Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ

Phn biện xã hội trên báo chí thành phố  
Hồ Chí Minh thp kỷ đầu thế kỷ  
Hunh Thị Xuân Hạnh  
Trường Đại hc Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí  
Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01  
Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn  
Năm bảo vệ: 2011  
Abstract. Nghiên cứu những vấn đề chung về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã  
hội của báo chí trong đó có báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát hoạt động phản  
biện xã hội của 4 tờ báo: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động.  
Nghiên cứu xu hướng tổ chức, phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh và  
các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí thành phố  
Hồ Chí Minh.  
Keywords. Báo chí học; Phương tiện truyền thông; Phản biện xã hội; Thế kỷ 21  
Content.  
PHN MỞ ĐẦU  
1. Tính cp thiết của đề tài  
Phn biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí là một vấn đề không mới.  
Nhưng trên thực tế, vmt nhn thức, đã xuất hin mt số cách hiểu khác nhau về bn  
cht ca hoạt động phn biện xã hội, dẫn đến vic hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ vhot  
đng phn biện xã hội của báo chí.  
Trong khi chưa có sự thng nhất cơ bản vmặt lý luận đối vi phn biện xã hội  
nói chung và phản biện xã hội của báo chí nói riêng, thì mới đây, Văn kiện Đại hi  
Đảng toàn quốc ln thứ XI (tháng 01 năm 2011) đã chính thức đề cập đến vai trò tổ  
chức và phản biện xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này đòi hỏi  
cn có sự nghiên cứu làm rõ vai trò quan trọng của báo chí trong việc tchức và phản  
biện xã hội. Đồng thi, qua nghiên cứu sẽ góp thêm cơ sở để đánh giá năng lực hot  
động báo chí, tính chuyên nghiệp ca nhà báo trong việc góp phần thc thi quyền làm  
chcủa nhân dân.  
Thành phHồ Chí Minh là một trung tâm báo chí vô cùng phong phú và sôi  
đng. Việc nghiên cứu phn biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thp kỷ  
đầu thế kỷ XXI là cần thiết cvề lý luận và thực tiễn để báo chí tự điều chỉnh, nâng cao  
chất lượng hoạt động phn biện xã hội của báo chí.  
1
2. Lch sử nghiên cứu đề tài  
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc ln thứ X (tháng 4-2006) đã có khá nhiều bài viết,  
công trình nghiên cứu ca nhiều tác giả vphn biện xã hội và phản biện xã hội của báo  
chí. Như cuốn “Phn biện xã hội” của tác giả Trần Đăng Tuấn do Nhà xuất bản Đà Nẵng  
phát hành năm 2007, cuốn “Phn biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyềndo TS  
Hồ Bá Thâm và CN Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đồng chủ biên, bài “Phn biện xã  
hội”ca tác giả Nguyn Trn Bt,... hu hết là lý giải phn biện xã hội ở góc nhìn chính  
tr, vquyền làm chủ của nhân dân, nhấn mạnh vai trò, tầm quan trng của nhân dân  
trong vic tham gia phn biện xã hội... mà chưa đi sâu vào việc phân tích hoạt động  
phn biện xã hi của báo cmt cách cụ th.  
Luận văn thạc sĩ “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” của  
tác giả Mai Thị Thúy Hường; luận văn cử nhân báo chí “Tính phản biện xã hội của tác  
phẩm báo chí qua loạt bài “Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi trẻ năm 2005” ca tác  
giả Phan Văn Kiền,... đã phân tích, làm rõ một slợi ích từ sphn biện xã hội của báo  
chí nhưng chưa phân tích được đặc thù về phn biện xã hội của báo chí, đồng thời cũng  
chưa có sự nghiên cứu, khảo sát nào cùng lúc vbn tờ báo in của thành phố Hồ Chí  
Minh thp kỷ đầu thế kXXI, nhất là từ năm 2007 đến nay.  
Kế tha những giá trị nghiên cứu của các tác giả đi trước, và từ thc tin hot  
động báo chí của thành phố, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một số quan điểm, nhận định  
vphn bin, phn biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí, phân tích cụ ththc  
trng phn biện xã hội ca bn tờ báo nhằm làm rõ giá trị ca sphn biện xã hội ca  
báo chí đối vi quyền làm chủ của nhân dân, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng và  
quản lý của Nhà nưc hin nay.  
3. Mục đích và nhiệm vca luận văn  
Với đề tài này, chúng tôi muốn mang đến một cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động  
phn biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh, cả vnhn thức và hoạt động  
thc tiễn, qua đó rút ra được nhng kinh nghiệm, bài học thiết thc trong hoạt động  
nghip vụ báo chí. Đồng thi nêu lên nhng giải pháp cthể để hoạt động phn biện xã  
hi của báo chí thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cu Văn kiện Đại hội Đảng toàn  
quc ln thXI mi đề ra.  
Nhim vca luận văn sẽ bao gm:  
3.1. Nghiên cứu nhng vấn đề chung vphn bin, phn biện xã hội và phn bin  
xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh.  
3.2. Khảo sát hoạt động phn biện xã hội ca 4 tờ báo: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi  
Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động.  
3.3. Nghiên cứu xu hướng tchc, phn biện xã hội trên báo chí thành phố và  
các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng phn biện xã hội của báo chí thành phố  
Hồ Chí Minh.  
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  
Phn biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí là một đề tài lớn, cần được  
nghiên cứu sâu và lâu dài. Trong khuôn khổ ca luận văn này, chúng tôi xin giới hn ở  
việc nghiên cứu hiu quả và xu hướng tchc, phn biện xã hội trên báo chí thành phố  
2
thp kỷ đầu thế kXXI, trọng tâm là từ năm 2007 đến nay thông qua khảo sát bốn tờ  
báo in là báo Sài Gòn Giải Phóng, Tui Tr, Pháp Luật , Người Lao Động. Sở dĩ lựa  
chọn báo in là vì cho đến nay, báo in ở Vit Nam vn chiếm ưu thế (tính đến tháng 3-  
2011, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1.003 n phẩm báo in). Đây cũng là loại hình  
báo chí truyền thng, gắn bó lâu đời với văn hóa đọc của người dân Việt Nam, có tác  
đng ln đến nhiều thành phần dân cư,…  
5. Phƣơng pháp nghiên cứu  
Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận bin chng duy vật theo lý luận khoa hc  
Mác –Ăngghen, Lênin. Đồng thi sdng tng hp mt số phương pháp sau: phân tích  
tư liệu, tng hợp, khái quát hóa vấn đề, khảo sát, thống kê, so sánh, đối chiếu mt số  
trường hợp tiêu biểu vphn biện xã hội của các báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Tr,  
Pháp Luật, Người Lao Động.  
6. Đóng góp mới ca luận văn  
Luận văn sẽ là tài liu tham khảo cho các cp quản lý, các nhà nghiên cứu, nhng  
người hoạt động báo chí và những ai quan tâm đến lĩnh vực báo chí. Luận văn cũng đề  
xuất hướng nghiên cứu vthloại báo chí và hiệu qutchức thông tin của báo chí về  
phn biện xã hi.  
