Các yếu tố của bài báo tác động đến chỉ số trích dẫn

Lương Đình Hải  
Các yếu tố của bài báo tác động đến chỉ số trích dẫn  
Lương Đình Hải  
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam  
101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm,  
Hà Nội, Việt Nam  
TÓM TẮT: Chỉ số trích dẫn thể hiện số lần bài báo được trích dẫn ở các nghiên  
cứu khác, là một chỉ số đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học. Nhiều yếu  
tố của tạp chí, tác giả và bài báo có tác động đến chỉ số trích dẫn. Bài viết tập  
trung đề cập đến một số yếu tố của bài báo là tiêu đề, tóm tắt, từ khóa, bảng  
biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, trong đó mô tả các đặc điểm làm tăng hoặc  
giảm số lượng trích dẫn. Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng, các khuyến  
nghị được đề xuất với từng yếu tố: Tiêu đề viết cô đọng, đúng cú pháp, mô  
tả chủ đề nghiên cứu, tránh mô tả chi tiết kết quả nghiên cứu và hạn chế sử  
dụng các từ làm giảm khả năng tìm thấy bài báo. Tóm tắt đảm bảo cấu trúc,  
cung cấp đầy đủ thông tin chính của nghiên cứu, có thể sử dụng độc lập với  
bài báo. Từ khóa nên tham khảo danh mục mà các tạp chí, cơ sở dữ liệu phân  
loại theo các lĩnh vực, chủ đề có liên quan đến nội dung nghiên. Bảng, biểu  
đồ và phụ lục được khuyến khích sử dụng nhằm tạo sự thân thiện với độc giả.  
Tài liệu tham khảo cần cân nhắc mức độ uy tín của tác giả cũng như số lượng  
tài liệu trích dẫn để tăng tính khoa học của bài báo. Việc quan tâm nhiều hơn  
đến viết tiêu đề, tóm tắt, lựa chọn từ khóa, hình thức trình bày và tài liệu tham  
khảo giúp bài báo dễ dàng tiếp cận độc giả hơn, từ đó có thể đạt được chỉ số  
trích dẫn cao hơn.  
Email: luongdinhhai@vnies.edu.vn  
TỪ KHÓA: Chỉ số trích dẫn; phân tích trích dẫn; đặc điểm trích dẫn; chỉ số chất lượng bài  
báo; yếu tố tác động.  
Nhận bài 26/8/2019 Nhận kết quả phản biện và chỉnh sửa 15/9/2019 Duyệt đăng 25/10/2019.  
một số lĩnh vực nghiên cứu có xu hướng ít được trích dẫn  
Chỉ số trích dẫn do Eugene Gafield [1] đề xuất, thể hiện hơn, như là kinh tế số hoặc là phát triển phần mềm; Bài báo  
1. Đặt vấn đề  
số lần bài báo được các nghiên cứu khác trích dẫn, là một  
chỉ số phản ánh chất lượng cũng như tác động của bài báo  
đến lĩnh vực nghiên cứu. Hiện nay, chỉ số này được coi là  
một chỉ số đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học [2].  
Theo Garfield E [3], khoảng 20% số lượng bài báo chiếm  
hơn 80% tổng số lượng trích dẫn, trong khi phần lớn bài báo  
còn lại không được trích dẫn lần nào hoặc ít được trích dẫn.  
Dựa vào chỉ số trích dẫn có thể đánh giá rằng bài báo không  
hoặc ít trích dẫn có chất lượng thấp hơn bài báo nhiều trích  
dẫn [4], bài báo có số lượng trích dẫn cao hơn thì bài báo  
có chất lượng tốt hơn [5]. Với mong muốn phổ biến kết quả  
nghiên cứu tới cộng đồng khoa học, các tác giả thường xuất  
bản ở những tạp chí có uy tín, có đông đảo lượng độc giả,  
nhằm tăng chỉ số trích dẫn của bài báo.  
Vấn đề đánh giá tác động của bài báo bởi chỉ số trích dẫn  
được nghiên cứu theo cách tiếp cận mô hình cấu trúc và  
cách đánh giá một/một vài yếu tố riêng rẽ. Mô hình nghiên  
cứu có cấu trúc ba nhóm: Tạp chí, tác giả và bài báo [4].  
