Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyễn Thị Phương Nga và đtg  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
84(08): 147 - 153  
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ GIANG  
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ  
Nguyễn Thị Phương Nga1Nguyễn Xuân Trường2*  
1Trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, 2Đại học Thái Nguyên  
TÓM TẮT  
Hà Giang - vùng đất địa đầu tổ quốc có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Hiện nay, du  
lịch đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ tỉnh Hà Giang.  
Tuy nhiên, du lịch Hà Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là  
do điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng được yêu  
cầu và công tác quảng bá, giới thiệu du lịch còn hạn chế. Trong những năm tới, Hà Giang cần có  
những giải pháp quan trọng cho ngành du lịch, đó là phát triển mạnh cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo  
nguồn lao động có chất lượng cao cho du lịch, quảng bá mạnh mẽ tài nguyên du lịch và các sản  
phẩm du lịch đặc trưng, tạo sức hút cho du khách trong và ngoài nước đến với Hà Giang.  
Từ khoá: Hà Giang, du lịch, phát triển du lịch, Du lịch Hà Giang  
MỞ ĐẦU*  
sức quan trọng trong phát triển du lịch của  
tỉnh trong thời gian tới.  
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía  
Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc  
phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng  
và đối ngoại. Phía bắc Hà Giang có đường  
biên giới 277,5 km với Trung Quốc; phía  
đông, tây và nam Hà Giang giáp với các tỉnh  
có tiềm năng du lịch như Cao Bằng, Tuyên  
Quang, Lào Cai, Yên Bái, đây là điều kiện rất  
thuận lợi cho việc phát triển các tuyến du lịch  
liên tỉnh. Hà Giang là một vùng đất có tiềm  
năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển  
du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Cùng  
với đó là lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung  
Quốc và nhiều địa bàn nội địa có tiềm năng  
phát triển du lịch như Lào Cai, Tuyên Quang,  
Bắc Cạn, Cao Bằng… Hà Giang còn có bản  
sắc văn hoá của cộng đồng 22 dân tộc anh  
em, được bảo lưu khá tốt. Vì thế, trên đường  
hội nhập, du lịch Hà Giang có nhiều lợi thế để  
phát triển nhiều loại hình du lịch mà đông đảo  
khách du lịch quốc tế đang hướng tới hiện  
nay, đó là: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du  
lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và du lịch  
cộng đồng…Trong những năm qua, tỉnh đã có  
nhiều nỗ lực nhằm phát triển du lịch, đưa du  
lịch trở thành thế mạnh của Hà Giang. Một  
trong những nỗ lực đó chính là sự tích cực  
chuẩn bị các bước cần thiết để cao nguyên đá  
Đồng Văn được thế giới công nhận là Công  
viên Địa chất toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề hết  
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH  
HÀ GIANG  
Thực trạng phát triển ngành du lịch  
Số lượng và thành phần du khách  
Trong những năm trước đây, do các nguyên  
nhân khác nhau như giao thông khó khăn, cơ  
sở lưu trú chưa đáp ứng được với nhu cầu, du  
lịch tự nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn, công  
tác quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế nên số  
khách đến Hà Giang hầu như không đáng kể.  
Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có  
nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu  
quan, lượng khách du lịch đến với Hà Giang  
ngày một tăng. Năm 2002, chỉ có trên 50.000  
lượt khách, đến năm 2006 đã tăng lên gần  
105.000 lượt khách, trong đó có gần 30.000  
khách Trung Quốc và gần 1.500 khách nước  
ngoài quốc tịch khác. Doanh thu từ du lịch  
tăng từ 31 tỷ đồng năm 2002 lên trên 110 tỷ  
đồng năm 2006.  
Từ năm 2008 đến nay, số lượng khách du lịch  
đến Hà Giang tăng liên tục và khá nhanh.  