7. Ý nghĩa thực tin ca luận văn  
Kết quả nghiên cứu là cơ sở nhn thc về vai trò tổ chc phn biện xã hội trên báo  
chí thành phố Hồ Chí Minh, htrcho báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật,  
Người Lao Động có được cái nhìn khái quát về hiu quphn bin ca tờ báo mình,  
thấy được năng lực hoạt đng nghnghip ca tờ báo để phát huy kết quả đạt được hoc  
điều chnh, khc phc nhng va vp, hn chế trong quá trình tham gia phản biện xã hội.  
Luận văn cũng đề xut mt sgiải pháp làm cơ sở nghiên cứu, tư liệu tham kho cho  
những người quan tâm đến hoạt đng phn biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí.  
8. Cấu trúc ca luận văn  
Ngoài phần mở đầu, kết lun, phlục và tài liệu tham kho, luận văn gồm ba  
chương:  
Chƣơng 1: Nhng vấn đề lý luận chung vphn biện xã hội và phản biện xã hội  
của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kXXI.  
Chƣơng 2: Thc trng ni dung phn biện xã hội của báo Sài Gòn Giải Phóng,  
Tui Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động.  
Chƣơng 3: Xu hướng phn biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh - Gii  
pháp và kiến ngh.  
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VPHN BIỆN XÃ  
HI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
THP KỶ ĐẦU THKXXI  
1.1. Khái niệm phản biện xã hội – bản chất của sự phản biện xã hội  
1.1.1. Một số khái niệm về phản biện  
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về khái niệm phản biện. Theo nghĩa  
Hán – Việt thì phản biện là tranh luận với những ý kiến có trước bằng lập luận theo  
chiều hướng ngược lại.  
3
Trong cuốn “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn  
quốc lần thứ XI của Đảng”, phản biện được hiểu là “nhận xét, đánh giá, bình luận,  
thẩm định công trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau”.  
Theo chúng tôi, phản biện còn phản ánh một thuộc tính rất quan trọng, mang tính  
đặc thù, đó là tính phương pháp luận. Mục đích của sphn biện mà con người tiến  
hành là nhằm đi đến mt kết qumi cvnhn thc ln hoạt động thc tin. Kết quả  
đó cũng là nhm phc vlợi ích của con ngưi, lợi ích của xã hi.  
1.1.2. Khái niệm phản biện xã hội  
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc ln thXI khái niệm phn biện xã hội  
được nêu rất đầy đủ vni dung phn biện, cách thức phn bin, mục đích và nhu cu  
tt  
yếu  
ca  
sự  
phn  
bin:  
“…Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phc vlợi ích  
của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia  
hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phn bin  
xã hội là nhu cầu cn thiết và là đòi hỏi bt buc của quá trình lãnh đạo và điều hành  
đất nước, khc phc tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác”.  
Tuy nhiên, khi nghiên cứu, phân tích về phn biện xã hội, chúng tôi thấy có mt số  
đặc đim cần lưu ý.  
1.1.2. Một số đặc điểm của phản biện xã hội  
Tính xã hội của khái niệm phản biện xã hội.  
Chủ thể tham gia phản biện xã hội chính là toàn xã hội. Nội dung (đề tài) phản  
biện là các vấn đề trong đời sống xã hội Vì vậy, theo chúng tôi, chủ thể phản biện, nên  
gọi chung là các chủ thể tham gia phản biện – trong đó có chủ thể phản biện và chủ thể  
được phản biện.  
Phản biện xã hội là một dạng ý kiến xã hội, nhưng là ý kiến khoa học về vấn đề xã  
hội.  
Một ý kiến xã hội chỉ được xem là phản biện xã hội khi chứa đựng trong nó cơ sở,  
lập luận khoa học. Vì vậy, theo chúng tôi không nên phân biệt phản biện khoa học với  
phản biện xã hội vì như thế sẽ làm mất đi bản chất khoa học, khách quan của hoạt động  
phản biện. Nên căn cứ đơn vị tiến hành tổ chức phản biện để phân loại phản biện xã  
hội. Như: phản biện của trường học (phản biện luận văn,…), phản biện của các cơ quan  
chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước (phản biện dự án, đề án…), phản biện của báo  
chí, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, v.v…  
Phản biện xã hội chỉ diễn ra khi có dư luận xã hội và chính dư luận xã hội là  
thước đo hiệu quả của phản biện xã hội  
Sự bùng nổ của dư luận xã hội, của nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội phát sinh  
nhu cầu làm rõ đúng – sai cả về quan điểm, thái độ ứng xử và cách xử trí đối với vấn đề  
xã hội ấy, dẫn đến phản biện xã hội xuất hiện nhằm góp phần giải đáp những vấn đề dư  
luận đặt ra đồng thời góp phần giải thích “lý lẽ” của chính sách về những vấn đề xã hội  
ấy. Không chỉ là mầm mống của phản biện xã hội mà dư luận xã hội còn là thước đo  
hiệu quả của phản biện xã hội. Thông qua số lượng người tương tác; thông qua đánh giá  
của dư luận về trình độ, năng lực phản biện xã hội của cá nhân, tổ chức, đơn vị; đặc biệt  
4
là thông qua đánh giá sự chuyển biến xã hội sau một vấn đề được phản biện mà chúng  
ta có thể định lượng khá rõ nét về hiệu quả của phản biện xã hội.  
Phản biện xã hội mang tính tranh luận chủ động.  
Trong giai đoạn chuẩn bị ban hành các quyết định chính trị thì vai trò của phản  
biện xã hội rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi phản biện xã hội phải được thực hiện từ sớm,  
phải có sự tranh luận chủ động để làm rõ các vấn đề, lôi cuốn sự tham gia của nhiều  
chuyên gia và sự đồng thuận của xã hội về các vấn đề được nêu. Đây cũng là một đặc  
điểm rất quan trọng của phản biện xã hội của báo chí.  
1.2. Phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ  
XXI  
1.2.1. Phản biện xã hội của báo chí  
Thực chất, phản biện xã hội của báo chí chính là sự phản biện xã hội được thể  
hiện trên báo chí. Báo chí thực hiện hoạt động phản biện của mình qua các nội dung: tổ  
chức phản biện xã hội, thông tin các hoạt động và kết quphn biện xã hội, trc tiếp  
tham gia phn biện xã hội.  
Tchc phn biện xã hội là cơ quan báo chí phát hiện vấn đề, thông tin, tổ chc  
thành mt cuc tranh lun khoa học, để làm rõ bản cht vấn đề và đề xut giải pháp.  
Thông tin các hoạt động phn bin, kết quphn bin là thông tin những hot  
động và kết quphn bin do các cơ quan, đơn vị tchc thc hin.  
Trc tiếp tham gia phn bin là báo chí thể hiện quan điểm của mình bằng nhng  
tác phẩm báo chí cụ th.  
Phn biện xã hội đòi hỏi người làm báo phải đáp ứng mt số yêu cầu: Phát hiện  
được những ý kiến xã hội mang tính phản bin. Có có nhãn quan chính trị, có kiến thc,  
có năng lực tchc phn biện xã hội. Tuân thủ những quy định ca luật pháp trong quá  
trình tiến hành phản biện xã hội nhm bo vlợi ích quốc gia và lợi ích dân tc.  
