Phương pháp học ngoại ngữ qua các phương tiện truyền thông

PHƯƠNG PHÁP HỌC NGOẠI NGỮ  
QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG  
Nguyễn Ba Tài – Lớp 1N-08  
Đổi mới phương pháp học tập giảng dạy là vấn đề thời sự hiện nay, thu  
hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội, từ học sinh sinh viên, giảng viên, gia đình,  
đến cả những cấp quản lý ban ngành. Không khó để chúng ta bắt gặp những hiện  
trạng những em học sinh tiểu học mang trên lưng chiếc cặp to hơn có khi gấp đôi  
cơ thể, đeo những cặp kính cận dầy vài độ… Có thể có những lý do khách quan  
khác nhưng đa phần vẫn do phương pháp học tập của học sinh chưa thực sự tốt.  
Một thực tế gần gũi hơn với chúng ta, giờ học đất nước học về vị trí địa lý đất  
nước trên thế giới, việc sử dụng những tấm bản đồ, hình ảnh đất đai, sông hồ, núi  
rừng, thiên nhiên khoáng sản… sẽ giúp cho học viên hiểu rõ và ghi nhớ hiệu quả  
hơn rất nhiều so với những con chữ và số liệu khô khan trong sách giáo trình. Các  
bạn sinh viên năm thứ nhất thứ hai khi mới tiếp cận ngôn ngữ rất ham thích tìm  
hiểu những yếu tố như vậy, là phương pháp học tập có hiệu quả cao.  
Song không thể phủ nhận vai trò của các phương pháp học tập và giảng  
dạy truyền thống với sách giáo khoa, bài tập chính tả, đọc hiểu… Ngoài ra các  
phương pháp hiện đại nói trên có dễ dàng thực hiện vào thực tế học tập giảng dạy  
hay không? Nên áp dụng cho học viên học ngoại ngữ ở bất kỳ cấp độ nào, mới bắt  
đầu hay đã có kiến thức tương đối. Bài viết này sẽ đặt một số vấn đề và nêu các  
phương án giải quyết sau:  
I. Khái quát phương pháp học tập giảng dạy qua hình ảnh, phim ảnh – hoạt  
họa, âm nhạc  
II. Các phương pháp học tập giảng dạy qua hình ảnh, phim ảnh – hoạt họa,  
âm nhạc  
113  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
III. So sánh phương pháp học tập giảng dạy qua hình ảnh, phim ảnh – hoạt  
họa với các phương pháp truyền thống.  
I. Khái quát phương pháp học tập giảng dạy qua hình ảnh, phim ảnh  
– hoạt họa, âm nhạc  
1. Khái niệm chung  
Phương pháp học tập giảng dạy bằng hình ảnh, phim ảnh – hoạt họa, âm  
nhạc dựa trên những hình ảnh, bộ phim hoạt hình, những mẩu phim, đoạn quảng  
cáo ngắn, hoặc các giai điệu âm nhạc thích hợp với bài học… do giảng viên cung  
cấp ngay trong giờ học cho học sinh, sinh viên nhằm kích thích tư duy, tưởng  
tượng, trí nhớ các hình ảnh, đoạn hội thoại, đặc biệt là kiến thức văn hóa văn  
nghệ, đất nước học.  
2. Các phương pháp học tập, giảng dạy  
a) Phương pháp hình ảnh: Bằng cách sử dụng các bức tranh, bức họa, hình  
ảnh là phương pháp tối ưu khi giảng dạy từ vựng. Các hình ảnh sự vật sinh động,  
trực tiếp, rõ ràng giúp học viên hiểu và nhớ lâu hơn rất nhiều. Đặc biệt là việc  
các bức tranh diễn tả những định nghĩa, khái niệm trừu tượng giúp học viên hiểu  
sâu sắc hơn là việc giảng dạy bằng lời.  
