Biểu tượng Tengu trong truyện ngắn Cái mũi của Akutagawa Ryunosuke

HNUE JOURNAL OF SCIENCE  
DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0021  
Social Sciences, 2021, Volume 66, Issue 2, pp. 21-28  
BIỂU TƯỢNG TENGU TRONG TRUYN NGN CÁI MŨI  
CA AKUTAGAWA RYUNOSUKE  
THoàng Minh  
Khoa Tiu hc Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư  
Tóm tt. Cái mũi (Hana) ca Akutagawa Ryunosuke là mt câu chuyn hp dẫn và để li  
nhng ấn tượng mnh mẽ cho ngưi tiếp nhận. Đưc cho là ly cm hng tTruyn bây giờ  
đã xưa ca Nht Bn, ảnh hưng tCái mũi của N. Gogol (Văn học Nga), bng ngòi bút sc  
bén ca mình, tác giả đã “giải phẫu” các hiện tượng tn tại đầy ry trong xã hi ông sng.  
Trong quá trình nghiên cu, chúng tôi nhn thy biểu tượng Tengu ca nghthut truyn  
thng Nht Bn thp thoáng trong hình hài và quá trình vận động tâm lí ca nhân vt chính  
truyn ngn này.  
Tkhóa: Akutagawa Ryunosuke, Tengu, nhân vt chính, hình hài, tâm lí.  
1. Mở đầu  
Akutagawa Ryunosuke (1892-1927) xut hiện trên văn đàn Nhật Bản như một hiện tượng  
hiếm có. Ông được coi là “Cha đẻ ca truyn ngn Nht Bản” [1,2], và “tuy chỉ sng mt cuc  
đời 35 năm ngắn ngủi nhưng Akutagawa Ryunosuke đã kịp để li gần ba trăm tác phẩm trong số  
đó có nhiều kit tác như Cái mũi, Lã Sinh môn, Địa ngc, Trong rng trúc…” [1, 7]. Dch giả  
Phong Vũ nhận định, ông là mt trong nhng hiện tượng văn học phc tp, mâu thun, song li  
hết sc hp dẫn trong văn học Nht Bản đầu thế kXX. Ông ni tiếng trong làng văn với tài năng  
khai thác các đề tài xut hin trong các tác phẩm văn học cổ điển ca Nht và các quc gia khác  
nhưng lại được trình bày dưới hình thc hiện đại. Truyn ngn Cái mũi (Hana) là mt tác phm  
như vậy. Ngay sau khi Cái mũi được công bố, nhà văn Natsume Soseki đã nhận xét: “Cứ viết cho  
được vài chục bài như vậy đi, tên tuổi con người này sly lng ngay trong giới văn học” [2].  
Trên thc tế, ngay sau khi xut bn, Cái mũi đã tạo tiếng vang lớn trong văn nghiệp ca  
Akutagawa. Đây cũng là một trong nhng kit tác của ông vượt ra ngoài khuôn khNht Bn,  
tác phẩm được dch ra nhiu ngôn ngữ và được tiếp nhn rt nhiu quc gia.  
Ti Vit Nam, theo chia snhà nghiên cu Nht Chiêu, Akutagawa cùng vi Yasunari  
Kawabata và Mishima Yukio là ba nhà văn Nhật Bản đến với độc giViệt Nam đầu tiên. Trong  
đó, Akutagawa là người đến sm nht, khong thp niên 60 ca thế kXX. Tbn dịch đầu tiên:  
Truyn một người đãng trí (1966) [dn theo 3], Trong rng trúc (1989), Tuyn tp truyn ngn,  
Hc chiu (1999), Tuyn tp truyn ngn Akutagawa (2000), Trinh tiết (2006)… và gần đây nhất  
Cuộc đời mt kngc (2019), đến nay Akutagawa đã trở thành cái tên quen thuộc trong đời  
sống văn học Vit Nam.  
Ngoài vic tiếp nhn các tác phm ca Akutagawa Ryunosuke qua dch thut tngun xut  
bn chính thng và không chính thng tcác trang mng xã hi, Akutagawa Ryunosuke còn được  
các nhà nghiên cu, phê bình Việt Nam đề cp ti trong nhiu công trình, bài viết. Tên tui, sự  
Ngày nhn bài: 2/4/2021. Ngày sa bài: 24/4/2021. Ngày nhận đăng: 4/5/2021.  