1.2.2. Các thể loại báo chí được sdng trong hoạt động phn biện xã hội  
Thloại báo chí được phân chia thành 3 nhóm:  
Nhóm thông tn, Nhóm báo chí chính luận, Nhóm báo chí chính luận - nghthut.  
Theo lý thuyết, phn biện xã hội của báo chí phải sdng thloại nhóm báo chí  
chính luận vì đây là thể loại có nhiều lun c, luận điểm phù hợp vi hoạt động phn  
biện. Ngoài ra, bài phê bình cũng là một thloại phù hợp để sdụng khi bàn luận các  
vấn đề xã hội. Nhưng trên thực tế, phng vn lại là thể loại được báo chí sử dng nhiu  
và thường xuyên, bên cạnh thloại tường thut.  
1.2.3. Phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ  
XXI  
Là một thành phố givị trí trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,  
đứng thhai ca cả nước, sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có một thị trường báo  
chí và tiêu thụ báo chí sôi động phong phú. Báo chí gắn lin với đời sng của cư dân đô  
thị, là món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu của người dân thành phố. Vi 43 đơn  
vị báo chí gồm 1 đài truyền hình, 1 đài phát thanh, 18 báo và 23 tạp chí (trong đó có 1  
báo và 5 tạp chí đã đình bản), trên 30 ấn phm xut bản hàng tháng, báo chí thành phố  
đã có nhiều nlực để tchức và thực hin phn biện xã hội. Như việc Hội đồng Nhân  
5
dân thành phố phi hp tchức định kỳ hàng tháng chương trình “Đối thoại cùng chính  
quyền thành phố” trên Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố; chương trình “Nói và Làm”  
trên Đài Truyền hình thành phố. Các chuyên mục “Gặp gỡ đầu tuần”, “Trò chuyện đầu  
tuần”,… giúp xã hội rút ra được những thông tin phản biện có giá trị.  
Đối với báo in, đặc biệt là báo ngày, phản biện xã hội là sức hp dn mnh mẽ lôi  
cun bạn đọc đến vi tờ báo. Không chỉ tiếp cận thông tin mà người dân còn đồng hành  
với các vấn đề mà báo chí nêu ra (nhất là những hoạt động tthiện xã hội), tích cực gn  
bó với tờ báo bởi đây là diễn đàn mà ở đó chính kiến ca hvề các vấn đề xã hội được  
trình bày công khai và được những người có trách nhiệm biết đến và quan tâm giải  
quyết. Đó chính là lý do để giải thích vì sao, những tờ báo có mối quan hlng lo vi  
đc giả, ít nêu ra vấn đề phn bin, hoc tchc tranh luận không đáp ứng yêu cầu ca  
phn biện xã hội thì dần dn sbmai mt.  
Tiu kết chƣơng 1  
Trong chương 1, chúng tôi đã tập trung vào hai nội dung chính là: Những vấn đề  
lý luận chung vphn biện xã hội và phản biện xã hội trên báo chí thành phố thp kỷ  
đầu thế kXXI.  
Chúng tôi đã tập hp mt số khái niệm vphn bin, phn biện xã hội, phn bin  
xã hội của báo chí, nêu lên một số ý kiến cá nhân về khái niệm phn bin, bn cht khoa  
hc ca phn biện, đặc điểm ca hoạt động phn bin lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu về  
phn biện xã hội trong đó có phản biện xã hội của báo chí. Cập nhật quan điểm chỉ đạo  
mi nht của Đảng vphn biện xã hội, đồng thời có sự cthể hóa một sni dung liên  
quan đến hoạt động tchc, phn biện xã hội của báo chí để thy được những đặc thù  
trong phn biện xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí, trong đó có nghiên cứu ban đầu  
vthloại báo chí được sdng trong hoạt đng phn biện xã hi.  
Báo chí thành phố Hồ Chí Minh và những phát triển riêng về hoạt động và cách  
thc tchc phn biện xã hội sẽ được trinh bày cụ thể hơn thông qua khảo sát một số  
hoạt động phn bin của báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động và Pháp  
Luật thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến nay.  
CHƢƠNG 2: THỰC TRNG PHN BIỆN XÃ HỘI  
TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
2.1. Thc trng phn biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh qua  
khảo sát bốn tờ báo in: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Ngƣời Lao Động, Pháp  
Lut  
Báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động là bốn tờ báo in  
ra hàng ngày với số lượng lớn và có đối tượng độc gign vi mục đích, tôn chỉ hot  
đng ca tờ báo từ nhiều năm qua. Theo chúng tôi, bốn tờ báo này thể hiện khá đầy đủ  
din mạo báo chí thành phố trong thp kỷ đầu thế kXXI. Nhng mặt được và chưa  
được thoạt động phn biện xã hội ca bn tờ báo được chúng tôi phác họa phần nào  
thông qua ba bảng tng hp vsố lượt ý kiến, số lượng tin, bài và ngôn ngữ phi văn tự  
khi bn tờ báo trên thông tin về Dự án đường st cao tc Bc Nam. Đồng thời, chúng  
6
tôi cũng tìm hiểu các thông tin, đánh giá về bn tờ báo dựa trên các văn bản tài liệu và  
trao đổi nghnghip.  
2.1.1. Phn biện xã hi của báo Sài Gòn Giải Phóng  
2.1.1.1. Sài Gòn Giải Phóng - Tờ báo của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí  
Minh  
Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là  
tiếng nói của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Báo phát hành số đầu tiên vào chiu  
ngày 5 tháng 5 năm 1975, gồm 4 trang khln, in offset vi số lượng 300.000 bn.  
Gần như suốt mt thi gian dài, báo SGGP đã đảm đương vị trí đầu đàn trong hệ  
thống báo chí của thành phố, là một tờ báo Đảng địa phương có uy tín trên cả nước.  
2.1.1.2. Phn biện xã hội của báo SGGP  
Những năm đầu thế kỷ XXI, báo SGGP vn givị trí đầu đàn trong việc thông tin  
chính thức và chuẩn xác những vấn đvề đưng lối, quan điểm của Đảng và chính sách,  
pháp luật của Nhà nước; là tiếng nói của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân  
trên địa bàn. Nhưng mấy năm gần đây, tham gia phn biện xã hội và thông tin phn bin  
xã hội của báo SGGP có xu hướng giảm đi. Sở dĩ tờ báo ít tham gia phản biện xã hội có  
thể do các nguyên nhân:  
1. Việc ra đời nhiu n phẩm và bảo đảm cho các ấn phẩm đó xuất bản đều đặn đã  
vượt quá khả năng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của tờ báo.  
2. Lúng túng vnội dung, phương thức phn biện xã hội ca mt tờ báo Đảng.  
3. Thiếu gắn bó với độc gi.  
4. Tờ báo chưa quy tụ được lực lượng cộng tác viên là những chuyên gia trong và  
ngoài bộ máy nhà nước, cũng như chuyên gia nước ngoài và kiều bào.  