Kết quả chung cho biết mức độ uy tín của tạp chí là yếu tố  
tác động nhiều nhất đến chỉ số trích dẫn của bài báo [6]. Ở  
nhóm tác giả, có hai yếu tố có ảnh hưởng là mức độ uy tín  
của tác giả và số lượng tác giả. Tác giả có uy tín hơn trong  
lĩnh vực nghiên cứu có mức độ tác động lớn hơn, thậm chí  
đối với cả lĩnh vực nghiên cứu không phải là thế mạnh [4].  
Bài báo ít tác giả có mức độ tác động cao hơn so với bài báo  
nhiều tác giả hoặc chỉ có một tác giả duy nhất [7]. Ở nhóm  
bài báo, theo Roche và cộng sự [4], có các yếu tố có ảnh  
tổng quan có mức độ tác động thấp hơn so với bài báo định  
tính (xem Bảng 1).  
Ngoài các yếu tố thuộc mô hình cấu trúc ở trên, các yếu tố  
khác được nghiên cứu khá đa dạng, dù các yếu tố chưa sắp  
xếp có tính hệ thống. Bài báo sử dụng phương pháp nghiên  
cứu phức tạp hơn có số lượng trích dẫn cao hơn [8]. Bài báo  
trình bày kết quả nghiên cứu ở phụ lục có chỉ số trích dẫn  
cao hơn so với bài báo không có phụ lục trình bày kết quả  
nghiên cứu [9]. Bài báo được tài trợ có chỉ số trích dẫn cao  
hơn so với bài báo không có tài trợ [10]. Các yếu tố khác có  
thể kể đến là mức độ quan tâm của vấn đề nghiên cứu, vấn  
đề nghiên cứu mới, danh mục tài liệu tham khảo, tiêu đề,  
độ dài bài báo, thời gian xuất bản, tự trích dẫn, ngôn ngữ…  
Bài viết này tập trung trình bày các đặc điểm của một số  
yếu tố cơ bản thuộc nhóm bài báo có tác động đến chỉ số  
trích dẫn đã được nghiên cứu định lượng. Đó là tiêu đề, tóm  
tắt, từ khóa, bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo. Nội  
dung bài viết có thể được xem là một nguồn tham khảo để  
viết tiêu đề, tóm tắt, lựa chọn từ khóa, hình thức trình bày  
và tài liệu tham khảo hướng đến việc tăng tính tương tác  
nhiều hơn với độc giả.  
2. Nội dung nghiên cứu  
2.1. Tiêu đề bài báo  
Theo nhu cầu tìm kiếm, độc giả thường đọc lướt rất nhiều  
tiêu đề nhưng chỉ tham khảo nội dung một số bài. Do đó,  
hưởng đến chỉ số trích dẫn như sau: Lĩnh vực nghiên cứu, viết tiêu đề tạo sự chú ý là vấn đề quan trọng không thể bỏ  
Số 22 tháng 10/2019  
29  
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN  
Bảng 1: Mô hình cấu trúc ba nhóm đánh giá tác động đến chỉ số trích dẫn  
Nhóm Tạp chí  
Nhóm Tác giả  
Nhóm Bài báo  
Chất lượng tạp chí  
Tỉ lệ trích dẫn  
Khả năng truy cập  
Khả năng tìm thấy  
Phạm vi phát hành  
Số lượng tác giả  
Năm xuất bản  
Quốc tịch  
Vị trí trong mục lục  
Vấn đề nghiên cứu  
Lĩnh vực nghiên cứu  
Phạm vi nghiên cứu  
Phương thức nghiên cứu  
Độ dài tiêu đề  
Giới tính  
Độ tuổi  
Tác giả chính thuộc viện nghiên cứu  
Thứ hạng của viện nghiên cứu  
Mức độ uy tín  
Tỉ lệ tự trích dẫn  
Địa vị xã hội  
Danh sách đã xuất bản  
Danh sách được trích dẫn  
Số lượng từ khóa  
Ngôn ngữ  
Số trang  
Số lượng tài liệu tham khảo  
Độ dài bài báo  
Có/không có tài trợ  
qua. Trước tiên, tiêu đề cần đạt đủ ba mục tiêu: Giới thiệu [14]. Trong trường hợp cần có tiêu đề phụ đảm bảo các yêu  
cầu như tiêu đề chính.  
vấn đề hoặc lĩnh vực nghiên cứu; Tạo được sự tò mò để độc  
giả tìm hiểu thêm phần tóm tắt và nội dung; Chứa từ khoá  
giúp tìm thông tin dễ dàng hơn.  