Tác giliên h: THoàng Minh. Địa che-mail: thminh@hluv.edu.vn  
21  
THoàng Minh  
nghiệp sáng tác, vai trò tiên phong trong văn học Nht Bn thế kXX, nhng du n, ảnh hưởng  
của ông đối với văn học Nht Bản nói riêng và văn học thế gii nói chung, những đặc sc vni  
dung và nghthut trong các tác phm của ông… được đề cp trong các công trình: Tng quan  
lch sử văn học Nht Bn (Nguyn Nam Trân) [4], Nhà văn Nhật Bn thế kXX (Đào Thị Thu  
Hng) [5], và các bài viết Tính đa nghĩa ở tác phm Trong rng trúcca Akutagawa [6],  
Nghiên cu và ging dạy văn học Nht Bn Việt Nam trong hai mươi năm đầu thế kXXI (Đào  
ThThu Hng) [7], Stiếp nhận văn hc Nht Bn Vit Nam tnhng thp niên cui thế kXX  
đến những năm đầu thế kXXI - Nhìn từ phương diện dch thut và nghiên cu (Hà Văn Lưỡng)  
[8], Từ con người đánh mất nhân hình đến con người đánh mất nhân tính trong truyn ngn  
Akutagawa (Đỗ ThMLi) [9], Nhng cách tân nghthuật theo hướng hiện đại hóa trong  
truyn ngn ca Ryunosuke Akutagawa (Hoàng ThXuân Vinh) [10], Tiếp nhận văn học Nht  
Bn ti Vit Nam (Nguyn ThMai Liên) [11]…  
Cái mũi là mt trong nhng truyn ngắn được nhiu nhà nghiên cu, phê bình Vit Nam  
quan tâm, chú ý. Tác giả Đỗ ThMLi khi nhn xét vCái mũi có viết: “Tuyệt nhiên không có  
mt chi tiết nào để người đọc hình dung vdin mạo nhà sư ngoại trduy nhất cái mũi được miêu  
tả như tâm điểm thu hút schú ý... Xung quanh cái mũi kì quái có bao nhiêu chuyện bi hài. Cái  
mũi kì quặc y ckhiến sư mất ăn mất ng, dn vt, lo lng, rầu rĩ không nguôi để rồi đi đến  
quyết đnh táo bo là sửa mũi dù phải chịu đau đớn và xu h[9, 10].  
Trong bài viết Khi cái đẹp tuyệt đối ngtrên thân xác phù du, tác giHoàng Long nhn xét:  
“Cái mũi dài của sư Thiền Trí là nguồn cơn của nhng dn vặt nhưng cũng là niềm an i cho mt  
kiếp người [1, 8]. Nhóm dch giPhm Bích – Đỗ Nguyên - những người dch tp truyn ngn  
Cuộc đời mt kngc viết vCái mũi: “Truyện mang đề tài tâm lí, châm biếm nhnhàng tính phù  
phiếm, vkcủa loài người: ghen tvi hạnh phúc và cười trên nỗi đau của người khác” [1, 48]…  
Tác giHoàng Thị Xuân Vinh đưa ra cái nhìn so sánh: “Hòa lẫn trong nhiu giọng điệu,  
giọng điệu giu nhi ca Akutagawa vn là mt dòng chảy âm thanh độc đáo trong mạch ngm  
văn bản đa âm kết hp vi nghthut nghch dto nên mt không gian kì o, mt thế gii kì  
cc, dị thường, khôi hài mà bi đát… Chỉ có điều, tác phm ca Akutagawa không chmang  
cm hng phê phán. Nó còn n cha mt triết lí nhân sinh sâu xa đầy nhân ái về cái “bản lai  
din mục”, cái bản ngã an nhiên tti của con người” [10] và khẳng định “Akutagawa không  
chtái sdng cht liu kì o trong vn cổ phương Đông (Tu tiên, Đỗ TXuân) mà còn ly từ  
ngun kì ảo phương Tây (Cái mũi, Kappa, Sợi tơ nhện...) mà còn to ra cái kì o phá vỡ, đi  
xuyên sut không gian thi gian ni dài tquá khứ đến hin ti, vừa dùng “cố sự” vừa sáng to  
“tân biên” [10]…  
Nhìn chung, các tác giả đã chỉ ra nhng giá trni dung và tính giu nhi, nghch d, hài hước  
đen, cái o, mờ hóa… là những đặc sc vnghthut ca truyn ngn này. Trong quá trình  
nghiên cu, chúng tôi nhn thy biểu tượng Tengu trong truyn ngn Cái mũi là mt vấn đề thú  
vị mà chưa có công trình nào đề cp ti. Trong gii hn bài viết, chúng tôi bước đầu phân tích ý  
nghĩa biểu tượng này qua nghthut xây dng nhân vật Thượng ta Zenchi.  
