Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử

TP CHÍ KHOA HC  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCHÍ MINH  
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION  
JOURNAL OF SCIENCE  
Tp 18, S10 (2021): 1879-1893  
Vol. 18, No. 10 (2021): 1879-1893  
ISSN:  
2734-9918  
Bài báo nghiên cứu*  
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA TÂM LINH  
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ  
La Chí Khang*, Lê Hồng Hân Nhiên  
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  
*Tác giả liên hệ: La Chí Khang Email: lachikhangla@gmail.com  
Ngày nhận bài: 17-7-2021; ngày nhận bài sửa: 27-9-2021; ngày duyệt đăng: 20-10-2021  
TÓM TẮT  
Bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp với các thao tác phân tích – tổng hợp,  
thống kê và xử lí thông tin, bài viết phân tích các biểu hiện cụ thể của văn hóa tâm linh người Việt  
trong các sáng tác thơ ca của Hàn Mặc Tử qua bốn phương diện: tín ngưỡng phồn thực, lễ hội,  
hồn – xác, chiêm bao. Từ kết quả nghiên cứu này, bài viết nhận định rằng những biểu hiện của văn  
hóa tâm linh người Việt tồn tại trong thơ ca của Hàn Mặc Tử như một mạch ngầm và được thể hiện  
qua những tầng sâu ý nghĩa. Việc phân tích biểu hiện của văn hóa tâm linh chính là làm rõ tầng  
sâu ý nghĩa đó sẽ góp phần tạo nên sự đồng cảm nơi người đọc trong quá trình tiếp nhận các sáng  
tác thơ ca của Hàn Mặc Tử.  
Từ khóa: tín ngưỡng phồn thực; chiêm bao; lễ hội; văn hóa tâm linh; hồn – xác; thơ  
Hàn Mặc Tử  
1.  
Đặt vấn đề  
Văn hóa tâm linh của người Việt xuất phát từ những nhu cầu tinh thần căn bản nhất  
trong đời sống hằng ngày: thờ cúng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên; thờ cúng các vị Thần,  
Phật để mong cầu bảo trợ, nâng đỡ tinh thần; siêu sinh tịnh độ cho người đã khuất; thờ đất  
trời, tự nhiên, mong cầu mùa màng thuận lợi… Không thể phủ nhận mặt tiêu cực xoay  
quanh vấn đề tâm linh như mê tín dị đoan và quan niệm “bói ra ma, quét nhà ra rác”; tuy  
nhiên, ngoại trừ mặt tiêu cực, đời sống tâm linh luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc,  
đảm bảo các giá trị đạo đức và luân lí xã hội, giúp con người sống tốt hơn, phát huy các giá  
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tín ngưỡng phồn thực, lễ hội, hồn – xác và chiêm  
bao chỉ là một phần của văn hóa tâm linh người Việt, đây cũng là những vấn đề nổi bật và  
khá thú vị trong các sáng tác thơ ca của Hàn Mặc Tử.  
Trong bài viết này, chúng tôi đặt ra vấn đề về sự tiềm tàng sẵn có của văn hóa tâm linh  
người Việt trong trí óc của nhà thơ đã góp phần tác động đến những vần thơ mang màu sắc  
bí ẩn, ma mị; đồng thời, khẳng định giá trị và sức sống lâu bền của đời sống tâm linh người  
Cite this article as: La Chi Khang, & Le Hong Han Nhien (2021). The expressions of spiritual culture in Han  
Mac Tu’s poems. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(10), 1879-1893.  
1879  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 10 (2021): 1879-1893  
Việt. Đối tượng nghiên cứu là các tập thơ của Hàn Mặc Tử, bao gồm: Lệ Thanh thi tập  
(Thơ cổ điển), Gái quê, Đau thương (Thơ điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu  
duyên và một số bài thơ khác không nằm trong các tập thơ trên.  
2.  
Giải quyết vấn đề  
2.1. Vấn đề tiếp nhận văn học dưới góc nhìn văn hóa  
Định nghĩa văn hóa  
Xét trên cơ sở những đặc trưng cơ bản, văn hóa được định nghĩa là “một hệ thống  
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt  
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”  
(Tran, 1997, p.10). Xét từ nhiều khía cạnh: tự nhiên, xã hội lịch sử, cộng đồng cá nhân; có  
thể hiểu “văn hóa là thế ứng xử, năng động, của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một  
cá nhân (ứng xử cá nhân) đứng trước thiên nhiên, xã hội to nhỏ và đứng trước chính mình.  
Văn hóa là lối sống [mode de vie], là nếp sống [train de vie], tập thể và cá nhân. Vậy, văn  
hóa cũng là cái hằng ngày [quotidien].” (Tran, 2020, p.126).  
Tiếp nhận văn học dưới góc nhìn văn hóa  
Xét đến văn học, “tác phẩm văn học, về nguyên tắc là sự phản ánh đời sống con  
người, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, cho nên tác phẩm văn học nói riêng,  
văn học nói chung là kết tinh cao nhất của một nền văn hóa của một dân tộc, của một cộng  
đồng, mang trong nó tiếng nói, hơi thở, sức sống của dân tộc hay cộng đồng ấy.” (Le,  
2014, p.90). Từ đó, có thể khẳng định tác phẩm văn học có tính văn hóa. Cụ thể, “tính văn  
hóa (la culturalité) của tác phẩm văn học là tính chất đặc thù gắn liền với mỗi tác phẩm văn  
học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm  
hồn qua cách ứng xử và cách tiếp nhận, xử lí cuộc sống của một dân tộc hay một cộng  
đồng người nhất định.” (Le, 2014, p.1). Chính vì thế, việc tiếp cận tác phẩm văn học từ góc  
nhìn văn hóa là cần thiết, vì giúp chúng ta “làm rõ thêm đóng góp của tác phẩm văn học  
vào tổng thể giá trị tinh thần của một dân tộc.” (Le, 2014, p.14). Xét thơ ca hiện đại dưới  
góc độ văn hóa tức là tìm những cái hay, cái đẹp, cái phong phú của giá trị vật chất và tinh  
thần trong lòng dân tộc, được bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.  