Để tránh cho độc giả hiểu không chính xác ý tưởng của  
bài báo, tác giả cần chủ ý đến trật tự từ/cú pháp trong tiêu  
đề. Có hai kiểu lỗi cú pháp thường gặp ở tiêu đề là về mặt  
khoa học và mặt ngôn ngữ. Singh S. và Suvirya S. [15]  
phân tích tiêu đề của 50 bài báo và thấy rằng chỉ có 10% bài  
báo là không có lỗi về mặt khoa học và mặt ngôn ngữ, 90%  
bài báo còn lại có 55 lỗi về mặt khoa học và 30 lỗi về mặt  
ngôn ngữ. Tiêu đề cần đảm bảo đúng cú pháp để truyền tải  
thông tin một cách chính xác, trong trường hợp không chắc  
chắn tác giả nên tìm sự hỗ trợ của người bản địa hoặc người  
thành thạo ngôn ngữ.  
Như vậy, để có một tiêu đề bài báo thu hút độc giả cần  
được viết cô đọng, đúng cú pháp, phản ánh đúng mục tiêu  
nghiên cứu, tránh mô tả vấn đề nghiên cứu quá rộng hoặc  
quá hẹp, tránh sử dụng các yếu tố không cần thiết, nên được  
viết cuối cùng sau khi hoàn thành tất cả các mục của bài  
báo. Tiêu đề không phải là tất cả nhưng chắc chắn là yếu  
tố đầu tiên để tạo ấn tượng với độc giả, từ đó làm tăng khả  
Tiếp theo là lựa chọn kiểu tiêu đề phù hợp nội dung bài  
báo. Về cơ bản, có ba kiểu tiêu đề: Tiêu đề khai báo, tiêu  
đề mô tả và tiêu đề câu hỏi [11]. Tiêu đề khai báo cung cấp  
thông tin nghiên cứu chính của bài báo, phù hợp với nghiên  
cứu học thuật nhưng ít khả thi để viết tiêu đề bài báo khoa  
học. Tiêu đề mô tả chỉ cung cấp thông tin lĩnh vực, nội dung  
của bài báo mà không đề cập đế kết quả nghiên cứu. Đây là  
dạng tiêu đề được sử dụng phổ biến hiện nay. Tiêu đề câu  
hỏi cung cấp chủ để nghiên cứu dưới dạng câu hỏi để thu  
hút sự tò mò của độc giả. Theo Gustavii, B [12], kiểu tiêu  
đề này phù hợp với các bài báo có tính chất trao đổi, thảo  
luận, nêu ý kiến cá nhân. Jamali HR [11] đã thu thập thông  
tin của 2.172 bài báo xuất bản trong năm 2007 từ hệ thống  
cơ sở dữ liệu Scopus để tìm hiểu mối quan hệ giữa các kiểu  
tiêu đề và chỉ số trích dẫn. Kết quả cho thấy có sự khác biệt  
có ý nghĩa thống kê. Số lượng trích dẫn bài báo có tiêu đề  
khai báo, tiêu đề mô tả, tiêu đề câu hỏi lần lượt là 12, 14, 6. năng sự chú ý đến nội dung của bài báo.  
Bài báo có tiêu đề mô tả có số lượng trích dẫn cao nhất và  
bài báo có tiêu đề câu hỏi có số lượng trích dẫn thấp nhất.  
Một yếu tố khác cần xem xét là độ dài của tiêu đề. Tiêu  
đề có độ dài quá ngắn hoặc quá dài thì bài báo đều có chỉ  
số trích dẫn thấp. Số lượng kí tự trung bình của tiêu đề hiện  
2.2. Tóm tắt bài báo  
Tóm tắt cung cấp thông tin ngắn gọn của bài báo, chứa tối  
đa 400 từ, và được khuyến nghị trong khoảng 200 đến 250  
từ [15]. Tóm tắt thường được cấu trúc thành các phần thông  
nay là 70 và không quá 140 kí tự [13]. Tiêu đề quá ngắn tin khác nhau, giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn thông tin có  
thể hiện nội dung tổng quát, tiêu đề quá dài lại thể hiện nội giá trị để tham khảo. Các thành phần gồm bối cảnh hoặc  
dung chi tiết, do đó chưa tạo được sự tò mò của độc giả đối giới thiệu vấn đề, đối tượng hoặc mục tiêu, phương pháp  
với bài báo.  
