Ẩn dụ cấu trúc “Con người là vật dụng nhà bếp” trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt

TP CHÍ KHOA HC  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCHÍ MINH  
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION  
JOURNAL OF SCIENCE  
Tp 17, S4 (2020): 575-583  
Vol. 17, No. 4 (2020): 575-583  
ISSN:  
1859-3100  
Bài báo nghiên cứu*  
ẨN DỤ CẤU TRÚC “CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP”  
TRONG THÀNH NGỮ VÀ CA DAO TIẾNG VIỆT  
Nguyễn Đình Việt  
Trường Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM, Vit Nam  
Tác giliên h: Nguyễn Đình Việt – Email: viet.guitarlead@gmail.com  
Ngày nhn bài: 03-3-2020; ngày nhn bài sa: 27-3-2020, ngày chp nhận đăng: 16-4-2020  
TÓM TT  
Bài viết vận dụng lí thuyết về ẩn dụ cấu trúc của ngôn ngữ học tri nhận để đi sâu khám phá  
ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt; trong đó,  
“vật dụng nhà bếp” đóng vai trò là miền nguồn ánh xạ tới miền đích “con người” để hình thành  
các ẩn dụ như: ngoại hình của con người là “vật dụng nhà bếp”, tình cảm của con người là vật  
dụng nhà bếp”, hoạt động của con người là vật dụng nhà bếp”, hoàn cảnh/ địa vị của con người là  
“vật dụng nhà bếp”. Rõ ràng, người Việt đã dựa vào kinh nghiệm của mình về “vật dụng nhà bếp”  
để ý niệm hóa những phạm trù trừu tượng về con người.  
Tkhóa: ẩn dụ cấu trúc; vật dụng nhà bếp; miền đích; miền nguồn  
1.  
Đặt vấn đề  
Ẩn dụ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của Văn học, Thi pháp học, Ngôn  
ngữ học… nhưng chỉ được xem là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong thi ca.  
Chỉ đến khi Ngôn ngữ học tri nhận ra đời thì quan niệm về ẩn dụ mới hoàn toàn khác biệt:  
Ẩn dụ được xem là phương thức tư duy của con người, là chìa khóa mở ra sự hiểu biết.  
Chính Lakoff và Johnson đã khẳng định: ẩn dụ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống hằng  
ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Hệ thống ý niệm thông  
thường của chúng ta, trong cả cách chúng ta tư duy và hành động, về cơ bản đã mang tính  
chất ẩn dụ (Lakoff, & Johnson, 1980).  
Từ góc nhìn tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm được hiểu là sự ý niệm hóa một miền tinh  
thần qua một miền tinh thần khác, gọi là sự ánh xạ có hệ thống từ một miền nguồn sang  
một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận (mô hình ẩn dụ) giúp lĩnh hội miền đích  
cụ thể, hiệu quả hơn.  
Ẩn dụ ý niệm trở thành một trong những vấn đề cơ bản nhất của Ngôn ngữ học tri  
nhận. Nó được phân loại thành ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor), ẩn dụ bản thể  
Cite this article as: Nguyen Dinh Viet (2020). Structural metaphors “HUMAN BEINGS ARE KITCHEN  
UTENSILS” in Vietnamese folk songs and idioms. Ho Chi Minh City University of Education Journal of  
Science, 17(4), 575-583.  
575  
 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 17, Số 4 (2020): 575-583  
(ontological metaphor), ẩn dụ định hướng (orientation metaphor); trong đó ẩn dụ cấu trúc  
là dạng phong phú nhất. Trong bài viết này, chúng tôi vận dụng lí thuyết về ẩn dụ cấu trúc  
để tìm hiểu ẩn dụ: CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP trong thành ngữ, ca dao  
tiếng Việt.  
2.  