Năm 2008, tổng lượt khách là trên 187.000  
lượt người, đến năm 2010 tổng lượt khách là  
trên 300.000 lượt người, tăng là 1,6 lần so với  
năm 2008. Trong đó khách nội địa có tốc độ  
tăng nhanh hơn. Năm 2008, khách nội địa là  
trên 138.000 lượt khách, đến năm 2010 tăng  
lên 250.000 lượt khách, tăng 1,8 lần so với  
năm 2008.  
* Tel:0914765087; Email: truongdhtn2009@gmail.com  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
147  
Nguyễn Thị Phương Nga và đtg  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
84(08): 147 - 153  
Bảng 1. Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2008 - 2010  
Năm  
1. Doanh thu (tỷ đồng)  
2. Khách du lịch (lượt khách)  
Trong đó:  
2008  
155  
187.909  
2009  
202  
250.535  
2010  
320  
300.270  
- Khách nội địa  
- Khách quốc tế  
138.646  
49.445  
200.353  
50.182  
250.000  
47.270  
(Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Giang)  
Khách quốc tế năm 2008 có 49.400 lượt  
khách, đến năm 2010 là trên 47.000 lượt  
khách. Nguyên nhân của việc tăng số lượng  
khách du lịch đến Hà Giang là do trong  
những năm gần đây, việc quảng bá về hình  
ảnh du lịch Hà Giang đã được quan tâm, cơ  
sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở vật chất  
phục vụ du lịch được cải thiện tạo sự thu hút  
đối với khách du lịch, đáp ứng nhu cầu du  
lịch ngày càng đa dạng.  
lịch ba lô” đi du lịch với mục đích tham quan  
vãn cảnh trên cao nguyên đá, du lịch mạo  
hiểm (leo núi, đi xuồng cao su khám phá hẻm  
vực sông Nho Quế), du lịch nghiên cứu  
(khám phá cảnh quan nguyên sinh, thăm thú  
hang động), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp  
sống văn hoá bản địa, văn hóa làng bản, chợ  
vùng cao)… thời gian lưu trú lâu và thường  
đến vào mùa du lịch (thường là mùa khô).  
Ngoài ra, khách du lịch chuyên đề gồm các  
chuyên gia nghiên cứu khoa học về cao  
nguyên đá Đồng Văn, về nét đẹp văn hoá  
truyền thống của đồng bào các dân  
tộc…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn  
và vào bất kể thời gian nào trong năm.  
Khách nội địa đến với Hà Giang có thành  
phần khá đa dạng, gồm học sinh, sinh viên  
trong các trường đại học ở nhiều địa phương  
trong cả nước chiếm tới 40%. Loại khách này  
thường đi theo đoàn với số lượng đông từ 40 -  
50 người, thậm chí có đoàn đông hơn, số  
lượng lên tới hàng trăm người (sinh viên các  
trường đại học đi thực địa), điểm đến chủ yếu  
là các địa danh như cột cờ Lũng Cú, cao  
nguyên đá Đồng Văn. Khách du lịch chuyên  
đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài  
người vào thời gian bất kì trong năm và  
thường lưu lại với thời gian khá dài, đặc biệt  
trong những năm gần đây các nhóm nghiên  
cứu khoa học về cao nguyên đá Đồng Văn.  
Khách tham quan của các cơ quan, tổ chức ở  
các cấp ngành, các địa phương, thường được  
tổ chức theo đoàn với số lượng khoang 20 -  
30 người. Khách du lịch là các nhà lãnh đạo  
Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động trong  
các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo  
chí…Khách du lịch tự do (du lịch lẻ) thường  
đi theo nhóm từ 5 - 10 người, thời gian du  
lịch không có tính quy luật rõ rệt.  
Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú  
của khách du lịch  
Mặc dù du lịch Hà Giang không có mùa rõ  
rệt, các điểm du lịch mở cửa đón khách quanh  
năm song lượng khách thường đông hơn vào  
mùa hè. Khách trong nước thường đi vào mùa  
hè, vào mùa lễ hội (sau Tết). Tuy nhiên, vào  
các mùa khác vẫn rải rác có khách đến  
thăm, nhất là vào các ngày lễ, ngày nghỉ  
cuối tuần. Đối với khách nước ngoài, lượng  
khách thay đổi song cũng tập trung hơn cả  
vào các tháng mùa khô và lạnh (tháng 10,  
11, 12) và ít hơn vào các tháng 5, 6,7 (do  
thời tiết nóng và mưa nhiều).  
Thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn,  
trung bình là 1,7 ngày. Mặc dù Hà Giang cách  
xa Hà Nội khoảng trên 300km, đường giao  
thông lên Hà Giang còn nhiều khó khăn  
nhưng thời gian lưu trú của khách du lịch  
không cao. Khách du lịch thuần tuý đến Hà  
Giang là rất ít, chủ yếu là kết hợp đi buôn  
bán, hoặc kết hợp đi công tác, tranh thủ đi  
tham quan du lịch trong ngày. Sản phẩm du  
Khách quốc tế chiếm thị phần nhỏ, chỉ  
khoảng 10 - 15 % tổng số khách. Khách quốc  
tế đến đây chủ yếu là từ Vân Nam - Trung  
Quốc, tỉnh nằm giáp biên giới Việt Nam,  
ngoài ra khách du lịch là người Châu Âu “Du  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
148  
Nguyễn Thị Phương Nga và đtg  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
84(08): 147 - 153  
lịch và dịch vụ của Hà Giang còn nghèo nàn  
đơn điệu chủ yếu khai thác những cái sẵn có,  
chưa được đầu tư đồng bộ nên chưa tạo được  
những sản phẩm thực sự hấp dẫn khách. Chưa  
nghiên cứu, kết nối được các điểm du lịch hấp  
dẫn thành những chương trình du lịch dài  
ngày, hợp lý có sức hút đối với các công ty lữ  
hành và bản thân khách du lịch.  
cùng với xu hướng phát triển chung của cả  
nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách  
nội địa cũng của cả nước lượng khách quốc tế  
tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi  
nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở  
đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng  
kịp thời nhu cầu khách du lịch. Dịch vụ ăn  
uống ở Hà giang trong những năm gần đây  
cũng đang dần phát triển để đáp ứng nhu cầu  
ẩm thực của khách du lịch. Năm 2010, Hà  
Giang có 59 cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn.  
Tuy nhiên, các món ăn truyền thống, độc đáo  
của địa phương chưa nhiều cùng với lượng  
khách đến Hà Giang tăng giảm bất thường,  
đội ngũ nhân viên phục vụ còn nhiều hạn chế  
đã đặt cho Hà Giang những khó khăn không  
nhỏ cần phải khắc phục, giải quyết.  
Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất  
phục vụ du lịch  
Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các  
nguồn thu do khách du lịch chi trả như doanh  
thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm  
hàng hoá, các dịch vụ khác như vui chơi giải  
trí… Doanh thu du lịch ngày càng tăng, chủ  
yếu là chi phí phòng nghỉ, di chuyển, vé tham  
quan,...các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và  
hàng hoá còn hạn chế.  
Du lịch Hà Giang bước đầu đã giải quyết việc  
làm một số lượng lao động. Ngoài lao động  
có chuyên môn hoạt động trong ngành du  
lịch, còn tạo việc làm cho người lao động  
trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, nghỉ ngơi,  
giải trí, phương tiện đi lại…và đặc biệt du  
lịch cộng đồng góp phần tạo việc làm cho  
người nghèo ở các thôn bản xa xôi.  
Trước năm 2000, doanh thu từ du lịch không  
đáng kể. Trong những năm 1995 - 1997,  
doanh thu đã tăng lên nhưng ở mức rất thấp,  
chỉ khoảng 200 triệu mỗi năm. Giai đoạn  
1998 - 2000, doanh thu dao động trong  
khoảng 25 - 30 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2005-  
2010 doanh thu tăng lên nhanh chóng, năm  
2008 là 155 tỷ đồng, đến 2010 tăng lên 320 tỷ  
đồng. Tốc độ tăng doanh thu của ngành du  
lịch năm 2010 tăng 2,0 lần so với năm 2008.  
Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển  
du lịch cộng đồng, các huyện trong tỉnh đang  
đầu tư xây dựng từ 2-3 làng du lịch cộng  
đồng, các địa phương lập phương án, chỉ đạo  
các ngành chức năng thực hiện, cử cán bộ  
xuống từng thôn, bản khảo sát chi tiết các  
làng bản trên địa bàn để lựa chọn địa điểm  
thích hợp xây dựng làng du lịch cộng đồng.  
Bên cạnh đó, các huyện, thị còn chủ động  
cân đối ngân sách, hỗ trợ cho nhân dân xây  
dựng một số công trình cơ bản theo phương  
châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; Tạo  
điều kiện cho nhân dân vay vốn ưu đãi xây  
dựng các công trình phục vụ nhu cầu khách  
du lịch...  
Hiện nay, cả tỉnh Hà Giang có 78 cơ sở lưu  
trú du lịch với tổng số phòng là 870 phòng  
với 1450 giường. Trong đó có một số khách  
sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoại trừ một số  
khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế  
được trang bị đồng bộ phần lớn các nhà nghỉ,  
cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên nhiều  
phương diện: lượng phòng ít, trang bị không  
đồng bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ  
khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất  
đã trở nên cũ không đáp ứng được nhu cầu  
của khách du lịch. Trong 2 năm trở lại đây,  
Bảng 2. Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2002 - 2010  
Năm  
2002  
2003  
2008  
2010  
Chỉ tiêu  
Tổng số cơ sở lưu trú  
Tổng số phòng  
Tổng số giường  
51  
576  
980  
63  
659  
1125  
69  
753  
1240  
78  
870  
1450  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
149  
Nguyễn Thị Phương Nga và đtg  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
84(08): 147 - 153  
(Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hà Giang)  
Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 25 làng  
văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó 15 làng  
đã được đưa vào khai thác thu hút được khách  
du lịch trong và ngoài nước đến tham quan,  
lưu trú. Một số địa phương đã có sản phẩm  
lưu niệm từ làng nghề thủ công truyền thống  
cung cấp cho thị trường như các sản phẩm  
của Hợp tác xã Dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng  
Tám, huyện Quản Bạ; Sản phẩm mây tre đan  
của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Rượu  
ngô Thanh Vân, Quản Bạ; Rượu Nàng Đôn,  
Hoàng Su Phì; Trang phục của đồng bào các  
dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Dao... được đông  
đảo du khách nước ngoài yêu thích. Ví dụ  
điển hình, làng văn hóa du lịch cộng đồng  
Thôn Tha, xã Phương Độ, thị xã Hà Giang đã  
thu hút hàng năm trên 1500 lượt khách du  
lịch. Nguồn thu nhập ban đầu từ các dịch vụ  
du lịch tuy còn thấp nhưng cũng là nguồn  
động viên, khích lệ để người dân tích cực  
tham gia phát triển du lịch cộng đồng.  
Giang (bao gồm 22 dân tộc như Mông, Tày,  
Dao, Kinh, Nùng, Giáy...).  
- Cụm du lịch nghỉ dưỡng, văn hoá, leo núi  
Đồng Văn - Mèo Vạc  
Từ thị trấn Phó Bảng đến thị trấn Đồng Văn,  
thị trấn Mèo Vạc và kết thúc tại chợ tình  
Khâu Vai. Đây là khu vực cao nguyên đá rất  
đặc biệt ở độ cao từ 1500 - 2000m với các di  
tích tiêu biểu đã được nhà nước xếp hạng còn  
có các điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và độc  
đáo: Cột cờ Lũng Cú, nhà vua Mèo Vương  
Chính Đức (xếp hạng nhà nước), danh thắng  
Mã Phì Lèng, Chợ tình Khâu Vai, cổng trời  
Sà Phìn, di chỉ khảo cổ Hang Phó Bảng, khu  
du lịch sinh thái gắn với thuỷ điện Séo Hồ.  