thực hiện, kết quả nghiên cứu và kết luận [16]. Bối cảnh  
Các thông tin đặc thù như tên nước, tên địa danh, thuật hoặc giới thiệu vấn đề, và đối tượng hoặc mục tiêu thường  
ngữ cơ bản… nên hạn chế đưa vào tiêu đề. Tolga Yuret tính là phần ngắn nhất, tóm gọn một hoặc hai câu. Phương pháp  
hiệu suất của các từ/cụm từ trong tiêu đề, tóm tắt, từ khóa thực hiện chiếm tỉ lệ 30 - 35% độ dài tóm tắt, cung cấp  
hơn 3.000 bài báo thuộc cơ sở dữ liệu Web of Science được thông tin quá trình thực hiện nghiên cứu như là chọn mẫu,  
xuất bản từ năm 2010 đến 2012 và chỉ ra rằng tiêu đề có các kĩ thuật phỏng vấn… Kết quả nghiên cứu là phần dài nhất,  
từ trên thì bài báo có chỉ số trích dẫn thấp hơn. Một số từ chiếm tỉ lệ 35-40%, cung cấp kết quả nghiên cứu chính dựa  
được liệt kê là teaching, some, Korea, education, equations, trên phân tích số liệu (nếu có). Kết luận cần viết một cách  
report… Có thể thông tin đặc thù làm hạn chế khả năng tiếp ngắn gọn, chính xác dựa trên kết quả nghiên cứu.  
cận của độc giả đối với bài báo. Bên cạnh đó, cần hạn chế  
Thông tin tóm tắt nghiên cứu đảm bảo các thành phần  
viết tiêu đề phụ nhằm tránh tăng độ dài tiêu đề, tăng thông cấu trúc có độ chính xác cao hơn thông tin toàn văn bài  
tin chi tiết nghiên cứu, từ đó làm giảm sự chủ ý của độc giả báo. Weber và cộng sự [17] sử dụng trí tuệ nhân tạo giải  
TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM  
30  
Lương Đình Hải  
thích (Explainable Artifical Intelligence) so sánh độ chính giờ, có thể là khái niệm mới, mô hình mới, phương pháp  
xác thông tin tóm tắt và thông tin toàn văn cuả 110 bài báo.  
Kết quả cho thấy độ chính xác trung bình của thông tin  
tóm tắt cao hơn độ chính xác trung bình của thông tin toàn  
văn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Có thể thấy chất  
lượng thông tin tóm tắt thể hiện tốt hơn chất lượng thông  
tin toàn văn.  
nghiên cứu mới…Tỉ lệ từ khóa mới càng cao thì bài báo có  
số lượng trích dẫn càng ít.  
2.4. Bảng, biểu đồ và phụ lục  
Bảng, biểu đồ, phụ lục là các hình thức truyền tải thông  
tin một cách trực quan và hiệu quả nhất đến độc giả. Việc sử  
dụng bảng và biểu đồ trình bày kết quả nghiên cứu là thân  
thiện hơn việc sử dụng số liệu và văn bản. Miettunen và  
Nieminen [21] phân tích 448 bài báo thuộc bốn tạp chí lĩnh  
vực tâm thần học (The American Journal of Psychiatry, Ar-  
chives of General Psychiatry, British Journal of Psychiatry  
và Nordic Journal of Psychiatry, lần lượt có chỉ số Impact  
Factors năm 2001 là 11.981, 6.913, 4.143 và 0.547) để tìm  
hiểu mối liên hệ giữa các đặc điểm của bài báo với chỉ số  
trích dẫn. Kết quả cho thấy, bài báo có sử dụng bảng và biểu  
đồ có chỉ số trích dẫn cao hơn so với bài báo không có bảng  
và biểu đồ. Bên cạnh đó, số lượng bảng và biểu đồ trong  
bài báo cũng có tác động đến số lượng trích dẫn. Nieri và  
cộng sự [22] phân tích 114 bài báo từ cơ sở dữ liệu PubMed  
được xuất bản từ năm 1991 đến năm 2000 cho thấy có mối  
liên hệ giữa số lượng bảng, biểu đồ với chỉ số trích dẫn. Bài  
báo có nhiều bảng, biểu đồ hơn thì có số lượng trích dẫn  
nhiều hơn. Bảng và biểu đồ chứa được nhiều thông tin hơn  
số liệu đơn thuần nên số lượng càng nhiều thì độc giả càng  
dễ dàng tiếp nhận kết quả nghiên cứu.Trong các dạng biểu  
đồ, Miettunen and Nieminen [21] khuyến cáo nên sử dụng  
biểu đồ box plots hoặc dot plots để truyền tải được nhiều  
thông tin nhất.  
