Phác thảo hành trình của lí thuyết chấn thương trong lịch sử tư tưởng phương Tây

TP CHÍ KHOA HC  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCHÍ MINH  
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION  
JOURNAL OF SCIENCE  
Tp 18, S4 (2021): 657-668  
Vol. 18, No. 4 (2021): 657-668  
ISSN:  
2734-9918  
Bài báo nghiên cứu*  
PHÁC THO HÀNH TRÌNH CA LÍ THUYT CHẤN THƯƠNG  
TRONG LCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG TÂY  
Đặng Hoàng Oanh  
Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại hc Vinh, Vit Nam  
Tác giliên hệ: Đặng Hoàng Oanh – Email: danghoangoanh86@gmail.com  
Ngày nhn bài: 27-3-2021; ngày nhn bài sa: 05-4-2021; ngày duyệt đăng: 15-4-2021  
TÓM TT  
Bài viết phác tho lch snghiên cu, phê bình lí thuyết chấn thương – một trường phái lí  
thuyết xut hin Hoa Kì vào những năm 90 của thế kỉ XX, có đời sống vô cùng năng động ở phương  
Tây cho đến thời điểm này. Vi nlc khái quát những xu hướng nghiên cu lí thuyết chấn thương  
qua tng thi kì, bài viết mô tsvn hành tquan nim vchấn thương cho đến vic xây dng mô  
hình chấn thương trong văn học ca các nhà nghiên cu trên thế gii. Nhng kho cu này sgóp  
phần làm đầy đặn thêm mảng tư liệu vmt lí thuyết vốn chưa được tng thut, cp nht mt cách  
hthng Vit Nam.  
Tkhóa: khái nim chấn thương; lí thuyết chấn thương; mô hình chấn thương; lịch sử tư  
tưởng phương Tây  
1.  
Mở đầu  
Đầu những năm 90 của thế kXX, lí thuyết chấn thương trỗi dậy như một điểm nhn  
đáng chú ý trong bối cnh hc thut Hoa Kì. Nó trở thành khuynh hướng lí lun phê bình  
ni bật, nơi “ngưng tụ nhiu vấn đề khác nhau” (Geoffrey Hartman). Ngoài “cm giác mang  
tính đương đại” như Geoffrey Hartman đã nói, sự phát trin ca phê bình chấn thương còn  
chạm đến ni bt an sâu xa nht ca nhân loi: nó cnh báo vnhng trng thái bo lc luôn  
âm ỉ, có nguy cơ bùng phát và đe dọa stn sinh của con người. Người ta nhn ra rng, sự  
bt n có thtn ti trong bt kì chiu kích không – thi gian nào, từ đời sng cá nhân cho  
đến đời sng ca cộng đồng, dân tc. Bi có mt thc tế, lch snhân loại đã từng đi qua  
biết bao những cơn chấn động khng khiếp: nhng cuc chiến tranh xóa scmt dân tc,  
xung đột sc tc, tôn giáo, dit chng, thm họa môi trưng, dch bnh… Lch sử đau thương  
đó đã góp phần đóng dấu kí c tp thvào tim thc ca mi cá nhân, khiến không ít người  
cho rng: chính nỗi đau mới thc slà trng thái hin hữu đích thực của cá nhân con người  
trong cuộc đi này. Từ góc nhìn đó, rõ ràng lí thuyết chấn thương mang giá trị nhân bn sâu  
Cite this article as: Dang Hoang Oanh (2021). An outline history of trauma theory in Western thoughts. Ho Chi  
Minh City University of Education Journal of Science, 18(4), 657-668.  
657  
 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 4 (2021): 657-668  
sc. Thm thu nhng nỗi đau từ quá khứ giúp con người nhy cảm hơn trước tình trng  
chông chênh, bt n ca cuc sng hin ti.  
Shình thành và phát triển năng động ca lí thuyết chấn thương, một mt, xut phát  
tnhu cầu con người mun nhn thc li nhng kinh nghim lch skhng khiếp, tàn bo  
mà những tác động ca chúng luôn có thể di căn sang hiện ti; mt khác, do thc tế xã hi  
nhiu bạo động, áp lc, tạo điều kin cho các chấn thương trong hình thức cũ và mới tiếp  
tc làm tn hại con người cvtinh thn ln thcht. Nói lí thuyết chấn thương nằm trong  
cái gi là khúc ngoặt đạo đức ca lí thuyết đương đại là vì thế. Nó khc phục được nhược  
điểm ca nhng lí thuyết “không có khuôn mặt con người” của giai đoạn trước, như cách  
nói ca mt shc gi.  
Vi nhng chuyên luận được xut bn, gii thiệu trong môi trường hc thut Hoa Kì  
và mt số nước châu Âu hơn ba thập kỉ đến nay (chưa kể nhng công trình ng dng lí thuyết  
chấn thương trong nghiên cứu văn học trên khp thế gii), chúng tôi hoàn toàn ý thức được  
rng còn xa mi có thể khái quát đầy đủ tình hình nghiên cu mt lí thuyết vốn có đời sng  
vô cùng năng động này. Nlc to lp mt cái nhìn hthng và lin mạch đối vi lí thuyết  
chấn thương, bài viết, sphác thảo hành trình và các khuynh hướng nghiên cu lí thuyết  
chấn thương trên thế giới, đng thời đưa ra những dự đoán về tính khdng ca mt lối đọc  
da trên các thut ngữ và thao tác phân tích được gi ý tcác lí thuyết gia ca khuynh  
hướng này.  
2.  
Ni dung  
Từ khi ra đời đến nay, lí thuyết chấn thương đã có một din trình phát trin rất năng  
đng trong bi cnh hc thut ca Hoa Kì và châu Âu. Bt ngun tmt thut ngữ được sử  
dụng trong lĩnh vực y học, được nhn din thông qua hàng lot triu chng vthcht và  
thn kinh, “chấn thương” trở thành mt khái nim ni bt trong ngành nghiên cứu nhân văn.  