5. Tư duy phản biện và năng lc phn bin của đội ngũ làm báo chưa cao.  
2.1.2. Phn biện xã hội của báo Tuổi Trẻ  
2.1.2.1. Tui Tr- Tờ báo của Đoàn TNCS HCM thành phố Hồ Chí Minh  
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo  
Giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông thì báo có nhiệm vụ  
tuyên truyền đường li, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết ca  
cp ủy, chính quyền và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Giáo dục lý tưởng, đạo đức cách  
mạng, nâng cao tri thức và tinh thần yêu nước cho đoàn viên, thanh niên. Thông tin phản  
ánh các hoạt động ca tchức Đoàn và đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố  
và cả nước, biểu dương những điển hình tốt, nhân tố tích cực của đoàn viên, thanh niên.  
Cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trong thanh niên, góp phần thc hin tt nhim vụ xây  
dựng và bảo vTquc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.  
Mặc dù là một tờ báo của Đoàn ở địa phương, nhưng cho đến nay, Tui Trlại là  
tờ báo in hàng đầu ca cả nước vi những bước phát triển phát triển hết sc vng chc.  
2.1.2.2. Phn biện xã hội của báo Tuổi Trẻ  
Đến nay, Tui Trvẫn là tờ báo giữ được “đẳng cấp” và “phong độ” của mình  
trong hoạt động báo chí. Đó là tính chuyên nghiệp ca mt tờ báo in đứng đầu cả nước.  
Tham gia phn biện xã hội, Tui Trẻ đã phát hiện sm nhiu vấn đề, chủ động thông tin  
một cách bài bản và thuyết phc. Kiến thc nghề báo và sự am hiu thế mnh của các  
7
chuyên gia đã giúp Tuổi Trgần như có ngay lập tc nhiều bài viết, tạo thành vệt bài  
quan trng, thu hút sự quan tâm, tham gia rộng rãi của xã hội. Góc nhìn phản biện xã  
hi của báo Tuổi Trẻ khá đa dạng. Đó có thể là góc nhìn về kinh tế, về xã hội, vlut  
pháp, về đạo đức, về giáo dục, về tham nhũng, tiêu cực, vchế độ chính sách, văn học –  
nghthut…  
2.1.3. Phn biện xã hội của báo Người Lao Động  
2.1.3.1. Người Lao Động - Tờ báo của đông đảo công nhân, người lao động ca  
thành phố Hồ Chí Minh và cả nước  
Báo Người Lao Động là tiếng nói của Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí  
Minh. Tờ báo luôn đi sâu phản ánh, bảo vquyn li hợp pháp, chính đáng của công  
nhân, viên chức và người lao động qua khu hiệu: “Việc làm, đời sống, dân chủ và công  
bằng xã hội”.  
Là tờ báo đại din tiếng nói của công nhân, viên chức và người lao động, tờ báo  
rất quan tâm đến các vấn đề dân sinh, xã hội. Đặc biệt là việc gii quyết việc làm cho  
người lao động. Nhiều năm trở lại đây, tờ báo có nhiều bài viết mang tính phản bin về  
chính sách xã hội, vluật pháp, về nhng vấn đề mới phát sinh có liên quan đến đời  
sng vt chất và tinh thn của người lao động.  
2.1.3.2. Phn biện xã hội của báo Người Lao Động  
Với trách nhiệm là tờ báo của công nhân, viên chức, người lao động, tờ báo đã  
phát hin nhiu vấn đề xã hội, mnh dạn đấu tranh bo vquyn lợi cho người lao động.  
Như đề xut biện pháp ràng buộc và xử lý trách nhiệm ca chdoanh nghiệp đối vi  
vic thc hin bo hiểm xã hội, bảo đảm chế độ lương, thưng, nghỉ ốm đau, thai sản,…  
đi với người lao động. Vấn đề quản lý dân nhập cư, nhà trọ cho công nhân, nhà trẻ cho  
công nhân, tủ sách cho công nhân, các khu vui chơi cho công nhân, dinh dưỡng, sc  
khe của người lao động,…  
2.1.4. Phn biện xã hội của báo Pháp Luật thành phố  
2.1.4.1. Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh - Tờ báo trẻ và hướng phát triển mi  
So vi 3 tờ báo trên thì Pháp Luật là tờ báo “trẻ” nhất. Ra đời ngày 17/9/1990, với  
số báo đầu tiên được in offset 2 màu, xuất bản hàng tuần. Knim 17 năm thành lập, đã  
vươn lên thành báo ngày.  
Nm bt nhu cầu thông tin của người dân về luật pháp của Nhà nước và các quy  
định khác của thành phố, báo Pháp Luật đã xây dựng các chuyên mục pháp lý như Nhà  
nước với Công dân, Tòa án, thông tin nghiệp v, giải đáp, tư vấn pháp luật, tchc thi  
tìm hiểu pháp luật (chuyên mục “À ra thế”),… Quan tâm những vấn đề lý luận vci  
cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hành dân chủ, nêu nhiều tranh lun khoa hc  
chung quanh các vấn đề này.  
2.1.4.2. Phn biện xã hội của báo Pháp Luật  
Vi thế mạnh là kiến thc luật pháp, báo Pháp Luật phát hiện nhanh, sm về  
nhng vấn đề chuyên ngành và tổ chc phn bin rt hiu quả. Trong 20 năm hoạt  
đng, nhiu vấn đề do tờ báo phản biện đã mang lại kết qucao. Chng hạn các tranh  
lun xung quanh việc “Bị cáo ra tòa có phải mặc áo tù không?” đã mang đến đề xut rt  
8
nhân văn, được Ủy ban Thường vQuc hi tho luận nghiêm túc tại khp th22 hi  
tháng 10 năm 2002 để rồi ban hành nghquyết “bị cáo ra tòa được mặc thường phục”…  
2.2. So sánh kết quphn bin ca bn tờ báo  
2.2.1. Vni dung, phm vi phn bin  
Trong các tờ báo thì hoạt động phn biện xã hội ca Tui Trẻ được thc hiện khá  
thường xuyên, gồm nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội . Kế đến là báo Pháp  
Luật thành phố vi nhiu ni dung phn biện mang tính chuyên ngành về tư pháp và  
mt svấn đề về chính trị - xã hội. Báo Người Lao Động tuy chưa thực hiện thường  
xuyên nhưng đã có nhiều phn biện xã hội gn cht quyn li của công nhân, viên chức,  
người lao động trên địa bàn thành phố và cả nước. Riêng Sài Gòn Giải Phóng tham gia  
phn biện còn rất ít và không thường xuyên.  
2.2.2. Về tính chủ động phn bin  
Đối vi Dự án đường st cao tc Bc – Nam, báo Tuổi Trẻ và Pháp Luật thành  
phngay từ đầu đã chủ động các bước phn bin bng những thông tin thích hợp.  
Báo Người Lao Động thc hin phn biện xã hội trong góc nhìn lợi ích của người  
lao động nên có phần hn hẹp thông tin hơn Tuổi Trẻ và Pháp Luật. Do đó các thông  
tin, phng vấn tuy có sự chun bị nhưng chưa đủ đbật lên chủ đề mà tờ báo hướng ti.  
