Một số quan điểm tiến bộ trong nhận thức của Phan Bội Châu về giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XX

TẠP CHÍ KHOA HỌC  
Khoa học Xã hội  
Điêu Thị Vân Anh (2021)  
(23): 81 - 87  
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TIẾN BỘ TRONG NHẬN THỨC CỦA  
PHAN BỘI CHÂU VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX  
Điêu Thị Vân Anh  
Trường Đại học Tây Bắc  
Tóm tắt: Phan Bội Châu (1867-1940) là nhà nho yêu nước cấp tiến và là một trong những nhà văn hóa tư  
tưởng tiêu biểu của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Với tư duy nhạy bén, Phan Bội Châu đã sớm nhận thức được vai  
trò của giáo dục đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và canh tân đất nước. Thông qua những tác phẩm  
của ông, chúng ta thấy vai trò quan trọng của giáo dục đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ. Trong khuôn khổ  
một bài báo khoa học, tác giả tập trung phân tích và làm sáng tỏ một số quan điểm tiến bộ trong nhận thức của  
Phan Bội Châu về giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX.  
Từ khoá: Phan Bội Châu, Giáo dục Việt Nam, Đầu thế kỉ XX  
1 ĐẶT VẤN ĐỀ  
và những quan điểm mới tiến bộ về giáo dục của  
Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX.  
Tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX  
đầu thế kỷ XX có sự phát triển vượt bậc so với  
trước. Khởi đầu cho sự chuyển biến này là sự  
hình thành dòng tư tưởng cải cách, canh tân đất  
nước của những khát vọng tìm kiếm con đường  
giải phóng dân tộc mà đại biểu là các sĩ phu, các  
nhà trí thức yêu nước, trong đó có Phan Bội Châu.  
Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông đã để lại  
nhiều tư tưởng có giá trị, là bài học bổ ích có thể  
vận dụng trong quá trình phát triển đất nước ta  
hiện nay. Một trong những nội dung quan trọng  
trong hệ thống tư tưởng của Phan Bội Châu chính  
là tư tưởng về giáo dục. Ông đã giành rất nhiều  
tâm huyết để nghiên cứu, đề xuất những vấn đề  
về giáo dục, qua các bài viết và các tác phẩm  
như: “Tân Việt Nam”, “Hải ngoại huyết thư”,  
“Vấn đề giáo dục - công dụng và giá trị của văn  
chương”, “Nam quốc dân tu tri”, “Nữ quốc dân  
tu tri”, “Thuốc chữa bệnh nghèo”, “Thiên hồ, Đế  
hồ!”... Những đóng góp của ông trong lĩnh vực  
văn hóa giáo dục được đánh giá rất cao: “Di sản  
văn hóa của cụ làm nên cốt cách văn hóa cho thế  
hệ trẻ đương thời khát khao độc lập và canh tân  
đất nước…làm nên sức sống và giá trị nhân văn  
bất hủ cho văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX” [3,  
11-12]. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học  
giả đi trước, trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so  
sánh các tác phẩm của Phan Bội Châu và các tài  
2. NỘI DUNG  
1. Những nhân tố tác động đến nhận thức  
của Phan Bội Châu về giáo dục đầu thế kỷ XX.  
1.1. Trong nước  
Cuối thế kỉ XIX (1884) nước ta trở thành thuộc  
địa của thực dân Pháp, mở ra thời kỳ Pháp thuộc  
trong lịch sử dân tộc. Kinh tế, xã hội Việt Nam  
dưới ách đô hộ của Pháp có nhiều biến đổi sâu  
sắc. Yếu tố tư bản chủ nghĩa được du nhập không  
đầy đủ khiến nền kinh tế phát triển phiến diện, lệ  
thuộc chính quốc. Xã hội Việt Nam trở thành xã  
hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội Việt  
Nam lúc này tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu  
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực  
dân Pháp và tay sai và mẫu thuẫn giữa nhân dân  
Việt Nam, chủ yếu là giữa giai cấp nông dân với  
giai cấp địa chủ phong kiến. Yêu cầu lớn nhất của  
lịch sử Việt Nam lúc này là phải giải quyết cả hai  
nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Trong đó, nhiệm  
vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Tuy  
nhiên, ở góc độ văn hóa - giáo dục, yêu cầu thực  
hiện một cuộc cải cách trên lĩnh vực này cũng  
được đặt ra không kém phần cấp bách nhằm góp  
phần giải quyết các nhiệm vụ lịch sử.  