- Cụm du lịch khảo cổ Bắc Mê: Đây là quần  
thể di chỉ khảo cổ vô cùng độc đáo và quý giá  
ở huyện Bắc Mê. Tại đây đã phát hiện ra các  
di vật minh chứng cho lịch sử tồn tại của  
người Việt cổ từ thời đồ đá cũ cho đến thời  
đại kim khí. Địa hình phong phú, cảnh quan  
tươi đẹp nhiều hang động, sông, suối là cơ sở  
để phát triển một loại hình du lịch vẫn còn rất  
mới tại Việt Nam: du lịch khảo cổ. Các hang  
động đã tìm thấy di chỉ khảo cổ ( hang Nà  
Bếp, hang Thẩm Đụn, hang Thẩm Ninh, hang  
Nà Xỏ, hang Khuổi Nấng... Sản phẩm du lịch  
ở đây khá đa dạng và hấp dẫn như: Trở về cội  
nguồn (thăm quan hang động, thăm quan di  
chỉ, hiện vật); sống trong quá khứ (du khách  
được sống và lao động ở thời tiền sử, dùng  
các phiên bản khảo cổ để lao động); thực tế  
ảo (xem các bộ phim li kỳ hấp dẫn về ngành  
khảo cổ, chụp ảnh với bộ đồ tiền sử, ăn các  
món ăn tiền sử, các cuộc thi vui chơi mang  
âm hưởng của quá khứ); cuộc sống bình yên  
(ngủ một đêm ở bản người Tày - nơi có kho  
tàng văn hoá dân gian phong phú... cùng vô  
vàn các món ăn độc đáo của người Tày).  
Ngoài ra, du khách có thể thăm di tích lịch sử  
Căng Bắc Mê (nhà tù giam giữ các nhà cách  
mạng của thực dân Pháp trước năm 1945).  
Thực trạng tổ chức các tuyến và điểm du  
lịch Hà Giang  
Từ đặc điểm tài nguyên du lịch, Hà Giang đã  
hình thành và phát triển các tuyến và điểm du  
lịch theo 3 cụm du lịch:  
- Cụm du lịch trung tâm: Tuyến du lịch này  
kéo dài từ thị trấn Vị Xuyên (huyện Vị  
Xuyên) qua thị xã Hà Giang đến cửa khẩu  
Thanh Thuỷ. Đây là khu vực tập trung các  
điểm du lịch với mật độ dày đặc:  
+ Di tích LS-VH: Chùa Sùng Khánh, chùa Bình  
Lâm. Di tích lịch sử cách mạng Kỳ Đài (nơi  
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Hà Giang ).  
+ Các khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí:  
Khu núi Cấm - Suối Tiên, động Phương  
Thiện, khu du lịch làng Má, khu du lịch Hồ  
Noong, khu du lịch suối khoảng Quảng  
Ngầm, Khuổi Luông.  
+ Các khu du lịch sinh thái gắn liền với thuỷ  
điện như thuỷ điện Nậm Ma, 302, 304, thuỷ  
điện Việt Lâm.  
- Các tuyến điểm, cụm du lịch khác  
+ Cụm du lịch Việt Quang gồm: Thác Thuý,  
hồ Quang Minh, di tích lịch sử Trọng con,  
cầu Thác Vệ, Tân Trịnh. Sản phẩm du lịch  
chính là du lịch sinh thái, ngoài ra Bắc Quang  
+ Các khu di chỉ khảo cổ: Di chỉ Đồi Thông,  
di chỉ Lò Gạch, hang Tùng Bá.  