Miền ý niệm “vật dụng nhà bếp”  
2.1. Quan niệm về “vật dụng nhà bếp”  
Khi nhắc đến “vật dụng”, mỗi người sẽ có những hình dung khác nhau về khái niệm  
này. Chẳng hạn, với những người nông dân có thể nghĩ đến cái cuốc, cái cày, cái thúng,  
cái liềm… thường sử dụng trong sản xuất nông nghiệp truyền thống; với người giáo viên  
thể nghĩ đến cái bút, cái thước, cái bảng…; với người phụ nữ có thể sẽ nghĩ đến cái  
kim, sợi chỉ, nồi, niêu, xoong, chảo…; người ở thành thị sẽ nghĩ đến cái bếp gas, cái quạt  
điện, cái máy giặt… thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Rõ ràng, “vật dụng” là một  
phạm trù có nội hàm khá rộng, nó bao gồm tất cả những gì con người sử dụng hằng ngày  
tùy theo thói quen, tập quán sinh hoạt, nghề nghiệp… và thậm chí tùy theo từng thời đại,  
từng dân tộc.  
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2016), Vật dụng là “Đồ dùng thường ngày”  
(nói khái quát).  
Từ định nghĩa trong từ điển kết hợp với các ví dụ ở trên, ta có thể thấy: “Vật dụng” là  
những đồ dùng thường ngày do con người sáng tạo ra để phục vụ những nhu cầu khác nhau  
trong cuộc sống.  
Từ những cơ sở trên, chúng tôi cho rằng “vật dụng nhà bếp” là những “đồ dùng  
thường ngày” được sử dụng chủ yếu trong không gian nhà bếp, cho hoạt động nấu nướng,  
ăn uống của con người như chén, bát, dao, đĩa, nồi, niêu, mâm, đũa… Ngày nay, đồ dùng  
nhà bếp có thêm nhiều vật dụng hiện đại khác như: bếp gas, bếp từ, lò vi sóng… Tuy  
nhiên, trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ quan tâm đến các “đồ dùng nhà bếp” –  
là các đồ dùng thường ngày trong không gian nhà bếp truyền thống của người Việt được  
nhắc đến trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt.  
2.2. Hệ thống ý niệm “vật dụng nhà bếp”  
Qua khảo sát, đối chiếu trên các cuốn từ điển: Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam  
trong hành chức (Do, 2015), Thành ngữ tiếng Việt (Nguyen, & Luong, 1993), Tục ngữ, ca  
dao, dân ca Việt Nam (Vu, 2004), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (Nguyen, 1995),  
chúng tôi đã thống kê được 26 “vật dụng nhà bếp” xuất hiện 204 lần trong tổng số 190 câu  
ca dao, thành ngữ có chứa những từ ngữ chỉ vật dụng này (xem Bảng 1).  
576  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Nguyễn Đình Việt  
Bảng 1. Thống kê vật dụng nhà bếp  
Stt  
1
Từ chỉ vật dụng nhà bếp  
Tần số xuất hiện  
Tỉ lệ %  
18,14%  
1,96%  
3,92%  
4,41%  
Bát  
37  
4
2
Cũi/ Chạn  
Chày  
3
8
4
Chén  
9
5
Cối  
10  
28  
6
4,90%  
13,73%  
2,94%  
1,96%  
9,31%  
4,90%  
1,96%  
9,80%  
0,49%  
1,47%  
1,96%  
2,45%  
2,94%  
0,49%  
2,45%  
3,92%  
0,49%  
0,98%  
0,49%  
2,94%  
0,49%  
0,49%  
100%  
6
Dao  
7
Dĩa  
8
Đọi  
4
9
Đũa  
19  
10  
4
10  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
26  
Mâm  
Niêu  
Nồi  
20  
1
Que rẽ  
Rế  
3
Thớt  
Vòng kiềng  
Vung  
Be sành  
Bình  
Chĩnh  
Chuôm  
Cong  
Hũ  
4
5
6
1
5
8
1
2
1
Lọ  
6
Nai  
1
Vại  
1
Tổng  
204  
Trong các từ chỉ “vật dụng nhà bếp” được thống kê ở bảng trên, bát có tần số xuất  
