thức căn  
567  
bản nhất về các mặt của hiện thực khách quan và đời sống xã hội nhằm đáp ứng nhu  
cầu của xã hội”.  
Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu kiến thức nền là vốn kiến thức có sẵn về nhiều  
lĩnh vực văn hóa, lịch sử, xã hội,... là kí ức, là kinh nghiệm, là vốn sống của con  
ngƣời. Đấy là những kiến thức nền tảng, có thể vận dụng để tiếp thu và kiến tạo những  
tri thức mới. Kiến thức này có đƣợc do quá trình học tập, lao động, giao tiếp và trải  
nghiệm cuộc sống của con ngƣời.  
2. Vai trò của kiến thức nền trong đọc hiểu văn bản  
Đọc là quá trình tƣơng tác giữa văn bản và ngƣời đọc tức là sự tƣơng tác giữa  
văn bản với kiến thức nền của họ. Khi đọc một văn bản, ngƣời đọc liên hệ với những  
kiến thức đã có liên quan đến văn bản về chủ đề, ý chính, tình huống trong văn bản để  
hiểu nội dung, ý nghĩa cũng nhƣ kiến tạo những ý nghĩa có thể do văn bản gợi ra. Cụ  
thể hơn, ngƣời đọc tham gia tích cực vào quá trình đọc bằng cách dự đoán và xử lý  
thông tin. Kiến thức nền đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho ngƣời  
đọc nắm bắt thông tin. Ngƣời có kiến thức nền rộng thì việc nắm bắt thông tin từ văn  
bản sẽ dễ dàng hơn. Việc nắm bắt ý chính của văn bản sẽ tốt hơn đối với những ngƣời  
có khả năng liên hệ văn bản với kiến thức có sẵn của bản thân. Chẳng hạn, khi đọc bài  
thơ Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, những hiểu biết của ngƣời đọc về bối cảnh lịch  
sử xã hội thế kỉ XIX, về đặc trƣng của mùa thu nói chung, mùa thu ở Bắc Bộ nói riêng  
sẽ giúp họ đọc hiểu tốt hơn, giúp họ nhanh chóng nắm đƣợc sự đặc sắc và những nét  
riêng của bức tranh thu của vùng Bắc Bộ. Bên cạnh đó ngƣời đọc cũng thấy đƣợc tâm  
trạng của nhà thơ ẩn đằng sau bức tranh mùa thu đẹp nhƣng buồn và rất đỗi tĩnh lặng  
ấy. Hoặc khi đọc Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, những kiến thức về sở trƣờng, đề tài của  
tác giả mà các em đƣợc học ở THCS cũng nhƣ những hiểu biết về phong tục tập quán  
của dân tộc Mèo miền núi, về thời đại, lịch sử sẽ giúp các em giải mã đƣợc nhiều vấn  
đề tƣởng chừng nhƣ khó hiểu trong văn bản nhƣ vì sao Mị chấp nhận cam chịu sống  
kiếp nô lệ cho nhà thống Lí Pá Tra trong khi bản thân cô cũng có thể vùng lên tự giải  
thoát cho cuộc đời mình.  
Vì vậy, ngƣời GV cần có những biện pháp khơi gợi kiến thức nền của HS, giúp  
HS huy động tối đa vốn hiểu biết của mình vào quá trình đọc hiểu văn bản.  
3. Một số biện pháp khơi gợi kiến thức nền của ngƣời đọc – HS trong quá trình  
đọc hiểu văn bản.  
3.1. Sử dụng chiến lược K – W - L  
. Gii thích thut ng:  
568  
- K (Know) : Những điều đã biết  
- W (Want) : Những điều muốn biết  
- L (Learned) : Những điều đã học đƣợc  
KWL là sơ đồ liên hgia các kiến thức đã biết liên quan đến bài hc (K), các  
kiến thc mun biết (W) và các kiến thc học đƣợc sau bài hc (L).  
Cách tiến hành:  
- Bƣớc 1. Phát phiếu học tập “KWL”  
(Sau khi GV đã giới thiu bài hc & mc tiêu cần đạt ca bài hc)  
- Bƣớc 2. Hƣớng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu  
Tên bài hc /chủ đề :……………………………  
Tên HS/nhóm: …………………… Lớp : ……  
K (Những điều đã biết)  
W (Những điều mun biết)  
L (Những điều đã học  
đƣợc sau bài hc)  
.................................................. .............................................. ...........................................  
.................................................. .............................................. ...........................................  
......................................  
.................................  
..................................  
-
Bƣớc 3: HS điền các thông tin vào cột K và W trên phiếu  
- Bƣớc 4: HS điền nốt cột L sau khi học xong bài.  
