Đào tạo nghề cho các lao động ở nông thôn trong thời kì hội nhập

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÁC LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN  
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP  
VOCATIONAL TRAINING FOR RURAL LABOR IN THE INTEGRATION PERIOD  
TS. Nguyn ThThu Thy  
Trường Đại học Thương mại  
Tóm tắt  
Tham gia TPP sẽ mang đến cơ hội rt ln cho nông nghip ca Việt Nam khi được tiếp  
cn vi mt thị trường xut khu rng ln vi nhiu mt hàng xut khu nông nghip chlc ca  
Vit Nam có mc thuế bng 0%. Nn kinh tế Vit Nam nói chung và ngành nông nghip nói  
riêng sphải đối mt vi nhiu thách thc khi phi chu sc ép cnh tranh ln vi hàng nhp  
khu ngay trên thị trường trong nước. Để nm bt kp thời các cơ hội, để từ đó đổi mi và phát  
trin nông nghip thành công thì các lao động nông thôn cn phải đổi mi cho phù hp vi  
nhng yêu cầu cũng như thách thức mi trong thi kì hi nhp. Mc tiêu ca bài viết là nêu lên  
thc trng của lao động nông thôn trong bi cnh hin tại để từ đó đưa ra một sgiải pháp đào  
to nghcho lực lượng lao động nông thôn sao cho phù hp vi thi kì hi nhp sâu rộng như  
hin nay ca nn kinh tế.  
Tkhóa:đào tạo nghề, lao động nông thôn, thi khi nhp.  
Abstract  
Joining the TPP will bring great opportunities for Vietnam's agriculture when accessing  
to a vast export market with major agricultural exports of Vietnam with 0% tariff. However,  
Vietnam economy in general and agriculture in particular will face many challenges when they  
must compete to imported goods in the domestic market. To seize timely opportunities in order to  
innovate and develop the agriculture successfully, rural workers need to innovate to suit the  
requirements as well as new challenges in the integration period. The goal of the article is to  
analyze the status of rural workers in the current context; on that basis, a number of solutions for  
vocational training for the labor force in rural areas in the current period of deep international  
economic integration are proposed.  
Key words:vocational training, rural labor, integration period.  
749  
1. MỞ ĐẦU  
Hi nhp kinh tế quc tế hiện nay đang là một xu thế khách quan. Sự gia tăng mạnh mẽ  
của toàn cầu hóa kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược, hi  
nhp phù hp vi nn kinh tế thế giới và khu vực. BChính trị đã ban hành Nghị quyết s22-  
NQ/TW về hi nhp quc tế, khẳng định “chủ động và tích cực hi nhp quc tế là định hướng  
chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hin thắng lợinhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quc Vit  
Nam xã hội chủ nghĩa” (Nghị quyết ca Bchính trvhi nhp quc tế, 2013). Việc đẩy mạnh  
tham gia hội nhp vi nn kinh tế thế giới và khu vực là một vấn đề quan trọng trong công cuộc  
đổi mới.Cthể là Việt Nam đã tham gia vào hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình  
Dương (Trans - Pacific Partnership - TPP). Quy mô của TPP sẽ to ra nhiu thuận lợi cho nn  
kinh tế Việt Nam vềcác lĩnh vực quan trọng như tài chính ngân hàng, đầu tư, viễn thông và  
thương mại điện t, xut khẩu hàng hóa,… Tham gia TPP sẽ mang đến cơ hội rất lớn cho nông  
nghiệp ca Việt Nam khi được tiếp cn với một thị trường xuất khu lớn hơn, vi nhiều mặt hàng  
xut khẩunông nghiệp mà có mức thuế bằng 0%. Hơn nữa, vấn đề đầu tư xuyên quốc gia đi kèm  
vi khoa học công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ năng lực lao động sẽ tạo điều kin thun  
lợi cho nâng cao quy mô phát triển sn xuất, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng  
phát triển bền vững và nâng cao giá trị sn phẩm.  
