Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 4: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chương 4  
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN  
CHĂN NUÔI  
NỘI DUNG  
Dinh dưỡng và thành phần của thức ăn  
Nhu cầu các chất dinh dưỡng  
Các loại thức ăn  
Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn  
Sự tiêu hóa và trao đổi chất  
Dinh dưỡng động vật  
Nghiên cứu về:  
- thức ăn nuôi dưỡng cơ thể  
con vật như thế nào?  
- thức ăn có ảnh hưởng như  
thế nào đến sức khỏe con  
vật?  
Tại sao dinh dưỡng quan trọng?  
Dinh dưỡng giúp cho con vật Khỏe mạnh  
Dinh dưỡng tốt có thể giúp phòng và chống rất  
nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, sinh sản  
và sản xuất của con vật.  
Dinh dưỡng kém có thể dẫn tới:  
Sinh sản kém  
Sinh trưởng kém  
Năng suất thấp  
Sức khỏe kém  
Nuôi dưỡng quá mức có thể dẫn tới chi phí thức  
ăn cao hơn.  
Thức ăn và các chất dinh dưỡng  
Con vật cần các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho  
các hoạt động duy trì cơ thể và cho sản xuất.  
Sáu nhóm chất dinh dưỡng chính con vật cần:  
Nước  
Protein  
Carbohydrate  
Lipit  
Vitamin  
Khoáng  
Phải được lấy từ thức ăn  
Thành phần của thức ăn  
Nước  
Vật chất khô:  
Chất hữu cơ:  
Carbohydrate  
Lipit  
Protein  
Vitamin  
Khoáng  
Thức ăn  
Vật chất khô  
Nước  
Khoáng  
Chất hữu cơ  
Khoáng đa lượng  
Carbohydrate  
Protein  
Khoáng vi lượng  
Lipit  
Vitamin  
Nước  
- Cấu tạo lên tất cả các dịch thể trong  
cơ thể con vật  
• Cần thiết cho quá trình di chuyển  
thức ăn trong đường tiêu hóa và  
thủy phân các chất dinh dưỡng  
• Giúp cho con vật điều hòa thân  
nhiệt.  
- Giúp tế bào duy trì được hình dạng  
- Giúp đẩy các chất cặn bã và các  
Nhu cầu nước cao hơn với:  
- Gia súc làm việc trong  
điều kiện nóng  
- Gia súc tiết sữa  
- Gia súc trong giai đoạn  
cho con bú  
chất độc khỏi cơ thể.  
- Nước vào cơ thể con vật qua thức  
ăn và nước uống  
Protein  
• Là sản phẩm của sự trùng hợp các amino axit.  
Amino axit cấu tạo nên cơ, da, lông, xương,  
enzyme, hocmon và các mô trong cơ thể.  
Protein có thể chiếm tới 15-16% trong khẩu phần  
ăn của con vật  
• Là thành phần đắt nhất trong một khẩu phần.  
Carbohydrate  
Carbohydrate là các hợp chất cấu tạo từ cacbon,  
hydro oxy (CHO).  
Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột,  
xenlullose hemixenllulose.  
Carbohydrate có nhiều trong thực vật (các loại  
ngũ cốc, các loại cỏ, …).  
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho  
con vật.  
Lipit  
Lipit là một nhóm các chất hữu cơ mà có hàm lượng  
năng lượng cao gấp 2,25 lần hàm lượng năng lượng  
của carbohydrate.  
Các nguồn:  
Dầu (dầu đậu nành, dầu ngô, dầu cá)  
Phụ phẩm từ con vật (mỡ)  
Chức năng:  
Cung cấp năng lượng (dự trữ nhiều năng lượng hơn  
CHO)  
Là nguồn nhiệt, cách nhiệt, bảo vệ cơ thể (đệm)  
Cung cấp các axit béo không thay thế  
Khoáng  
• Là nhóm các chất dinh dưỡng duy nhất có bản  
chất là các chất vô .  
• Chiếm khoảng 3-5% cơ thể.  