Ba giai đoạn dưới đây của lí thuyết chấn thương sẽ phần nào đưa lại nhng hình dung tng  
quan vsc sng, khả năng ứng dng ca mt lí thuyết vốn đã trở thành mt hhình trong  
đời sống văn hóa phương Tây.  
2.1. Chng thnht: Thi kì manh nha ca lí thuyết chấn thương  
Nhng ý niệm ban đầu của con người vchấn thương được nhn diện trong ý nghĩa y  
hc ca thut ngnày. Chấn thương được định nghĩa như là mt vết thương hay một tn  
thương ngoài cơ thể nói chung. Tuy nhiên, đến na sau thế kỉ XIX, đặc bit tại Anh, dưới  
thi Victoria, thut ng“chấn thương” chuyển ni hàm tvết thương thân thể, vết thương  
vt lí sang chấn thương tâm lí. Bước ngoặt ý nghĩa đó bắt ngun tnhng skin tai nn  
tàu ha khng khiếp mà nn nhân ca nhng tai nạn đó phải chu cvết thương về thxác  
ln nhng ám nh vtinh thần. Người ta nhn ra rng, du vết thương thân thể được cha  
lành hoàn toàn, nhưng những ấn tượng kinh hoàng trthành nỗi đau dai dẳng kéo dài mãi  
về sau. Năm 1860, John Ericsson – một bác sĩ người Anh đã ghi nhận mt mô hình phn  
ng tâm lí ca bệnh nhân có liên quan đến tai nạn đường st (dn theo Sutton, 2002, p.24).  
658  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Đặng Hoàng Oanh  
Ericsson đưa ra giả thuyết rng nguyên nhân vt lí trc tiếp cho hiện tượng này bt ngun từ  
cú sc ct sng (spine shock). Thut ngữ đó xuất hin nhiu trong các din ngôn y khoa và  
pháp lí thời kì này, theo đó những ri lon vthchất như sợ hãi, lo lng, sốc… được xem  
là ngun gc ca hthng y hc vchấn thương tâm lí ở phương Tây hiện đại. Du thời đại  
Victoria đã hình thành một thphhvnghiên cu chấn thương tinh thần, phải đến phân  
tâm hc ca Freud, nhng luận điểm quan trng vchấn thương mới được xây dng thành  
mt hthng – tiền đề cho phê bình chấn thương sau này.  
Quan nim vchấn thương giai đoạn này chyếu gn vi tên tui ca Freud, và lí  
thuyết chấn thương, do đó, nằm trong dòng mch ca phân tâm hc. Các nghiên cu phân  
tâm hc vngun gc ca chấn thương cũng như tác động ca nó ti thần kinh con người  
bt ngun ttrong nghiên cu vsc và chng cung lon ca các nhà nghiên cu, bên cnh  
Freud, gồm Jean Martin Charcot, Joseph Breuer, Pierre Janet… Quan điểm ca hvmi  
quan hgia chấn thương và tâm lí đã gi ý cho Freud về ý tưởng chấn thương thần kinh,  
đặc bit là các chấn thương bị che giấu như là căn nguyên của ca chng cung lon thi  
by gi. Cùng vi cng sca mình, Josef Breuer1, trong công trình Nghiên cu vchng  
cung lon (Studies on hysteria, 1895), Freud đã khám phá ra rằng cái lõi ca chấn thương  
luôn khi ngun tmt skin trong thời thơ ấu, du rng khi mi xy ra, skiện đó không  
phi là chấn thương tự nó. Bng shồi tưởng, nhng triu chứng ban đầu y mi trthành  
cơ chế gây đau. Freud và Breuer ví sự kin chấn thương ấy như là “thời kì bnh” ca nhng  
hành động trì hoãn, có nghĩa là những skin chấn thương chỉ có thể được hiểu, được nhn  
biết sau thi gian của hành động trì hoãn (ông dùng thut ngNachträglichkeit”), làm trì  
hoãn hiu lực và ý nghĩa của quá kh. Đó là lí do vì sao, chấn thương – skiện neo đậu  
trong phn vô thức con người – chcó thể được nhn din trong quá trình hồi tưởng.  
Năm 1920, Freud cho ra đời cun tiu lun Vượt lên trên nguyên tc khoái cm  
(Beyond the Pleasure Principle) trong đó, ông mở rng lí thuyết chấn thương, điều chnh  
mt số quan điểm về cơ chế phòng thca cái bn ngã (ego). Sự điều chnh quan nim về  
chấn thương của Freud bt ngun ttình trng phbiến ca nhng cu binh chiến tranh:  
shellshock – những người sng sót trvtThế chiến th1. Tình trng ca những người  
lính này cho thy, hkhông chtn ti trng thái rng ca trí nh, mà còn có sxut hin  
liên tc, ám nh ca nhng trng thái cực đoan như ảo giác, ác mng. Freud nhn mạnh đặc  
điểm đó như là tính tái diễn, squay trli ca kí c (mà Freud gi là repetition –  
compulsion). Freud cho rng có một cơ chế khiến skin chấn thương quay trở li, tái din,  
1 Breuer là đồng nghiệp, và cũng là người đã giới thiệu với Freud về trường hợp của Anna O một bệnh nhân  
hysteria điển hình. Dù chưa bao giờ gặp Anna O, nhưng qua những biểu hiện bệnh lí được mô tả bởi Breuer (4  
trạng thái: thời kì ủ bệnh, hiển nhiên, gián đoạn và bình phục thể hiện thông qua những khía cạnh của thể chất  
như thay đổi tâm trạng dữ dội, mất trí nhớ, một phần cơ thể bị tê liệt…), Freud đã biến trường hợp của Anna  
O trở thành một “case study”, thậm chí đặt nền tảng cho lí thuyết phân tâm học của ông sau này.  