Hai yếu tố tác động đến chỉ số trích dẫn cần quan tâm là  
độ dài của tóm tắt và từ thường được sử dụng trong tóm tắt.  
Letchford và cộng sự [18] thu thập thông tin của 216.280  
bài báo từ cơ sở dữ liệu Web of Science được xuất bản từ  
năm 1999 đến 2008 để tìm hiểu mối quan hệ giữa hai yếu tố  
trên với số lượng trích dẫn. Kết quả cho thấy có mối liên hệ  
giữa độ dài tóm tắt với số lượng trích dẫn, tóm tắt ngắn hơn  
thì bài báo có chỉ số trích dẫn cao hơn, phân tích có ý nghĩa  
thống kê trên mẫu tổng thể và mẫu theo từng năm. Bên  
cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tóm tắt chứa nhiều từ  
thường được sử dụng có số lượng trích dẫn cao hơn.  
Trái với khuyến cáo hạn chế sử dụng thuật ngữ cơ bản,  
thuật ngữ kĩ thuật được khuyến nghị để làm tăng chỉ số trích  
dẫn. Baba, Baba và Ikeda [19] sử dụng dữ liệu của Proceed-  
ings of the National Academy of Sciences được xuất bản từ  
năm 1981 đến 2003 để tìm hiểu mối liên hệ giữa thông tin  
tóm tắt và chỉ số trích dẫn.  
Như vậy, tóm tắt của bài báo có chỉ số trích dẫn cao  
thường là một phiên bản thu nhỏ của bài báo, đảm bảo tổng  
quan đầy đủ thông tin chính, và có thể sử dụng độc lập,  
không tham chiếu đến bất kì phần nào trong bài.  
2.3. Từ khóa bài báo  
Tương tự bảng và biểu đồ, phụ lục trình bày thông tin  
nghiên cứu cũng có mối quan hệ với chỉ số trích dẫn. Trong  
nghiên cứu của Stremersch và cộng sự [9] trên 659 bài báo  
lựa chọn ngẫu nhiên thuộc 5 tạp chí marketing (Internation-  
al Journal of Research in Marketing, Journal of Consumer  
Research, Journal of Marketing, Journal of Marketing Re-  
search, và Marketing Science) để làm sáng tỏ các yếu tố tác  
động đến chỉ số trích dẫn. Kết quả cho thấy bài báo sử dụng  
nhiều phụ lục thì chỉ số trích dẫn cao hơn bài báo không/  
ít sử dụng phụ lục. Phụ lục chứa thông tin nghiên cứu hỗ  
trợ cho nội dung bài báo giúp độc giả hiểu chính xác hơn,  
có thể là bộ công cụ, số liệu thô quan trọng, quy trình thực  
hiện… Việc sử dụng càng nhiều phụ lục thể hiện kết quả  
nghiên cứu càng minh bạch và đảm bảo tính khoa học.  
Như vậy, việc sử dụng bảng, biểu đồ và phụ lục không chỉ  
giúp nội dung dễ hiểu, thân thiện hơn với độc giả mà còn  
giúp bài báo thể hiện tính khoa học trong nghiên cứu.  
Từ khóa là từ hoặc cụm từ mô tả đặc trưng của bài báo, có  
thể là chủ đề, khái niệm, mô hình lí thuyết…Việc phân loại,  
đánh chỉ mục của tạp chí, cơ sở dữ liệu, bộ máy tìm kiếm  
đều sử dụng từ khóa, do đó, việc lựa chọn từ khóa chính  
xác sẽ giúp kết quả nghiên cứu được phổ biến rộng rãi hơn.  
Uddin và Khan [20] tổng hợp thông tin 28.373 bài báo  
tiếng Anh từ cơ sở dữ liệu Scopus được xuất bản từ năm  
1998 đến năm 2012 để nghiên cứu tác động của từ khóa  
đến chỉ số trích dẫn bài báo, kết quả cho thấy có ba yếu tố  
có mối tương quan dương và một yếu tố có tương quan âm.  
Thứ nhất là tính đa dạng của từ khóa, có tương quan dương  
với chỉ số trích dẫn. Tính đa dạng được thể hiện khi từ khóa  
của bài báo được tạp chí hoặc cơ sở dữ liệu phân loại ở các  
nhóm, chủ đề hoặc lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Từ khóa  
càng đa dạng thì bài báo có số lượng trích dẫn càng cao.  