hiện nhiều nhất (37 lần, chiếm 18,14%), nếu cộng với chén, đọi (từ địa phương trong  
phương ngữ Nam, Trung) thì tần số xuất hiện là 50 lần chiếm 24,51% (xấp xỉ 1/4 miền  
“vật dụng nhà bếp”) cho thấy ấn tượng sâu đậm của người Việt về vật dụng này và hoàn  
toàn phù hợp với văn hóa ăn uống chuyên dùng bát cho món chính là “cơm” của người  
Việt (khác hẳn với văn hóa ăn uống của người Âu Mĩ chuyên dùng dĩa/ đĩa cho món  
chính). Chính vì vậy, bát (hay chén, đọi) đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt  
một cách rất tự nhiên như: Ăn bát mẻ, nằm chiếu manh; Ăn cháo, đá bát; Tham một bát,  
577  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 17, Số 4 (2020): 575-583  
bỏ một mâm; Thí một chén nước, phước chất bằng non; Ăn nên đọi, nói nên lời; Lời nói,  
đọi máu…  
Dao là vật dụng có tần số xuất hiện nhiều thứ hai với 28 lần xuất hiện, chiếm 13,73%  
trong miền ý niệm “vật dụng nhà bếp”. Điều này bắt nguồn từ việc: dao là một vật dụng đa  
năng có thể thực hiện được nhiều chức năng khác nhau như cắt, chém, chặt, băm, xẻ,  
cứa, xén... Dao không chỉ là một vật dụng thường được dùng trong nấu nướng, chế biến  
thức ăn mà còn là một vũ khí tự vệ, chiến đấu của con người… Dao một vật dụng quen  
thuộc của nhiều tộc người trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Anh  
cũng có nhiều biểu thức ngôn ngữ chứa từ knife như: like a knife through butter (dễ như  
trở bàn tay, dễ như bỡn, dễ như lấy đồ trong túi ra; xuất phát từ hình ảnh con dao dễ dàng  
khi cắt một miếng bơ), you could cut it with a knife (đó là một cái có thực, đó là một cái cụ  
thể có thể sờ mó được), to be a good/ poor knife and fork (là một người ăn khỏe/ yếu)…  
và trong tiếng Việt, ý niệm dao cũng xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ thường ngày như:  
Dao sắc chẳng chặt được chuôi; Nói như dao chém đá; Nói như vạc mặt; Nói thì đâm  
năm chém mười, đến buổi tối trời không dám ra sân; Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da…  
Tất cả 26 “vật dụng nhà bếp” đã thống kê ở trên đều thuộc miền ý niệm đang khảo  
sát, tồn tại sâu đậm bên trong tâm trí của người Việt và thể hiện rõ qua 190 biểu thức ngôn  
ngữ mang tính ẩn dụ sẽ được chúng tôi tiếp tục mô tả và phân tích dưới đây.  
3.  
Phân tích ẩn dụ cấu trúc: CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP  
Theo tri nhận luận, ẩn dụ cấu trúc được hiểu là từ miền nguồn (thường cụ thể, hữu  
hình, mang tính vật chất, nhiều trải nghiệm hơn) ánh xạ đến miền đích (thường khái quát,  
trừu tượng, mang tính phi vật chất, ít trải nghiệm hơn), qua đó, giúp lĩnh hội và nắm bắt  
được miền đích.  
Miền ý niệm “vật dụng nhà bếp” được khảo sát trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt  
là miền ý niệm cơ bản, quen thuộc, được hình thành sớm do nhu cầu ăn uống, nấu nướng  
của con người. Hơn thế, nó có những đặc điểm, hình dạng, chức năng… rất trực quan, sinh  
động, dễ nắm bắt. Vì vậy, “vật dụng nhà bếp” xuất hiện với tư cách là miền nguồn để  
ánh xạ tới miền đích “con người” và tạo ra cấu trúc ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG  
NHÀ BẾP.  