Mục đích của bƣớc 3 một mặt là để khơi gợi kiến thức nền – tức những hiểu biết  
của HS về những vấn đề liên quan đến văn bản sắp đọc; một mặt là để cho GV biết  
đƣợc các em nắm văn bản đến đâu, các em muốn biết, muốn học và quan tâm đến điều  
gì từ văn bản để có những hƣớng giúp HS tiếp cận văn bản một cách hiệu quả.  
. Mt số lƣu ý:  
- Nếu HS làm vic theo nhóm, cần trao đổi thng nht vnhững điều đã biết  
trƣớc khi điền vào ct K.  
- Có thể đƣa ra các câu hi gi ý (nếu cần) để HS điền vào cột K, W.  
Ví d:  
.
Tôi đã biết nhng kiến thức, kĩ năng nào liên quan đến ni dung ca bài hc ?  
569  
.
Tôi cn biết nhng kiến thức, kĩ năng nào ở bài hc này?  
- Cần quan tâm nhiều đến cột K nhƣ một biện pháp khơi gợi kiến thức nền. Làm  
tốt cột K, ngƣời GV sẽ biết đƣợc HS hiểu văn bản ở mức độ nào. Từ đó ngƣời GV có  
thể tổ chức giờ dạy đọc văn bản hiệu quả hơn.  
3.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi  
Câu hỏi hƣớng dẫn HS đọc hiểu văn bản có vai trò rất quan trọng bởi đó chính là  
con đƣờng dẫn HS đi vào thế giới của tác phẩm, giúp các em khám phá sự đa dạng,  
phong phú về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, quan trọng hơn là đọc đƣợc tƣ  
tƣởng, thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Các ngƣời đọc khác nhau với  
kiến thức nền, kinh nghiệm sống của mình sẽ có những cách hiểu, cách lí giải khác  
nhau về cùng một văn bản, tạo nên đời sống của tác phẩm văn học. Vì vậy, trong quá  
trình dạy đọc văn bản, GV cần phải thiết kế đƣợc những câu hỏi có chức năng khơi gợi  
cảm xúc, ký ức, kinh nghiệm sống của HS. Hay nói khác hơn là câu hỏi phải có chức  
năng kích hoạt kiến thức nền của HS, khuyến khích những cách hiểu khác nhau về văn  
bản. Đây cũng là hƣớng tìm hiểu văn bản phù hợp với đặc điểm của hoạt động tiếp  
nhận văn chƣơng.  
Một số dạng câu hỏi có thể áp dụng để khơi gợi kiến thức nền của HS:  
- Theo em, thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong văn bản là gì?  
- Theo em, tựa đề của văn bản, bìa cuốn sách có thể hiện nội dung gì?  
- Ý nghĩ đầu tiên của em khi đọc văn bản là gì?  
- Văn bản này đánh thức ký ức nào, gợi cho em nhớ đến ngƣời nào, nơi nào hay kỉ  
niệm, kinh nghiệm nào?  
- Văn bản đã khơi gợi cảm xúc gì trong em?  
- Văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời/ con ngƣời?  
3.3. Ghi “Nhật kí đọc sách” (NKĐS)  
NKĐS” do Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert (1996) giới thiệu trong cuốn  
Creating an Integrated Approach to Literacy Instruction gồm 10 mẫu bài tập ( BT) để  
hƣớng dẫn HS đọc văn bản tự sự ở nhà trƣớc khi đến lớp. HS sẽ đọc và ghi lại những  
gì đã đọc rồi mang đến lớp trao đổi, chia sẻ với các bạn trong lớp.  
10 mẫu BT của NKĐS nhƣ sau:  
HÌNH ẢNH  
QUAN ĐIỂM  
TỪ HAY  
Mỗi khi đọc, tôi phải lƣu giữ một  
hình ảnh trong đầu về câu chuyện.  
Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật kí đọc  
sách và chia sẻ với các bạn trong  
nhóm. Khi vẽ hình, tôi cần chú thích  
để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến,  
điều gì làm tôi nghĩ ra nó, và tại sao  
tôi muốn vẽ hình ảnh đó.  
Đôi khi đọc về một nhân vật tôi  
nghĩ tác giả đã không xem xét các  
quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong  
Tìm ra những từ thực hay – các từ  
mới, ngộ nghĩnh, co khả năng  
miêu tả cao mà tôi muốn sử dụng  
khi viết; các từ dễ nhầm lẫn ...  