Thứ hai là tính tăng trưởng của từ khóa, có tương quan  
dương với chỉ số trích dẫn.Tính tăng trưởng thể hiện mức  
tăng hoặc giảm số lượng sử dụng từ khóa theo từng giai  
đoạn. Từ khóa có xu hướng tăng thì bài báo có xu hướng  
đạt trích dẫn cao hơn. Ngược lại, từ khóa có xu hướng giảm  
thì bài báo có xu hướng trích dẫn ít hơn.  
2.5. Tài liệu tham khảo  
Việc trích dẫn tài liệu thể hiện mức độ đáng tin cậy của  
thông tin được hỗ trợ. Do đó, tài liệu trích dẫn càng chất  
lượng thì bài báo càng đảm bảo tính khoa học. Biscaro và  
Giupponi [19] tiến hành nghiên cứu 3.343 bài báo từ cơ sở  
dữ liệu Web of Knowledge được xuất bản từ năm 1989 đến  
2010 và nhận thấy mối quan hệ giữa mức độ uy tín của tác  
giả với chỉ số trích dẫn. Việc trích dẫn tài liệu của tác giả  
có uy tín cao hơn thì số lượng trích dẫn của bài báo nhiều  
Thứ ba là số lượng từ khóa, có tương quan dương với chỉ  
số trích dẫn. Thông thường, các tạp chí quy định số lượng  
từ 3 đến 10 từ khóa. Số lượng từ khóa càng nhiều thì bài báo  
có số lượng trích dẫn càng cao.  
Cuối cùng là tỉ lệ từ khóa mới, có tương quan âm với chỉ  
số trích dẫn. Từ khóa mới là từ khóa chưa được sử dụng bao hơn. Bên cạnh đó, số lượng tài liệu được trích dẫn cũng có  
Số 22 tháng 10/2019  
31  
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN  
Bảng 2: Danh sách các từ/ cụm từ có tác động nhiều nhất đến chỉ số trích dẫn  
Từ/ cụm từ trong Tiêu đề  
graphene; batteries; sequencing; randomized; meta-analysis; genome-wide; guidelines; society; advances; systematic; 2010; update; immunity;  
methylation; photocatalytic; histone; genome; inflammation; alzheimer’s; recent; mammalian; high-performance; arabidopsis; recommendations;  
reveals; solar; regulates; photovoltaic; targeting; topological.  
Từ/ cụm từ trong Tóm tắt  
graphene; braf; batteries; reads; microbiota; autophagy; nanosheets; micrornas; reprogramming; mirnas; sirt1; person-years; trastuzumab; kras;  
next-generation; emt; progression-free; nanomaterials; rnas; plasmonic; genome-wide; pluripotent; biofuels; aacr; nrf2; non-coding; transcriptome;  
self-renewal; epigenetic; functionalization.  
Từ/ cụm từ trong Từ khóa  
embryonic stem-cells; carbon nanotubes; field-effect transistors; graphite; genome-wide association; caenorhabditis-elegans; DNA methylation;  
living cells; regulatory t-cells; gold nanoparticles; tgf-beta; one-pot synthesis; quantum dots; functionalization; electrodes; acute myeloid-leukemia;  
long-term potentiation; activated protein-kinase; nf-kappa-b; genome; placebo-controlled trial; arabidopsis-thaliana; growth-factor receptor;  
synaptic plasticity; mouse model; mesenchymal stem-cells; growth-factor-beta; drug-delivery; human brain; innate immunity.  
Bảng 3: Danh sách các từ/cụm từ có tác động thấp nhất đến chỉ số trích dẫn  
Từ/ cụm từ trong Tiêu đề  
note; theorem; graphs; Turkey; operators; genus; university; spaces; case; asymptotic; teaching; law; Brazil; Iran; bilateral; some; Mexico;  
existence; politics; integral; presenting; report; symmetric; unusual; nursing; equations; education; Brazilian; Korean; Korea.  
Từ/ cụm từ trong Tóm tắt  
espana; boy; girl; let; angstrom(3); banach; algebras; his; tritium; she; opt; woman; algebra; court; colonial; abelian; replications; eyelid; (p>005);  
Turkish; projective; irreducible; polish; paulo; Russian; buffalo; essay; courts; man; rio.  