+ Khu du lịch văn hoá dân tộc: Dự kiến phát  
triển khu du lịch văn hoá các dân tộc Hà  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
150  
Nguyễn Thị Phương Nga và đtg  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
84(08): 147 - 153  
là huyện nổi tiếng với sản vật phong phú như  
cam Bắc Quang, chè San Tuyết.  
hỗ trợ kinh phí về giảng dạy chuyên môn  
nghiệp vụ du lịch. Xây dựng cơ chế thu hút và  
tuyển dụng nhân tài có nghiệp vụ chuyên môn  
phục vụ cho ngành du lịch, tậo điều kiện tốt  
nhất về cơ chế, chính sách cho người lao động  
công tác trong ngành du lịch. Các thông tin về  
chính sách khuyến khích, ưu đãi phải được tổ  
chức quy mô tại các hội nghị, hội chợ và đăng  
tải liên tục trên các phương tiện thông tin...  
- Cụm Tam Sơn - Quản Bạ: Với danh thắng  
Cổng trời hùng vĩ, hang Tùng Vài, thị trấn  
Tam Sơn và núi đôi Quản Bạ.  
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU  
LỊCH HÀ GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI  
NHẬP QUỐC TẾ  
Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng  
sâu rộng như giai đoạn hiện nay, để phát huy  
tốt tiềm năng, thế mạnh, tạo cơ hội phát triển  
du lịch, có khả năng cạnh tranh đồng thời  
khắc phục được những tồn tại, hạn chế và  
những thách thức đặt ra nhằm đưa ngành du  
lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế quan  
trọng của tỉnh. Trong thời gian tới, du lịch Hà  
Giang cần tập trung triển khai đồng bộ và  
hiệu quả các giải pháp sau:  
- Coi trọng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân  
lực cho ngành du lịch. Nguồn nhân lực có  
trình độ và kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố  
quyết định sự phát triển của hoạt động du  
lịch. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo,  
bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, phối hợp  
giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du  
lịch mở các lớp dạy nghề từ nguồn hỗ trợ của  
ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp của các  
doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ.  
Tăng cường công tác hợp tác quốc tế và đào  
tạo nguồn nhân lực du lịch, ban hành cơ chế,  
chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút lao động  
làm việc trong ngành du lịch.  
- Trước hết là xây dựng hệ thống cơ sở hạ  
tầng, cơ sở lưu trú đáp ứng được yêu cầu của  
khách du lịch. Đây là một giải pháp quan  
trọng để du lịch Hà Giang phát triển mạnh  
trong những năm tới, bởi một trong những lý  
do để số lượng khách du lịch đến Hà Giang  
còn hạn chế là do giao thông còn khó khăn,  
cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ còn nhiều hạn  
chế. Ngoài ra, để phát triển du lịch Hà Giang  
mạnh mẽ cần thu hút, khuyến khích và tạo  
điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp  
luật cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài  
nước đến đầu tư xây dựng đặc biệt là đối với  
dịch vụ còn thiếu và yếu như các cơ sở lưu trú  
du lịch cấp 3 sao trở lên, các nhà hàng sang  
trọng, khu vui chơi giải trí đa năng... như  
miễn hoặc giảm tiền thuê đất xây dựng, đặt  
văn phòng, ưu đãi hoặc giảm về mức thuế thu  
nhập doanh nghiệp, thuế nhập trang thiết bị  
xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hỗ trợ và tư  
vấn các thủ tục pháp lý cần thiết cho doanh  
nghiệp, các thành phần kinh tế, các hộ kinh  
doanh trong lĩnh vực du lịch, hỗ trợ một phần  
kinh phí giải phóng mặt bằng, hệ thống giao  
thông, điện nước, thông tin liên lạc tới các  
điểm đầu tư du lịch, hỗ trợ vay vốn đầu tư du  
lịch, hỗ trợ trong việc đào tạo nghề, chuyên  
môn cho đội ngũ lao động tại địa phương  
tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh,  
- Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm du  
lịch đặc thù của Hà Giang: du lịch sinh thái  
nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch tâm  
linh, du lịch lịch sử văn hóa. Xác định và xây  
dựng các loại hình du lịch trong tuyến để tạo  
sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Tại các  
điểm du lịch cần tạo ra nhiều loại hình dịch  
vụ du lịch, nhằm bổ sung và đáp ứng nhu cầu  
vui chơi giải trí của du khách tạo ra những  
sản phẩm đặc trưng có sự khác biệt để kích  
thích, tăng nhu cầu cho du khách khi mua  
sắm. Đối với các sản phẩm du lịch sinh thái,  
cùng với việc tập trung vào các giá trị tài  
nguyên sẵn có thì cần có những định hướng  
và chính sách phát triển đồng bộ và bền vững.  