Viết ra và chia sẻ trong nhóm. Tôi  
cũng ghi chú lý do chọn những từ  
này và số trang chúng xuất hiện để  
dễ tìm lại chúng  
nhật ký, tôi có thể viết ra quan điểm  
của nhân vật mà mà tác giả đã  
không đề cập tới.  
NGHỆ THUÂT VÀ THỦ  
PHÁP ĐẶC BIỆT CỦA  
TÁC GIẢ  
HỒ SƠ NHÂN  
VẬT  
ĐIỂM SÁCH/PHÊ  
BÌNH  
TRÌNH TỰ SỰ KIỆN  
Đôi khi trật tự các sự  
kiện trong truyện tỏ ra  
đáng ghi nhớ. Tôi có  
thể vẽ ra một sơ đồ  
chuỗi các hành động và  
giải thích vì sao trật tự  
đó đáng nhớ.  
Nghĩ về một nhân  
vật yêu thích hoặc  
không thích, hoặc lý  
thú) . Vẽ sơ đồ thể  
hiện cách cƣ xử,  
điềm thú vị hay nổi  
bật của nhân vật đó.  
Khi đọc, đôi lúc tôi tự  
Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữ  
đặc biệt, khắc họa rõ nét  
chúng trong đầu ngƣời đọc,  
làm tôi ƣớc viết đƣợc nhƣ  
vậy, dùng ngôn ngữ vui nhộn,  
viết những cuộc đối thoại thật  
hay... Trong nhật kí đọc sách,  
tôi sẽ ghi lại các ví dụ về  
những điều đặc biệt nhƣ thế  
mà tác giả đã dung trong  
truyện.  
nghĩ  
Hoàn toàn  
TUYỆT VỜI!!!” . Có lúc  
tôi nghi: “ Nếu là tác giả,  
tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi  
sẽ ghi ra những điểm hay  
của tác giả và những  
nhƣợc điểm cần khắc  
phục.  
GIẢI THÍCH  
PHẦN  
TRUYỆN  
ĐẶC  
SẮC  
CỦA  
BẢN THÂN VÀ TRUYỆN  
Khi đọc, tôi suy nghĩ xem tác giả  
muốn nói với tôi điều gì, muốn tôi  
ghi nhớ điều gì qua câu  
chuyện.Tôi có thể viết ra cách giải  
thích của mình trong nhật kí và  
chia sẻ với các bạn những suy  
nghĩ đó. Tôi cần lắng nghe cách  
giải tích của các bạn khác để so  
sánh các điểm giống nhau, tƣơng  
Đôi lúc những gì đọc đƣợc về  
nhân vật hay sự kiện nào đó khiến  
tôi nghĩ về cuộc sống cá nhân  
mình. Tôi sẽ viết trong nhật kí và  
kể lại cho các bạn về việc nhân  
vật, sự kiện, hay ý tƣởng nào đó  
đã làm tôi suy nghĩ về cuộc đời  
của   nh.  
Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là  
đoạn đặc sắc của câu truyện. Ghi các  
từ mở đầu, và các từ kết thúc của  
đoạn này để ghi nhớ và chia sẻ trong  
nhóm. Sau đó, giải thích tại sao tôi  
cho rằng đoạn đó thú vị và đặc biệt.  
nh 1  
Trong các BT của “NKĐS”, BT “Bản thân và truyện” có đặc điểm khơi gợi ký ức, kinh  
nghiệm sống của ngƣời đọc, giúp họ sử dụng kinh nghiệm của bản thân để hiểu văn bản.  
Đây là BT có tác dụng khơi gợi kiến thức nền của ngƣời học.  
Với BT này, GV có thể cụ thể hơn bằng những câu hỏi :  
- Tác phẩm có gợi cho em nhớ lại những kí ức, kỉ niệm nào? Hãy ghi lại điều đó  
trong nhật kí đọc văn.  
- Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình, thử lí giải một số vấn đề trong tác  
phẩm mà em quan tâm.  
- Những nhân vật trong tác phẩm gợi cho em nhớ đến những ai, vì sao?  
571  
- Đọc xong tác phẩm, bản thân em cảm thấy nhƣ thế nào? ghi lại tâm trạng đó vào  
nhật kí đọc văn ( vui, buồn, bâng khuâng, day dứt .. )  
3.4. Tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm  
Thảo luận nhóm là một hình thức của phƣơng pháp dạy học hợp tác. Đây là  
PPDH tích cực dựa trên quan điểm dạy học hiện đại “lấy HS làm trung tâm” và thuyết  
kiến tạo kiến thức. Theo lý thuyết kiến tạo (LTKT) thì kiến thức là một đối tƣợng động.  
