Song ngữ - đa ngôn ngữ và các ca lâm sàng

SONG NGỮ - ĐA NGÔN NGỮ VÀ CÁC CA LÂM SÀNG  
Anne-Sophie RENAULT TRÂN*  
Chuyển ngữ: Lê Hoàng ế Huy  
Tóm tắt  
Song ngữ hay đa ngôn ngữ là một hiện tượng toàn cầu. Ngày càng có nhiều  
trẻ em lớn lên trong môi trường gia đình hoặc trường học song ngữ hay đa  
ngôn ngữ, như một phần của quá trình nhập cư và giáo dục song ngữ ở nước  
ngoài. Song ngữ hay đa ngôn ngữ có thể là một cơ hội trong việc phát triển  
các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức tốt. Tuy nhiên, nhiều trẻ gặp  
khó khăn trong việc học tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai. Bài trình bày này  
báo cáo kiến thức hiện tại về phát triển ngôn ngữ ở trẻ em song ngữ và đa  
ngôn ngữ, và đặt ra vấn đề về các trường hợp lâm sàng: 1) trẻ em đa ngôn  
ngữ không có tiếng mẹ đẻ; 2) trẻ em song ngữ kém thông thạo cả hai ngôn  
ngữ được sử dụng. Chúng tôi sẽ thảo luận về sự can thiệp và nguyên nhân  
của vấn đề này.  
Từ khóa: song ngữ, đa ngôn ngữ, phát triển và làm chủ tiếng mẹ đẻ  
BILINGUISME - MULTILINGUISME ET CAS CLINIQUE  
Résumé  
Lebilinguisme/multilinguismeestunphénomènemondial. Ilexistedeplusen  
plus d’enfants qui grandissent dans un environnement bilingue/multilingue  
familial ou scolaire, dans le cadre de l’immigration, et de l’enseignement  
bilingue à l’étranger. Le bilinguisme/multilinguisme peut être une chance  
dans le développement de bonnes capacités linguistiques, communicatives  
et cognitives. Cependant, de nombreux enfants présentent des difficultés  
pour l’apprentissage de leur langue maternelle et de la langue seconde. Cette  
présentation rapporte les connaissances actuelles sur le développement du  
* Nhà trị liệu ngôn ngữ  
Correspondence/Liên lạc: asophie.tran@gmail.com  
109  
langage chez l’enfant bilingue/multilingue, et pose la problématique de cas  
cliniques: 1) l’enfant multilingue sans langue maternelle; 2) l’enfant bilingue  
avec une faible maîtrise des deux langues utilisées. Nous discuterons de  
l’intervention et des causes de cette problématique.  
Mots clés: bilinguisme/multilinguisme, développement et maîtrise de la  
langue maternelle  
BILINGUALISM – MULTILINGUALISM  
AND CLINICAL CASE  
Summary  
Bilingualism/multilingualism is a worldwide phenomenon. ere are more  
and more children growing up in a bilingual/multilingual family or school  
environment, as part of immigration, and bilingual education abroad.  
Bilingualism/multilingualism can be an opportunity in the development  
of good linguistic, communicative, and cognitive skills. However, many  
children have difficulty learning their mother tongue and second language.  
is presentation reports current knowledge on language development in  
bilingual/multilingual children and raises the issue of clinical cases: 1)  
multilingual children without a mother tongue; 2) bilingual children with  
poor command of the two languages used. We will discuss the intervention  
and the causes of this problem.  
Keywords: bilingualism/multilingualism, development and mastery of the  
mother tongue  
I. DẪN NHẬP  
1.1. Định nghĩa về song ngữ  
eo góc nhìn quốc tế hiện nay, song ngữ hay đa ngôn ngữ mới  
chính là tiêu chuẩn tham chiếu chứ không phải là đơn ngôn ngữ. Hiện  
tại, ở hơn 200 quốc gia trên thế giới, có từ 6000 đến 7000 thứ tiếng hay  
phương ngữ khác nhau được sử dụng (theo tài liệu của Hội đồng châu  
Âu vào ngày vinh danh sự đa dạng của các ngôn ngữ và thứ tiếng). eo  
110  
Grosjean (1984), “một người song ngữ là người sử dụng thường xuyên hai  
hoặc nhiều thứ tiếng khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, chứ không  
phải là người sử dụng thành thạo, hoàn hảo những thứ tiếng đó”. Hơn nửa  
dân số thế giới hiện nay, khoảng 60-75%, có thể được xem là người song  
ngữ. Rất nhiều quốc gia có nhiều thứ tiếng chính thức. Nam Phi có tới  
11 thứ tiếng như vậy.  
Sử dụng hai hoặc nhiều thứ tiếng cũng đồng nghĩa với sự hiểu biết về  
các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, con người ta có thể vẫn là người  
song ngữ khi lớn lên chỉ trong phạm vi lãnh thổ của một đất nước và  
không biết quá rõ về văn hóa của thứ tiếng thứ hai. Ta có thể là người song  
ngữ nhưng không song văn hóa, hoặc ngược lại, co thể vừa là song ngữ vừa  
song văn hóa. Người song ngữ chuyển từ thứ tiếng này sang thứ tiếng kia  
tùy theo nhu cầu giao tiếp. Các năng lực thành phần giữa hai thứ tiếng có  
thể không hoàn toàn ngang bằng nhau.  
