Cộng đồng cư dân Vạn Đò sông Hương ở Thừa Thiên Huế: Quá trình hình thành và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S3 (2021)  
CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN VẠN ĐÒ SÔNG HƯƠNG Ở THA THIÊN HU:  
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI  
Nguyn Mnh Hà  
Khoa Lch sử, trường Đại hc Khoa hc, Đại hc Huế  
Email: manhhakls@gmail.com  
Ngày nhn bài: 26/3/2021; ngày hoàn thành phn bin: 01/4/2021; ngày duyệt đăng: 15/4/2021  
TÓM TT  
Cư dân vạn đò sông Hương là một cộng đồng đặc bit bi li sng trên thuyn, tp  
trung thành các vn từ thượng đến hngun và các nhánh ca dòng sông Hương  
đoạn chy qua Thành phHuế. Cộng đồng này đã có lịch stụ cư lâu đời vi  
nhiu nét riêng bit xét trên nhiu khía cnh về văn hóa, xã hội và kinh tế. Tt cả  
điều đó đã tạo nên mt din mạo riêng và đặt ra nhiu thách thc trong tchc,  
qun lý và phát trin kinh tế, xã hi ca cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương.  
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu phân tích quá trình hình thành, đặc điểm,  
số lượng, tchc chính tr- xã hi, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động  
kinh tế truyn thng ca cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương. Đây là cơ sở để đề  
xut các gii pháp qun lý, bo tn và phát trin bn vng các giá trvkinh tế,  
văn hóa, xã hi ca cộng đồng cư dân này trên địa bàn Thành phHuế.  
Tkhoá: Cộng đồng, cư dân vạn đò sông Hương, bảo tn.  
1. DN NHP  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông,  
khai thác cát sạn, dịch vụ, làm thuê trên đất liền… Họ sống tập trung thành nhiều vạn,  
mỗi vạn có từ 30 đến 50 gia đình; vạn của cư dân là những đơn vị tự quản, có quan hệ  
mật thiết về huyết thống, nghề nghiệp và tín ngưỡng. Sống trong môi trường sông  
nước đặc thù, cư dân vừa tạo ra của cải vật chất, các hình thức đánh bắt, khai thác cát  
sạn cũng như phong tục tập quán, tôn giáo và thực hành tín ngưỡng đặc thù của cộng  
đồng cư dân sông nước.  
Hiện nay, cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương đã sinh sống trên đất liền tại  
39  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương ở Tha Thiên Huế: quá trình hình thành và đặc điểm …  
1
05 khu tái định cư tập trung (TĐC) để thực hiện chính sách chỉnh trang đô thị, cải  
thiện đời sống kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cộng đồng  
cư dân này. Tuy nhiên, việc giải toả, di dời, TĐC đã thay đổi môi trường sống, tạo nên  
những biến đổi về sinh kế, văn hoá, quan hệ xã hội nội tại với các cư dân trên đất liền.  
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu cộng đồng cư dân này để thấy được những  
thuận lợi, khó khăn và thách thức trong sinh kế, quan hệ xã hội, môi trường sống mới,  
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như bảo đảm đời  
sống nhiều mặt của cộng đồng cư dân này.  
2. NI DUNG  
2.1. Lch shình thành và phát trin cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương  
Hin nay, khi trình bày vlch shình thành cộng đồng cư dân vạn đò sông  
Hương có những githiết sau:  
- Ông Văn Đình Triền trong bài "Phường VDạ" (1993), không đưa ra mốc thi  
gian cthca việc hình thành cư dân vạn đò sông Hương nhưng đã có những tài liu  
quan trọng để chúng tôi có cơ sở xác đinh những cư dân xứ Thanh Nghệ đã đến vùng  
đầm phá Tha Thiên Huế và tụ cư trên các vạn đò sông Hương [10].  
- Githiết ca Tiến sĩ Dân tộc học người Pháp Didier Bertrand trong bài viết  
"Les Sampaniers de la Rivière des Parfums" (1993), cho biết: "Cư dân vạn đò sông  
Hương có nguồn gc tnhng cuc di dân tTrung Quc. Hlà những người đánh  
cá dc theo bbiển Đông (Mer de Chine - chúng tôi dch là Biển Đông - Nguyn Mnh  
Hà) đã đến Vit Nam vào thế kỷ XIII. Dưới thi phong kiến không có lut lnào chi  
phối cư dân vạn đò. Chỉ tthi Tự Đức mi có nhng lut ltp hợp cư dân thành  
cộng đồng" [1].  
- Ông Phan Hoàng Quý (1999), trong bài viết Sinh hot nhng vạn đò trên  
sông Hương trước năm 1975” nêu lên rng: Sthành lp các vạn đò trên sông Hương  
đã "manh nha" từ thi Minh Mạng và mãi đến Tự Đức đệ nhniên mới có cơ chỉ chính  
thc [9, tr.133-134].  
- Theo Địa chí Tha Thiên Huế - Phn Dân cư và Hành chính (2013), cư dân  
trong các vn có thể là dân chài lưới từ các làng chài phương Bắc di cư vào lập nghip  
theo đường bin, là bphận thương nhân di chuyển vào nam, là cư dân nông nghiệp  
do khó khăn và chiến tranh nên phi xung mặt nước làm ăn và cũng có thể là binh  
lính, tù phm mãn hn li sinh sng. Tt cả đã cùng hòa nhập lp thành mt cng  
đồng kinh tế, xã hi riêng bit trên mặt nước [11, tr.36-37].  