LTKT cũng khẳng định “nếu ngƣời học sử dụng hiểu biết đã có của bản thân để xây  
dựng kiến thức mới thì sẽ hiểu và nắm vững kiến thức tốt hơn là tiếp thu kiến thức dƣới  
dạng có sẵn”. Thảo luận nhóm sẽ làm tăng cơ hội học tập cho HS, tạo điều kiện để HS  
trao đổi, chia sẻ những hiểu biết của bản thân và thu nhận những kiến thức và hiểu biết  
từ bạn. Trong quá trình thảo luận, HS sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng kiến thức  
mới dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết tổng hợp của tất cả các thành viên trong  
nhóm. Những ấn tƣợng về cuộc trao đổi, thảo luận sẽ giúp HS ghi nhớ nội dung bài học  
sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, việc tổ chức thảo luận nhóm cũng rèn luyện cho HS năng lực  
diễn đạt, tăng cƣờng sự tự tin. BT/Câu hỏi thảo luận tƣơng đối đa dạng, linh hoạt. Ở đây  
GV phải xây dựng đƣợc những BT/Câu hỏi khơi gợi đƣợc ký ức, kinh nghiệm sống và  
sự hiểu biết của HS liên quan đến bài học, có thể vận dụng vào việc lí giải, cắt nghĩa  
những tình huống, những vấn đề do văn bản gợi ra trong quá trình đọc hiểu. GV có thể  
sử dụng một số hình thức thảo luận dựa trên các kỹ thuật: sử dụng phiếu học tập, kỹ  
thuật “ khăn phủ bàn”, kỹ thuật “các mảnh ghép”.  
Một số kiểu BT/ Câu hỏi có thể sử dụng cho HS thảo luận :  
-
-
-
-
Thử lí giải những nguyên nhân/ đề ra các giải pháp  
Quan niệm của các em về ...  
Nêu tất cả những vấn đề có liên quan đến...  
Nêu những hiểu biết của nhóm em về ...  
Chẳng hạn, khi học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,  
GV có thể cho HS thảo luận câu hỏi sau bằng kỹ thuật “ khăn phủ bàn”: Em hãy thử lí  
giải nguyên nhân mà ngƣời đàn bà hàng chài không chịu bỏ chồng?Đặt mình vào hoàn  
cảnh của ngƣời phụ nữ ấy, hãy cho biết em sẽ làm gì? Hoặc khi học bài thơ Tôi yêu em  
của Puskin, cũng bằng kỹ thuật “khăn phủ bàn” GV có thể cho HS thảo luận câu hỏi:  
Em quan niệm nhƣ thế nào là tình yêu? Thế nào là một tình yêu chân chính, cao  
thƣợng?.  
Với những câu hỏi này dạng này, HS sẽ vận dụng những hiểu biết, những trải  
nghiệm của bản thân về cuộc sống để lí giải vấn đề đặt ra.  
572  
3.5. Liên hệ với các văn bản khác trong tính liên văn bản ( LVB)  
Thành tựu nghiên cứu về lý thuyết LVB đã đem góp phần mở rộng nội hàm khái  
niệm văn bản. Văn bản ngày nay đƣợc hiểu không chỉ là những văn bản đƣợc in trên  
giấy mà văn bản có thể là một bức tranh, một bản nhạc, một nền văn hóa, một tín hiệu,  
thậm chí một website. Theo Nguyễn Minh Quân “ Liên văn bản sự liên hệ trực tiếp giữa  
văn bản này và những văn bản khác”. Trong dạy học Ngữ văn, GV có thể khai thác đặc  
điểm này để hƣớng dẫn HS đọc văn bản một cách hiệu quả. Bằng nhiều cách khác nhau  
GV có thể khơi gợi vốn kiến thức về văn bản của HS đã học ở lớp dƣới hoặc về bất kì  
văn bản nào có liên quan, gần gũi về đề tài, cảm hứng .... để giúp các em vận dụng kiến  
thức này vào việc đọc văn bản hiện tại qua các thao tác phân tích, liên hệ so sánh, đối  
chiếu. Hay nói khác là có thể dùng văn bản này để hiểu văn bản khác.  
Chẳng hạn, khi học Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo, để khởi động và tạo tâm  
thế tiếp nhận GV có thể cho HS nghe bản nhạc Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn  
ghita (Thanh Tùng) hoặc cho HS xem bức tranh về cây đàn ghita hoặc tranh về kỵ sĩ  
đấu bò tót để khơi gợi những hiểu biết của HS về văn hóa của đất nƣớc Tây Ban Nha  
cũng nhƣ bối cảnh xã hội của đất nƣớc này những năm đầu thể kỉ XX.  