2.2. Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong các sáng tác thơ ca của Hàn Mặc Tử  
2.2.1. Cơ sở tiếp cận văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử  
Để làm rõ cơ sở tiếp cận văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử, trước hết, cần hiểu  
rõ khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh và những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong văn  
học. Tâm linh “được hiểu là tinh thần, tâm hồn, tình cảm con người, là những gì thuộc đời  
sống nội tâm con người, hay nói cách khác là cái trí tuệ có trong lòng người, là một hình  
thái ý thức của con người”… “là khả năng phán đoán biết trước, đoán định trước sự việc,  
có thể hiểu như là tiên tri” (Le, 2015, p.19), và “là các hiện tượng liên quan đến người chết  
tức triết học về sự tồn tại của con người sau khi chết” (Le, 2015, p.19). Vậy, có thể hiểu  
tâm linh là đời sống tinh thần, tình cảm của con người, là khả năng tiên tri và là sự tồn tại  
1880  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
La Chí Khang và tgk  
của thế giới bên kia cái chết. Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu tâm linh là cái thiêng liêng, có  
khả năng vượt ra khỏi các quy chuẩn đời thường, đến cái ngưỡng thăng hoa khỏi cõi “trần  
thế”. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng, tâm linh không phải là mê tín dị đoan, “tâm linh là  
một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người với tất cả sự phong phú phức tạp của  
nó” (Le, 2015, p.15). Bởi thế, chúng ta cũng không nên thần bí hóa tâm linh một cách  
quá mức.  
Và, rộng hơn khái niệm tâm linh là khái niệm văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh  
được định nghĩa như sau: “Tất cả những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con  
người sẽ tạo nên văn hóa tâm linh.” (Le, 2015, p.16). Văn hóa tâm linh có biểu hiện vô  
cùng đa dạng và phong phú trong đời sống của người Việt Nam “một phần là vì người Việt  
có phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, người thân trong mỗi gia đình với quan niệm con  
người phải có tổ có tông, phần nữa là do tín ngưỡng cộng đồng chi phối, do ảnh hưởng các  
tôn giáo, người dân tổ chức xây dựng chùa chiền, đền đài, miếu mạo để thờ các bậc anh  
hùng, những người có công đối với đất nước, những danh nhân văn hóa.” (Le, 2015, p.16).  
Trong văn học, biểu hiện của văn hóa tâm linh rất đa dạng và phong phú. Xét riêng  
văn học Việt Nam, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều ít nhiều có sự xuất hiện  
của các yếu tố thuộc về văn hóa tâm linh. Từ xưa, dân gian đã có những câu chuyện chứa  
đựng trong nó màu sắc kì ảo, huyền bí, thể hiện niềm tin vào một thế giới siêu hình, một  
thế lực phù trợ, cứu cánh như truyện cổ tích Tấm Cám với các chi tiết: Bụt hiện ra dùng  
phép thuật giúp đỡ Tấm; Tấm biến thành khung cửi, chim vàng anh, quả thị… mỗi khi bị  
mẹ con Cám hại chết…  
Trong văn học trung đại Việt Nam, biểu hiện của văn hóa tâm linh cũng rất đa dạng  
với niềm tin vào Trời Phật, Thánh Thần, cầu cúng, khấn vái, tướng số, phép thuật, phong  
thủy, bói toán, hồn ma, hóa kiếp, điềm báo, báo ứng… Nguyễn Du viết Truyện Kiều với  
vốn văn hóa dân gian phong phú, có đề cập việc Kiều nghĩ đến cái chết, rằng sau khi chết,  
Kiều sẽ trở thành hồn ma:  
Trông ra ngọn cỏ, lá cây  
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về,  
Hồn còn mang nặng lời thề,  
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.  
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)  
Hay về vấn đề bói toán, xem tướng số: “Thần linh bên cạnh việc có phép thuật vô  
cùng thần thông còn nắm giữ số mệnh của con người. Do đó, người ta thích bói toán, mang  
điều mình nghi ngờ mà hỏi quỷ thần để biết trước tương lai lành dữ.” (Le, 2015, p. 75).  
Trước khi lên đường vào cung ứng thí, vị tôn sư của Lục Vân Tiên đã luận trước chuyện  
tương lai rằng chàng sẽ gặp kết quả không tốt:  
Gẫm trong số hệ khoa tràng còn xa  
(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)  
1881  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 10 (2021): 1879-1893  
Bên cạnh đó, các biểu hiện của văn hóa tâm linh cũng xuất hiện trong văn học hiện  
đại Việt Nam. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Loạn âm của Nguyễn Tuân, nhân vật ông  
Kinh Trịnh rất tin vào chuyện ma quỷ, cầu cúng khấn vái: “Ông vốn là người kiêng dè đến  
những việc của quỷ thần. Nhà sẵn có ít cây cau liên phòng, mỗi đêm ông lại bẻ ở buồng  
cau xuống một quả đặt lên cây hương ở ngoài sân với một lá trầu, rồi đứng ra giữa giời  
khấn vái cầu bình yên.” (Nguyen, 2004, p.313). Từ những ví dụ nêu trên, có thể hình dung  
sơ bộ những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong văn học Việt Nam. Những biểu hiện này  
rất đa dạng và xuất hiện hầu hết trong các thời kì văn học. Xét đến văn học nước ngoài,  
những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong văn học cũng vô cùng phong phú, có thể kể  
đến văn học Trung Quốc với tác phẩm tiêu biểu là Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, văn  
học Mĩ Latin với tác phẩm tiêu biểu Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez… Nhìn  
chung, biểu hiện của văn hóa tâm linh trong văn học phản ánh đời sống tinh thần, tình cảm  
một cách đa dạng, phong phú; phản ánh niềm tin của con người vào các thế lực thần bí,  
siêu hình và mang những đặc trưng của văn hóa bản địa.  
Trong các sáng tác thơ ca của Hàn Mặc Tử, dấu ấn văn hóa tâm linh của người Việt  
rất rõ nét. Có thể chia sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử làm hai giai đoạn, cột mốc là  
năm 1936, khi ông phát hiện ra căn bệnh nan y của mình – bệnh phong. Người thi sĩ họ  
Hàn tài hoa nhưng đoản mệnh đã phải đấu tranh, chống chọi vật vã với những đau đớn,  
giày vò của căn bệnh quái ác vào những năm cuối đời tại trại phong Quy Hòa – nơi đau  
khổ tột cùng nhưng cũng là chốn nương náu cuối cùng. Hơn hết, nơi đây còn chứng kiến  
sự ra đời của những bài thơ kiệt xuất, điên loạn nhất của ông với không gian đầy ma mị,  
tâm linh, với những giây phút “hồn lìa khỏi xác”. Không chỉ những bài thơ được sáng tác  
lúc cuối đời, ngay từ những chặng đường thơ ca đầu tiên, Hàn Mặc Tử luôn dành một niềm  
tin sâu sắc vào thế giới tâm linh với quan niệm tín giao thiêng liêng (tín ngưỡng phồn  
thực), lễ Tết chu đáo, tin vào những giấc chiêm bao và ôm trong mình những mộng mị của  
tuổi trẻ. Trên cơ sở đó, bài viết nghiên cứu văn hóa tâm linh trong các sáng tác thơ ca của  
Hàn Mặc Tử qua các biểu hiện: tín ngưỡng phồn thực, lễ hội, hồn – xác chiêm bao,  
mộng mị.  