Bên cnh những thuận lợi, Việt Nam cũng phải đối mặt vi những thách thức không nhỏ  
ví dụ như vấn đề lao động khi tham gia hiệp định TPP.Cth, ngành nôngnghiệp sphải đối mặt  
vi nhiu thách thc khi phi chu sc ép cạnh tranhlớn vi các mặt hàng nhập khẩu ngay ctrên  
thị trường ở trong nước. Mc dù scắt giảm thuế khi tham gia TPP, nhưng tại nhiều nước vn  
còn hàng rào phi thuế cao, các quy định khác của TPP về bảo vệbản quyền (giống, thuốc bảo vệ  
thc vật, phân bón, thuốc thú y), lao động, nguồngốc xut xứ, bảo vệ môi trường cũng rất cht  
ch. Vì vậy, TPP cũng có thsto ra những yếu tcó thể kìm hãm phát triển nông nghiệp Vit  
Nam hiện ti.  
Để nắm bắtkp thời các cơ hội, để từ đó đổi mới và phát triển nông nghiệp thành công thì  
chthtrc tiếp là nông dân cn phải đổi mới cho phù hp vi những yêu cầu cũng như thách  
thức mới trong thời kì hội nhp.Khó khăn lớn nhất đốivới nông dân và lao động nông nghiệp nói  
chung là hầu như chưa được đào tạonghề, dẫn đến còn nhiều hn chế về trình độ lao động và áp  
dụng kỹ thuật công nghệ trongsản xuất nông nghiệp. Điều này đồng thời dẫn đến năng suất và  
chất lượng sản phẩm cósức cnh tranh thp. Ngoài ra, vic thc hin kiểm soát chất lượng, vệ  
sinh an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo, thiếu các chế tài và biện phápngăn chặn, phòng ngừa. Nên  
đây có thể là các rào cản ngăn chặn khả năng xuất khu nông sản ViệtNam sang thị trường các  
nước.  
Bài viết này chỉ ra thc trạng của việc đào tạo nghề cho các lao động nông thôn tại Vit  
Nam, và đề xuất một số biện pháp để khc phục các điểm yếu ca hin trạng này nhằm mục đích  
nâng cao chất lượng lao động tại nông thôn cho phù hợp với xu hướng hội nhp quc tế chung  
ca cnn kinh tế.  
750  
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÁC LAO ĐỘNG Ở NÔNG  
THÔN  
Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm  
trong giai đoạn hin nay, khi mà đất nước có shi nhp sâu rộng vào thị trường quc tế thông  
qua các hiệp định của TPP. Cthể là, theo [1], Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số  
1956/QĐ-TTg để phê duyệt các đề án cho việc đào tạo các lao động nông thôn đến năm 2020. Đề  
án này là các căn cứ để các bộ ban ngành hoạch định các chính sách và có các chiến lược đào tạo,  
nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, ví dụ như Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có  
các công văn tương ứng để chỉ đạo các công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của Tổng cục  
dạy nghề [3].  
Việc nghiên cứu vvấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được đề cập bởi  
nhiều chuyên gia từ các Trường, Học viện, Tổ chc chính trị xã hội khác nhau thông qua các  
công bố nghiên cứu và ti các hi tho các cp. Theo tổng cục trưởng tổng cục dạy nghề Nguyễn  
Tiến Dũng [10], số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực ca nn kinh tế quốc dân là trên 47  
triệu người, trong đó lao động đang làm việc trong nông thôn chiếm gần 70%, làm việc trong lĩnh  
vực nông nghiệp chiếm 51%. Hơn thế na, các vấn đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn  
cũng được đưa vào nghị quyết của đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố [10].  
Khi Việt Nam tham gia vào hiệp định TPP, thị trường lao động có nhiều cơ hội, nhưng  
cũng gặp không ít các thách thc. Cthể là, theo [7,11] có tới 47,7% số người trong độ tuổi lao  
động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; nhưng chỉ có 3% trên 16% số lao  
động (ở các loại nghành nghề khác nhau) được đào tạo các nghề có liên quan đến lĩnh vực này.  
Điều này cho thấy cơ cấu trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiu du hiu  
bất n, nhất là đối với các lao động ở vùng nông thôn.  