659  
 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 4 (2021): 657-668  
biến ci thông qua nhng giấc mơ. Freud gọi đó là cách để “làm chsphc hi kích thích  
bng cách phát trin slo lng mà cái bbsót là nguyên nhân ca chấn thương thần kinh”  
(dn theo Pater, 2018, p.362)2. Khi được nhli, skin chấn thương đó sẽ neo vào trong  
vô thc của con người; từ đó tạo ra cm giác đứt gy, tan rã ca bản ngã. Đây là quan điểm  
rt tiến bca Freud - là tư tưởng được nhng nhánh nghiên cu chấn thương ở giai đoạn  
sau tiếp thu và phát trin: mt skin chấn thương chỉ được nhìn nhn trong quá trình tái  
trình hin ca kí c (quá trình nhli), và nó không chlà quá trình ca mt cá nhân, mà còn  
là cơ chế kiến to nên kí c ca cộng đồng – mt dng biu hin của văn hóa (cái gì được  
nhớ và cái gì không được nh).  
Phải hơn một thế ksau, triu chng ri lon kí c hay còn gi là hu chn tâm lí  
(Posttraumatic Stress Disoder) mới được chính thc xác nhn bi Hip hi tâm thn Hoa Kì.  
PTSD xut phát tviệc điều trsang chn tâm lí cho nhng cu binh trvtchiến tranh  
Việt Nam, trong đó những tri nghim trong chiến tranh được xem như “là một tác nhân gây  
chấn thương cực độ” (Roger Luckhust). Trên thc tế, PTSD đã từng được biết đến thế  
chiến thnht vi hiện tượng “shellshock” – trng thái trng rng ca trí nhớ, kèm theo đó  
là sxâm ln ca nhng trng thái cực đoan vào trong trí óc, khiến cho kinh nghim chn  
thương bị tái diễn đầy đau đớn trong thc ti. Tha nhn PTSD và những cơ chế vn hành  
đặc bit ca tâm lí hu chấn thương, các bác sĩ và nhà tâm thần hc thời kì này đã bắt đầu  
lưu ý đến mt yếu tquan trng, tác nhân đầu tiên gây nên chấn thương, là kí ức.  
2.2. Chng thhai: stri dy ca lí thuyết chấn thương  
Có ththy, lí thuyết chấn thương ca Freud cùng nhng khám phá ca ông vslp  
li mang tính bt buc ca kinh nghim chấn thương, sự đổ vvà phân mnh ca bn ngã  
chấn thương đã góp phần thúc đẩy sự ra đời, phát trin ca nhánh nghiên cứu này, đặc bit  
là giai đoạn những năm 90 của thế kXX. Kế tha tinh thn ca Freud, Cathy Caruth,  
Shoshana Felman, Geoffrey Hartman – các nhà nghiên cứu trường phái Yale, Hoa Kì đã tạo  
ra làn sóng đầu tiên trong vic xây dng lí thuyết chấn thương trong ngành khoa học nhân  
văn. Các nhà nghiên cứu chấn thương thời kỳ đầu đều đồng ý với quan điểm ca Freud: chn  
thương thách thức khả năng tái trình hiện. Họ định nghĩa chấn thương như là một skin  
không thbiểu đạt, tiết lnhng mâu thun vn có trong kinh nghim chấn thương và ngôn  
ng. Ngoài ra, lí thuyết về ảnh hưởng, tác động ca chấn thương tới tâm lí ca cá nhân (sự  
phân li, gián đoạn, phân mảnh) được sdụng để khám phá tri nghim của cá nhân trước  
mt skin chấn thương cộng đồng trong văn bản, từ đó, kết ni kinh nghim cá nhân và  
các nhóm văn hóa, hoặc cá nhân và đời sng chính tr.  
Mt trong nhng skiện đánh dấu sbắt đầu ca mt hthng lí thuyết liên quan đến  
chấn thương được thiết lp thi kì này chính là sự ra đời của kho lưu trữ video làm chng  
cho skin thảm sát người Do Thái tại Yale năm 1980. Dự án kho lưu trữ Yale thu thp  
2 Phần lớn trích dẫn từ tiếng Anh trong bài do người viết dịch.  
660  
 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Đặng Hoàng Oanh  
chng ngôn ca những người Do Thái sng sót sau thm ha dit chng của Đức quc xã,  
trong đó, những người còn sng mong muốn được kli nhng tri nghim chết chóc ca  
h, những tranh đấu hàng ngày, hành động hàng ngày, nhng tiến thoái lưỡng nan ca hvà  
họ đã thỏa hip ra sao vi kí c.  
Cũng nằm trong làn sóng đầu tiên ca nhng nhà nghiên cu chấn thương, Geoffrey  
Hartman là mt trong những người sáng lập ra kho lưu trữ Yale – nơi lưu trữ nhng chng  
tích ca nhng chng nhân ca Holocaust. Với ông, điều đó giúp phục chế nhng tri nghim  
đau thương, đảm bo “không lãng quên trường hp cá th”. Nhng công trình ni tiếng ca  
Hartman như Hồi tưởng Holocaust: Bóng hình ca kí c (Holocaust remembrance: The  
Shape of Memory, 1993), Vtri thc chấn thương và nghiên cứu văn học (On Traumatic  
Knowledge and Literary Studies, 1995), Bóng đêm bất tn: hquca Holocaust (The  
Longest Shadow: In the Aftermath of the Holocaust, 1996) đã đưa lại nhng dự đoán về tác  
đng, ảnh hưởng to ln ca nghiên cu chấn thương đi với phê bình văn học; thhin mi  
quan tâm đặc bit của ông đối vi skin Holocaust và svn hành ca trí nhớ. Đặc bit,  
vic thành lập kho lưu trữ video Fortunoff Holocaust tại Yale, nơi thu thập li khai ca  
những người sng sót sau thm ha Holocaust, không chgóp phần thúc đẩy skhám phá  
ca ông về phương diện lí thuyết, mà còn vi mt mục đích nhân văn hơn, để nhng tiếng  
nói ca nhng cá thchấn thương không bị rơi vào quên lãng. Ông cho rằng: “quan trng là  
có nhng bng chứng, dù chúng có đem lại hay không đem lại gì thêm cho nhng cái mà  
chúng ta đã biết vlch s. Mi bng chng là tiếng kêu ca mt cá nhân” (bn thân Hartman  
thoát khi thm sát Do Thái châu Âu bằng cách đi từ Đức đến Anh, sau đó đến Mĩ định cư  
khi còn nhỏ) (Owen, 2016, p.578). Hơn nữa, lch sử được kli bi nhng chng nhân slà  
mt thlch struy vn gt gao nhng vấn đề nhc nhi trong kí c ca h– vốn dĩ đã từng  
được tái hin li một cách đơn sơ và bị giản lược quá nhiu. Dán của Hartman và các đồng  
nghip của ông đã gợi ý mt mô hình rt quan trng trong nghiên cứu văn học chấn thương,  
đó là nghiên cứu văn chương chứng nhân. Ngoài ra, ý tưởng ca ông cho thấy văn học chn  
thương có thể thâu np thêm thloi ttruyn, từ đó “đưa nghiên cứu văn học li gần hơn  
nhng hình thức căn bản phi văn chương, thông tục ca tbiu hin bng ts” (Owen,  
2016, p.578).  