b) Phương pháp phim ảnh – hoạt họa: Việc sử dụng phim ảnh, hoạt họa  
không còn xa lạ với việc học tập và giảng dạy. Từ những mẩu, đoạn phim ảnh –  
hoạt hình ngắn gọn chứa những thông tin cần thiết cho giờ học như những đoạn  
hội thoại, từ vựng, ngữ pháp… Việc sử dụng phương pháp này còn giúp học viên  
rất nhiều trong luyện nghe hiểu, mặt khác tiếp nhận văn hóa, con người qua các  
bộ phim…  
c) Phương pháp âm nhạc: Âm nhạc là một phương tiện giải trí tuyệt vời  
sau những giờ học và làm việc căng thẳng. Bạn là người yêu âm nhạc hay đặc  
biệt yêu thích những bài hát, giai điệu bằng ngoại ngữ bạn biết và đang học tập  
114  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
nghiên cứu. Tất nhiên không chỉ nghe để giải trí, áp dụng phương pháp này vào  
học tập giảng dạy, bạn có thể tự nghe và hát theo lời bài hát hoặc giảng viên sẽ  
dạy hát cho sinh viên, khi nghe cố gắng theo dõi để nắm bắt được thanh điệu,  
trọng âm, dịch hiểu và học bài hát cũng là cách học them từ mới hiệu quả.  
Với tốc độ phát triển thông tin đại chúng như hiện nay sẽ không khó để  
các bạn có thể tìm được hình ảnh, phim ảnh, bài hát bằng tất cả những ngoại ngữ  
trên thế giới, đặc biệt những ngôn ngữ thịnh hành và sử dụng nhiều qua phim  
ảnh, bài hát như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Hàn...  
II. Các phương pháp ứng dụng cụ thể  
1. Phương pháp sử dụng hình ảnh  
a) Cách thức áp dụng cho người bắt đầu học ở cấp độ thấp, sử dụng các  
bức tranh giới thiệu sinh động về các đồ dung vật dụng sinh hoạt hàng ngày, các  
sự vật sự việc trong thiên nhiên, yếu tố đất nước con người kết hợp cung cấp vốn  
từ vựng ngoại ngữ trong quá trình họp tập giảng dạy.  
VD: búp bê Nga, ấm xamova, bản đồ nước Nga  
115  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Tuy nhiên việc sử dụng những hình ảnh đơn giản chưa đem lại hết hiệu  
quả bởi có những sự vật hiện tượng xảy ra trong một quá trình, một giai đoạn ví  
dụ như vòng quay của trái đất, hiện tượng bão hòa dung môi… Để khắc phục  
những trường hợp như vậy ta có thể sử dụng những loạt hình ảnh riêng về vấn đề,  
sự việc miêu tả, khắc họa nó giúp học viên hiểu và học tập hiệu quả hơn.  