2.2.2. Những biểu hiện cụ thể của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử  
Tín ngưỡng phồn thực  
Tín ngưỡng phồn thực “là một hiện tượng tôn giáo phổ biến trong đời sống nhân loại  
thuở xa xưa” (Do, 1999, p.57) với biểu hiện đầu tiên là tục thờ sinh thực khí, trong đó có  
thể hiểu “sinh” tức là đẻ, “thực” tức là nảy nở còn “khí” là công cụ. Tín ngưỡng phồn thực  
đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam từ xưa: các pho tượng đào được ở Phùng Nguyên (4000  
năm trước công nguyên); Văn Điển (thiên niên kỉ I trước công nguyên); thạp đồng Đào  
Thịnh (Yên Bái, thế kỉ V trước công nguyên); chi tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn;  
những bức vẽ dân gian như Hứng dừa, Đánh ghen… Điều đặc biệt ở tín ngưỡng phồn thực  
là ý nghĩa cầu khấn, ma thuật trong dân gian liên quan đến sự sinh sôi, nảy nở của mùa  
1882  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
La Chí Khang và tgk  
màng (Việt Nam thuộc nền nông nghiệp lúa nước) dẫn đến tư duy cầu khấn sự sinh sôi,  
phát triển cho cả cộng đồng, thậm chí là sự tái sinh chứ không phải chỉ đề cập tính dục và  
khoái lạc một cách đơn thuần. Chẳng hạn, thạp đồng Đào Thịnh được cho là được dùng để  
mai táng người đã mất, tượng bốn đôi nam nữ đang giao hợp mang ý nghĩa cho sự tái sinh,  
sự khởi đầu mới bắt nguồn từ cái chết. Và, sự thị phạm ma thuật liên quan đến tín ngưỡng  
phồn thực thường được mô phỏng bằng các hành động tính giao.  
Trong quá trình khảo sát thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi nhận thấy có 9 bài trong tổng số  
259 bài thơ xuất hiện biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực. Biểu hiện của tín ngưỡng phồn  
thực trong thơ Hàn Mặc Tử trước hết thông qua việc đề cập chuyện ái ân trai gái một cách  
tự nhiên với các hành động tính giao:  
Sào cắm thuyền dồi thân thể khách,  
Buồm trương gió táp mặt mày hoa.  
Cầm lòng sông dễ không sao đặng,  
Đứng mũi ai kia đã mệt chưa?  
Đất ướt loi ngoi trời mát mẻ,  
Mây mưa khoan khoái trận vừa qua.  
(Chơi thuyền gặp mưa)  
Hình ảnh “sào cắm thuyền dồi” gợi nên liên tưởng về hành động tính giao, các từ  
ngữ “cắm”, “dồi” gợi cảm giác nhịp nhanh và mạnh, tràn trề sức lực, nảy nở, sinh sôi. Hình  
ảnh “đất ướt loi ngoi” gợi liên tưởng đến câu thơ sau của Hồ Xuân Hương: Xiên ngang mặt  
đất rêu từng đám (Tự tình II – Hồ Xuân Hương). Lớp nghĩa phồn thực của hình ảnh này là  
sự nảy mầm, sinh sôi, tươi tốt. Ẩn sau mỗi câu từ ngoài lớp nghĩa tả thực còn mang lớp  
nghĩa phồn thực, trận “mây mưa” vừa mang nghĩa tả thực về buổi chơi thuyền gặp mưa,  
khí trời mát mẻ làm cỏ cây tươi tốt, nảy mầm, sinh sôi; đồng thời, trận “mây mưa” này  
cũng mang lại cảm giác “khoan khoái”, sự thỏa mãn tính dục thể hiện qua lớp nghĩa phồn  
thực, với hành động giao hợp thể hiện tinh tế qua các hình ảnh “sào cắm thuyền dồi”,  
“buồm trương gió táp”, “đất ướt loi ngoi”. Từng câu, từng chữ đều phảng phất phong vị  
thơ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương với cái chất trong thanh có tục, cách dùng từ  
ngữ, hình ảnh tạo liên tưởng đến lớp nghĩa phồn thực.  
Bên cạnh đó, tín ngưỡng phồn thực trong thơ Hàn Mặc Tử còn được biểu hiện đặc  
sắc qua bài thơ Hát giã gạo trong tập thơ Gái quê với lối hát đối đáp dân gian giữa nam và  
nữ. Bài thơ hay ở chỗ đã kết hợp được chất dân gian từ hình thức của một bài hát đối đáp  
và nội dung mang đầy tính triết lí hài hòa với cái dâm và tục được gợi lên từ những hình  
ảnh trong câu thơ. Bài thơ nói đến việc nam và nữ đối đáp với nhau trong một buổi giã gạo  
dưới trăng, lời hò của chàng trai là bước đệm đầu tiên gợi liên tưởng đến cái dâm và tục:  
Thú gì như thú ban đêm  
Một trai một gái đứng kèm với nhau.  
1883  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 10 (2021): 1879-1893  
Người con gái tiếp tục đối lại lời hò của chàng trai bằng một so sánh thúc đẩy cho cái  
dâm và tục được thể hiện rõ nét hơn:  
Người em như hạt lúa chiêm,  
Anh không tị hiềm chung chạ làm khuya.  
Vì khởi nguồn từ sự so sánh thân em như hạt lúa mà đến đoạn hò của chàng trai về  
sau mang dấp dáng của tư thế giao hợp giữa người nam và người nữ, với “chày” đại diện  
cho sinh thực khí nam và “hạt lúa” đại diện cho sinh thực khí nữ:  
Chày anh càng nện càng dòn,  
Sức anh càng xuống càng mòn chày sương.  
Thấy em anh đã thương thương,  
Suốt cả đêm trường gắng gổ vì anh.  
Đến đoạn cuối trai và gái đồng hát, lời hò mang tính khái quát cao, là triết lí về tình  
yêu nam nữ:  
Hai ta đã biết sức nhau,  
Muốn chậm thì chậm còn mau không chừng.  