Cuộc khai thác thuộc địa đã làm phân hóa khá  
sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội, đồng thời  
liệu tham khảo về cuộc đời và sự nghiệp của ông, làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Trong  
chúng tôi cố gắng làm rõ thêm cơ sở hình thành đó đáng chú ý là sự xuất hiện của tầng lớp trí thức  
81  
mới chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản lớn được dễ dàng” [4, 41]. Những lời khuyên này  
đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Phan Bội  
Châu, ông đã nghe theo và coi việc “Khai dân trí,  
chấn dân khí” là điều kiện cần thiết chuẩn bị cho sự  
nghiệp giải phóng dân tộc lâu dài về sau. Tư tưởng  
của Lương Khải Siêu đã giúp Phan Bội Châu mở  
rộng tầm nhận thức của mình, đặc biệt là về vai trò  
của giáo dục để từ đó ông vận dụng vào hoàn cảnh  
Việt Nam.  
từ bên ngoài. Để phục vụ công cuộc “khai thác”  
thuộc địa, thực dân Pháp buộc phải chú trọng  
việc mở các trường học, đào tạo nhân lực. Tuy  
nhiên, nền giáo dục phục vụ chính quốc đó tồn  
tại khá nhiều bất cập.  
Trước thực trạng đó, Phan Bội Châu cho  
rằng: “Chừng nào còn nằm dưới ách thống trị  
của Pháp, chừng ấy Việt Nam còn bế tắc về dân  
trí, còn bị chèn ép về dân khí. Và nếu cam tâm  
trước tình hình này thì bản thân mình ngày càng  
suy nhược, và ngay cả sự sống còn của dân tộc  
cũng chẳng còn hy vọng nữa” [4, 376]. Đối với  
ông: “Nhà chính trị muốn cho công hiệu xa hơn  
có chi bằng chú trọng vào đường giáo dục” [1,  
t9, 95-96]. Đây chính là cơ sở để Phan Bội Châu  
đưa ra những quan điểm tiến bộ về giáo dục Việt  
Nam đầu thế kỉ XX.  
Thứ hai, cuộc Duy tân Minh Trị thành công  
và nền giáo dục Nhật Bản cũng có ảnh hưởng  
và tác động lớn đến tư tưởng giáo dục của Phan  
Bội Châu. Cuộc cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật  
thành công đã làm cho Phan Bội Châu và các  
tầng lớp sĩ phu yêu nước bấy giờ cảm phục và  
tin tưởng sâu sắc. “Gương Nhật Bản đất Á Đông.  
Dòng ta, ta phải soi chung kẻo lầm” (Đề tỉnh  
quốc dân ca).  
Phan Bội Châu tìm ra một trong những nguyên  
nhân giúp Nhật Bản thành công, đó là do nước  
Nhật biết chăm lo mở mang dân trí, bồi dưỡng  
nhân tài thông qua con đường xuất dương du  
học: “Do từ lúc đầu họ biết cho người đi du học  
nước ngoài để mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân  
tài, mới có được sự nghiệp rực rỡ vĩ đại như thế”  
[1, t2, 35]. Từ đó, nhìn lại thực trạng đất nước  
cũng như dân trí Việt Nam, ông thấy có sự cách  
biệt lớn giữa ta với Nhật và ông đã nảy sinh chủ  
trương muốn học tập Nhật Bản bằng cách thuyết  
phục đồng bào về sự cần thiết mở mang dân trí,  
chấn hưng dân khí và đề xướng một phương sách  
cụ thể thực hiện điều đó là xuất dương du học”  
[4, 439]. Phong trào Đông Du sang Nhật Bản học  
tập bắt đầu mở ra từ đó.  
1.2. Thế giới  
Thứ nhất, phải nói đến ảnh hưởng của cuộc vận  
động Duy Tân và sách Tân Thư ở Trung Quốc. Từ  
cuộc biến pháp năm Mậu Tuất (1898) tên tuổi của  
các nhà cải cách nổi tiếng như Lương Khải Siêu,  
Khang Hữu Vi, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục...  
cùng những tác phẩm: “Đại đồng thư”, “Ẩm Băng  
Thất văn tập”, “Tân dân thuyết”...và các báo chí  
của “Cường học hội”, của “Thời vụ báo” với những  
nội dung chứa đựng kiến thức mới về khoa học tự  
nhiên và khoa học xã hội, đã có sức ảnh hưởng rất  
lớn, góp phần nâng cao tư duy lý luận, đặc biệt là  
tư duy lý luận chính trị, tạo nên bước chuyển biến  
tư tưởngcủa một số nhà yêu nước Việt Nam giai  
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có  
Phan Bội Châu. Đặc biệt, phải kể đến lần tiếp xúc  
trực tiếp của Phan Bội Châu với Lương Khải Siêu  
tại Yokohama khi ông Đông du sang Nhật (1905).  