Có nhiều dạng song ngữ trong quá trình phát triển của trẻ em:  
Song ngữ nguyên phát  
Là việc học cùng lúc hai (hoặc nhiều) thứ tiếng từ lúc sinh ra hoặc  
trước năm 3 tuổi. Các trẻ học hai hoặc nhiều thứ tiếng từ khi sinh ra hoặc  
một thời gian ngắn sau đó là những trẻ song ngữ nguyên phát. Các trẻ này  
học cùng lúc hai hệ thống ngôn ngữ tương tác qua lại với nhau. Việc tiếp  
xúc với hai thứ tiếng không gây nên hiện tượng chậm nói. ông thường,  
việc tiếp xúc với lượng ngang bằng nhau của hai thứ tiếng ngay từ ban đầu  
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ song ngữ nguyên phát. Tuy nhiên, trong  
một gia đình song ngữ, đôi khi không có sự ngang bằng trong lượng tiếp  
xúc giữa hai thứ tiếng. Khi đó, sẽ có một thứ tiếng trội hơn thứ tiếng kia.  
ứ tiếng trội  
Dù trẻ được học hai thứ tiếng, thường có một trong số đó được sẽ sử  
dụng nhiều hơn và lĩnh hội tốt hơn. Đó là thứ tiếng mà trẻ sử dụng một  
cách tự phát, có vốn từ vựng phong phú hơn, tạo ra các câu dài hơn và ít  
ngập ngừng hơn khi nói.  
Song ngữ thứ phát  
Là việc học thứ tiếng thứ hai sau năm 3 tuổi, thường diễn ra ở trường.  
Các trẻ này học thứ tiếng thứ hai sau khi đã học thứ tiếng đầu tiên. Các  
111  
trẻ nhóm này thường trải qua bốn giai đoạn trong quá trình học thứ tiếng  
thứ hai:  
Trẻ sử dụng tiếng me đẻ trong môi trường của thứ tiếng thứ hai, dù  
không ai sử dụng thứ tiếng me đẻ đó (vd., Minh nói “nước” để được  
uống nước khi giao tiếp với giáo viên tiếng Pháp).  
Trẻ ngừng dùng tiếng me đẻ trong môi trường mới (môi trường thứ  
tiếng thứ hai) và trải qua giai đoạn “im lặng” kéo dài 3-6 tháng. Để  
lĩnh hội được những năng lực ngôn ngữ của thứ tiếng thứ hai, trẻ sẽ  
ngưng dùng tiếng me đẻ trong môi trường mới này. Tuy vậy, trẻ vẫn  
tiếp tục giao tiếp với các bạn và người lớn. Ở nhà, trẻ tiếp tục củng  
cố, làm phong phú tiếng me đẻ (vd., Minh ngừng nói các từ tiếng Việt  
trong trường tiếng Pháp. Khi chơi với bạn hay trao đổi với người lớn,  
Minh dùng các cử chỉ. Ở nhà, Minh vẫn tiếp tục nói tiếng Việt).  
Trẻ bắt đầu sử dụng thứ tiếng thứ hai một cách máy móc bằng việc  
bắt chước hoặc trong các hoạt động học “thuộc lòng” (vd., đếm số, gọi  
tên màu sắc, các đồ vật hoặc hình ảnh), bằng các cụm từ ghi nhớ được  
(vd. “Không biết”, “Gì thế ?”) hoặc bằng cách nối các từ trong câu  
ngắn. Trẻ chưa sử dụng được các câu đúng theo cấu trúc ngữ pháp.  
Trẻ biết cách diễn đạt trong thứ tiếng thứ hai: bắt đầu xây dựng các  
câu một cách tự phát, tuy nhiên vẫn mắc lỗi phát âm từ, âm điệu hoặc lỗi  
ngữ pháp.  
Trẻ học thứ tiếng thứ hai không nhất thiết phải có các kỹ năng ngôn  
ngữ tương đương như các bạn đơn ngữ (sử dụng ngữ pháp, từ vựng, cấu  
trúc câu). Các kỹ năng và năng lực ngôn ngữ sẽ được rèn luyện thông qua  
tiếp xúc và thực hành theo thời gian.  
Những năng lực ngôn ngữ đầu tiên chính là việc học các kỹ năng cơ  
bản trong thứ tiếng thứ hai được lĩnh hội khá nhanh chóng (khoảng 6  
tháng - 2 năm sau khi tiếp xúc với thứ tiếng thứ hai). Tuy nhiên, trẻ có thể  
cần 5-7 năm hoặc hơn để mức độ song ngữ thứ phát trong thứ tiếng thứ  
hai có thể đạt đến mức năng lực ngôn ngữ nói của của các trẻ đơn ngữ (việc  
học các kỹ năng học đường trong thứ tiếng thứ hai). Ở các trẻ học thứ tiếng  
thứ hai, cần thực sự lưu tâm khi trẻ không đạt được những giai đoạn giao  
tiếp đầu tiên trong chính tiếng me đẻ.  
112  
Trẻ song ngữ cũng như trẻ đơn ngữ đều bập be. Việc tất cả các trẻ trải  
qua một giai đoạn pha trộn là điều thường xuyên xảy ra (trả lời bằng thứ  
tiếng B cho câu hỏi bằng thứ tiếng A, hoặc chèn các từ trong thứ tiếng A  
trong một câu thứ tiếng B theo nguyên tắc thuận tiện: từ đó ngắn hơn hoặc  
không biết từ đó trong thứ tiếng A và ngược lại). Hơn nữa, nếu những  
người xung quanh trẻ chỉ nói duy nhất một thứ tiếng, trẻ trẻ nhanh chóng  
phân biệt được hai thứ tiếng này.  