Yêu thương ai cấm mà đừng,  
Lấy nhau ai cản mà ngừng lấy nhau!  
Bài thơ mở đầu bằng lời hò giã gạo trong đêm trăng, kết hợp tài tình với chất dâm và  
tục nhưng vẫn nằm trong logic của cái thanh, vì rõ ràng, mọi hành động của người con trai  
và người con gái đều cũng chỉ là đang giã gạo; hay nói đúng hơn, người con trai kề tay  
cùng người con gái giã gạo. Đến đoạn hát cuối mang dấp dáng triết lí trong ca dao:  
Yêu nhau mấy núi cũng trèo  
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.  
(Ca dao)  
Việc thể hiện văn hóa phồn thực trong thơ Hàn Mặc Tử dù thông qua việc nói trực  
tiếp đến những hành động tính giao hay lồng ghép qua một hành động khác cũng đều mang  
ý nghĩa giải phóng nhu cầu bản thể của con người và mang tính chất thiêng liêng. Trong  
bài Hát giã gạo, hành động giã gạo có thể hiểu theo nghĩa phồn thực là hành động giao  
hợp của đôi nam nữ, nhưng khi hiểu theo nghĩa đen, bản thân “chày” nện vào “cối” để giã  
gạo cũng là một biểu hiện của văn hóa phồn thực. Trong đêm trăng, đôi nam nữ cùng thực  
hiện động tác giã gạo như một nghi thức cầu mong mùa màng thuận lợi, lúa thóc tươi tốt,  
sinh sôi, nảy nở.  
Như vậy, tín ngưỡng phồn thực trong thơ Hàn Mặc Tử được thể hiện thông qua việc  
đề cập chuyện ái ân trai gái một cách tự nhiên với các hành động tính giao; sự đan xen hài  
hòa giữa cái tục và cái thanh, giữa nghĩa tả thực và nghĩa phồn thực (bài thơ Hát giã gạo).  
Biểu hiện phồn thực trong thơ Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng tâm linh này  
trong dân gian. Bên cạnh ý nghĩa giải phóng bản thể, nhu cầu của con người còn mang ý  
nghĩa ma thuật, cầu cúng mùa màng thuận hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Có thể nói, khi  
1884  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
La Chí Khang và tgk  
nhìn nhận thơ Hàn Mặc Tử có chứa yếu tố tính dục dưới góc nhìn của tín ngưỡng phồn  
thực, ta thấy rõ hơn ý nghĩa ẩn sâu của chúng. Đó là một hành động mang tầm triết luận  
với quy luật âm – dương hài hòa, sự sản sinh, tươi mới, có ý nghĩa thiêng liêng.  
Lễ hội  
Lễ hội là một biểu hiện văn hóa tâm linh của mỗi dân tộc, “là một sản phẩm và một  
biểu hiện của một nền văn hóa” (Tran, 2020, p.178), và việc tham gia lễ hội “là một thế  
ứng xử văn hóa” (Tran, 2020, p.178). Người Việt có một số lễ hội cổ truyền như: chọi trâu  
Đồ Sơn, khai ấn Đền Trần, vía Bà Chúa Xứ, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên… Các lễ hội  
thường được tổ chức theo một thời gian định kì trong năm gắn liền với một cột mốc nào đó  
(lịch sử, văn hóa…) hoặc theo mùa. Trong quá trình khảo sát thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi  
nhận thấy có 9 bài trong tổng số 259 bài thơ có xuất hiện yếu tố lễ hội.  
Văn hóa lễ hội dân gian trong thơ Hàn Mặc Tử hầu hết liên quan đến Tết cổ truyền  
của Việt Nam. Tết cổ truyền (Tết Nguyên đán) “là một sinh hoạt văn hóa cổ truyền quan  
trọng – nếu không nói là quan trọng nhất của người Việt ở đồng bằng” (Tran, 2020, p.272).  
Lễ hội, nhấn mạnh là lễ Tết cổ truyền, tập trung hầu hết ở tập thơ Lệ Thanh thi tập  
(Thơ cổ điển).  
Tết cổ truyền trong thơ Hàn Mặc Tử với những nét đặc trưng: đi lễ chùa đầu năm,  
khai bút, bày mâm cỗ ngày Tết, đốt pháo, cưới xin… mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh,  
đời sống tinh thần của người Việt. Trong những ngày đầu năm mới, nhà thơ đi ngoạn cảnh  
chùa và đề vài dòng thơ, xem đó là một hoạt động không thể thiếu vào mỗi dịp năm hết  
tết đến:  
Một năm ta đến một lần thôi,  
Một bữa cơm chay cũng khó coi.  
Một chén trà dong chưa phải cách,  
Một câu: mô Phật, một câu mời.  
(Ngày xuân đi chơi đề thơ ở chùa)  
Dân gian quan niệm đi chùa đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn, bình an, thịnh  
vượng cho gia đình, dòng họ. Việc đi chùa đầu năm mang lại cho mọi người một niềm tin  
vào năm mới vui vẻ, an lạc, công việc thuận lợi, gia đình no ấm, khởi đầu mọi thứ đều  
suôn sẻ… Nhà thơ cũng viếng chùa với một tâm thế rất thư thái, thong dong, tỉ mẩn trong  
từng cung cách ăn uống, từ việc ăn một bữa cơm đến uống một chén trà, đều phải cầu khấn  
cho phải cách: “Một câu: mô Phật, một câu mời”. Việc ăn uống chay tịnh, lễ chùa đầu năm  
đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của cộng đồng từ xưa đến nay và mang một giá trị  
tinh thần to lớn: tạo dựng và củng cố niềm tin của con người trong cuộc sống. Bên cạnh  
việc lễ chùa đầu năm, mọi việc làm, hành động ngay đầu năm mới đều được dân gian quan  
niệm là sự khởi đầu mới và gửi gắm niềm tin tốt đẹp về hành động, việc làm ấy cho cả năm  
đó. Chẳng hạn việc khai trương buôn bán, và đối với thi sĩ là khai bút đầu năm:  
1885  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 10 (2021): 1879-1893  
Ngọn bút thần khai phước lộc nhà,  
Sáng như gươm báu, lạnh như ma.  
(Bút thần khai)  
Việc khai bút đầu năm có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với văn – thi sĩ, như một hành  
động để đón lấy sự tươi mới, sức sống, niềm cảm hứng mới vào trong ngòi bút viết văn,  
thơ của mình. Và, việc chuẩn bị cho đầu năm mới cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.  