1 Các khu tái định cư (TĐC) tp trung ti thành phHuế gm khu TĐC Trường An (năm 1989, nay là khu  
TĐC Phước Vĩnh), Kim Long (1995), Bãi Dâu (phường Phú Hậu năm 1998), Hương Sơ (2008) và khu TĐC  
Li Ân (2009) xã Phú Mu, huyn Phú Vang, tnh Tha Thiên Huế.  
40  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S3 (2021)  
Vi nhng tài liu hin có, qua các cuc phng vn hi cố cư dân vạn đò sông  
Hương từ năm 1995, kết hợp điều tra, kho sát từ năm 2017 đến năm 2020; chúng tôi  
cho rng: Vào thế kXVI - XVII, khi loi hình kinh tế đánh bắt cá bng thuyn (ghe)  
cùng vi các công cụ đánh bắt khá phbiến đã hình thành các vạn đò gắn lin vi quá  
trình mở nước vphía Nam của người Vit. Quá trình này được hình thành bng con  
đường "thm thu", cùng vi thời gian và các địa điểm khác nhau đã hình thành cộng  
đồng cư dân thủy din vùng ven biển, đầm phá tnh Tha Thiên Huế. Họ đến từ  
Thanh Hoá, NghAn, Qung Bình, Qung Trvà các vùng phcn Huế như Phú Lộc,  
Phú Bài, Quảng Điền, Hương Trà..., khi Huế trthành trung tâm thì cộng đồng cư dân  
sng tp trung từ thượng đến hnguồn sông Hương và các nhánh sông nhỏ quanh  
thành phHuế. Dưới thi Nguyn (Minh Mạng đệ nhị niên 1822) đã có những văn bản  
liên quan vấn đề qun lý cộng đồng, nhưng phải sau năm 1945, cộng đồng cư dân này  
mi cư trú tập trung ti thành phHuế.  
Trước năm 1975, cộng đồng cư dân này chịu squn lý ca chính quyn Vit  
Nam Cng hòa (có 11 vạn đò thuộc thành phHuế) [9, tr.134]. Tình hình an ninh, trt  
tự ở đây rất phc tp, các tnn xã hi khá phát trin, chính quyn khó kim soát cng  
đồng cư dân vạn đò sông Hương. Sau năm 1975, cư dân tập trung sinh sng trên  
thuyn tngã ba Bằng Lãng đến chợ Đông Ba, xuống tn Bao Vinh và các nhánh sông  
An Cu....  
Từ năm 1976, được svận động ca các cp chính quyền địa phương, một bộ  
phận cư dân đi xây dựng kinh tế mi ở Lương Miêu, Bình Điền, Tây Nguyên hoc trở  
về quê quán cũ sinh sống. Tuy nhiên, mt số lượng cư dân khi đi xây dựng kinh tế mi  
do cuc sng gp quá nhiều khó khăn, không quen với hoạt động nông nghiệp, nương  
ry; ngoài ra do bbnh tt, st rét đã quay về cư trú trên thuyền, nhà chtrên sông  
2
Hương .  
Từ năm 1989 đến năm 2012, cư dân vạn đò sông Hương đã được tái định cư tại  
05 khu TĐC tập trung tại 04 phường và xã Phú Mu, huyn Phú Vang, tnh Tha  
Thiên Huế. Đây là một trong những chương trình dự án trọng điểm ca tnh Tha  
Thiên Huế nói chung và thành phHuế nói riêng. Điều này dẫn đến sự thay đổi về  
môi trường sng, kinh tế, thực hành tín ngưỡng truyn thng ca cộng đồng cư dân  
này tại các khu TĐC.  
2.2. Đặc điểm cư trú và số lượng dân cư và các vạn đò trên sông Hương  
- Về không gian cư trú, môi trường sng  
2 Theo lời anh Dương Văn Hen, khu TĐC Phước Vĩnh. Sau Tết âm lịch năm 1986, gia đình anh đi xây dng  
kinh tế mi xã Phú Xuân huyn Krông Bông, tỉnh Đắk Lk. Sau 6 tháng vanh không thể ở được do  
công vic vt v, ốm đau thường xuyên nên quay vHuế. Anh ở được 11 tháng ri trli Huế cư trú trên  
thuyn khu vực phường Vĩnh Nĩnh gần chBến Ng.  
41  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương ở Tha Thiên Huế: quá trình hình thành và đặc điểm …  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương có không gian cư trú khá biệt lp vi  
môi trường xung quanh, cthlà không gian sinh hot trên thuyn gn lin vi các  
vn. Hsdng thuyền làm phương tiện sn xuất, làm ăn đồng thời là phương tiện cư  
trú kết hợp chăn nuôi và lênh đênh theo con nước. Không gian sng ca mi hgia  
đình được chia đều cho số thành viên trong gia đình trên diện tích chiếc thuyn này.  