VD: Hiệu ứng nhà kính  
b) Áp dụng trò chơi xem tranh:  
Khi ngưởi học ngoại ngữ đã có một lượng từ vựng tương đối việc áp dụng  
các trò chơi góp phần tăng hứng thú và giúp rèn luyện ngôn ngữ tốt hơn. Ví dụ,  
giảng viên cho xem bức tranh với rất nhiều đồ vật, sự vật, danh lam thắng  
cảnh… trong một khoảng thời gian ngắn sau đó cất đi và yêu cầu học viên ghi lại  
tên hay các sự vật trong đó. Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến bỏi  
116  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
hiệu quả đem lại vừa để học từ mới, rèn luyện trí nhớ, khả năng tiếp nhận ứng  
phó nhanh với thông tin, hình ảnh…  
VD: Các loài chim và món salat Nga  
c) Phương pháp miêu tả tranh ảnh:  
Bằng cách giới thiệu một bức ảnh gia đình mình hay một bức tranh phong  
cảnh thiên nhiên, đất nước con người, những món ăn, điệu nhảy truyền thống của  
nước ngoài… Tất nhiên với kiến thức văn hóa đất nước bạn có được dễ dàng có  
thể nói được bằng tiếng Việt, song đưa ra phương pháp này giảng viên yêu cầu  
người học miêu tả bằng ngoại ngữ, ngôn ngữ đang học tập nghiên cứu. Phương  
pháp chỉ áp dụng cho học viên ngoại ngữ đã có trình độ tương đối cả về kiến  
thức ngôn ngữ lẫn kiến thức văn hóa, đất nước học. Phương pháp này sẽ giúp ích  
rất nhiều cho việc rèn luyện từ vựng, ngữ pháp, câu cú văn phong, đặc biệt là tìm  
hiểu các thông tin, nguồn gốc bức tranh, ảnh, thời gian địa điểm…  
VD: Tác phẩm “Cơn sóng định mệnh” của họa sĩ thiên tài Aivazopxki  
117  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
2. Phương pháp sử dụng phim ảnh – hoạt họa:  
a) Các mẩu phim ảnh hoạt họa ngắn, các đoạn quảng cáo, video clip nhỏ  
đối với những học viên cấp độ thấp. Vừa xem giảng viên vừa có thể cập nhật cho  
học viên hoặc yêu cầu học viên nêu từ vựng, ngữ pháp, thanh điệu, ngữ điệu  
được sủ dụng để áp dụng vào bài học thực tế trên lớp.  
Các đoạn đối thoại nhỏ như sau:  
- ЗДРАВСТВУЙТЕ! (Xin chào các bạn!)  
- АНТОН, ПРИВЕТ, ЭТО Я, ЧУНГ. (Anton, chào cậu, tớ - Trung đây)  
- ТЫ ЗНАЕШЬ, КОГДА У НАС КОНТРОЛЬНАЯ РАБОТА ПО  
ЭКОНОМИКЕ? (Cậu biết khi nào ta có bài kiểm tra môn kinh tế không?)  
- ЗНАЮ. ЗАВТРА. (Tớ biết. Ngày mai đấy)  
b) Sử dụng các tình huống khác nhau trong các bộ phim có nội dung gần  
với bài học giảng viên cho học viên xem đồng thời đưa ra các yêu cầu như chép  
lại các câu thoại của nhân vật, hình dung đoạn đối thoại kế tiếp, dịch phụ đề  
phim có sẵn dựa trên tình huống xem ai dịch hay nhất. Ở cấp độ cao hơn giảng  
viên có thể yêu cầu sinh viên học sinh phát biểu cảm xúc, suy nghĩ về tình  
huống trong phim, nhận xét diễn xuất nhân vật, lời thoại.  
118  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Hiện nay để tìm được những bộ phim nước ngoài có phụ đề và nội dung  
với việc học tập giảng dạy không còn khó nữa, các bạn có thể theo dõi qua  
truyền hình, xem thông tin, băng đĩa, hoặc qua internet mọi lúc mọi nơi rất thuận  
tiện cho học tập ngoại ngữ của mình  
3. Phương pháp âm nhạc  
Không chỉ những lúc nghỉ ngơi, giải trí ở nhà, các giờ giải lao trên lớp mà  
có thể áp dụng ngay trong những giờ học ngột ngạt căng thẳng sẽ có tác dụng  
thư giãn, kích thích hoạt động cho học sinh sinh viên. Giảng viên dạy ngoại ngữ  
có thể dạy cho học viên những bài hát bằng ngoại ngữ đang học, ban đầu là đọc  
chép lời bài hát, dạy các thanh âm giai điệu, luyện các bài hát không chỉ cho các  
giờ giải lao, các buổi sinh hoạt chung mà còn có thể biểu diễn trong các buổi  
ngoại khóa ngôn ngữ… Vừa tăng vốn từ vựng, thanh điệu cho học sinh sinh viên  
vừa giúp cho họ tiếp thu văn hóa nghệ thuật nước ngoài qua ngôn ngữ, dịch lời  
bài hát cho hay và phù hợp với cảm xúc tác giả cũng là cách học hiệu quả, ngoài  
ra góp phần tăng tự tin trong khả năng biểu diễn, nói ngoại ngữ trước đám đông  
của người học.  