Từ/ cụm từ trong Từ khóa  
spaces; sheep; dogs; Brazil; existence; cattle; law; injuries; cultivars; steel; equations; yield; education; Turkey; constituents; trauma; geometry;  
convergence; ceramics; waves; students; politics; alloys; fish; leaves; flows; spain; gender; competition; patient.  
mối quan hệ với số lượng trích dẫn của bài báo. Cụ thể là báo. Từ/cụm từ trong tiêu đề, tóm tắt và từ khóa có mức độ  
số lượng tài liệu trích dẫn càng nhiều thì bài báo có chỉ số tác động là khác nhau. Bảng 2 và Bảng 3 miêu tả kết quả  
trích dẫn càng cao [23]. Do đó, việc lựa chọn tài liệu trích nghiên cứu đáng tham khảo trong việc sử dụng từ/cụm từ ở  
dẫn cũng như số lượng tài liệu là quan trọng nhằm tăng tính các mục liên quan.  
khoa học của bài báo.  
3. Kết luận  
2.6. Một số yếu tố khác  
Ở nhóm bài báo, ngoài các yếu tố trên, có thể kể đến một  
số yếu tố khác như chủ đề, đặc điểm đối tượng nghiên cứu,  
Chỉ số trích dẫn bài báo phụ thuộc nhiều vào chất lượng bài  
báo, uy tín của tác giả, uy tín của tạp chí… Tuy nhiên, việc  
tăng số lượng trích dẫn cũng khả thi từ những bước đơn giản  
phương pháp nghiên cứu, đặc điểm kết quả nghiên cứu, độ hơn, quan tâm hơn đến viết tiêu đề, tóm tắt, lựa chọn từ khóa,  
dài của bài báo, thời điểm xuất bản của tài liệu tham khảo… hình thức trình bày nội dung, lựa chọn tài liệu tham khảo,  
Kết quả nghiên cứu của Tolga Yuret [24] cho thấy việc làm tăng khả năng tiếp cận độc giả, trước khi bài báo được  
sử dụng từ/cụm từ có tác động đến chỉ số trích dẫn của bài đánh giá và quyết định được trích dẫn hay không.  
Tài liệu tham khảo  
[1] Eugene Gafield, (1955), Citation Indexes for Science: A  
New Dimension in Documentation through Association  
of Ideas, Science, 122, 315-9.  
[2] Durieux, V., & Gevenois, P. A, (2010), Bibliometric  
indicators: quality measurements of scientific publication,  
Radiology, 255(2), p.342–351.  
[3] Garfield, E, (2006), The history and meaning of the  
journal impact factor, Journal ofthe American Medical  
Association, 295, p.90–93.  
Factors Affecting the Scientific Impact of Literature  
Review: A Scientometric Study, 1–24.  
[5] Bornmann, L., Schier, H., Marx, W., & Daniel, H.D,  
(2012), What factors determine citation counts of  
publications in chemistry besides their quality?,  
Journal ofInformetrics, 6(1), p.11–18, doi:10.1016/j.  
joi.2011.08.004.  
[6] Kumar MJ. Editorial Commentry, (2013), IETE Technical  
4602.123113.  
[4] Roche, M., Prester, J., Benlian, A., & Schryen, G, (2016),  
TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM  
32  
Lương Đình Hải  
[7] Figg, W. D., Dunn, L., Liewehr, D. J., Steinberg, S. M.,  
Thurman, P. W., Barrett, J. C., and Birkinshaw, J, (2006),  
Scientific Collaboration Results in Higher Citation Rates  
of Published Articles, Pharmacotherapy: The Journal  
of Human Pharmacology and Drug Therapy (26:6), pp.  
759–767.  
[8] Willis, D. L., Bahler, C. D., Neuberger, M. M., & Dahm,  
P, (2011), Predictors of citations in the urological  
literature, BJU International, 107(12), 1876–1880.  
[9] Stremersch, S., Camacho, N., Vanneste, S., & Verniers,  
I, (2015), Unraveling scientific impact: Citation types in  
marketing journals, International Journal of Research in  
Marketing, 32(1), 64–77.  
[10] Amara, N., Landry, R., & Halilem, N, (2015), What  
can university administrators do to increase the  
publication and citation scores of their faculty members?,  
Scientometrics, 103, 489–530.  
[11] Jamali HR, Nikzad M, (2011), Article title type and its  
relation with the number of downloads and citations,  
Scientometrics ;88:653-661.  