Thuyền là nơi cư trú đồng thời là phương tiện làm ăn của cư dân. Trên chiếc thuyn  
y, cư dân đã tạo cho mình nhng hình thức cư trú, nghề nghip và li sống đặc thù  
của cư dân sông nước. Khi nhà, đất đai thành phố ngày một tăng giá, chiếc thuyn và  
chcó chiếc thuyn- nhà - phương tiện kiếm sng là tài sn giá trln nht ca hgia  
đình.  
Ngoài việc cư trú trên thuyền, cư dân còn sinh sống trên các nhà ch. Nhà chồ  
là những căn nhà tạm, dng lên theo kiu nhà sàn, cột tre được đóng xuống lòng sông,  
phía trên được lót bng tre, ván gcách mặt nước chng 1,5-2,0 m; bao bc xung  
2,  
quanh bng ni lông hay giấy xi măng. Diện tích trung bình mi căn nhà từ 5,0 - 7,0 m  
có t5-7 người cùng sinh sng. Nhà chnày chỉ được cư dân sử dng chyếu trong  
mùa hè. Có nhiu hộ gia đình nuôi gà, lợn để tăng thêm thu nhập cho gia đình.  
- Đặc điểm dân và số lượng cư dân vạn đò sông Hương  
Cộng đồng cư dân có ngun gc, cơ cấu dân cư phức tạp và đa dạng; có nhiu  
ngành nghề lao động khác nhau; tlệ sinh đẻ cao, phbiến gia đình ít nhất t3 thế hệ  
trlên; trung bình mi hộ gia đình có 5, 2 con [3, tr. 56]. Do li sng khép kín nên tính  
ckết theo huyết hvà nghnghip trong các vn rt cht ch. Không có vic làm, thu  
nhp dẫn đến tht nghip kéo theo các hlụy cho gia đình, xã hội, như nạn ăn cắp vt,  
ăn trộm, nghiện rượu, cbc, mại dâm… Ngoài ra, trình độ hc vn, dân trí thp, tlệ  
mù chvà tht học cao trong độ tuổi đến trường cũng là những khó khăn, thách thức  
trong vic ổn định, ci thiện đời sống cư dân vạn đò sông Hương.  
Trong mt nghiên cu, tác giả Phan Hoàng Quý đã đưa ra bảng thng kê vsố  
lượng cư dân trước năm 1975 như sau:  
Bng 1. Số lượng cư dân vạn đò sông Hương  
Năm  
1970  
1971  
1972  
Dân stoàn thxã Huế  
170.884 người  
208.671 người  
Dân s11 vạn đò  
14.915 người  
15.804 người  
18.921 người  
Tl(%)  
11,457  
13,203  
10,439  
197.530 người  
Ngun: Phan Hoàng Quý (1999), Sinh hot nhng vạn đò trên sông Hương trước năm  
1975, Nghiên cu Huế Tp 1, Trung tâm nghiên cu Huế, tr. 134.  
Từ năm 1975 - 1979, chính quyền địa phương đã vận động cư dân sống trên  
nhng chiếc thuyền, ghe đã được định cư trên bờ, đi xây dựng kinh tế mi hay vquê  
cũ làm ăn. Năm 1979, khi khu phPhú An gii thể, các địa phương trên bộ quản lý cư  
42  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S3 (2021)  
dân vạn đò thuộc địa gii các phường thì tng sh, nhân khu của cư dân trên sông  
3
Hương là 3.669 người vi 335 hộ gia đình .  
Theo Báo cáo ca Sở Lao động – Thương binh và Xã hi tnh Tha Thiên Huế  
năm 1995, ngoài 765 người đã được thành phvà tnh htrợ định cư ở Trường An  
(nay là Khu TĐC Phước Vĩnh), thành phcòn 887 hvi 6.278 nhân khẩu đang sống  
trên đò, ghe hoặc trên các nhà ch.  
Năm 2007, y ban nhân dân (UBND) tnh Tha Thiên Huế đã giao Sở Kế hoch  
và Đầu tư chủ trì vic nghiên cu kho sát vdự án "Tái định cư cho dân vạn đò thành  
phHuế" hướng dn UBND thành phHuế và các huyện có liên quan tham mưu, thực  
hiện đề cương nghiên cứu "Phân tích nhu cu và kho sát tìm hiu thc tế điều kin  
sinh sng ca dân vạn đò thành phố Huế" đã thống kê có 1.069 hdân vạn đò với gn  
7.000 khu về các khu TĐC Hương Sơ, Phú Hậu (TP. Huế) và khu TĐC Phú Mậu  
(huyn Phú Vang).  
2.3. Tchc chính tr- xã hi truyn thng  
+ Tchc vn  
Vn: Là làng ca những người làm nghề đánh cá, thường trên mt sông, tổ  
chc gm những người cùng làm mt ngh[12, tr.1789].  
Trước đây, ở các làng xã vic quyết định công việc chung do hai ông Hương cả  
(ông cả) và Hương chủ đảm nhận. Do điều kiện cư trú và kinh tế đặc thù, cư dân  
không có tính "bám đất bám làng" như cư dân nông nghiệp nên vn của cư dân ít  
nhiu có skhác biệt cư dân trên đất lin. Vấn đề tchc, qun lý các vn mang tính  
tqun trong từng gia đình, dòng tc và cộng đồng và độc lp vi squn lý ca Nhà  
nước. Đứng đầu mi vn có mt Vạn trưởng và những người cao tui (Liên gia  
trưởng) qun lý cộng đồng.  