Trong cuộc tiếp xúc này, Phan Bội Châu đã được  
Lương Khải Siêu khuyên nên từ bỏ ý định cầu viện  
Nhật mà hãy “thực sự trú trọng việc giáo dục và  
thức tỉnh nhân dân nước mình trước những tiến  
bộ của thế giới chỉ khi nào việc đó có kết quả của  
ngoại viện mới có ý nghĩa” [3, 141] và “Thực lực  
hệ trọng hơn hết không gì cho bằng người tài. Vậy  
thì tôi tính kế cho quý quốc bây giờ trước hết ta  
Đặc biệt, Phan Bội Châu còn chịu ảnh hưởng  
của tư tưởng giáo dục Fukuzawa Yukichi - nhà  
cải cách giáo dục thời Minh trị. Những tư tưởng  
bài xích lối học hư văn đề cao thực học và biết  
học tập từng thế mạnh của các nước phương Tây  
để tự cường của Fukuzawa đã tác động không  
nhỏ đến nhận thức của Phan Bội Châu, ông đã  
tìm hiểu, nghiên cứu những tư tưởng cải cách đó  
để ứng dụng vào đường lối cứu nước của mình.  
Điều đáng khâm phục ở Phan Bội Châu là  
hãy gắng công ra sức trồng người tài. Hễ nhân tài ông rất cầu tiến bộ và luôn có ý thức tiếp thu cái  
có được thì chỉ đợi thời cơ đưa đến là ta làm việc hay cái tốt trên bước đường hoạt động cách mạng  
82  
Phan Bội Châu viết: “Phàm người trong một nước  
mà giàu mạnh được có thể cùng thế giới tranh  
đua, giành sự sống còn, tất phải lấy giáo dục làm  
cơ sở”[1, t2, 185]. Mối quan hệ giáo dục và quốc  
dân được ông làm rõ: “Giáo dục chính là phương  
thuốc thánh để bổ óc, chẳng bao giờ giáo dục chết  
mà quốc dân sống, chẳng bao giờ giáo dục mất mà  
quốc dân còn, mà chẳng bao giờ giáo dục suy mà  
quốc dân thịnh được” [1, t4, 254-255].  
của mình. Đối với những kinh nghiệm giáo dục  
của Nhật Bản, ông rất muốn học tập, tiếp thu để  
vận dụng vào thực tiễn Việt Nam “cách thức mở  
trường, sắp xếp việc học tập, việc dạy và việc  
bổ nhiệm những người đã học thành tài đều bắt  
chước cái hay, cái tốt của các nước như Nhật Bản  
và Châu Âu” [1, t2, 262]. Có thể nói, chính từ  
việc tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của Nhật  
Bản mà tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu đã  
dần dần hoàn thiện và có những quan điểm mới  
mẻ, tiến bộ về giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XX.  
Điều khiến hậu thế khâm phục tầm nhìn của  
Phan Bội Châu là ở chỗ từ cách đây 1 thế kỷ, ông  
đã nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế  
trí thức Thời đại biến đổi đã chỉ cho Phan Bội Châu  
thấy rằng tri thức và nền kinh tế lúc này trở thành  
thước đo sức mạnh của một quốc gia “cuộc cạnh  
tranh của thế giới hiện nay, tri thức và kinh tế chiếm  
phần rất lớn, còn dũng lục chỉ là một bộ phận mà  
thôi” [1, t3, 468]. Bởi vậy “phàm người trong một  
nước mà giàu mạnh được có thể cùng thế giới tranh  
đua, giành sự sống còn, tất phải lấy giáo dục làm  
cơ sở” [1, t3, 526]. “Than ôi! Sinh ra giữa thời đại  
là thế kỉ XIX - XX này, ai không có học thuật giỏi  
dang thì không thể nào cùng thế giới cạnh tranh  
sống còn cho được” [4, 44]. Tri thức, kinh tế và  
dũng lực là các yếu tố làm nên sức mạnh cạnh tranh  
của dân tộc này với dân tộc khác, trong các yếu tố  
đó thì tri thức là yếu tố ở vị trí đầu tiên và đóng  
vai trò cốt lõi trong việc nâng cao mức độ và hiệu  
quả của các yếu tố khác. Phan Bội Châu cho rằng:  
“Ta nghĩ công việc ở đời thì kinh tế là quan trọng  
nhất. Kinh tế là đạo bùa để bảo vệ tính mệnh. Song  
nếu không có học thì không thể có một thứ kinh tế  
ưu việt được” [1, t3, 447]. Điều này cũng có nghĩa  
là trong đời sống xã hội, kinh tế luôn đóng vai trò  
quan trọng, nhưng kinh tế ưu việt phải là một nền  
kinh tế dựa trên sự học tập, dựa trên tri thức. Và  
như thế, giáo dục là cội nguồn của sức mạnh cạnh  
tranh. Giáo dục mang lại sức mạnh cho mỗi người  
và cho cả chủng tộc, dân tộc.  
Như vậy, trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu của  
lịch sử xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX bằng sự  
kế thừa những giá trị nhân văn trong truyền thống  
văn hoá Việt Nam, cũng như tiếp thu có chọn lọc  
tinh thần nhân văn trong văn hoá phương Đông  
và phương Tây, đặc biệt là dưới sự tác động, ảnh  
hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản những nhận  
thức tiến bộ của Phan Bội Châu về giáo dục đã  
hình thành và phát triển.  