Trong xu hướng nhận thức về con người, các ý niệm “vật dụng nhà bếp” được huy  
động để ánh xạ tới các ý niệm thuộc miền đích “con người”. Sự ánh xạ này liên quan chặt  
chẽ đến các kinh nghiệm hàng ngày, và các thuộc tính nổi trội của miền nguồn sẽ được huy  
động một cách tối đa để phóng chiếu tới miền đích, xem lược đồ dưới đây:  
578  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Nguyễn Đình Việt  
Lược đồ 1. Ánh xạ từ miền nguồn “vật dụng nhà bếp” đến miền đích “con người”  
Chúng tôi nhấn mạnh rằng, “những tương ứng trong kinh nghiệm” là những tương  
ứng trong nhận thức của con người, là sản phẩm của kinh nghiệm, tri thức, văn hóa chứ  
không phải bất kì sự tương ứng nào trong hiện thực khách quan. “Vật dụng nhà bếp” là  
một phần của cuộc sống con người, dân tộc nào cũng tạo ra và sử dụng các loại vật dụng  
này trong nấu nướng, ăn uống. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có cách tri nhận riêng dựa vào  
những kinh nghiệm khác nhau về “vật dụng nhà bếp” đặc trưng cho sinh hoạt của mình.  
Chẳng hạn, khi so sánh bữa ăn của người Việt và người Âu Mĩ ta sẽ thấy: Bàn ăn bày  
mâm cơm của người Việt Nam luôn luôn có phong cách giản dị: Dành cho mỗi người chỉ  
có một bát cơm, một đôi đũa; các vật dụng khác như bát mắm/ muối, đĩa thức ăn (rau, cá,  
thịt…), tô canh đều được dùng chung. Dù là mâm cơm ngày thường hay mâm cỗ thịnh  
soạn, sự giản dị vẫn như thế có khác chăng chỉ là cách dùng các loại bát, đũa đẹp mắt  
hơn hay quý giá hơn. Một đôi đũa trên bàn ăn Việt rất đa năng vừa để gắp thức ăn đưa vào  
bát, đưa lên miệng, cơm vào miệng, mà đôi lúc còn dùng như chiếc dao cắt nhỏ thức ăn  
(để vẽ cá, bỏ xương chẳng hạn) hay dùng để gắp… cục nước đá, trước cặp mắt thán phục  
của người ngoại quốc. Người Âu Mĩ không có một vật dụng bàn ăn đa năng đến thế. Họ  
dùng dao, nĩa, li, tách, bát, đĩa… lỉnh kỉnh trong bữa ăn ngày thường, và đặc biệt là trong  
các buổi tiệc, những thứ này được bày la liệt trên bàn ăn, đủ hình đủ dạng, theo đúng một  
thứ tự đã quy ước (Nếp ăn của mỗi dân tộc: món chính của người Việt dùng bát còn món  
chính của người Âu Mĩ dùng đĩa).  
Với văn hóa trọng tình, người Việt hầu như có tình cảm với vạn vật trong thế giới, và  
dĩ nhiên có cả những “vật dụng nhà bếp”. “Vật dụng nhà bếp” không chỉ phục vụ nhu cầu  
nấu nướng, ăn uống mà còn là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm hay thậm chí được mượn để  
răn dạy con người: Ăn cơm không biết trở đầu đũa; Dao năng liếc thì sắc, người năng  
chào thì quen; Ngồi mát ăn bát vàng; Coi trời bằng vung... và hơn thế, “vật dụng nhà bếp”  
còn được xem như là con người (đôi đũa, bát, dao, thớt...). Chính những kinh nghiệm văn  
hóa về “vật dụng nhà bếp” trong quá trình sử dụng là cơ sở hình thành nên ẩn dụ cấu trúc  
CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt.  
579  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 17, Số 4 (2020): 575-583  
Ẩn dụ cấu trúc thường có tính tầng bậc khá rõ ràng. Ở đây, từ ẩn dụ bậc cao CON  
NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP, chúng tôi xác lập được bốn ẩn dụ cấu trúc bậc dưới là:  
3.1. Ngoại hình của con người là “vật dụng nhà bếp”  
Trong hệ thống ý niệm về con người thì ý niệm về ngoại hình và bộ phận cơ thể con  
người là cụ thể, hữu hình và có nhiều trải nghiệm hơn nên rất hạn chế trong việc cấu trúc  
hóa để hình thành nên các ẩn dụ cấu trúc. Vì thế, mô hình cấu trúc Ngoại hình của con  
người là “vật dụng nhà bếp” có số lượng ẩn dụ không nhiều, chỉ 7/190 cấu trúc ẩn dụ.  