Cũng theo [11, 12], mặc dù có những điều chỉnh lớn trong lực lượng lao động nông thôn,  
xu hướng chuyển dịch lao động dư thừa từ nông thôn ra thành thị mới chdừng lại ở mức độ rt  
thấp và những chính sách về thị trường lao động đã tạo ra những rào cản lớn ngăn cách nông thôn  
với thành th. Hơn nữa, năng suất lao động nông nghiệp nước ta thấp hơn vài chục lần so vi các  
nước phát triển hơn trong ASEAN và thấp hơn hàng trăm lần so với các nước G20. Chính vì vậy,  
vic ci thiện năng suất lao động cũng là một trong các vấn đề cn phi quan tâm trong trong các  
chính sách và các chiến lược đào tạo cho các lao động ởnông thôn để ci thin vấn đề này.  
Có thnói rằng các nghiên cứu đều đã chỉ ra các rào cản và hạn chế của lao động nông  
thôn trong thời kì hội nhập. Tuy nhiên cần có nhưng nghiên cu cthvthực trang của vấn đề  
đào tạo nghề để từ đó khuyến nghị các giải pháp tương ứng cho các lao động nông thôn trong giai  
đoạn hi nhp hin nay.  
3. THỰC TRẠNG CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ  
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP  
Hi nhp khu vực đang thhin vai trò chủ đạo vi nhiều hình thức phong phú, đa dạng,  
đặc biệt là tại khu vc Châu Á - Thái Bình Dương. Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có  
thêm điều kin để phc vchiến lược phát trin kinh tế - xã hộinâng cao vị thế ca Việt Nam trên  
751  
trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ gặp không ít cơ hội và thách thức, đặc biệt là trong vấn  
đề lao động nói chung và lao động ở nông thôn nói riêng.  
Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là một trong các yêu cu tt yếu của quá trình  
hi nhập. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê (2015), ttrọng lực lượng lao động đã  
qua đào tạo ở nước ta vẫn còn rất thp. Cthể là chỉ tính riêng năm 2014 thì trong tổng số 52,7  
triệu người có việc làm của cả nước, chcó 9,6 triệu người có việc làm được đào tạo, chiếm  
18,2% tổng số người có việc làm. Việc làm vẫn tiếp tục bị dồn nén trong khu vực nông nghiệp  
với năng suất thấp, năm 2011 tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 48,4% thì đến quý 2/2015tỷ lệ  
lao động nông nghiệp chiếm đến 44,7% (xem Bảng 1).  
Bảng 1. Phân bố phần trăm lao động có việc làm theo nhóm ngành kinh tế  
(Đơn vị: %)  
Năm  
Nông, lâm, thủy sản  
Công nghiệp và Xây  
Dịch vụ  
dng  
21,3  
21,1  
21,2  
21,3  
22,1  
2011  
2012  
2013  
48,4  
47,4  
46,8  
46,3  
44,7  
30,3  
31,4  
32,0  
32,4  
33,2  
2014  
Quý 2/2015  
(Ngun Tng cc Thng kê -2015)  
Ở nông thôn hiện nay, những việc được cha truyn con ni hu hết là những lao động gin  
đơn, lao động mùa vụ. Chính vì vậy các công việc lao động này luôn được thhin qua các tác  
phong làm vic chậm chạp, thiếu sự sáng tạo. Hơn thế na, bản thân nhiu người nông dân  
cũngkhông có nhu cầu và khả năng gia tăng quy mô đất đai, to dựng những trang trại sn xut  
quy mô lớn để có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại. Chính những điều này có thể kéo theo nguy  
cơ mất vic của lao động nông thôn. Tư duy ngại thay đổi, trì trệ cũng đang làm cản trnhững  
thăng tiến nghề nghiệp khi các lao động nông thôn này cn thay đổi chỗ làm.  