Hoặc khi dạy bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cần khơi gợi vấn đề  
để HS liên hệ so sánh với các bài thơ khác trong chùm 3 bài thơ về mùa thu của Nguyễn  
Khuyến, cũng nhƣ liên hệ so sánh với một số bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu, Lƣu  
Trọng Lƣ. Từ đó HS có thể rút ra đƣợc nét riêng và sự độc đáo của bài thơ.  
3.6. Tích hợp kiến thức liên môn:  
Có thể nói rằng Ngữ văn là một môn khoa học xã hội tổng hợp. Học Ngữ văn,  
HS bên cạnh việc thu nhận kiến thức về môn học còn thu nhận đƣợc các kiến thức về  
lịch sử, văn hóa, xã hội. Vì vậy có thể xuất phát từ vấn đề này để hƣớng dẫn HS đọc  
hiểu văn bản văn học. Trong quá trình đọc hiểu GV tích hợp kiến thức đã biết của HS  
về lịch sử, địa lí, giáo dục công dân ... để giúp các em giải mã và kiến tạo ý nghĩa cho  
văn bản.  
Chẳng hạn, khi dạy các tác phẩm Thơ mới (Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng  
giang...) GV có thể cho các em vận dụng kiến thức lịch sử về bối cảnh xã hội nƣớc ta  
những năm 30 của thế kỉ XX để lí giải tâm trạng buồn rầu, u uất, lạc lõng của những  
nhà thơ mới thể hiện trong sáng tác của họ. Hoặc khơi gợi những kiến thức địa lí của  
HS về những vùng đất gợi cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ (sông Hồng, thôn Vĩ  
Dạ...). Ngoài ra, GV còn vận dụng những hiểu biết của HS về đạo đức lối sống, trách  
nhiệm công dân để lí giải các nội dung về tình yêu đời tha thiết, khát vọng sống mãnh  
573  
liệt, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cũng nhƣ nỗi đau thân phận của ngƣời dân mất nƣớc  
thể hiện trong các bài thơ mới.  
KẾT LUẬN  
Kiến thức nền có vai trò rất quan trọng trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học. Để  
giờ đọc có hiệu quả, GV cần phải linh hoạt vận dụng những biện pháp để khơi gợi  
kiến thức nền của HS, giúp các em vận dụng kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới.  
Ngƣời GV cũng cần dự đoán tầm kiến thức nền của HS đến đâu để có những chiến  
lƣợc đọc phù hợp. Các biện pháp khơi gợi kiến thức nền của ngƣời đọc – HS nêu trên  
có mối quan hệ mật thiết, có thể kết hợp sử dụng tùy theo từng bài học và tùy đối  
tƣợng HS. Tuy nhiên cũng cần tránh việc lạm dụng sử dụng một biện pháp, có thể gây  
sự nhàm chán ở HS dẫn đến giờ đọc hiểu kém hiệu quả.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Nguyễn Hữu Châu (2005),“Dạy học kiến tạo, vai trò của ngƣời học và quan điểm  
kiến tạo trong dạy học”. Tạp chí Dạy và học Ngày nay (5).  
2. Hà Văn Hoàng, (2010), “ Giáo dục toàn diện – cần trang bị hệ thống kiến thức nền  
cho sinh viên hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Giáo dục Việt Nam – nguồn nguyên khí  
quốc gia”, TP Hồ Chí Minh.  
3. Nguyễn Thị Hồng Nam (2006), “Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ văn” .  
4. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), Sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học dạy hiểu  
văn bản nghệ thuật”, Tạp chí Khoa học và công nghệ.  
5. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), “Câu hỏi hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản”,  
Tạp chí Khoa học và công nghệ.  
6. Dƣ Ngọc Ngân (2011), “Vận dụng mô hình tƣơng tác vào dạy đọc hiểu cho ngƣời  
nƣớc ngoài học tiếng Việt”. Tạp chí Ngôn ngữ , số 12.  
7. Nguyễn Minh Quân (2011), “ Liên văn bản – sự triển hạn đến vô cùng của tác  
cập ngày 10.2.2014.  
8. Taffy E. Raphael Efrieda H. Hiebert (2008), Phƣơng pháp dạy đọc hiểu văn bản  
(bản dịch), NXB Đại học Sƣ phạm Hà Ni.  
574  
pdf 9 trang baolam 12/05/2022 5740
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp khơi gợi kiến thức nền của học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_khoi_goi_kien_thuc_nen_cua_hoc_sinh_trong_qua_trin.pdf