Rõ ràng, kho lưu trữ video vchứng nhân Holocaust đã thu hút sự quan tâm ca nhng  
nhà nghiên cu chấn thương của Yale khi hbắt đầu xây dng hthng lí thuyết ca riêng  
mình. Shoshana Felman đã từng cho rng có mt thngôn ngkhng hong và cp bách về  
vic chu trách nhiệm đối vi stht lch sử, được cho rng “chúng ta là thời đại ca chng  
ngôn, mt thời đại chng kiến bn thân nó tri qua mt skin ln” (dn theo Waugh, 2006,  
p.503). Trong công trình viết chung vi Dori Laub, Chng ngôn, skhng hong ca chng  
nhân trong văn học, phân tâm hc và lch s(Testimony, Crises of Witnessing in Literature,  
Psychoanalysis and History) xut bản năm 1992, nhà phê bình văn học ca Yale và nhà phân  
tâm học Dori Laub đã lần đầu tiên nêu lên mt lí thuyết tng quan vbng chng ngôn,  
661  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 4 (2021): 657-668  
chng nhân và vai trò ca trí nhớ, cũng như cho thấy nhu cu quan sát li nhng biến động  
lch s, chng hn từ trường hp Holocaust. Thông qua việc phân tích các văn bản, các bộ  
phim, tài liu, bao gm tiu thuyết ca Camus, tiu lun ca de Man, dự án thơ ca của Paul  
Celan và Pagis, nhng li chứng lưu trữ trong video, bphim “Shoah” ca Claude  
Lanzmann… các tác giả đã khám phá ảnh hưởng, tác động ca Holocaust tới văn hóa, nghệ  
thuật đương đại. Đặc bit, trong phn 3, “Skin thiếu vng chng nhân: Stht, li khai  
và người sng sót” (“An Event Without a Witness: Truth, Testimony, and Survivor”), Laub  
cho rng “những người còn sng không chcn sinh tồn để hcó thkcâu chuyn ca  
mình, mà hcòn có nhu cầu nói ra để có thsng sót” (Felman, 1992, p.78).  
Năm 1995, cuốn sách Chấn thương, những khám phá vc (Trauma, Explorations  
In Memory) vi những góc nhìn đa chiều vchấn thương được xut bn. Trong bài mở đầu,  
Cathy Caruth đã nhc ti tri nghim mun màng ca kinh nghim chấn thương quan điểm  
bà kế tha từ Freud và được phát triển sâu hơn trong những công trình vsau. Tuy nhiên,  
trong gii hn ca mt bài gii thiu, thay vì xác lp khái nim chấn thương, Cathy Caruth  
quan tâm tới tác đng ca kinh nghim chấn thương đi vi phân tâm hc trên cthc hành  
ln lí thuyết, cùng nhng khía cnh khác của văn hóa như văn chương và sư phạm, cu trúc  
ca lch sử qua văn bản và phim nh, chủ nghĩa tích cực chính trvà xã hi. Nhng chủ đề  
đó được trin khai trong mt lot các bài viết ca Shoshana Felman, Dori Laub, Henry  
Kristal, Harold Bloom, Van Der Kolk… Chấn thương được nhn diện dưới nhiu góc nhìn,  
trong cuộc đi thoi rng rãi vi nhiều văn bản, nhiu ngcnh.  