Báo Sài Gòn Giải Phóng nghiêng nhiều về ý kiến lãnh đạo và các ý kiến đồng tình,  
thiếu chủ động thông tin các ý kiến xã hội khác, dẫn đến nặng thông tin mang tính phản  
ánh, tường thut.  
2.2.3. Về cách thức tchc phn bin  
Do có sự chủ động nên Tuổi Trẻ và Pháp Luật là hai tờ báo thực hiện khá bài bản  
hoạt động phn biện xã hội. Đó là thông tin vấn đề, tchc tranh luận, đi đến giải pháp,  
kiến nghị, thông tin dư luận đối vi kết quphn bin.  
Báo Người Lao Động cũng có nhiều kinh nghim khi thc hin phn biện xã hội.  
Tờ báo chú trọng thông tin các ý kiến xã hội ctừ hai phía, đồng tình, không đồng tình.  
Đối với Sài Gòn Giải Phóng, đa phần các ý kiến thiếu tính đối thoi, thiếu stranh  
lun. Những câu hỏi phng vấn cũng không đặt ra nhng vấn đề gai góc mà dư luận  
đang hướng ti.  
2.2.4. Vsdụng các thể loại báo chí và cách trình bày  
Thloại báo chí được sdng nhiu trong phn bin của các tờ báo là phỏng vn  
và tường thut, kế đến là bài phê bình. Các thể loại thông tấn này cũng được dùng đan  
xen với nhau, như tưng thut phng vn.  
Về cách trình bày, Tuổi Trsdng nhiều hình ảnh gm ảnh người tham gia phn  
biện và ảnh minh họa. Các bài “đinh” được trình bày ở trang 1 vi nhng tựa bài, những  
phát biểu ấn tượng. Đan xen các nội dung tường thut, phng vn, Tui Trẻ còn có  
những thông tin btrợ được trình bày trong các box của bài viết.  
Pháp Luật thông tin rất nhiu ý kiến, kèm hình ảnh của người phát biểu. Sdng  
nhiều chuyên mục liên quan đến người dân để thông tin các vấn đề liên quan đến lợi ích  
thiết thân của người dân nmục Nhà nước – Công dân...  
9
Báo Người Lao Động tuy có nhiều ý kiến tranh luận nhưng cách trình bày các ý  
kiến và sử dụng hình ảnh chưa tạo được điểm nhn vmục đích và thông điệp mà tòa  
soạn hướng ti.  
Riêng Sài Gòn Giải Phóng thì sdụng cách trình bày mang tính cổ điển, thiếu tính  
đi thoi, tranh lun. Nhiều ý kiến tham gia tranh luận được trình bày theo dạng bài  
viết, thiếu hình ảnh, không hấp dẫn và sinh động.  
2.3. Mt skết luận rút ra qua khảo sát phản biện xã hi ca bn tờ báo  
2.3.1. Lợi ích xã hội tkết quphn biện xã hội ca bn tờ báo  
Tuy là báo địa phương, nhưng mỗi tờ báo, bằng ưu thế và đặc điểm của mình đã  
triển khai các hoạt động phn biện xã hội trên cả ba mặt: Khơi gợi vấn đề và tổ chc  
phn biện; thông tin các hoạt động phn biện và trực tiếp tham gia phn bin. Nhng  
vấn đề chung của thành phố và cả nước được bn tờ báo tham gia theo góc tiếp cn  
riêng của mình nhằm phc vụ độc gitờ báo đã góp phần làm cho hoạt động phn bin  
thêm khoa học và phong phú.  
Phn biện xã hội của báo chí thành phố không chỉ tạo được du n quan trọng đối  
với các cấp lãnh đạo mà còn được người dân đồng tình, ủng hộ, đặc biệt là các chuyên  
gia, những người “nghĩ chuyên nghiệp”.  
2.3.2. Sự phát triển ca bn tờ báo từ góc nhìn phản biện xã hi  
Cbn tờ báo đều đạt được kết qunhất định trong hoạt động phn biện xã hội.  
Kết quả đó mang đến cho tờ báo động lực để tìm kiếm những đề tài phản bin mới và  
cách thức để tchc phn biện sao cho có hiệu quả và đạt được mục đích lợi ích của  
người dân và của đất nước. Đó cũng là thước đo tính chuyên nghiệp trong phn biện xã  
hi ca tờ báo mà định lượng của nó là sự quan tâm của độc giả dành cho tờ báo, thông  
qua lượng báo xuất bản hàng ngày.  
Nhng vấn đề đó cho thấy, mt tờ báo đông không hẳn là tờ báo mạnh nếu không  
có đội ngũ những người làm báo đáp ứng yêu cầu ca hoạt động phn biện xã hội. Mt  
tờ báo phản biện xã hội có hiệu quả là tờ báo biết tphn biện mình hàng ngày, thường  
xuyên. Cơ chế đó sẽ thúc đẩy tờ báo luôn luôn vận động đi tới và phát triển.  
Tiu kết chƣơng 2  
Chương hai có nhiệm vụ nghiên cứu thc trng phn biện xã hội của các báo Sài  
Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật thành phố trên cơ sở khảo sát  
từ năm 2007 đến nay.  
Chúng tôi đã tng hợp, phân tích và phác họa những nét nổi bt ca tng tờ báo,  
năng lực thc hin hoạt động phn biện xã hội cũng như hiệu quhoạt động phn bin  
xã hội ca bn tờ báo. Từ góc nhìn phản biện xã hội chúng tôi có lý giải các nguyên  
nhân vì sao dẫn đến tình trạng tờ báo được đông đảo độc giả ủng hộ, có tờ báo gặp  
nhiều khó khăn trong xuất bn.  
Lợi ích từ sphn biện xã hội mà báo chí thành phố Hồ Chí Minh mang lại đã  
được tha nhn tnhiều phía, kể cả các cấp lãnh đạo. Lợi ích mà tờ báo thu được từ  
hoạt động phn biện chính là tính thực tin ca vấn đề phn bin. Các báo Tuổi Tr,  
Pháp Luật đã chủ động thc hin phn biện, đầu tư cho phản biện trên mặt báo về cni  
dung, hình thức dẫn đến đạt hiu qucao.  
10  
Nhng kinh nghiệm rút ra từ phn biện xã hội ca bn tờ báo, tuy chưa đầy đủ và  
toàn diện, nhưng cũng cho thấy sự năng động và cố gắng vươn lên của báo chí thành  
phtrong một lĩnh vực còn mới mẻ và nhiều chông gai. Điều đó đòi hỏi đội ngũ báo chí  
thành phố phải không ngừng nâng cao tư duy phản biện và năng lực phn bin. Và xã  
hi cn phải có những chế định và cơ chế cthể để phn biện xã hội của báo chí mang  
li hiu quả cao hơn.  
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN  
PHN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
3.1. Xu hƣớng phn biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh trong  
những năm ti  
3.1.1. Xu hướng về đề tài  
3.1.1.1. Báo chí tiếp tc phn biện xã hội phc vcho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo  
của Đảng và quản lý của Nhà nước  
Báo chí thành phố tiếp tc phn biện xã hội để có được những nghiên cu mi về  
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phản bin mt svấn đề về công tác  
xây dựng Đảng, về pháp luật,… Phản biện xã hội của báo chí thành phố vn phải tuân  
thnhững quy định của Đảng, Nhà nước trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, trước  
những phát sinh mới gần đây, một svấn đề nhy cảm như biên giới, biển đảo, đối  
ngoại... có khả năng sẽ được phn bin mức độ và hình thức thích hợp.  
