Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 2: Di truyền và nhân giống vật nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chương 2  
DI TRUYỀN VÀ NHÂN GIỐNG  
VẬT NUÔI  
NỘI DUNG  
• Di truyền học  
• Chọn giống vật nuôi  
• Nhân giống vật nuôi  
DI TRUYỀN HỌC  
• Là môn khoa học nghiên cứu  
cách thức các cơ thể sống  
thừa hưởng những đặc tính từ  
tổ tiên của chúng.  
• Nghiên cứu sự di truyền  
cách thức qua đó các tính  
trạng của bố mẹ được truyền  
cho các thế hệ sau.  
Các lĩnh vực của di truyền  
• Di truyền chuyển tiếp  
• Di truyền phân tử  
• Di truyền quần thể  
Di truyền chuyển tiếp  
Xác định các gen ảnh hưởng tới một tính  
trạng nào đó.  
Cách thức qua đó các gen này được  
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác  
hoạc từ từ tế bào này sang tế bào khác.  
Di truyền chuyển tiếp  
Di truyền chất lượng/di truyền Menden  
nghiên cứu các tính trạng biến động một  
cách rời rạc.  
Di truyền số lượng nghiên cứu các tính  
trạng biến động một cách liên tục và các  
cơ chế đằng sau chúng.  
Có thể coi như là một sự phát triển mở rộng của di  
truyền Menden mà ở đó tác động cộng gộp của nhiều  
gen dã dẫn tới giá trị kiểu hình của tính trạng phân phối  
liên tục.  
Di truyền phân tử  
• Nghiên cứu cấu trúc và  
chức năng của gen, VD  
thành phần hóa học của  
gen  
• Và sự biểu hiện của chúng  
trong việc xác định cấu  
trúc của protein, thành  
phần cấu trúc quan trọng  
nhất của tế bào.  
Di truyền quần thể  
• Nghiên cứu về đặc điểm  
phân bố của các gen  
trong quần thể sinh vật  
• Và sự thay đổi cấu trúc  
gen của các quần thể.  
Hệ gen và kiểu gen  
• Tập hợp toàn bộ vật chất di truyền của  
một tế bào hay một cơ thể sống được  
gọi là hệ gen (genome).  
• Phiên bản cụ thể của hệ gen mà một  
cá thể mang được gọi là kiểu gen, đó là  
tập hợp của các gen.  
• Một gen được định nghĩa là một đơn vị  
nhỏ nhất của sự di truyền  
Tế bào và nhiễm sắc thể  
• Tất cả các loại động vật đều được cấu  
tạo từ các đơn vị cấu trúc nhỏ gọi là tế  
bào.  
• Các thành phần chính của tế bào là  
nhân, tế bào chất và màng.  
• Nhân tế bào có chứa các nhiễm sắc  
thể.  
• Mỗi loài vật sở hữu một bộ nhiễm sắc  
thể với số lượng đặc thù cho loài đó.  
• Nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp ở  
tất cả các tế bào, ngoại trừ tinh trùng và  
tế bào trứng.  
Nhiễm sắc thể và gen  
• Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân  
tử hóa học dài gọi là DNA (phân tử  
axit deoxyribonucleic)  
Một gen là một đoạn cấu trúc của  
sợi DNA.  
• Nó mang thông tin được mã hóa  
dưới dạng trình tự của các  
nucleotid (đơn vị hóa học)  
Gen và kiểu gen  
Trình tự của hầu hết các gen sẽ quy định cho trình tự  
của các amino axit đặc thù của các phân tử protein.  
Protein quyết định biểu hiện kiểu hình của một tính  
trạng.  
• Các gen có thể biểu hiện thành kiểu hình thông qua  
một trong hai cách: tác động cộng gộp hoặc riêng rẽ  
Gen và alen  
• Các dạng khác nhau của một gen được gọi là  
alen.  
• Ví dụ ở cây đậu Hà lan: Y là alen cho kiểu hình  
hạt vàng và y là alen cho kiểu hình hạt xanh.  
• Động vật và thực vật mang một cặp của mỗi gen,  
do đó mỗi cây đỗ có thể có kiểu gen YY, Yy hay yy.  
• Vì alen Y là alen trội (viết hoa) nên cá thể có kiểu  
gen Yy sẽ có kiểu hình màu vàng.  
Gen trội và gen lặn  
• Gen trội là gen mà lấn át ảnh  
hưởng của gen khác trong cặp.  
• Gen lặn là gen bị lấn át bởi gen  
trội  
Trội không hoàn toàn  
• Là khi một gen không lấn át hoàn toàn ảnh hưởng  
của gen khác trong một cặp gen và dẫn tới kết quả  
là sự biểu hiện kết hợp hai tính trạng  
• Ví dụ: màu lang ở bò hay nga:  
RR x WW = RW  
Đỏ x trắng = Lang trắng đỏ  
lang lẫn lộn giữa lông màu trắng và đỏ  
Đồng hợp tử và dị hợp tử  
Đồng hợp tử: một cá thể có hai alen giống nhau  
tại một locus trên nhiễm sắc thể  
Dị hợp tử: một cá thể có hai alen khác nhau tại  
một locus trên nhiễm sắc thể  
ALen  
B – quy đnh mt nâu  
b - quy đnh mt xanh  
VD:  
Kiu gen  
B B  
B b  
b b  
Đng hp tDhp tĐng hp tử  
Kiu hình  
Mt nâu  
Mt nâu  
Mt xanh  
Kiểu gen và kiểu hình  
Kiểu gen: kiểu gen (bộ alen) của một con vật  
hay một tính trạng nhất định được ký hiệu bằng  
các chữ cái.  
VD: PP, AA, Pp, Aa, aa  
Kiểu hình: diện mạo, đặc điểm của một  
đặc tính nào đó được diễn tả bằng từ.  
VD: có sừng hoặc không có sừng  
Xác định giới tính  
Các nhiễm sắc thể giới  
tính:  
• Động vật có vú:  
– Con đực: XY  
– Con cái: XX  
• Gia cầm:  
– Con cái: ZW  
– Con đực: ZZ  
Tính trạng liên kết với giới tính  
• Là các tính trạng được quy định bởi các  
gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính  
Vd: tính trạng mù màu xanh và đỏ  
2:25 ở con đực  
1:150 ở con cái  
Đột biến  
• Khi một tính trạng mới không có ở bố hay mẹ  
VD: giống bò Hereford không sừng mới, được  
tạo ra từ lai hai giống bò có sừng  
• Nguyên nhân: trình tự của DNA bị thay đổi  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 53 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 2: Di truyền và nhân giống vật nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_chan_nuoi_chuong_2_di_truyen_va_nhan_gion.pdf