Chuyên lun Kinh nghiệm không được khẳng định, chấn thương, trần thut và lch sử  
(Unclaimed Experience: Trauma, Narrative, History) của Cathy Caruth được n hành sau  
đó một năm đã gây tiếng vang ln. Cuốn sách được xem là văn bản kinh điển ca phê bình  
chấn thương. Từ đây, lí thuyết chấn thương bắt đầu xác lp ni hàm của nó trong lĩnh vực  
nghiên cu. Công trình ca Caruth mt mt tiếp thu những quan điểm vchấn thương của  
Freud, mt khác phát trin lí thuyết ca mình, vi hthống ý tưởng được xem là “rt thi  
thượng” và có tm ảnh hưởng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu nhân văn, đặc bit ở ở Hoa  
Kì. Cun sách bao gm 5 phần chính, trong đó có thể thấy đưc khả năng bao quát, kết ni  
nhng vấn đề thuc nhng chủ đề khác nhau như phân tâm học ca Freud, lí thuyết chn  
thương và rối lon tâm lí hu chn, nghiên cu lch sử và văn hóa, lí thuyết về đạo đức… và  
tt cả đều được soi chiếu tgóc nhìn ca lí thuyết chấn thương. Đặc bit, Cathy Caruth chú  
ý đến tính không đồng hóa được ca chấn thương dẫn đến vic quay trlại đầy ám nh ca  
nó. Bà định nghĩa chấn thương theo ý nghĩa phổ quát nht là “mô tmt kinh nghim choáng  
ngp vnhng skiện đột ngt hay thm ha mà phn ứng đi vi skiện đó thường xut  
hiện dưới dng o giác và các hiện tượng mang tính cht xâm nhập thường btrì hoãn và tái  
din mt cách không kiểm soát được” (Caruth, 1996, p.11)3. Từ đó, Cathy Caruth cho rằng  
3 Trần Ngọc Hiếu dịch  
662  
 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Đặng Hoàng Oanh  
chấn thương luôn tạo ra được nhng nghch lí kép trong ý thc và ngôn ng. Mt mt, ta rt  
mun biết ý nghĩa của quá khứ, nhưng mặt khác ta li không thhiu ni nó. Kinh nghim  
chấn thương, theo bà, nó vượt quá chiu kích tâm lí ca schịu đựng. Mâu thun từ đó nảy  
sinh: mt mt thấy đe dọa ca cái chết, mt mt ta phi sinh tn… Cách trc tiếp nhất để  
nhìn mt skin bo lc là nó li có thxut hiện như khả năng hoàn toàn không biết đến  
nó. Cái trc tiếp, nghch lí thay, lại là cái đến mun” (Pater ed, 2018, p.382).  
Công trình của Cathy Caruth đóng vai trò rất quan trng trong bi cnh vận động ca  
phê bình chấn thương, đc bit nó có vai trò khơi nguồn ca lí thuyết chấn thương hiện đại.  
Việc “đọc” chấn thương thông qua những văn bản triết học, văn chương, điện nh (chng  
hạn Caruth đọc li Mose và Nht thn lun ca Freud, phân tích các dng chấn thương trong  
Hiroshima mon amour ca Duras và Resnais…) đã mang lại nhng gi ý sâu xa vcác kinh  
nghim chấn thương, như nhận ra chấn thương cộng đồng tái din trong sphn cá nhân,  
nguy cơ tái diễn chấn thương từ nhng gì bquên lãng dẫn đến nhng tri nghim mun  
màng ca chấn thương… Đặc bit, mô hình vtính bt khtrình hin ca ngôn nggây ra  
bi chấn thương của Caruth vn là một tư tưởng ct lõi trong ngành nghiên cu chấn thương  
hai thp kỉ sau đó. Thậm chí, theo Michelle Balaev, “tm quan trng trong mô hình ca  
Caruth vmi quan hni ti giữa cá nhân và nhóm văn hóa cũng như các ảnh hưởng và im  
lng ca chấn thương tiếp tục trong phê bình duy trì cơ sở khái nim ca mô hình truyn  
thống nhưng mở rng khung lí thuyết ti nquyn lun, lí thuyết chng tc, hu thuộc địa”  
(Pater ed, 2018, p.383).  
2.3. Chng thứ ba: đa dạng hóa, đa phương hóa lí thuyết chấn thương  
Lí thuyết chấn thương giai đoạn sau, mt mt tiếp ni mạch tư tưởng của giai đoạn  
trước nó, mt khác, kiếm tìm nhiều hướng biểu đạt mi. Ở xu hướng nghiên cu chn thương  
tiếp theo, không ít người quay li hồ nghi quan điểm của Cathy Caruth. Có người cho rng  
lí thuyết ca Caruth trong khi quá xoáy sâu vào tính bt khtrình din ca chấn thương đã  
quên đi nhiệm vln lao của văn chương nói riêng, của nghiên cu nhân văn nói chung là  
thhin rõ sbo tàn. Ni bt gia nhng tiếng nói phn bin, nghi vn ca nghiên cu chn  
thương giai đoạn này là quan điểm tiếp cn phhca Ruth Leys trong công trình Chn  
thương: Một phh(Trauma: A Genealogy, 2000) hay quan điểm lch sử, đặt chấn thương  
trong nhng cuộc đối thoi vi nhiu ngcnh phc tp ca Dominick Lacapra trong Viết  
vlch s, viết vchấn thương (Writing History, Writing Trauma) và Lch svà nhng gii  
hn của nó, con người, động vt, bo lc (History and Its limits, Human, Animal, Violence).  
Thực ra, quan điểm của Ruth Leys và Dominick Lacapra đã phần nào cho thy nlc  
ca các nhà nghiên cu hu Caruthian trong vic kiếm tìm mt mô hình mi cho lí thuyết  
chấn thương. Thực tế cho thy rằng, hơn hai thp kktkhi chuyên lun ca Cathy Caruth  
được n hành, nghiên cu chấn thương đã dần chuyn mình sang một bước ngot mi. Phê  
bình chấn thương càng ngày càng mở rng phm vi nghiên cu, kết hp, cộng hưởng vi  
nhiu nhánh ca lí thuyết đương đại.  