2. Nội dung nghiên cứu  
2.1. Tengu – mẫu gốc ở Nhật bản  
Trong nghthut truyn thng Nht Bn, Tengu (Thiên cẩu) được miêu tả như một sinh vt  
huyn thoi hình người vi mchim dài, có cánh và móng vut và là ác thn, mang li chiến  
tranh, điềm d, chuyên cám dỗ người tu hành hay bt cóc trẻ con…  
Vi dáng hình kì lạ “Mặt đỏ, mày chau, cùng chiếc mũi dài quá cỡ…”, Tengu từng được coi  
là nhân vt na thn, na quvà trú ngụ nơi núi cao.  
22  
Biểu tượng Tengu trong truyn ngn Cái mũi ca Akutagawa Ryunosuke  
Trong mt scâu chuyện khác, Tengu được miêu tlà hn ma xNht bgiam giữ nơi  
dương gian do theo đạo Phật nhưng tạo nghiệp chướng nên không đến được thiên đường và cũng  
không thxuống địa ngc.  
Hình 1. To hình Tengu  
Ảnh: Sưu tầm  
Hình 2. Mt nThiên cu trên núi Tengu –  
Nht Bn. nh: Sưu tầm  
Có rt nhiu huyn thoi vnhân vt này, tùy theo tng thời đại và tng vùng min khác  
nhau mà Tengu có nhng hình hài khác nhau, duy chỉ có cái mũi dài là đặc điểm không thay đổi.  
Sau này hình nh Tengu dần được nhân cách hóa qua hình dáng một đạo sĩ hoặc mt thy tu  
khhnh vi chiếc mũi dài và khuôn mặt đỏ. Đặc bit, ý nghĩa vnhân vật này cũng không còn  
đáng sợ như trong truyền thuyết. Đến ngày nay, Nht Bản người ta vẫn thường nhìn thy  
nhng chiếc mt nTengu các cửa hàng lưu niệm và những khu thăm viếng Tengu khp  
đất nước mt tri mc.  
Cái Mũi cũng giống Mt, Tai, Miệng… và các giác quan khác được sdụng để xây dng  
chân dung nhân vật. Trong văn chương chúng ta đã gặp “mũi hổ”, “mũi hùm”, “mũi gồ lên như  
núi”… được sdụng để miêu tcác nhân vt anh hùng, xut chúng trong nhân gian. Vy chiếc  
mũi với to hình dài kì dị mang ý nghĩa như thế nào? Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế gii,  
“Ở Nht Bản, người ta cho là nhng kẻ kiêu căng và những kẻ hay khoe khoang có cái mũi rất  
dài và hgọi là Tengu.” [12, 606].  
Như vậy, qua định nghĩa, mẫu gốc cũng như các dị bn viết vTengu có ththấy đây là một  
biểu tượng đa nghĩa. Đi tìm các biểu hin, ý nghĩa của biểu tượng này giúp chúng ta khám phá  
thế gii tinh thn ngm n bên trong nhân vt, nhn thức rõ hơn thông điệp được tác gigi gm  
trong tác phm. Lẽ dĩ nhiên biểu tượng xut hin trong tác phẩm văn học không thhoàn toàn  
trùng khít vi mu gốc mà được cu to li thông qua nghthut ngôn từ. Để “giải mã” được  
những ý nghĩa của biểu tượng người đọc cn phi tht sthâm nhập vào văn bản, hóa thân thành  
nhân vật để đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp.  
23  
THoàng Minh  
2.2. Biểu tượng Tengu trong truyện ngắn Cái mũi  
2.2.1. Tengu trong hình hài thày tu  
Truyn mở đầu trc tiếp: “Nói đến cái mũi của Thượng ta Zenchi Ike no O không ai là  
không biết. Nó dài năm, sáu thốn. Hình dáng cái mũi từ trên xuống dưới chỗ nào cũng to bè chẳng  
khác nào khúc lp xưởng thuôn dài treo lng lng gia mặt” [1, 37]. To hình kì dcủa cái mũi  
đang ngự trên khuôn mt ca mt vị Thượng ta cao quý, uy nghiêm làm người đọc bật cưi trong  
thng tht.  