Song ngữ được biểu hiện bằng nhiều cách:  
– Song ngữ chủ động: người hiểu và nói cả hai thứ tiếng là trường hợp  
song ngữ chủ động.  
– Song ngữ bị động: người hiểu và nói một thứ tiếng và hiểu thứ tiếng  
kia nhưng không nói được, là trường hợp song ngữ bị động.  
– Song ngữ học đường: việc học tập thứ tiếng thứ hai diễn ra ở nơi  
sinh ra của người đó và chỉ giới hạn trong khuôn khổ học đường.  
1.2. Hiện trạng song ngữ/đa ngôn ngữ tại Việt Nam  
Trong Luật Giáo dục năm 2005, điều 7 quy định rằng tiếng Việt là  
tiếng chính thức trong nhà trường, ngoài ra con em các dân tộc thiểu số  
được tạo điều kiện thuận lợi để học nói và viết tiếng me đẻ. Tất cả các môn  
học trong trường tiểu học công lập đều được giảng dạy bằng tiếng Việt.  
Ngoại ngữ chỉ là môn học bắt buộc kể từ lớp 6 nhưng việc học/tiếp cận  
với ngoại ngữ của trẻ em ở các đô thị lớn có thể đã được diễn ra từ khi trẻ  
3 tuổi. Ở trường phổ thông, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất. Tiếng  
Pháp, Trung, Nga, Đức, Nhật cũng được giảng dạy trong một số cơ sở giáo  
dục. Một số trường triển khai giảng dạy hình thức song ngữ với sự tham  
gia giảng dạy của các giáo viên bản ngữ, trước hết là tiếng Anh, sau đó là  
các thứ tiếng trong đó có tiếng Pháp. ống kê cho thấy 73,3% trẻ chọn  
tiếng Anh là môn ngoại ngữ, 7,0% chọn tiếng Pháp và 3,1% tiếng Nga.  
Trong một số trường, việc dạy môn ngoại ngữ đã diễn ra từ lớp 1 và kéo dài  
đến hết lớp 12. Ở một số địa phương khác, việc giảng dạy môn ngoại ngữ  
trong nhà trường chỉ bắt đầu vào năm lớp 6 và kéo dài 7 năm. ời lượng  
trung bình dành cho môn ngoại ngữ là khoảng 10h/tuần.  
113  
Hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo điều hành hệ thống giáo dục quốc  
dân, bao gồm cả việc giảng dạy ngoại ngữ trong môi trường phổ thông và  
đại học. Bộ cũng giám sát hoạt động của các trung tâm dạy ngoại ngữ trực  
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 (thông  
qua năm 2008 và bắt đầu năm 2010) được triển khai để tăng cường việc  
giảng dạy các ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) ở quy mô toàn quốc. Mục  
tiêu của đề án là phần lớn học sinh Việt Nam khi tốt nghiệp Trung học phổ  
thông hoặc Giáo dục nghề nghiệp, cũng như Cao đẳng và Đại học có thể sử  
dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông dụng, học tập và làm việc trong  
các môi trường đa ngôn ngữ và đa văn hóa ở trình độ IELTS 4.5-5 (mức độ  
B1 trong khung CECRL của châu Âu).  
Đối với tiếng Pháp, ở Việt Nam, hợp tác Pháp-Việt trong việc giảng  
dạy ngoại ngữ Pháp đã bắt đầu khởi động từ những năm 1990. Tầm quan  
trọng của tiếng Pháp ở Việt Nam được củng cố tại Hội nghị Quốc tế Pháp  
ngữ lần thứ 7 (1997) tại Hà Nội. Các chương trình song ngữ Pháp-Việt  
đã được duy trì đến nay là 25 năm (từ 1994) và đã thu hút hơn 13000 học  
sinh tham gia (tính đến năm 2014) nhờ vào chất lượng đào tạo ổn định và  
những phương pháp giáo dục mới mẻ (ví dụ như chương trình La main  
à la pâte). Tại Hà Nội, hai trường Trung học phổ thông lớn có tham gia  
vào mạng lưới đào tạo Pháp ngữ cho học sinh là Chu Văn An và Hà Nội-  
Amsterdam (được nhận mã /label France éducation/ do Bộ Ngoại giao  
Pháp cấp cho các cơ sở giảng dạy tiếng Pháp xuất sắc).  
1.3. Sự phát triển ngôn ngữ và song ngữ  
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy các giai đoạn phát triển ngôn  
ngữ nói ở trẻ song ngữ và đơn ngữ là tương đương nhau (Bijelac-Babic,  
2015; www.bi-sli.org). Ví dụ, cách bập be của các trẻ song ngữ và đơn ngữ  
là tương tự nhau. Hai nhóm này cùng phát ra các từ đầu tiên vào khoảng  
1 tuổi (giữa 10-14 tháng) và bắt đầu ghép nối 2-3 từ với nhau khoảng năm  
2 tuổi (khoảng 18-26 tháng). Khi các trẻ song ngữ lớn lên, một vài điểm  
khác biệt với trẻ đơn ngữ trong quá trình phát triển và sử dụng ngôn ngữ  
bắt đầu xuất hiện, nhưng những khác biệt này là hoàn toàn bình thường.  