663  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 4 (2021): 657-668  
Sự thay đổi ca mô hình nghiên cu chấn thương thể hin ở bước chuyn dch tmô  
hình cổ điển ca Cathy Caruth (chấn thương được mô tả như một hiện tượng mang tính cu  
trúc, trong đó cái lõi của nó vn là mt skin) sang mô hình lí thuyết đa nguyên (pluralism  
theory - Michelle Balaev). Trong bài viết “Xu hướng trong lí thuyết chấn thương trong văn  
học” (Trend in Literary Trauma Theory, 2008”) đăng trên tạp chí Mosaic: An  
Interdisciplinary Critical Journal, Michelle Balaev đã gợi ý về mô hình đa nguyên khi  
nghiên cứu chấn thương. Quan điểm về lí thuyết đa nguyên được bà triển khai một cách đầy  
đủ và sâu sắc trong công trình Bản chất của chấn thương trong tiểu thuyết Hoa Kì (The  
nature of Trauma in American Novels, 2012) xuất bản bốn năm sau đó. Công trình là kết  
quả nghiên cứu công phu dòng mạch văn học chấn thương từ nhiều điểm nhìn lí thuyết. Với  
mục đích mở rộng khả năng diễn giải của lí thuyết chấn thương trong văn chương, Michelle  
Balaev đã khẳng định tầm quan trọng của mô hình đa nguyên, trong đó, văn học chấn thương  
nên được tiếp cận diễn giải từ nhiều mô hình và phương pháp tiếp cận. Trong những công  
trình sau này, chẳng hạn bài giới thiệu “Nhìn lại lí thuyết chấn thương trong văn học”  
(“Literary Trauma theory reconsidered”) in trong cuốn Các cách tiếp cận đương đại về lí  
thuyết chấn thương trong văn học (Contemporary Approaches in Literary Trauma Theory)  
do chính bà biên tập và chương viết về chấn thương (Chapter 29: Trauma) trong Sổ tay lí  
thuyết chấn thương (A companion to Literary Theory, 2018), Michelle Balaev tiếp tục khẳng  
định vai trò của lí thuyết đa trong nghiên cứu văn học chấn thương. Sự chuyển dịch ra khỏi  
trung tâm của mô hình cổ điển cũng đồng nghĩa với việc mở rộng tiềm năng diễn giải của lí  
thuyết chấn thương thông qua sự soi chiếu dưới ánh sáng của tâm lí học xã hội, nghiên cứu  
văn hóa, phân tâm học, hậu thuộc địa, nữ quyền, chủng tộc, hay thậm chí những động hướng  
mới hơn như các lí thuyết về cảm xúc. Sự đa dạng hóa về phương pháp luận càng có ý nghĩa  
hơn khi tiếp cận soi sáng các hiện tượng văn chương độc đáo trong dòng chảy văn học đương  
đại. Bởi, như quan niệm về bản chất của văn chương được Balaev xác lập trong bài viết:  
“Một khái niệm duy nhất có vẻ như không bao giờ phù hợp với số đông, thường là mâu  
thuẫn trong miêu tả về chấn thương trong văn học bởi văn bản nuôi dưỡng nhiều giá trị có  
khả năng tiết lộ những hiểu biết về cá nhân và văn hóa, kí ức và xã hội” (Balaev, 2014, p.8).  
Một trong những điểm đáng lưu ý của phê bình chấn thương giai đoạn này, theo chúng  
tôi, đó là nhìn ra được nhiều kiểu chấn thương và các cơ chế gây chấn thương. Chấn thương  
quan tâm sâu sắc đến các quan điểm triết học về bạo lực. Bạo lực không chỉ tồn tại dưới hình  
thức của các thảm họa, biến cố, ngược lại, nó lại tồn tại theo cơ chế rất tinh vi, len lỏi trong  
mọi diễn biến của đời sống thường nhật. Chấn thương trong đời thường đẩy con người vào  
những khủng hoảng hiện sinh. Đó cũng chính là lí do mà nhiều nhà nghiên cứu chấn thương  
giai đoạn này truy tìm nguồn gốc của chấn thương trong mọi cơ chế, phương diện của đời  
sống, từ đó hình thành cái nhìn đa dạng hóa trong việc nhận diện nguồn gốc chấn thương.  
Từ chỗ kiến tạo về mặt văn hóa (như quan điểm của Michelle Balaev), phê bình chấn thương  
giai đoạn này nghiên cứu chấn thương như một diễn ngôn, và chính bước ngoặt diễn ngôn  
664  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Đặng Hoàng Oanh  
đó khiến người ta buộc phải chất vấn: “Trong điều kiện nào thì trải nghiệm của con người  
được coi là chấn thương? Nếu các kí ức được truyền thông chính thống tạo dựng nên ngày  
càng trở thành một câu chuyện đơn nhất, những đại tự sự, rõ ràng quyền lực và tri thức –  
nền tảng của những đại tự sự đó có tính trấn áp, che mờ tiếng nói của cá nhân. Một loạt  
những bài viết của phê bình chấn thương giai đoạn này đã kháng cự lại tính tự sự đơn nhất  
của các câu chuyện về cộng đồng. Nó đi sâu vào các diễn ngôn chấn thương, lí giải, phân  
tích những chất vấn tự sự đầy nhức nhối về các vấn đề sắc tộc, về giới, về chấn thương tình  
dục như: Đọc Câu chuyện cưỡng dâm: cht liu tu tvà chấn thương của sbiểu đạt  
(Reading Rape stories: Material Rhetoric and The Trauma of Representation, Wendy S.  
Hesford, 1999), Chấn thương và giới (Trauma and Gender, Puleng Segalo, 2015).  