Theo báo cáo của tổng cục thống kê (2015), vic chuyn dch việc làm từ nông thôn ra đô  
thị cũng còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là tính đếnthời điểm quý 2/2015 thì khu vực thành thcó  
15,73 triệu người có việc làm (giảm 663 nghìn người so với quý 1/2015). Khu vực nông thôn có  
36,81 triệu người có việc làm (tăng 766 nghìnngười so với quý 1/2015.Tham gia TPP sẽ gópphn  
thúc đẩy nhanh tốc độ di chuyển lao động từ nông thôn tới thành phố và các khucông nghiệp. Do  
vy sc ép vviệc làm ở các khu đô thị sẽ tăng lên. Với tình trạngchuyển dịch lao động chậm  
chạp như hiện nay thì vấn đề mất cân bằng giữa cungvà cầu lao động sẽ có nguy cơ trở nên trầm  
trọng hơn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cónguy cơ tăng cao (xem Bảng 2).  
Ngoài những yếu tố bất lợi kể trên thì rủi ro mất vic do có sphá sn của các nông hộ  
cũng là yếu tcn phi kể đến. Nền nông nghiệp nước ta phổ biến là sn xut nhỏ, quy mô hộ gia  
đình là chủ yếu, trình độ kthuật lạc hậu cùng với những ràng buộc vvn sn xut. Do vy,  
không thể ứng dụng được những kỹ thuật, công nghệ hiện đại, phương pháp sản xut tiên tiến vào  
quá trình cung ứng chui sn phẩm nông nghiệp.  
752  
Bảng 2. Cơ cấu lao động theo thành thị/nông thôn  
(Đơn vị: triệu người)  
2014  
2015  
Quý 1  
52,83  
15,55  
37,29  
Quý 2  
53,26  
15,81  
37,45  
Quý 3  
53,44  
15,88  
37,56  
Quý 1  
42,43  
16,39  
36,04  
Quý 2  
52,53  
15,73  
36,81  
Cả nước  
Thành thị  
Nông thôn  
(Ngun Tng cc Thng kê -2015)  
Các hộ nông dân thường là sn xut vi quy mô nhỏ, do đó họ thường phải chu ri ro rt  
lớn vdch hi, thi tiết, năngsuất quá thp, chất lượng giống thấp, chi phí đầu vào cao. Hơn thế  
na vic liên kết chui cung ứng sản phẩm hầu nhưkhông có, rất nhiều khâu trung gian khi đưa  
sn phẩm đến được người tiêudùng,... khiến cho giá thành sản phẩm bị đội giá lên rất cao, khó  
cạnh tranh đượcvới dòng sản phẩm ngoại schy ồ ạt vào Việt Nam khi TPP có hiệu lực do  
huhết các mặt hàng nông sản xut khẩu được giảm thuế về 0%, hoặc còn duy trì ởmức thp.  
Như vậy, lao động nông thôn có nguy cơ cao bị mấtviệc, đồng thời có thphải gánh chịu các  
thit hi kinh tế to lớn do mất thị trườngvào doanh nghiệp nhp khu hoc số ít các doanh nghiệp  
lớn trên thị trường.  
Ngoài ra, quy trình sản xuất theo lối nhỏ lẻ, manh mún cũng khiến chất lượng nông sản  
khóđồng nhất. Mọi nguyên liệu để sn xuất nông sản hầu như phthuộc vào nhà cung cấp từ  
Trung Quốcvi chất lượng chưa được kiểm soát cũng khiến cho nông sản Việt Nam khó vượt qua  
được các đợt kiểm tra chất lượng đột xut. Việc lượng tồn dư chất hóa học,kháng sinh, vi sinh vật  
trong nông sản khiến hàng xut khẩu bị trả lại, gây thithi rt cao.  
Nhận thức rõ được các cơ hội cũng như các nguy cơ có thể tác động đếnnông nghiệp và  
lao động nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiu nỗ lựctrong việc xây dựng, củng cố nn  
tảng tri thức nghề nghiệp cho đội ngũ lao độngnày. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập trong  
công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn hiện nay.  