1. Đầu như cối chày máy;  
2. Mắt sắc như dao cau;  
3. Má bánh đúc, mặt mâm xôi;  
4. Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn Gái nuôi chồng ốm béo tròn cối xay;  
5. Tay que rẽ, chân vòng kiềng;  
6. Chân đi vòng kiềng;  
7. Cổ tày cong, mặt tày lệnh.  
Trong khi đó, phần còn lại của hệ thống ý niệm miền “vật dụng nhà bếp” tập trung  
vào việc ánh xạ đến các ý niệm như tâm lí, tình cảm, tính cách, phẩm chất… của miền đích  
“con người”. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí, tư duy, vì với những ý  
niệm cụ thể, có tính trực quan cao, dễ nhận biết sẽ có nhu cầu tái cấu trúc thấp hơn so với  
các ý niệm trừu tượng, có tính trực quan thấp, khó nhận biết. Đồng thời, với tư duy trọng  
tình của người Việt, việc quan tâm tìm hiểu con người về mặt tâm lí, tình cảm, tính cách,  
phẩm chất… luôn được chú ý và coi trọng. Do đó, số lượng ánh xạ vào những ý niệm này  
rất phong phú, như: Miệng mật lòng dao; Đàn bà cạn lòng như dĩa; Dù ai nói ngả nói  
nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân; Ăn ở như bát nước đầy; Tranh quyền cướp  
nước gì đây/ Coi nhau như bát nước đầy là hơn; Trơ như mặt thớt; Khinh khỉnh như  
chĩnh mắm thối; Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông…  
3.2. Tình cảm của con người là vật dụng nhà bếp”  
Tình cảm là yếu tố thuộc về tinh thần của con người, đó là những rung động của cảm  
xúc trước một đối tượng nào đó. Với văn hóa trọng tình của người Việt thì yếu tố tình cảm  
luôn được coi trọng và đề cao, đó có thể là những mong ước, lời nhắn gửi hoặc kinh  
nghiệm ứng xử trong cuộc sống về mối giao hòa, thân thiết giữa người với người. Những  
tình cảm này được thể hiện rất phong phú và phức tạp, được gửi gắm trong những “vật  
dụng nhà bếp” những vật vô cùng thân thiết với con người. Chính vì vậy, ẩn dụ về tình  
cảm xuất hiện phổ biến trong tiếng Việt. Đó có thể là tình cảm yêu thương, gắn bó: Có con  
mà gả chồng gần/ Có bát canh cần nó cũng đem cho; Ăn ở như bát nước đầy; Tranh  
quyền cướp nước gì đây/ Coi nhau như bát nước đầy là hơn. Ở đây bát trở thành vật chứa  
đựng tình cảm của con người dành cho nhau hay với vật dụng khác là mâm thì: Cùng ăn  
một mâm, cùng nằm một chiếu… hình thành nên cấu trúc ẩn dụ: TÌNH CẢM LÀ “VẬT  
DỤNG”. Và độc đáo hơn cả là diễn tả tình duyên trai gái, tình nghĩa vợ chồng qua cấu trúc  
580  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Nguyễn Đình Việt  
ẩn dụ bậc dưới TÌNH DUYÊN LÀ “VẬT DỤNG”: Đôi ta là bạn thong dong/ Như đôi đũa  
ngọc nằm trong mâm vàng; Bây giờ chồng thấp vợ cao/ Như đôi đũa lệch so sao cho  
bằng; Người ta như đũa có đôi/ Còn anh đi lẻ về loi một mình; Nồi đồng lại úp vung  
đồng; Nồi tròn vung méo úp sao cho vừa…  
3.3. Hoạt động của con người là vật dụng nhà bếp”  
“Vật dụng nhà bếp” được tạo ra để phục vụ con người, nó gắn liền với những hoạt  
động cụ thể của con người trong cuộc sống. Chẳng hạn, đôi đũa thường gắn liền với các  
hoạt động như gắp, và, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn, vét… Dao gắn liền với các hoạt động  
như cắt, thái, chặt, chém, băm, đâm… Và từ những hoạt động quen thuộc này đã tạo ra  
những ấn tượng nhất định trong kinh nghiệm sử dụng của người Việt mà hình thành nên ẩn  