Dân gian cho rằng năm mới phải đủ đầy, mọi thứ đều phải mới, phải đẹp thì cả năm mới  
sung túc, ấm no, công việc mới tiến triển tốt đẹp, vì thế, trong nhà mỗi người vào những  
ngày đầu năm mới phải có:  
Tết nhứt nhà ai khéo khéo bày,  
Cỗ bàn sắm sửa, áo quần may.  
(Ăn tết)  
Những đặc trưng như thế của ngày Tết đã khắc sâu vào trí nhớ, trong tâm khảm của  
nhà thơ. Thêm nữa, ra Giêng là tiết tốt cho lễ cưới hỏi, cũng trong dịp đầu năm mới. Hàn  
Mặc Tử cũng có nhắc đến văn hóa cưới hỏi gắn liền với niềm tin tâm linh vào một mối  
quan hệ tốt đẹp, nên nghĩa trăm năm những ngày đầu năm mới:  
Xuân vô ra không biết bao nhiêu  
Pháo nhân duyên nổ đã hơi nhiều,  
Trầu lịch sự têm mời hai họ.  
(Cưới xuân cưới vợ)  
Ngày cưới, gia đình cô dâu, chú rể mời khách và quan viên hai họ đến chung vui, đặc  
biệt trong ngày xuân, không khí rộn rã ấy còn được hòa thêm tiếng pháo, nhưng là tiếng  
pháo đặc biệt: pháo nhân duyên. Miếng trầu đại diện cho tình duyên khắng khít “miếng  
trầu là đầu câu chuyện” theo truyền thống văn hóa xưa nay, từ lễ dạm hỏi cho đến lễ cưới  
đều được lịch sự “têm mời” hai họ. Hàn Mặc Tử đã rất tinh tế khi miêu tả đặc trưng của  
ngày Tết thông qua những nét văn hóa truyền thống gắn liền với niềm tin tâm linh từ xưa  
đến nay mỗi dịp tết đến xuân về. Để rồi khi nhắc đến chúng, người ta nghĩ ngay đến lễ Tết  
truyền thống và gợi sự liên hệ đến nét đẹp trong văn hóa truyền thống đầu năm mới của  
dân tộc. Có thể nói, lễ hội trong thơ Hàn Mặc Tử là lễ Tết mang đậm chất cổ truyền, gợi  
lên sự an lạc, bồi hồi trong lòng người đọc. Và có lẽ, niềm vui này tập trung nhiều nhất  
trong tập thơ đầu tay của ông, vì trong thời gian này, ông từng sống rất vui vẻ, yên bình.  
Hồn – xác  
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, tôn trọng và kính sợ tự nhiên. Người xưa tin  
rằng trong mỗi sự vật, hiện tượng tự nhiên đều có xác, hồn, thần cai quản… Trong đời  
sống văn hóa tâm linh của người Việt tồn tại quan niệm về sự sống của con người sau cái  
chết. Theo dân gian quan niệm, chết không phải là hết, chết không phải là chấm dứt tất cả.  
Con người đều có trong mình hai phần: hồn và xác; cụ thể, ngoài phần xác còn có ba hồn  
và bảy vía. Khi con người chết đi, phần dương khí thuộc về trần thế sẽ cạn, phần xác thịt sẽ  
1886  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
La Chí Khang và tgk  
dần tan rã nhưng phần âm khí sẽ bắt đầu thịnh, phần hồn của người ấy sẽ xuất ra khỏi xác  
và có thể di chuyển khắp nơi. Chính quan niệm về hồn - xác trong đời sống tâm linh người  
Việt là tiền đề để bài viết khai thác thơ Hàn Mặc Tử từ góc nhìn này. Kết quả khảo sát cho  
thấy có 63 bài xuất hiện yếu tố hồn – xác.  
Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử trước hết là phần hồn trong chính chủ thể trữ tình, tồn tại  
trong chính mỗi con người. Lời giãi bày của thi sĩ bắt nguồn từ chính tâm hồn người ấy:  
Suốt năm canh mộng hồn mê mỏi,  
Chỉ một lòng son muốn giãi bày.  
(Vội vàng chi lắm – Họa bài Nhắn nhạn)  
Trong chính nội tại thực thể, phần thể xác của nhà thơ tồn tại phần hồn, đó là hồn  
đau khổ, hồn chia đôi:  
Người đi: một nửa hồn tôi mất,  
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.  
(Những giọt l)  
Như thế, hồn trong thơ Hàn Mặc Tử trước hết chịu ảnh hưởng của quan niệm dân  
gian: hồn của mỗi người là duy nhất, có suy nghĩ và tình cảm riêng biệt. Quan niệm ấy thể  
hiện qua những câu thơ mang dấp dáng hồn là của tôi, tôi giãi bày qua chính hồn của tôi.  
Có đôi khi “hồn mê mỏi”, đau đáu một tấm lòng son muốn giãi bày, và cũng có lúc, hồn  
như chia làm đôi, nửa như đã mất, nửa bỗng hóa dại khờ. Hồn trong thơ Hàn Mặc Tử có  
thể tách rời khỏi xác và tồn tại độc lập. Hồn đã tách rời khỏi xác và ngắm nhìn “em” nhưng  
em chẳng hay biết gì cả, để cho hồn anh vô vàn tiếc nhớ trong Trút linh hồn:  
Ta trút linh hồn giữa lúc đây,  
Gió sầu vô hạn nuối trong cây.  
Hồn rời khỏi xác và tồn tại trong trạng thái độc lập đến nỗi chính hồn không còn  
nhận ra phần xác của mình và bộc lộ một chuỗi nội tâm giằng xé:  
Hồn là ai? Là ai? Tôi chẳng biết,  
Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi.  
(Hồn là ai?)  
Có thể thấy, hồn trong thơ Hàn Mặc Tử lúc này chịu ảnh hưởng của quan niệm dân  
gian: linh hồn của con người có thể tồn tại độc lập sau khi rời khỏi xác, có thể đi khắp nơi  
và vô hình, người ở dương thế đều không thể nhìn thấy, ngoại trừ những người có khả  
năng ngoại cảm.  