2. Một số quan điểm tiến bộ trong nhận  
thức của Phan Bội Châu về giáo dục  
2.1 Quan điểm đề cao vai trò của giáo dục.  
Trong quá trình hoạt động cách mạng và  
thực tiễn vận động duy tân, Phan Bội Châu có  
nhiều điều kiện quan sát, học hỏi, đúc kết kinh  
nghiệm về giáo dục của các nước và cũng chính  
từ thực tiễn đó đã giúp ông nhận thức rất rõ vai  
trò và sự cần thiết của giáo dục đối với công cuộc  
đấu tranh giải phóng dân tộc. Ở điểm này, Phan  
Bội Châu đã nhận thức một cách sâu sắc vai trò  
của giáo dục với đất nước và nhân dân, giáo dục  
có liên quan chặt chẽ đến sự thịnh suy của dân  
- nước giống như là sinh mệnh “nếu dân là sinh  
mệnh của nước thì giáo dục lại là sinh mệnh của  
dân” [1, t4, 254-255].  
Theo Phan Bội Châu, hình pháp văn minh phải  
dựa vào giáo dục, dựa vào trình độ dân trí thì mới  
lâu bền và tạo được sự tự giác từ bên trong “Giáo  
dục cũng là cái gốc để gây dựng nền chính trị. Thuế  
khoá, hình pháp mọi sự đều do đó mà định”[1, t2,  
189]. Hoạt động chính trị phải dựa trên tri thức,  
nâng cao trình độ học vấn của người dân là cơ sở  
vững chắc để xác lập vị thế, sự sống còn, sự giàu  
mạnh của đất nước cũng như của mỗi người dân.  
2.2 Quan điểm giáo dục để “khai dân trí,  
chấn dân khí” và học tập nước ngoài.  
Từ việc nhận thức tầm quan trọng của giáo dục,  
tri thức “đi con đường muôn dặm, tri thức là cái  
mắt nhìn đường” [1, t4, 92]. Phan Bội Châu đã nhìn  
thấy những yếu kém của chế độ giáo dục cũ với  
những lề thói cổ hủ của nó “Than ôi! Trí dân chưa  
83  
mở, thói cũ chưa chừa, chủ nghĩa gia tộc và chủ trường còn phải mời người Nhật Bản, Châu Âu,  
người Mĩ về dạy” [1, t2, 261-262].  
nghĩa quốc gia ở giữa lúc mới bắt đầu tiếp xúc như  
vậy, mình muốn đánh đổ thói quen thời mà quét đi  
cho sạch, nào có phải là chuyện dễ dàng” [4, 17].  
Con đường tiếp thu tiến bộ khoa học từ nước  
ngoài là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất  
để một nước lạc hậu, đi sau có thể đi tắt, đón đầu  
bắt kịp với các nước phát triển đi trước. Điều đó  
cho đến nay lại càng đúng và đó là một trong  
những chủ trương rất mới mẻ, thức thời của Phan  
Bội Châu.  
Yêu cầu đặt ra là phải đánh đổ những yếu  
kém, lạc hậu ấy, từng bước xây dựng lối học và  
phương pháp giáo dục mới: “học thuật đổi được  
thì ta đổi dần, nhân tài nuôi được thì ta nuôi dần,  
dân khí chấn đươc thì ta chấn dần. Làm được  
ba điều ấy, tức là giữ được quốc thể đó vậy”  
[1,t1,145-148]. Trong ba điều ấy, Phan Bội Châu  
đã chỉ ra phải chấn dân khí là trước hết, vì dân  
khí có chấn thì mới thay đổi được học thuật và  
nuôi nhân tài được. Có như vậy thì mới “tuyển  
được những người tài giỏi” [1, 145-148].  
2.3 Quan điểm xây dựng hệ thống và nội  
dung giáo dục hoàn chỉnh, tiến bộ.  
Về nội dung này, Phan Bội Châu là người sớm  
nhận thức được những bất cập của nền giáo dục  
trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam.  
Trong xã hội đó, theo Phan Bội Châu, thực dân  
Pháp đã tiến hành nền giáo dục phong kiến, nền  
giáo dục Pháp - Việt và nền giáo dục mới (nền giáo  
dục thực dân). Cả ba nền giáo dục đó đã trở nên bất  
cập trước yêu cầu của thời đại. Đó là nền giáo dục  
nô dịch. Mục đích của nền giáo dục đó là biến con  
người Việt Nam thành những con trâu, con ngựa,  
những nô lệ tăm tối về trí tuệ chỉ biết thừa hành  
một cách mù quáng mệnh lệnh của thực dân Pháp,  
để chúng dễ bề cai trị và bóc lột. “Từ sau khi nước  
mất, cố nhiên người Pháp chẳng những không đem  
lại cho người Việt một nền giáo dục tốt đẹp mà họ  
càng ngày càng cưỡng bức người Việt Nam theo  
nền giáo dục nô lệ, trâu ngựa” [1, t3, 256].  