VD: các bài hát  
119  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
III. So sánh phương pháp học tập qua hình ảnh, phim ảnh hoạt họa,  
âm nhạc với phương pháp truyền thống  
Phương pháp học tập giảng dạy truyền thống trên lớp khi giảng viên đưa  
ra các cấu trúc ngữ pháp, giải thích các định nghĩa, khái niệm trừu tượng thông  
qua các ví dụ dễ khiến học viên bị thụ động, chưa thế ứng dụng tốt, tạo ra cách  
hiểu máy móc, đôi khi như vậy sẽ thành ra học thuộc lòng và dễ quên, khiến cho  
tư duy chậm và khó hệ thống hóa kiến thức.  
Xem phim ảnh, hoạt họa với các tình huống sinh động thực tế sẽ giúp học  
sinh sinh viên nắm bắt vận dụng cấu trúc nhanh và hiệu quả hơn, rất có ích cho  
việc thực tập, áp dụng cho công việc của mình sau này. Trong quá trình học  
giảng viên cần chỉ ra từ vựng, cấu trúc mới, phong cách nói, trọng âm thanh  
điệu… giúp học viên cảm nhận sâu sắc hơn, và cuối mỗi buổi học có thể cho học  
viên tự nhắc lại cấu trúc, ngôn từ rồi kết hợp nhận xét, giảng dạy của giảng viên.  
Tuy có những mặt tích cực dễ nhận thấy như nâng cao vốn từ vựng, cấu trúc,  
ngôn ngữ văn phong, tính chủ động sáng tạo, sự hứng thú học, các kỹ năng nghe  
nói đọc hiểu, nâng cao thực tiễn môn học… Nhưng trên thực tế việc học tập và  
giảng dạy những phương pháp như trên vấp phải một số khó khăn nhất định phụ  
thuộc vào trình độ người học, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Tại  
các trường đại học, cao học trong các thành phố lớn, các trung tâm giáo dục  
ngoại ngữ, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ giảng viên rất tốt, ngược lại tại  
các tỉnh lỵ, vùng sâu xa còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phương pháp chưa thể  
áp dụng rộng rãi được.  
Mặt khác không thể phủ nhận vai trò của các phương pháp giảng dạy  
truyền thống như sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, các cách đọc hiểu, dịch  
thuật văn bản… Song nên cùng áp dụng các phương tiện kỹ thuật mới giúp ích  
cho rèn luyện trí nhớ, kiến thức từ vựng…  
120  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
Kết luận  
Kết quả rõ ràng của các phương pháp học tập giảng dạy nhờ áp dụng  
những phương tiện kỹ thuật hiện đại đem lại hiệu qủa cao. Người học không chỉ  
tiếp thu được kiến thức về ngôn ngữ, tiếng nói mà còn hiểu rõ được kiến thức  
văn hóa đất nước học. Người dạy tăng them trình độ và chuyên môn trong quá  
trình giảng dạy bởi phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra các phương pháp mới. Tuy vậy  
các phương pháp truyền thống không hẳn là lỗi thời. Nên phối hợp nhịp nhàng  
giữa hai phương pháp để có được kết quả học tập giảng dạy ngoại ngữ tốt nhất.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Học Tiếng Anh Bằng Hình Ảnh http://www.caimon.org/Giaoduc/EnglishPicture.html  
dien/index.php?page=rbwvninkjnq  
5.Chúng ta học tiếng Nga  
121  
Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012  
pdf 9 trang baolam 14/05/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp học ngoại ngữ qua các phương tiện truyền thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_hoc_ngoai_ngu_qua_cac_phuong_tien_truyen_thong.pdf