Bên cạnh đó, thơ Hàn Mặc Tử còn đề cập ma thiêng, quỷ thần, một góc độ khác từ  
quan điểm hồn – xác của dân gian. Đó là, những linh hồn sau khi chết nếu không được siêu  
sinh, tịnh độ hoặc lúc còn sống có nỗi oan ức, nỗi lưu luyến chưa dứt, chưa muốn từ biệt  
hồng trần, không thể chuyển kiếp, sẽ vẫn còn lẩn quẩn mãi chốn dương gian. Những linh  
hồn đó gọi chung là hồn ma, còn nếu oán khí hoặc tội lỗi khi người đó còn sống trên dương  
thế quá nặng, không thể siêu thoát, lẩn quẩn trên trần gian quá lâu sẽ trở thành âm binh,  
1887  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 10 (2021): 1879-1893  
ngạ quỷ. Không gian huyền bí, vắng lặng, đầy âm khí:  
Trong thuyền mơ bỗng nghe ai đằng hắng,  
Thôi phải rồi, đích thị tiếng ma điên.  
(Vớt hồn)  
Nhà thơ nghe tiếng “ai đằng hắng” nhưng không xác định được là ai và liền kết luận  
“đích thị tiếng ma điên”. Nhà thơ còn muốn chọc ghẹo nhân tình khi đề cập:  
Và rượt theo đêm nay bao lượn sáng,  
Nhát ma le cho khiếp vía nàng ơi.  
(Vớt hồn)  
Theo dân gian, người thắt cổ chết sẽ trở thành ma le, Hàn Mặc Tử mượn vào thơ ý  
niệm tâm linh này để gửi vào một chút trêu đùa người tình trong mộng.  
Tựu trung lại, hồn và xác trong thơ Hàn Mặc Tử được thể hiện qua ba phương diện  
ứng với quan niệm tâm linh của dân gian: con người bao gồm hai phần là phần hồn và  
phần xác, trong đó phần hồn tồn tại trong chính bản thân mỗi con người đều có suy nghĩ,  
cảm xúc và tình cảm riêng. Chính vì thế, hồn có thể tồn tại độc lập với xác, khi người ta  
chết đi, hồn xuất ra khỏi xác và chu du khắp nơi cho đến lúc được siêu thoát, chuyển kiếp  
luân hồi. Nếu hồn không thể siêu sinh tịnh độ thì sẽ lẩn quẩn nơi dương thế, trở thành  
những hồn ma, cô hồn, âm binh, ngạ quỷ. Thơ Hàn Mặc Tử đề cập hồn như là hồn thơ, hồn  
của chính chủ thể trữ tình với một khát vọng đi tìm cái tôi của bản thân dù trong đau đớn,  
tuyệt vọng, không hiểu được và không nhận ra được hồn là ai. Nhà thơ đề cập hồn như một  
thực thể riêng biệt để giãi bày mọi tâm sự, ẩn ức, những thứ cần được phát tiết ra bên  
ngoài. Việc Hàn Mặc Tử nhắc đến yêu ma, quỷ quái cũng cho thấy niềm tin của nhà thơ  
vào tâm linh. Thi sĩ cầu khấn khắp nơi trong cơn đau khổ tột độ là có lí do. Bởi lẽ, khi lí  
giải về mặt tâm linh, dưới góc nhìn vạn vật hữu linh thì việc van lạy ấy thể hiện niềm tin  
vào sự cứu cánh của thế lực vô hình đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, sẽ dìu dắt nhà thơ đến  
một cuộc sống mới tốt hơn chứ không phải là nhà thơ đang điên, đang dại trong  
Một miệng trăng:  
Bây giờ tôi dại, tôi điên,  
Chắp tay tôi lạy cả miền không gian.  
Chiêm bao  
Chiêm bao là một trạng thái xảy ra trong lúc con người đã chìm vào giấc ngủ và họ  
thấy được những tín hiệu, hình ảnh thông qua giấc mơ, tưởng tượng. Trong đời sống tâm  
linh của dân gian, giấc chiêm bao, giấc mộng đến trong khi ngủ mà xảy ra ở thực tại sau đó  
có nghĩa là bản thân đã được báo mộng. Có hai loại mộng báo là mộng dữ và mộng lành,  
trong đó mộng dữ thường là điềm báo về việc không hay sẽ diễn ra trong tương lai, còn  
mộng lành thường là điềm báo về một việc tích cực hoặc đơn giản là việc phát tiết tình cảm  
đơn thuần vào trong giấc mơ. Mộng mị hay giấc mộng, giấc mơ cũng là một biểu hiện của  
việc phát tiết tình cảm. Dân gian hay sử dụng những từ ngữ như “mơ mộng”, “nằm mộng”,  
1888  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
La Chí Khang và tgk  
“mộng ước”… để chỉ những giấc mơ góp phần giải tỏa những ẩn ức, bộc lộ khát khao ở  
thực tại. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có đề cập chiêm bao, mộng mị theo quan niệm  
dân gian. Kiều chiêm bao thấy Đạm Tiên:  
Mơ màng phách quế hồn mai,  
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa.  
Rằng: Tôi đã có lòng chờ,  
Mất công mười mấy năm thừa ở đây.  
Khảo sát thơ ca của Hàn Mặc Tử, chúng tôi nhận thấy 60 bài có yếu tố chiêm bao.  
Chiêm bao trong Hàn Mặc Tử có hai loại: việc phát tiết tình cảm đơn thuần vào trong giấc  
điềm báo trước về một sự việc.  
Trước hết là việc phát tiết tình cảm đơn thuần vào trong giấc mơ. Một dòng cảm xúc  
luôn hiện hữu nơi Hàn Mặc Tử là cảm xúc xa cách, cô đơn, chia li. Dòng cảm xúc này đã  
được thi sĩ gửi gắm qua những giấc chiêm bao. Đó là cảm xúc cô đơn, trơ trọi, nhớ về  
tình xưa:  
Mơ màng như giấc chiêm bao,  
Người về chốn cũ ai nào hỏi thăm.  
(Tình xưa)  
Giấc chiêm bao đã thể hiện những tình cảm ẩn ức mà Hàn Mặc Tử chưa thực hiện  
được ở đời thực, là nơi để phát tiết những cảm xúc đơn thuần nhất của nhà thơ:  
Chiêm bao thấy mặt chán chường,  
Tỉnh ra hoảng hốt, hỏi nường, nường đâu!  
(Tương tư)  
Hàn Mặc Tử phải tin vào điềm báo của những giấc chiêm bao mới có thái độ hoảng  
hốt khi nằm mộng thấy người mình yêu với vẻ mặt ủ rũ, chán chường như thế. Để rồi điềm  
báo ấy đúng khi mà nàng đang có nỗi buồn trong lòng và gửi gắm tâm trạng ấy qua  
tiếng đàn:  
Sao trong giai tiết mà sầu,  
Rưng rưng nước mắt ai hầu lau cho?  