Hin ti theo báo cáo của Cc thống kê (2015), lực lượng lao động ở khu vực nông thôn  
chiếm tỷ lxp xỉ 69%trong tổng số lao động cả nước. Báo cáo ca Bộ Nông nghiệp và Pháttriển  
nông thôn chra rằng, mỗi năm sẽ có khoảng 2 triệu lao động nông thôn cần đượcđào tạo nghề để  
chuyển đổi sang các ngành nghề khác mà không phải là làm nông nghiệp.  
Không chỉ hn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật màlao động Việt Nam nói chung và  
lao động ở nông thôn nói riêngkhi làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài (xuất khẩu lao  
động) cũng không được đánh giá cao về kỹ năng. Theo công bố ca Ngân hàng Thế giới(2012)  
vkết qukho sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của các lao động Việt Nam so vi yêu cu  
của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á thì thái độ làm việc ca lao động Việt Nam được đánh  
giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng. Một trong các điểm yếu của lao động Việt Nam là thiếu các  
kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹnăng giải quyết vn  
đề. Ý thc vchất lượng vàđúng giờ/đáng tin cậy là những kỹ năng thiếu hụt lớn nht. Ngoài ra  
753  
còn thiếu những kỹ năng vkhả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng làm việc nhóm,  
khảnăng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng máy tính cơ bản…  
Thực trạng của công tác đào tạo nghề cho các lao động ở nông thôn  
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta chưa được coi trọng đúng mức.  
Xã hội nhn thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi việc đào tạo nghề chỉ  
mang tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Công  
tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn cầm chừng, việc điều tra, khảo sát và dự báo nhu  
cu dạy nghề cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, bản thân nhiều nông dân  
chưa nhận thc đầy đủ vtầm quan trọng của việc đào tạo nghề nên không mặn mà với các trung  
tâm dạy nghề. Các gia đình ở nông thôn thường mong muốn các em học cao hơn và chỉ tính đến  
việc cho con em mình theo học nghề khi không đủ điểm hoặc điều kiện để theo học bất khệ đào  
tạo nào khác. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, công tác đào tạo nghề mới chỉ thu hút được  
25% số lao động trẻ ở nông thôn tham gia, và tỷ lệ này còn thấp hơn ở nhóm lao động đã có tuổi  
(trên 35 tuổi).  
Để giải quyết thc trạng này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-  
TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956). Trong  
đó đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn  
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, ca các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng  
lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đề  
án cũng đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao  
động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất  
lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao độngnông thôn; góp  
phn chuyn dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phc vsự nghiệp công nghip hoá, hiện đại  
hoá nông nghiệp, nông thôn…”.  
Đề án được trin khai thc hin từ năm 2010 và các địa phương đã có những hoạt động  
thiết thực, sáng tạo, và đã đưa ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích hp. Ví dụ  
như, theo [10], mô hình đào tạo nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu  
cho các cây công nghiệp như thuốc lá, chè… (có sự phi hợp giữa địa phương và các doanh  
nghiệp); mô hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề (sự phi hợp giữa địa phương, các  
cơ sở dạy nghề và các làng nghề); mô hình dạy nghề ngắn hạn cho người nông dân ở cộng đồng  
(sự phi hợp giữa địa phương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các trung tâm khuyến nông,  
khuyến lâm, khuyến ngư)…  
Hoạt động dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở  
chuyên dạy nghề mà còn thu hút được sự tham gia của các viện nghiên cứu, các trường đại hc;  
sự tham gia giảng dạy ca những lao động kỹ thut từ các doanh nghiệp; những nghệ nhân, người  
có tay nghề cao trong các làng nghề… Bản thân người nông dân và lao động nông thôn là những  
đối tượng được thụ hưởng chính sách cũng đã tích cực, ủng hộ chủ trương của Chính ph, từ  
việc xác định được nhu cu học nghề của mình phù hợp vi nhu cu phát trin kinh tế - xã hội  
của địa phương đến việc tham gia đầy đủ các khóa đào to.  
754  
Các hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho các lao động ở nông thôn  
Mặc dù công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên,  
kết qu, hiu qudạy nghề cho lao động nông thôn chưa đạt được như mục tiêu của Đề án. Vic  
xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn còn dàn trải, chưa xuất phát tquy  
hoch sn xuất nông nghiệp, quy hoch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên  
tiến hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.  