Thượng tọa Zenchi được gii thiệu “đã quá ngũ tuần, đi tu từ tha nh, leo lên đến chc pháp  
sư cung phụng ở đạo đường trong cung” [1, 37] nhưng nổi tiếng khp vùng bởi có cái mũi đặc  
bit. Với hình dáng khác thường, cái mũi làm chủ nhân vt v, khskhông thể ăn một mình vì  
khi cúi xuống chóp mũi sẽ chạm đến cơm trong bát. Mỗi khi ăn, ngài phải có đệ tphc vsut  
ba, dùng mt tm ván rng mt thốn, dài hai thước nâng mũi lên giúp. Có những lúc đệ tvô  
tình hắt hơi bị run tay thì cái mũi rơi thẳng vào bát cháo.  
Điều kì lạ là trong khi người dân vùng Ike no O hãnh din và cho rằng Thượng ta chc chn  
không phi là một Thượng ta dung tục vì cái mũi ấy ngài skhông ly vthì chnhân ca chiếc  
mũi luôn “muộn phiền vì cái mũi… mặt thẹn đỏ coi chng hp vi tuổi đã cao của mình” [1, 38].  
Nhng mun phin khiến ngài thường mâm mê cái chop mũi lủng lng, và có lẽ thói quen đó  
khiến cái mũi ngày càng dài thêm.  
Thượng ta tri qua rt nhiu thnghiệm để biến mũi dài thành mũi ngắn, trong đó có những  
phương pháp đặc biệt đớn đau như luộc chín mũi trong nước sôi hai ln rồi cho người khác dùng  
sc gim đạp tht mnh lên cái mũi vừa luc và dùng nhíp gp tng cc mtừ cái mũi ra để cái  
mũi ngắn li. Tuy nhiên, nhng cảm xúc sung sướng, mãn nguyện sau hơn bốn mươi năm loay  
hoay vi mong muốn có được cái mũi ngắn như bao người khác kéo dài chng được tày gang, kết  
thúc câu chuyn, chiếc mũi dài kì quái ban đầu li xut hin trlại, đung đưa trên mặt Thượng  
ta Zenchi.  
Xây dng nhân vt chính thông qua một đặc điểm vngoại hình là phương pháp được nhiu  
tác gisdng trong sáng tác văn học. Vi Akutagawa, khc ha nhân vật chính dưới hình hài  
mt thày tu có chiếc mũi dài kì dị khiến người đọc liên tưởng đến biểu tượng Tengu ca Nht  
Bn. Thông qua cái oái oăm về din mạo để nhân vt tbc ltính cách, bn cht ca mình và  
làm ni bt chủ đề ca tác phm. Đó chính là thành công ca mt tác phm có dung lượng siêu  
ngắn nhưng ẩn cha nhng giá trni dung xng tm thời đại.  
2.2.2. Tengu trong tính cách, sự vận động tâm lí thày tu  
Trong mu gốc, Tengu được cho là người theo đạo Phật nhưng lại to nhiu nghiệp chướng  
nên bgiam cầm nơi dương gian vì không thể lên thiên đàng hay xuống địa ngục… là những kẻ  
dối trá, kiêu căng, tự ph, rt dni nóng khi bxúc phạm… Khi tìm hiểu Thượng ta Zenchi  
chúng ta có thnhìn thy rt rõ những đặc điểm trên qua svận đng tâm lí và tính cách ca nhân  
vật này. Trong đó, sdi trá, gito được bc lrõ nht.  
Là một người tu hành tnhỏ, được ct nhc lên ti chức Thượng ta Zenchi thuc tng lp  
“trên” và chắc chn có uy tín, quyn lc và nhng ảnh hưởng không nhti cộng đồng, xã hi.  
Là người có kinh nghim trong gii, có chc sắc, không quan tâm đến việc hôn nhân, thường  
xuyên tchc giảng kinh cho tăng lữ ti ngôi chùa ca mình... đó là những gì mà dân vùng Ike  
no O và tng lớp tăng lữ vn nhìn nhận và ngưỡng mộ Thượng ta mặc cho hơn bốn mươi năm  
nay, lúc nào gia mặt ngài lúc cũng lủng lẳng cái mũi dài như cục lạp xưởng.  
Tuy nhiên, “ngoài mặt ngài vn tra chẳng quan tâm gì. Ngài nghĩ thân là một tăng ni cả  
đời mt lòng hướng vmin cc lc, lo lắng cái mũi thì chẳng hay”. Cái mà ngài lo lng nht là  
“để cho người đời biết chuyn bản thân lo nghĩ cho cái mũi của mình” [1, 37]. Hàng ngày, hàng  
gitrong rt nhiều năm, ngài bỏ công sc tìm hiu, quan sát tt cnhững người đến chùa nghe  
24  
Biểu tượng Tengu trong truyn ngn Cái mũi ca Akutagawa Ryunosuke  
giảng đạo, những người ngài tiếp xúc và chỉ nhìn “chằm chằm” vào khuôn mặt họ để xem có ai  
có cái mũi giống mình không.  