(Tương tư)  
Bên cạnh những giấc chiêm bao, thơ Hàn Mặc Tử còn có những giấc mơ, mộng mị  
với vai trò thể hiện những khát khao, ước muốn của cá nhân trong đời sống. Khoảng cách  
về vị trí địa lí và trong tâm tưởng đã khiến chàng thi sĩ mơ ước được một lần trông thấy  
hình bóng của nàng:  
Mơ khách đường xa, khách đường xa,  
Áo em trắng quá nhìn không ra.  
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,  
Ai biết tình ai có đậm đà?  
(Đây thôn Vỹ D)  
1889  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 10 (2021): 1879-1893  
Hàn Mặc Tử đã gặp lại hình bóng nàng trong giấc mơ, nhưng trong giấc mơ ấy, nàng  
chỉ là “khách đường xa” ghé ngang. Trong giấc mơ, nàng mặc một chiếc áo trắng đến mức  
không thể nhìn rõ, hòa vào lớp sương khói khiến nhân ảnh thực thực hư hư và đó cũng  
chính là ẩn ức của nhà thơ trong thực tại: liệu “Ai biết tình ai có đậm đà?”; chính vì chưa  
biết nên giấc mơ cũng không thực sự rõ mà vẫn lấp lửng hư thực như chính cảm xúc của  
nhà thơ. Và, tất cả mọi tình cảm tương tư, nhớ nhung trong tình yêu nhà thơ đều gửi trọn  
qua những giấc mộng của mình:  
Hẹn tôi tảng sáng đi tìm mộng,  
Mộng còn lưởng vưởng bến xa mơ…  
(Một miệng trăng)  
Như vậy, chiêm bao trong thơ Hàn Mặc Tử biểu hiện hai ý nghĩa. Đó là những giấc  
mơ thể hiện sự phát tiết cảm xúc đơn thuần và thể hiện vấn đề điềm báo theo niềm tin tâm  
linh của dân gian. Những giấc chiêm bao ấy còn thể hiện những khát khao chưa được thực  
hiện hoặc những điều chưa được vẹn tròn trong cuộc sống. Thật vậy, chiêm bao xuất phát  
từ văn hóa tâm linh mà vốn dĩ, mỗi khi muốn thể hiện cảm xúc, khao khát đơn thuần về  
những điều không hoặc chưa thực hiện được, người ta cũng thường thốt lên hai từ “mơ” và  
“mộng” để làm chỗ dựa tinh thần, an ủi thực tại cuộc sống.  
2.3. Đóng góp của những biểu hiện văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử đối với  
giai đoạn thơ ca 1930-1945 và Thơ mới  
Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử là sự tiếp nhận và phát  
triển trên nền mạch nguồn văn hóa tâm linh của dân tộc. Nhìn chung, những biểu hiện này  
là sự chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa, giá trị truyền thống và mang những ý nghĩa cốt lõi,  
vẹn nguyên từ xưa đến nay. Có thể kể đến một số ý nghĩa của biểu hiện tâm linh trong văn  
học như: hướng con người sống tốt đời, đẹp đạo; góp phần giữ gìn và phát huy truyền  
thống, bản sắc văn hóa dân tộc… Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn  
Mặc Tử cũng thể hiện những ý nghĩa tương tự, như một sự tiếp nối văn học của cha ông.  
Chẳng hạn, Hàn Mặc Tử nhắc đến văn hóa Tết với những phong tục, tập quán tốt đẹp: đi  
chùa đầu năm, sắm sửa, trang trí Tết… qua những vần thơ của mình không chỉ để lưu giữ  
những cảm xúc đẹp mà còn truyền lại chúng cho thế hệ bạn đọc mai sau. Bên cạnh sự tiếp  
nhận đó, những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử còn có hai điểm nổi  
bật sau đây: Thứ nhất, các yếu tố tâm linh được Hàn Mặc Tử sử dụng một cách dày đặc  
đến mức tưởng chừng như thơ siêu thực, tuy nhiên: “Hàn Mặc Tử không phải là nhà thơ  
siêu thực. Trước sau Anh vẫn là lãng mạn, dùng nhiều yếu tố hiện thực, dùng nhiều yếu tố  
siêu thực: đó cũng là điều trước đây cha ông đã dùng. Nhưng chưa có ai dùng đậm đặc như  
Anh.” (Lu, 2003, p.224). Thứ hai, những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn  
Mặc Tử thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và những cung bậc cảm xúc rất  
riêng, rất thật của nhà thơ. Chẳng hạn, Hàn Mặc Tử tin vào chiêm bao, mộng báo với cảm  
xúc, tâm thế rất chủ động:  
1890  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
La Chí Khang và tgk  
Hẹn tôi tảng sáng đi tìm mộng  
(Một miệng trăng)  
Hoặc, nhà thơ tin vào quan niệm hồn – xác trong dân gian nhưng cách biểu hiện  
niềm tin ấy thật đặc sắc khi mà có hiện tượng “hồn xuất một nửa”:  
Người đi: một nửa hồn tôi mất,  
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.  
(Những giọt l)  
Việc sử dụng đậm đặc các yếu tố tâm linh và biểu hiện bằng cái tôi cá nhân rất thật  
với những cảm xúc, suy nghĩ rất riêng, thậm chí có phần “điên loạn” giúp người đọc không  
chỉ khám phá tầng sâu ý nghĩa văn hóa chung theo cách hiểu của hầu hết mọi người mà  
còn thể hiện cách cảm, cách nghĩ, thế giới quan của riêng nhà thơ. Chính điều này đã góp  
phần tạo nên chất riêng của thơ Hàn Mặc Tử. Đó là một chất thơ mang màu sắc tươi tắn  
với những rung cảm trong tình yêu, vui chơi hội hè của những ngày trẻ; mang màu sắc bí  
ẩn, ma mị với những hồn - xác, giấc chiêm bao được bộc lộ từ tận cùng sâu thẳm của  
những đau đớn mà nhà thơ phải chịu đựng vào những năm tháng cuối đời. Đặc biệt, màu  
sắc bí ẩn, ma mị đến mức gần như siêu thực đã trở thành đặc trưng riêng của Trường thơ  
Loạn – Trường thơ do chính Hàn Mặc Tử khởi xướng và góp phần làm phong phú cho thơ  
ca giai đoạn 1930–1945 nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng. Thơ ca giai đoạn này,  
đặc biệt là phong trào Thơ mới đã đón nhận thêm một luồng sinh khí mới, một thể nghiệm  
mới với những cái tên nổi bật: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê… Họ đã góp phần  
mở ra một lối thơ riêng đầy mới mẻ đúng với tinh thần của Thơ mới, một lối thơ thăng hoa,  
mãnh liệt, thậm chí “thoát tục” nhằm mời gọi bạn đọc thâm nhập vào cái thế giới đầy bí ẩn  
ấy để khám phá nội tâm của thi nhân.  