Vạn trưởng là người uy tín, được cư dân kính trọng. Ông là người ln tui, có  
nhiu kinh nghim trong nghnghip truyn thng, có khả năng đọc và viết để làm  
các giy t, nguyn vng của cư dân đối vi chính quyền địa phương. Ông là người  
đứng ra tchc lhi của cư dân trong vạn. Vạn trưởng không theo nguyên tc cha  
truyn cho con.  
Cùng vi Vạn trưởng, tchc xã hi truyn thng của cư dân còn có Hội đồng  
"Liên gia trưởng". Hội đồng gm những người ln tuổi, được cư dân tín nhiệm. Mi  
Liên gia trưởng đại din cho 15 - 20 hộ gia đình cư dân vạn đò.  
+ Qun lý của Nhà nước  
Tùy tng thi klch s, qun lý của Nhà nước đối vi cộng đồng cư dân có sự  
3 Sliu thng kê ca Uban Nhân dân thành phHuế năm 1980.  
43  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương ở Tha Thiên Huế: quá trình hình thành và đặc điểm …  
khác nhau. Dưới thi Nguyn, việc xác định số lượng cư dân và việc quản lý cư dân rất  
khó khăn. Chính vì vậy, vic qun lý của Nhà nước đối vi cộng đồng còn được da  
trên cơ sở ca squn lý các làng xã nông nghiệp. Cư dân trên sông Hương chịu mt  
sthuế nhất định và được biên chế trong tng Võng Nhi [4 ; 7]. Dưới chính quyn thc  
dân Pháp, chính quyn Vit Nam Cng hòa và sau này là chính quyn cách mng, cư  
dân được tp hp với các phường xã trên đất liền theo địa gii hành chính. Trước  
TĐC, vic qun lý cộng đồng được giao cho các phường xã có cư dân vạn đò cư trú.  
2.4. Thực hành tín ngưỡng, tôn giáo  
Khác với ngư dân vùng biển và đầm phá Tha Thiên Huế, cư dân vạn đò  
sông Hương không “ra khơi vào lộng”, không nuôi trồng thy hi sn mà chỉ đánh bắt,  
khai thác thy sản trên sông Hương. Tuy nhiên, họ luôn đối mt vi nhng bt trc khi  
cư trú tạm btrên thuyn nên họ đặt nim tin các thn linh, chda tinh thn cho cuc  
sống mưu sinh. Trong đó, thực hành hthống tín ngưỡng ca cộng đồng cư dân nông  
nghip (tế thành hoàng, lcúng rào, ltế ở đình vạn) và ở các gia đình (thờ cúng ông  
bà, ttiên, lcu an trong h). Liên quan đến nghnghip, cư dân thường tchc các  
l: Lễ đầu năm của chu kỳ đánh bt, lcúng tngh, lcúng Rm tháng by, lcúng  
Tam phlà nhng nghi l, cúng tế quan trng nht trong cộng đồng cư dân [5, tr. 108 -  
109].  
Đặc bit, mi vn ca cư dân đều có miếu thMu, Bà Thuỷ để cư dân cu  
khn ti miếu vào ngày quy định và các ngày sóc, vng. Có thmiếu này ging nhà  
thchung, khi di chuyển đến nơi khác họ đem bát hương ở miếu thờ đó đến nơi cư trú  
mới để tiếp tc thcúng. Trong thc hành tín ngưỡng ngoài vic thBà Thu, cư dân  
vạn đò sông Hương còn có nhiều người ln tui, có kinh nghim làm Thy cúng và  
Thầy đồng hgn lin vi các hoạt động trên là các hình thc cha bnh bng ma  
thut. Ngoài ra, trong quan niệm cư dân còn có những kiêng ksau:  
- Khi gió bão, làm ăn không thun li, hsa soạn đĩa hoa quả và thp nhang  
lên bàn thttiên, bàn ththy thần để cu mong Bà Thy phù hcho tai qua nn  
khi, gp nhiu may mn.  
- Không được gi tên các thn linh mt cách vô cớ, như rái cá thì gọi là Ông Rái  
và khi đánh bắt cá cũng không nói đến ông Hà Bá, rái cá và các con h, mèo, kh.  
- Kiêng người llên thuyn của mình; không được bước qua dây, ngư cụ đánh  
bt cá và dng ckhai thác cát sn.  
- Kiêng phnmang thai lên thuyền, kiêng thăm phụ nsinh nhay phnữ  
hư thai, sẩy thai do lo snhững điều không may mn, bt trc xy ra trong quá trình  
làm ngh[5, tr.111].  