Nhu cầu đổi thay mô hình nghiên cu chấn thương thực ra đã từng được nhen nhóm  
trong trong bài tiu lun Spha trn kí c và ham mun: Phân tâm hc, tâm lí hc và lí  
thuyết chấn thương (Mixing memory and desire: Psychoanalysis, psychology, and trauma  
theory) của Roger Luckhurst. Ông đã từng thc hin mt hành trình mô tvlí thuyết chn  
thương một cách khá toàn din, từ điểm khởi đầu ca nó trong y khoa thế kXIX, qua nhng  
bước ngot ca phân tâm học, đến schuyn dch tgii cu trúc sang phê bình chấn thương  
ca mt lot nhng nhà phê bình ca Yale – đại diện trường phái nghiên cu chấn thương  
kinh điển, và cui cùng, tiến đến mt kết luận tương tự: “…Chấn thương thực chất là đa  
ngành: nếu ngành phê bình này có tương lai, nó cần phi thay thế các mô hình cũ hơn và  
tham gia vào các cu hình mi ca kiến thức văn hóa” (Waugh ed., 2006, p.506). Quan điểm  
của Balaev và Luckhusrt đã phần nào khái quát được thc tế nghiên cu ca lí thuyết chn  
thương trong văn học, đặc bit trong quãng thi gian hai thp niên trlại đây. Thậm chí,  
vượt xa nhận định ca Roger Luckhurst4, phê bình chấn thương dần ri khỏi địa ht trung  
tâm ca nó là cm thc và bn sắc phương Tây, tiến gn ti nhiều vùng văn hóa ngoại vi,  
mrng kho dliu các case study. Theo quan sát ca chúng tôi, trong hai thp kgần đây,  
văn học châu Á và châu Phi đang cung cấp nhng ngliệu sinh động cho nghiên cu chn  
thương. Có thể kể đến những công trình như: Chấn thương và lịch strong tiu thuyết Ailen:  
Squy hi ca cái chết (Trauma and History in Irish Novel: The return of the Dead, Robert  
F. Garratt); Tiếp cn chng nhân: Tsvchấn thương trong văn học và điện nh châu Phi  
thuc Pháp nghvùng Sahara (Approaching the Witness: Narratives of Trauma in Sub-  
Saharan Francophone African Literature and Film – lun án tiến sĩ của George Stevens  
Macleod), Viết vchấn thương: tiếng nói ca nhân chứng trong văn học chng nhân ca  
phnRwandan (Writing trauma: the voice of the witness in Rwandan women's testimonial  
4 “Chấn thương đã trở thành một hệ hình bởi vì nó đã chuyển thành một danh mục của những câu chuyện hấp  
dẫn về sự bí ẩn của bản sắc, kí ức và bản ngã vốn dĩ đã bão hòa đời sống văn hóa phương Tây” (Trauma has  
become a paradigm because it has been turned into a repertoire of compelling stories about the enigmas of  
identity, memory and selfhood that have saturated Western cultural life - Roger Luckurst – The Trauma  
Question)  
665  
 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 4 (2021): 657-668  
literature, Catherine GilBert), hoc bài tiu lun Từ Hiroshima đến Fukushima: Truyn  
tranh và hoạt hình như tác nhân lật đổ ca kí c Nht Bn (From Hiroshima to Fukushima:  
Comics and Animation as Subversive Agents of Memory in Japan, Ory Bartal, 2016)…  
Thc tế bn bvà phc tp ca lí thuyết chấn thương cùng sự đa dạng ca các case  
study đặt ra không ít thử thách đối vi các nhà nghiên cu, thách thc nlc khái quát và  
phân loại. Năm 2018, Cambridge University Press xuất bn cun sách Chấn thương và văn  
hc (Trauma and Literature) được biên tp bi J. Roger Kurtz. Đây có thể xem là mt trong  
nhng công trình dày dn và công phu nht vlí thuyết chấn thương. Với gn 400 trang,  
gm 21 bài tiu luận, công trình đã đưa lại mt cái nhìn tng quan vngun gc, sphát  
trin và ng dng ca chấn thương trong nghiên cứu văn học. Trauma and Literature cu  
trúc ba phần tương ứng vi ba giai đoạn phát trin ca lí thuyết chấn thương. Phần 1 (Ngun  
gc/Origins) tp hp nhng bài viết đi vào phân tích cội ngun phân tâm hc ca khái nim  
chấn thương, mối quan hgia chấn thương và giải cu trúc, skin Holocaust và cách nó  
định hình cách hiu ca chúng ta vchấn thương cá nhân và tập th. Phn 2 (Phát  
trin/Development), đi sâu và mối quan hgia chấn thương và khả năng biểu đạt ca nó  
trong ts. Theo Roger Kurtz, “mt trong nhng tuyên bố cơ bn ca lí thuyết chấn thương,  
đó là ngôn ngữ văn chương, trong bản cht ca nó, cung cp một phương tiện hiu qumang  
tính độc nht biểu đạt cho kinh nghim chấn thương theo cách ngôn ngữ thông thường không  
th” (Kurtz, 2018, p.8). Vì thế, các bài viết tp hp trong phần 2 đã cung cấp nhng cách  
hiểu đa chiều xung quanh các khía cạnh như vết thương và ngôn ngữ, kí c, cm xúc... Phn  
3, như tiêu đề ca nó, ng dng, chấn thương được kho sát, phân tích trong nhiu ngcnh,  
không gian, ni kết vi nhiu khái nim, nhiu vấn đề mang tính thi s. Chng hn “Chn  
thương và văn học chiến tranh” (Gerd Bayer), “Chấn thương và bạo lc tình dc” (Emma  
V. Miller), “Chấn thương hậu thuộc địa” (Jennifer Yusin), “Chấn thương và nghệ thut thị  
giác” (Marie Kruger), “Chủ nghĩa khủng b” (Michael Richardson)…  
Như vậy, qua ba giai đoạn phát trin ca lí thuyết chấn thương, chúng tôi tóm tắt thành  
những điểm lớn sau đây:  
Thnht, chấn thương là hệ quca mt skin gây hại đến con người vthcht và  
đặc bit là tinh thn. Skin chấn thương này làm toàn bộ trng thái tinh thn của con người  
đổ v, phân mnh, ri lon, trm ut… Thhai, cơ chế hoạt động ca chấn thương rất đặc  
bit, nó nm sâu trong tim thức, không được nhn thc ti thời điểm xy ra chấn thương  
mà thường quay trli ám nh ở giai đoạn sau qua nhng kí c, khiến con người rơi vào  
nhng trng thái không thnói nên li, bkìm nén. Thba, phê bình chấn thương thực ra  
cũng là một cái nhìn mang tính phê phán đối vi lch sử, đối với các cơ chế văn hóa cho  
phép skin chấn thương xảy ra, thậm chí được duy trì (đây cũng là điểm rõ nht cho thy  
phê bình chấn thương đi xa hơn cách tiếp cn tâm lí trliu; tâm lí là vic xlí theo tng  
trường hp bnh lí, nó thiếu tính phê phán). Thứ tư, nó chỉ rõ được tiêu điểm ca phê bình  
666  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Đặng Hoàng Oanh  
chấn thương không phải vào skin gây ra chấn thương hay ngữ cnh khiến cho skin  
đó xảy ra, mà chính là vào schịu đựng hay sphn kháng của con người trước chấn thương.  