Mt số địa phương, nhu cầu về công nhân kỹ thuật công nghiệp ti các huyn thkhá cao,  
trong khi ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn lại qua tập trung vào các kthuật nông  
nghiệp. Hoc ở một số nơi, hthống các khu công nghiệp phát trin nhanh, nhu cầu công nhân  
lành nghề về công nghiệp nặng tăng nhưng tỉnh lại mở các lớp may công nghiệp, trồng cây cảnh,  
hoặc nuôi trồng thủy sn. Bên cạnh đó, có tình trạng đúng chuyên môn đào tạo nhưng chất lượng  
nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Thực trạng đó đã  
gây ra tình trạng vừa tha, va thiếu không đáp ứng được nhu cầu lao độngthực tế của địa  
phương. Nhiều lao động đã được đào tạo nghề nhưng khi làm việc tại các doanh nghiệp, khu  
công nghiệp lại không đáp ứng đtiêu chun.  
Ở một số địa phương thí điểm sát nhập cơ sở giáo dục dạy nghề với Trung tâm giáo dục  
thường xuyên, nhưng thực hiện không thống nhất, lúng túng trong trong tổ chc hoạt động, chưa  
phát huy được số biên chế cán bộ, giáo viên đông đảo của trung tâm giáo dục thường xuyên và  
dạy nghề, giới thiu việc làm cho người lao động trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát, thống  
kê kết qu, hiu qudạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, nhất là ở cấp xã.  
Bên cạnh đó, việc thc hiện chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề còn nhiều  
bất cập. Để nâng cao trình độ cho lao động nông thôn, trong quá trình dạy nghề nông dân cần  
phải được tiếp cn vi tri thc khoa hc tiên tiến hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này  
đòi hỏi đội ngũ giáo viên giảng viên phải có trình độ chuyên môn cao cũng như cách tiếp cn phù  
hợp đối với đối tượng người học có trình độ hn chế. Đồng thời, các cơ sở đào tạo phải được  
trạng bị các phương tiện giảng dạy đồng bộ.  
4. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÁC LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN  
TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP  
Qua việc phân tích thc trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay cũng như các  
thách thức mà nông dân Việt Nam đang phải đối mặt khi đất nước trong quá trình hội nhp, có  
ththấy quá trình công nghiệp hoá, và hội nhp quc tế đã, đang và sẽ làm “dôi dư” một lượng  
lao động nông nghiệp lớn và đồng thời to ra các yêu cầu nguồn lao động phi nông nghiệp  
khác.Như vậy, một lượng lao động nông nghiệp buộc phi chuyểnsang các nghề khác tại nông  
thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp. Mặt khác,để đảm bảo an ninh lương thực, và duy trìli  
thế cnh tranh vxut khẩu lương thực và hàng nông sản, Việt Nam cn phi ápdụng mạnh mẽ  
tiến bộ ca khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đểtăng năng suất lao động và nâng  
cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Hay nói cách khác mỗi người nông dân phải trở thành một  
“chuyên gia” trong lĩnh vực nôngnghiệp ca h. Cũng vì vậy, scó những giải pháp khác nhau  
để tạo ra các hình thức đào tạo nghề khác nhau cho phù hp vi nhu cu của lao động nông thôn.  
755  
Giải pháp đào to nông dân trthành người nông dân mới: Đây sẽ là nhóm lao động  
nông thôn có thể duy trì vị thế vànâng cao năng lực cnh tranh ca Việt Nam trong lĩnh vực xut  
khẩu nông sảnkhi tham gia TPP. Như vậy, cn tchức các lớp đào tạo ngắn hn vsn xuất nông  
nghiệp. Tùy theo khả năng nhận thức và tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân mà nhóm đối tượng  
này có thể trở thành các chủ trang trại, nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp (tổ, hi  
nhóm,…) hay nông dân tham gia chuỗi liên kết. Công tác đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này  
cn cho hthấy rõ được lợi ích cũng như khó khăn khi gia nhập thị trường nông sản thế giới. Bên  
cạnh đó cần chra cho hhiu về các quy định, tiêu chun của mỗi quốc gia, mỗi thị trường khi  
tham gia hội nhp.  