3.1.1.2. Phn biện xã hội các vấn đề vkinh tế, cơ sở htng của thành phố và cả  
nước  
Hi nhp kinh tế thế gii, hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ  
tầng giao thông của thành phố và cả nước vẫn là những đề tài phản bin quan trng ca  
báo chí thành ph.  
3.1.1.3. Phn biện xã hội về các vấn đề dân sinh, văn hóa xã hội  
Giải pháp về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, nhng bt cập trong giáo dục,  
y tế, nhà ở cho người nghèo, nhà ở cho công nhân, quản lý lao động nhất là lao động  
nước ngoài,… sẽ được báo chí tham gia phản biện tích cực.  
3.1.1.4. Mrộng đối tượng phn bin  
Đối tượng tham gia phn bin của báo chí ngày càng mở rộng, do trình độ dân trí  
ngày càng cao, nhu cầu tham gia vào các công việc chung của thành phố và cả nước  
tăng, tạo được sự quan tâm của người nước ngoài và kiều bào ở nước ngoài đối với tình  
hình thành phố và cả nước.  
3.1.2. Xu hướng vthloại và trình bày  
Trước nhu cu cần có sự phn biện mang tính chặt chẽ, có sự tham gia ca nhiu  
người, thloại báo chí tham gia phản bin sẽ có sự thay đổi. Đó là sự giao thoa của các  
thloại trong nhóm thông tấn, và sự giao thoa gia thloi của nhóm thông tấn vi  
nhóm chính luận, trong đó phỏng vấn là thể loi chyếu. Ngoài thể loi phng vn,  
tường thut phng vấn,đã có, sẽ có thêm phóng sự - phng vn, phng vn – bình  
luận, phê bình – phng vấn…  
11  
3.1.3. Xu hướng tchc phn bin  
Báo chí stiếp tc tchc phn biện xã hội hoc phi hp vi mt số cơ quan quản  
lý Nhà nước, đơn vị báo chí thc hin phn biện xã hội. Báo chí thành phố ssdng  
tng hợp các ấn phẩm, các phương tiện kthut hiện đại để tăng hiệu quphn biện xã  
hi. Việc trình bày các phản bin, sdụng ngôn ngữ thành văn và ngôn ngữ phi văn tự  
ngày càng thường xuyên và chuyên nghiệp hơn.  
3.2. Giải pháp để phát triển phn biện xã hội của báo chí thành phố  
3.2.1. Nâng cao nhn thức xã hội vphn biện xã hi của báo chí  
Nhng vấn đề vphn biện xã hội nói chung và phản biện xã hội của báo chí phải  
được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để nhân dân nhận thức được tm quan trng  
cũng như yêu cầu cơ bn ca hoạt động phn biện xã hội.  
3.2.2. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong phn biện xã hi của báo chí  
Xây dựng được đội ngũ biết phn biện và phản biện chuyên nghiệp là trọng tâm  
của báo chí thành phố. Do đó, đòi hỏi nhà báo ngoài kỹ năng hoạt động báo chí còn phải  
có tư duy phản biện, có năng lực phn biện, năng lực diễn đạt ngôn từ, hiu biết pháp  
lut, kỹ năng giao tiếp, sdụng thành thạo các phương tiện kthut. Chấp hành nghiêm  
quy định của pháp luật vhoạt động báo chí, tuân thủ quy ước đạo đức nghnghip ca  
Hội Nhà báo Vit Nam.  
3.3. Mt skiến nghị để phát trin phn biện xã hội của báo chí thành phố  
3.3.1. Thng nht nhn thc về khái niệm và bản cht ca phn bin, phn bin  
xã hội và phản biện xã hội của báo chí  
3.3.2. Ban hành một số cơ chế cn thiết để báo chí thành phố thc hin tt hot  
đng phn biện xã hội  
3.3.2.1. Cơ chế pháp lý  
Trong khi chưa có Luật vphn biện xã hội, để gbnhững rào cản đối vi phn  
biện xã hội, về phía lãnh đạo thành phố cần có những quy định cthvphn biện xã  
hi của báo chí, xác định rõ các lĩnh vc cn thc hin phn biện xã hội, phm vi phn  
bin của báo chí thành phố và cơ chế phi hp giữa lãnh đạo thành phố với báo chí.  
3.3.2.2. Có cơ chế thông tin, nhất là đối với các dự án, các công trình xã hội trng  
điểm  
3.3.2.3. Tchức đối thoại công khai, thường xuyên trên các phương tiện thông tin  
đại chúng của thành phố  
3.3.2.4. Thành lập và xây dựng quy chế hoạt động ca mt số cơ quan tư vấn,  
phn biện. Quy định nhng ni dung cn phải thông qua phản biện xã hội  
3.3.2.5. Thc hiện đặt hàng mt số đề tài phản biện cho báo chí; củng cố nâng cao  
hoạt động phn bin của báo Đảng thành phố  
3.3.3. Nâng cao chất lượng phn biện xã hội của báo chí từ vai trò của Hội Nhà  
báo thành phố Hồ Chí Minh và từ các cơ quan báo chí.  
Tiu kết chƣơng 3  
Trong chương này, chúng tôi cung cấp mt số thông tin để phân tích phn biện xã  
hi của báo chí thành phố Hồ Chí Minh có những điểm khác biệt so với báo chí cả  
nước. Trong đó, cơ chế phi hp trong chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ chế thông tin,  
12  
phi hợp thông tin đối thoi công khai của thành phố đã tạo cho phn biện xã hội ca  
báo chí những nét tích cực.  
Thc tin của thành phố đặt ra cho báo chí thành phố những yêu cầu mi vphn  
biện xã hội, trong đó, báo chí phải dự báo được ni dung phn biện, tính chất phn bin  
để có sự chun bị và tham gia đạt hiu qu.  
Nhng giải pháp để phát triển phn biện xã hội của thành phố trong chng mc  
nào đó chỉ là giải pháp tạm thi, bởi chưa có luật hóa về phn biện xã hội từ phía Nhà  
nước. Đồng thi, nhng vấn đề cơ bản vphn biện xã hi của báo chí cũng chưa được  
thng nhất và triển khai trong nhân dân, trong các cơ quan công quyền và cả trong đội  
ngũ báo chí.  
Tthc tiễn các hoạt động của báo chí thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận  
định mt số xu hướng và nêu lên các giải pháp – kiến nghcthể để góp phần thúc đẩy  
hoạt động phn biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh. Khi mà các cơ quan  
chức năng tạo điều kiện cho báo chí thực hin tt phn biện xã hội cũng có nghĩa là tạo  
điều kiện để nhân dân thực hin quyền làm chủ ca mình một cách hữu hiu.  