Chúng không đáng ngại và không nên được xem như những yếu tố nguy  
cơ của hiện tượng chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ. Ví dụ, trẻ song ngữ có thể  
sử dụng và trộn lẫn hai thứ tiếng trong cùng một câu “chiếc lá est tombée”  
114  
(mà không có chủ ý) và các em có thể thông thạo về từ vựng và ngữ pháp  
trong một thứ tiếng hơn thứ tiếng kia. ứ tiếng thông thạo hơn thường  
là thứ tiếng trẻ được nghe và nói thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng  
ngày. Khi có đủ thời gian và sự tiếp xúc, các trẻ song ngữ sẽ dần thu hep  
khoảng cách giữa hai thứ tiếng mà trẻ biết.  
Ở trường mẫu giáo và cấp 1, các trẻ song ngữ thường có vốn từ vựng  
không phong phú trong cả hai thứ tiếng so với thứ tiếng duy nhất ở trẻ đơn  
ngữ, nhưng khi ta cộng dồn hai vốn từ vựng lại với nhau và trừ ra những  
từ giống nhau giữa hai thứ tiếng, trẻ song ngữ có vốn từ vựng tương đương  
với trẻ đơn ngữ cùng tuổi. Nhờ vào việc đi học, các trẻ song ngữ thường  
sẽ dần bù lại được khoảng cách với các trẻ đơn ngữ trong ít nhất một thứ  
tiếng mà trẻ biết.  
Vốn từ vựng:  
- Trẻ song ngữ tiếp xúc 60% với T2 đạt kết quả ngang bằng với trẻ đơn  
ngữ trong bài kiểm tra từ vựng diễn đạt.  
- Trẻ song ngữ tiếp xúc 40% với T2 đạt kết quả ngang bằng với trẻ đơn  
ngữ trong bài kiểm tra hiểu từ vựng.  
Hình thái-cú pháp:  
ường trẻ song ngữ cần nhiều thời gian hơn trẻ đơn ngữ trong  
việc lĩnh hội những khía cạnh phức tạp trong các thứ tiếng. Ví dụ, trong  
tiếng Pháp có những trường hợp bất quy tắc khi chia thì quá khứ xa (pris,  
ouvert), bên cạnh những trường hợp thường thấy của các động từ nhóm 1  
thường kết thúc bằng chữ “é”. Nếu tiếng Pháp là một trong các thứ tiếng  
của trẻ song ngữ, trẻ có thể dễ mắc lỗi khi gặp các trường hợp bất quy tắc  
hơn trẻ đơn ngữ cùng tuổi. Trẻ song ngữ sẽ nói “j’ai ouvris” thay vì “j’ai  
ouvert”, hoặc “j’ai prendu” thay vì “j’ai pris”. Cùng với thời gian và sự tiếp  
xúc với tiếng Pháp, nhất là tiếng Pháp viết ở trường, trẻ song ngữ sẽ sử  
dụng thành thạo những điểm ngôn ngữ phức tạp này.  
Âm vị:  
Các nghiên cứu chỉ ra nhiều kết quả khác nhau (Kehoe-Winkler,  
2015), do đó không thể đi đến kết luận chung. Việc tiếp nhận các âm ở trẻ  
song ngữ có thể tốt hơn, ngang bằng hoặc kém hơn trẻ đơn ngữ, tùy thuộc  
115  
vào các thứ tiếng trẻ sử dụng. Tuy nhiên, ở các trẻ song ngữ, có những lỗi  
sai và quá trình đặc trưng (tối giản các nhóm phụ âm hoặc chèn thêm phụ  
âm) mà các trẻ đơn ngữ hiếm khi mắc phải (Dodd et al., 1997; Goldstein,  
2001; Salameh et al., 2003). Đối với trẻ đơn ngữ, các lỗi này thường là chỉ  
dấu của một rối loạn (theo phân loại của Dodd, 1995), trong khi với trẻ  
song ngữ, các lỗi này lại khá thường xuyên vì đến từ quá trình tương tác  
giao ngôn ngữ (interaction cross-linguistique).  
Trong quá trình phát triển bình thường của trẻ song ngữ, ta cũng  
nhận thấy sự luân phiên giữa các thứ tiếng, sự vượt trội của một thứ tiếng  
so với thứ tiếng kia, nhưng không dẫn đến hệ quả nguy hại cho quá trình  
học tập trong trường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với hai thứ  
tiếng không phải là nguyên nhân tạo ra chứng chậm ngôn ngữ. Ngược lại,  
việc học hai thứ tiếng mang lại nhiều lợi ích về mặt nhận thức và xã hội.  