Muốn “chấn dân khí, khai dân trí” theo Phan  
BộiChâu, mộtmttrongnướcphảituyêntruyền,  
cổ động nhằm chấn hưng lại lòng yêu nước, tinh  
thần dân tộc cho nhân dân. Mặt khác, để “khai  
dân trí”, lịch sử bấy giờ đã chỉ cho Phan Bội Châu  
thấy con đường cần phải đi là xuất dương du học,  
biện pháp ông đưa ra là phải cùng nhau lập hội  
giúp đỡ người du học. Đó chính là lí do Duy Tân  
hội được thành lập vào năm 1904 và sau đó mở ra  
một phong trào Đông du sôi nổi (1905 - 1908) với  
chủ trương: “chọn ngay một số thanh niên thông  
minh hiếu học, chịu được lao khổ, càng trẻ càng  
tốt đưa đi học nước ngoài” [3, 142]. Nước ngoài  
ở đây trước hết là Nhật Bản- mảnh đất lí tưởng để  
Phan và các đồng chí của ông hướng tới, đặc biệt  
là trong lĩnh vực giáo dục.  
Xuất phát từ việc nhận thức được thực trạng  
giáo dục đó, để chấn hưng dân trí, Phan Bội Châu  
mong muốn xây dựng một hệ thống giáo dục  
mới, hoàn chỉnh với đầy đủ các bậc học, trong  
đó “cái ấu trĩ viện, dục anh viện, các trường tiểu  
học, trung học, đại học khắp thành thị thôn quê  
chỗ nào cũng có” [1, t2, 261-262] “Mọi việc mà  
dân ta cần học đều mời thầy, mở trường để cho  
người nước ta bất kỳ giàu nghèo sang hèn, trai  
gái hễ từ năm tuổi trở lên, thì vào học ở trường  
ấu trĩ viện; để chịu sự giáo dục của bậc ấu trĩ; tám  
tuổi trở lên, thì vào học ở trường tiểu học, để chịu  
sự giáo dục của bậc tiểu học; mười bốn tuổi trở  
lên, thì vào học ở trường trung học, để chịu sự  
giáo dục của bậc trung học; đến tuổi mười tám  
thì tài chất đã khá, thì vào trường cao đẳng, để  
Bằng những bài viết như: “Khuyến quốc dân  
tự trợ du học văn”, “Ai cáo Nam Kỳ phụ lão  
văn”, “Khuyên chồng xuất dương du học”, Phan  
Bội Châu đã tuyên truyền cho nhân dân về sự  
cần thiết phải ra nước ngoài học tập, nhân dân  
ngày càng nhận thức sâu sắc việc nêu học tập  
cái hay cái mới của nước ngoài để về giúp đất  
nước mình,nhờ đó mà phong trào du học nhanh  
chóng phát triển.Cần chú ý là trong tư tưởng của  
Phan Bội Châu, việc học tập và tiếp thu nền giáo  
dục nước ngoài không chỉ chủ trương học tập từ  
Nhật Bản, mà ở bất kỳ nước nào có nền giáo dục  
tiên tiến và hiện đại hơn ta “Học Trung Quốc,  
học Nhật Bản, học Châu Âu, học đủ các điều… chịu sự giáo dục của trường cao đẳng chuyên  
khi mới Duy Tân, thì các thầy cô giáo dạy ở các nghiệp”[1, t2, 185 -186].  