Không tìm được đồng minh, ngài tìm mọi cách để thay đổi thc ti là thnghim các cách  
để thu ngắn mũi: sắc quả dưa núi uống, bôi nước tiu chuột lên mũi… thậm chí là luộc mũi trong  
nước sôi. Dù rt háo hc thnghiệm các phương pháp mới nhưng bề ngoài vn tra thờ ơ, không  
chút bận tâm đến cái mũi, tỏ vái ngi vi việc đtphi hu hạ nâng mũi mỗi bữa ăn nhưng lại  
đợi chờ đệ tkhuyên nhnhit tình vvic áp dng cách làm ngắn mũi lại. Khi bluộc chín mũi,  
mc cho nóng rát, nga ngáy và bị đệ tco giò gim đạp túi bụi lên cái mũi còn đang bốc hơi  
nghi ngút, Thượng ta không thấy đau đớn mà còn “sướng sướng”. Ngài nhn nại để đồ đệ dùng  
nhíp gp tng cc mdài bn phân ra khỏi cái mũi, ngài ngoan ngoãn nghe theo đệ tthc hin  
ln luộc mũi thứ 2… cho đến khi ngài có cái mũi vồng bình thường như những người khác.  
Không giu nổi sung sướng khi có tìm đưc hình dạng cái mũi như mong muốn, ngài thường  
“dè dặt nhìn vào chiếc gương, chớp mt mãn nguyn. Ngài hi hp lo lng sợ cái mũi liệu có dài  
ra không. Vì vy bt kể lúc ăn cơm, tụng kinh hay rnh lúc nào là ngài li schóp mũi lúc ấy và  
“sau ngần ấy năm trời, ngài thy lòng thoải mái như lúc vừa công phu chép xong Kinh Pháp Hoa  
vậy” [1, 44].  
Giống như Tengu, Thượng ta Zenchi không chỉ có cái mũi dài dị bit mà bn thân ngài luôn  
sống và hành động vi chiếc mt nngài ttạo ra mà nhìn vào người đời không dgì phát hin.  
Dưới vbc thy tu với “lí lịch” không có gì đáng chê trách vì chuyên tâm tu luyện và giảng đạo  
trong hơn 40 năm. Đệ tử, tăng lữ cũng như dân làng quanh chùa của ngài sng gần như không  
quá để ý ti cái mũi khác người ca ngài và vbngoài, ngài cũng luôn thể hin scao sang ca  
mình. Tuy nhiên, khi chng kiến sdn vt, vt vã ca Zenchi mỗi khi nghĩ về cái mũi và những  
hành động thô bo được sdng để can thiệp hòng “thay đổi” diện mo vn có ca mình thì  
người đọc nhn thy bmt tht ca ngài sau lp mt n. Truyện không đơn thuần là miêu tcái  
mũi dị bit na, mà chiếc mũi được “vật hóa”, trở thành phương tiện để nhân vt tbc lbn  
cht di trá, gito ca mình.  
To nghip khi thực hành đạo Pht là đặc điểm người đọc nhn thấy khi bước vào thế gii  
nội tâm đầy biến động của ngài Thượng ta. Trong sut nhng năm tháng tu hành khhnh, mc  
dù đã nỗ lực để đạt được chc vrất cao trong Tăng chúng nhưng bản thân không thoát khi  
nhng sân si bởi “ngài chẳng bao githấy vì cái thân làm sư sãi mà bớt được chút xíu nào đau khổ  
nào về cái mũi đó” [1, 38] và tìm đủ mọi cách để phc hi lòng ttrng btổn thương của mình.  
Thay vì tu tập, Thượng tọa để nhiu công sc, thời gian để tìm hiu vto hình kì dca cái  
mũi ở ngoài đời, trong sách vvà kinh k. Ngoài vic kiên trì rà soát tt cả các gương mặt ngoài  
đời xem có ai có cái mũi giống mình không, ngài đi tìm trong kinh sử xem có nhân vt nào có  
“quý tướng” như mình. Chán nản vì các đệ tca Phật Thích Ca không ai có cái mũi dài như  
mình, Zenchi ao ước “giá như đôi tai dài của Lưu Bị thi Thục Hán mà đổi thành cái mũi dài có  
phi bản thân được hy vọng hơn” [1, 39]. Bt an vi hành trình tìm kiếm vô vọng, “trái tim vị  
Thượng ta trnên mun phiền hơn” [1, 39].  