ật vậy, trẻ song ngữ thường rất cởi mở với người khác và thế giới,  
từ đó nâng cao khả năng hiểu về thế giới tốt hơn. Song ngữ giúp các quá  
trình nhận thức trở nên sắc bén hơn, ví dụ như khả năng tư duy về ngôn  
ngữ (trẻ song ngữ hiểu được sự khác biệt giữa từ /table/ và cái bàn trong  
thực tế, do trong các thứ tiếng khác nhau người ta gọi tên sự vật đó bằng  
hai cách hoàn toàn khác biệt). Song ngữ cũng đi kèm với sức sáng tạo,  
khả năng giao tiếp, năng lực thiết lập mối quan hệ và khả năng thấu cảm  
(đặt mình vào vị trí của người khác), khả năng linh hoạt trong tư duy (lập  
luận, trừu tượng hóa), độ nhạy cảm với các âm vị trong nhiều thứ tiếng  
(rất quan trọng trong việc đọc) và có khả năng học các thứ tiếng mới dễ  
dàng hơn (khả năng hiểu ngữ pháp/chia động từ… trong một thứ tiếng,  
sau đó chuyển di năng lực này sang việc học các thứ tiếng mới). Song ngữ  
cũng giúp phát triển sự tự tin cho trẻ (do trẻ nhận ra rằng mình có thể làm  
những thứ mà các bạn không thể làm được). Do đó, thường các trẻ song  
ngữ đạt được thành tích học tập tại trường cao hơn các trẻ đơn ngữ. Tuy  
vậy, để thụ hưởng được những lợi ích đó, trẻ song ngữ cũng cần hiểu rằng  
song ngữ là một cơ hội. Nếu không, hình dung tiêu cực về song ngữ có thể  
khiến trẻ mất đi những lợi thế đó.  
Điều quan trọng là thứ tiếng được nói trong gia đình được duy trì để  
đảm bảo sự phát triển và cân bằng của trẻ. Năng lực ngôn ngữ của phụ  
huynh cũng là một yếu tố quan trọng để trẻ có thể đạt được trình độ tốt  
116  
trong thứ tiếng quen thuộc. Phụ huynh cần có năng lực tốt trong thứ tiếng  
trao đổi hàng ngày với trẻ (tương đương với người bản ngữ) để trẻ có thể  
xây dựng được vốn từ vựng phong phú và các cấu trúc ngữ pháp phức tạp.  
Nếu phụ huynh sử dụng thứ tiếng mà chính họ không giỏi hoặc cảm thấy  
không thoải mái để nói chuyện hàng ngày với trẻ, đó không phải là cách  
thức được khuyến khích để giúp trẻ tạo lập và yên tâm về các mô hình  
ngôn ngữ mà trẻ cần. Do đó, thông thường, phụ huynh được khuyến khích  
giao tiếp với trẻ bằng thứ tiếng mà họ sử dụng thành thạo nhất. Việc sử  
dụng thứ tiếng của đất nước nơi gia đình di cư đến dĩ nhiên là không thể  
tránh khỏi, nhưng việc ưu tiên sử dụng tiếng me đẻ của phụ huynh ở nhà  
là quan trọng hơn hết.  
1.4. Chậm ngôn ngữ và song ngữ  
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các trẻ chậm, rối loạn lời nói  
hoặc rối loạn ngôn ngữ không trở nên chậm hoặc rối loạn hơn khi nghe  
hoặc học hai hay nhiều thứ tiếng. Các chuyên gia có thể quan sát thấy các  
vấn đề lời nói và ngôn ngữ tương tự nhau trong cả hai thứ tiếng. Đối với  
trẻ chậm ngôn ngữ, không có chứng cứ khoa học cho thấy việc chỉ giới  
hạn trong một thứ tiếng sẽ giúp trẻ tránh được hiện tượng chậm ngôn ngữ  
hoặc cải thiện được việc học thứ tiếng đó. ực tế là nếu chỉ cho trẻ song  
ngữ tiếp xúc với duy nhất một thứ tiếng, ta có thể gây hại cho quá trình  
tương tác của trẻ với các thành viên trong gia đình hoặc trong cộng đồng.  
1.5. Các khuyến nghị dành cho phụ huynh  
Khi có hiện tượng chậm giao tiếp/ngôn ngữ, trấn an phụ huynh bằng  
cách chỉ ra rằng song ngữ KHÔNG PHẢI là nguyên nhân của sự chậm  
hoặc các bất thường.  
Trẻ khi học hai thứ tiếng cùng lúc và có thể hiện chậm giao tiếp/  
ngôn ngữ sẽ chậm trong cả hai thứ tiếng. Các dạng và độ nghiêm trọng  
của các lỗi sai ở nhóm trẻ này ngang bằng với các trẻ đơn ngữ có rối loạn  
ngôn ngữ.  
Một số trẻ học thứ tiếng thứ hai có vẻ bị chậm so với các bạn, nhưng  
cần lưu ý đến thời gian tiếp xúc của trẻ đối với thứ tiếng thứ hai.  
117  
II. TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG  
Trong thực hành lâm sàng, tác giả đã bàn luận nhiều trường hợp có  
liên quan đến song ngữ. Đó là những trẻ không có tiếng me đẻ cố định,  
hoặc những trẻ không phát triển tốt trong chính tiếng me đẻ và cũng  
không lĩnh hội tốt những thứ tiếng trẻ dùng để giao tiếp.  
2.1. Trương hợp 1: Kyle, một đứa trẻ không có tiếng mẹ đẻ  
Kyle là một bé trai của một cặp đôi người Philippines, em sinh năm  
2008. Cha me trẻ nói tiếng Tagalog (tiếng bản ngữ Philippines) và/hoặc  
tiếng Anh với nhau. Tiếng me đẻ của cả hai là Tagalog và một thứ tiếng  
khác ở Philippines. Kyle sinh ra ở Ý và sống ở đó cho tới năm 5 tuổi. Cha  
Kyle nói chuyện với Kyle bằng tiếng Ý, me thì nói chuyện với trẻ bằng  
tiếng Anh, nhưng cả hai đều không hoàn toàn nói sõi những thứ tiếng  
này, đó càng không phải là tiếng me đẻ của họ. Kyle đến ở Genève (ụy  
Sĩ) năm 2014 và học tiếng Pháp ở trường từ năm 6 tuổi. Kyle không hiểu  
tiếng Tagalog. Trẻ không hòa nhập vào văn hóa của cha me mình. Trẻ trở  
về Philippines lần đầu tiên năm 2018. Khi đó, việc giao tiếp giữa trẻ và các  
thành viên trong gia đình hai bên rất hạn chế.  