3.  
Kết lun  
Phn tng thut ở trên đã cho phép chúng tôi khái quát rằng: chấn thương là một khái  
nim mang tính liên ngành. Chấn thương vn là mt khái nim xut hin lần đầu tiên trong  
lĩnh vực y hc, tâm lí học, sau đó trở thành đối tượng nghiên cu ca khoa học nhân văn, và  
là mt khía cnh quan trng của văn chương. Một khi có ni hàm rộng như vậy, nó tim cn  
và giao thoa vi nhiu lí thuyết đương đại. Là mt trng thái phquát của con người, chn  
thương được nhìn tnhiều góc. Ý nghĩa ban đầu ca khái nim chấn thương được minh định  
bởi Freud, nhưng khi tồn ti với tư cách một lí thuyết, nó phát trin trên nn tng ca hu  
cu trúc. Tuy nhiên, trên thc tế, lí thuyết chấn thương, không đơn thuần là mt lí thuyết tâm  
lí, và phê bình chn thương, hay nói như Trần Ngc Hiếu, “không đơn thuần là cách đọc văn  
bn tcái nhìn bnh hc” (Caruth, 1996). Nó trli cho nhiu vấn đề liên quan đến svn  
hành của các cơ quan mang tính quyền lc trong xã hi chkhông chlí gii nỗi đau của cá  
th. Lí thuyết chấn thương, ở một phương diện sâu xa hơn, còn kết ni chấn thương của cá  
nhân và cộng đồng, thấy được nguy cơ tiềm ti của các cơ chế bo lực trong đời sng hin  
đại, có thgi dy nhng vết thương tưởng chừng đã ngủ quên trong quá khứ. Đặc bit, nó  
gi nhắc con người bo lực luôn có nguy cơ tái diễn bt clúc nào. Rõ ràng, vic kho sát  
thc tin nghiên cu lí thuyết chấn thương trên thế gii không chcho thấy đưc hành trình  
và xu hướng ca mt trong nhng lí thuyết mang tính đương đại, mà còn thấy được cách  
thc các nhà nghiên cu ng dng lí thuyết chấn thương để đọc văn bản văn học. Đặc bit,  
lí thuyết chấn thương đã được đặt trong đời sống văn chương vô cùng sinh động và phong  
phú. Cth, chấn thương được soi chiếu qua nhng ngcảnh độc đáo, như bi kịch Hi Lp  
cổ đại, tiu thuyết hu thuộc địa, tiu thuyết của Malaysia, thơ ca nô lệ Anh, văn học Pháp  
đương đại… Nhìn rộng hơn, dường như trong giới nghiên cứu văn học đang hình thành một  
lối “đọc” chấn thương dựa trên mô hình ca Cathy Caruth, và nhng thnghim táo bo ca  
các nhà phê bình chấn thương giai đoạn sau này.  
Tuyên bvquyn li: Tá c gixá c nhận hoàn toàn không có xung đột vquyn li.  
TÀI LIU THAM KHO  
Balaev, M. (2014). Literary Trauma theory reconsidered, Contemporary Approaches in Literary  
Trauma Theory. Retrieved from https://books.google.com.vn  
Caruth, C. (1996). Unclaimed Experience: Trauma and The possibility of Hisory [Kinh nghiem  
khong duoc khang dinh, chan thuong va nhung kha nang cua lich su] (Translated by Tran Ngoc  
667  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 4 (2021): 657-668  
on March 29, 2013.  
Caruth,  
C.  
(1995),  
Trauma,  
Explorations  
In  
Memory.  
Retrieved  
from  
Felman, S; Laub, D. (1992), Testimony, Crises of Witnessing in Literature, Psychoanalysis and  
History, Published in Great Britain by Routledge.  
Kurtz, J. R (2018). Trauma and Literature. Cambridge University Press. Retrieved from  
Matus, J. L. “The art of medicine, Psychological trauma Victorian style: from perpetrators to  
Owen, S; Dambrosch, D. & Thornber, K. (2016). Literary Theories and their application – Lectures  
and reading (Lectures and References) [Li thuyet va ung dung li thuyet trong nghien cuu van  
hoc (Tap bai giang va tai lieu tham khao)]. Edited by Tran Hai Yen. Hanoi: Social Science  
Publishing House.  
Pater, D. H (ed.) (2018). A companion to literary theory. Wiley Blackwell  
Sutton, J. P. (ed.) Music, Music Therapy and Trauma, United Kingdom: Jessica Kingsley Publishers.  
Waugh, P. [ed.] (2006). Literary Theory and Criticsm. An Oxford Guide. Oxford University Press.  
AN OUTLINE HISTORY OF TRAUMA THEORY IN WESTERN THOUGHTS  
Dang Hoang Oanh  
School of Social Science of Education, Vinh University, Vietnam  
Corresponding author: Dang Hoang Oanh – Email: danghoangoanh86@gmail.com  
Received: March 27, 2021; Revised: April 05, 2021; Accepted: April 15, 2021  
ABSTRACT  
The article sheds light on the history of trauma theory – a school of thought emerged in the  
US during the 1990s and has been exuding a lot of dynamism in Western countries up to now. In an  
effort to generalize the trauma theory through different periods, the article focus on discussing the  
concept of trauma theory and modelling the archetype of trauma theory in world literature. The  
research findings will help to enrich the domain of theory which has not been extensively reviewed  
and updated in Vietnam.  
Keywords: the concept of trauma; trauma theory; trauma model; Western thoughts  
668  
pdf 12 trang baolam 13/05/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Phác thảo hành trình của lí thuyết chấn thương trong lịch sử tư tưởng phương Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphac_thao_hanh_trinh_cua_li_thuyet_chan_thuong_trong_lich_su.pdf