2.5. Hoạt động kinh tế truyn thng  
44  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S3 (2021)  
Cơ cấu ngành nghề khá đơn giản nhưng lại rất đa dng, nng về lao động chân  
tay, phân công lao động đơn giản, lao động mang tính mùa v, các ngun thu nhp có  
được mang tính tm thi, không ổn định. Nhng ngành nghchính của cư dân gắn  
lin với môi trường cư trú trên sông nước chyếu: Đánh bt, nuôi trng thy sn, vn  
chuyn tre na vt liu xây dng, khai thác cát sạn… xích lô, sửa xe đạp, thhàn, n,  
sơn, đúc bờ lô, buôn bán hàng rong, thmay, thu gom phê liu, làm thuê, bc vác ở  
chợ và xe ôm…  
Kinh tế truyn thng ca cộng đồng cư dân trên sông Hương phụ thuc rt ln  
vào điều kin tnhiên nên nghnghip chính của cư dân tại các vạn đò trên sông  
4
Hương gm:  
+ Hoạt động ngư nghiệp  
Dưới thi Nguyn, mặt nước, đầm phá là mt dng "thủy điền" thuc quyn  
qun lý của Nhà nước. Mặt nước sông Hương và vùng phụ cn có các vạn đò/làng chài  
được triều đình giao cho các làng xã trên đất liền lãnh trưng mặt nước để bao thu  
thuế má, thu tiền đò dọc, ngang nộp cho Nhà nước theo nhng tlệ đã được quy định  
trước [6; 7].  
- Đánh bắt cá, tôm: Cư dân sử dụng lưới cước thay cho lưới dây gai truyn  
thống khi đánh bắt ở thượng ngun và hnguồn sông Hương. Cư dân vạn đò sông  
Hương tính lịch con nước lên/xung theo tun, ngày, thm chí tính theo gitrong ngày  
để khai thác cát sạn, đánh bắt cá. Cư dân quan nim thời điểm nước lên hay xung,  
chy hay dừng như sau: Con nước lên (nước tr): Khi thy triu bin dâng cao, lung  
nước chy tbiển vào theo hướng lên thượng ngun. Con nước chảy (nước rt): Lung  
nước chảy theo hướng từ thượng ngun ra bin. Nửa con nước (nước đứng): Là  
khong thi gian cui của con nước lên hay xung.  
Ngoài các hình thức đánh bắt cá như trên, cư dân còn có các hình thức đánh  
bt cá bng bthc vt. Loi bả này được ly thạt cây mác. Cư dân mua hạt đem về  
giã nhỏ đặt trong bao cát, sau đó khoanh lưới khu vc có cá và thbao cát có bt ht  
mác xung sông làm cho cá bcay mt và ni trên mt nước. Hdùng vợt để bt cá  
hay dùng lưới để kéo cá. Hình thức đánh bắt này khá phbiến và ít ảnh hưởng đến  
ngun li tnhiên.  
Cư dân còn có hình thức đánh bắt cá bằng "đọt" hay "chỉa". Thân đọt/chỉa được  
làm bng cây hóp nhdài t1,2-1,5m, bên ngoài trơn và láng được gn 3 hoặc 5 răng  
bng thép và có mấu để khi đâm trúng cá rút lên không bị rơi...  
Cư dân đánh bắt cá bằng điện (c quy): Hình thức đánh bắt cá này được thc  
hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm (để tránh skim tra ca chính quyền địa phương).  
4 Sliệu điều tra của chúng tôi năm 1998 - 1999 và qua li kể ông Võ Văn Kèn, Vạn trưởng vn VDạ năm  
1999; ông Trn Xuân Anh t21 khu vực VII khu TĐC Phước Vĩnh năm 2009.  
45  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương ở Tha Thiên Huế: quá trình hình thành và đặc điểm …  
Đây là phương thức đánh bắt cá mang tính hy dit ngun thy sản sông Hương cũng  
5
như vùng đầm phá gây bt bình trong cộng đồng cư dân đánh bắt cá truyn thng .  
So vi việc đánh bắt cá bằng lưới, bthc vt (ht cây mác), ắc quy/điện hình  
thức đánh bắt cá bằng đọt/cha hiu qukinh tế không cao chbsung thêm thức ăn  
trong bữa cơm gia đình.  
Đánh bắt cá bng thuc n: Trước đây, tại thượng nguồn sông Hương cư, dân  
còn duy trì hình thức đánh bắt bng thuc n. Họ thường đến nhng vực nước sâu hai  
bên là vách núi, vách đá cho nổ bộc phá dưới nước để làm vmt và bong bóng cá.  
Nhng con cá ln bchìm xuống được người dân ln xung vt lên. Hình thức đánh  
bt này tàn phá, hy hoại môi trường sinh thái của động - thc vật dưới nước đã bị  
nghiêm cm tlâu.  
- Nuôi cá lng  
Hình thc nuôi cá lồng trên sông Hương đã có từ thp niên 70 ca thế kXX.  
Buổi ban đầu shộ gia đình cư dân sông Hương nuôi cá lồng tp trung chyếu các  
vạn Khương Thượng, Tân Lập. Sau năm 1975, do thiếu ngun cá ging; mt khác trong  
chính sách phát trin kinh tế đã có nhiều hộ gia đình sống trên đất liền đào ao, thả cá  
nên cư dân sông Hương ít phát triển hình thức này. Sau năm 1986, cư dân "rộ" lên hình  
thc nuôi cá lng. Thc tế cho thy, nuôi cá lng là công vic phù hp vi li sống cư  
dân, thức ăn dễ kiếm, tn dng rong, totừ sông Hương. Nuôi cá lồng đã tạo vic  
làm, tăng thu nhập của cư dân. Tuy nhiên, cần có những quy định về địa điểm, cách  
thc tchc, hình thc nuôi cá lng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và  
cảnh quan đô thị thành phHuế.  