Trẻ nói và hiểu được tiếng Ý, cảm thấy ít nhiều gắn bó với nước Ý nơi  
mình sinh ra và trải qua những năm đầu đời tiếp xúc với tiếng Ý. Nhưng  
trẻ cũng không hòa nhập được với văn hóa Ý, do phụ huynh thường hay  
giao lưu với cộng đồng gốc Philippines ở đó nhiều hơn. Me trẻ phải chuyển  
đến ụy Sĩ vì lý do công việc và đành cho cha chăm sóc trẻ tại Ý lúc Kyle  
được 4 tuổi. Chỉ hai năm sau, hai cha con mới dọn về ụy Sĩ với me.  
Kyle cũng nói và hiểu được tiếng Anh, thứ tiếng giao tiếp với me. Trẻ  
hiểu và nói được tiếng Pháp từ khi học lớp 1 chương trình tiếng Pháp. Tuy  
nhiên, trẻ không thành thạo bất cứ thứ tiếng nào. Kyle gần như không  
có tiếng me đẻ cố định, tức là không có thứ tiếng nào trẻ thực sự cảm  
thấy thoải mái nhất dùng để giao tiếp tự phát. Trẻ cũng không hoàn toàn  
thuộc về một nền văn hóa nào (Ý, Pháp hay Philippines). Có vẻ như tiếng  
Anh lại là thứ tiếng trẻ sử dụng tốt nhất, nhưng trẻ lại không biết gì về  
văn hóa Anh, trừ những thông tin tiếp nhận qua mạng (phim, youtube,  
internet,…). Hơn nữa, Kyle cũng có đời sống tâm lý dễ bị tổn thương: trẻ  
thường xuyên buồn rầu, rất ít bạn, không tham gia các hoạt động ngoại  
118  
khóa. Cha me thì rất bận và cả nhà ít khi đi chơi chung (công viên, xem  
phim, đi chợ,…), cũng do đời sống kinh tế gia đình khó khăn. Trẻ thường  
xuyên chơi điện tử một mình, coi video trên mạng để giải trí.  
Hồ sơ đánh giá ngôn ngữ cho thấy nhiều khó khăn trong việc hiểu  
và diễn đạt từ vựng và câu trong tiếng Pháp. Trẻ thường bù trừ bằng cách  
dùng một thứ tiếng khác (Ý hoặc Anh). Trẻ cũng có những vấn đề về chú  
ý thính giác và thị giác.  
Can thiệp:  
ông báo tình trạng của Kyle cho nhà trường và triển khai theo dõi y  
khoa và tâm lý với sự đồng hành của gia đình (cùng lên kế hoạch triển khai  
các hoạt động chung như đi thư viện, đi chơi ở nhà cộng đồng,…).  
eo dõi ngôn ngữ: các phiên làm việc cá nhân cùng trẻ và đồng hành,  
hỗ trợ phụ huynh.  
2.2. Trương hợp 2: các trẻ không thành thạo thứ tiếng nào  
Có rất nhiều trẻ Việt Nam 8-10 tuổi đang học tại trường Pháp tại Hà  
Nội. Các trẻ này đều có những tiêu chí chung trong lịch sử phát triển: khi  
còn nhỏ, các trẻ đều có quá trình phát triển ngôn ngữ được cho là bình  
thường. Các vị phụ huynh đều là người Việt và nói tiếng Việt như tiếng  
me đẻ. Các trẻ này đi học tại trường Pháp từ năm 3 tuổi (lớp Mầm) theo hệ  
song ngữ thứ phát Việt-Pháp. Các trẻ cũng được dạy tiếng Anh ở trường,  
nhưng chủ yếu là học bằng tiếng Pháp. Đa số các phụ huynh đều có điều  
kiện kinh tế và chức vụ cao, không có nhiều thời gian để trò chuyện cùng  
trẻ. Ở nhà, các trẻ này thường giao tiếp nhiều hơn với vú nuôi, người làm  
hoặc anh chị em.  
Đa số các trẻ đều gặp khó khăn khi nói, hiểu, đọc và viết tiếng Pháp  
ngay từ năm lớp 1, thậm chí sớm hơn và năm nào cũng có cảnh báo từ phía  
các giáo viên. Các trẻ này đều được thực hiện hồ sơ đánh giá ngôn ngữ 2-4  
năm một lần dựa theo đề nghị của giáo viên. Các trẻ cũng được tham gia  
vào các chương trình phụ đạo cá nhân do trường tổ chức, cử người kèm  
bài tập cho các trẻ này 3 lần/tuần. Có một trẻ trong số đó bị phụ thuộc vào  
màn hình (hơn 3h/ngày trong tuần, hơn 8h/ngày cuối tuần) và không có  
sự giám sát của cha me.  
119  
Đa số các trẻ này đều gặp những thất bại trong học đường: trình độ  
tiếng Pháp kém khiến việc tiếp thu các kiến thức mới và tạo ra những khó  
khăn trong việc hiểu và hoàn thành các môn học đòi hỏi mức độ lĩnh hội  
tiếng Pháp đọc và/hoặc viết rất cao (Toán, Sử-Địa, Khoa học).  