dụ cấu trúc: HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP: Tay dao, tay  
thớt; Vay chày, Làm chày làm cối; Gắp lửa bỏ tay người… Ngoài ra, “vật dụng nhà bếp”  
còn được tri nhận qua các hoạt động ăn nói như: Tay đũa, tay chén; Ăn nên đọi, nói nên  
lời; Ăn không biết trở đầu đũa; Cãi chày, cãi cối; Được cãi chày, thua cãi cối; Nói như  
dao chém đá; Nói như dao chém nước; Nói thì đâm năm chém mười/ Đến buổi tối trời  
không dám ra sân; Lời nói, đọi máu…  
3.4. Hoàn cảnh/ địa vị của con người là “vật dụng nhà bếp”  
Vật dụng nhà bếp khá đa dạng trong đời sống cả về giá trị lẫn tình trạng tồn tại… Có  
những vật dụng được dùng để nói về hoàn cảnh sống nói chung của con người và cũng có  
những vật dụng miêu tả cụ thể hoàn cảnh riêng của từng con người, từng gia đình. Chẳng  
hạn, những vật dụng có giá trị cao như bát Đại Thanh; đũa ngà, mâm son; mâm đồng, bát  
bít; mâm son, bát đàn; đĩa ngọc, mâm vàng… chỉ được dùng trong những gia đình cao  
sang, quyền quý. Vậy nên, khi nhắc đến những vật dụng này, người Việt luôn liên tưởng  
đến hoàn cảnh sống sung túc, đủ đầy… Ngược lại, có những vật dụng bình thường, thậm  
chí là tầm thường, bị coi khinh như bát mẻ, bát ngô, bát đá… thường được dùng trong các  
gia đình nghèo hèn, khốn khổ, thiếu thốn, lao động vất vả… (Trong tiếng Anh, có một số  
ẩn dụ chỉ hoàn cảnh, địa vị con người cũng sử dụng các vật dụng nhà bếp như: to be born  
with a silver spoon in one's mouth (sinh ra ngậm thìa bạc trong miệng) Sinh trưởng  
trong một gia đình sung túc, sướng từ trong trứng sướng ra, chỉ người có xuất thân từ gia  
đình quyền quý; to sit above the salt (ngồi phía trên lọ muối) – người trong cùng gia đình  
ngồi với nhau, ngang nhau về mặt đẳng cấp, địa vị; to sit below the salt (ngồi phía dưới lọ  
muối) – ngồi cùng người hầu, có địa vị thấp, hèn kém…). Như vậy, việc sử dụng hoặc sở  
hữu những vật dụng nhà bếp khác nhau cũng có thể đánh giá được hoàn cảnh của mỗi con  
người, mỗi gia đình là giàu sang hay nghèo hèn, nhàn hạ hay cực khổ; địa vị cao hay  
thấp… Từ cơ sở đó, hình thành nên ẩn dụ Hoàn cảnh/ địa vị là “vật dụng nhà bếp” trong  
một số biểu thức ngôn ngữ như: Ăn bát Đại Thanh, nằm chiếu miến; Ăn bát mẻ, nằm  
chiếu manh; Cơm ba bát, áo ba manh; Ngồi mát ăn bát vàng; Ngồi mát ăn bát đầy, lầy  
cày không đầy bát; Yêu nhau bốc bải giần sàng/ Ghét nhau đĩa ngọc mâm vàng chớ thây;  
581  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 17, Số 4 (2020): 575-583  
Đũa mốc chòi mâm son; Cơm bạc, đũa ngà; Mâm đồng, bát bít; Mâm son, bát đàn; Chó  
chui gầm chạn; Ăn xó bếp, chết gầm chạn…  
Văn hóa Việt luôn quan tâm đến nhà bếp, đặc biệt là trong xây dựng nhà cửa cũng  
như trong phong thủy của ngôi nhà. Nhà bếp và các hoạt động trong nhà bếp luôn được  
xem là quan trọng nhất vì nơi đây được xem là nơi “giữ lửa” cho ngôi nhà, cũng là nơi  
những người phụ nữ người quán xuyến mọi việc của gia đình Việt thực hiện công việc  
“giữ lửa” của mình, như dân gian từng nói: Đàn ông quản nhà, đàn bà quản bếp hay Vắng  
đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp. Vì vậy, các “vật dụng nhà bếp” trở nên thân  
thuộc, gần gũi và dễ dàng đi vào trong tâm thức của người Việt để rồi từ đó hình thành nên  
hàng loạt các biểu thức ẩn dụ cấu trúc như đã trình bày ở trên.  