+ Khai thác cát sn, vn chuyn tre na và thuyn du lch  
Khai thác cát sn và vn chuyn tre na và thuyn du lch chiếm vtrí quan  
trọng trong cơ cấu nghnghip của cư dân vạn đò sông Hương trước TĐC. Trong đó  
khai thác cát, sn vn chuyn tre na là nhng công vic có từ trước năm 1975; thuyền  
du lch có tnhững năm 1986 đến nay. Những người ln tui trong cộng đồng cho  
chúng tôi biết trước đây các vạn An Hội, Phường Đúc, Kim Long là những vn có số  
lượng hộ gia đình chuyên khai thác cát sn, vn chuyn tre na.  
- Khai thác cát sn:  
Theo thng kê ca UBND Thành phHuế năm 1997, cư dân vạn đò ở các  
phường VDạ, Kim Long và Phường Đúc là những vn có số lượng gia đình tham gia  
5 Theo anh Võ Văn Bảy cho chúng tôi biết: Vi hình thức đánh bắt này cá to hay nhỏ ẩn náu trong các bi  
cây đều có thbtê lit. Nhng con mang thai trong thi ksinh sn nếu thoát được số lượng cá con cũng  
gim khong 40%. Hình thức đánh bắt cá này đã cấm từ lâu, nhưng vì nguồn lợi trước mắt cư dân vẫn tiếp  
tục làm. Đối vi những cư dân đánh bắt cá bằng lưới rt bt bình vi các hộ gia đình đánh bắt cá bng  
điện do hudit ngun li tnhiên [4, tr. 59].  
46  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S3 (2021)  
khai thác cát sn cao so vi các vạn đò khác. Trong tng s725 hộ gia đình cư dân có  
180 hộ gia đình cư dân vạn đò. Phường Kim Long có 65/180 h, Phường VDcó  
58/180 hộ, Phường Phường Đúc có 44/180. Các phường còn li Phú Bình có 10 h,  
Phường Vĩnh Ninh có 02 hộ và Hương Sơ có 01 hộ [4, tr. 73].  
Sau năm 1975, cư dân tạo ra các phương tiện, dng ckhai thác cát bng ròng  
rc kéo ngang thay sức người (trước đây phải ln xung sông xúc cát): Một người  
đứng trên thuyền dùng thanh tre dài có móc xúc đựng cát đặt xung lòng sông, mt  
người còn li kéo ròng rọc ngang đặt mui thuyn (các ròng rọc kéo này được sdng  
bng chân - ròng rọc được ni vi cái xúc cát bng dây thng) kéo cát lên mặt nước.  
Khai thác cát, sn là vic nng nhọc, đòi hỏi cư dân phải có sc khe mi chịu được  
thi gian làm việc kéo dài dưới nước, nhất là vào mùa mưa lạnh. So vi các ngành  
nghề liên quan đến sông nước, khai thác cát sn là nghcó thu nhp cao, nhng cư dân  
làm nghnày thưng có nguy cơ bcác bnh vhô hp, viêm tai giữa đối vi nam gii  
và phkhoa đối vi phnữ…  
- Bên cnh nhng hộ gia đình khai thác cát, sạn, còn có có mt shộ gia đình có  
thuyn chuyên vn chuyn cát, sn thuê. Các chthuyn xếp hàng tsáng sớm để vn  
6
chuyn cát từ máy hút trên thượng nguồn sông Hương và vn chuyn vthành ph.  
- Vn chuyn tre, na  
Cư dân lên phía thượng ngun mua tre, kết bè chuyn vthành phphc vụ  
nhu cu xây dựng. Thông thường mi chuyến đi như vậy kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Mi  
bè tre có từ 100 đến 120 cây tre. Cùng vi sphát trin ca thành ph, cát, sn và tre là  
nhng nguyên liu/vt dng không ththiếu trong quá trình xây dng.  
+ Thuyn du lch  
Trước năm 1975, hình thức phc vthuyn du lịch chưa phát triển, có chăng  
chcó nhng chiếc thuyền làm “dịch vụ “ từ Bến Me xuống Thương Bạc chuyên dành  
cho khách “làng chơi”. Đến những năm đầu thp niên 90 ca thế kXX, khi Huế bt  
đầu có nhng hoạt động tham quan, du lch, nghe ca Huế trên sông Hương đã có  
nhiu hộ gia đình cư dân vạn đò tham gia hoạt động này. Năm 1990, ti thành phố  
Huế chcó 20 thuyn phc vkhách du lch, cuối năm 1995 theo thống kê ca Hp tác  
xã đường sông số lượng thuyn du lch là 89 chiếc, trong đó cư dân vạn đò có 13  
6 Theo li ông Nguyễn Văn Toàn (khu TĐC Kim Long), trước đây cư dân vạn đò phường Kim Long và cư  
dân các vạn đò khác gia nhập Hp tác xã khai thác cát sn Kim Long, Hp tác xã này hoạt động được  
khoảng 10 năm thì giải th. Hin nay chính quyền địa phương đã nghiêm cấm tt ccác hình thc khai  
thác cát sạn trên sông Hương Năm 1976-1977 đã thành lập Hp tác xã khai thác cát sn Kim Long do ông  
Đỗ Tn Kha làm chnhim, hoạt động đến năm 1985 thì giải th. Trong Báo cáo Hi thảo Đánh giá nhanh  
Dòng chảy môi trường cho lưu vực sông Hương, miền Trung Vit Nam năm 2004 tại Huế cho biết có  
khong 400 hdân sng chyếu bng nghkhai thác cát sỏi trên sông Hương. Tổng lượng cát và si khai  
thác hàng năm vào khoảng 225.000 - 300.000 m3 .  