Hc giáo lí nhà Phật, nhưng Thượng ta sng mê lm trong vic nhn din thân, tâm ca  
chính mình. Cái mũi của ngài vốn sinh ra đã cấu to khác lạ và được ccộng đồng chp nhận như  
ltự nhiên, nhưng vi chnhân của cái mũi đó lại là nguồn cơn khiến Thượng ta luôn sng trong  
dn vt, khổ đau, buồn phiền. “Khi vắng người, ngài miệt mài soi gương, tập trung tìm tòi, ngm  
nghía gương mặt mình tnhiều góc độ. Càng ngắm càng đau lòng và “thở dài” rồi “miễn cưỡng”  
đi tới bàn kinh, tụng đi tng lại bài Kinh Quan Âm” [1, 39].  
Hơn ai hết, Thượng ta hiu rng Quan Thế Âm BTát cu khcu nn chúng sinh, tng  
Kinh Quan Âm giúp con người tìm thoát khi nhng vô minh, nhận được sự giúp đỡ ca BTát.  
Biểu tượng ca kinh Quan Âm BTát cu khlà stừ bi, tâm bình đẳng, hướng tiện, tâm rũ bỏ  
mi sphiền não, tâm tin tưởng vào scứu độ ca Pht, ca Bồ Tát. Tuy nhiên, là người ging  
25  
THoàng Minh  
đạo nhưng Thượng tọa tìm đến đức Quan Âm chỉ để mong cu được gii thoát khỏi cái mũi dài.  
Vì vy, dù tụng đi tụng lại Kinh Quan Âm thì Thượng ta vn không thoát khi ni ám nh về  
hình thức. Đây không phải là phm cht ca một người thực hành đạo.  
Điều đáng nói là khi phin muộn vì cái mũi dài, Thượng ta thường tng Kinh Quan Âm  
nhưng khi nhớ nhung cái mũi dài đã mất ngài lại lơ đễnh nhìn bc hình PhHin Bồ Tát và nghĩ  
“thật chng khác nào kẻ sa cơ nhớ thi còn thịnh”. Phổ Hin Bồ Tát được xem là người hvca  
nhng ai tuyên giảng đạo pháp và đại din cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huthu hiu cái  
nht thca sự đồng nht và khác bit. Tuy nhiên, Zenchi - người thc hành tuyên giảng đạo pháp  
li bất đnh, vô minh ttrong ý niệm đến hành đạo. Mi lần Zenchi tìm đến Phật đều chỉ để thc  
hin việc “muốn thay đổi” thân xác hiện hữu. Chán ghét cái mũi ngắn “ngài kính cẩn đưa tay lên  
giữ mũi như thể dâng hoa dâng hương cúng Phật, lm bẩm” [1, 47]. Đến khi “cái mũi ngắn đã  
biến mất và cái mũi năm, sáu thốn li lng lng treo ttrên môi xuống dưới cm. Ngài cm thy  
nhẹ nhõm và nghĩ rằng githì chc chn chng ai chế giu nữa” [1, 47]. Nhng lun qun, ri  
ren luôn vận động trong tâm lí nhân vt chính khiến người đọc cm thy ngt ngt, khó th.  
Nhng ham mun thái quá của Thượng ta xung quanh vấn đề hình thc ca bản thân đã để lộ  
con người trn tc ca ngài.  
Dni nóng, quát mắng người thm tệ, đánh người dã man khi cm thy lòng ttrng, sự  
kiêu ngo ca bn thân bxâm phạm. Đó là những hành động ny sinh trong quá trình vận động  
tâm lí của Thượng ta Zenchi xung quanh vic biến đổi hình dạng cái mũi. Chỉ hai, ba ngày sau  
khi có cái mũi ngắn như ao ước, Thượng ta lại rơi tình huống bt ng: tt cmọi người đến thăm  
chùa đều nhìn chm chằm vào cái mũi của ngài, thm chí bật cười khúc khích và bt giác ngài li  
cm thy bt an, khó chịu và nghĩ “có lẽ là do cái mũi ngắn llm này trông kch cỡm hơn so với  
cái mũi dài” [1, 40] trước kia ca ngài. Vì vy, ngoài việc ghét cái mũi ngắn thì ngài luôn cm  
thy bc tc, khó chịu trước nhng ánh mt, li nói, hành động ca những người xung quanh liên  
quan đến từ Mũi. Bất kể người đó là ai, chỉ nói đến câu thứ hai là ngài đã quát mắng thm t, thm  
chí còn “giật tm ván gttay chú tiu, mnh tay phang thng vào mặt nó. Đó là tấm gỗ trước  
kia dùng để nâng mũi ngài” [1, 46]. Ngài hành hung bt cứ ai nói động đến cái mũi của mình. Vì  
vy, trong mắt đệ tử “kiểu gì thầy Thượng tọa cũng bị tri trng phạt”, trong thâm tâm nhng  
người đến chùa cũng “cảm thấy thù ghét” hình hài mới ca ngài.  