Hình thức đào tạo của các nhóm lớp này cũng phải phù hp với mùa vụ của nông dân,  
hoc thời điểm nông nhàn của người lao động.Mt khác, vì mục tiêu ca khóa học là đào tạo các  
lớp cho nông dân có thể thc hiện luôn công việc vi vật nuôi, cây trồng. Điều này đòi hỏi vic  
xây dựng chương trình đào tạo phirất linh hoạt và khoa học.Ngoài ra lớp học còn cung cấp các  
tài liệu khoa học kĩ thuật gắn với lĩnh vực sn xuất mà họ quan tâm, hoặc hướng dẫn hcách tra  
cứu thông tin nhờ ứng dụng CNTT cụ thể là thông qua Internet.  
Gii pháp chuyển đổi từ đào tạo lao động nông nghip sang đào tạo lao động trong các  
làng ngh. Xu hướng chuyển dịch ngànhnông nghiệp và kinh tế ở nông thôn là chuyển mạnh  
sang phát triển các ngànhnghề mới, da trên nn tảng công nghệ ngày càng hiện đại, cthể là  
định hướng xuất khu. Theo xu hướng này, công tác đào tạo lao động nông thôn sẽ là đào to các  
khóa học nghề để tn dụng các ngành thủ công truyền thống là thế mạnh của địa phương,  
hoặcđịnh hướng phát triển ngành nghề tiu thủ công nghiệp mới phù hp với địnhhướng của địa  
phương.  
Hình thức đào tạo nghề cho nhóm này là tập huấn các lớp nghề ngắn ngày, đồng thời mở  
các lớp sdụng kỹ năng ứng dụng CNTT cho các nhân squản lý trong các cơ sở nghề để hcó  
thnắm bắt được các xu hướng, nhu cầu cũng như sử dụng, khai thác tối đa cơ sở htầng CNTT  
trong các cơ sở nghề.  
Đối vi các khu vực mà đã có các doanh nghiệp làng nghề sn có, có thtchức các lớp  
ngắn hn kết hp vi thc tế bằng cách sdụng ngay các nghệ nhân ở chính các cơ sở nghề.  
Ngoài ra nên chú trọng đào tạo nguồn lao động biết sdụng các kĩ năng CNTT như gửi/nhận  
email, tìm kiếm thông tin, quảng bá sn phẩm nhờ các ứng dụng mạng xã hội,…  
Có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nghề và quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua  
các lớp ngắn hn về Marketing hoặc sdụng và quản lý các website thương mại điện tử để hcó  
thể cùng nhau chia sẻ thông tin cũng như xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm làng nghề  
của mình. Việc này được thc hiện thông qua việc gắn hình ảnh hoặc thương hiệu làng nghề trên  
các website làng nghề, website du lịch về địa phương của làng nghề, cũng như các website quảng  
bá về đất nước, con người tại địa phương.  
Gii pháp chuyển đổi đào tạo lao động nông nghip thành đào tạo các lao động công  
nghip ti các khu công nghip, doanh nghip sn xut kinh doanh, dch vụ ở nông thôn.  
756  
Tùy vào tình hình phát triển kinh tế - xã hộica từng địa phương, cần thiết phi kho sát  
nhu cu học nghề của đốitượng, nghĩa là cần có sự phân nhóm đối tượng để tchức các khoá đào  
to phùhp. Ví dụ như, tổ chức các nhóm đối tượng có trình độ hc vn thấp để hình thành các  
lớp ngắn hn, từ xa,… Tuy nhiên cũng có nhóm đối tượng có thể đào tạo với hình thức dài hạn,  
tập trung hơn như những lao động có bằng trung học cơ sở, phổ thông. Họ có thể được đào tạo  
tập trung trong các trung cấp hoặc cao đẳng nghề.Vic quan trọng của đào tạo này là chú ý đến  
chất lượng lao động và nhu cầu của các doanh nghiệp tại địa bàn để tạo ra công ăn việc làm cho  
các nhóm lao động sau đào tạo.  