84  
Có trường lớp rồi thì phải có nội dung đào tạo  
Điều này chứng tỏ rằng, nhận thức về giáo dục  
cụ thể. Muốn vậy, phải biên soạn sách giáo khoa của Phan đã vượt qua cả thời đại. Xây dựng hệ  
cho phổ cập, đại chúng để giáo dục quốc dân, thống giáo dục không chỉ bó hẹp là các trường  
công việc ấy thuộc về cơ quan chuyên trách về dạy văn hóa. Chủ trương của Phan Bội Châu còn  
giáo dục - đó chính là Bộ giáo dục: “Sách tiểu học, rất thiết thực khi ông đã nghĩ đến việc học các  
trung học, đại học thời có Bộ giáo dục biên soạn… nghành khoa học thực dụng. Mục đích của việc  
tất cả nội dung của sách chỉ nhằm mở mang lòng học là để ra làm việc, sản xuất chứ không phải  
dân yêu nước và lòng tin yêu lẫn nhau, khai dân học kinh luân thơ phú rồi ra làm quan như trước  
trí, giúp dân quyền khiến ai ai cũng tiến bộ” [1, đây “Không có thương học nên thương nghiệp  
t2, 262-263]. Nội dung cơ bản nhất của giáo dục suy, không có công học nên công nghiệp hỏng,  
theo Phan Bội Châu không phải là những triết lý không có y học nên nhân dân không biết đường  
của nền Nho giáo cổ hủ, lạc hậu mà là nguồn tri vệ sinh” [1, t4, 44-45]. Lý lẽ của Phan Bội Châu  
thức mới. Nội dung giáo dục phong phú, thực tế, tuy đơn giản nhưng rất chính xác khi ông cho rằng  
học thực nghiệp, học phải đi đôi với thực hành, kiểu học như vậy chỉ kéo theo hậu quả là “ngu nên  
các môn học được giảng dạy gần gũi với đời sống yếu, nhác nên nghèo, đã yếu lại nghèo, nước mới  
như: triết học, văn học, sử học, chính trị, kinh tế, không ra hồn nước”. Nền giáo dục của nước ta  
quân sự, luật pháp, công nghiệp, nông nghiệp, hiện nay đang tồn tại hiện trạng “thừa thầy thiếu  
thương nghiệp, nữ công, y thuật, ngoại ngữ, vật thợ” thì ngay từ thời Phan Bội Châu ông đã nhận  
lý, hóa học, thể dục, âm nhạc... Ngoài ra học sinh thức được điều này. Ông chủ trương xây dựng  
còn được học về nghệ thuật, thể thao kỹ năng hoạt trường học bách công trên khắp cả nước để đào  
động tập thể... Nội dung giáo dục được thể hiện tạo nên những người thợ chuyên môn có tay nghề  
thông qua sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất của mọi nghành nghề  
được quy chuẩn thống nhất cơ bản trong hệ thống “Thợ tìm mỏ, thợ nấu vàng, thợ đúc sung, thợ chế  
giáo dục quốc dân, thông qua nghị viện, có tính tạo máy móc, thợ sản xuất hàng hóa để buôn bán,  
pháp lý. Giáo dục thực hiện vai trò nâng cao dân thợ tôi rèn dụng cụ để cày cấy thợ vẽ khéo, thợ  
trí thì nội dung của giáo dục phải đảm bảo tính cơ may giỏi cho đến tram vật gì cũng có thợ cả” [1,  
bản thiết thực, hiện đại và có hệ thống. Theo Phan t2, 266-267]. Một điểm cần chú ý nữa là Phan Bội  
Bội Châu, nội dung giáo dục phải biết kết hợp cái Châu đã đưa ra một cuộc cách mạng trong giáo  
hay của “lý học” (đạo của thánh hiền) với “khí dục về phương pháp và cách thức giảng dạy mới:  
học” (khoa học, kỹ thuật của phương Tây); phải Đó là phải bỏ “cái học hư văn, vẫn tôn trọng cái  
biết kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống tốt của sách thánh hiền phải phụ thêm việc học của  
của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của cái Tây. Việc thi cử lập quy chế mới chứ không thi  
nhân loại; nội dung đó được cụ thể hoá ở sách giáo văn suông” [1, t1,148]. Tuy vậy, ông cũng không  
khoa và được Nhà nước xét duyệt “Hơn nữa, sách hoàn toàn bác bỏ cái cũ nếu nó có giá trị trong giáo  
học tiểu học, trung học, đại học thời có Bộ Giáo dục, đặc biệt là giáo dục tư tưởng truyền thống.  
dục biên soạn có châm chước với lời nghị bàn, xét Bản thân ông trong nhiều tác phẩm của mình (như  
duyệt chung trong nghị viện. Tất cả nội dung của “Sùng bái giai nhân”, “Hoàng Phan Thái”, “Việt  
sách chỉ nhằm mở mang lòng yêu nước và lòng tin Nam nghĩa liệt sử”, “Việt Nam vong quốc sử”…)  
yêu lẫn nhau, khai dân trí, giúp dân quyền, khiến cũng sử dụng những truyền thống tốt đẹp xa xưa  
cho ai ai cũng tiến bộ ngày ngàn dặm [1, t2, 262- của dân tộc để giáo dục tư tưởng đường lối cho  
263]. Nội dung giáo dục phải được chọn lọc cho nhân dân. Quan điểm này của ông rất tiến bộ và  
phù hợp với yêu cầu nâng cao dân trí, phù hợp có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng cao: “…Sự quan  
với khuôn đúc người cho xã hội. Nâng cao dân trí  
trọng của việc giáo dục truyền thống bằng di sản  
không chỉ là nâng cao trình độ học vấn của người lịch sử của tổ tiên, bằng các nhân vật anh hùng, đó  
dân mà còn là nâng cao lòng yêu nước, thương là xem truyền thống dân tộc như là một lực lượng  
dân, nâng cao ý thức về quyền và trách nhiệm của tinh thần rất lớn có sức kêu gọi hồn nước, phát  
người dân.  
huy dân khí” [2, 158].  
85  
2.4 Quan điểm mới về học thức và con  
đường học tập tiên tiến.  