Nhân loại tìm đến đạo Phật để hiểu rõ “bể khổ” và mong muốn tìm con đường gii thoát khi  
những khó khăn, vướng mắc để sng cuộc đời tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Là người học đạo, giảng đạo  
nhưng Thượng ta Zenchi li vi phm nhng nguyên tắc cơ bản trong thực hành đạo và sng cuc  
đời đầy bi kch. Không có chánh nim tnh giác vì vậy ngài rơi vào vòng xoáy của nhng cm  
thức đối cực như vui buồn, lc khổ, sân si… ngài loay hoay tìm kiếm sgii thoát khi din mo  
cái mũi để cui cùng li mãn nguyn khi tìm lại được hình hài ban đầu.  
Câu chuyn kết thúc bng li thì thm của ngài Thượng tọa “giờ thì chc chn chai chế  
giu nữa” và hình ảnh “chiếc mũi dài đong đưa trong buổi sáng mùa thu đầy gió” [1, 48]. Đây là  
cái kết khôn ngoan, đầy gi mvì ai dám chc, sau mt vài hôm na ngài Thượng ta li mất đi  
cái cm giác nhẹ nhõm như khi chiếc mũi ngắn lại. Đúng như dịch giả Lê Văn Viện từng đánh  
giá: “Akutagawa không chỉ viết, mà ông sng cuc tìm kiếm. Cái súc tích rất Đông phương ở  
Akutagawa không hbiến tng truyn thành tng tích tóm tt gãy gn. Trái li, li tuy ngn, mà  
từng môi trường mang đm không khí riêng biệt. Cao hơn hết là tiếng nói thm sau tng truyn,  
khi lời người kể đã tắt. Đó là tiếng nói bng khong trng, mà tranh Tng, tranh Thin ca hi  
ha ctruyn Nht Bn tng viện đến” [13].  
3. Kết lun  
Sdng mt biểu tượng cổ điển để xây dng nhân vt kì dtrong xã hi kì l, tác phm ca  
Akutagawa Ryunosuke dn dắt người đọc nhp thân vào nhng khía cnh tế nhca tâm hn con  
26  
Biểu tượng Tengu trong truyn ngn Cái mũi ca Akutagawa Ryunosuke  
người, chng kiến những đối lp trong thế gii cm thc của con người, thông qua nhng vui  
bun, lo âu, dn vt hay ham mun vhình thức… Đặt nhân vt vào hoàn cảnh khác thường và  
bao phnó bởi cái hoang đường, kì o, Cái mũi ca Akutagawa Ryunosuke đã giải phu nhng  
vận động trong tâm hn nhân vt từ đó khám phá bản cht ca họ. Thượng ta Zenchi là mt kiu  
người trong xã hi Nht Bn nói riêng và trong nhân gian nói chung. Đó là kiểu ngưi mun chn  
cuc sng thoát tục nhưng bản thân lại rơi vào vòng xoáy tham sân si của con người trn tc.  
Câu chuyn còn có thêm một thông điệp rất ý nghĩa: “Trái tim con người tn ti hai thcm  
xúc mâu thuẫn” [1, 45], đó là ghen tị vi hạnh phúc và cười trên nỗi đau của người khác. Sích  
kỉ này được chính Thượng ta cm nhận được khi chiếc mũi của ngài thay đổi din mạo: “chẳng  
ai không đồng cm vi ni bt hanh của người khác nhưng khi người đó thoát khổi ni bt hnh  
thì tnhiên li thy có gì thiếu thiếu… muốn được nhìn thấy người đó rơi vào bất hạnh tương tự  
ln nữa… và đến một lúc nào đó sẽ cm thấy thù ghét người ta…” [1, 45]. Chủ đề sích kca  
loài người đến nay vn còn nguyên giá trbi vn có vô vàn những người như Zenchi gia xã hôi  
đầy ry thờ ơ, vô cảm.  
Ghi chú: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia  
(NAFOSTED) trong đề tài mã số: 602.04-2020.307.  
TÀI LIU THAM KHO  
[1] Akutagawa Ryunsuke, 2019. Cuộc đời ca mt kngc (Phạm Bích và Đỗ Nguyên dch).  
Nxb Văn học.  