Hồ sơ đánh giá ngôn ngữ cho thấy những khó khăn nghiêm trọng  
trong việc hiểu và diễn đạt từ vựng, cú pháp trong tiếng Pháp nói (kết quả  
ở mức bệnh lý). Các trẻ bù trừ bằng cách sử dụng các từ tiếng Việt hoặc  
tiếng Anh. Những khó khăn này dẫn đến sự thiếu lưu loát trong ngôn ngữ  
nói với những cách diễn đạt khó hiểu, thiếu chính xác.  
Trình độ ngôn ngữ viết tiếng Pháp cũng ở mức bệnh lý. Các trẻ không  
nắm được các quy tắc đọc trong tiếng Pháp, các âm phức tạp, chính tả và  
cú pháp ngữ pháp. Do đó, trẻ không hiểu văn bản bằng tiếng Pháp.  
Một số ví dụ của 3 trẻ khác nhau:  
1. – “il a le fil de chien mais il a laissé tomber, mais il a glissé dans un  
troupeau” (tạm dịch “nó có dây chó nhưng nó đã buông ra, nhưng  
đã luồn vào trong bầy”) thay vì câu đúng phải là /le garçon tient le  
chien en laisse, mais le chien s’échappe; il laisse tomber la laisse, et le  
garçon glisse dans une flaque d’eau/ (tạm dịch “bé trai buộc chó bằng  
dây, nhưng con chó chạy mất; bé trai buông sợi dây xuống và trượt  
ngã vào trong một vũng nước”).  
2. – Trong ví dụ sau, dấu gạch ngang /-/ chỉ một khoảng ngừng, khi đó  
lời nói của trẻ bị ngắt quãng.  
“C’est un-noisette (tạm dịch là “con hạt-dẻ”. Ở đây trẻ muốn tìm từ /  
écureuil/ [con sóc] mà trẻ đã biết nhưng trẻ không thể nhớ ra được  
để kể chuyện cho đúng). Il-joue-et-il cherché les noisettes; il taché dans  
un feuille (tạm dịch “Nó chơi và nó đã tìm hạt dẻ; nó vết trong cái  
lá”, thay vì câu chuyện đúng phải là /L’écureuil a caché les noisettes  
sous une - Con sóc đã dấu nhũng hạt dẻ dưới chiếc lá/). Après quand  
il-vient, il cherche plus son maison, après pleure (tạm dịch “Sau đó khi  
nó - tới, nó không tìm nhà nữa, sau khóc”, trong khi câu chuyện đúng  
phải là /L’écureuil pleure car il ne retrouve plus la cachette des – Con  
sóc khóc vì nó không tìm thấy nơi dấu các hạt dẻ/). Après sa copain-  
pe-tite noisette, il-dit-, un i donne-des-noisettes (tạm dịch “Sau đó bạn  
120  
nó-hạt dẻ-nh-ỏ, nó-nói, một i-cho-hạt-dẻ”, thay vì câu chuyện đúng  
nên là /Con sóc hàng xóm cho nó những hạt dẻ-Sa voisine écureuil lui  
donne des noisettes/).  
3. – “le gasson a prend un … tal… du papier-quèl-quechose, qui est très  
grand pour le, met, devant-derillère…, pour se … plus de nom, je ne  
sais pas comment on dit le mot” (tạm dịch “bé troai có lấy một… kh…  
giấy gì đó, rất là to để l, đặt, trước sao…, để mình… tên gì ta, con  
không biết người ta gọi từ đó như thế nào”) thay vì câu chuyện đúng  
phải là /un garçon prenait une serviette de bain pour se - một cậu bé  
cầm cái khăn tắm để lau khô/.  
Các trẻ này cũng không biết hoặc không giỏi đọc và viết tiếng Việt.  
Trình độ tiếng Việt của các trẻ chỉ ở mức giao tiếp thông thường hằng  
ngày, tức là không tương xứng với mức độ tiếng Việt cần có ở lứa tuổi.  
Hồ sơ đánh giá ngôn ngữ đi đến kết luận rằng, tùy theo từng trường  
hợp với các chẩn đoán F80.1, F80.2, F81.0 hay F81.1, một quá trình theo  
dõi, trị liệu ngôn ngữ là rất cần thiết.  
Đối với các gia đình, các khuyến nghị sau được nêu ra:  
Tăng cường, củng cố việc học tiếng Pháp cho trẻ (phụ đạo, các tiết  
ngoại ngữ tiếng Pháp, xem kịch, đi thư viện,…);  
Duy trì và phát triển việc giao tiếp tiếng Việt ở nhà (sinh hoạt hàng  
ngày, chơi, hoạt động giáo dục), dành nhiều thời gian để trẻ giao tiếp  
với phụ huynh, kèm theo việc đồng hành cùng phụ huynh khi trị liệu  
ngôn ngữ cho trẻ;  
Giảm tần suất tiếp xúc màn hình càng nhiều càng tốt;  
Khuyến khích việc đọc tiếng Pháp và tiếng Việt (đọc chủ động và/  
hoặc bị động, tùy theo mức độ), để phát triển ngôn ngữ nói và hiểu  
biết chung về đời sống.  