KT LUN  
Ở chương 1, chúng tôi đã nêu lên một số cách hiểu khác nhau, cách đánh giá hoạt  
đng phn biện xã hội không dựa trên bản cht khoa hc ca phn biện xã hội. Và do  
đó, trong hoạt động báo chí, cũng có những trường hp nhn diện chưa chính xác về  
hiu quphn biện xã hội của báo chí. Chúng tôi cũng làm rõ việc nghiên cứu vphn  
biện xã hội của báo chí theo tinh thần chỉ đạo mi của Đảng là quan trọng và cần thiết  
cvề lý luận ln thc tiễn. Trong quá trình khảo sát hệ thống báo chí của Thành phố,  
chúng tôi đã lựa chọn báo in vì đây là sản phm gn lin với văn hóa đọc và được đông  
đảo độc gitiếp nhận vì tính tiện li của nó về nhiu mặt. Trong báo in, chúng tôi chỉ  
khảo sát trên bốn tờ báo in Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật  
từ năm 2007 đến nay. Con số này tuy ít so với số lượng báo in của Thành phố, nhưng  
tm quan trng, vị trí và số lượng phát hành hàng ngày của bn tờ báo là rất lớn, có ảnh  
hưởng đến trên 600 ngàn độc gimỗi ngày. Đặc bit, mc thời gian năm 2007, đối vi  
báo chí thành phố Hồ Chí Minh, có ý nghĩa rất quan trọng vì đã tham gia phản bin  
thành công việc ngưng cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân, tiếp đó là ngưng cổ phần hóa  
trường học… giúp báo chí tích lũy nhiều kinh nghiệm để sau này phn biện xã hội thành  
công nhiều dự án quan trọng ca cả nước như Dự án đưng st cao tc Bc Nam,....  
Trong chương 2, chúng tôi đã đi sâu phân tích thực trng phn biện xã hội ca  
bn tờ báo trên các phương diện: tôn chỉ, mục đích và đối tượng phc v; ni dung phn  
bin, phm vi phn biện; tính chủ động phn biện; cách tổ chc phn biện; cách trình  
bày và sử dng thloi. Chúng tôi cũng phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thành  
công cũng như hạn chế của các tờ báo trong hoạt động phn biện xã hội. Đặc biệt là có  
sự phân tích tương đối kvề trường hp của báo Sài Gòn Giải Phóng – mt tờ báo từng  
givị trí đầu đàn trong hệ thống báo chí thành phố nhưng đang có nguy cơ tụt hu ln  
so với các báo ngày khác của thành phố, trong đó có nguyên nhân từ phn biện xã hi.  
13  
Qua phn biện xã hội ca bn tờ báo, chúng tôi nêu lên yếu tquyết định nht vn  
là bản lĩnh nghề nghiệp, năng lực, kiến thức, đạo đức của nhà báo. Đối với tòa soạn, đòi  
hi phải xây dựng và duy trì bền vng mi quan hgiữa tòa soạn vi độc giả và rộng rãi  
công chúng trên từng trang báo, từng mi số báo. Tuy nhiên đó mới chỉ là những điều  
kin cn. Nghthut phn biện xã hội sẽ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tờ báo phát  
triển, trong đó phát hiện vấn đề phn bin, tchc phn biện, hướng đến giải pháp là  
mt nội dung đòi hỏi snlc rt ln ca những người làm báo hiện nay. Thiếu phn  
biện, không biết phn bin, tờ báo chỉ là “công cụ truyền tin”. Và trong thời bui cnh  
tranh thông tin như hiện nay, những cách truyền tải thông tin xơ cứng, mt chiu chc  
chn sẽ không lôi cuốn được độc gi.  
Tmt shn chế, bt cp vphn biện xã hội của báo chí thành phố, trong  
chương 3, luận văn đã đưa ra một sdự báo và đề xut giải pháp, kiến nghị để phát  
trin phn biện xã hội trên địa bàn, mà trước nhất là sự cn thiết thng nht về khái  
nim, về đặc điểm, bn cht ca phn bin, phn biện xã hội và phản biện xã hội ca  
báo chí. Đồng thời nêu lên một sgiải pháp về cơ chế mà khi thực hin sto nhiu  
điều kiện để phn biện xã hội của báo chí thành phố đi vào chiều sâu và phát huy tác  
dng cao. Nhng giải pháp và kiến nghcthể này phù hợp với tình hình hoạt động ca  
báo chí thành phố Hồ Chí Minh, nhằm giúp lãnh đạo thành phố và các cơ quan liên  
quan đến hoạt động báo chí có thêm cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động phn bin  
xã hội trên địa bàn.  
Trong bi cảnh chưa có sự nghiên cứu về vai trò tổ chức và phản biện xã hội ca  
báo chí một cách tương đối hoàn chỉnh, nhưng may mắn được cp nhật quan điểm chỉ  
đạo mi của Đảng vphn bin xã hội của báo chí; được tích lũy một skiến thức và  
kinh nghim trong hoạt động nghnghiệp nên luận văn đã nêu ra được mt svấn đề để  
nhiều người cùng quan tâm nghiên cứu.  
Tuy nhiên, đánh giá phản biện xã hội của báo chí, nhất là báo chí thành phố Hồ  
Chí Minh còn cần được nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện một cách thường xuyên và  
lâu dài. Chúng tôi mong những nghiên cứu trên mang lại phần nào bổ ích cho những  
người nghiên cu tiếp theo và cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực này.  
References.  