[2] Akutagawa Ryunsuke. Cái mũi (Vit Châu dch). Ngun: http://www.erct.com/2-  
ThoVan/VietChau/Cai_mui.htm  
[3] Phạm Phú Uyên Châu, 2014, “Tương đồng và dbit trong chủ đề truyn ngn Jigokuhen và  
bi kịch Vũ Như Tô”. Tạp chí sông Hương, s303 tháng 5.  
[4] Nguyn Nam Trân, 2011. Tng quan lch sử văn học Nht Bn. Nxb Giáo dc  
[5] Đào Thị Thu Hng, 2018. Nhà văn Nhật Bn thế kXX. Nxb Tng hp Tp. HChí Minh.  
[6] Đào Thị Thu Hng, 2019. “Tính đa nghĩa ở tác phm Trong rng trúc ca Akutagawa. Tp  
chí Lí luận, phê bình văn học, nghthut, tháng 9/2019.  
[7] Đào Thị Thu Hng, 2021. Nghiên cu và ging dạy văn học Nht Bn Vit Nam trong  
hai mươi năm đầu thế kXXI”. Tp chí Lí luận, phê bình văn học nghthut, s4/2021.  
[8] Hà Văn Lưỡng, 2014. Stiếp nhận văn học Nht Bn Vit Nam tnhng thp niên cui  
thế kỉ XX đến những năm đầu thế kXXI - Nhìn từ phương diện dch thut và nghiên cu.  
[9] Đỗ ThMLợi, 2012. “Từ con người đánh mất nhân hình đến con người đánh mất nhân  
tính trong truyn ngắn Akutagawa”. Tạp chí Đại hc Sài Gòn, Bình luận văn học, niên  
giám 2012.  
[10] Hoàng ThXuân Vinh, 2010. Nhng cách tân nghthuật theo hướng hiện đại hóa trong  
truyn ngn ca Ryunosuke Akutagawa. Ngun: http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.  
vn/nghien-cuu/van-hoc-nuoc-ngoai-va-van-hoc-so-sanh/979  
[11] Nguyn ThMai Liên, 2018. Tiếp nhận văn học Nht Bn Vit Nam, Nghiên cu và ging  
dạy văn hóa và ngôn ngữ Nht trong thời đại toàn cu hóa. Nxb Đại hc Quc gia, Hà Ni.  
[12] Jean Chevalier, 2002, Từ điển biểu tượng văn hoá thế gii. Nxb Đà Nẵng.  
[13] Tuy Hòa, Dch gitui 80 vn thích Nhng trái quýtNht Bn. Ngun:  
[14] Đào Thị Thu Hng, 2007, Văn hóa Nhật Bn và Yasunari Kawabata . Nxb Giáo dc.  
27  
THoàng Minh  
[15] Mai ThHng Tuyết, 2008. “Qua hiện tượng “Rashomon” nhìn nhận nghthut tstừ  
văn học đến điện nh”. Tp chí Khoa học Trường Đại hc Sư phm Hà Ni 2, s5/ 2008,  
tr. 40-46.  
[16] Phm ThThu, 2009. “Vài nét so sánh vnhân vt tha hóa trong truyn ngn ca Akutagawa  
(Nht Bn) và ca Nam Cao (Vit Nam)”. Tp chí Nghiên cu Đông Bc Á, s4, 2009.  
[17] Ngô ThTrà Mi, 2011. Thư mục văn học Nht Bn Vit Nam, http://www.khoavanhoc-  
ABSTRACT  
The Tengu in the short story The Nose by Akutagawa Ryunosuke  
Ta Hoang Minh  
Faculty of Philology, Hoa Lu University  
The Nose, which is a satirical short story by Akutagawa Ryunosuke, leaves a strong  
impression on readers. It is assumed that the story inspired by “Konjaku Monogatari”, a  
compilation of hundreds of tales from the 11th century, and N.Gogol’s The Nose in Russian  
Literature). By using his scalpel-sharp pen, Akutagawa Ryūnosuke explained and translated  
numerous social phenomena during his time living in Japan. During our study, we found that  
image of Tengu- a Japan traditional mythology character was refered in The Nose story through  
the main character’s appearance and his psychology developments.  
Keywords: Akutagawa Ryunosuke, Tengu, character, psychology.  
28  
pdf 8 trang baolam 13/05/2022 3220
Bạn đang xem tài liệu "Biểu tượng Tengu trong truyện ngắn Cái mũi của Akutagawa Ryunosuke", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_tengu_trong_truyen_ngan_cai_mui_cua_akutagawa_ryu.pdf