Với những sản phẩm du lịch văn hoá - lịch sử  
tâm linh thì tập trung đầu tư, phục hồi tu bổ  
và tôn tạo để bảo tồn phát triển. Đối với du  
lịch cộng đồng cần có những quy hoạch đầu  
tư tập trung, tìm ra những làng du lịch cộng  
đồng thật sự đặc trưng đáp ứng nhu cầu thăm  
quan nghỉ ngơi của du khách.  
- Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến liên  
kết phát triển các sản phẩm du lịch. Tiến hành  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
151  
Nguyễn Thị Phương Nga và đtg  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
84(08): 147 - 153  
xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch giai đoạn  
2011 - 2015 và tầm nhìn xa hơn. Quảng bá  
giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch: sự hùng  
vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn, nét văn hoá  
mang đậm mầu sắc các dân tộc cao nguyên,  
các sản phẩm dệt lanh truyền thống, những  
đặc sản của núi đá cao nguyên,..những sản  
phẩm đa dạng đặc trưng của vùng đất địa đầu  
Tổ quốc. Tuyên truyền, quảng bá hướng sản  
phẩm du lịch tới thị trường nguồn. Tổ chức  
các hội thảo, hội nghị, họp bảo, triển lãm có  
tính định kỳ, thường xuyên để tuyên truyền  
quảng bá về sản phẩm du lịch đặc trưng của  
Hà Giang, thông qua đó để tăng cường sự hợp  
tác kêu gọi đầu tư trong phát triển du lịch.  
Xây dựng và phát triển thương mại điện tử  
cho toàn ngành du lịch. Hoàn thiện và nâng  
cấp trang thông tin điện tử của ngành du lịch.  
Tăng cường quảng bá trên các phương tiện  
thông tin đại chúng, bổ sung phát hành các ấn  
phẩm du lịch, tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch,  
sách, băng đĩa VCD, trang website. Tham gia  
các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để  
giới thiệu về sản phẩm du lịch.  
hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển du  
lịch đồng bộ để du lịch Hà Giang thực sự trở  
thành địa phương có nền du lịch trách nhiệm,  
chia sẻ và bền vững. Một nền du lịch bền  
vững và đậm đà bản sắc, trách nhiệm và chia  
sẻ, đó chính là niềm hy vọng không chỉ đối  
với du lịch Hà Giang mà đó còn là hy vọng  
của du lịch cả nước.  
Hà Giang trong con mắt các chuyên gia du  
lịch cũng như du khách trong và ngoài nước  
đánh giá là mảnh đất đầy hấp dẫn bởi vẻ đẹp  
huyền bí với những sắc mầu đặc trưng của  
vùng cao trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, với  
thiên nhiên hùng vĩ và cao nguyên núi đá  
mênh mông trập trùng, cùng những bản sắc  
truyền thống đặc trưng của 22 dân tộc anh em  
cùng sinh sống trên mảnh đất nơi địa đầu Tổ  
quốc. Những tiềm năng to lớn của du lịch  
vùng cao, cùng sự cố gắng nỗ lực không  
ngừng của các nhà hoạch định chiến lược phát  
triển du lịch luôn có sự đồng thuận tạo điều  
kiện quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền  
địa phương, sự hỗ trợ phối hợp giữa các  
ngành có liên quan đã góp phần dần khắc  
phục những khó khăn, vướng mắc trong quá  
trình hoạt động và nhanh chóng thúc đẩy  
nhanh sự phát triển của Du lịch Hà Giang  
thực hiện từng bước hội nhập cùng phát triển.  