4.  
Kết luận  
Việc mô tả và phân tích ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP  
trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt đã mang lại nhiều ý nghĩa: cho thấy miền ý niệm “vật  
dụng nhà bếp” thực sự tồn tại sâu đậm trong tư duy, tâm thức của người Việt; hệ thống ẩn  
dụ cấu trúc như đã trình bày góp phần minh họa thêm cho lí thuyết về ẩn dụ cấu trúc của  
Ngôn ngữ học tri nhận; ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ VẬT DỤNG NHÀ BẾP có tính tầng bậc  
một cách rõ ràng, đóng vai trò là cấu trúc ẩn dụ bậc trên bao hàm các cấu trúc ẩn dụ bậc  
dưới: Ngoại hình của con người là “vật dụng nhà bếp”, Tình cảm của con người là vật  
dụng nhà bếp”, Hoạt động của con người là vật dụng nhà bếp”, Hoàn cảnh/ địa vị của  
con người là “vật dụng nhà bếp”. Không chỉ vậy, những kinh nghiệm về “vật dụng nhà  
bếp” được thể hiện trong các biểu thức ẩn dụ còn cho thấy sự thú vị, độc đáo trong tư duy,  
ngôn ngữ và văn hóa của người Việt.  
Tuyên bvquyn li: Tá c gixá c nhận hoàn toàn không có xung đột vquyn li.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Do, T. K. L. (2015). Vietnamese idioms and proverbs dictionary in use [Tu dien thanh ngu, tuc ngu  
Viet Nam trong hanh chuc]. Hanoi: Social Sciences Publishing House.  
Hoang, P. (2016). Vietnamese Dictionary [Tu dien tieng Viet]. Hanoi: Hong Duc Publishing House.  
Lakoff, J., & Johnson, M. (1980). Metaphors we Live by. Chicago: University of Chicago Press.  
Nguyen, L., & Luong, V. D. (1993). Idioms in Vietnamese [Thanh ngu tieng Viet]. Hanoi: Social  
Sciences Publishing House.  
Nguyen, N. Y. (1995). Dictionary of Vietnamese idioms [Tu dien giai thich thanh ngu tieng Viet] .  
Hanoi: Education Publishing House.  
Vu, N. P. (2004). Proverbs, folk songs, folk Vietnam [Tuc ngu, ca dao, dan ca Viet Nam]. Hanoi:  
Literature Publishing House.  
582  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Nguyễn Đình Việt  
STRUCTURAL METAPHORS “HUMAN BEINGS ARE KITCHEN UTENSILS”  
IN VIETNAMESE FOLK SONGS AND IDIOMS  
Nguyen Dinh Viet  
University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ho Chi Minh City, Vietnam  
Corresponding author: Nguyen Dinh Viet – Email: viet.guitarlead@gmail.com  
Received: March 03, 2020; Revised: March 27, 2020; Accepted: April 16, 2020  
ABSTRACT  
The article applies the theory of structural metaphor of Cognitive Linguistics to explore  
structural metaphors HUMAN BEINGS ARE KITCHEN UTENSILS in Vietnamese idioms and folk  
songs. In particular, "kitchen utensils" serve as source domains mapped to target domain "human  
beings" to form the structural metaphors. Some examples are human appearance, emotions,  
activities, and human circumstances/status are "kitchen utensils". It is clear that Vietnamese  
people rely on their experiences of "kitchen utensils" to conceptualize abstract categories of  
human.  
Keywords: structural metaphor; kitchen utensils; source domain; target domain  
583  
pdf 9 trang Hứa Trọng Đạt 09/01/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Ẩn dụ cấu trúc “Con người là vật dụng nhà bếp” trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfan_du_cau_truc_con_nguoi_la_vat_dung_nha_bep_trong_thanh_ngu.pdf