Giải pháp đào tạo các khóa cho các công vic xut khẩu lao động  
Đối với nhóm đốitượng này, việc đào tạo nghề là bắt buộc và kết quả đầu ra là lao động  
phảiđáp ứng được yêu cu của đối tác nước ngoài. Do đó, chương trình đào tạo, cáchthc tchc  
và đánh giá kết quả đầu ra sẽ bám sát theo nhu cầu của doanh nghiệpnước về lĩnh vực mà lao  
động được đào tạo. Như vậy, điều này đảm bảo là học viên đào tạo xong thì sẽ có việc làm.  
5. KẾT LUẬN  
Hi nhp quc tế đòi hỏi lao động có những kĩ năng lao động mới và sự thích ứng phù  
hp. Mc tiêu ca dạy nghề cho lao độngnông thôn là tạo cho họ có một nghề để hcó thtto  
việc làm trong nông nghiệp thông qua việc tăng năng suất lao động hay tìm được việc làmphi  
nông nghiệp ở các ngành nghề khác. Việc nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn  
cn chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đối vi những nhóm lao  
động cần chuyn dịch sang các lĩnh vực phi nông nghiệp hay để xut khẩu lao động. Nếu vic  
đào tạo nghề không có chất lượng hoặc không gắn được vi việc làm thì người nông dân sẽ  
không tham gia họcnghề nữa và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Do đó, việc tìm hiểu rõ nhu cu  
doanh nghiệp cũng như gắn kết giữa đào tạo nghề với đặc thù phát trin của địa phương sẽ làm  
cho việc đào tạo nghề thc sự có ý nghĩa và cần thiết cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp và  
xã hội. Mt khác trong quá trình đào tạo nghềrt cn thiết có skết hp cht chvi các khu  
công nghiệp dch v, các cơ sở sn xut hay cơ sở làng nghề đhọ một mặt tham gia vào quá trình  
đào tạo; mặt khác có thtạo cơ hội cho ngườihọc được tham gia vào quá trình sản xut thc tế  
ca doanh nghiệp, tạo điều kin cho hcó thcó thu nhập cũng như có việc làm ngay sau khi đào  
to.  
757  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1956/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo lao động nông  
thôn đến năm 2020.  
2. Nghị quyết ca Bchính trvhi nhp quc tế.  
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công văn Chỉ đạo công tác dạynghề cho lao động nông  
thôn, Tổng cục dạy nghề, 2013.  
4. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội. Tổng cc thống kê, năm 2013, 2014, 6tháng 2015.  
5. Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện  
6. The World Bank (2015), Điểm lại cp nhật tình hình phát triển kinh tếViệt Nam.  
7. Tổng cục thống kê Việt Nam, Báo cáo điều tra lao động việc làm hàngnăm và hàng Quý.  
8. World Bank (2013), Vietnam Development Report 2014, Skilling upVietnam: Preparing  
the workforce for a modern market economy.  
9. Hoàng Thị Huệ (2015). Lao động - việc làm của việt nam khi tham gia hiệp định đi tác Xuyên  
thái bình dương (TPP). Kyếu Hi tho khoa hc quốc gia Kinh tế - xã hi việt nam năm 2015.  
NXB Đại hc Kinh tế Quc dân.  
10. Nguyễn Tiến Dũng. (2011). Đào tạo nghcho nông dân trong thi khi nhp quc tế”, có  
11. Nguyễn Thị Thu Hoài. (2014). Hiệp định xuyên Thái Bình Dương: Cơ hi và thách thc đi  
vi thtrường lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh  
doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 21-28.  
12. Lê Thị Hồng Điệp. (2014). Những hn chế về lao động việc làm trên thtrường lao động ở  
Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014)  
48-54.  
758  
pdf 10 trang baolam 12/05/2022 6880
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nghề cho các lao động ở nông thôn trong thời kì hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nghe_cho_cac_lao_dong_o_nong_thon_trong_thoi_ki_hoi.pdf