TÀI LIU THAM KHO  
Tiếng Vit  
1. Nguyn Quang A, Báo chí và phản bin, báo Tiền Phong, ngày 22-6-2010  
2. Vit Anh, Báo chí thể hin bản lĩnh trong phản biện xã hi, VnExpresss, 21-6-2009  
3. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phHồ Chí Minh (1997), Thành phố Hồ Chí Minh  
hai mươi năm (1975-1995), Nxb TP. Hồ Chí Minh  
4. Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, Tạp chí Sổ tay Xây dựng đảng (2010), Nhng  
du ấn đấu tranh cách mạng, Nxb Tng hp TP.HCM  
5. Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy TP.HCM (2006), Báo cáo báo chí thành phố  
hai năm thc hiện Thông báo 162-TB/TW ca Bộ Chính trị  
6. Báo Sài Gòn Giải Phóng (2010), Ký ức 35 năm, Nxb Văn hc  
14  
7. Báo Tuổi Trẻ, sơ kết 3 năm thực hiện CTHĐ của Thành ủy TP.HCM thc hin  
NQTW 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mi  
8. Báo Pháp Lut TP.HCM (2010), Hai mươi năm những bài báo đổi mi, Nxb Trẻ  
9. Báo Pháp Luật TP.HCM (2010), Kyếu 20 năm báo Pháp Luật  
10. Báo Đất Việt, Ban Thông tin và Phổ biến kiến thc của Liên hiệp các Hội KH và  
KT Vit Nam, Tư vấn, phn biện và giám định xã hội: làm thế nào để to sc bt?,  
báo Đất Vit, 14-6-2011  
11. Lê Thanh Bình (2005), Quản lý và phát triển báo chí xuất bn, Nxb Văn hóa  
Thông tin, Hà Nội  
12. Nguyn Trọng Bình, Vphn biện xã hội ca Mt trn Tquc Việt Nam và tác  
dụng đối vi hoạt động ca hệ thông chính trị nước ta hin nay, Tạp chí Lý luận  
chính trị & Truyền thông, số tháng 8 -2009  
13. Nguyn Mạnh Bình, Vai trò của báo chí trong phản biện, giám sát thực thi quyn  
lực nhà nước Vit Nam hin nay, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số  
tháng 7 -2009  
14. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Mt số văn bản chỉ đạo và quản lý của  
Đảng, Nhà nưc vhoạt động báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội  
15. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu  
tranh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội  
16. Nhiều tác giả (2008), Cm nang nghip vụ Tuyên giáo, Nxb Lý luận Chính trị, Hà  
Ni  
17. TS Hoàng Cúc – TS Đức Dũng (2007), Nhng vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb  
Lý luận chính trị  
18. Nguyễn Văn Dững, Nâng cao năng lực giám sát xã hội của báo chí, Tạp chí Lý  
luận chính trị & Truyền thông, số xuân Đinh Hợi 2007  
19. Đảng Cng sn Vit Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cng sản toàn quốc ln  
thX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội  
20. Đảng Cng sn Vit Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng Cng sn toàn quốc ln  
thXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội  
21. Đảng Cng sn Việt Nam, Đảng bTP.HCM, Văn kiện Đại hội Đại biu ln thứ  
IX, lưu hành nội bộ, tháng 10-2010  
22. Nguyễn Điển, Phn biện xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển TP. Hồ  
Chí Minh, Tp chí Tuyên giáo (tháng 8-2009)  
23. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội  
24. PGS. TS Vũ Hiền (2000), Chống “diễn biến hòa bình” trên các phương tiện thông  
tin đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội  
25. Quý Hiền, Phi biết đối thoi tiếp thu phn bin, báo Người Lao Động, 08 6-  
2009  
26. Vũ Thị Như Hoa, Cơ sở triết hc ca phn biện xã hội, Tạp chí Sinh hoạt lý luận  
s2, 2010  
27. Văn Hoài, Không nên có vùng cấm trong phn bin, báo Nông thôn ngày nay, 21-  
6-2011  
15  
28. Mai Thị Thúy Hường (2009), lun văn thạc sĩ Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền  
lực và phản biện xã hội  
29. Đoàn Minh Huấn (2010), Vai trò của giám sát và phản biện đối vi việc xây dựng  
Nhà nước và pháp quyền, www hanhchinh.com  
30. GS, TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên (2011), Đảng Cng sn cm quyn, ni dung  
và phương thức cm quyn của Đng, Nxb Chính trị Quc gia  
31. Phan Văn Kiền (2008), luận văn cử nhân Tính phản biện xã hội ca báo chí qua  
loạt bài “Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi Trẻ năm 2005  
32. Thăng Long, Cht vấn có phải là phản biện không?, báo Người Đại biểu nhân dân  
ngày 26-8-2010  
33. Đàm Văn Lợi, Phn biện xã hội vthc chất là phản bin của nhân dân, Tạp chí  
Mt trn, s47 (9-2007)  
34. Minh Nam, Ngưng thực hiện đề án cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân, báo Người  
Lao Động, 21-6-2007  
35. Đỗ Chí Nghĩa, Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong định hướng dư luận xã  
hi của báo chí, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 10 – 2009  
36. Vũ Văn Nhiêm, Mt svấn đề vphn biện xã hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,  
s11 2007  
37. Phân viện Báo chí tuyên truyền, Khoa báo chí, (2001), Báo chí những điểm nhìn  
thc tin - tp 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội  
38. Phân viện Nghiên cứu văn hóa tại TP.HCM (2006), Đề tài Những thay đổi trong  
đời sống văn hóa ở TP.Hồ Chí Minh từ 1986 đến nay  
39. Phan Quang (2001), Vdin mạo báo chí Việt Nam - Tiu luận và chân dung, Nxb  
Chính trị quốc gia, Hà Nội  
40. Vũ Đình Quân, Giám sát xã hội góp phần gii quyết mâu thuẫn lợi ích trong quá  
trình đô thị hóa – công nghiệp hóa tại TP.HCM hin nay, Tạp chí Khoa học xã hội,  
vin KHXH vùng Nam Bộ, tháng 7-2009  
41. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghthut, Nxb Đại hc  
Quc gia  
42. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trn Quang (2003), Cơ sở lý luận báo chí  
truyền thông, Nxb Đại hc Quốc gia, Hà Nội  
43. TS Phạm Minh Sơn – TS Nguyn ThQuế đồng chủ biên (2009), Truyền thông đại  
chúng trong công tác thông tin đối ngoi ca Vit Nam hin nay, Nxb Chính trị -  
Hành chính, Hà Nội  
44. TNgc Tn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, Hà Nội  
45. Lê Đức Tiết, Phn biện xã hội tkhái niệm đến thc tin, Tạp chí Mặt trn, s67,  
tháng 5 – 2009  
46. TS Nguyn Thị Minh Thái (2006), Phê bình tác phẩm văn học nghthuật trên báo  
chí, Nxb Đi hc Quốc gia Hà Nội  
47. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2009), Phn biện xã hội và phát huy  
dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quc gia  
16  
48. Nguyễn Văn Thạo, Nguyn Viết Thông (2011) Tìm hiểu mt sthut ngtrong  
Văn kiện Đi hội Đảng toàn quốc ln thXI của Đảng, Nxb Chính trị quc gia  
49. TS Vũ Minh Thông chủ biên (2004), Mác – Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về  
báo chí xut bn, Nxb Chính trị Quc gia  
50. Trần Đăng Tuấn, Phn biện xã hi, báo Thanh niên, ngày 09-8-2006  
51. Trần Đăng Tuấn, Phn biện xã hội: nhng vấn đề chung, Tạp chí Cộng sản điện t,  
s114-2006  
52. Trung tâm KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh (2005), Khoa học xã hội TP.HCM -  
Nhng vấn đề nghiên cứu, Nxb Đi hc Quc gia TP.HCM  
53. Trương Ngọc Tường, Nguyn Ngc Phan (2007), 100 câu hỏi đáp về báo chí ở  
TP. Hồ Chí Minh, Nxb Tng hợp, Nxb Văn hóa Sài Gòn  
54. Trung tâm Từ điển hc (2009), Từ điển Tiếng Vit, Nxb Đà Nẵng  
55. Thiện Văn, Nhn thức đúng về phn biện xã hội trên báo chí, báo Quân đội Nhân  
dân ngày 21-6-2010  
Trang web  
61. vi.wikipedia.org  
Tài liệu dch  
62. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, (Trần Đức Tài, Lê Thanh Nhàn, Từ  
Lê Tâm, Phạm Duy Phúc, Triệu Thanh Lê dịch), Nxb Trẻ  
63. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo – Bí quyết kỹ năng nghề  
nghip, Nxb Lao Động, Hà Nội  
17  
pdf 17 trang baolam 16/05/2022 4420
Bạn đang xem tài liệu "Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphan_bien_xa_hoi_tren_bao_chi_thanh_pho_ho_chi_minh_thap_ky.pdf