• Chức năng: Cấu tạo xương, tổng hợp protein,  
vận chuyển oxy, cân bằng dịch thể và cân bằng  
axit bazơ trong cơ thể, phản ứng có xúc tác của  
enzym và là thành phần của các sản phẩm (vỏ  
trứng và khoáng trong sữa).  
Khoáng  
Các loại khoáng được chia làm hai nhóm chính:  
Khoáng đa lượng:  
Khoáng vi lượng:  
Ca  
Cl  
Mg  
P  
Co  
Cu  
F  
Fe  
I  
K  
Na  
S  
Mn  
Mo  
Se  
Zn  
Vitamin  
Được sử dụng với những lượng rất nhỏ nhưng  
rất cần thiết cho sự sống.  
Cho các quá trình bình thường của cơ thể như  
sinh trưởng, sản xuất và sinh sản.  
Quan trọng trong việc tăng cường khả năng  
chống stress, kháng bệnh và duy trì sức khỏe  
của con vật.  
16 loại vitamin được biết đến và được  
nhóm thành các loại vitamin A, B, C, D, E, K,  
Thiếu hay thừa vitamin đều dẫn tới bệnh  
Nhu cầu dinh dưỡng  
Protein  
Carbohydrate  
s
• Nước  
• Năng lượng  
Protein  
N
NPN  
Vi sinh vt  
Khoáng  
• Khoáng  
Vitamin  
Năng lượng Protein  
Nhu cầu các chất dinh dưỡng  
nhu cầu hàng ngày mỗi chất dinh dưỡng cho mỗi  
loài động vật ở các giai đoạn sống hoặc sản xuất  
nhất định.  
Gồm nhu cầu các chất dinh dưỡng cho:  
Duy trì  
Sản xuất:  
Sinh trưởng  
Sinh sản  
Sản xuất (thịt, trứng…)  
Làm việc  
Nhu cầu duy trì  
• Các chất dinh dưỡng được cơ thể sử dụng ưu  
tiên đầu tiên cho duy trì sự sống  
• Năng lượng cần cho hoạt động chức năng hệ  
tuần hoàn, hô hấp, và các quá trình thiết yếu  
khác của cơ thhay các quá trình trao đổi cơ  
bản.  
• Năng lượng cần cho duy trì thân nhiệt.  
Protein, vitamin, khoáng và các axit béo cần để  
thay thế các thành phần bị mất đi trong quá trình  
trao đổi chất tự nhiên.  
• Khoảng ½ lượng chất dinh dưỡng trong khẩu  
phần là cần cho nhu cầu duy trì.  
Nhu cầu sinh trưởng  
• Các chất dinh dưỡng chỉ được  
sử dụng cho sinh trưởng sau  
khi đã đáp ứng đủ nhu cầu  
cho duy trì.  
• Quá trình sinh trưởng giúp con  
vật lớn lên.  
• Tốc độ sinh trưởng của những  
con vật khung lớn thường cao  
hơn tốc độ sinh trưởng của  
con vật khung nhỏ.  
Nhu cầu vỗ béo  
• Các chất dinh dưỡng không được  
sử dụng cho duy trì hay sinh trưởng  
có thể được dung cho tích lũy mỡ.  
• Mỡ được tích lũy ở các mô trong cơ  
thể.  
• Vỗ béo bò là nuôi dưỡng bò để đạt  
được lượng mỡ tích lũy trong cơ  
phù hợp nhưng không quá nhiều.  
• Các loại thức ăn giàu carbohydrate  
lipit thường được dùng trong  
khẩu phần vỗ béo.  
Nhu cầu tạo sản phẩm  
• Bò, lợn, ngựa, cừu và dê đều sản  
xuất sữa để nuôi con non.  
• Bò và dê sữa còn sản xuất sữa  
cho con người sử dụng.  
• Gia cầm sản xuất trứng.  
• Dê và cừu cho lông.  
• Tất cả các loại sản phẩm động  
vật này đều cần các chất sinh  
dưỡng. Nhu cầu từng loại chất  
dinh dưỡng phụ thuôc vào sản  
phẩm được tạo ra.  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 41 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 4: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhap_mon_chan_nuoi_chuong_4_dinh_duong_va_thuc_an.pdf