47  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương ở Tha Thiên Huế: quá trình hình thành và đặc điểm …  
thuyn. Thuyn du lch là hoạt động kinh tế đem lại ngun thu nhp cao, ổn định, thu  
hút nhiu hộ cư dân vạn đò sông Hương tham gia. Số lượng thuyn du lịch tăng lên  
theo nhu cu ca khách du lịch, đặc bit khi Qun thDi tích cố đô Huế được  
UNESCO công nhn là di sản văn hoá thế gii (1993).  
+ Hoạt động chăn nuôi  
Vào mùa hè khi sông Hương bắt đầu cạn, cư dân làm những nhà "ch" hay nhà  
tm bên cnh chiếc thuyn, chiếc ghe. Có những gia đình dựa vào địa thế ca bsông  
để để làm nhà chhay chung tri thln, gà... Có nhng hnuôi t5-6 con ln bng  
các thc phm có sn ở sông Hương như rong rêu (công việc này trem có thkhai  
thác được) và các thrau dp nát (chợ Đông Ba), thân cây chuối và các loi bt cám  
để nuôi lợn, gà. Cư dân chủ yếu nuôi gà để cúng, kỵ trong gia đình, rất ít khi buôn bán,  
7
trao đổi .  
+ Các hoạt động kinh tế khác  
Trong mt nghiên cu, tác giả Đỗ Minh Khuê nêu thc trng việc làm cư dân  
vạn đò sông Hương trước TĐC “Rất nhiu dân vạn đò làm các nghề trên b. Dc hai bờ  
sông gn chợ Đông Ba, cầu Gia Hi có nhng vạn đò đậu san sát và chca chúng hàng ngày  
lên đất liền làm đủ các thứ lao động giản đơn, thu nhập thp: Bán hàng rong, bốc vác, đạp xích  
lô, bán vé số…” [9, tr. 62].  
dân vạn đò sông Hương phải làm nhiu ngành nghề khác nhau để mưu  
sinh. Trong đó làm thuê là công việc có số lượng cư dân tham gia đông nhất, ngoài ra  
cư dân còn bốc vác thuê chợ Đông Ba, buôn bán nhỏ, thmay, bán hàng rong... Khi  
nhu cu xây dựng đô thị và phc vkhách du lch Huế thì những thanh niên này đi  
phthnề, đổ bê tông, đạp xích lô, xe thphc vkhách du lịch… đã làm tăng thêm  
cơ cấu ngành nghcủa cư dân nhưng những thách thc về đào tạo ngh, thu nhp,  
mc sng, tiếp cn các dch vxã hi vn là nhng vấn đề nan gii trong buổi đầu  
TĐC.  
3. KT LUN  
Qua việc phân tích các đặc điểm kinh tế, xã hội và tôn giáo tín ngưỡng ca cng  
đồng cư dân vạn đò sông Hương thì điều kin tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong  
shình thành các vạn, đặc điểm cư dân, lối sống và văn hoá sông nước.  
Văn hoá, văn hoá tâm linh trong đó có tín ngưỡng thMu, Bà Thu, Thuỷ  
thn và nhng kiêng klà nhu cầu văn hoá tâm linh của cộng đồng cư dân còn hin  
hữu lâu dài đối vi những cư dân sinh kế gn liền sông nước, là điểm ta, nim tin còn  
7
Theo ông Võ Văn Kèn, các hộ gia đình sông Hương thường nuôi ln, gà trên nhà chồ, cư dân sử dng  
trong cúng kỵ gia đình là chủ yếu chứ không chăn nuôi theo hướng thương mại như cư dân trên đất lin.  
48  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S3 (2021)  
“đồng hành”với cư dân nên cần được nghiên cứu sâu hơn để phát huy các giá trị cũng  
như bảo tn giá trị độc đáo của cư dân sông nước Vit Nam nói riêng và khu vc  
8
Đông Nam Á nói chung .  
Cơ cấu ngành nghtruyn thng của cư dân sẽ thay đổi do tác động bi chính  
sách TĐC, không cho phép khai thác cát sạn trên sông Hương, sự biến đổi khí hu và  
cn kit nguồn tài nguyên thiên nhiên đã và đang thách thức đời sng kinh tế ca cng  
đồng cư dân này.  
Chính sách di di, gii toả, TĐC đã tách một bphận cư dân ra khi môi  
trường sng, không gian sinh tn cũ dẫn đến sbiến mt/thay đổi thực hành văn hoá  
và các ngành nghkinh tế truyn thng của cư dân là điều không tránh khi. Vấn đề  
đặt ra là cn có nhng nghiên cu liên ngành vcộng đồng cư dân vạn đò sông Hương  
trong sự đối sánh với cư dân sông nước min Trung Vit Nam và Đông Nam Á cũng  
như trên thế gii trong quá trình hi nhp, phát trin.  