3.  
Kết luận  
Bốn biểu hiện của văn hóa tâm linh trong các sáng tác thơ ca Hàn Mặc Tử đã cho  
thấy Tín ngưỡng phồn thực trong thơ mang tầm triết luận với quy luật âm – dương hài hòa,  
sự sản sinh, tươi mới, có ý nghĩa thiêng liêng, phản ánh niềm tin tâm linh của người Việt  
vào tục thờ sinh thực khí, vào sự sinh sôi của đất trời vạn vật. Lễ hội được Hàn Mặc Tử đề  
cập phần lớn là Tết cổ truyền của dân tộc và chiếm hầu hết trong Lệ Thanh thi tập (Thơ cổ  
điển), chứa đựng trong đó những giá trị tinh thần phong phú và những tập tục tâm linh tốt  
đẹp, lâu đời của người Việt. Hồn – xác trong thơ Hàn Mặc Tử xuất phát từ quan niệm của  
dân gian về một thế giới sau khi chết của con người, khiến nhà thơ trăn trở về những cảm  
xúc nội tại trong chính bản thân mình; mong cầu một trạng thái giải thoát “hồn lìa khỏi  
xác”, thoát khỏi những đau đớn, điên dại của thực tại; có niềm tin vào thế giới bên kia sự  
sống. Chiêm bao phản ánh đời sống tinh thần phong phú, mà ở đó, nhà thơ có thể phát tiết  
những cảm xúc đơn thuần trong cuộc sống, gửi gắm những mong ước tốt đẹp cho những  
điều còn bỏ dở, chưa vẹn tròn ở hiện tại, bên cạnh đó còn thể hiện niềm tin của nhà thơ vào  
những giấc mơ điềm báo. Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử  
1891  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
Tập 18, Số 10 (2021): 1879-1893  
khá dày đặc và được biểu đạt bằng những cảm xúc cá nhân rất thật của nhà thơ, khẳng định  
một phong cách thơ rất riêng và đóng góp một phần vào diện mạo của thơ ca Việt Nam  
giai đoạn 1930-1945 nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng. Những biểu hiện thuộc  
về văn hóa tâm linh của người Việt tồn tại trong ý thức của Hàn Mặc Tử như một mạch  
ngầm và thể hiện trong thơ qua những tầng sâu ý nghĩa. Những tầng sâu ý nghĩa này góp  
phần tạo nên sự đồng cảm lớn lao của người đọc đối với thơ ca Hàn Mặc Tử.  
Tuyên bvquyn li: Các tác gixác nhận hoàn toàn không có xung đột vquyn li.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Do, L. T. (1999). Ho Xuan Huong Hoai niem phon thuc [Ho Xuan Huong Prosperity  
nostalgia]. Hanoi: Culture Information Publishing House.  
Kieu, T. H. (2008). Tho nom Ho Xuan Huong [Ho Xuan Huong’s poetry nom]. Hanoi: Literature  
Publishing House.  
Le, N. C. (2014). Tiep can van hoc tu goc nhin van hoa [Approaching literature from cultural  
perspective]. Hanoi: Vietnam National University Press.  
Le, T. Y., Dam, A. T., & Nguyen, H. N. (2015). Van hoc trung dai Viet Nam va nhung van de tam  
linh [Vietnamese medieval literature and spiritual issues]. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh  
City University of Education Publishing House.  
Lu, H. N. (2003). Han Mac Tu Tho va doi [Han Mac Tu Poetry and Life]. Hanoi: Literature  
Publishing House.  
Nguyen, D. (2015). Truyen Thuy Kieu (Bui Ky, Tran Trong Kim hieu dinh) [Story of Thuy Kieu  
(Proofreaded by Bui Ky and Tran Trong Kim)]. Ho Chi Minh City: Vietnam’s Foreign  
Language Publishing House.  
Nguyen, D. C. (2002). Luc Van Tien (Vu Thanh Nhon dan giai, Ly Thi Nguyet Anh hieu dinh)  
[Story of Luc Van Tien (Noted by Vu Thanh Nhon, proofreaded by Ly Thi Nguyet Anh)].  
Hanoi: Thanh Nien Publishing House.  
Nguyen, T. (2004). Truyen ngan Nguyen Tuan [Short story of Nguyen Tuan]. Hanoi: Literature  
Publishing House.  
Tran, N. T. (1997). Co so van hoa Viet Nam [Basics of Vietnamese culture]. Ho Chi Minh City:  
Education Publishing House.  
Tran, Q. C. (2018). Tho van Han Mac Tu suu tam & khao cuu [Han Mac Tu poems and writings  
collection & research]. Ho Chi Minh City: Literature Publishing House.  
Tran, Q. V. (2020). Tran Quoc Vuong Nhung nghien cuu ve van hoa Viet Nam [Tran Quoc  
Vuong Researchs on Vietnamese culture]. Ho Chi Minh City: National Culture  
Publishing House.  
1892  
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM  
La Chí Khang và tgk  
THE EXPRESSIONS OF SPIRITUAL CULTURE IN HAN MAC TU’S POEMS  
La Chi Khang*, Le Hong Han Nhien  
Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam  
*Corresponding author: La Chi Khang Email: lachikhangla@gmail.com  
Received: July 17, 2021; Revised: September 27, 2021; Accepted: October 20, 2021  
ABSTRACT  
An interdisciplinary approach was used combined with the different methods of analysis -  
synthesis, statistics, and information processing, the article analyzes the specific manifestations of  
the Vietnamese spiritual culture as reflected in Han Mac Tu’s poems through four aspects: beliefs  
in prosperity; festivals; the soul body and dreams. It is concluded that in the poems of Han Mac  
Tu, the Vietnamese spiritual culture is expressed via deep layers of meaning. The purpose of  
analyzing spiritual cultural manifestations is to clarify such deep levels of meaning, resulting in  
profound compassion among readers as they receive Han Mac Tu's lyrical compositions.  
Keywords: beliefs in prosperity; dreams; festivals; spiritual culture; the soul-body; the poems  
of Han Mac Tu  
1893  
pdf 15 trang baolam 13/05/2022 3000
Bạn đang xem tài liệu "Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong thơ Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnhung_bieu_hien_cua_van_hoa_tam_linh_trong_tho_han_mac_tu.pdf