đề chính giáo, phải học tập gương tự cường của  
Nhật Bản phải mở mang công, nông, thương  
nghiệp và tăng cường việc học tập khoa học kỹ  
thuật phương Tây… để làm cho dân giàu nước  
mạnh” [1, t2, 273]. Do đó, khi đưa du học sinh  
sang Nhật ý tưởng của ông là hãy học đã, học  
những sự thực dụng như cụ đã viết, học để mở  
mang đầu óc, thâu tóm những tài khéo của nước  
ngoài, còn phải học thêm những gì nữa thì sau  
sẽ hay. Bởi vì nếu không có giáo dục đi trước  
một bước, đào tạo ra một lớp người có tri thức,  
lịch lãm như cụ nói, thì làm thế nào để hưng dân  
trí chấn dân khí được. Chủ trương trên giúp ta  
thấy rõ hai điểm khá tiến bộ. Một là “học” phải  
đi đôi với “hành”; Hai là phải học trên thực tế,  
lấy trường đời làm trường học lớn nhất cho mình.  
Chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến quan  
niệm người có học thức là người thông hiểu Tứ  
thư, Ngũ kinh, Bắc sử. Nền giáo dục đó đề cao  
lối học khoa cử, tầm chương, trích cú, phi thực  
tiễn; coi khinh thực nghiệp; chủ yếu giới hạn nội  
dung, chương trình học tập và thi cử trong Tứ  
thư, Ngũ kinh và Bắc sử; còn những nội dung  
thiết thực khác không được đề cập, đặc biệt là  
khoa học tự nhiên. Người học chỉ biết vùi đầu  
vào kinh sử, lo học thuộc các kinh điển và sử  
sách của Trung Quốc; nhắm tới là học để đi thi,  
thi đỗ để làm quan. Chính nội dung, chương trình  
và cách học đó đã làm cho sản phẩm của giáo  
dục không thích ứng với yêu cầu phát triển của  
xã hội trong thời buổi “mưa Âu”, “gió Mỹ”; làm  
cho trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người  
bị kìm hãm và thui chột. Đầu thế kỷ XX, Phan  
Bội Châu đưa ra một quan niệm khác về học  
thức. Theo Phan Bội Châu: “Không phải chỉ nói  
chuyện đi học, đọc sách mới gọi rằng học thức  
đâu. Phàm ai dẫn mình vào các cuộc công thương  
thực nghiệp, nghiên cứu những tri thức mới lạ  
trong thế giới điều gọi là học cả” [1, t3, 484].  
So sánh quan điểm này của Phan Bội Châu với  
Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) ta thấy có điểm  
tương đồng bởi Fukuzawa cũng cho rằng: “Sẽ là  
một sự hiểu lầm lớn về tính chất của sự học hành  
nếu nghĩ rằng học chỉ là đọc những sách như  
người ta đã viết ra từ những thời xa xưa” [2, 21].  
Đây chính là bài học mà Phan Bội Châu đã rút ra  
từ nền giáo dục của Nhật Bản với phương châm  
là gắn học với hành, nghĩa là sự học phải “gần kề  
hơn với những nhu cầu của con người” [2, 30].  
Về nguyên tắc học tập muốn đạt được kết quả  
cao, ông yêu cầu người học cần phải thực hiện ba  
nguyên tắc: Thứ nhất, ông khuyên người học cần  
phải chủ động học tập, tích cực sáng tạo, luôn  
luôn trao dồi mở mang, tiếp cận tri thức mới trên  
thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình học tập phải  
có tính kế thừa chọn lọc những nhân tố phù hợp  
với hoàn cảnh thực tiễn của xã hội, loại bỏ những  
yếu tố tiêu cực có ảnh hưởng xấu tới đời sống xã  
hội của đất nước. Thứ hai, về cách đọc sách, đây  
là một trong những phương pháp quan trọng giúp  
cho người học lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, đạt  
kết quả tốt nhất. Học không phải là đọc chữ cho  
thuộc lòng, mà học phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng  
tạo những cái mới có như vậy mới đem lại hiệu  
quả. Thứ ba, vấn đề chọn bạn cũng là một vấn đề  
quan trọng, người xưa có nói “Gần mực thì đen,  
gần đèn thì sáng” làm bạn với người có đức tính  
tốt, có tài năng thì ta cũng học tập được những  
đức tính tốt của bạn và những kiến thức của bạn  
“Học thầy không tày học bạn” là vì vậy. Bên  
cạnh đó, ông đề ra nguyên tắc trong giáo dục đối  
với trẻ nhỏ là tùy vào năng lực, sở thích của trẻ  
mà lựa chọn phương pháp học, phương pháp dạy  
phù hợp, chọn ngành nghề phù hợp. “Khi còn  
đương thời kì tiểu học, thì những thầy giáo đó,  
phải hết sức dò xét tích cách và tài năng những  
đứa bé (đứa nào thích làm việc gì, hoặc về nông,  
hoặc về công, hoặc văn nghệ hay mĩ thuật) liệu  
cách mà sắp đặt một phương pháp dự bị cho nó”  
Quan niệm này của Phan Bội Châu cho thấy  
cách nhìn mới của ông về con đường học tập và  
tri thức. Xét cho cùng, học phải gắn liền với thực  