TÀI LIU THAM KHO  
[1]. Didier Bertrand (1993). Les Sampaniers sur La Rivière des Parfums. Roneo.  
[2]. Didier Bertrand (1996). The Thay: Masters in Huê Vietnam, Asian Folklore Studies, Volume  
55, pg 271 - 286.  
[3]. Nguyn Mnh Hà (2002). Cư dân trên sông Hương trong chiến lược phát trin du lch ở  
Tha Thiên Huế, Tp chí Huế Xưa &Nay, s41 tr. 78 - 82.  
[4]. Nguyn Mnh Hà (1999). Kinh tế và xã hội cư dân trên sông Hương Huế từ năm 1954-  
1975. Luận văn Thạc s, Trường Đại hc Khoa học, Đại hc Huế.  
[5]. Nguyn Mnh Hà (2020). Sự thay đổi đời sống tín ngưỡng của cư dân vạn đò sông Hương,  
Tp chí Dân tc hc, s4, tr. 107 - 115.  
[6]. Trần Đình Hằng (2006). Vnhng ngôi làng không có ruộng đất Tha Thiên Huế, Tp chí  
Nghiên cu và Phát trin, SKhoa hc và Công nghtnh Tha Thiên Huế, s5-6 (58-59), tr.  
60 67.  
[7]. Trần Đình Hằng (2008). Làng xã truyn thng vi vic qun lý mặt nước vùng đầm phá  
Tam giang, sông Hương, Thông tin khoa hc Phân viện Văn hóa Nghệ thut Vit Nam ti Huế,  
s3, tr. 23-44.  
[8]. Đỗ Minh Khuê (1999). Tìm hiu cộng đồng dân cư vạn đò Huế và sô nhiễm môi trường  
sông Hương, Tp chí Dân tc hc, s1, tr. 59 - 65.  
[9]. Phan Hoàng Quý (1999). Sinh hot nhng vạn đò trên sông Hương trước năm 1975, Nghiên  
cu Huế, Tp 1, Trung tâm Nghiên cu Huế, tr.133 - 155.  
8 Bo tồn tín ngưỡng này là bo tồn văn hóa của chính các chnhân sáng tạo văn hóa, trong bối cnh bo tn  
Tín ngưỡng thMu Tha Thiên Huế. Hin nay tnh Tha Thiên Huế đã thành lập Ban Bo trvà vn  
động Tín ngưỡng thMu Tha Thiên Huế  
49  
Cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương ở Tha Thiên Huế: quá trình hình thành và đặc điểm …  
[10]. Văn Đình Triền (1993). Phường VD, Tp chí Huế Xưa & Nay, s3, tr. 77 - 91.  
[11]. Uban Nhân dân tnh Tha Thiên Huế (2013). Điạ chí Tha Thiên Huế - Phần Dân cư và  
Hành chính, Nxb Thun Hóa, Huế.  
[12]. Nguyễn Như Ý (chbiên) (1998). Đại từ điển tiếng Vit, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.  
COMMUNITY OF BOAT PEOPLE RESIDING ON HUONG RIVER IN THUA  
THIEN HUE PROVINCE: FORMATION AND CHARACTERISTICS OF CULTURE,  
SOCIETY AND ECONOMY  
Nguyen Manh Ha  
Faculty of History, Hue University of Sciences, Hue University  
ABSTRACTS  
The boat people residing on Huong River are a special community because of the  
lifestyle on the boat, concentrating in small groups from upstream to downstream  
and tributaries of the Huong River, which runs through Hue City. This community  
has a long history of formation with many characteristics in many aspects of  
culture, society and economy. All of these have created a unique feature and posed  
many challenges in the management and promotion of social and economic  
development of the Huong River boat people community. This study will analyze  
the formation, characteristics, quantity, socio-political organization, religious  
beliefs and traditional economic activities of the Huong River boat people  
community. This is the basis for proposing solutions to manage, conserve and  
sustainably develop economic, cultural and social values of this resident  
community in Hue City.  
Keywords: Boat people residing on Huong River,Community, Conserve.  
Nguyn Mnh Hà sinh ngày 29/12/1974. Năm 1996, ông tốt nghip cử  
nhân chuyên ngành Lch stại Trường Đại hc Khoa học, Đại hc Huế.  
Năm 1999, ông tốt nghip thạc sĩ chuyên ngành Lịch sVit Nam ti  
Trường Đại hc Khoa học, Đại hc Huế. Từ năm 1997 đến nay, ông công  
tác ti Trường Đại hc Khoa học, Đại hc Huế.  
Lĩnh vực nghiên cu: Dân tc hc - Nhân hc.  
50  
pdf 12 trang baolam 12/05/2022 6560
Bạn đang xem tài liệu "Cộng đồng cư dân Vạn Đò sông Hương ở Thừa Thiên Huế: Quá trình hình thành và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfcong_dong_cu_dan_van_do_song_huong_o_thua_thien_hue_qua_trin.pdf