- Xã hội hóa phát triển du lịch, tăng cường  
nhận thức về du lịch, để khẳng định vai trò  
động lực của du lịch trong việc giải quyết  
việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.  
Cần đẩy mạnh tuyên truyền làm chuyển biến  
trong nhận thức tư duy của các cấp, các  
ngành, các thành phần kinh tế và toàn thể  
nhan dân, khuyến khích mọi thành phần kinh  
tế tham gia phát triển du lịch, hỗ trợ tạo điều  
kiện cho phát triển tương xứng với tiềm năng  
và thế mạnh của tỉnh. Tranh thủ sự ủng hộ giúp  
đỡ, phối hợp của các bộ, ngành Trung ương, các  
tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo điều kiện cho  
du lịch Hà Giang phát triển gắn với chiến lược  
phát triển chung của du lịch cả nước.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1]. Sở VH-TT-DL Hà Giang - Báo cáo tổng kết hoạt  
động du lịch năm 2008, phương hướng năm 2009.  
[2]. Sở VH-TT-DL Hà Giang -Báo cáo tổng kết hoạt  
động du lịch năm 2009, phương hướng năm 2010.  
[3]. Sở VH-TT-DL Hà Giang -Báo cáo tổng kết hoạt  
động du lịch năm 2010, phương hướng năm 2011.  
[4]. Bản tin số 2 -2010: Công viên địa chất cao  
nguyên đá Đồng Văn, Ban quản lý công viên địa chất  
cao nguyên đá Đồng Văn, 2010.  
[5]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch Việt  
Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.  
[6]. UBND tỉnh Hà Giang (2002) - Quy hoạch tổng  
thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2002-  
2010 và định hướng 2020.  
- Tăng cường liên kết hợp tác liên tỉnh, liên  
vùng nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên  
sẵn có, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá  
sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch  
liên vùng nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả  
hoạt động du lịch, tạo thương hiệu của sản  
phẩm du lịch đặc trưng của mình.  
[7]. Sở VH-TT-DL Hà Giang -Tổng quan du lịch Hà  
Giang, Tài liệu hội thảo du lịch Hà Giang giai đoạn  
2010-2015,  
[8]. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb  
Giáo dục, Hà Nội.  
KẾT LUẬN  
[9]. Một số trang web:  
Việc phát triển du lịch Hà Giang đang đặt ra  
cho các cấp lãnh đạo địa phương cần phải  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
-
Nguyễn Thị Phương Nga và đtg  
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ  
84(08): 147 - 153  
SUMMARY  
SITUATION AND SOLUTION DEVELOPMENT OF HA GIANG TOURISM IN  
CONDITIONS INTEGRATE INTO THE INTERNATIONAL ECONOMIC  
Nguyen Phuong Nga1, Nguyen Xuan Truong2*  
1Vietbac High school, 2Thai Nguyen University  
Ha Giang provinces - where the country has huge potential for tourism development. Currently,  
tourism plays an important role in the economic structure of Ha Giang. Number of tourists and  
tourism revenues have increased strongly in recent years, Ha Giang facilitate economic  
restructuring. However, the current tourism development of Ha Giang is not commensurate with  
the potential. The main cause is due to conditions of infrastructure, technical facilities for travel  
did not meet the requirements. In coming years, Ha Giang should have an important solution for  
the tourism industry, which is developed tourist infrastructure, train the workforce of high quality  
for tourism and promote strong financial tourism resources and unique tourism products, appealing  
to domestic and foreign tourists to Ha Giang.  
Key words: Hagiang; Tourism; Tourism development, Tourism Hagiang  
* Tel:0914765087; Email: truongdhtn2009@gmail.com  
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
153  
pdf 7 trang Hứa Trọng Đạt 08/01/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_ha_giang_trong_di.pdf