tiễn và phục vụ cho thực tiễn đồng thời cũng  
chính thực tiễn là trường học hữu dụng nhất cho  
mỗi người. Chẳng hạn, muốn học cái hay, cái  
tốt của nước ngoài thì phải tìm đến tận nơi, qua  
thực tế để tìm hiểu mà học tập, tiếp thu. Theo  
Phan Bội Châu cụ thể hơn nữa là muốn học theo  
sự hay tốt của nước ngoài thì phải đi khắp các  
đô thành của nước họ, là phải “chú ý đến vấn [4, 162]. Đối với người dạy, ông đưa ra những  
86  
phương pháp mà người thầy cần áp dụng, thực công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước rất cần  
hiện trong quá trình dạy học của mình, trong đó tới những con người xã hội chủ nghĩa và nền  
có phương pháp trực quan, nêu gương. Ông cũng “kinh tế tri thức” mới. Do đó, Đảng - Nhà nước  
đề cập rằng đối với người thầy cần phải hết sức  
linh động không được tuyệt đối hóa phương pháp  
nào, tùy theo từng hoàn cảnh phải biết dạy cái gì  
và không dạy cái gì. Trong quá trình dạy người  
thầy cần tránh nói những điều vô bổ không có ích  
với người học và xã hội. Đây chính là quan điểm  
thực học của Phan Bội Châu  
ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của giáo dục -  
đào tạo: giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu  
và đang được từng bước xây dựng sao cho đồng  
bộ, tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, tư tưởng giáo dục  
của Phan Bội Châu còn giúp chúng ta soi lại quá  
khứ để học tập những điểm tiến bộ, rút ra những  
kinh nghiệm quý báu cho thực tiễn xây dựng và  
phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện nay.  
3. KẾT LUẬN  
Nhìn một cách tổng quát, tư tưởng giáo dục  
của Phan Bội Châu có nhiều điểm tiến bộ thậm  
chí còn đi trước thời đại. Đặt trong bối cảnh lịch  
sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, những tư tưởng ấy  
đã có vị trí và ý nghĩa to lớn trong việc cổ vũ tinh  
thần yêu nước, mở mang nhận thức cho dân trí.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1]. Phan Bội Châu toàn tập, 1990, tập 1, 2, 3,  
4, 9. Nxb Thuận Hóa, Huế  
[2]. Fukuzawa Yukichi, 1995, Nhật Bản canh  
tân giáo dục thời Minh Trị duy tân (sách  
tham khảo), Nxb CTQG, Hà Nội.  
Tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu có vị  
trí và ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Việt Nam  
đầu thế kỷ XX, nó không những góp phần thúc  
đẩy sự phát triển cách mạng Việt Nam mà còn  
góp phần định hình giá trị tư tưởng của Phan Bội  
Châu - một nhà cách mạng, một nhà văn hóa,  
một chiến sĩ tiên phong của nền giáo dục cận đại  
Việt Nam.  
[3]. Đào Trinh Nhất (dịch), 1950, Ngục trung  
thư (Đời cách mạng Phan Bội Châu) Nxb  
Tân Việt. Sài Gòn.  
[4]. Shiraishi Masaya, 2000, Phong trào dân  
tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật  
Bản và Châu Á: Tư tưởng của Phan Bội  
Châu về cách mạng và thế giới (sách tham  
khảo), tập I, Nxb CTQG, Hà Nội.  
Ngày nay, đất nước ta đang từng bước đi lên  
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đổi mới,  
SOME ADVANCEMENTS IN PHAN BOI CHAUS AWARENESS ON  
VIETNAMESE EDUCATION IN THE EARLY TWENTIETH CENTURY  
Dieu Thi Van Anh  
Tay Bac University  
Abstract: Phan Boi Chau (1867-1940) is an advanced patriotic Confucianist and one of Vietnams  
typical cultural thinkers in the first half of the twentieth century. With his sharp thinking, PhanBoi  
Chau was soon aware of the role of education at the requirement of national liberation andrenewal.  
Through his works, we see the important role of education for the countrys destiny at that time. In  
this article, the author focuses on analyzing and clarifying some progressive points of Phan Boi  
Chaus perception on education in Viet Nam in the early twentieth century.  
Key words: Phan Boi Chau, Viet Nam Education, Early 20th century.  
______________________________________________  
Ngày nhận bài: 28/7/2020. Ngày nhận đăng: 28/9/2020  
Liên hệ: vananh83@utb.edu.vn  
87  
pdf 7 trang baolam 13/05/2022 1480
Bạn đang xem tài liệu "Một số quan điểm tiến bộ trong nhận thức của Phan Bội Châu về giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmot_so_quan_diem_tien_bo_trong_nhan_thuc_cua_phan_boi_chau_v.pdf