[12] Gustavii, B, (2008), How to Write and Illustrate Scientific  
Papers (2nd ed.), Cambridge: Cambridge University  
Press.  
[13] Schofield SJ, Schofield PG, (2016), Whats in a name?  
Word inflation, punctuation, abbreviation and cloud  
formation, Med Educ; 50: 1264–8.  
[14] American Medical Association, (2007), AMA Manual of  
Style, 10th edn, Oxford: Oxford University Press.  
[15] Singh S, Suvirya S, C. R, (2008), No Scientific and  
linguisticprecisionintitlesofpaperspublishedasoriginal  
articles in Indian Journal of Dermatology, Venereology  
and LeprologyTitle, Indian Journal of Dermatology,  
Venereology and Leprology, 74(6), 668–669.  
[16] The University of Adelaide, Writing an Abstract, (2016),  
learning_guides/learningGuide_WritingAnAbstract.pdf.  
[17] Weber, R. O., Mason, R. A., William, C., & States, U,  
(2019), Explaining Citation Recommendations: Abstracts  
or Full Texts? Explaining Citation Recommendations :  
Abstracts or Full Texts?.  
[18] Letchford, A., Preis, T., & Moat, H. S, (2016), The  
advantage of simple paper abstracts, Journal of  
joi.2015.11.001.  
[19] Baba, T., Baba, K., & Ikeda, D, (2019), Citation  
CountPrediction using Abstracts, Journal of Web  
jwe1540-9589.18136  
[20] Uddin, S., & Khan, A, (2016), The impact of author-  
selected keywords on citation counts, Journal of  
joi.2016.10.004.  
[21] Miettunen, J., & Nieminen, P, (2003), The effect of  
statistical methods and study reporting characteristics  
on the number of citations: A study of four general  
psychiatric journals, Scientometrics, 57(3), 377–388.  
[22] Nieri, M., Clauser, C., Franceschi, D., Pagliaro, U.,  
Saletta, D., & Pini-Prato, G, (2007), Randomized  
clinical trials in implant therapy: Relationships among  
methodological, statistical, clinical, paratextual features  
and number of citations, Clinical Oral Implants Research,  
18(4), 419–431.  
[23] Antoniou, G. A., Antoniou, S. A., Georgakarakos, E. I.,  
Sfyroeras, G. S., & Georgiadis, G. S, (2015), Bibliometric  
analysis of factors predicting increased citations in  
the vascular and endovascular liter- ature, Annals of  
Vascular Surgery, 29(2), 286–292.  
[24] Tolga Yuret, (2018), Citation performance of publications  
grouped by keywords, titles, and abstracts, Data and  
Information Management, 1(2), 1–8.  
[25] Biscaro, C., & Giupponi, C, (2014), Co-authorship and  
bibliographic coupling network effects on citations, PLoS  
One, 9(6), e99502. doi:10.1371/journal.pone.0099502.  
ELEMENTS OF ARTICLES INFLUENCE THE CITATION INDEX  
Luong Dinh Hai  
The Vietnam National Institute of Educational Sciences  
101 Tran Hung Dao, Hoan Kiem district, Hanoi, Vietnam  
Email: luongdinhhai@vnies.edu.vn  
ABSTRACT: The citation index of an academic article which represents the  
times the article was referred by other studies is one of the indexes used to  
assess the quality of a study. Although there are different factors influencing  
the citation index, this article focuses on analyzing the characteristics of  
titles, abstracts, keywords, tables, appendices and references. Based  
on the results of quantitative research, recommendations are made for  
each factor. A lucid title describing a research topic makes an article more  
easily to be searched. An abstract should be structured within the main  
information of the research can be independently used from its paper.  
Keywords should refer to the list of journals and databases classified  
by fields and topics related to the research contents. Tables, charts and  
appendices should be more convenient for readers. References should  
consider the author’s credibility and the number of citations to increase  
the scientificity of the article. Greater attention to writing the headlines,  
abstracts, keyword choices, presentation forms and references makes it  
easier for the article to reach readers so that a higher citation index can  
be achieved.  
KEYWORDS: Citation index; citation analysis; citation characteristics; article quality  
index; impact factors.  
Số 22 tháng 10/2019  
33  
pdf 5 trang baolam 16/05/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố của bài báo tác động đến chỉ số trích dẫn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_cua_bai_bao_tac_dong_den_chi_so_trich_dan.pdf