Trong tiếng me đẻ (tiếng Việt), các trẻ đều có một trình độ cơ bản,  
đủ để sinh hoạt hàng ngày. Trẻ chưa tiếp cận được mức độ tiếng Việt học  
đường vì đã học trường Pháp từ năm 3 tuổi. Tình trạng thiếu kích thích và  
nghèo nàn của vốn tiếng me đẻ một phần do sự thiếu vắng thường xuyên  
121  
của cha me ở nhà (người làm thuê hay vú em thường có nhiệm vụ coi sóc  
công chuyện gia đình hơn là giáo dục, truyền đạt kiến thức).  
Trẻ cũng không cảm thấy gắn bó với văn hóa Pháp vì trẻ chỉ tiếp cận  
nền văn hóa này thông qua việc học ở trường. Trẻ cũng không có đủ trình  
độ tiếng Pháp học đường, do đó kết quả thường rất kém. Tóm lại, các trẻ  
này có trình tiếng me đẻ lẫn tiếng học đường đều rất hạn chế.  
Các trường hợp lâm sàng trên đây đặt ra vấn đề về sự gắn bó, gắn kết  
về văn hóa và ngôn ngữ mà phụ huynh cung cấp cho trẻ. Việc học ngôn  
ngữ có thể được thực hiện và diễn ra thuận lợi khi trẻ được đồng hành (về  
tình cảm, cùng với gia đình,…) trong khi học, khi trẻ hiểu được ý nghĩa  
của việc học và tỏ ra hứng thú, quan tâm.  
III. CÁC KHUYẾN NGHỊ CHUNG  
eo lý thuyết, can thiệp lên cả hai thứ tiếng thường là phương hướng  
can thiệp tối ưu. Do trẻ song ngữ có rối loạn ngôn ngữ đều có khó khăn  
trong cả hai thứ tiếng. Hai thứ tiếng đều cần phải được hỗ trợ đặc biệt. Tuy  
nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc giáo dục lại trong cả hai thứ tiếng  
hiếm khi khả thi. Ví dụ, nhà trị liệu chỉ có thể nói thành thạo một trong  
hai thứ tiếng hoặc nhà trị liệu hỗ trợ trong môi trường học đường nơi việc  
can thiệp cho chỉ một thứ tiếng là điều được cho phép.  
Nếu việc giáo dục lại diễn ra với chỉ một trong hai thứ tiếng, thứ tiếng  
nào sẽ được ưu tiên? Nếu thứ tiếng nhà trị liệu thành thạo không phải là  
thứ tiếng trội của trẻ song ngữ, việc giáo dục lại sẽ mang lại lợi ích hạn chế,  
dù điều này vẫn cần thiết cho trẻ hơn là không nhận được bất cứ can thiệp  
nào. Việc lĩnh hội thứ tiếng của môi trường học đường chỉ có thể tiến triển  
theo thời gian và nhu cầu cần đạt đến trình độ cao hơn trong thứ tiếng này  
là rõ ràng. Nếu thứ tiếng nhà trị liệu thành thạo cũng là thứ tiếng trội của  
trẻ, việc can thiệp sẽ thuận lợi, nhanh chóng hơn hẳn.  
Can thiệp đơn ngữ có thể mang lại nhiều lợi ích vì trẻ song ngữ cũng  
có khả năng chuyển di một số năng lực trong việc học thứ tiếng này sang  
thứ tiếng kia (nhận thức âm vị, trí nhớ làm việc ngôn ngữ, hiểu biết về  
khái niệm, các chiến lược meta-tâm lý). Do đó, phát triển năng lực trong  
122  
một thứ tiếng cũng góp phần giúp trẻ phát triển năng lực trong thứ tiếng  
còn lại.  
Tuy nhiên, vẫn còn khá ít thông tin giúp khẳng định rằng những khía  
cạnh đặc trưng trong vốn từ vựng hoặc hình thái-cú pháp có liên hệ chặt  
chẽ với nhau. Do đó, việc giáo dục lại tập trung vào các khía cạnh đặc  
trưng này trong một thứ tiếng có chắc chắn sẽ chuyển di sang thứ tiếng kia  
hay không là điều cần được nghiên cứu thêm.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Höhle, B. , Bijeljac-Babic R., & Nazzi, T. (2020). Variability and stability in early  
language acquisition: Comparing monolingual and bilingual infants’  
speech perception and word recognition, in Bilingualism: Language and  
Sanson, C. (2010). Troubles du langage, particularités liées aux situations de  
bilinguisme, in Enfances & Psy, 3(48). https://doi.org/10.3917/ep.048.0045  
Bergeron-Morin, L. (2019). L’accueil des enfants plurilingues et pluriculturels et  
de leur famille en éducation à la petite enfance: enjeux et inspirations. In  
Congrès de l’ACFAS.  
Kehoe, M. (2002). Developing vowel systems as a window to bilingual phonology,  
in International Journal of Bilingualism, 6(3).  
Prévost, P. (2009). e acquisition of French: e development of inflectional  
morphology and syntax in L1 acquisition, bilingualism and L2 acquisition.  
John Benjamins.  
Laloi, A. (2015). L’évaluation du langage oral chez les enfants bilingues au moyen  
d’unebatteriestandardiepourmonolingues,Neuropsychiatriedel’Enfance  
oac.ca/search-results?caslpa_search=bilinguism  
123  
pdf 15 trang baolam 16/05/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Song ngữ - đa ngôn ngữ và các ca lâm sàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfsong_ngu_da_ngon_ngu_va_cac_ca_lam_sang.pdf